Mục lục
Lời mở đầu. 2
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò 3
1. Khái niệm 3
2. Đặc điểm 4
3. Vai trò 4
II. Thực trạng 6
1. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật 6
2. Kết cấu hạ tầng xã hội 9
3. Kết cấu hạ tầng môi trường: 12
III. Chính sách của Nhà nước 14
1. Chính sách của Nhà nước về vấn đề kết cấu hạ tầng kỹ thuật 14
2. Chính sách của Nhà nước về vấn đề kết cấu hạ tầng xã hội 17
3. Chính sách của Nhà nước về vấn đề kết cấu hạ tầng môi trường 19
IV. Kiến nghị của nhóm 2
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4329 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hiện nay, 50% tuyến cống đã bị hư hỏng, 30% tuyến cống cũ bị xuống cấp, chỉ khoảng 20% tuyến cống mới xây dựng là còn tốt. Hệ quả tất yếu là tình trạng úng ngập xảy ra thường xuyên đặc biệt trong những năm gần đây khi tốc độ xây dựng tăng mạnh. Số điểm ngập úng ngày càng nhiều và thời gian úng ngập cũng kéo dài 2-3 tiếng đồng hồ. Vấn đề ngập úng đô thị cho đến nay vẫn chưa có giải pháp có tính khả thi để giải quyết. Ngoài ra, cho đến nay, chưa đô thị nào có được trạm xử lý nước thải sinh hoạt. Nước thải hầu như chưa được xử lý và xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Đặc biệt nước thải từ các KCN gây nên ô nhiễm nặng nề các dòng sông lớn như sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Vải, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Cầu…
1.3. Chiếu sáng đô thị
Hiện nay tất cả các đô thị của nước ta đều có điện chiếu sáng với mức độ khác nhau. Tại các đô thị loại đặc biệt và loại I như Hà Nội, Tp.HCM, Hải phòng, Đà Nẵng… có 95-100% các tuyến đường chính được chiếu sáng, các đô thị loại II, III (Việt trì, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hoá, Vinh, Quy Nhơn, Nha trang, Buôn Ma Thuột…), tỷ lệ này chiếm gần 90%. Các đô thị loại IV và loại V tập trung chiếu sáng đường phố chính chủ yếu là những đoạn quốc lộ, tỉnh lộ đi qua đô thị.
Tuy nhiên chất lượng chiếu sáng chưa cao, hiệu suất sáng, cường độ sáng, độ rọi không đảm bảo tiêu chuẩn. Tỷ lệ ngõ xóm được chiếu sáng còn rất thấp ngay tại đô thị đặc biệt tỷ lệ này cũng chỉ chiếm khoảng 35 - 40%; các đô thị loại IV, V hầu như tất cả ngõ xóm đều không được chiếu sáng. Chiếu sáng các công trình kiến trúc, chiếu sáng quảng cáo, không gian cây xanh mặt nước… vẫn còn tự phát, manh mún, tuỳ tiện. Nguồn sáng (bóng đèn), thiết bị chiếu sáng hiệu suất thấp, tiêu tốn nhiều điện năng vẫn còn sử dụng ở nhiều đô thị.
1.4. Cây xanh đô thị
Trong thời gian qua, mặc dù công tác phát triển cây xanh đô thị đã được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Diện tích cây xanh đô thị từng bước tăng dần cả về số lượng và chất lượng, cây trồng đặc biệt ở các đô thị lớn ngày càng phong phú. Tuy nhiên, qua khảo sát và thống kê thì: có thể đánh giá chung như sau:
Tỷ lệ bình quân diện tích đất cây xanh trên đầu người còn thấp, phần lớn dưới 10m2/người (Hà Nội đạt 5,54m2/người). Tỷ lệ diện tích đất cây xanh trên diện tích đất tự nhiên đô thị cũng thấp so với các đô thị trong khu vực và trên thế giới. Quản lý về cây xanh vẫn còn lỏng lẻo, tình trạng chặt phá cây đặc biệt các cây quý hiếm nằm trong nhóm phải được bảo tồn vẫn diễn ra. Nhiều đô thị tiến hành công tác cải tạo, nâng cấp và mở rộng đường phố dẫn đến việc chặt hạ hàng loạt cây xanh. Nhiều công viên, việc cho phép xây dựng công trình không tuân thủ quy hoạch hoặc không nghiên cứu, xem xét thận trọng gây bức xúc trong dư luận.
