Đề tài Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần I: Những vấn đề lý luận chung về chính sách tiền tệ 3

1. Khái niệm 3

2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ 4

2.1. Kiểm soát lạm phát 4

2.2. Tạo việc làm giảm bớt thất nghiệp 5

2.3. ổn định và tăng trưởng kinh tế 6

2.4. ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền 8

2.5. Xung đột giữa các mục tiêu 8

2.6. Các mục tiêu trung gian 9

3. Cơ cấu chính sách tiền tệ 10

4. Phối hợp chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ 11

5. Các công cụ của chính sách tiền tệ 12

5.1. Nghiệp vụ thị trường mở 12

5.2. Dự trữ bắt buộc 14

5.3. Chiết khấu, tái chiết khấu 15

5.4. Chính sách lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi 17

5.5. Cung ứng tiền mặt pháp định 19

5.6. Kiểm soát tín dụng chọn lọc 19

5.7. ấn định hạn mức tín dụng 20

Phần II: Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam 22

1. Khái quát tình hình kinh tế tiền tệ ở Việt Nam từ năm 1986 - 1995 22

2. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 25

2.1. Tình hình kinh tế tiền tệ 25

2.2. Sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ 27

3. Đánh giá quá trình điều hành chính sách tiền tệ 31

3.1. Những mặt tích cực 31

3.2. Những kết quả đạt được 32

3.3. Những hạn chế và tồn tại 34

3.4. Nguyên nhân 34

Phần III: Giải pháp và kiến nghị 43

1. Một số giải pháp sử dụng nghiệp vụ thị trường mở 43

2. Các giải pháp đối với chính sách lãi suất 45

3. Cần có các công cụ gián tiếp để điều hành chính sách tiền tệ 49

4. Về các thủ tục hành chính bộ máy hành chính 50

5. Chính sách tiền tệ cần sử dụng một cách đồng bộ cùng với các chính sách kinh tế khác 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Một loạt các chỉ tiêu khác về tỉ giá, công ăn việc làm, tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước... Khi Ngân hàng trung ương muốn bành trướng khối tiền tệ thì sẽ mở rộng hạn mức tín dụng ngược lại sẽ thu hẹp hạn mức tín dụng. Ưu điểm: Giúp ngân hàng Trung ương quản lý điều tiết được lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế khi các công cụ truyền thống không hiệu quả Nhược điểm: + Tổng dư nợ thực tế của ngân hàng thương mại nói chung là không bằng hạn mức tín dụng mà ngân hàng trung ương quy định từ trước vì có nhiều ngân hàng thương mại không sử dụng hết hạn mức tín dụng mà ngân hàng thương mại quy định cho nó. + Làm giảm bớt động lực cạnh tranh giữa ngân hàng thương mại vì các ngân hàng thương mại hoạt động tốt khi sử dụng hết hạn mức tín dụng cũng không thể huy động vốn được thêm trong khi các ngân hàng thương mại hoạt động kém vẫn được huy động vốn vì chưa hết hạn mức. + Có thể làm phát sinh các hình thức tín dụng không chính thức nằm ngoài tự kiểm soát của Ngân hàng trung ương. + Gây ra rất nhiều khó khăn về vốn cho doanh nghiệp chỉ vì với những giới hạn cho phép ngân hàng thương mại chỉ tìm kiếm những khoản đầu tư lớn. Ngoài những công cụ được trình bày trên đây con có các công cụ khác cũng được áp dụng trong việc thực thi chính sách tiền tệ như: chính sách tỷ giá, ấn định một biên vực bắt buộc trong việc cho vay, chính sách ngoại hối, dự trữ ngoại hối... Cho đến trước tháng 2/99 Việt Nam duy trì một cơ chế giá ấn định có điều chỉnh. Từ tháng 2/99 cơ chế linh hoạt có điều tiết ra đời và như vậy tỷ giá không thể coi là công cụ chính sách tiền tệ mà chỉ là một mục tiêu trung gian quan trọng của chính sách tiền