Đề tài Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó đến thương mại Trung Quốc và thương mại thế giới

Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà kinh tế và đầu tư đã chờ đợi Trung Quốc thức giấc mặc dù có e ngại về dân số quá lớn của nước này nhưng lại rất thèm khát thị trường rộng lớn của nó. Cuối cùng thì Trung Quốc cũng đã tỉnh giấc. Sau nhiều năm kể từ năm 1994, với việc cố định đồng NDT vào USD với tỷ giá 1USD = 8.3 NDT thì tỷ giá đồng NDT tương đối có lợi so với các đồng tiền mạnh khác, cỗ máy xuất khẩu của Trung Quốc đã phát huy hết công suất.

Nền kinh tế Trung Quốc đang có bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, Trung Quốc luôn đạt tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 8%/ năm ( mức tăng trưởng cao nhất thế giới). Trong 6 tháng đầu năm 2003, GDP của Trung Quốc đã tăng 5,2%, một kỷ lục so với tình hình chung của Châu á và thế giới.

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó đến thương mại Trung Quốc và thương mại thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình thức chủ yếu sau: * Thứ nhất, Chính phủ can thiệp vào thương mại quốc tế:biện pháp này nhằm khuyến khích xuất khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu .Để khuyến khích xuất khẩu chính phủ tiến hành trợ cấp xuất khẩu làm cho giá thành sản phẩm rẻ hơn giá sản phẩm cùng loại trên thị trường, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá nước mình trên thị trường thế giới ,tăng kim ngạch xuất khẩu thu về được nhiều ngoại tệ hơn vì vậy nhu cầu đồng nội tệ sẽ tăng lên và đồng nội tệ lên giá. Để hạn chế nhập khẩu chính phủ có thể sử dụng thuế nhập khẩu cao hoặc hạn ngạch để làm giảm nhu cầu hàng hoá nhập khẩu từ đó nhu cầu ngoại tệ cũng bị giảm sút và đồng nội tệ tăng giá. *Thứ hai, chính phủ can thiệp vào dòng đầu tư quốc tế bằng các biện pháp như cấm đầu tư ra nước ngoài ,đánh thuế thu nhập lợi tức của công dân nước mình ở nước ngoài hoặc công dân nước ngoài ở nước mình nhằm làm giảm cầu hoặc cung ngoại tệ tuỳ theo mục tiêu của chính phủ *Thứ ba, biện pháp can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua hoặc bán các đồng tiền trên thị trường ngoại hối để đạt được các mục tiêu đã đề ra Ngoài ra tỷ giá hối đoái còn chịu tác động của nhiều nhân tố như khủng hoảng , chính trị , các quyết sách của chính phủ… 1.1.5 Các chế độ tỷ giá hối đoái 1.1.5.1 Chế độ bản vị vàng Chế độ này lấy vàng làm vật ngang giá chung. Tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng của các đồng tiềnvới nhau gọi là ngang giá vàng. Đây là một chế độ ổn định, tiền tệ không bị mất giá, tỷ giá được xác định thông qua nội dung vàng của nó và được tự do chuyển đổi ra vàng. Nó có khả năng điều tiết lưu thông một cách tự phát mà không cần sự can thiệp của chính phủ. Tuy nhiên do lượng tiền phát hành chỉ được phép bằng số vàng mà quốc gia có cho nên chế độ này đã kìm hãm sự phát triển khi mà quy mô của các nền kinh tế trở nên lớn hơn vì vậy chế độ này đã sụp đổ khi thế chiến thứ nhất xảy ra và nhất là sau cuộc khủng hoảng 1929-1933. 