Đề tài Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và bài học cho Việt Nam

1. Giai đoạn thăm dò (1979-1985)

Nhìn chung, ở giai đoạn này đầu tư vào Trung Quốc không nhiều, mức độ chậm chạp, quy mô không lớn, chủ yếu là các dự án đầu tư vào vùng ven biển của các nhà tư bản vừa và nhỏ ở Hồng Kông, Ma Cao. Tính đến cuối năm 1985, Trung Quốc thu hút được 6321 hạng mục, với số vốn đầu tư thực tế là 4,72 tỷ USD. Bình quân mỗi hạng mục có 0,746 triệu USD . Hầu hết các hạng mục sử dụng nhiều lao động vào những ngành gia công cấp thấp hoặc trung bình. Mục đích của các nhà đầu tư lúc đó là lợi dụng sức lao động rẻ ở Trung Quốc.

2. Giai đoạn phát triển ổn định (1986-1991)

Nhìn chung, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc trong giai đoạn này phát triển ổn dịnh có sự tăng trưởng cao. Theo báo cáo điều tra của Cục mậu dịch Hồng Kông, từ năm 1979-1991, Trung Quốc đã phê chuẩn 12100 hạng mục vốn nước ngoài, kim ngạch ký kết theo hiệp định là 121,5 tỷ USD, vốn lợi dụng thực tế là 79,6 tỷ USD. Đặc điểm chủ yếu của đầu tư là các hạng mục mang tính sản xuất ngày càng tăng (riêng năm 1991 chiếm trên 90%), các hạng mục mang tính kỹ thuật tiên tiến và thuộc loại hình xuất khẩu ngày càng nhiều. Song cơ cấu đầu tư còn chưa hợp lý, mật cân đối, nghiêng về các ngành công nghiệp trong khi nông nghiệp nhân được vốn đầu tư ít nhất.

 

doc71 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3439 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp, giao thông, du lịch … chứ không chỉ có chức năng chế biến và xuất khẩu như trước. b. Xây dựng các đặc khu kinh tế Ngày 26-8-1980, Hội nghị lần thứ 15 của Uỷ ban Thường vụ đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc đã thông qua “Điều lệ về đặc khu kinh tế của Quảng Đông”, quyết định chính thức thành lập 3 đặc khu kinh tế: Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu. Đồng thời quyết định cho tỉnh Phúc Kiến xây dựng đặc khu kinh tế Hạ Môn. Tháng 4-1988, để đáp ứng yêu cầu mở cửa đối ngoại hơn nữa, Trung Quốc đã thành lập tỉnh đảo Hải Nam và toàn tỉnh trở thành đặc khu kinh tế thứ 5 khiêếncho quymô của đặc khu ngày càng mở rộng. 5 đặc khu này đều nằm sát các thị trường tư bản (Thâm Quyến tiếp giáp với Hồng Kông, Chu Hải nằm cạnh Ma Cao, Sán Đầu và Hạ Môn đối diện với Đài Loan, riêng Hải Nam có vị trí vô cùng độc đáo, không những có đường biển gần nhất nối Trung Quốc với Châu Âu, châu Phi, Châu Đại Dương mà Nam Á còn là điểm giao hội ở vị trí cực nam Trung Quốc, là đầu mối giao thông đường không, đường biển và đường bộ). Do vậy, chịu tác động trực tiếp của các trung tâm công nghiệp và thương mại ở bên ngoài. Đây là con đường chủ yếu để Trung Quốc du nhập vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của tư bản ở nước ngoài vào. Các đặc khu còn là quê hương của hang chục triệu người Hoa và Hoa kiều ở nước ngoài. Họ có vốn, có kỹ năng quản lý hiện đại, có kinh nghiệm ngân hàng, có kiến thức tiếp thị… Nhiều người trong số họ giữ những vị trí quan trọng trong các ngành kinh doanh khắp Đông Nam á. Đây là lợi thế quan trọng của Trung Quốc trong việc khai thác vốn đầu tư của Hoa kiều mà không phải nước nào cũng có được. C Nhận xét: Việc xây dựng các đặc khu kinh tế (Special Ecommic Zones viết tắt SEZs) của Trung Quốc ở một chừng mực nào đó dựa theo mẫu các khu chế xuất (Export Processing Zones viết tắt là EPZs) ở các nước đang phát triển khác. Giống như các EPZs, các SEZs của Trung Quốc được thành lập để thu hút FDI, áp dụng và chuyển giao công nghệ mới và kỹ năng quản lý, mở rộng xuất khẩu và thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm, tạo thuận lợi cho nền kinh tế thông qua những lien kết kinh tế trong và ngoài đặc khu, thử nghiệm và quan sát CNTB hoạt động… Nhưng SEZs của Trung Quốc có sự khác biệt lớn với các EPZs: SEZs EPZs 1 Được lập ra trong một nước XHCN với nền kinh tế kế hoạch tập trung Hầu hết được lập ra trong nền kinh tế thị trường trong đó CNTB là tiều chuẩn 2. Có quy mô lớn hơn Có quy mô nhỏ hơn 3. Ngoài chế biến xuất khẩu còn khuyến khích các nhà đầu tư vào nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch… Chỉ hướng về xuất khẩu c. Xây dựng 14 thành phố mở cửa ven biển: Tháng 4-1984, TƯ ĐCS Trung Quốc và Quốc vụ viện quyết định mở cửa 14 thành phố ven biển: Thiên Tân, Thượng Hải, Đại Liên, Tần Hoàng Đảo, Yên Đài, Thanh Đảo, Liên Vân Cảng, Nam Thông, Ninh Ba, Ôn Châu, Phúc Châu, Quảng Châu, Trạm Giang, Bắc Hải. Mục đích mở cửa các thành phố này: mở rộng hơn nữa việc hợp tác kỹ thuật và giao lưu kinh tế với bên ngoài, bước những bước lớn hơn trong việc lợi dụng FDI, đưa vào khoa học kỹ thuật tiên tiến. Nội dung cơ bản: 1. Mở rộng quyền hoạt dộng kinh tế đối ngoại và tăng thêm quyền tự chủ của các thành phố, chủ yếu nới rộng quyền xét duyệt và phê chuẩn các hạng mục xây dựng bằng vốn FDI 2. Cho các nhà đầu tư được hưởng những chính sách ưu đãi: lợi nhuận của các xí nghiệp “ba vốn” chỉ bị đánh thuế 15% như đặc khu trong khi những nơi khác phải chịu từ 20-40%. 3. Trung Quốc cho phép trong 14 thành phố trên có thể xây dựng các khu khai thác và phát triển kỹ thuật (gọi tắt là khu khai phát) nhằm khuyến khích các nhà đầu tư hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển sản xuất, nghieê cứu thiết kế tìm ra những kỹ thuật mới, khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh xí nghiệp bằng kỹ thuật và thiết bị tiên tiến. Kết quả: Trong các khu khai phát, khu khai phát Phố Đông – Thượng Hải có quy mô lớn và có tác dụng quan trọng trong chiến lược mở cửa đối ngoại của Trung Quốc. Việc khai phát Phố Đông đã đánh dấu công cuộc cải cách mà mở cửa của Trung Quốc chuyển sang một tầng nấc cao hơn. Nó đã cho ra đời thị trường tiền vốn với việc thành lập sở giao dịch chứng khoán, đổi mới chế độ luân chuyển tiền vôố gián tiếp đơn nhất trong thị trường tiền vốn. Dấy lên cao trào sôi động của thị trường các yếu tố sản xuất, phá vỡ kết cấu bao cấp của Nhà nước. Theo gương của Phố Đông, các tỉnh thành trong nội địa cũng lập ra nhiều khu như vậy. Tính đến cuối năm 1993, Trung Quốc có 32 khu khai phát cấp Nhà nước, 463 khu khai phát cấp tỉnh với diện tích quy hoạch là 3230km2 d. Chiến lược khai thác “3 ven”: ven biển, ven sông, ven biên giới - Chiến lược khai thác ven biển: là sự kết hợp SEZs, 3 vùng đồng bằng sông Châu Giang, Trường Giang, Vân Nam, 2 bán đảo Liêu Đông, Sơn Đông và 14 thành phố ven biển hình thành 1 dải mở cửa ven biển từ bắc xuống nam nhằm mục tiêu xây dựng cơ cấu ngành sản xuất và khai thác thị trường thế giới, thúc đẩy và nâng cấp kỹ thuật. - Chiến lược khai thác ven sông: tiến hành khai thác trọng điểm một số khu vực ven sông Trường Giang. Và từ chiến lược này mà Trường Giang vươn lên phát triển mạnh mẽ trở thành một trong những vũ đài khoa học công nghệ lớn của Trung Quốc sau này Phạm Bích Ngọc: 5 con đường chuyển giao công nghệ của