tệ. PhầnII Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam 1.Khái quát tình hình kinh tế-kinh tế tiền tệ ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1995 ổn định kinh tế vĩ mô Đứng về phương diện ổn định kinh tế vĩ mô thời kỳ 1986-1995 có thể được chia làm ba giai đoạn: 1.1.1.giai đoạn 1986-1988. Đây là giai đoạn đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung,tổng cầu luôn luôn vượt tổng cung.Do đó,tình trạng hàng hoá bị khan hiếm đến mức nghiêm trọng đồng thời do thiếu hụt ngân sách,nhà nước đã bành trướng phát hành tiền.vì vậy nền kinh tế luôn luôn ở trạng thái bất ổn định,lạm phát đạt mức kỷ lục ba con số tức là lạm phát phi mã (774.7%năm 1986).Trong vòng xoáy bất ổn định,lạm phát càng gia tăng lòng tin của dân chúng vào đồng tiền càng giảm sút.Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng này,việc chống lạm phát đang được coi là nhiệm vụ trung tâm.tại thời điểm gay cấn đó,hai thay đổi lớn trong lĩnh vực tiền tệ :đưa tỷ gia hối đoái nên ngang mức giá thị trường và thi hành lãi suất thực dương đã tạo thành xung lực mạnh nhất để đảo ngược tình hình.với mục tiêu trực tiếp là đem lại giá trị thực cho đồng tiền việt Nam,trên cả hai phương diện tỷ gía hối đoái và lãi suất,hai mũi neo của nền kinh tế đã góp phần đẩy lùi lạm phát và khủng hoảng,khôi phục lòng tin của nhân dân với đồng tiền.từ đó các quan hệ thị trường hình thành đặt ra cơ sở vững chắc để biến tư tương mới thành xu hướng thực tiễn không thể đảo ngược. 1.1.2giai đoạn 1989-1991 Các chính sách kinh tế mới đã có ý nghĩa quyết định cắt được cơn sốt lạm phát cao.Nhưng lạm phát cao trên 66% năm 1990-1991 là không thể tránh khỏi vì nguồn nhân lực kinh tế đang trong ở quá trình chuyển đổi thích nghi hướng theo nền kinh tê thị trường. Đi đôi với thắt chặt chi tiêu tài chính tiết kiệm chi và giảm bội chi việc tăng cường động viên tài chính nhằm đảm bảo nguồn vốn cần thiết cho tăng trưởng kinh tế cũng được quan tâm thích đáng.Đặc biệt chính sách động viên thuế thống nhất đối với tất cả các thành phần kinh tế từ năm 1990 đã có tác dụng tích cực trong việc mở rộng và tập trung kịp thời các nguồn thu cho ngân sách nhà nước.số thu trong năm 1991 so với năm 1990 đã tăng 32.4%. 1.1.3Giai đoạn 1992-1995 Sự ổn định kinh tế đã đi vào chế độ dừng. chỉ số hàng hoá và dịch vụ giao động xung quanh 12% năm nhưng vẫn chưa có khả năng kiểm soát lạm phát theo mong muốn như dự đoán. Nhân tố quyết điịnh trạng thái ổn định là nhà nước qua kinh nghiệm điều hành đã nhận thức rõ nét tác động của cung ứng tiền tệ lên lạm phát . vì vậy ,việc cung ứng tiền cho bội chi ngân sách đã chấm dứt. Cải cách thuế đã thay đổi cơ bản thu chi ngân sách nhà nước. các chính sách kinh tế theo hướng thị trường đưa đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao đã làm cân bằng tăng trưởng tổng cung và tổng cầu về hàng hoá. Việc điều hành quản lý kinh tế vĩ mô tuy vậy vẫn ở dạng thô. Do vậy nền kinh tế không tránh khỏi những dao động về lạm phát. Năm 1993 lạm phát dự kiến ở mức 10-13%,thực tế là 5.3%.bởi vì giữa năm 1993 hàng hoá trung quốc tràn sang với giá rẻ do chính sách điều chỉnh gía của họ. đồng thời do bản thân nền kinh tế việt nam đang giảm phát. năm 1994 dự đoán tỷ lệ lạm phát dưới một con số nhưng vào tháng 10 trở đi do lũ lụt ở đồng băng sông cửu long đã làm cho giá lương thực tăng vọt đẩy lạm phát năm 1994 lên14.4% và ảnh hưởng cả đầu năm 1995. Sáu tháng đầu năm 1995 chỉ số giá cả liên tục tăng cao tới mức 11.4%/6 tháng nhưng sau đó chỉ số giá lãi giảm uống dưới 0.5%/tháng. Nói về nguồn thu của ngân sách nhà nước , số thu ngân sách nhà nước tiếp tục tăng. Năm 1992 tăng 48%so với năm 1991,năm 1993 tăng 50.8%so với năm 1992 và năm 1994 so với năm 1993 tăng 33.6%. điều này cần nhấn mạnh trong những năm qua mặc dù số thuế thu ngày một tăng nhanh nhưng kinh tế vần đạt tốc độ tăng trưởng tương đối khá. Trong những năm vừa qua, nguồn thu trong nước không những đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng của ngân sách nhà nước mà còn dành ra một phần tích luỹ để chi cho đầu tư phát triển và để trả nợ. Nhà nước đã thực hiện đổi phương thức cân đói ngân sách theo hướng hạn chế và đi đến chấm dứt phát hành thêm tiền thay thế bằng việc vay dân vay nước ngoài. Các biện pháp vay dần dần được cải thiện nhằm huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư.bên cạnh việc phát hành tín phiếu kho bạc việc vay nợ nước ngoài cũng được triển khai ,từ năm 1992-1994 nhà nước không còn phát hành tiền để bù đắp bội chi NSNN. Trong giai đoạn này có nhiều yếu tố quyết định chiều hướng thuận lợi cho chích sách tiền tệ. Chính phủ luôn luôn ổn dịnh kinh tế vĩ mô giữ lạm phát ở mức thấp và quan tâm đến chính sách tiền tệ . pháp lệnh NHNN,pháp lệnh NHTM và hợp tác xã tín dụng đã quy định cơ sở cho việc hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp. NHNN đã tập trung vào điều hành chính sách tiền tệ, chú ý đến cung lượng tiền và chú ý đến chính sách lãi suất thực dương .từ đó quản lý và tạo môi trường cho các NHTMQD các NHTM cổ phần ,ngân hàng liên doanh và các tổ chức tín dụng khác hoạt động có lãi theo cơ chế thị trường . Bên cạnh đó nhà nước đã mở rộng quan hệ đối ngoại và được sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính quốc tế . Cán cân thanh toán có chiều hướng thuận lợi. 1.2.Những thành tựu đạt được của chính sách tiền tệ trong những năm qua. Trên thế giới , tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà mỗi nước có mục tiêu chính sách kinh tế tiền tệ khác nhau.ở việt nam, mục tiêu chính sách tiền tệ đã được xác định là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát . Trong những năm qua cuối thập kỷ 80 ,lạm phát ở viêt nam luôn ở mức cao ,còn nền kinh tế tăng trưởng chậm. Nhưng từ đầu thập niên 90 đến nay việc đổi mới mạnh mẽ hoạt động ngân hàng và thực hiên thành công chính sách tiền tệ ,nên tỷ lệ giảm phát đã giảm xuống và được kiềm chế,chỉ còn14.4% năm 1994 ,12.7%năm 1995 và2.6%trong bẩy tháng đầu năm 1996.trong khi đó nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định ;8.8%năm 1994 và 9.5% năm 1995. điều đó cho thấy nước ta với điểm xuất phát năm sau cao hơn năm trước nhưng nhịp độ tăng trưởng không lùi mà còn tăng cao ,đồng thời tỷ lệ lạm phat được kéo xuống ở mức thấp.Điều đó càng khẳng định chính sách tiền tệ của chúng ta là phù hợp có hiệu quả. 2. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 2.1 Tình hình kinh tế tiền tệ 2.1.1.Tình hình tỷ giá Tháng 9/1994, thị trường ngoại tệ liên ngân hang được thiết lập ,NHNN thực hiện vai trò người mua bán cuối cùng trong ngày. tỷ giá chính thức vẫn được ngân hang công bố,chỉ có biên độ giao động là có sự thay đổi Năm 1996, mức thâm hụt cán cân thương mại ở nước ta lên đến 4 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu so với GDP là 16.