1.1.5.2 Chế độ tỷ giá cố định BrettonWoods Năm 1944 chế độ tỷ giá cố định được thành lập cùng với các định chế tài chính như: ngân hàng thế giới(WB), quỹ tiền tệ quốc tế(IMF). Trong chế độ này tỷ giá hối đoái chính thức của các nước được hình thành trên cơ sở so sánh với hàm lượng vàng chính thức của USD và không được phép biến động quá +(-)1% so với tỷ giá chính thức đăng kí tại IMF. Các ngân hàng trung ương phải can thiệp để giữ cho tỷ giá thị trường không biến động quá 1% so với tỷ giá chính thức. Về nguyên tắc chế độ này vẫn coi vàng làm bản vị, tỷ giá giữa các đồng tiền dựa trên cơ sở so sánh nội dung vàng của các đồng tiền và đồng USD đóng vai trò là cầu nối cho toàn bộ hệ thống này. Hệ thống này đã tạo sự ổn định trên thị trường ngoại hối và tạo điều kiện cho sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường thế giới diễn ra nhịp nhàng. Tuy nhiên hệ thống này có nhiều hạn chế: Dự trữ không tương xứng: trong những năm 50-60 có nhiều vấn đề tiền tệ lớn đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải mua bán khối lượng lớn USD để duy trì tỷ giá chính thức tuy nhiên dự trữ vàng và USD không đủ đáp ứng Tăng trưởng xuất nhập khẩu và sự khác biệt về tỷ lệ lạm phát giữa các nước làm xuất hiện nhu cầu điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái theo hướng lâu dài Hoạt động đầu cơ tiền tệ làm biến động mạnh tỷ giá hối đoái buộc các ngân hàng trung ương phải can thiệp bằng lượng ngoại tệ lớn Sự mất giá liên tục USD làm cho nạn đầu cơ tiền tệ trên thị trường quốc tế tăng lên và lạm phát diễn ra ở nhiều quốc gia Năm 1973 Mĩ buộc phải phá giá đồng USD lần thứ hai để cứu nguy cho nạn lạm phát ở nhiều quốc gia làm cho chế độ này hoàn toàn sụp đổ 1.1.5.3. Chế độ tỷ giá thả nổi Trong chế độ này, tỷ giá không chịu sự ràng buộc của chính phủ mà được tự do hình thành theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối. Trong chế độ này việc thay đổi mức cung cầu ngoại hối sẽ tác động đến cán cân thanh toán quốc tế và mức dự trữ ngoại tệ của quốc gia do đó sẽ ảnh hưởng đến cơ sở tiền tệ. Trong chế độ này giá trị thực của các loại tiền tệ được xác định dễ dàng hơn vì cầu là công khai đối với cung, nó cũng phản ánh chính xác hơn sức mạnh kinh tế của các quốc gia.Vì vậy chế độ này làm cân bằng cung cầu ngoại hối bằng cách thay đổi tỷ giá chứ không phải bằng cách thay đổi mức dự trữ ngoaị tệ, làm cho cơ sở tiền tệ không bị tác động bởi đồng ngoại tệ. Chế độ này có hai hình thái : Chế độ thả nổi tự do: là chế độ mà tỷ giá hối đoái hoàn toàn do cung cầu ngoại hối quyết định,chính phủ không có bất kì sự can thiệp nào. Đốivới các nước có thị trường ngoại hối tương đối hoàn chỉnh thì việc chính phủ thả nổi tỷ giá hối đoái có tác dụng tốt trong việc để quan hệ cung cầu tự điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế. Ngược lại với những nước kém phát triển thì thường chọn chế độ thả nổi có quản lý. Trên thực tế không có thị trường hoàn hảo nên càng không có chế độ thả nổi tự do hoàn toàn Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý: là chế độ mà tỷ giá hối đoái vừa do thị trường quyết định vừa có sự can thiệp của nhà nước nhằm đạt được "tỷ giá mục tiêu" của quốc gia. Các nước có cán cân thanh toán thặng dư thường bán đồng tiền của mình trên thị trường ngoại hối và thu được dự trữ quốc tế để giữ hoặc giảm giá trị đồng tiền của mình. Các nước bị thâm hụt thì thường mua tiền của mình trên thị trường ngoại hối và giảm dự trữ quốc tế để giữ hoặc nâng cao giá trị đồng tiền của mình. Tóm lại, chế độ này có tác dụng tích cực là ngăn chặn những thay đổi lớn của tỷ giá, làm cho các thành phần kinh tế thuận lợi hơn trong hoạt động xuất nhập khẩu, có tác dụng lớn với nền kinh tế quốc