Đề tài Chính Sách Nhập khẩu ô tô Cũ Của Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ TRƯỚC VÀ SAU THỜI ĐIỂM CHO PHÉP NHẬP Ô TÔ CŨ VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 3

1.1. TRƯỚC NGÀY 01/05/2006 3

1.2. SAU NGÀY 01/05/2006 3

1.2.2. Xét nghị định ban hành 3

1.2.2. Thị trường vào cuối năm 2006 4

1.2.3. Số lượng xe cũ đã nhập 5

1.2.4. Thị trường ô tô 6 tháng đầu năm 2007 5

1.2.5. Vấn đề nảy sinh khi cho nhập ô tô cũ 6

CHƯƠNG 2: ĐỘNG CƠ CỦA CHÍNH PHỦ VÀ PHẢN ỨNG CỦA MỘT SỐ HÃNG Ô TÔ 8

2.1. VÌ SAO CHÍNH PHỦ LẠI ĐƯA RA CHÍNH SÁCH NHẬP Ô TÔ CŨ 8

2.1.1. Xét lợi ích của người tiêu dùng 8

2.1.2. Tác động đến ngành sản xuất ô tô trong nước 8

2.1.3. Thúc đẫy cạnh tranh 10

2.2. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH 10

2.2.1. Tác động tích cực 10

2.2.2. Tác động tiêu cực 12

2.3. PHẢN ỨNG ĐÁP LẠI CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP CHÍNH CÓ NHIỀU HOẠT ĐỘNG TRONG NƯỚC 14

2.3.1. Triển lãm quốc tế về ô tô Autotech 2007 15

2.3.2.Hoạt động của BMW 16

2.3.3. Mitsubishi sẽ phân phối Triton vào Việt Nam 17

2.3.4. Những hoạt động chính của Ford trong thời gian gần đây 18

2.3.5. Posche phân phối chính thức tại Việt Nam 18

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 19

KẾT LUẬN 22

PHẦN PHỤ LỤC 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính Sách Nhập khẩu ô tô Cũ Của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh được trên sân nhà thì các doanh nghiệp trong nước phải gia tăng dịch vụ sau bán hàng, quan tâm nhiều hơn đến khách hàng như: bảo dưỡng và thay thế phụ tùng, mà trước kia họ làm chưa nhiều và thiếu nhiệt tình đối với khách hàng. 2.1.2. Tác động đến ngành sản xuất ô tô trong nước Khi mà nghị định số 12/2006/ND- CP có hiệu lực thì sẽ kích được cầu tiêu dùng ô tô , họ vốn có tâm lý chờ đợi xe giá rẻ. Do vậy để giành được thị phần ở Việt Nam thì nhà sản xuất ô tô nội địa phải nghĩ đến chuyện giảm giá bán của xe mình. 2.1.2.1. Vấn đề về chi phí Nguyên nhân của giá cao ở Việt Nam thì ta xét hai nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất thị trường nhỏ bé cản trở các nhà sản xuất giảm chi phí. Kích cỡ thị trường là yếu tố quan trọng để phát triễn ngành ô tô. Một thị trường lớn hàm ý quy mô xứng đáng, hiệu quả cao, các ngành phụ trợ tăng trưởng mạnh và khả năng đưa ra các hổn hợp sản phẩm rộng lớn hơn trong khi một thị trường nhỏ hàm ý điều đối lập tất cả các điều trên. Mặc dù thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong năm qua song vẫn quá nhỏ bé để đạt được hiệu quả sản xuất. Theo số liệu của JETRO Hà nội khảo sát thị trường ô tô năm 2006 ở Châu á thì cao nhất là Nhật Bản là 10 triệu xe chiếc/năm, tiếp theo là Trung Quốc với 4.8 triệu, Thái Lan là 0.64 triệu, Việt Nam là 0.063 triệu. Thứ hai là thuế nhập khẩu và các khoản thuế thuế nội địa tương đối cao. Hơn nữa chính phủ dự định tăng thuế đáng kể đối với xe sản xuất trong nước. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước đang từng bước nâng lên từ 5% năm 2003 đến 80% vào năm 2007. Điều này được giải thích là sự đảm bảo đối xử công bằng giữa sản phẩm trong nước và nhập khẩu. Đứng trên quan điểm tự do hoá thương mại và đàm phán WTO, mục tiêu này rất đáng ca ngợi song lại góp phần tạo ra việc tăng giá xe vốn đã quá cao và triệt giảm nỗ lực hạ chi phí của các nhà sản xuất. Như vậy tóm lại cũng không thể để giá xe quá cao mãi được chỉ vì quy mô thị trường nhỏ mà doanh nghiệp không đầu tư để mở rộng sản xuất. Bởi vì thị trường Việt Nam không thể nhỏ bé mãi được. Vấn đề là ở chổ cắt giảm chi phí nhưng không đồng nghĩa là chất lượng sản phẩm giảm. Vậy là công việc cắt giảm không thu được hiệu quả tốt. Muốn giá giảm và chất lượng tăng thì phải cải tiến và đổi mới công nghệ hiện đại . 