%, cao gấp rưỡi so với mức độ nhập siêu cao nhất của thế giới của các nước ,nhu cầu về USD tăng làm giảm giá trị đồng nội tệ trong nước. Do vậy NHNN đã mở rộng biên độ giao dộng của tỷ gía từ 0.5%trước đây lên 1%và tháng 2/1997 biên độ này là5%, bên cạnh đó tỷ giá vẫn nâng dần lên . nhình chung từ đầu năm 1997tỷ giá USD/VND liên tục tăng lên không còn ổn định như thời gian 1993-1996 Ngày 2/7/1997 ngòi nổ cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á bắt đầu xuất phát từ thái lan,là một nước trong khu vực , Việt Nam cũng bị ảnh hưởng đến tình hình buông bán,thanh toán và kể cả tâm lý . ngày 13/10/1997, NHNN công bố quyết định nới lỏng biên độ tỷ giá và mua bán ngoại tệ lên 10%so vói tỷ gia chính thức .cầu ngoại tệ trên thị trường tiền tệ rất cao nên hầu như việc mua bán ngoại tệ của NHTM thường xuyên bám sát mức trần cho phép . mặc dù vậy trên thị trường giá trị đó còn cao hơn nhiều có lúc lên đến 14000đ/USD, đây chính là hậu quả việc nắm giữ ngoại tệ do lo lắng về cuộc khủng hoảng của vnđ. đứng trước tình hình này những tháng đầu năm 1998,NHNN đã đưa ra hàng loạt các biện pháp nhằm ổn định thị trường như: quy mô về giao dịch ngoại hối,các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mới, các quy định về trạng thái tiền tệ cho phép các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ .đặc biệt là hai lần điều chỉnh tỷ giá : lần thứ nhất , ngày 16/2/1998 NHNN quyết dịnh nâng tỷ giá từ 11.175/1USD lên 11800đ/USD làm tỷ giá giao dịch của NHTM xấp xỉ với tỷ giá trên thị trường tự do.Lần thứ hai diễn ra vào ngày 7/8/1998 tỷ giá chính thức được nâng từ 11888đ/USD lên 12.998đ/USD, tăng 16.3%. bên cạnh đó biên độ giao động cũng được thu hẹp lại còn 7% chứ không phải là 10% như trước . việc tự động điều chỉnh tỷ giá của NHNN đã làm thu hẹp khoảng cách giữa các tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá của các NHTM vào những tháng cuối năm 1998 tỷ giá của hai thi trường này là xấp xỉ nhau. Bắt đầu từ ngày 16/2/1999 một cơ chế điều hành tỷ giá mới đã được điều hành tại việt nam. Thay cho việc công bố tỷ giá chính thức,hàng ngày NHNN sẽ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng việt nam so với đồng USD Từ đó đến nay tỷ giá usd/vnđ dao động ở mức 14000vnđ/usd mức tăng đến hết tháng 12/1999 so với năm 1998 chỉ có 1% 2.1.2 Tình hình lạm phát trong vòng 5 năm gần đây tỷ lệ lạm phát trung bình là 6% và biến động không đều. Tỷ lệ lạm phát thời kỳ 95-99(%) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 Tỷ lệ lạm phát 12.7 4.5 3.7 9.2 0.1 Thời gian gần đây tỷ lệ lạm phát ở nước ta thấp ở mức kỷ lục và có thể rơi vào vòng xoáy lạm phát. Chỉ số lạm phát tháng 1 là 1.7 tháng 2 là1.9 vầ liên tục âm trong tám tháng từ tháng 3 đến tháng 10. Hiện tượng giảm phát trong năm 1999 được coilà chấm dứt với việc chỉ số giá hàng tiều dùng tăng trở lại mức dương là 0.4% và 0.5% vào tháng 11 và tháng 12 năm1999 và tính chung cho cả năm là 0.1% và vẫn có nguy cơ còn giảm phát trong năm tới khi mà tổng cầu còn đang giảm mạnh(giảm nhanh hơn tổng cung) 2.1.3.Tình hình thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã lên mức báo động. Theo tính toán không chính thức của NHTG, thì giai đoạn hiện nay tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam xấp xỉ 7%, lao động qua dạy nghề chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng số lao động , theo tính toán của Bộ lao động và thương binh xã hội thì tỷ trọng này chỉ đạt là 12.2% (thời báo kinh tế Việt Nam số 67 trang7). Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị trong những năm gần đây còn ở mức cao nhất là trong những năm 1999 (7.4%), năm 1996 là 6.01% năm 1998 là 6.85% (bài thị trường lao động số 1/2000) 2.1.4 Tăng trưởng kinh tế Trong công cuộc đổi mới kinh tế trong những năm vừa qua,chúng ta đã thu được kết quả bước đầu rất khả quan, tạo được niềm tin trong dân chúng cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nền kinh tế đã đạt được kết quả tương đối cao và bắt đầu có tích luỹ, đầu tư được mở rộng sản xuất lưu thông phát triển. Chúng ta đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế là 8.6%/năm trong gần mười năm năm 1995 đạt 9.5% cao nhì thế giới . tuy nhiên kể từ tháng 9/1997, do cuộc khủng hoảng kinh tế ,tài chính trong khu vực , nên từ chỗ có mức tăng trưởng kinh tế cao nền kinh tế nước ta có chiều hướng chững lại,mức tăng trưởng kinh tế năm 1998 chỉ còn 5.8%và năm 1999 chỉ còn 4.8% Năm 1995 1996 1997 1998 1999 Tăng trưởng(gdp) 9.5 9.3 8.2 5.8 4.8 2.2 sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ. 2.2.1 Dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ ngày 5/7/1999 đối với tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng của các NHTM và các công ty tài chính là 5% của NHTM cổ phần nông thôn, quỹ tín dụng TW và quỹ tín dụng khu vực là 1%. riêng ngân hàng NHNN & PTNT do phải tập trung vốn thực hiện một số chính sách phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, nên từ trung tuần tháng 9/1999 tỷ lệ dự trữ bắt buộc được giảm từ 5% xuống3%. Hành động này giúp cho các tổ chức tín dụng mở rộng qui mô tín dụng của mình tăng khả năng cung ứng vốn cho nên kinh tế và các tổ chức tín dụng có điều kiện để giảm thêm lãi suất cho vay. 2.2.2 Chiết khấu, tái chiết khấu. Do chưa có thị trường tiền tệ (kể cả thị trường thương phiếu ) nên lãi suất tái cấp vốn được sử dụng trong quản lý tiền tệ thay cho lãi suất tái chiết khấu. Trong qua trình đổi mới ,một mặt NHNN luôn nỗ lực phát triển khu vực thị trường tiền tệ, mặt khác cũng chú trọng hoàn thiện việc điều tiết lãi suất tái cấp vốn điểm nổi bật trong việc điều tiết lãi suất tái cấp vốn thời gian qua là chuyển lãi suất tái cấp vốn thế từ bị động sang thế chủ động cụ thể là:giai đoạn 1990-1996 NHMM quy định lãi suất tái cáp vốn theo lãi suất cho vay trên khế ước xin tái cấp vốn nhưng kể từ ngày 3/1997, lãi suất tấi cấp vốn đã được xác định một cách độc lập. NNNH đã liên tục giảm lãi suất cho vay trên thị trường tái cấp vốn đối với NHTM từ 1.1%/tháng thời điểm ngày 21/1/1998 xuống 1%/tháng vào thời điểm 1/2/1999 rồi 0.85%/tháng vào tháng 6/1999 và 0.7%/tháng vào tháng 9/1999. Và hiện nay (từ tháng 11/1999)chỉ còn 0.5%/tháng đồng thời NHNN công bố lãi suất chiết khấu là 0.45%/tháng. 2.2.3 Nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam hiện nay nghiệp vụ thị trường mở chưa thực sự trở thành công cụ đóng vai trò quan trọng để NHNN điều tiết mức cung ứng tiền. Nguyên nhân cơ bản nhất là chúng ta mới chỉ có thị trường sơ cấp còn thị trường thứ cấp mới được hình thành và manh nha hoạt động. Hàng hoá trên thị trường chủ yếu là tín phiếu kho bạc, nhưng khối lượng được phát hành còn ít lại chưa thường xuyên. trong năm 1999 tính đén giữa tháng 11, kho bạc nhà nước phối hợp vói NHNN tổ chức được 40 phiếu đấu thầu tín phiếu kho bạc kỳ hạn một năm. tổng giá trị đấu thầu trong 40 phiếu này là 4000 tỷ đồng (100tỷ/phiếu) tổng khối lượng tín phiếu đã đấu thầu là 2.863,6 tỷ đồng , bằng 78.59% tổng khối lượng tín phiếu đấu thầu. Đây là một công cụ hết sức linh hoạt. chính xác, chủ động và dễ dàng mua bán. nhằm tiến hành chuyển hướng điều hành tiền tệ từ các công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp năm 1999, NHNN đã gấp rút các điều kiện chuẩn bị về pháp lý cũng như công cụ cho hoạt động thị trường mở,dự kiến sẽ hoạt động vào quý I năm 2000. 2.2.4 Quản lý lãi suất của NHTM từ năm 1995 đến nay. Quốc hội khoá IX trong kỳ họp thứ 8, tháng 8/1995 cùng với nghị quyết bỏ thuế doanh thu trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đã yêu cầu ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh và khống chế mức lãi suất huy động và cho vay bình quân là 0.35%/tháng. Việc quy định trần lãi suất và quy định sàn lãi suất. Vì thế từ 1/1/96, NHNN đã quy định trần lãi suất cho vay tối đa và mức chênh lệch 0.35% thay cho việc điều hành lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi chi tiết và lãi suất thoả thuận quy định trước đó (thòi kỳ93-95). Do quy mô và địa bàn hoạt động khác nhau, nhu cầu vốn khác nhau,chi phí hoạt động khác nhau,nên NHNN đã quy định trần lãi suất có phân biệt như sau: -Trần lãi suất cho vay ngắn hạn: là mức lãi suất thấp nhất, áp dụng cho khu vực thành thị : 1.7%/tháng. -Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn một chút do thời hạn cao dễ gặp rủi ro hơn 1.75%/tháng. -Trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn: cao hơn trần lãi suất chovay ngắn và trung hạn do điều kiện hoạt động của địa bàn nông thôn khó khăn hơn ở thành thị 2%/tháng. Trẫn lãi suất cho vay của quỹ tín dụng đối với các thành viên là trần lãi suất cho vay cao nhất do quỹ tín dụng mới lập thí điểm, quy mô nhỏ bé chi phí hoạt động cao 2.5%/tháng . Từ 21/1/1998 đến nay tại kỳ họp thứ 2 tháng12/1997,quốc hội khoá IX cho phép bỏ mức chênh lệch 0.35%/tháng đồng thời để thu hẹp mức cách biệt giữa mức lãi suất cho vay giữa thành thị và nông thôn, NHNN quy định các mức lãi suất mới, rút từ 4 trần xuống còn ba trần lãi suất Trẫn lãi suất cho vay ngắn hạn :1.2%/tháng Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn 1.25%/tháng Trần lái suất quỹ tín dụng cho vay thành viên 1.5%/tháng Trong năm 1999, trước tình hình thiểu phát, tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại, NHNN đã điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất trần và được điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở bám sát các diễn biến kinh tế vĩ mô cung cầu vốn trên thị trường tiềng tệ và xu hướng nới lỏng tiền tệ, kích cầu. Tư đầu năm đến nay NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay. -Từ 1/2/1999 trẫn lãi suất cho vay ngắn hạn giảm xuống còn 1.1%/tháng trung và dài hạn còn 1.15%/tháng. -Tư 1/6/1999 trần lãi suất cho vay của tất cả các loại kỳ hạn thống nhất là 1.15%. -Từ 1/8/1999 trần lãi suất cho vay trung và dài hạn là 1.05%/tháng. đầu tháng 9 trần lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khu vực đô thị là 0.95%/tháng. Tháng 10/1999 trần lãi suất cho vay áp dụng cho khu vực thành thị là 0.85%/tháng.Khu vực nông thôn là 1%/tháng riêng NHTN cổ phần nông thôn vẫn là 1.15%/tháng ,quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và hợp tác xã tín dụng cho vay đối với thành viên vẫn là 1.15%/tháng 2.2.5 Quản lý ngoại hối Thực hiện chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ, năm 1999 NHNN đã tăng cường theo dõi , giam sát các tổ chức tín dụng thực hiện các quy dịnhcủa thủ tướng chính phủ về kết hối ngoại tệ, thương xuyên có đánh giá tình hình thực hiện và kịp thời trình chính phủ sửa đổi cơ chế cho phù hợp