Đề tài Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương và cách điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng nhà nước Việt Nam từ 2005 đến nay

MỤC LỤC

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 2

LỜI NÓI ĐẦU 5

CHƯƠNG I CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHTW 7

1. Khái niệm, phân loại chính sách tiền tệ (CSTT) 7

1.1 Khái niệm 7

1.2 Các loại CSTT 7

2. Mục tiêu của CSTT 7

2.1.Ổn định giá cả hay kiểm soát lạm phát 8

2.2.Ổn định tỷ giá hối đoái 9

2.3. Ổn định lãi suất 9

2.4. Ổn định thị trường tài chính 9

2.5. Tăng trưởng kinh tế 9

2.6. Giảm tỷ lệ thất nghiệp 10

3. Công cụ của CSTT 12

3.1. Các công cụ gián tiếp 12

3.1.1. Nghiệp vụ thị trường mở (Open market operations) 12

3.1.2. Chính sách tái chiết khấu (Discount policy) 15

3.1.3. Dự trữ bắt buộc (Reserve requirements) 18

3.1.4. Chính sách tỷ giá hối đoái (Exchange rate policy) 20

3.2 Các công cụ trực tiếp 21

3.2.1. Hạn mức tín dụng 22

3.2.2. Khung lãi suất 22

3.2.3. Biên độ dao động của tỷ giá mua bán ngoại tệ 23

3.2.4. Chính sách quản lý ngoại hối 23

4. Cách điều hành CSTT của NHTW 24

4.1. Ảnh hưởng của cung ứng tiền đến nền kinh tế 24

4.2 Các điều hành chính sách tiền tệ của NHTW 26

4.2.1. Thay đổi lãi suất chiết khấu 26

4.2.2. Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc 27

4.2.3. Tiến hành các nghiệp vụ thị trường mở 27

CHƯƠNG II CÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA NHNN 28

VIỆT NAM TỪ 2005 ĐẾN NAY 28

2.1 Những vấn đề cơ bản về tỷ giá hối đoái 28

2.1.1 Tỷ giá hối đoái 28

2.1.2 Các loại tỷ giá 29

2.1.3 Tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế 31

2.1.4 Các yếu tố tác động đến tỷ giá 35

2.1.5 Các chế độ tỷ giá 39

2.2 Cách điều hành tỷ giá hối đoái của NHNN Việt Nam từ 2005 đến nay 41

2.2.1 Cách điều hành tỷ giá hối đoái của NHNN Việt Nam năm 2005 41

2.2.2 Cách điều hành tỷ giá hối đoái của NHNN Việt Nam năm 2006 42

2.2.3 Cách điều hành tỷ giá hối đoái của NHNN Việt Nam năm 2007 43

2.2.4 Cách điều hành tỷ giá hối đoái của NHNN Việt Nam năm 2008 44

2.2.5 Cách điều hành tỷ giá hối đoái của NHNN Việt Nam năm 2009 45

2.2.6 Cách điều hành tỷ giá hối đoái của NHNN Việt Nam năm 2010 46

2.2.7 Cách điều hành tỷ giá hối đoái của NHNN Việt Nam đầu năm 2011 47

2.3. Kiến nghị và giải pháp 48

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

 

 