Kết cấu hạ tầng xã hội:
2.1. Cơ sở hạ tầng về nhà ở
Tình hình nhà ở Việt nam hiện nay là một vấn đề lớn đối với xã hội. Trong các thành phố lớn vấn đề nhà ở càng trở lên bức thiết với sinh viên, những người chưa có thu nhập và nhưng người nghèo hoặc có thu nhập thấp. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt Danh mục các dự án phát triển nhà ở sinh viên tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh bằng nguồn trái phiếu Chính phủ năm 2009 đã được phân bổ cho 2 thành phố này trước đó.
Cụ thể, TP. Hà Nội được phân bổ 625 tỷ đồng để triển khai 10 dự án nhà ở sinh viên (DANOSV), đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho 52.419 sinh viên. Tại TP. Hồ Chí Minh, 800 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ được phân bổ để thực hiện 5 dự án, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho 75.200 sinh viên.
Theo ước tính, Hà Nội (cũ) hiện đang thiếu nhà ở nghiêm trọng và cần ít nhất tới 7 triệu m2 nhà ở, tương đương 120.000 căn hộ cho các đối tượng có nhu cầu bức xúc về nhà ở trên địa bàn. Các hộ gia đình có thu nhập thấp đang chiếm đa số trong dân cư thành phố, ít nhất 70% số hộ gia đình ở Hà Nội (trong đó có khoảng 50% số hộ công nhân viên chức) không có khả năng tích lũy từ tiền lương của mình để mua nhà, xây nhà mới cho mình nếu không có sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, có tới 10.000 hộ gia đình ở Hà Nội đang thực sự bức xúc về nhà ở và thành phố cũng chỉ mới có giải pháp cho khoảng 30% trong số này. Theo điều tra của tổ chức JICA nhu cầu nhà ở cho thuê, thuê mua của các đối tượng là cán bộ, công chức, công nhân... là vào khoảng 18.000 căn hộ, trong đó nhà ở cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn, bức xúc cần cải thiện điều kiện chỗ ở chiếm 30%.
Trong thời gian tới, cùng với sự gia tăng dân số và tách hộ do kết hôn cũng như do nhu cầu nhà cho giải phóng mặt bằng triển khai các dự án đô thị hóa và phát triển kinh tế và do sự xuống cấp của quỹ nhà hiện có... thì nhu cầu về nhà ở sẽ càng trở nên gay gắt
Với giá nhà đất hiện nay, việc sở hữu một căn hộ vẫn là điều không tưởng của phần lớn người dân ở các đô thị lớn tại Việt Nam.
2.2. Cơ sở hạ tầng về y tế
Hệ thống tổ chức y tế việt Nam được hình thành từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã và thôn bản, trong văn bản của Đảng và Nhà nước luôn xác định tổ chức y tế cơ sở có vị trí chiến lược rất quan trọng trong hệ thống tổ chức y tế quốc gia. Y tế cơ sở là đơn vị y tế gần dân nhất, phát hiện những vấn đề của y tế sớm nhất, giải quyết 80% dân số, phần lớn trong 15 triệu dân nghèo cũng như diện chính sách sống tập trung vùng nông thôn, những đối tượng này chủ yếu chỉ có khả năng tiếp cận tại tuyến y tế cơ sở; y tế cơ sở còn là nơi thể hiện sự kiểm nghiệm rõ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về y tế, là bộ phận quan trọng nhất của ngành y tế, tham gia phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội.
Mạng lưới y tế cơ sở đã được duy trì phát triển đáp ứng yêu cầu công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong nhiều thập kỷ qua đã góp phần to lớn trong sự nghiệp chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, trong việc khống chế và đẩy lùi nhiều bệnh dịch và bệnh xã hội.