gia. 1.1.6 Tác động của tỷ giá hối đoái đến các quan hệ kinh tế quốc tế 1.1.6.1 Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động đầu tư quốc tế Khi tỷ giá hối đoái tăng lên tức là đồng nội tệ bị giảm giá sẽ khuyến khích đầu tư ra nước ngoài (xuất khẩu tư bản) và cũng khuyến khích FDI vào trong nước (nhập khẩu tư bản), trường hợp ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm xuống Về vấn đề nợ nước ngoài: khi tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ làm tăng giá trị của các khoản nợ tính bằng ngoại tệ và làm giảm giá trị các khoản nợ tính bằng đồng nội tệ. Còn khi tỷ giá hối đoái giảm xuống thì vấn đề sẽ đảo ngược 1.1.6.2 Tác động đến thương mại quốc tế Khi tỷ giá hối đoái tăng lên đồng nội tệ giảm giá sẽ khuyến khích hoạt động xuất khẩu, đồng thời hạn chế hoạt động nhập khẩu bởi vì cùng một lượng ngoại tệ thu được sẽ đổi được nhiều đồng nội tệ hơn trong khi các chi phí sản xuất hầu như không đổi. Còn khi tỷ giá hối đoái giảm thì sẽ khuyến khích hoạt động nhập khẩu và hạn chế hoạt động xuất khẩu 1.1.7 Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái Để tạo được sự ổn định cần thiết cho phát triển kinh tế, chính phủ các quốc gia có thể điều chỉnh tỷ giá hối đoái để tạo được một tỷ giá phù hợp thông qua các biện pháp như : 1.1.7.1 Chính sách chiết khấu Là chính sách của ngân hàng trung ương dùng để thay đổi tỷ suất chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức nguy hiểm thì ngân hàng trung ương sẽ nâng tỷ suất chiết khấu lên để nâng lãi suất thị trường lên từ đó hút vốn ngắn hạn vào trong nước, làm tăng cung tiền ngoại tệ và làm giảm tỷ giá hối đoái. Chính sách này chỉ có ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với tỷ giá hối đoái vì giữa tỷ giá và lãi suất không có quan hệ nhân quả. Để thực hiện được chính sách này thì đòi hỏi phải có sự ổn định về kinh tế, chính trị, và tiền tệ trong nước. 1.1.7.2. Chính sách hối đoái ( chính sách thị trường mở) Là biện pháp tác động trực tiếp vào tỷ giá hối đoái bằng các hoạt động nghiệp vụ trực tiếp mua hoặc bán ngoại hối của ngân hàng trung ương hay các cơ quan ngoại hối nhà nước để điều chỉnh tỷ giá hối đoái Để thực hiện được chính sách này đòi hỏi ngân hàng trung ương phải có dự trữ ngoại hối lớn. 1.1.7.3. Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái Đây là 1 hình thái của chính sách hối đoái nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoại hối để đối phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái thông qua các chính sách hoạt động công khai trên thị trường Tác dụng của quỹ này là có hạn vì một khi đã bị khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng ngoại hối thì lượng dự trữ của quỹ cũng giảm đi và không đủ sức điều tiết tỷ giá. Nó chỉ có tác dụng khi khủng hoảng ngoại hối ít nghiêm trọng và có nguồn tín dụng quốc tế hỗ trợ 1.1.7.4. Phá giá tiền tệ ( Devaluation) Khi xảy ra khủng hoảng ngoại hối nghiêm trọng, sức mua của đồng tiền giảm sút mạnh và không thể đại biểu cho sức mua danh nghĩa của chính nó thì vấn đề xác định lại tỷ giá hối đoái là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, phá giá tiền tệ lúc nào, mức độ ra sao là phụ thuộc vào mục đích kinh tế và chính trị của các quốc gia. Đây là chính sách kinh tế, tài chính của nhà nước để tác động đến tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế. Biện pháp này là sự đánh tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, thấp hơn sức mua thực tế của nó. Chính sách này có thể có những tác dụng sau: - Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu vì vậy góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế - Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế xuất khẩu vốn ra nước ngoài, làm tăng cung ngoại hối, giảm nhu cầu ngoại hối và giảm tỷ giá - Khuyến khcích du lịch quốc tế vào trong nước, làm giảm căn thẳng cung - cầu ngoại tệ - Cướp không một phần giá trị thực tế của những ai nắm đồng tiền bị phá giá trong tay Tuy nhiên tác dụng cải thiện cán cân thương mại có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của nước tiến hành phá giá cũng như năng lực cạnh tranh của hàng hoá của quốc gia đó. 1.1.7.5. Nâng giá tiền tệ ( Revaluation) Là biện pháp nâng sức mua của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ, cao hơn sức mua thực của nó Tác động của nó đến hoạt động ngoại thương thì ngược lại so với phá giá tiền tệ. Biện pháp này thường xảy ra do áp lực của nước cải thiện tình hình cán cân thanh toán và cán cân thương mại của họ. 1.2. Tác động của tỷ giá hối đoái đến thương mại Tỷ giá hối đoái có tác động hai mặt đến hoạt động thương mại của mỗi quốc gia. - Khi tỷ giá hối đoái tăng lên tức là đồng nội tệ bị giảm giá so với đồng nội tệ sẽ có tác động bất lợi cho nhập khẩu nhưng lại có lợi cho xuất khẩu. Ví dụ: Trước đây: 1USD = 15000VND Hại tại: 1USD = 15550 VND Trong trường hợp này tỷ giá tăng lên có tác dụng khuyến khích xuất khẩu vì cùng một lượng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu có thể đổi được nhiều đồng nội tệ hơn. Mặt khác do chi phí sản xuất hầu như không đổi nên làm cho hàng hoá xuất khẩu rẻ hơn tương đối làm tăng sức cạnh tranh trên thị trưoừng quốc tế. Tuy nhiên do tỷ giá hối đoái tăng làm cho giá của hàng nhập khẩu tăng lên tương ứng dẫn đến sự giảm sút nhập khẩu, có thể gây ra tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, gây khó khăn cho người tiêu dùng và các người sản xuất trong nước, nhất là những cơ sở sử dụng nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài. Đồng thời lượng ngoại tệ vào trong nước tăng lên làm tăng lượng dự trữ ngoại hối, tạo điều kiện ổn định cán cân thương mại quốc tế. - Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm đi tức là đồng nội tệ tăng gía sẽ khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu Ví dụ: Trước đây: 1 USD = 115 JPY Hiện nay: 1 USD = 109 JPY Trong trường hợp này, cùng một lượng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu sẽ đổi được ít đồng nội tệ hơn. Điều này gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu, hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của quốc gia trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đây lại là thời cơ tốt cho các nhà nhập khẩu, nhất là nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước. Mặt khác, lượng ngoại tệ chảy vào trong nước giảm đi, lượng ngoại tệ dự trữ bị giảm dần vì khuynh hướng nhập khẩu để thu lợi có thể tạo ra tình trạng mất cân đối cán cân thương mại quốc tế. Chương 2: chính sách tỷ giá hiện tại của Trung Quốc 2.1. Nội dung của chính sách tỷ giá hiện tại của Trung Quốc Khi cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á xảy ra ( thời kỳ tháng 7 năm 1997), hàng loạt các nền kinh tế Châu á bị chao đảo. Lúc này Trung Quốc được coi như