docChia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3578 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương và cách điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng nhà nước Việt Nam từ 2005 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một mức tỷ giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước. Như vậy, trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ nhằm giới hạn sự biến động của tỷ giá trong biên độ đã định. Chếđộ tỷ giá này giảm bớt rủi ro của việc chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác do tỷ giá được cốđịnh. Tuy nhiên ngày nay nó ít được các nước sử dụng do gây ra vấn đề phụ thuộc của CSTT vào các biến động của bên ngoài và cán cân thanh toán không thể tựđộng cân bằng. Hơn nữa, để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi NHTW phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào. - Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn - A freely flexible (hay freely floating) exchange ate regime: là chếđộ tỷ giá hối đoái, trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW. Chế độ tỷ giá này được đánh giá là giúp cho CSTT quốc gia được độc lập, ít chịu ảnh hưởng của những biến động từ bên ngoài và cán cân thanh toán quốc tếđược tựđộng điều chỉnh để cân bằng. Tuy vậy, chế độ tỷ giá này lại gây ra sự biến động thường xuyên của tỷ giá hối đoái, khiến cho các hoạt động chuyển đổi từđồng tiền này sang đồng tiền khác luôn hàm chứa rủi ro. Những hạn chế của cả hai chếđộ tỷ giá nêu trên đã dẫn các quốc gia tới một chếđộ tỷ giá dung hoà cả hai: - Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết - A managed (hay contronlled) floating exchange rate regime: là chếđộ tỷ giá hối đoái, trong đó NHTW tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá, nhưng NHTW không cam kết duy trì một tỷ giá cốđịnh hay biên độ dao động nào xung quanh tỷ giá trung tâm. Nói cách khác, NHTW thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ để điều tiết thị trường ngoại hối, song can thiệp của NHTW không nhằm mục đích để cốđịnh tỷ giá như đối với chế độ tỷ giá cố định. 3.2 Các công cụ trực tiếp Công cụ trực tiếp là các công cụ tác động thẳng vào mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ (hay tác dụng thẳng vào khối lượng tiền cung ứng và lãi suất). Các công cụ này bao gồm: 3.2.1. Hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Mức dư nợđược qui định cho từng ngân hàng căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của từng ngân hàng (cơ cấu khách hàng, mức rủi ro), định hướng cơ cấu kinh tế tổng thể, nhu cầu tài trợ các đối tượng chính sách và nó phải nằm trong giới hạn của tổng dư nợ tín dụng dự tính của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Công cụ này được áp dụng phổ biến ở các nước trong thời kỳ hoạt động tài chính được điều tiết chặt chẽ. Ví dụ trong trường hợp lạm phát cao, hạn mức tín dụng được sử dụng nhằm khống chế trực tiếp và ngay lập tức lượng tín dụng cung ứng. Trong trường hợp khi các công cụ gián tiếp không phát huy hiệu quả do thị trường tiền tệ chưa phát triển hoặc do mức cầu tiền tệ không nhạy cảm với sự biến động của lãi suất hay NHTW không có khả năng khống chế và kiểm soát được sự biến động của lượng vốn khả dụng của hệ thống NHTG thì công cụ hạn mức tín dụng là cứu cánh của NHTW trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng. Tuy nhiên hiệu quả điều tiết của công cụ này không cao bởi nó thiếu linh hoạt và đôi khi đi ngược lại chiều hướng biến động của thị trường tín dụng do đó đẩy lãi suất lên cao hoặc làm suy giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trung gian. 3.2.2. Khung lãi suất Với những nước mà tín dụng ngân hàng là nguồn tín dụng chủ yếu của đất nước, việc qui định giới hạn dao động của các mức lãi suất của ngân hàng bằng cách định ra một khung lãi suất sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới mức lãi suất thị trường. Khung lãi suất bao gồm mức lãi suất trần (là mức lãi suất tối đa mà các ngân hàng được phép ấn định khi đi vay hoặc cho vay) và lãi suất sàn (là mức lãi suất tối thiểu mà các ngân hàng được phép ấn định khi cho vay hoặc đi vay). Thông thường NHTW sẽ qui định mức lãi suất trần đối với lãi suất cho vay và mức lãi suất sàn với lãi suất đi vay của các ngân hàng. Thực tế áp dụng ở hầu hết các nước đều cho thấy đây là một công cụ cứng nhắc, dễ gây tác động xấu tới hoạt động tiết kiệm và đầu tư. Vì vậy, nó thường chỉđược sử dụng trong điều kiện sựổn định kinh tế vĩ mô chưa được thiết lập, hay các yếu tố thị trường chưa phát triển hoàn chỉnh. 