2.1.2.2. Gia tăng lực lượng sản xuất trong ngành cả về chất lượng và số lượng Thể hiện chủ yếu hai khía cạnh: + Đội ngũ quản lý: Sẽ có nhiều chuyên gia chất lượng cao ở các hãng ô tô toàn cầu đến Việt Nam để trực triếp quản lý trong quá trình sản xuất. Do đó năng lực của các nhà quản lý Việt Nam sẽ học hỏi nhiều hơn kinh nghiệm của họ. + Đội ngũ công nhân: Sẽ được nâng cao tay nghề để phù hợp với việc mở rộng quy mô sản xuất và vận hành công nghệ mới hiện đại hơn gấp nhiều lần. Vì lâu nay các nhà sản xuất ô tô Việt Nam chỉ lo lắp ráp nên không cần công nhân chất lượng cao. 2.1.2.3. Tỷ lệ nội địa hoá Nguyên liệu, nhân lực và các thành phần khác là đầu vào cho sản xuất ở tại chỗ. Nhằm mục đích là chi phí giảm tối đa có thể được, ban đầu là một số phụ kiện nhỏ sau đó mới đến phụ kiện giá trị cao hơn. Do đó chúng ta có cơ hội phát triễn ngành phụ kiện. 2.1.2.4. Vấn đề vốn Do yêu cầu đặc thù ngành công nghiêp ô tô là phải cần nhiều vốn. Cho nên vốn đầu tư vào ngành sẽ tăng lên nhiều lần so với hiện tại. Vi trước đây để sản xuất ra một chiếc ô tô thì chỉ cần nhập hầu hết linh kiện sản xuất ở nước ngoài và đem về nước lắp ráp là được, nên nhà sản xuất chủ yếu là nhà lắp ráp và sơn ô tô. Do đó, không cần vốn nhiều trong sản xuất. 2.1.3. Thúc đẫy cạnh tranh Trong khi cầu về ô tô chỉ có một chút là tăng trưởng do tâm lý chờ đợi của người tiêu dùng bây giờ mới bộc phát. Nhưng cung trên thị trường xuất hiện ô tô cũ. Do đó, để giành giật được khách hàng trên thị trường gữa các nhà sản xuất xe trong nước cạnh tranh với nhau quyết liệt hơn. Các nhà sản xuất sẽ khuyếch đại ưu điểm của mình trên thị trường. Thể hiện cạnh tranh ở các mặt : Thứ nhất là về giá : Xu hướng phải giảm, hợp lý hơn đối với túi tiền người tiêu dùng. Thứ hai là sản phẩm mới: Tung ra chủng loại hàng hoá đa dạng hơn, đáp ứng mọi nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng. Dự đoán được xu hướng dùng xe theo các trào lưu, thị hiếu của họ. Thứ ba là chất lượng sản phẩm: chất lượng xe trong nước phải luôn được cải tiến theo kịp với chất lượng xe ngoại nhập khẫu. Thứ tư là dịch sau khi bán hàng : Các chiêu thức trong Marketing được sử dụng nhiều hơn. Điều này được thể hiện rõ nét trong phần 3, phản ứng của một số doanh nghiệp được đề cập sau. 2.2. Tác động của chính sách Phân tích xem sau khi chính sách đi vào thực tế có đúng với ý đồ của nhà nước mong đợi không? Và thực tế xảy ra là: 2.2.1. Tác động tích cực 2.2.1.1. Ngươì tiêu dùng Việt Nam Họ rõ ràng là có lợi. Họ chỉ phải trả giá chỉ bằng 30 – 50% so với việc họ mua một chiếc xe mới, trong khi chất lượng chẳng kém hơn là bao. Như vậy có thể kết luận rằng chính sách này là ưu tiên cho người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề mới phát sinh là việc thay thế phụ tùng xe cũ khó khăn hơn nếu xe này bị hỏng hóc. 2.2.1.2. Tới ngành công nghiệp nội địa Tuy phải chia thị phần ra cho nhà cung cấp khác, nhưng đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp này phải nâng cao năng lực cạnh tranh trước mắt là giành thị phần trên sân nhà và dài hạn nữa là phải tự thân trong cạnh tranh khi mà nhà nước xoá bảo hộ trong lộ trình hội nhập . Nhưng ta cũng thừa nhận với nhau rằng tuy có sự nỗ lực doanh nghiệp sản xuất trong nước ( chỉ là việc giảm giá bán ). Nhưng thực sự là chưa đáng kể so với yêu cầu của thị trường. 