Đề tài Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó tới thương mại Toàn cầu

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

a. Chính sách tỷ giá hối đoái là gì? 3

b. Các công cụ của chính sách tỷ giá hối đoái: 3

c. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến thương mại quốc tế: 4

2. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trong quá trình cải cách và chuyển đổi: 7

1. Thời kì chuyển từ tỷ giá cố định sang thả nổi theo sát với những diễn biến của tỷ giá thị trường: (1981-1993) 7

2. Thời kì phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ và thống nhất hai tỷ giá hướng tới một đồng Nhân dân tệ có khả năng chuyển đổi: (1994-1997) 8

3. Chính sách tỷ giá duy trì ổn định đồng NDT yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế cao và giảm những cú sốc từ bên ngoài (1997-2005). 9

4. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay 10

3. Phân tích tác động của chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay đến thương mại toàn cầu: 17

1. Mỹ: 17

2. EU: 26

3. NHẬT 32

4. ASEAN 40

4. Các rủi ro và thách thức mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt trong việc theo đuổi chính sách tỷ giá: 53

1. Rủi ro và thách thức: 53

2. Nhận định chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong những năm tới : 58

KẾT LUẬN 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6032 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó tới thương mại Toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất khẩu từ Mỹ sau khi Mỹ đánh thuế vào mặt hàng lốp và phụ thùng ô tô xuất khẩu từ Trung Quốc. Trong quan hệ với các nước khác, Trung Quốc đã dùng chính sách đối ngoại mềm dẻo thông qua việc sử dụng nguồn ODA cũng như các hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp khác để giảm bớt sự chỉ trích của các nước. Thứ ba, Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận sự chỉ trích của các đối tác thương mại để bảo vệ được trạng thái định giá thấp của RMB. Đầu năm 2010, các đối tác thương mại với Trung Quốc đã thống nhất lên tiếng yêu cầu Trung Quốc phải nâng giá RMB song Trung Quốc vẫn cố tìm mọi cách thức để tránh phải đáp ứng yêu cầu của các đối tác thương mại này. Đây là phương thức phản ứng của Trung Quốc nhằm tránh được những sai lầm của Nhật Bản trong quá khứ khi Nhật Bản việc phê chuẩn hiệp định Plaza Cord(1986) khi nhóm các nước G6 yêu cầu Nhật Bản phải nâng giá đồng Yên. Vào thời điểm đó, Nhật bản đã rất thành công trong việc đẩy mạnh xuất khẩu ra thế giới về các mặt hàng có thế mạnh như ô tô, hàng điện tử dân dụng…Các nước đã áp dụng nhiều biện pháp thương mại thông qua đàm phán như yêu cầu Nhật Bản áp dụng biện pháp thương mại thông qua đàm phán như yêu cầu Nhật Bản áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện…Cuối cùng, chính phủ Nhật Bản đã phải chấp nhận đề nghị này của các nước. Tuy nhiên, do đồng Yên lên giá mạnh từ 1USD = 320 JPY lên 1USD = 140 JPY, hàng hóa Nhật Bản trở nên kém cạnh tranh trên thị trường thế giới và nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái liên tục…Mặc dù điều kiện và đặc điểm của nền kinh tế Trung Quốc có những điểm khác nhau rất lớn so với nền kinh tế Nhật vào thời điểm đó tuy nhiên những kết cục tương tự vẫn có thể xảy ra nếu không có sự phòng ngừa cẩn thận. Thứ tư, Trung Quốc luôn tìm mọi biện pháp để đạt được mục tiêu đưa RMB thành đồng tiền mạnh và chủ chốt trong nền kinh tế thế giới. Mặc dù trong năm 2009, các nước thuộc nhóm G20 đã đề cập đến đồng tiền chủ chốt thay thế USD song cuối cùng USD vẫn giữ được vị trí đứng đầu của mình trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Mặc dù RMB chưa trở thành ngoại tệ mạnh song Trung Quốc vẫn luôn luôn đặt mục tiêu đưa RMB thành ngoại tệ mạnh trong nền kinh tế thế giới và hệ thống tiền tệ quốc tế. Trong quan hệ mậu dịch với các nước như Việt Nam, Lào, Mông Cổ, Nga…Trung Quốc đã mạnh dạn yêu cầu các nước thanh toán bằng RMB để tạo những bước đi trung