Trung Quốc trong 30 năm cải cách mở cửa, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 9-2009 - Chiến lược khai thác ven biên giới: + lấy Hắc Long Giang, Nội Mông, Cát Lâm, Liêu Ninh làm khu khai thác biên giới đông bắc để khai thác thị trường Liên Xô là chủ yếu + Lấy Tân Cương làm khu khai thác với Triều Tiên + Lấy Ấn Độ, Mianma, Việt Nam là đối tượng mở cửa phía Nam A Với những bước đi thận trọng nhưng khẩn trương, Trung Quốc đã tiến hành mở cửa từng khu vực, bắt đầu từ điểm (5 đặc khu kinh tế), đến tuyến (14 thành phố mở cửa ven biển), đến diện (3 vùng mở cửa ven sông, ven biển, ven biên giới) từng bước hình thành cục diện mở cửa toàn diện, nhiều tầng nấc từ nam đến bắc, từ đông sang tây, từ ven biển vào nội địa theo kiểu cuốn chiếu tạo nên không gian thông thoáng cho các nhà đầu tư. Cùng với chính sách cải tạo môi trường, ưu đãi khu vực, ưu đãi thuế… nó đã thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư ngày càng đầu tư nhiều vào Trung Quốc. 2. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi a. Cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng Trung Quốc chủ động bỏ vốn ra xây dựng cải tạo đường sá, bến bãi, cảng nước sâu, sân bay, hệ thống thông tin từ các khoản tiết kiệm trong nước. Tính đến năm 1994. Trung Quốc đã xây dựng được 54 ngàn km đường sắt (8.988 km đường sắt được điện khí hoá), 1.178 ngàn km đường bộ (1.555 km đường cao tốc), 9.078 đường xe hơi chuyên dụng cấp 1 và 2, tất cả các huyện đã xây dựng đường bộ. Cải tạo sử dụng 110 ngàn km đường sông. Xây dựng hơn 20 cảng lớn, 1763 cảng nhỏ trong đó có 350 cảng có thể nhận được tàu trọng tải 1 vạn tấn, mở ra gần 100 tuyến đường biển giao lưu với 1100 bến cảng của 160 nước và khu vực. Hàng không daâ dụng Trung Quốc cũng mở ra 688 tuyến bay, trong đó có 84 tuyến bay quốc té, với đường bay dài 1045 triệu km thông đến hơn 40 thành phố trên thế giới, sử dụng nhiều máy bay chở khách cỡ lớn như Boeing 767, 757, 747, 737… b. Tạo dựng môi trường luật pháp cho đầu tư trực tiếp nước ngoài Trung Quốc ban hành hơn 500 văn bản gồm các bộ luật và pháp quy lien quan đến quan hệ kinh tế đối ngoại và đầu tư trực tiếp, tương đối phù hợp với đòi hỏi cảu những quan hệ mở trong nền kinh tế thị trường. Chúng được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản Bình đẳng cùng có lợi. Trên các nguyên tắc này, Bộ luật đầu tư hợp tác giữa Trung Quốc với nước ngoài ra đời ngày 1-7-1979 đã đặt nền móng cho các nhà đầu tư vào Trung Quốc. Ngoài ra, còn có “Quy định của Quốc vụ viện về việc khích lệ đầu tư của thương gia nước ngoài”, gọi tắt là “22 điều mục” ban hành ngày 11-10-1986. Quy định này nhấn mạnh ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp xuất khẩu hang hoá và doanh nghiệp kỹ thuật tiên tiến. 3. Chính sách ưu đãi thuế Ưu đãi về thuế đối với các xí nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài là vấn đề được Trung Quốc coi trọng. Thuế quan hệ trực tiếp tới lợi nhuận của các nhà đầu tư, là một trong những chỗ dựa quan trọng để họ quyết định có đầu tư vào hay không. Nhằm thu hút họ, Trung Quốc đã đề ra nhiều chính sách ưu đãi thuế và luật pháp hoá chúng. a. Ưu đãi đối với khu vực đầu tư: Biện pháp này được để ra theo chiến lược mở cửa khu vực của Trung Quốc: Những doanh nghiệp đầu tư noớc ngoaà mang tính sản xuất có thể được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tới 24% b. Ưu đãi về kỳ hạn kinh doanh: Đối với