thành luỹ cuối cùng ngăn chặn những diễn biến xấu của cuộc khủng hoảng. Vấn đề duy trì hay phá giá đồng NDT được đưa ra thảo luận rất nhiều. Tuy nhiên bằng những cố gắng của mình, Trung Quốc đã duy trì ổn định tỷ giá đồng NDT bất chấp những áp lực suy giảm trong tăng trưởng xuất khẩu và kinh doanh ngày một lớn. Thực tế, việc xác định và điều hành chính sách tỷ giá hối đoái đã tạo khả năng giảm sốc cho nền kinh tế Trung Quốc trước những tấn công của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực. Tương tự như Việt Nam, Trung Quốc cũng đã từng tồn tại chính sách tỷ giá cố định và chính sách đa tỷ giá nhưng không hoàn toàn tuân theo đúng những nguyên tắc của chế độ tỷ giá cố định. Thực chất của chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá trong giai đoạn này ở Trung Quốc nói riêng và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung đã xoá nhoà những tín hiệu của thị trường. Các yếu tố thị trường như quan hệ cung cầu ngoại hối, những yếu tố tác động đến tỷ giá và thị trương ngoại hối chỉ tồn tại có tính hình thức hoặc không tồn tại. Hoạt động xuất nhập khẩu được tiến hành thụ động do sự can thiệp sâu của nhà nước vào mọi quá trình. Chính cơ chế này đã góp phần đẩy Trung Quốc rơi vào vòng suy thoái kinh tế sâu sắc ( những năm 1979-1980). Để đưa đất nước khỏi vòng suythoái, từ năm 1979, Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành cải ổ chính sách tỷ giá mà bước đầu tiên là để cho tỷ giá ấn định trước đẩy theo sát thị trường. Thực tế là Trung Quốc đã liên tục điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa theo hướng giảm giá đồng NDT cho phù hợp với sức mua của đồng tiền. Bảng 1: Diễn biến tỷ giá USD/NDT thời kỳ 1978-1990 Năm Chỉ tiêu 1978 1980 1982 1984 1986 1988 1990 Tỷ giá cuối năm 1,577 1,53 1,922 2,795 3,722 3,722 5,222 Tỷ giá trung bình năm 1,683 1,498 1,892 2,32 3,453 3,722 4,783 Nguồn: tạp chí thương mại số 7 năm 2000 Chính sách tỷ giá của Trung Quốc thời kỳ này đã giúp cho Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thanh toán, cán cân thương mại và làm tăng dự trữ ngoại tệ. Những năm đầu thập kỷ 90, tỷ giá danh nghĩa USD/NDT được duy trì khá ổn định ở mức USD/NDT=5,2 đến 5,8. Bảng 2: Biến động của tỷ giá danh nghĩa USD/NDT những năm 1990-1993 Chỉ tiêu 1990 1991 1992 1993 Tỷ giá hối đoái cuối năm 5,222 5,434 5,752 5,8 Tỷ giá hối đoái trung bình năm 4,783 5,323 5,515 5,762 Cán cân thương mại ( triệu USD) 9165 8743 5183 -10654 Lạm phát của Trung Quốc 3,06 3,54 6,34 14,58 Lạm phát của Mỹ 5,4 4,4 4,4 2,4 Như vậy trong thời gian này, sự ổn định tỷ giá theo hướng cố định tương đối trong điều kiện lạm phát tiếp tục gia tăng đã có tác động xấu đến cán cân thương mại, ngăn cản xuất khẩu ( nhấp siêu) chứng tỏ đồng NDT có khả năng bị đánh giá cao hơn sức mua thực tế . Thời kỳ 1985-1994, Trung Quốc đã tạo nhiều "cú sốc tỷ giá", đồng NDT liên tục bị phá giá Bảng 3: Mức phá giá tiền tệ của Trung Quốc từ 1985-1994 Thời gian Tỷ giá Mức phá giá(%) 30/1/1985 2,9-3,2 14,3 5/7/1986 3,7 15,6 12/1989 4,7 27 17/11/1990 5,2 11,1 1/1/1994 8,7 30 Nguồn: Nghiên cứu Trung Quốc số 3 năm 2001 Chính phủ Trung Quốc đã quyết định thực hiện chính sách tỷ giá mới. Ngày 1/1/1994, đồng NDT đã bị phá giá mạnh từ 1USD = 5,8 NDT xuống 1USD = 8,7NDT ( 50%). Đây chính là sự kết hợp giữa việc điều chỉnh và phá giá đồng NDT trong chính sách tỷ giá của Trung Quốc, đồng thời