với thức tế(giảm tỷ lệ kết hối bắt buộc đối với các tổ chức kinh tế có nguồn thu ngoại tệ vãng lãi từ 80% xuống còn 50% số ngoại tệ thu được); xây dựng và trình thủ tướng chính phủ ban hành quy định về việc quy định người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nưóc nhăm thu hút nguồn ngoại tệ phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Cung với việc đổi mới trong quản lý các giao dịch vãng lai, NHNN đã tăng cường các biện pháp trong quản lý vảy trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, quản lý đồi tư nước ngoài, quản lý hoạt động kinh doanh vàng. 3.Đánh giá quá trình điều hành chính sách tiền tệ. 3.1 Những mặt tích cực Việc cho ra đời và vận hành một chính sách tiền tệ theo các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tiền trong nền kinh tế thị trường là một bước ngoặt trong lịch sử điũu hành và thể hiện tập nhất của quá trình đổi mới hệ thống tiền tệ NH thời gian qua. -Thứ nhất về hoạt động cung ứng tiền Thời điểm thay đổi có tính chất quyết định đối với cơ chế cung ứng tiền là năm 1990, khi cơ chế xác định lượng tiền cung ứng một cách hành chính bị xoá bỏ, thay và đó là lượng tiền cung ứng hang năm được xác dịnh trên các căn cứ tương đối hợp lý đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát dự tính xác định các căn cứ cung ứng tiền trên đây cũng đồng nghĩa với việc xoá bỏ một kênh cung cấp tiền truyền thống in tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách (năm 1991). Cơ chế điều hành việc cung ứng tiền cũng đã có những thay đổi rõ rệt. Với chức năng điều tiết lưu thông tiền tệ kể từ năm 1993, NHNN đã được trao quyền chủ động hơn và rút tiền khỏi lưu thông trên cơ sở chỉ tiêu năm đã được duyệt, loại bỏ vĩnh viễn tình trạng thiếu tiền mặt có tính thời điểm trong nền kinh tế. Thứ 2 : về chính sách lãi suất Lãi suất đối với nền kinh tê: nội dung việc điều tiết lãi suất đã kết hợp được cả hai yêu cầu, đó là quán triệt nguyên tắc lãi suất dương và từng bước thị trừơng hóa việc điều tiết lãi suất tạo môi trường tự chủ cho các tổ chức tận dụng cũng như khu vực khách hàng. Từ chỗ ấn định cụ thể mức lãi suất đối với các hoạt động huy động và cho vay của hệ thống NH, đến nay NHNN chỉ quản lý trần lãi suất thả nổi hoàn toàn lãi suất đầu vào cũng trong thời gian đó,mức lãi suất liên tục điều chỉnh giảm 4-5 lần/năm vào các năm 96-99 Lãi suất tái cấp vốn: do chưa có thị trương tiền tệ (kể cả thị trường thương phiếu) nên lãi suất tái cấp vẫn được sử dụng trong quản lý tiền tệ thay cho lãi suất chiết khấu. Trong quá trình đổi mới một mặt NHNN luôn nỗ lực phát triển thị trường tiền tệ, mặt khác cũng chú trọng việc điều tiết lãi suất tái cấp vốn. Điểm nổi bật trong điều tiết lãi suất tái cấp vốn thời gian qua là chuyển lãi suất tái cấp vốn từ thể bị động sang thể chủ động cụ thể là: giai đoạn 90-96 NHNN quy đinh lãi suất tái cấp vốn theo lãi suất cho vay trên thế ước xin tái cấp vốn, nhưng kể từ khoảng tháng3/97, lãi suất tái cấp vốn đã được xác dịnh một cách độc lập. -Tương quan lãi suất nội ngoại tệ cũng được điều tiết tương đối thích hợp. Giai đoạn 1992-1996, giá trị việt nam đồng tương đối ổn định lên lãi suất ngoại tệ được điều tiết theo hướng xĩch lại gần nhau,đảm bảo lợi ích thuần của việc nắm giữ tài sản không chênh lệch quá lớn. Ngược lại ,giai đoạn 1997-1999 do VND được điều tiết giảm theo những tín hiệu trên thị trường nên laĩ suất VND được điều tiết cao hơn lãi suất ngoại tệ. Chính vỳ vậy,ngay cả khi khủng