những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mang tính sản xuất, nếu kỳ hạn kinh doanh tren 10 năm, tính từ năm bắt đầu có lãi, năm thứ nhất và năm thứ 2 được miễn thuế thu nhập, từ năm thứ 3 đến năm thứ 5 học được giảm một nửa thuế thu nhập c. Đãi ngộ cho hành vi tái đầu tư - Đãi ngộ dành cho hành vi tái đầu tư thông thường: người đầu tư nước ngoài dung số lợi nhuận thu được của xí nghiệp để tái đầu tư trực tiếp cho doanh nghiệp dó hoặc đầu tư xây dựng doanh nghiệp khác nếu kỳ hạn kinh doanh không dưới 5 năm thì được trả lại 40% thuế thu nhập đã nạp đối với phần tái đầu tư - Ưu đãi dành cho hành vi tái đầu tư đặc biệt: đối với một số lĩnh vực đặc biệt, nhà đầu tưcó thể được trả lại toàn bộ số thuế thu nhập đối với phần tái đầu tư d. Ưu đãi cho người đầu tư nước ngoài: Từ tháng 1-1994, trọng tâm cải cách về thuế được tập trung ở một số điểm: - Thực hiện một chính sách thuế thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế nhằm đảm bảo sự bình đẳng về thuế, thuế đánh không phana biệt giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn FDI - Thay thế thuế doanh nghiệp bằng thuế giá trị gia tăng và đơn giản hoá cơ cấu thuế suất - Giảm thuế thu nhập đánh vào doanh nghiệp để kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, mở rộng diện thu thuế thu nhập cá nhân v.v… 4. Đa dạng hoá các loại hình đầu tư: Trung Quốc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tới Trung Quốc thành lập các doanh nghiệp “ba vốn” là chủ yếu: a. Doanh nghiệp chung vốn kinh doanh: doanh nghiệp hợp doanh kiểu cổ phần, là phương thức chủ yếu để thu hút đầu tư nước ngoài b. Doanh nghiệp hợp tác kinh doanh: Là doanh nghiệp kiểu hợp đồng, chủ đaùa tư nước ngoài cung cấp tiền vón, thiết bị kỹ thuật, phái Trung Quốc cung cấp tiền vốn, địa điểm, nhà xưởng hiện có, cơ sở trang thiết bị, sức lao động và các dịch vụ lao động…. Hai bên cùng nhau hợp tác hoạt động hoặc cùng hợp tác sản xuất kinh doanh c. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp mà toàn bộ vốn do chủ đaùa tư nước ngoài đầu tư, xây dựng ở Trung Quốc theo luật pháp hữu quan của Trung Quốc. 5. Đa dạng hoá chủ đầu tư a. Chính sách khuyến khích đầu tư đối với Hoa kiều và người Hoa - Người đầu tư là Hoa kiều có thể đaùa tư trong các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc, SEZs của Trung Quốc. - Có thể mở các doanh nghiệp “ba vốn”, triển khai mậu dịch bồi hoàn, mua cổ phiếu, chứng khoán doanh nghiệp… - Khích lệ các nhà đầu tư Hoa kiều mở các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm, các doanh nghiệp kỹ thuật tiene tiến và có những ưu đãi tương ứng. - Có thể đầu tư bằng cách trao đổi tiền tệ tự do, các thiết bị máy móc hoặc các hiện vật khác. - Các doanh nghiệp Hoa kiều về nước đầu tư được hưởng chính sách ưu đãi thuế: 2 năm đầu được miễn thuế, 3 năm su giảm một nửa… - Sản phẩm của cá doanh nghiệp được bán trên thị trường nội địa Kết quả: Trung Quốc đã thu hút được nhiều đầu tư của Hoa kiều và người Hoa. Trong tổng số doanh nghiệp và tổng số đầu tư vào Trung Quốc, Hoa kiều và người Hoa lần lượt chiếm trên 70% và 50% b. Khuyến khích đầu tư của các công ty xuyên quốc gia với các nhà tư bản lớn - Các quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư được bảo vệ. Lợi nhuận của họ được chuyển ra nước nogài. - Các doanh nghiệp chung vốn với TNCs được giao quyền độc lập và tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh - Đơn giản hoá các thủ tục đầu tư - Các nhà đầu tư được tiêu thụ một phần sản phẩm của mình trên thị trường Trung Quốc II. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TRUNG QUỐC QUA CÁC GIAI ĐOẠN: 1. Giai đoạn thăm dò (1979-1985) Nhìn chung, ở giai đoạn này đầu tư vào Trung Quốc không nhiều, mức độ chậm chạp, quy mô không lớn, chủ yếu là các dự án đầu tư vào vùng ven biển của các nhà tư bản vừa và nhỏ ở Hồng Kông, Ma Cao. Tính đến cuối năm 1985, Trung Quốc thu hút được 6321 hạng mục, với số vốn đầu tư thực tế là 4,72 tỷ USD. Bình quân mỗi hạng mục có 0,746 triệu USD Chu Thượng Văn, Trần Tích Hỷ: Sự phát triển của Trung Quốc không thể tách rời thế giới (bản dịch), Nxb Chính trị quốc gia, 1997 . Hầu hết các hạng mục sử dụng nhiều lao động vào những ngành gia công cấp thấp hoặc trung bình. Mục đích của các nhà đầu tư lúc đó là lợi dụng sức lao động rẻ ở Trung Quốc. 2. Giai đoạn phát triển ổn định (1986-1991) Nhìn chung, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc trong giai đoạn này phát triển ổn dịnh có sự tăng trưởng cao. Theo báo cáo điều tra của Cục mậu dịch Hồng Kông, từ năm 1979-1991, Trung Quốc đã phê chuẩn 12100 hạng mục vốn nước ngoài, kim ngạch ký kết theo hiệp định là 121,5 tỷ USD, vốn lợi dụng thực tế là 79,6 tỷ USD. Đặc điểm chủ yếu của đầu tư là các hạng mục mang tính sản xuất ngày càng tăng (riêng năm 1991 chiếm trên 90%), các hạng mục mang tính kỹ thuật tiên tiến và thuộc loại hình xuất khẩu ngày càng nhiều. Song cơ cấu đầu tư còn chưa hợp lý, mật cân đối, nghiêng về các ngành công nghiệp trong khi nông nghiệp nhân được vốn đầu tư ít nhất. 3. Giai đoạn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ (1992-2000) Theo báo cáo của UNCTAD, đầu tư trực tiếp nước ngoài của thế giới vào Trung Quốc luôn giữ vị trí hàng đầu trong số các nước đang phát triển. Sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Châu Á có giảm xuống một chút song mức giảm lớn lại tập trung chủ yếu vào các nước ASEAN (xem bảng 1). Bảng 1: Luồng FDI trong giai đoạn 1997 - 2000 Đơn vị: triệu, USD Nước 1987 - 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Trung Quốc 4652 27515 33787 35849 40180 44236 45460 40400 37000 Inđônêxia 999 2004 2109 4346 6194 4673 -356 Malaixia 2387 5006 4342 4178 5078 5106 3727 Philippin 518 1238 1591 1478 1517 1222 1723 Xingapo 3674 4686 8550 7206 7884 9710 7218 Thái Lan 1056 1805 1364 2068 2336 3733 6969 Việt Nam 300 1050 1400 1830 2590 1850 1484 1800 Toàn ASEAN 9335 16109 20456 22606 27785 26710 19451 15158 Các nước đang phát triển 35326 78813 101146 106224 135343 172533 165936 192000 200000 Thế giới 219000 254000 329000 359000 464000 644000 865000 1000 Nguồn: - UNCTAD. báo cáo về FDI năm 1999 - ASEAN secretariat, báo cáo về thời kỳ 1987 - 1994 và năm 1999. - Bộ KH và Đầu tư Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân để giải thích hiện tượng trên. Tựu chung lại có thể thấy: - Trung Quốc có lợi thế về lao động rẻ, tài nguyên dồi dào và thị trường tiêu thu rộng lớn hơn các nước ASEAN. Các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào Trung Quốc có điều kiện thuận lợi để mở rộng mạng lưới chi nhánh nhằm tăng lợi nhuận, thị phần và doanh số. - Cởi bỏ những trở ngại đối với FDI ở Trung Quốc: Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một loạt cởi bỏ về cản trở thành chính, cản trở về khả năng tiếp cận thị trường địa phương, cản trở trong điều hành các chính sách vĩ mô để hấp dẫn đầu tư, tích cực xây dựng hệ thống hạ tầng, kiên quyết chống nạn tham nhũng.. và đặc biệt, các rủi ro về kinh tế và chính trị được giảm thiểu ở Trung Quốc (do có độ ổn định cao) đã khiến cho các nhà đầu tư yên lòng hơn khi đầu tư vào Trung Quốc. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc trong giai đoạn này được thực hiện từ các nước phát triển nhất của thế giới như EU, Bắc Mỹ và Nhật Bản nên tiềm lực và tính ổn định của các dòng FDI vào Trung Quốc cao hơn. - FDI vào Trung Quốc có 2 thời kỳ rõ rệt: thời kỳ nửa đầu những năm 90, FDI tập trung vào các ngành chế biến xuất khẩu, nhưng từ nửa cuối những năm 90, lại tập trung vào các ngành có lợi thế so sánh và tiêu thụ trên thị trường nội địa là chính. A Như vậy, có thể nhận xét rằng, chưa tính đến việc Trung Quốc gia nhập WTO, FDI vào Trung Quốc đã có nhiều lợi thế hơn hẳn ASEAN. Ngay cả thời điểm Châu á lâm vào khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Trung Quốc luôn giữ vị trí số một, chỉ có ba nước ASEAN đạt được vị trí thứ 4 đến vị trí thứ 8 là Malayxia, Việt Nam và Philippin trong 10 địa chỉ hấp dẫn FDI nhất của thế giới (theo thời báo Business times ngày 28/12/1997). 4. Giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (2001- nay) Năm 2001 là năm Trung Quốc chính thức gia nhập WTO và đã tạo những lợi thế mới về thu hút FDI. Trung Quốc gia nhập WTO, về thực chất, là: 1/ Thực hiện giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan theo cam kết WTO; 2/ Trung Quốc phải điều chỉnh các chính sách thương mại, công nghiệp, dịch vụ và cải cách các thể chế điều tiết kinh tế theo các nguyên tắc của WTO. - Về thuế quan, hiện mức thuế quan trung bình của tất cả các sản phẩm của Trung Quốc là 17,5% (trong đó các sản phẩm thô là 17,9% và các sản phẩm chế tạo là 17,4%) và khi Trung Quốc gia nhập WTO, mức này bắt buộc phải giảm tới 10% và lần lượt cho sản phẩm thô là 15% và sản phẩm chế tạo là 9,4%. Mức giảm thuế này sẽ có ý nghĩa cho việc mở cửa thị trường, lôi cuốn các nhà đầu tư tích cực mở rộng đầu tư vào Trung Quốc vì điều đó sẽ giúp họ giảm thiểu được chi phí, tự do đầu tư và khai thác được các nguồn lực nội tại của thị trường Trung Quốc. Cũng tương tự như vậy, các hàng rào và biện pháp phi thuế quan sẽ nhanh chóng được xoá bỏ. Đặc biệt là các trở ngại về quy định tỷ lệ nội địa hoá... sẽ không còn áp dụng trong vòng thời gian không quá 3 năm. Những cam kết này rất được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Một sân chơi bình đẳng đang chờ đón họ và trên cơ sở những hấp dẫn đã có, những quy định này có vai trò củng cố niềm tin và làm yên lòng các tập đoàn đầu tư lớn trên thế giới. - Về cơ cấu ngành kinh tế, việc gia nhập WTO của Trung Quốc sẽ có lợi lớn trong các ngành dệt may, điện tử, mô tô - xe máy, đồ chơi.... là những ngành Trung Quốc đang có ưu thế: giá nhân công rẻ, tỷ lệ nội địa hoá cao, thị phần trong và ngoài nước rộng lớn và theo đó, giá trị gia tăng xuất khẩu cao. Lợi thế này càng hấp dẫn các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khiến cho họ tích cực đẩy mạnh đầu tư vào những ngành này trên cơ sở các lợi thế vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Điều dễ nhận thấy là cho đến năm 1995, 85% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã thuộc về các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và do đó, việc Trung Quốc gia nhập WTO sẽ tạo cho họ cơ hội duy trì lợi thế này để thụ hưởng ưu đãi từng bước kiểm soát nhiều thị phần thế giới. Theo khuynh hướng này, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tích cực đẩy mạnh đầu tư vào Trung Quốc. - Trung Quốc đã có nhiều điều chỉnh về chính sách thu hút FDI. Đến năm 1996, họ đã có các nỗ lực: Điều chỉnh chính sách miễn giảm thuế đối với các nhà doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước cạnh tranh bình đẳng các loại bỏ các chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu; mở rộng chế độ mở tài khoản băng đô la Đài Loan để đảm bảo mậu dịch được phát triển lành mạnh... Những nỗ lực này càng trở nên nổi bật khi Trung Quốc thực hiện cam kết với WTO về mở cửa thị trường dịch vụ cho các nhà đầu trư nước ngoài. Cụ thể là: + Trong lĩnh vực viễn thông: Trung Quốc cho phép 49% sở hữu nước ngoài (ở năm đầu tiên) và 50% (từ năm thứ 2) về dịch vụ cơ bản; cho phép 25% sở hữu nước ngoài ngay sau khi gia nhập, tăng lên 35% sau một năm và đến 49% sau 3 năm đối với điện thoại di động; thực hiện mở cửa thị trường cho thuê tài chính trong viễn thông và dịch vụ điện thoại vô tuyến sau 3 năm và 6 năm. + Về lĩnh vực tài chính: Tiến hành xoá bỏ hạn chế về địa lý và mở cửa 85% thị trường trong 3 năm đối với bảo hiểm, cho phép 50% sở hữu nước ngoài đối với bảo hiểm nhân thọ và 50% đối với bảo hiểm phi nhân thọ, nước ngoài được phép kinh doanh bằng bản tệ sau 2 năm và được quyền tiếp cận thị trường không hạn chế sau 5 năm; được phép vay ngay sau khi gia nhập thị trường tài chính phi ngân hàng. + Về thương mại: tiến hành mở cửa sau 3 năm, xoá bỏ các hạn chế trong liên doanh, trao quyền kinh doanh và phân phối cho các cửa hàng thuộc sở hữu nước ngoài. + Các lĩnh vực khác: mở cửa cho các Công ty luật nước ngoài hành nghề pháp lý, mở cửa cho các kế toán viên nước ngoài và cho phép 100% sở hữu nước ngoài sau 3 năm trong lĩnh vực lữ hành và du lịch. Với những cam kết trên đây, Trung Quốc đạt được mấy ưu thế: Một là, thị trường nội địa quy mô lớn của Trung Quốc đã mở rộng lối cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tất cả các nhà đầu tư hướng vào sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu hoặc hướng tới xuất khẩu đều có thể khai thác được các lợi thế trên thị trường Trung Quốc. Hai là, các dòng FDI trên thế giới hiện đã thay đổi theo hướng mở rộng sang các ngành dịch vụ, đặc biệt là các lĩnh vực dịch vụ dựa trên công nghệ cao như tài chính, ngân hàng, viễn thông.... Hơn nữa, các dòng FDI trong dịch vụ tăng không chỉ góp phần ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ mà còn trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Vì lẽ, công nghiệp chế biến, chế tạo có mối quan hệ qua lại chặt chẽ đối với các hoạt động dịch vụ giá trị cao và công nghệ cao. Ba là, với việc mở cửa thị trường cả về hàng hoá và dịch vụ, Trung Quốc sẽ thu hút được FDI của tất cả các thành viên WTO vì nhờ sự đồng nhất về tiêu chí, nguyên tắc và lợi ích. Những bất cập và trở ngại trước đây, nhất là trong quan hệ với các nước phát triển sẽ giảm nhanh và tiến tới bị xoá bỏ. Trung Quốc sẽ có điều kiện để đến gần hơn với công nghệ nguồn, công nghệ trung gian tiên tiến nhằm nâng cao sức cạnh tranh vốn đã mạnh của họ trên thị trường thế giới. Do đó, từ sau khi chính thức trở thành thành viên của WTO, mỗi năm Trung Quốc có thể thu hút được 60 tỷ USD FDI. Đến năm 2005, Trung Quốc đạt con số FDI tới 100 tỷ USD (trong khi suốt thập kỷ 90, tổng FDI vào Trung