3.2.3. Biên độ dao động của tỷ giá mua bán ngoại tệ Đây cũng là một công cụ mang tính chất hành chính, qui định mức tỷ giá tối đa và tối thiểu mà các ngân hàng được phép áp dụng khi kinh doanh ngoại hối. Do tính chất cứng nhắc của công cụ nên bên cạnh khả năng tác động trực tiếp tới mức tỷ giá trên thị trường nó cũng gây ra nhiều phản ứng tiêu cực của thị trường, có thể dẫn tới những biến động không mong muốn về tỷ giá hối đoái. Công cụ này chỉ nên dùng trong những trường hợp khẩncấp và trong thời gian ngắn, khi mà NHTW không thể sử dụng các biện pháp mang tính thị trường như mua bán ngoại tệ do dự trữ quốc gia về ngoại hối không đủ để can thiệp. 3.2.4. Chính sách quản lý ngoại hối Ngoại hối là khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trịđ ược dùng để cất trữ hoặc thanh toán giữa các quốc gia như: ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ (hối phiếu, lệnh phiếu, séc v.v...), các chứng khoán ghi bằng ngoại tệ (cổ phiếu, trái phiếu do nước ngoài phát hành), vàng, bạc, kim cương, đá quí .... Mục đích của chính sách quản lý ngoại hối là nhằm kiểm soát chặt chẽ việc chuyển ngoại hối ra bên ngoài nước, thu hút nhiều ngoại hối vào trong nước, quản lý nghiêm ngặt các loại ngoại hối dự trữ như vàng, các ngoại tệ mạnh. Tuỳ từng quốc gia mà cơ chế quản lý ngoại hối thay đổi khác nhau. Những nước có nguồn ngoại hối dồi dào như Mỹ, Nhật, Anh, Đức... thực hiện chính sách tự do ngoại hối, cho phép các luồng ngoại hối được tự do vào ra quốc gia với số lượng không hạn chế. Trong khi hầu hết các nước đang phát triển do dự trữ ngoại hối có hạn nên phải áp dụng chính sách quản chế ngoại hối nghiêm ngặt để đảm bảo nguồn cung ngoại hối cho nhu cầu của đất nước. 4. Cách điều hành CSTT của NHTW Mọi hoạt động của ngân hàng trung ương đều ảnh hưởng mật thiết đến cung ứng tiền trong nền kinh tế. Cung ứng tiền thay đổi làm biến động giá cả, sản lượng quốc gia, do đó một cách gián tiếp mọi họat động ngân hàng ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế. 4.1. Ảnh hưởng của cung ứng tiền đến nền kinh tế    Sự khác biệt trong chính sách cung ứng tiền là khoảng cách giữa chính sách cung ứng nới lỏng và chính sách cung ứng thắt chặt. Giả sử vào thời điểm ta nghiên cứu, đường cung ứng tiền tương ứng của ngân hàng là LS0 ứng với nhu cầu tiền trong nền kinh tế là LD. Nền kinh tế đạt bình quân tạm thời trên thị trường tiền tệ tại điểm bình quân E0 cho biết: với mức bình quân ấy lượng cung ứng tiền là L0 và lãi suất là R0. Bây giờ, cho rằng ngân hàng trung ương quyết định thắt chặt cung ứng tiền để hạn chế lạm phát (LS0 tới LS1) trong khi LD vẫn không thay đổi. Chính điều này đã làm cho lãi suất tăng vọt từ R0 đến R1. E0 di chuyển đến E1. Lúc này tiền sẽ khan hiếm hơn (do lượng cung giảm). Tiền khan hiếm thì giá trị của đồng tiền sẽ tăng theo do đó lạm phát sẽ giảm. Ngược lại, giả sử sau một khoảng thời gian chống lạm phát với cái giá là sự suy thoái (tiền khan hiếm, lãi suất cao bên cạnh đó sự thắt chặt tiền tệ của ngân hàng khiến doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay), ngân hàng trung ương bắt đầu chuyển sang cung ứng tiền nới lỏng. Tổng cung tiền tệ tăng từ LS1 lên LS2, cắt LD tại E2, lúc này lượng tiền tệ tăng lên L2 và lãi suất giảm xuống còn R2. Lúc này thì nền kinh tế phải đối mặt với thách thức mới là lạm phát có thể gia tăng (do có quá nhiều tiền trong lưu thông). Vì thế cho nên mỗi lần áp dụng mức lãi suất hay lượng cung ứng tiền ngân hàng trung ương phải đắn đo suy nghĩ những tác hại thiệt hơn cho mỗi chính sách tiền tệ.  