Sau một thời gian triển khai thực hiện Quyết định số 58 TTG, trạm y tế xã đã được hồi sinh, đang từng bước củng cố và phát triển. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, một số trạm y tế xã được xây dựng mới hoặc nâng cấp đưa tổng số trạm y tế xã trong cả nước đạt 95,1%. Hiện vẫn còn 4,9% số xã chưa có trạm, cán bộ y tế làm việc tại trụ sở uỷ ban xã hoặc nhờ bên trường học, phấn đấu trong năm 2000 phủ kín 100% số xã có trạm y tế, về trang thiết bị y tế hiện nay mới có một nửa số trạm y tế xã có tương đối đủ những dụng cụ thiết yếu để làm việc, về cán bộ y tế xã hiện có 42,522, bình quân 4 người/ 1 trạm y tế xã. Số xã có bác sĩ công tác đạt 29%, có 15 tỉnh, thành đạt 40% trong đó có Hà Nội và Cần Thơ đạt 100%. Y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh công tác tại xã chiếm 82% số xã, có 13 tỉnh đạt 100%. công tác tại xã chiếm 82% số xã, có 13 tỉnh đạt 100%.
2.3. Cơ sở hạ tầng về giáo dục.
Khoảng 80% giáo viên hiện nay đáp ứng được với đổi mới phương pháp giảng dạy. Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay, vấn đề lo nhất không phải là đội ngũ mà là… cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Mặc dù là địa phương có sự đầu tư lớn nhất cho việc xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp, tuy nhiên, do quỹ đất đô thị quá hạn hẹp, ở TPHCM hiện nay vẫn còn không ít ngôi trường có quy mô cực nhỏ được xây dựng trước giải phóng và không hề lớn lên sau 30 năm. Nếu như TPHCM khát sân chơi thì ở các tỉnh khác của khu vực phía Nam như Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Cà Mau… lại trong tình trạng “khát” phòng chức năng, thiết bị, thí nghiệm.
Ở Tiền Giang, tình hình cũng chẳng mấy khả quan, cho dù địa phương này đã có những đầu tư tương đối cho cơ sở vật chất. Ông Trần Văn Trí, phó giám đốc Sở GD&ĐT phản ánh: “Ở các lớp thay sách yêu cầu có phòng bộ môn, chức năng nhưng hiện tình hình các phòng chức năng, trong hệ thống trường học của tỉnh chưa tốt lắm. ở bậc THCS chỉ có 58% các trường có phòng thí nghiệm bộ môn. Bậc tiểu học nhiều nơi phòng thiết bị và thư viện vẫn trong tình trạng 2 trong 1!”.
Bàn ghế lạc hậu, không đúng quy cách cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới phương pháp. Ông Trần Trung Dưỡng, trưởng Phòng GD tiểu học, Sở GD&ĐT Long An phản ánh: “Ở Long An hiện chỉ có 22,7% bàn ghế đúng quy cách, vì thế khi triển khai đổi mới phương pháp gặp không ít khó khăn trong thực hiện, đặc biệt trong việc tổ chức các buổi học theo dạng thảo luận”. Không chỉ thiếu sân chơi, phòng chức năng, nhiều trường phổ thông hiện còn thiếu trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học. Một giáo viên trường chuyên của một tỉnh miền Trung cho biết: “Ngay những phương tiện dạy học thô sơ nhất như Atlas (trong môn Địa lý) cũng không cập nhật. Trong kỳ thi HS giỏi quốc gia vừa qua vẫn dùng Atlas cũ rích từ năm 1992 khiến HS rất khó khăn trong làm bài”.
Kết cấu hạ tầng môi trường:
3.1. Hệ thống thoát nước thải :
Trong số 63 đô thị tỉnh lỵ đã có 32 đô thị có các dự án về thoát nước và vệ sinh môi trường từ nguồn vốn ODA. Nhiều dự án lớn được triển khai tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng… bước đầu phát huy có hiệu quả, góp phần làm giảm mức độ ngập úng tại các đô thị. Tuy nhiên, tất cả các đô thị ở Việt Nam chưa có hệ thống thoát nước thải riêng mà chung cho cả thoát nước mưa và nước thải. Các hệ thống thoát nước được đầu tư xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau, không hoàn chỉnh, đồng bộ, nhiều tuyến cống xuống cấp nên khả năng tiêu thoát nước thấp. Nước thải hầu như chưa được xử lý và xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Đặc biệt nước thải từ các KCN gây nên ô nhiễm nặng nề các dòng sông lớn như sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Vải, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Cầu.
Tình trạng ngập úng đô thị đang là mối quan tâm hàng ngày của các đô thị lớn (hễ mưa xuống là ngập) ví dụ, ngập úng (do triều cường và mưa lớn) xảy ra thường xuyên tại TP.HCM hoặc ngập nặng đã xảy ra tại Hà Nội vào đúng thời gian này năm 2008. Vấn đề ngập úng đô thị cho đến nay vẫn chưa có giải pháp có tính khả thi để giải quyết.