Quốc chưa đầy 250 tỷ USD). Lĩnh vực dịch vụ vượt lĩnh vực chế biến và trở thành "động lực" thu hút FDI của Trung Quốc trong giai đoạn tới . Vào tháng 11/2006, ủy ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã công bố chính sách về FDI trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (kế hoạch cho giai đoạn 2006-2010). nhấn mạnh nhu cầu chuyển sang cách tiếp cận “chất lượng hơn là số lượng” trong thu hút FDI. Điều này cho thấy các mục tiêu trong thu hút FDI của Trung Quốc sẽ đồng bộ với các mục tiêu tổng quát của bản kế hoạch.     · Thay đổi thứ tự ưu tiên trong thu hút FDI     Vào tháng 3/2006, Quốc Hội Trung Quốc đã công bố các mục tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội, trong đó nhấn mạnh nhu cầu chuyển từ cách tiếp cận “phát triển bằng bất kỳ giá nào” của những năm gần đây sang thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Theo NDRC, vấn đề chính trong thu hút FDI là chất lượng của dòng vốn FDI - khuyến khích thu hút FDI vào những ngành có giá trị gia tăng cao, giảm việc thu hút đầu tư không có kế hoạch của các chính quyền địa phương và áp dụng những tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ hơn đối với các dự án đầu tư FDI. Chính phủ cũng khuyến khích đầu tư vào những ngành sử dụng công nghệ tiên tiến hoặc những dự án có liên quan đến nghiên cứu và triển khai (R&D). Chính phủ sẽ tập trung ít hơn vào việc thu hút các dự án FDI đầu tư vào hoạt động chế tác lắp ráp và chế biến hàng xuất khẩu có giá trị thấp.     Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, các dự án đầu tư FDI không chỉ được nghiên cứu kỹ về các tác động môi trường mà còn được khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đó, các nhà chức trách sẽ cố gắng thu hút FDI nhằm bổ sung cho nguồn vốn trong nước đầu tư vào các cơ sở xử lý chất thải (chi phí cho hoạt động này thường khiến các doanh nghiệp trong nước và các nhà chức trách địa phương không thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về môi trường).     Cơ quan tình báo kinh tế Anh (EIU) dự báo rằng luồng vốn FDI vào Trung Quốc, mặc dù sẽ không tăng mạnh so với mức cao của năm 2005, sẽ duy trì ở mức khoảng 80 tỷ USD/năm trong vòng 5 năm tới. Có một số lý do cho thấy Trung Quốc tiếp tục cố gắng thu hút nhiều vốn FDI, trong khi chú trọng việc sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn nước ngoài. Thứ nhất, việc Trung Quốc khuyến khích đầu tư vào những ngành có giá trị gia tăng cao và việc thu hút đầu tư vào những ngành có giá trị gia tăng thấp, sử dụng nhiều lao động là hai mục tiêu không mâu thuẫn nhau. Việc từ bỏ mục tiêu thứ hai không đảm bảo cho Trung Quốc đạt được mục tiêu thứ nhất. Thứ hai, Trung Quốc cần tiếp tục thu hút vốn FDI nhằm giải quyết vấn đề việc làm mới cho hàng trăm triệu lao động là những người nhập cư từ nông thôn lên thành thị. Theo đó, Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút FDI, ngoại trừ các dự án FDI mâu thuẫn với mục tiêu “đảm bảo chất lượng” trong đầu tư kể trên. Ngoài ra, các chính quyền địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thu hút FDI và có thể bỏ qua những hướng dẫn của chính quyền trung ương.     · Điều chỉnh chính sách thuế     Một lo ngại khác là nhiều chính sách miễn giảm thuế mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang được hưởng c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChính sách thu hút FDI.doc
Tài liệu liên quan