2.2.1.3. Tới nguồn ngân sách của Nhà Nước Với mức thuế đánh vào ô tô cũ nhập khẩu là tương đối cao, nhưng giá vẫn hợp túi tiền người tiêu dùng nên họ vẫn mua, lượng xe cũ nhập vào nhiều, do đó nhà nước vẫn thu được khoản thuế lớn. Với lại so với trước thì để tiêu dùng một ô tô nhập khẩu mới thì người tiêu dùng phải trả một khoản thuế khá cao ( vì bảo hộ mức 300%). Do đó người tiêu dùng sẽ ít mua xe mới nhập khẩu nguyên chiếc. Vì vậy ở đây nhà nước có một chút thiệt hại về loại ô tô mới nhập khẩu nguyên chiếc. Do đó về tổng thể Nhà Nước vẫn tăng thu nhập từ xe cũ nhập khẩu. 2.2.1.4. Tới ngành công nghiệp ô tô nội địa ( xét phạm vi rộng) Theo các nhà nhập khẩu ô tô, đây sẽ là cơ hội để họ tham gia nhập xe cũ, bởi xe cũ được phép nhập có thời gian sử dụng chưa quá 5 năm nên chất lượng vẫn còn tốt, trong khi giá xe rẻ và nhu cầu trong nước còn rất lớn. Nhiều doanh nghiệp phân tích, dù nhà nước có áp tất cả các loại thuế đối với ô tô cũ nhập khẩu thì giá của loại xe này khi nhập về củng chỉ bằng 30 – 50% so với giá xe mới sản xuất trong nước. Nghị định cho phép nhập xe cũ chưa có hiệu lực nhưng trên thị trường đã xuất hiện cuộc giành giật thị phần bằng cách giảm giá quyết liệt: Thứ nhất là: Nếu đầu năm 2006, hãng xe Mitsubishi, Mercedes... vẫn tuyên bố tăng giá thì nay Mercedes thông báo khuyến mãi đặc biệt cho hai dòng xe C180K Classic ( giá thông báo 59.200 USD nhưng bán chỉ 54.999USD ) và C240 Advantage ( thông báo 81.000 USD nhưng bán 64.999 USD ). Thứ hai là: Hãng Toyota sau khi tung ra thị trường hai loại xe Innova đã giảm giá xuống còn 26.900 USD/ xe và 29.900 USD/ xe, mới đây tiếp tục hạ giá từ 1.000 đến 3.000 USD/ chiếc cho các loại xe; Corola Altis, Zace, Vios để thu hút khách. Trong tháng 02/2006, Vidamco cũng đã áp dụng chương trình khuyến mãi giá xe Matis Lanos, Gentra, Lacetti, Magnus với mức giảm từ 200 USD đến 1.700 USD/ xe. Thứ ba là: Hãng Ford Việt Nam cũng giảm giá một loạt sản phẩm như: xe Mondeo 2.0 niêm yết giá 46.446 USD/ chiếc, người mua được bớt tới 3.500 USD; Escape 2.3 L giá thông báo 41.900 USD, bớt 2.000 USD; Escape 3.0 niêm yết giá 47.900, bớt 3.000 USD ... Theo nhận xét của giới kinh doanh, khuyến mãi chỉ là biện pháp thăm dò thị trường của nhiều hãng, nếu xe không bán được chắc chắn phải giảm giá thực sự. 2.2.1.5. Tới từng nhà sản xuất ô tô ( xét từng dòng xe) Đối dòng xe giá rẽ và đắt thì ít bị ảnh hưởng, vì đối dòng xe giá rẽ thì sự chênh lệch về giá là không lớn lắm, họ được hưởng tối đa lợi thế doanh nghiệp trong nước; còn đối xe với giá đắt thì đối tượng người tiêu dùng đa số là người có số may mắn như: họ có một món hời từ trúng sổ số, cá cược hay họ là quan chức có địa vị cao trong xã hội hay là các ông chủ của doanh nghiệp lớn. Đối với dòng xe với giá trung bình thì sẽ bị tác động mạnh, vì đối tượng tiêu dùng là người thu nhập khá, doanh nghiệp vừa và nhỏ... đối tượng này khá lớn nên khi mà có sự thay đổi về giá thì nó là vấn đề nhạy cảm. Sự tác động này thể hiện rõ ở hai khía cạnh là doanh số bán của năm 2006 ( Bảng số 3 Phụ lục số 3) và doanh số bán 5 tháng đầu năm 2007 ( Bảng số 4 Phụ lục số 4) và giá xe lắp ráp trong nước năm 2007 ( Bảng số 5 Phụ lục số 5). 