3.2. Chất thải rắn ngày càng diễn biến phức tạp
Chất thải rắn ở đô thị ngày càng có những diễn biến phức tạp. Chất thải từ các nguồn như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, GTVT, xây dựng, y tế, làng nghề và sinh hoạt đô thị đang ngày càng tăng nhanh về chủng loại, số lượng và tính độc hại. Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình đạt 21.000 tấn/ngày. Chôn lấp vẫn là hình thức phổ biến với số lượng trung bình 1 bãi chôn lấp đô thị. 85% số đô thị từ thị xã trở lên sử dụng biện pháp chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường, tốn nhiều diện tích đất. Vấn đề quản lý chất thải rắn, đặc biệt là xử lý rác, nước rác, tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị, vùng ven đô thị và môi trường xung quanh các cơ sở xử lý rác đang là mối quan tâm của nhiều địa phương, mặt khác lựa chọn địa điểm để xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn cũng đang là vấn đề nan giải.
3.3. Chất thải nông thôn
Chất thải chăn nuôi, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, chất thải làng nghề... là những vấn đề nóng bỏng của môi trường nông thôn hiện nay.
Ông Vũ Bình Nguyên, Giám đốc Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường Hà Nội cho biết, vấn đề chất thải nông thôn từ khi còn "Hà Nội cũ", đã là vấn đề nổi cộm. Đến nay, khi Hà Nội đã mở rộng, mỗi ngày Thủ đô thải ra 5.000 tấn chất thải rắn, trong đó 1.500 tấn từ khu vực nông thôn.
Hiện nay, mới có khoảng 80% số xã là có tổ thu gom rác. Trong số 361/400 xã có tổ thu gom rác thì 148 xã chuyển được đến khu xử lý, còn những nơi khác, rác vẫn tràn ngập khắp nơi công cộng, ao, hồ...
Ở làng nghề, hầu như chưa xử lý được vấn đề rác và nước thải. Tình trạng của Hà Nội cũng là tình trạng chung của nhiều địa phương.
Một trong những nguồn thải lớn ở nông thôn là rác thải chăn nuôi. Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, lượng chất thải rắn do vật nuôi thải ra (phân và các chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm chết, chất thải lò mổ...) trong năm 2008 là 80,49 triệu tấn. Miền Bắc chiếm hơn 51 triệu tấn.
Tuy nhiên, ước tính hiện nay, chỉ có khoảng 40-70% chất thải rắn được xử lý. Số còn lại thải thẳng ra ao, hồ, kênh, rạch... Chất thải rắn có nguy cơ ô nhiễm do ít được xử lý triệt để như chất thải của trâu, dê, cừu.
Hiện nay, phương pháp xử lý chất thải rắn còn đơn giản. Chủ yếu tận dụng làm thức ăn cho cá, ủ phân hoai mục để bón cho lúa, hoa màu hoặc để nuôi giun... Chất thải rắn có nguy cơ ô nhiễm cao do thành phần và liều lượng chất gây ô nhiễm cao hơn rơi vào khu vực chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm. Chất thải lỏng trong chăn nuôi cũng đang trong tình trạng bị bỏ ngỏ.
Thông qua các dự án về khí sinh học, một phần chất thải rắn và lỏng được xử lý bằng công nghệ biogas. Tuy vậy, số gia đình có hầm biogas chưa nhiều. Chất thải làng nghề đang là vấn đề bất cập, đa số các gia đình tự xử lý.
Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Hương, Viện Nước tưới tiêu và môi trường, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, dự báo đến năm 2010, khối lượng chất thải nông thôn khoảng hơn 145.000.000 tấn, sẽ tăng 173,8% so với năm 2007. Đó là chất thải chăn nuôi, chất thải sinh hoạt, chất thải làng nghề, chất thải y tế... Bên cạnh đó, bao bì thuốc bảo vệ thực vật là nguồn chất thải nguy hại đang là mối lo của nông thôn.
Theo ông Trịnh Công Toản, đại diện Cục Bảo vệ thực vật, trong 10 năm qua loại chất thải độc hại này đã tăng gấp hơn 10 lần. Tính toán cho thấy, cứ mỗi bao bì thuốc lại có 1,8% lượng thuốc dính vào. Nông dân theo thói quen sử dụng xong là vứt ngay ra môi trường. Trong khi đó, bao bì làm bằng giấy kẽm, chai nhựa, chai thủy tinh bị vứt bừa bãi ra đồng ruộng, là loại chất thải nguy hại, khó phân hủy.
Công tác quản lý chất thải nông thôn hiện nay tại các địa phương đang trong tình trạng nơi thì do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, nơi lại do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm. Có nơi trách nhiệm chồng chéo nhau khiến công tác này lại bị... bỏ ngỏ.
Chính sách của Nhà nước
1. Giải pháp của nhà nước về vấn đề kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
1.1. Giải pháp về giao thông
Thứ nhất, đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông đô thị để giải quyết ngay tình trạng ùn tắc đang ngày càng trở nên nhức nhối. Muốn vậy, cần sử dụng hiệu quả hệ thống giao thông công cộng hiện có và tổ chức quản lý giao thông một cách hữu hiệu hơn.
Để đảm bảo nhu cầu đi lại, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường đô thị, các thành phố, đô thị cần thực hiện một số vấn đề sau:
Tăng cường vai trò và chức năng của vận tải công cộng như xe buýt và các loại phương tiện công cộng khác
Kiểm soát ô tô cá nhân và xe máy
Có một hệ thống giá phù hợp để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng
Cung cấp thông tin đầy đủ về việc sử dụng phương tiện vận tải công cộng
Cần tách rời giao thông liên tỉnh và giao thông nội đô bằng cách tăng cường xây dựng và hoàn thiện các con đường vành đai.
Tăng cường hiểu biết của người dân đối với các vấn đề đô thị cũng là hết sức cần thiết
Thứ hai, tiếp tục đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông ở vùng nông thôn cũng như vùng sâu vùng xa miền núi căn cứ trên quy hoạc chi tiết của từng địa phương
1.2. Giải pháp về cấp thoát nước
Xây dựng đồng bộ hệ thống cấp, thoát nước đô thị và KCN Thủ tướng Chính phủ vừa có các Quyết định 1929/QĐ-TTg và 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 phê duyệt định hướng phát triển cấp, thoát nước đô thị và khu công nghiệp (KCN) Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
Đáp ứng đầy đủ nhu cầu cấp nước sạch
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch tại các đô thị đạt 100%, với tiêu chuẩn cấp nước bình quân đạt 120 lít/người/ngày đêm, chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định; tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch tại các đô thị dưới 15%; dịch vụ cấp nước ổn định, liên tục 24h/ngày, áp lực nước trên toàn mạng đạt quy chuẩn quy định. Tầm nhìn đến năm 2050, tất cả các đô thị, KCN được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cấp nước trên cơ sở cấp nước ổn định, chất lượng bảo đảm, dịch vụ tốt và kinh tế.
Để đạt được các mục tiêu trên, trong giải pháp về nguồn nước, định hướng phát triển xác định yêu cầu ưu tiên khai thác nguồn nước mặt, khai thác sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý và từng bước giảm lưu lượng khai thác nước ngầm tại các đô thị lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó là cần tăng cường triển khai thực hiện quy hoạch cấp nước vùng liên tỉnh, vùng tỉnh và liên đô thị; ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình cấp nước vùng. Kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động, cải tạo và đầu tư mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước, phát huy hết công suất thiết kế và giảm tỷ lệ thất thoát nước.
Về cơ chế, chính sách cho lĩnh vực cấp nước, sẽ huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước. Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Thành lập Quỹ quay vòng cấp nước tạo nguồn tài chính hỗ trợ, đầu tư các dự án phát triển cấp nước tại các đô thị nhỏ và khu dân cư tập trung.
Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước
Theo định hướng, hệ thống thoát nước phải được xây dựng đồng bộ bảo đảm thoát nước mưa và nước thải từ thu gom, chuyển tải đến xử lý cho từng lưu vực.Từ nay đến năm 2015, mục tiêu đặt ra là ưu tiên giải quyết thoát nước mưa, xóa bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa ở các đô thị loại II trở lên; mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước từ 56-60% hiện nay lên 70-80%. Đến năm 2025, xóa bỏ hoàn toàn tình trạng ngập úng thường xuyên tại các đô thị.