Trung Quốc cũng xoá bỏ chế độ tỷ giá ấn định để chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Chính sách này đã có tác động tích cực đến nền kinh tế Trung Quốc nhất là trong hoạt động thương mại quốc tế. Bảng 4: Tình hình kinh tế Trung Quốc những năm 1994-1997 Năm Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ( tỷ USD) 236,73 280,9 289,9 325,05 Tốc độ tăng xuất nhập khẩu (%) 20,97 18,65 6,41 12,12 Tỷ giá hối đoái trung bình USD/NDT 8,6187 8,3514 8,3142 8,2898 Nguồn: Tạp chí thông tin kinh tế số 6 năm 2000 Để thực hiện được chính sách này, Trung Quốc đã thi hành hàng loạt biện pháp, đặc biệt trong thời gian diến ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. Trung Quốc đã tiến hành kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại hối, giảm nguy cơ đầu cơ, tăng dự trữ ngoại tệ. Đồng thời chính phủ cũng đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và kích cầu. Năm 1998, Trung Quốc đã 3 lần hạ lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, …Hiện nay, tỷ giá USD/NDT dao động từ 8,26-8,28. Để duy trì tỷ giá này, hàng ngày ngân hàng trung ương Trung Quốc phải bỏ NDT ra để mua vào khoảng 600 triệu USD. Với chính sách này, chính phủ Trung Quốc đản bảo cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế đông dân nhất hành tinh. 2.2. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc tới thương mại của Trung Quốc và thế giới 2.2.1. Đối với thương mại của Trung Quốc Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà kinh tế và đầu tư đã chờ đợi Trung Quốc thức giấc mặc dù có e ngại về dân số quá lớn của nước này nhưng lại rất thèm khát thị trường rộng lớn của nó. Cuối cùng thì Trung Quốc cũng đã tỉnh giấc. Sau nhiều năm kể từ năm 1994, với việc cố định đồng NDT vào USD với tỷ giá 1USD = 8.3 NDT thì tỷ giá đồng NDT tương đối có lợi so với các đồng tiền mạnh khác, cỗ máy xuất khẩu của Trung Quốc đã phát huy hết công suất. Nền kinh tế Trung Quốc đang có bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, Trung Quốc luôn đạt tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 8%/ năm ( mức tăng trưởng cao nhất thế giới). Trong 6 tháng đầu năm 2003, GDP của Trung Quốc đã tăng 5,2%, một kỷ lục so với tình hình chung của Châu á và thế giới. Bảng 5: Tình hình thương mại quốc tế Trung Quốc từ 1998-2000 Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Tốc độ tăng GDP(%) 7,8 7,1 7,0 xuất khẩu (tỷ USD) 181,8 191,9 210 Tốc độ tăng xuất khẩu (% năm trước) 0,5 5,5 10 nhập khẩu(tỷ USD) 138,3 161,4 180 Tốc độ tăng nhập khẩu (% năm trước) -1,7 16,7 11 Xuất siêu (tỷ USD) 43,5 30,5 30 Dự trữ ngoại tệ ( tỷ USD) 145 154,7 160 Nguồn: Nghiên cứu Trung Quốc số 4 năm 2002 Trung Quốc sử dụng chính sách tỷ giá khá linh hoạt và có thể nói là đã thành công khi dùng tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu. Nhiều năm qua, Trung Quốc luôn duy trì tình trạng xuất siêu. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đạt 325,57 tỷ USD trong khi nhập khẩu chỉ đạt mức 295,22 tỷ USD tức là xuất siêu 30,35 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng thương mại năm 2002 đã đạt 21,8%. Nếu cộng cả kim ngạch thương mại của Hồng Kông vào kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc thì Trung Quốc là quốc gia có kim ngạch thương mại lớn thứ 3 thế giới, sau Mỹ, Đức nhưng vượt qua Nhật. Năm 2001, Trung Quốc đã trở thành thành viên chính thức của WTO, thực sự bước vào một sân chơi lớn trong tư thế của một tay chơi lớn. Nhờ có những chính sách đúng đắn, trong đó vai trò không nhỏ là sự ổn định của chính sách tiền tệ, Trung Quốc đã thu hút được rất nhiều FDI, đặc biệt là của các công ty xuyên quốc gia. Hiện tại, hơn 400 trong số 500 công ty xuyên quốc gia đã có mặt tại thị trường Trung Quốc. Đến cuối tháng 6 năm 2003, Trung Quốc đã thu hút được 879 tỷ USD FDI ký kết, trong đó đã thực hiện là 478,221 tỷ USD. Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước thu hút FDI số 1 thế giới. Trong những năm qua, Trung Quốc cũng đã tạo được cho mình những thị trường lớn và ổn định như Mỹ, Nhật, EU, ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan và Nga. Được hậu thuẫn bới chính sách đồng tiền yếu, hàng hoá Trung Quốc rẻ tương đối so với các nước khác, đã thu hút được người tiêu dùng. Nếu như có tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu thì với nhập khẩu, do tỷ giá USD/NDT không phản ánh đúng thực tế, đồng NDT bị định giá thấp đã làm cản trở luồng hàng hoá vào Trung Quốc. Hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước và các sản phẩm công nghệ cao như ô tô, máy bay…Năm 2002, kim ngạch nhập khẩu đạt 295,22 tỷ USD còn 7 tháng đầu năm 2003 đạt 228,41 tỷ USD. Trong số đó, nhập khẩu ô tô chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2003, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh tác động tích cực đến tình hình thương mại của Trung Quốc, chính sách tỷ giá hối đoái hiện tại của Trung Quốc cũng tiềm ẩn những tác động tích cực đến thương mại của thế giới , đó là nguy cơ bùng nổ lạm phát. Hiện nay, đã có những dấu hiệu trong sự tăng giá của các tài sản, nhất là bất động sản có nguy cơ vượt khỏi tàm kiểm soát tại những trung tâm kinh tế lớn như Thượng hải, Thâm Quyến… 2.2.2. Tác động của chính sách tỷ giá của Trung Quốc tới thương mại của thế giới Sự ổn định có lợi của tỷ giá giữa NDT với các đồng tiền chủ chốt khác đã giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc, đe doạ nền sản xuất của Bỉ, EU, Nhật, Hàn Quốc, và hàng loạt các quốc gia khác. Theo nhận định của nhiều nhà kinh tế, đây là một trong những căn nguyên gây ra tình trạng giảm phát của hầu hết các nền kinh tế hàng đầu thế giới , là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp ở các quốc gia này. Điều này có thể thấy rõ trong số liệu quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và một số bạn hàng chủ chốt: - Từ tháng 5 năm 2002 đến cuối tháng 5 năm 2003, thâm hụt thương mại của Mỹ và Trung Quốc lên đến 110 tỷ USD, chiếm 1/4 tổng mức thâm hụt của Mỹ. Hiện nay, con số thâm hụt này đã tăng lên 27% so với cùng kỳ năm ngoái. - Với EU, tình hình này tương tự. Kể từ đầu năm đến nay, thâm hụt thương mại giữa Trung Quốc và EU lên đến 47 tỷ EURO ( 52 tỷ USD) Bảng 6: Số liệu xuất khẩu của Trung Quốc sang một số thị trường chủ yếu Đơn vị tính: % tỷ USD USA EU Japan ASEAN World China 1991 8.6 9.9 14.3 6.2 100.0(71.9) 1992 10.1 9.4 138 5.5 100.0(84.9) 1993 18.7 13.5 17.3 5.8 100.0(91.0) 1994 17.7 12.7 17.3 5.9 100.0(121.1) 1995 16.7 12.9 19.1 7.0 100.0(148.8) 1996 17.7 13.1 20.4 6.8 100.0(151.2) 1997 17.9 13.0 17.4 7.0 100.0(182.9) 1998* 20.7 15.3 16.2 6.0 100.0(183.7) 1999* 21.5 15.5 16.6 6.3 100.0(195.2) Nguồn: www.DEI.gov.vn Tuy nhiên Trung Quốc cũng được coi là động lực phát triển của nhiều nền kinh tế ở Châu á . Xuất khẩu của Châu á đang phục hồi chủ yếu là do nhu cầu cao từ Trung Quốc chứ không phải từ Mỹ. Với thị trường nội địa rộng lớn hơn 1,3 tỷ người và sự ổn định của chính sách tiền tệ, Trung Quốc đã và đang thu hút mạnh mẽ dòng vốn FDI và luồng hàng hoá khổng lồ vào nước này. Bảng 7: Mức tăng xuất nhập khẩu và thặng dư thương mại của Trung Quốc từ năm 1992 đến 2000 Đơn vị tính: tỷ đôla Năm Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Xuất khẩu 148,8 151,2 182,9 183,6 195,1 249,3 Nhập khẩu 129,1 138,9 142,2 140,3 165,8 206,1 Thặng dư thương mại 18,05 19,53 46,22 46,61 36,2 43,16 Nguồn: Nghiên cứu Trung Quốc số 4 năm 2000 Theo Xinhua ngày 20/08/2002, doanh thu nội địa 7 tháng đầu năm 2002 của Trung Quốc đạt 2568,3 tỷ NDT, tăng 8,6%. Các nhà máy của Trung Quốc đang sử dụng nguyên vật liệu và phụ liệu của các nước trong khu vực để sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ và các nước khác. Sự gia tăng xuất khẩu hàng hoá cuả Trung Quốc kéo theo sự gia tăng xuất khẩu của các nước Châu á, đặc biệt là vào Trung Quốc. Do khả năng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh nên Đài Loan mức tăng xuất khẩu 0,3% trong tháng 4/2002 so với cùng kỳ năm trước và lần đầu tiên sau 14 tháng kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan sang Hồng Kông ( thị trường trung gian giữa Đài Loan và Trung Quốc) tăng 7% lên 2,6 tỷ USD trong khi xuất khẩu sang Mỹ giảm 6,4% trong tháng 4. Kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ sang Singapo tăng 6,4% trong tháng 4, chấm dứt 1 tháng giảm, trong đó chủ yếu là do xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc tăng lên ( tăng 69%). Còn với Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc 3 tháng đầu năm 2002 tăng 5% trong khi xuất khẩu sang Mỹ giảm 7% và sang EU giảm 11% Còn tổ chức ngoại tệ Nhật ( JETRO) cho biết buôn bán giữa Nhật và Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2002 đạt mức kỷ lục 45,1 tỷ USD chủ yếu nhờ xuất khẩu của Nhật sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh, Trung Quốc là bạn hàng lớn thứ 2 của Nhật sau Mỹ. Qua các số liệu trên ta thấy rằng Trung Quốc đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế toàn câù nói chung và kinh tế Châu á nói riêng. Chương 3: Triển vọng thay đổi chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động có thể có của nó đối với hoạt động thương mại của Việt Nam 3.1. Triển vọng thay đổi chính sách tỷ giá của Trung Quốc Cuối thập kỷ 90, đông NDT chịu sức ép phá giá từ cuộc khủng hoảng châu á, còn ngày nay nó đang phải chịu sức ép tăng giá từ các nền kinh tế đầu tàu của thế giới như Mỹ, Nhật , EU. Hiện tại, theo các chuyên gia kinh tế thì đồng NDT bị đánh giá thấp khoảng 30% so với các đồng tiền khác. Tính đến hết tháng 6 năm 2003, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã đạt 346,5 tỷ USD tăng 60 tỷ so với đầu năm 2003, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm trước và đến hết tháng 9 là 360 tỷ USD đưa Trung Quốc trở thành nước có dự trữ ngoại tệ lớn thứ 2 thế giới sau Nhật. Theo Bộ thương mại Mỹ, hàng hoá Trung Quốc đã được bảo hộ gián tiếp thông qua tỷ giá thấp của đồng NDT. Người Mỹ còn đưa ra các số liệu từ 3 năm nay, các công ty Mỹ đã gặp rất nhiều khó khăn trước giá quá rẻ của hàng Trung Quốc, buộc phải giảm quy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc72248.doc
Tài liệu liên quan