2.2.2. Tác động tiêu cực Việc nhập ô tô với số lượng khá lớn, chủng loại moden nhiều, sản phẩm của nhiều hãng, thì gây ra các tác động không nhỏ sau: 2.2.2.1. Gây ra hiện tượng gian lận trong quá trình nhập khẩu Xét các trường hợp có thể xãy ra sau: Thứ nhất là về kiểm tra, đăng kiểm với xe ô tô cũ Nhập khẩu ô tô cũ không phải là vấn đề mới. Hiện chúng ta đang cho nhập ô tô cũ và 80 % - 90% xe nhập khẩu vào Việt Nam thời gian qua là xe cũ, nay chỉ mở rộng thêm với xe du lịch . Và kiểm tra , đăng kiểm xe cũ nhập khẩu vẫn là công việc thường xuyên của Cục Đăng Kiểm từ trước đến nay. Với xe cũ, điều kiện sử dụng, bảo hành, bảo dưỡng, sữa chữa và hoạt động có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nên cùng một model, nhưng các loại xe lại có chất lượng không giống nhau. Vì vậy bắt buộc phải kiểm tra từng chiếc, khác với xe mới chỉ kiểm tra mẫu đại diện. Thứ hai là khi mà có lô xe lớn Do đó phải kiểm tra từng xe một sẽ gây khó khăn cho Cục Đăng Kiểm. Doanh nghiệp nhập cả lô trước hết sẽ được hải quan thông quan tạm thời, tập kết lại một nơi dưới sự giám sát của hải quan, sau đó các cơ quan quản lý chất lượng sẽ đến kiểm tra theo quy trình, nếu đảm bảo tiêu chuẩn phía hải quan sẽ làm thủ tục thông qua chính thức. Cục Đăng Kiểm phải đưa người và thiết bị xuống tận nơi để kiểm tra. Hiện nay cục đã trang bị một số xe ô tô chuyên dụng trong đó có đầy đủ các thiết bị kiểm tra để làm công việc này. Sau khi kiểm tra xong, ngay lập tức số liệu được chuyển về trung tâm qua internet và trung tâm sẽ duyệt chuyên môn. Công việc này diễn ra rất nhanh và thống nhất được trong công việc cấp đăng kiểm trên toàn quốc. Thứ ba là thực tế trong thời gian qua Đã có hiện tượng gian lận trong nhập khẩu xe ô tô cũ xảy ra : Hiện tượng gian lận thương mại trong nhập khẩu xe cũ thời gian qua không phải là ít. Chẳng hạn hiện tượng sửa số khung, số máy để nâng đời xe vẫn thường xuyên xảy ra. Trong năm 2005 có tới trên 100 xe cũ nhập khẩu đã bị phát hiện sửa số khung và số máy để nâng đời. Việc phát hiện là do kiểm tra xe cụ thể, thấy có nghi ngờ và gửi đến cơ quan giám định chuyên ngành của Bộ Công An giám định. Bên cạnh đó, tỷ lệ ô tô bị tái xuất cũng không phải là ít, năm 2005 có trên 100 xe nhập khẩu qua kiểm tra đã buộc phải tái xuất do cũ nát vì các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm trong nhập khẩu xe cũ . Thứ tư là có chuyện biến xe mới tinh thành xe cũ để nhập khẩu Trong thời gian qua cũng đã phát hiện hiện tượng biến xe mới thành xe cũ nhập khẩu đối với xe tải. Cách làm là lấy thùng xe và 4 lốp của xe tải cũ lắm vào mới, nhập song song một xe cũ tương tự và lắp thùng và 4 lốp của xe mới vào, sau khi thông qua rồi sẽ đổi lại. Thứ năm là khi cho nhập xe từ 16 chỗ trở xuống cũng sẽ xảy ra hiện tượng trên Thực tế việc kiểm tra xe cũ đã làm từ nhiều năm nay. Từ lâu, chúng ta đã có kinh nghiệm và các tiêu chí cụ thể để kiểm tra các loại xe nhập về. Trên cơ sở đó , Cục đăng kiểm đã trang bị những trang thiết bị phù hợp với quy định để đảm bảo việc kiểm tra sao cho những chiếc xe nhập về đảm bảo những quy định của nhà nước. Chẳng qua là hiện nay chúng ta chỉ mở rộng thêm diện xe nhập khẩu mà thôi chứ còn bộ máy Đăng kiểm vẫn hoạt động từ nhiều năm nay. Để ngăn chặn hiệu quả gian lận trong nhập khẩu, thì không còn cách nào khác là phải kiểm tra thật chặt chẽ đối vối từng chiếc xe cũ. Gặp trường hợp này Đăng kiểm phải tháo cầu xe, lấy mẫu dầu, mỡ, má phanh để xem mới kết luận được. Hiện hàng rào kiểm định kỹ thuật xe khá nghiêm ngặt và các lô xe nhập về phải được đăng kiểm, kiểm tra đạt tiêu chuẩn mới được thông quan. Vì thế, không có khả năng gian lận nếu các bộ phận làm đúng quy định. Tới ngành công nghiệp ô tô Ta xét lịch sử ngành ô tô vào những năm 90. + Trong giai đoạn từ năm 1990- 1995, trên thị trường ô tô chỉ có hai liên doanh là VMC và Mêkông. Họ chỉ chủ yếu là lắp ráp và bán sản phẩm của một số ít nhãn hiệu như BMW, Latder. + Giai đoạn năm 1995- 1999, trên thị trường xuất hiện thêm một vài hãng liên doanh với các công ty của Việt Nam bán sản phẩm trực tiếp như Honda, Ford, Daewoo... + Mục đích chính sách của nhà nước ta trong giai đoạn những năm 90 là dựa vào một số hãng lớn chủ lực liên doanh với công ty trong nước như VMC, Mêkông để phát triển ngành công nghiệp này, bằng cách là đưa ra mức bảo hộ thật cao. Đặc biệt là giai đoạn năm 1990- 1995 Nhà nước còn đưa ra nhiều rào cản để ngăn không cho các hãng ô tô khác vào Việt Nam. Nếu dùng mô hình 5 nhân tố của M. Porter để phân tích sự cạnh tranh trong ngành ô tô thì thấy rõ là chỉ có hai hãng cạnh tranh với nhau thôi, cho nên có sự độc quyền bán. Vì vậy các nhà sản xuất chỉ việc nhập khẩu linh kiện từ công ty mẹ mang về Việt Nam lắp ráp và bán ra với giá tuỳ ý, còn đối với khách hàng muốn sử dụng ô tô buộc phải mua vì không có sự lựa chọn nào khác. Nói cách khác giai đoạn này thì VMC và Mêkông thâu tóm toàn bộ thị trường Việt Nam, họ cứ thế mà móc hầu bao người tiêu dùng. Bây giờ Nhà nước bỏ dần sự bảo hộ trên thì nó sẽ tác động trực tiếp đến các Doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước. Với ưu thế là xe cú giá rẻ, hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam. Cho nên nếu không có biện pháp hợp lý của các doanh nghiệp để thích nghi trong điều kiện tình hình mới, đặc biệt là sắp dỡ bỏ bảo hộ thì các doanh nghiệp trong nước có nguy cơ thua trên thị trường trong nước và đẩy đến bờ vực phá sản. 2.3. Phản ứng đáp lại của một số doanh nghiệp chính có nhiều hoạt động trong nước Việc giảm dần sự bảo hộ trong chính sách của nhà nước, thì làm cho các nhà sản xuất trong nước có sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của mình. 2.3.1. Triển lãm quốc tế về ô tô Autotech 2007 2.3.1.1. Các hoạt động và kết quả đạt được Là hoạt động nổi bật nhất của hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) thu được hiệu quả nhất định và kết quả của cuộc triển lãm như sau: Theo số liệu mới nhất vừa được ban tổ chức triển lãm quốc tế về ô tô xe máy ( Autotech 2007 ) công bố, ngay trong thời gian triển ( từ ngày 22-25/06 ) đã có hơn 900 đơn đặt hàng các loại xe ô tô, trong đó có gần 400 đơn đặt hàng của công ty Trường Hải. Đa số đơn đặt hàng tập trung vào dòng xe du lịch, gia đình KIA 5 chỗ và 7 chỗ như Picanto và Rio, Cerato, Optima, New Carens, Sorento ... Điều này khiến nhiều người bất ngờ từ trước tới nay, Trường Hải đã khá nổi tiếng với các mẫu xe tải và doanh số xe tải đứng đầu trong hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA). Tuy nhiên, thực tế các mẫu xe du lịch và