Về hệ thống thoát nước thải, mục tiêu đến năm 2025, các đô thị loại IV trở lên sẽ có hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; tỷ lệ nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt 70-80%, nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn quy định. Các làng nghề có trạm xử lý tập trung hoặc phân tán, hoạt động thường xuyên, chất lượng nước thải xả ra môi trường đạt quy chuẩn quy định.
Các giải pháp được đưa ra là hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thoát nước. Các thành phố trực thuộc Trung ương phải tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước, xác định sơ đồ hệ thống, lưu vực thoát nước, nguồn tiếp nhận nước mưa, nước thải, xác định các dự án đầu tư và giai đoạn đầu tư.
Ưu tiên nguồn vốn ODA cho đầu tư, phát triển hệ thống thoát nước đô thị, đặc biệt các đô thị lớn, các đô thị chịu ảnh hưởng bởi thiên tai. Đồng thời, huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, đặc biệt là các nhà máy xử lý nước thải theo các hình thức khác nhau.
1.3. Giải pháp về chiếu sáng đô thị
Theo nghị định số: 79/2009/NĐ-CP, chính phủ sẽ tiếp tục đầu tư và ưu đãi và hỗ trợ để phát triển hệ thống chiếu sáng đô thị.
Kế hoạch đầu tư phát triển chiếu sáng công cộng đô thị
Kế hoạch đầu tư phát triển chiếu sáng công cộng đô thị phải phù hợp với quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chiếu sáng đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kế hoạch đầu tư phát triển chiếu sáng công cộng đô thị hàng năm bao gồm: các giải pháp, phương án đầu tư cho các nhiệm vụ xây mới, cải tạo, thay thế, duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp chất lượng chiếu sáng và phát triển nguồn nhân lực.
Kế hoạch đầu tư phát triển chiếu sáng công cộng đô thị và kinh phí thực hiện phải được đưa vào chương trình hoặc kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hàng năm của đô thị.
Ưu đãi và hỗ trợ để phát triển chiếu sáng đô thị
Ưu tiên sử dụng các nguồn tài chính ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất cho việc đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao - tiết kiệm điện.
Ưu đãi về thuế đối với các nguyên vật liệu nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được để sản xuất các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao - tiết kiệm năng lượng.
Hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và có cơ chế huy động vốn đóng góp từ cộng đồng dân cư vào việc xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp chiếu sáng ngõ, hẻm trong đô thị.
Hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến về chiếu sáng đô thị; đào tạo, nâng cao năng lực về quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
Các ưu đãi, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.
2. Giải pháp của nhà nước về vấn đề kết cấu hạ tầng xã hội:
2.1. Giải pháp về nhà ở
Nhà nước cần hạn chế tới mức thấp nhất việc bao cấp về giải quyết vấn đề nhà ở, thực hiện mạnh xã hội hoá việc giải quyết nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp. Xây dựng nhà ở phải đồng thời với tăng cường quản lý, giải quyết đúng đối tượng và hợp lý. Người được giải quyết phải có nơi làm việc ổn định (có thời gian công tác từ 5 năm trở lên), thu nhập ổn định và có khả năng chi trả (đối với nhà bán phải trả ngay phần giá thành xây dựng và trả góp hàng tháng).
Và, Nhà nước (thông qua ngân hàng) cho vay với lãi suất ưu đãi (0,3%) để tổ chức đầu tư xây dựng quỹ nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công nhân viên các khu công nghiệp thuê để ở
Ðối với nhà ở do Nhà nước đầu tư xây dựng nên miễn các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp và một số loại thuế khác có liên quan
Khuyến khích hình thức phát triển nhà ở kinh doanh theo cơ chế thị trường; phát triển nhà ở để bán trả dần; phát triển quỹ nhà ở để cho thuê; khai thác quỹ nhà ở sẵn có của các hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị và các khu công nghiệp tập trung để cho thuê và hỗ trợ nhà ở cho người nghèo.