hoảng tài chính châu á xảy ra, các đông tiền trong khu vực mất giá mạnh nhưng giá trị đồng Việt Nam vẫn được duy trì tương đối ổn định việc chuyển dịch tiền tệ (đô la hoá) không xảy ra ồ ạt. -Thứ 3: về tài chính chính sách quản lý ngoại hối Quan điểm chủ đạo trong chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới là: từng bước đảm bảo nhà nước nắm được ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu và ổn định giá tri đồng nội tệ. định hướng lâu dài của chính sách ngoại hối là tăng cương dự trữ ngoại hối củng cố nâng cao gia trị VND và đưa VND thành đông tiền tự do chuyển đổi, các giao dịch ngoại hối mang tính thị trương như giao dịch kỳ hạn ,giao dịch hoán đổi... đã được chú ý phát triển. đây có thể coi là những bước đột phá trên thị trường ngoại hối và có tác dụng hỗ trợ tích cực cho việc thực thi các quy chế ngoại hối, phần nào giảm bớt những khó khăn cho nền kinh tế đang trong qua trình tự do hoa thương mại Thứ 4: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc NHNN đã liên tục giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng đây là một giải pháp kịp thời, linh hoạt và đồng bộ của NHNN,góp phần làm diụ đi những khó khăn của các tổ chức tín dụng do lãi suất giảm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay tăng khả năng cung ứng vốn đối với nền kinh tê và góp phần thúc đẩy phát triển tăng trưởng kinh tế 3.2 Những kết quả đạt được Trong những năm qua NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ kích hoạt có kiểm soát chính sách hoá lỏng tiền tệ lên luôn đảm bảo khối lượng tiền cung ứng tăng từ 20% đến 26%/năm tổng phương tiên thanh toán trên XH tăng từ 22.6% đến 28%. Cụ thể là tăng trưởng những năm gần đây như sau : 1995 1996 1997 1998 22.6(%) 22.7 26.1 23.9 Đây là mức tăng trưởng rất cao so với các nước trên thế giơi. Hiệu quả của nó đã góp phần quan trọng thúc đầy nền kinh tê tằng trưởng lien tục với tốc độ cao chúng ta đạt tóc độ tăng trưởng bình quân 8.6% trong vong 10 năm qua năm năm 95 đạt 9,5% đứng thứ 2 trên thế giới (sau singapo) Giữ được ổn định vĩ mô ổn định tỷ giá điều chỉnh lãi suất phù hợp để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ngoại tệ phù hợp tăng ngoại tệ cho đất nước thị trường ngoại tệ sôi đoọng doanh số giao dịch trên thị trường ngoại tệ tăng nên năm 1999 tăng hai lần so với năm 1998. Huy động được quyền vốn đầu tư bù đắp sự giảm sút vốn đầu tư nước ngoài, ngoài dư nợ cho vay thông thường còn đáp ứng nhu cầu vốn đàu tư của nhà nước, đáp ứng đủ ngoại tệ để đầu tư những dự án trọng điểm với lãi suất thấp hơn lãi suất quốc tế. Cái được lớn nhất trong hoạt động kinh doanh tiền tệ thời gian qua là tốc đọ gia tăng nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng góp phần quan trọng vào việc ổn định lưu thông tienf tệ, đáp ứng nhu cầu to lớn về vốn cho phát triển kinh tế trong bối cảnh cơ sở vạt chất tự có còn rất hạn chế (theo ước tính vốn tự có của khu vực sản xuất chiếm khoảng 10-20% tổng vốn sản xuất). Đối với việc huy động vốn, do việc thực hiện phương châm đi vay để cho vay hàng loạt các hình thức thu hút nguồn vốn đã ra đời kết quả là nguồn vốn huy dộng của hệ thống ngân hàng đã gia tang với tốc đọ chóng mặt. Dư nợ tín dụng cũng tăng mạnh và tỷ trọng tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh cũng được cải thiện đáng kể. 3.3 Những hạn chế còn tồn tại Tỷ lệ lạm phát biến động không đôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0902.doc
Tài liệu liên quan