gia đình của KIA mà Trường Hải được nhập khẩu và phân phối lại khá hấp dẫn về mặt giá cả và mẫu mã, trong đó phải kể đến mẫu xe hạng nhỏ Picanto ( tên gọi khác của Kia morning ) và New Carens. Đứng thứ hai về số lượng các đơn đặt hàng thuộc về Vinamotor, với gần 200 đơn cho dòng xe buýt nhãn hiệu Transinco. Dù Ford Việt Nam thực hiện quảng bá rầm rộ về hai sản phẩm mới là Transit 9 chỗ và Ranger phiên bản 2007 nhưng hiệu quả thu được lại nằm ở mẫu xe Everest, với gần 150 đơn hàng dành cho mẫu xe đa dụng và thể thao việt dã này. Công ty cơ điện Hà Giang ( EMC ) cũng đã khá thành công tại triển lãm với hơn 100 đơn đặt hàng cho các xe chuyên dụng cho ngành mỏ và xây dựng như: xe KAMAZ, KRAZ, SCANIA; Trường Thanh với khoảng 70 đơn đặt hàng cho xe du lịch : Soyat, Jetstar ... ; NISSAN được 10 đơn đặt hàng cho dòng xe du lịch 5 chỗ và 7 chỗ mang nhãn hiệu : SUNNYvà X-Trail. 2.3.1.2. Mục đích triển lãm Nhằm thu hút lại sự quan tâm của khách hàng vốn bị ảnh hưởng bỡi sự xuất hiện của xe cũ. Các hãng thông qua việc hạ giá và tung ra sản phẩm mới. Điển hình ở đây là công ty Trường Hải, họ đã thu được số lượng lớn đơn đặt hàng qua các mẫu xe Rio, New Caens, Picanto. 2.3.1.3. Đánh giá Triển lãm Autotech đã đánh đúng vào tâm lí người tiêu dùng Việt Nam. Với số lượng đơn đặt hàng lớn như vậy,thì có thể khẳng định rằng: nếu nhà sản xuất trong nước có nhiều nỗ lực làm cho giá xe hạ xuống thì người tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ không quay lưng lại với họ. Hoạt động của BMW 2.3.2.1. Những hoạt động chính của BMW Ngày 17/07/2007, tập đoàn xe hơi sang trọng hàng đầu thế giới BMW khu vực châu á chính thức thông báo việc chỉ định Công Ty Cổ phần ô tô châu âu (Euro Auto) là nhà nhập khẩu và bán lẽ xe BMW tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Ông Roland Krueger, Tổng Giám Đốc tập đoàn BMW Châu á cho biết : “ Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về các dòng xe cao cấp của nhãn hiệu BMW tại Việt Nam _ một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Đông Nam á, tập đoàn BMW chính thức chỉ định công ty Cổ phần Ô TÔ Châu Âu ( Euro Auto) thực hiện việc nhập khẩu, phân phối và cung cấp các dịch vụ hậu mãi cho các sản phẫm của mình. Lần đầu tiên, tất cả các dòng sản phẩm của BMW, bao gồm xe 3 Series thế hệ mới, được giới thiệu đến khách hàng Việt Nam. Hơn thế nữa, Euro Auto sẽ là đơn vị cung cấp toàn bộ các dịch vụ chăm sóc khách hàng hiện đại nhất, đạt tiêu chuẩn BMW toàn cầu, tao nên những chuẩn mực mới tại thị trường Việt Nam”. Ông Roland Krueger cũng cho rằng thị trường Việt Nam hiện đang phát triển rất nhanh và đầy tiềm năng và BMW nhận thức rõ tầm quan trọng cũng như thời điểm tốt cho việc chính thức hợp tác với đối tác mới của mình _ Công Ty Euro Auto. Trong khi đó, về phía Ban Giám Đốc của Euro Auto, cam kết sẽ cung cấp cho những thành viên của gia đình BMW những dịch vụ tốt nhất, cũng như những dòng xe cao cấp hiện đại nhất. Dự kiến quý III năm 2008, Euro Auto sẽ chính thức đưa vào hoạt động trung tâm BMW được xây dựng mới tại Phú Mỹ Hưng. Với diện tích 8.800 m2, của hàng và trung tâm dịch vụ hậu mãi này là nơi cung cấp tất cả dòng xe BMW, dịch vụ hậu mãi, phụ tùng, phụ kiện và các sản phẩm mang phong cách BMW. Ngoài ra, một phòng trưng bày sang trọng, thiết kế độc đáo ở 165 Pasteur dự kiến khai trương trong năm nay để phục vụ khách