Ngoài ra, đề án này cũng khuyến khích hình thức cho thuê - mua nhà ở để tạo cơ hội sở hữu căn hộ đang thuê cho người có khả năng
Ðối tượng là công nhân lao động ở các khu công nghiệp có thể xây dựng các loại nhà xây thấp tầng, nhà lắp ghép công nghiệp (niên hạn sử dụng dưới 30 năm)
Trong tương lai, khi nền kinh tế phát triển, các nhà này có thể được phá dỡ để nâng cấp, xây mới hoặc quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phục vụ sản xuất, kinh doanh
2.2. Giải pháp về y tế
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thiết bị y tế theo hướng đào tạo theo nhu cầu: xác định nhu cầu, xây dựng định biên, chuẩn hóa cán bộ chuyên trách về trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế trong toàn ngành, ...rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định về lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu; lệ phí kiểm chuẩn, phí thử nghiệm chất lượng, phí thử nghiệm lâm sàng trang thiết bị y tế, đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp với quy định hiện hành.
Bộ Y tế sẽ phối hợp làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để sớm đưa ra giải pháp hỗ trợ cho các đơn vị nghiên cứu, chế tạo và sản xuất, cơ chế ưu đãi về thuế nhập khẩu linh kiện để lắp ráp, sản xuất trang thiết bị y tế trong nước
Để khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện, ngành y tế đã tham mưu cho Chính phủ và chính quyền các cấp các giải pháp:
Nâng cao chất lượng cho các bệnh viện cơ sở bằng việc củng cố cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đội ngũ thầy thuốc. Xin báo tin mừng với quý độc giả, Thường trực Ban bí thư đã đồng ý về phần chủ trương để trình Quốc hội phát hành trái phiếu để xây dựng bệnh viện đạt tiêu chuẩn tuyến huyện và tuyến tỉnh ở vùng sâu vùng xa và các vùng khó khăn.
Nâng cao chất lượng điều trị các bệnh viện tuyến tỉnh cũng như tuyến trung ưong nhằm rút ngắn ngày điều trị hợp lý, tăng cường điệu trị ngoại trú chăm sóc sức khỏe tại nhà như Bệnh viên Phụ sản TƯ vừa triển khai nhằm giảm mật độ khám chữa bệnh nội trú. Các nước tiên tiến thường tỉ lệ điều trị nội trú và ngoại trú là 1/4.
Huy động nguồn lực kinh tế, xã hội hóa công tác phòng và khám chữa bệnh nhằm chia sẻ với nhà nước tăng thêm dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.
Về ngân sách, nên tăng chi cho ngành y tế. Việt Nam chúng ta hiện nay mới có 8 USD cho một người dân chăm sóc sức khỏe trong khi đó Singapore là 1.950 USD, Nhật là 2000 USD
2.3. Giải pháp về giáo dục
Xã hội hóa giáo dục, kêu gọi sự hỗ trợ của các nguồn lực trong xã hội đóng góp xây dựng các trường học và khuyến khích mở các trường tư thục.
Đầu tư xây dựng cho các trường học ở vùng sâu vùng xa và cung cấp các trang thiết bị học tập cho những vùng khó khăn
Liên tuc tăng ngân sach cho xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục
Năm 2008, Bộ GD-ĐT ước chi cho giáo dục và đào tạo là 76.200 tỷ đồng, chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 14,1% so với ước thực hiện năm 2007.
3. Giải pháp của chính phủ về vấn đề kết cấu hạ tầng môi trường
3.1. Hệ thống thoát nước thải
Thoát nước thải vào hệ thống thoát nước phải trả phí theo quy định.
Đây là một nội dung quan trọng tại Nghị định số 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp vừa được Chính phủ ban hành.
Theo đó, Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế, cộng đồng xã hội tham gia đầu tư phát triển, quản lý hoạt động thoát nước.
Nghị định nêu rõ, nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, từ các hộ thoát nước đơn lẻ xả ra nguồn tiếp nhận cũng như nước thải từ các hộ thoát nước xả vào hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp phải bảo đảm các quy chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn nước thải xả ra nguồn tiếp nhận). Theo đó, việc xả nước thải ra nguồn tiếp nhận phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.
Liên quan đến thoát nước, độ cao nền đô thị được chú trọng tuyệt đối và được xác định trong đồ án quy hoạch xây dựng theo hệ cao độ chuẩn quốc gia phù hợp yêu cầu tiêu thoát nước mưa, nước thải.
Việc thiết kế và xây dựng các điểm xả phải bảo đảm chống xâm nhập ngược từ nguồn tiếp nhận và ngập úng đô thị. Các đơn vị thoá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25831.doc