Chính sách cung ứng tiền nới lỏng làm cho tiền tệ trở nên dồi dào hơn. Điều này kích thích tiêu dùng cho cuộc sống và cho đầu tư nhiều hơn. Sự gia tăng tiêu dùng và đầu tư làm sản xuất liên tục được mở rộng, tuyển mộ thêm công nhân, giảm thất nghiệp và gia tăng thu nhập quốc dân. Nền kinh tế tăng trưởng với giá cả tăng cao hơn trước. Chính sách cung ứng tiền thắt chặt làm cho chi phí để có tiền cao hơn và tiền trở nên khan hiếm. Sản xuất thiếu vốn, người mua thiếu tiền buộc phải cắt giảm chi tiêu và đầu tư, điều này dẫn đến tổng cầu giảm và giá cả hạ. Cái giá phải trả là sản xuất bị thu hẹp, thất nghiệp tăng, thu nhập quốc dân giảm và nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. Do đó cung ứng tiền là sức mạnh đầy quyền lực của ngân hành trung ương. Khi ngân hàng trung ương điều tiết cung ứng tiền tức là nó bắt đầu tiến hành điều tiết nền kinh tế. 4.2 Các điều hành chính sách tiền tệ của NHTW Về ổn định kinh tế vĩ mô, nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là ngân hàng trung ương sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ. Các công cụ để đạt được mục tiêu này gồm: thay đổi lãi suất chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và các nghiệp vụ thị trường mở. Thay đổi lãi suất chiết khấu Lãi suất chiết khấu, hay còn gọi là lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà NHTW đánh vào các khoản tiền cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Quy định lãi suất chiết khấu là một trong những công cụ của  chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền. Các ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và họ có một tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi an toàn tối thiểu. Tỷ lệ này ngoài quy định của NHNN về tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng thương mại và dự trữ của NHTM thường lớn hơn dự trữ bắt buộc. Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thực tế của ngân hàng thương mại giảm xuống đến gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì họ sẽ phải cân nhắc việc có tiếp tục cho vay hay không vì buộc phải tính toán giữa số tiền thu được từ việc cho vay với các chi phí liên quan trong trường hợp khách hàng có nhu cầu tiền mặt cao bất thường: Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường thì ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiểu cho phép vì nếu thiếu tiền mặt họ có thể vay từ NHNN mà không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào. Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các ngân hàng thương mại không thể để cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép, thậm chí phải dự trữ thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ NHNN với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía khách hàng. NHTW có thể thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay, thông qua đó điều chỉnh lượng tiền cơ sở. Khi lượng tiền cơ sở thay đổi, thì lượng cung tiền cũng thay đổi theo. khi lãi suất chiết khấu tăng sẽ làm cho lượng tiền mà các ngân hàng thu được từ việc NHTW chiết khấu các chứng từ có giá giảm xuống, khả năng cho vay của các ngân hàng giảm sút làm tổng cung tiền giảm Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc NHTW thường quy định các ngân hàng phải gửi một phần tài sản tại chỗ mình. Khi cần triển khai chính sách tiền tệ, cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi quy định về mức gửi tài sản đó. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt, thường là từ NHNN để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Nếu mức gửi tăng lên như khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thì lượng tiền mà các ngân hàng còn nắm giữ sẽ giảm đi. Do đó, tiền cơ sở giảm đi,và lượng cung tiền trên thị trường cũng giảm đi. Công cụ mang tính chất hành chính này ngày nay ít được sử dụng ở các nền kinh tế thị trường phát triển. Tiến hành các nghiệp vụ thị trường mở NHTW khi mua vào các loại công trái và giấy tờ có giá khác của Nhà nước đã làm tăng lượng tiền cơ sở. Hoặc khi bán ra các giấy tờ có giá đó sẽ làm giảm lượng tiền cơ sở. NHTW có thể điều chỉnh được lượng cung tiền. Khi ngân hàng trung ương đem chứng khoán ra thị trường mở để bán nó thu tiền hay séc về, cho nên: Giảm lượng cung tiền mặt trong lưu thông từ đó giảm khả năng cho vay của các ngân hàng trung gian. Khi ngân hàng trung gian mua chứng khoán của ngân hàng trung ương thì dự trữ tiền của nó sẽ giảm xuống và khả năng cung ứng tiền của nó bị thắt chặt. Lượng chứng khoán tăng lên, chứng khoán trở nên thừa và giá của nó sẽ giảm xuống, lãi suất của nó sẽ tăng lên. Lãi suất chứng khoán tăng lên buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất để tránh tình trạng người dân rút tiền ra khỏi ngân hàng để đầu tư vào chứng khoán. Lãi suất ngân hàng tăng làm lượng tiền cung ứng giảm và do đó tiền trở nên khan hiếm, do đó tỉ giá và giá cả hàng hóa giảm xuống. Và ngược lại khi ngân hàng trung ương ra thị trường mở để mua chứng khoán. Như vậy khi ngân hàng trung ương thực hiện nghiệp vụ bán, nó thắt chặt cung ứng tiền, tăng lãi suất, giảm tỉ giá và giá cả hạ xuống và ngược lại khi thực hiện nghiệp vụ mua. CHƯƠNG II CÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA NHNN VIỆT NAM TỪ 2005 ĐẾN NAY 2.1 Những vấn đề cơ bản về tỷ giá hối đoái 2.1.1 Tỷ giá hối đoái Hầu hết mỗi quốc gia hay một nhóm quốc gia liên kết (như liên minh Châu Âu) đều có đồng tiền riêng của mình. Việt nam có tiền đồng (VNĐ) Trung quốc có Nhân dân tệ (CNY), Mỹ có Dollar (USD). Mối liên hệ kinh tế giữa các nước, các nhóm nước với nhau mà trước hết là quan hệ mua bán trao đổi đầu tư dẫn đến việc cần có sự trao đổi đồng tiền của các nước khác nhau với nhau, đông tiền này đổi lấy đồng tiền kia, từ đó ta có thể nói rằng: tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệ của một nước khác. Thông thường, thuật ngữ "Tỷ giá hối đoái" được ngầm hiểu là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ, tuy nhiên ở Mỹ và Anh được sử dụng theo nghĩa ngược lại: số lượng đơn vị ngoại tệ cần thiết để mua một đồng USD hoặc đồng bảng Anh; ví dụ: ở Mỹ 0,8 xu/USD. 2.1.2 Các loại tỷ giá Có rất nhiều loại tỷ giá khác nhau tùy thuộc vào từng tiêu thức phân loại khác nhau. Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái bao gồm - Tỷ giá chính thức :Là một loại tỷ giá do ngân hàng trung ương của mỗi nước công bố. Tỷ giá hối đoái này được công bố hàng ngày vào đầu giờ làm việc của ngân hàng trung ương. Dựa vào tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi. Ở một số nước như Pháp tỷ giá hối đoái chính thức được ấn định thông qua nhiều giao dịch vào thời điểm xác định trong ngày. - Tỷ giá kinh doanh: Là tỷ giá dùng để kinh doanh mua bán ngoại tệ. Tỷ giá này do các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng đưa ra. Cơ sở xác định tỷ giá này là tỷ giá chính thức do ngân hàng trung ương công bố xem xét đến các yếu tố liên quan trực tiếp đến kinh doanh như: quan hệ cung cầu ngoại tệ, tỷ suất lợi nhuận, tâm lý của người giao dịch đối với ngoại tệ cần mua hoặc bán. Tỷ giá kinh doanh bao gồm tỷ giá mua, tỷ giá bán. - Tỷ giá chợ đen: Tỷ giá được hình thành bên ngoài thị trường ngoại tệ chính thức. Căn cứ vào tiêu thức thời điểm thanh toán -Tỷ giá giao nhận ngay là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại tệ được thực hiện ngay trong ngày hôm đó hoặc một vài ngày sau. Loại tỷ giá này do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biểu độ do Ngân hàng nhà nước quy định. Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo sau ngày cam kết mua bán. - Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của ngân hàng nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng.Thường là giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại tệ được thực hiện theo hợp đồng (1,3,6 tháng…) - Tỷ giá mở cửa: Tỷ giá mua bán ngoại tệ của chuyến giao dịch đầu tiên trong ngày. - Tỷ giá đóng cửa: Tỷ giá mua bán ngoại tệ của hợp đồng ký kết cuối cùng trong ngày. Căn cứ vào tiêu thức giá trị của tỷ giá: Tỷ giá được chia thành tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực. - Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được yết và có thể trao đổi giữa hai đồng tiền mà không đề cập đến tương quan sức mua giữa chúng. - Tỷ giá thực là tỷ giá đã được điều chỉnh theo sự thay đổi trong tương quan giá cả của nước có đồng tiền yết giá và giá cả hàng hóa của nước có đồng tiền định giá. Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối, tỷ giá được phân thành hai loại: - Tỷ giá điện hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Đây là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác. - Tỷ giá thư hối là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá được chia ra làm 5 loại - Tỷ giá séc là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ - Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả tiền ngay bằng ngoại tệ. - Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ. - Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá mua bán ngoại hối bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng. - Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá mua bán ngoại hối được thanh toán bằng tiền mặt. 2.1.3 Tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế Tỷ giá hối đoái giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế của một quốc gia cũng như các quan hệ quốc tế thông qua việc phản ánh tương quan giá trị đồng tiền của các nước khác nhau. Vì là một loại giá đặc biệt, giá của đồng tiền nên tác động của nó đến các mặt khác nhau của đời sống kinh tế xã hội trên phạm vi rất rộng. Nó có thể làm tăng, giảm, mở rộng hay thu hẹp các hoạt động kinh tế đối ngoại, trước hết là các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ. Qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế đối nội như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tính cân bằng hay bội thu, bội chi của cán cân thanh toán quốc tế, tính thay đổi hay ổn định của chỉ số lạm phát, sức mua đối nội, đối ngoại của đồng tiền quốc gia. Tuỳ vào tính hợp lý hay không hợp lý của hệ thống tỷ giá mà hiệu ứng tác động của nó đến đời sống xã hội là tích cực, lành mạnh hay là tiêu cực và suy yếu. è Tác động của tỷ giá hối đoái tới hoạt động xuất nhập khẩu Diễn biến tăng, giảm của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu thông qua giá cả. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá hàng xuất nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Dưới đây là khái quát về ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tăng đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Đối với hoạt động xuất khẩu, trong trường hợp các điều kiện khác được giữ nguyên, khi tỷ giá hối đoái tăng, có nghĩa là số đơn vị tiền tệ trong nước đổi lấy một đơn vị ngoại tệ tăng (còn gọi là đồng tiền nội tệ mất giá). Tỷ giá tăng có lợi cho xuất khẩu, vì giá xuất khẩu của hàng hoá và dịch vụ của nước đó sẽ giảm đi tương đối ở nước ngoài (với giả định giá cả hàng hoá, dịch vụ đó ở trong nước không đổi), do đó sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu của nước đó. Cũng vậy, tỷ giá hối đoái tăng sẽ kích thích xuất khẩu vì các nhà xuất khẩu nội địa được hưởng lợi thông qua chênh lệch tỷ giá hối đoái (khi họ vẫn giữ nguyên giá hàng xuất khẩu tính theo ngoại tệ). Ví dụ: Tỷ giá hối đoái giữa USD và VND là USD/VND = 15.000 Giả sử một hàng hoá A xuất khẩu sang Mỹ với giá 1 USD, hay đổi ra nội tệ là 15.000 VND. Khi đó nếu tỷ giá hối đoái tăng lên 1 USD = 16.000 thì với mức giá nội tệ không đổi là 15.000 VND, hàng hoá đó xuất khẩu sang Mỹ sẽ chỉ có giá: 15.000/16.000 ~ 0,9375 USD – rẻ hơn so với mức giá thị trường thông thường là 1 USD. Giá cả hàng hoá giảm làm tăng khả năng cạnh tranh về giá so với các hàng hoá tương tự ở thị trường Mỹ. Kết quả là các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam có thể tăng doanh số bán hàng xuất khẩu của mình ở thị trường nước ngoài. Nếu vẫn bán với mức giá thị trường quốc tế thì với mỗi đơn vị hàng hoá A doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thu thêm một khoản lợi nhuận là 1.000 VND. Đối với hoạt động nhập khẩu thì ngược lại. Khi tỷ giá hối đoái tăng, giá cả hàng hoá nhập khẩu vào thị trường nội địa trở nên đắt tương đối. Kết quả là hoạt động nhập khẩu bị hạn chế vì lợi nhuận của các doanh nghiệp nhập khẩu giảm: họ mua hàng từ thị trường nước ngoài với giá không đổi và phải bán hàng nhập khẩu trong nước với giá rẻ hơn (với giả thiết là mức giá nhập khẩu không thay đổi). Dựa trên cơ chế ảnh hưởng này của tỷ giá hối đoái các nước thường áp dụng chính sách phá giá hối đoái để thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế việc nhập khẩu những mặt hàng không thuộc diện khuyến khích của Nhà nước. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái tăng cao cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy phải tuỳ thuộc vào chiến lược kinh tế của quốc gia trong từng giai đoạn mà áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, tức là đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ, thì giá hàng hoá nội địa tính ra ngoại tệ sẽ trở nên đắt hơn, do đó các nhà xuất khẩu sẽ gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thế giới. Hiệu quả kinh tế đạt được trong thời kỳ này bị giảm sút bởi sự thu hẹp của các ngành xuất khẩu. Mặt khác, do giá cả hàng hoá nhập khẩu tính bằng đồng nội tệ trở nên rẻ hơn trên thị trường nội địa, nhập khẩu sẽ được khuyến khích, mở rộng cạnh tranh với hàng hoá được sản xuất trong nước. Tình hình này có xu hướng làm cho cán cân thương mại bị thiếu hụt mà khi nhu cầu về ngoại tệ để nhập khẩu vượt quá thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu đem lại. Sản xuất trong nước có khả năng bị thu hẹp, nhất là các ngành sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu. Nạn thất nghiệp sẽ gia tăng cùng với xu hướng suy giảm sản lượng trong nước. Như vậy cả trạng thái cân đối bên trong và cân đối bên ngoài của nền kinh tế sẽ trở nên xấu đi. è Tác động của tỷ giá hối đoái đối với đầu tư và tín dụng quốc tế Đầu tư quốc tế Đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): tỷ giá hối đoái tác động tới giá trị phần vốn mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư hoặc góp vốn liên doanh tính theo đồng tiền của nước nhận đầu tư. Bên cạnh đó, tỷ giá còn tác động tới khoản lợi nhuận chuyển ra nước ngoài của nhà đầu tư và quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Vì vậy, những biến động của tỷ giá hối đoái ít nhiều có ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của phía đối tác nước ngoài. Đối với hoạt động đầu tư gián tiếp: Đây là loại hình đầu tư vào lĩnh vực mua bán, kinh doanh các loại chứng khoán có giá... Khi tỷ giá hối đoái thay đổi, nó sẽ tác động lên giá cả của các loại chứng khoán trên thị trường. Chẳng hạn, khi tỷ giá hối đoái tăng lên, các nhà đầu tư sẽ “đổ dồn” vào mua các loại chứng khoán niêm yết bằng đồng tiền lên giá đó để những biến động về tỷ giá ít ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái của một đồng tiền giảm tức là đồng tiền này mất giá so với ngoại tệ, các chủ đầu tư sẽ “bán tháo” các chứng khoán niêm yết bằng đồng tiền xuống giá để mua các loại chứng khoán đang có giá trên thị trường hoặc chuyển sang hình thức đầu tư khác. Và nếu điều này xảy ra thì tác động tiêu cực của nó tới nền kinh tế sẽ là không nhỏ, đặc biệt ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển. Tín dụng quốc tế Tín dụng quốc tế có thể hiểu là việc chuyển quyền sử dụng vốn của chủ thể nước này sang cho chủ thể nước khác nhằm mục đích kinh doanh theo nguyên tắc hoàn trả, có kỳ hạn và được đền bù. Trong tín dụng quốc tế, những biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới cả phía người cho vay và người đi vay. Đối với người nước ngoài cho vay bằng ngoại tệ, tỷ giá hối đoái giảm sẽ làm giảm giá trị khoản tiền cho vay và tiền lãi thu về so với mức đáng lẽ họ được hưởng nếu tỷ giá không biến động như vậy. Ngược lại, khi tỷ giá tăng lên người cho vay sẽ được lợi từ sự gia tăng của giá trị khoản vốn cho vay và tiền lãi thực tế thu được. Đối với người đi vay, khi tỷ giá của ngoại tệ (đồng tiền được vay) tăng lên thì giá trị khoản nợ và tiền lãi (tính ra đồng nội tệ) phải trả đương nhiên tăng theo. Trong trường hợp này, họ thường có xu hướng muốn chuyển các tài khoản của họ ở ngân hàng sang tài khoản ngoại tệ lên giá đó để bảo toàn lượng tiền có được trước những biến động tiếp theo của tỷ giá. Nếu điều này xảy ra thì cầu ngoại tệ sẽ tăng lên - đẩy tỷ giá tiếp tục lên cao. Như vậy, những biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế đất nước. Và với tư cách là một công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của Chính phủ, tỷ giá hối đoái có vai trò đặc biệt trong việc thực hiện các mục tiêu sau đây: Thứ nhất: Ổn định giá trị đồng tiền, nâng cao uy tín của đồng tiền quốc gia và bảo đảm vấn đề chủ quyền tiền tệ. Thứ hai: Khuyến khích xuất khẩu, trên cơ sở đó tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, giảm dần thâm hụt cán cân thương mại, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Thứ ba: Hạn chế nhập khẩu để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Thứ tư: Tạo môi trường đầu tư ổn định, hấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChính sách tiền tệ của NHTW và cách điều hành tỷ giá hối đoái của NHNN Việt Nam từ 2005 đến nay.doc
Tài liệu liên quan