hàng. 2.3.2.2. Mục đích BMW họ thực sự muốn đi sâu vào chất lượng sản phẩm của hãng. Họ ít quan tâm đến giá cả. Bởi vì đối tượng khách hàng mà họ quan tâm là người tiêu dùng có thu nhập cao. 2.3.2.3 . Đánh giá Đây là một chiến lược của BMW, họ thu hút khách hàng bằng cách quan tâm nhiều hơn đến chất lượng dịch vụ. Họ đánh giá rằng thị trường Việt Nam là thị trường tiềm năng về sử dụng xe cao cấp. Nên họ tập trung mọi nỗ lực vào phân khúc thị trường này. Có lẽ nếu họ thành công thì sự nhập khẩu ô tô cũ ít ảnh hưởng tới tập đoàn này ở Việt Nam. 2.3.3. Mitsubishi sẽ phân phối Triton vào Việt Nam 2.3.3.1. Các hoạt động Vinastar, đơn vị lắp ráp và bán các sản phẩm Mitsubishi, là liên doanh đầu tiên tuyên bố sẽ nhập khẩu và bán ô tô nguyên chiếc tại Việt Nam. Trong lễ giới thiệu hành trình xuyên Việt Donnavventura ngày 12/08, Vinastar cho biết sẽ phân phối thử nghiệm chiếc xe bán tải Triton vào thời gian sớm nhất. Tuyên bố này của Vinastar được đánh giá là bước khởi đầu cho một xu hướng kinh doanh mới của các liên doanh sản xuất ô tô trong nước, đó là vừa lắp ráp và phân phối xe nguyên chiếc. Hiện tại những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, như 11 liên doanh ô tô trong VAMA, không được phép nhập khẩu và bán các sản phẩm tại Việt Nam. Theo lý giải của Vinastar, hình thức lắp ráp trong nước CKD hiện có chi phí cao do phải đầu tư thêm dây chuyền lắp ráp. Trong khi đó riêng với Triton thì hình thức nhập khẩu nguyên chiếc có lợi thế về thuế ưu đãi trong khối các nước ASEAN. Nếu Triton thành công, có thể Vinastar sẽ mở rộng thêm các dòng sản phẩm khác. Chiến lược về giá được so sánh qua việc bán sản phẩm với giá ở Thái Lan: Thứ nhất là về giá: Chiếc xe bán tải Triton được lắp ráp tại Thái Lan. Về kiểu dáng, Triton không có nét vuông vức như các mẫu xe bán tải khác mà yễn chuyển kiểu Sedan. Thứ hai là mẫu mã: Tại Thái Lan, Triton có 2 phiên bản động cư Diesel gồm 2.5 lít và 3.2 lít. Bản động cơ cao cấp nhất 3.2 lít có công suất 165 mã lực tại vòng tua 4.000 vòng /phút, mômen xoắn cực đại 351 Nm tại 2.000 vòng/ phút. Triton sử dụng hệ thống hệ dẫn động 4 bánh nhưng nếu thích, khách hàng có thể chọn loại một cầu. Mitsubishi cũng đưa ra hai loại hộp số, 4 cấp tự động hay 5 cấp số sàn. Dù là xe nhập khẩu nhưng theo Vinastar, giá của Triton sẽ đủ sức cạnh với các sản phẩm trong nước như Ford Ranger hay Isuzu D_max. Giá của Triton 3.2 lít dẫn động 4 bánh, số tự động tại Thái Lan là 29.100 USD. 2.3.3.2. Mục đích Tạo ra xu hướng kinh doanh mới là vừa lắp ráp vừa phân phối xe trong nước. Tìm kiếm lợi nhuận thông qua đáp ứng yêu cầu xe giá rẻ của khách hàng. 2.3.3.3. Đánh giá Vinastar, họ đối phó với giá rẻ của xe cũ bằng cách hạ giá xe của họ bán ra. Nhưng bằng cách là nhập xe nước ngoài nhờ ưu đãi về thuế trong các nước thuộc khối asian. Như vậy mục đích cao nhất của họ là lợi nhuận cao ở Việt Nam mà không quan tâm sự phát triễn ngành ô tô như họ đã từng cam kết khi họ nhận sự bảo hộ từ nhà nước. Với cách làm như thế này thì Việt Nam chẳng có công nghệ gì về ô tô cả. 2.3.4. Những hoạt động chính của Ford trong thời gian gần đây 2.3.4.1. Các hoạt động Có người nói rằng kiểu xe thể thao truyền thống của Ford đã hết thời, khiến cho giá cổ phiếu tụt xuống mức kỷ lục trong vòng 13 năm qua. Đáp trả, Ông trùm xe hơi lớn thứ 2 nước Mỹ ngay lập tức công bố những mẫu xe mới sẽ ra mắt vào tháng 11/2007. Thực chất sản phẩm mới của Ford lần này không hoàn toàn mang tính đột phá. Chỉ đơn giản là thêm thắt dòng xe cũ công nghệ All_wheel_drive (có tác dụng phân bổ động lực mô men xoắn cho cả 4 bánh xe nhằm tạo ra hệ số góc tối ưu, tăng tính ổn định và dễ điều khiển ) để tạo nên mẫu Ford Fusion, Mercury Milan và Lincoln MKZ kiểu mới. Ngoài ra dòng xe Expedition SUVsẽ được tu chỉnh lại, tạo nên mẫu xe thân dài mơí có khoang chứa rộng hơn, chưa kể dòng Lincoln cũng sẽ biến tấu thành Navigator và Navigator L. 2.3.4.2. Mục đích Họ chỉ chủ yếu giới thiệu sản phẩm mới đã có một chút thay đổi từ sản phẩm cũ trên thị trường Việt Nam. Ngoài ra không có gì mới. 2.3.5. Posche phân phối chính thức tại Việt Nam 2.3.5.1. Các hoạt động Công ty tránh nhiệm hữu hạn Xe Hơi thể thao uy tín PSC là đơn vị được Posche uỷ quyền nhập khẩu và phân phối độc quyền các sản phẩm tại Việt Nam. Công ty này sẽ phân phối mẫu xe đầu tiên, Posche Cayenne, từ tháng 09. Đến cuối năm, Posche sẽ hội tụ đủ các dòng gồm 911, Boxster và Cayman. Giá dự kiến ( đã bao gồm VAT) của Cayenne từ 137.000 USD trở lên, của 911 từ 220.000 USD. Hai mẫu Boxter và Cayman có giá trên 150.000 USD. Dự kiến, Posche Center sẽ khai trương vào đầu 2008. Với chính sách bảo hành toàn cầu, các sản phẩm mà khách hàng không mua qua Xe Hơi thể thao uy tín vẫn được sử dụng các dịch vụ hậu mãi tại Posche Center. Tuy nhiên, chủ nhân của chúng phải đóng khoãn phí và Posche sẽ xác định nguồn gốc xe trước khi tiến hành bảo dưỡng. 2.3.5.2. Mục đích Cách làm thì tương đối giống với BMW, họ đi thẳng vào sự tin cậy của người tiêu dùng vào sản phẩm chính hãng mà họ phân phối, cộng với chất lượng chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp cao. Chương 3: Biện Pháp và Bài học kinh nghiệm Với việc Chính Phủ cho phép nhập khẩu ô tô cũ vào Việt Nam thì cũng đạt được một số lợi ích nhất định, nhưng chính sách này cũng gây ra hậu quả lớn là hiện tượng gian lận trong quá trình cho nhập xe. Vậy cách thức giải quyết như thế nào? Sau đây xét biện pháp của VAMA và Tổng Cục Hải Quan là khả thi nhất. Nhưng đây cũng là các giải pháp mang tính chất tạm thời. Về lâu dài để phát triển nghành công nghiệp ô tô Việt Nam thì ta xét hai mô hình mà Thái Lan và Malaysia đã từng áp dụng. Thứ nhất, Để kiểm soát ô tô cũ nhập khẩu thì VAMA đã gửi thư cho Bộ Thương Mại, đồng thời gửi các bộ: Tài chính, Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Cục tiêu chuẩn và Đo lường chất lượng, Cục đăng kiểm, Văn phòng chính phủ đề xuất hỗ trợ việc ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị Định 12/2006/ NĐ- CP về nhập khẩu ô tô cũ dưới 16 chỗ đã qua sử dụng. Nội dung bức thư viết, về Nghị định 12/2006/ ND- CP ra ngày 21/01/2006 cho phép nhập ô tô dưới 16 chỗ đã qua sử dụng có hiệu lực từ ngày 01/05/2006, chúng tôi xin bày tỏ một số ý kiến sau: “ Về phía VAMA chúng tôi đề cao nổ lực không ngừng của Chính Phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiêp ô tô Việt Nam. Chúng tôi cũng hiểu và đánh giá cao những nỗ lực của Chính Phủ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu và tham gia tổ chức WTO”. Mặc dù vậy chúng tôi lo ngại vệc nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng nếu không được kiểm soát đầy đủ và kịp thời sẽ tác động tiêu cực tới môi t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdcfvdvf.doc