gian phục vụ cho việc đưa RMB trở thành ngoại tệ tự do chuyển đổi. Hay nói cách khác đây là quá trình chuyển đổi cục bộ mang tính chất thử nghiệm RMB. Mặc dù uy tín quốc tế của RMB chưa cao song lâu dài, đây là đồng tiền có khả năng trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi gắn với vị thế thương mại và tài chính của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, việc định giá thấp đồng tiền có thể có những tác động ngược chiều đối với nền kinh tế Trung Quốc như làm giảm giá trị tương đối giá các loại tài sản trong nước hoặc gây tình trạng đầu cơ vàng, ngoại tệ hoặc các tài sản có khả năng sinh lợi cao như bất động sản…Việc đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc có thể gặp khó khăn khi đồng tiền trong nước giảm giá và có thể gây ra tình trạng lạm phát cao trong nước. Vấn đề là Trung Quốc đã chấp nhận sự trả giá nhất định trong chính sách tỷ giá hối đoái để đạt mục tiêu đặt ra trong những ràng buộc của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu. Phân tích tác động của chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay đến thương mại toàn cầu: Mỹ: Cán cân thương mại của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc Từ năm 1990-2010 Từ năm 1990-2010, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ngày càng tăng. 1990-1992: Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi. Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Mỹ thặng dư nhưng giảm dần từ 1,277 tỷ USD năm 1990 xuống còn 0,304 tỷ USD vào năm 1992. 1993-2007: Trung Quốc và Mỹ đã mở rộng quan hệ buôn bán. Mỹ cho rằng chính sách kìm giữ tỷ giá giao dịch trong một biên độ hẹp khoảng 8,3NDT/USD trong một thời gian dài đã giúp các nhà xuất khẩu Trung Quốc có được lợi thế cạnh tranh không công bằng trên thị trường thế giới ngay cả trên thị trường Mỹ, khiến nhiều việc làm trong khu vực sản xuất hàng xuất khẩu bị cắt giảm. Trong những năm vừa qua, do buôn bán bất lợi với Trung Quốc, Mỹ đã mất đi khoảng 2,6 triệu công ăn việc làm vì các cơ sở sản xuất ở Mỹ khó lòng cạnh tranh với chính sách về tỷ giá đối với hàng nhập của Trung Quốc. Trong giai đoạn này, thâm hụt thương mại của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc ngày càng nặng nề, từ 6,344 tỷ USD vào năm 1993 lên đến 163,183 tỷ USD vào năm 2007. 2008-2011: Trong năm 2008, đầu năm tỷ giá chính sách tỷ giá hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc đã có tác dụng: GDP của Trung Quốc đạt 4400 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt 2100 tỷ USD. Tổng kim ngạch XNK của Trung Quốc đạt 2.561,63 tỷ USD, tăng 17.8% so với năm 2007, đứng thứ 3 thế giới, trong đó: XK đạt 1.428,55 tỷ USD, tăng 17,2%. NK đạt 1.133,08 tỷ USD tăng 18,5%. Thặng dư thương mại đạt 295,47 tỷ USD, tăng 12,5% với trị giá 32,83 tỷ USD. Mỹ giữ vững vị trí là bạn hàng lớn thứ 2 của Trung Quốc với kim ngạch mậu dịch song phương đạt 334,509 tỷ USD, tăng 10,33% so với năm 2007. Cũng trong năm 2008, thâm hụt thương mại của Mỹ là 698,8 tỷ USD, trong đó, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đạt mức kỷ lục 171,063 tỷ USD. Một trong những nguyên nhân làm cho thâm hụt thương mại của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc trong năm này là do nền kinh tế bị suy thoái nên người dân Mỹ có nhu cầu về hàng giá rẻ, trong khi đó, đồng NDT của Trung Quốc được định giá thấp hơn thực tế từ 20-40% nên giá cả hàng hóa Trung Quốc đã đáp ứng được nhu cầu trên. Trong năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và Mỹ đạt: 329,922 tỷ USD, trong đó: Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ: 251,703 tỷ USD. Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ: 78,219 tỷ USD. Mỹ tiếp tục thâm hụt thương mại 173,484 tỷ USD trong quan hệ với Trung Quốc Năm 2010, nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu hồi phục nên việc Trung Quốc định giá thấp đồng NDT đã phát huy tác dụng rõ rệt: Thặng dư thương mại Trung Quốc là 183,1 tỷ USD. Thâm hụt thương mại của Mỹ ở mức 497,8 tỷ USD cao hơn mức 374,9 tỷ USD của năm trước nhưng thấp hơn năm 2008 với 698,8 tỷ USD. Trong đó, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc – nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, tăng lên đến 252,3 tỷ USD. Mỹ nợ 4000 tỷ USD tiền công phiếu sang nước ngoài, trong đó thuộc về Trung Quốc gần 900 tỷ USD. Bắc Kinh có tổng số dự trữ ngoại tệ là 2400 tỷ USD như vậy, cứ mỗi tháng, Trung Quốc lại kiếm được 30 tỷ USD nhờ vào nguồn dự trữ tệ. Quan điểm của Washington từ lâu vẫn là Bắc Kinh đang ghìm giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thực, nhằm thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, gây bất lợi cho hàng xuất khẩu của các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng, nếu tỷ giá Nhân dân tệ gia tăng, thì đó có thể là cách để tạo thêm khoảng nửa triệu việc làm nữa cho người Mỹ trong vòng 2 năm tới, mà không làm gia tăng nợ công hay thâm hụt ngân sách của Mỹ, đồng thời sẽ làm giảm thâm hụt thương mại Mỹ và bình ổn hệ thống kinh tế quốc tế. Mặc dù Trung Quốc gần đây đã tăng cường sự linh hoạt cho tỷ giá Nhân dân tệ và tỷ giá đồng tiền này so với USD cũng diễn biến theo chiều hướng tăng, Washington vẫn gia tăng sức ép với Bắc Kinh trong vấn đề tỷ giá. Thượng nghị sĩ bang New York Charles Schumer đe dọa nếu như đồng nhân dân tệ không tăng giá, thì tất cả hàng hóa của Trung Quốc đi vào thị trường Mỹ đều phải nộp thêm khoản thuế tỷ giá là 27,5% và Trung Quốc sẽ phải hứng chịu những đòn trả đũa mang tính chính sách của Mỹ. Ngoài ra, cũng trong tháng 3/2010, Mỹ ban bố "quốc sách xuất khẩu". Thay vì, mở rộng thị trường để nhập khẩu từ các nước và dùng đó làm lợi thế ngoại giao và an ninh, ngày nay Mỹ phải hạn chế nhập khẩu và đẩy bộ máy công quyền vào hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Đối mặt với những thách thức nghiêm trọng này, chính phủ Trung Quốc phản đối Chính phủ Mỹ lợi dụng tỷ giá đồng đôla Mỹ làm công cụ chiến lược đối phó với Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc còn đưa ra thông tin có khả năng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sẽ không tham dự “Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân” lần thứ nhất tại Oasinhton. Trong bối cảnh này, ngày 3-4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geiner bất ngờ đưa ra tuyên bố đối ngoại: trì hoãn việc công bố “Báo cáo tình hình chính sách tỷ giá ngoại hối”, vốn có kế hoạch công bố vào ngày 15/4/2010. Thế nhưng, một điều chắc chắn rằng xu thế chung Mỹ yêu cầu Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ sẽ không thay đổi. Về vấn đề Mỹ nóng vội như vậy trong việc gây sức ép Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ, hầu hết các học giả kinh tế Trung Quốc cho rằng ít nhất có bốn lý do lớn: Thứ nhất, nhìn từ mục tiêu ngắn hạn, Trung Quốc chỉ cần liên hệ đến kế hoạch của Mỹ do Chính quyền Obama đưa ra là tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu trong vòng 5 năm tới, cũng như sự phụ thuộc cao độ vào xuất khẩu trong quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ, thì đã có thể thấy việc các chính khách quan trọng của Mỹ gây sức ép với Trung Quốc, thị trường nhiều khả năng trở thành điểm đến xuất khẩu lớn nhất của hàng hóa Mỹ, yêu cầu Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ là rất rõ ràng. Thứ hai, cùng với suy thoái của kinh tế toàn cầu, con số thâm hụt tài chính khổng lồ của Mỹ cũng như tỷ lệ thất nghiệp trong nước Mỹ, khiến rất nhiều người Mỹ lo ngại về khoản trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc có trong tay. Một mặt người Mỹ lo ngại Trung Quốc bất ngờ giảm bớt lượng nắm giữ trái phiếu sẽ tạo ra đòn tấn công rất lớn đối với nền kinh tế Mỹ. Mặt khác cũng lo ngại sự gia tăng trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ trong tay sẽ khiến cho sự phụ thuộc tài chính của Mỹ vào Trung Quốc gia tăng. Vậy là gây sức ép để đồng nhân dân tệ tăng giá, khiến cho giá trị trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc có trong tay thu hẹp ở mức độ lớn, trở thành biện pháp chiến lược quan trọng để Mỹ giảm bớt nợ nần. Thứ ba, đồng nhân dân tệ đang tiến theo phương hướng thực hiện tự do chuyển đổi và trở thành đồng tiền quốc tế quan trọng, điều này không chỉ khiến cho nhu cầu của quốc tế đối với đồng đôla Mỹ giảm mạnh, mà khá nhiều nước có kim ngạch mậu dịch lớn với Trung Quốc, trong đó bao gồm ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga do ngày càng nhiều giao dịch thương mại được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, cho nên giảm bớt sự lệ thuộc vào đồng đôla Mỹ, từ đó khiến cho địa vị quốc tế của đồng đôla Mỹ, thực tế cũng chính là địa vị bá chủ toàn cầu của Mỹ chịu sự đe dọa nghiêm trọng. Vì thế, đối mặt với Trung Quốc ngày càng trỗi dây, kiên trì vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ, ép Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ, gây sức ép đốivới đồng nhân dân tệ, bảo vệ địa vị đồng tiền quốc tế của đồng đôla Mỹ, có thể nói là sự lựa chọn tất yếu của Mỹ. Thứ tư, giống như chuyên gia kinh tế nổi tiếng thế giới, Chủ tịch Morgan Stanley (Công ty dịch vụ tài chính toàn cầu, có trụ sở tại New York) khu vực châu Á Stephen S.Roach từng nói Bộ Tài chính Mỹ sở dĩ đưa ra “Báo cáo tỷ giá quốc tế” chủ yếu nhằm vào đồng nhân dân tệ của Trung Quốc chính là muốn để cho Mỹ có một công cụ thoái thác trách nhiệm. Chức năng lớn nhất của báo cáo này là khiến cho Mỹ có thể tiếp tục phủ nhận vai trò chủ yếu của Mỹ gây ra sự mất cân bằng trong toàn cầu. Không ít chuyên gia kinh tế quốc tế bao gồm cả Stephen S.Roach đều chỉ rõ tỷ lệ dự trữ quá thấp của Mỹ là nguyên nhân quan trọng dẫn đến mất cân bằng kinh tế toàn cầu, nhất là cả nước Mỹ căn bản không có dự trữ. Năm 2009, chỉ tiêu chủ yếu đánh giá dự trữ trong nước của Mỹ: tỷ lệ tịnh dự trữ quốc dân (so sánh tịnh kim ngạch dự trữ quốc dân với thu nhập quốc dân), giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử, âm 2,5%. Tháng 6/2010, Bắc Kinh đã tuyên bố tăng tính linh hoạt cho tỷ giá, nhưng từ đó tới nay, tỷ giá Nhân dân tệ mới tăng khoảng 1% so với USD. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Geithner cho rằng, sự tăng giá như vậy là quá chậm và quá muộn. Năm 2011 Vẫn còn nhiều bất đồng chưa được giải quyết giữa Mỹ và Trung Quốc. Lãnh đaọ 2 nước nhất trí tăng cường hợp tác song phương, hướng tới quan hệ đối tác tích cực trên sự tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của 2 nước nói riêng và vì lợi ích của cả thế giới. Theo hãng tin Reuters, phát biểu tại buổi họp báo nhân kết thúc hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân tại Washington ngày 13/4, ông Obama, nói: ”Về vấn đề tiền tệ, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và tôi đã có sự trao đổi thẳng thắn. Tôi đã nêu rõ, tôi nhận thấy đồng nhân dân tệ đã bị định giá thấp hơn giá trị thực, và rằng Trung Quốc đã đúng đắn khi trong mấy năm trước có bước đi hướng tới một chinh sách tỷ giá mang tính thị trường hơn”. Theo thống kê mới nhất, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong 2 tháng vừa qua đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng gần 1 năm, trong khi vào tháng 3, Trung Quốc đã lần đầu có thâm hụt trong gần 6 năm. Giơí phân tích cho rằng, những thống kê này có thể được Trung Quốc sử dụng để bảo vệ chính sách tỷ giá của họ, và sự điều chỉnh, nếu có, sẽ chỉ ở mức hạn chế. Ngân hàng HSBC nhận định Trung Quốc sẽ tăng tỷ giá Nhân dân tệ trong quý 2 năm nay, nhưng đồng thời cũng cảnh báo, nếu Trung Quốc không điều chỉnh tỷ giá trong quý 2 thì “chu kỳ chính trị và kinh tế có thể khiến việc điều chỉnh này khó xảy ra trong năm nay”. Mô hình hồi quy tuyến tính mẫu biễu diễn mối quan hệ hệ của tỷ giá thực đồng nhân dân tệ ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Trung Quốc – Mỹ: Kiểm định ảnh hưởng của tỷ giá thực Trung Quốc đến cán cân thương mại của Mỹ: Dùng phương pháp OLS : Ta có: X là tỷ giá thực USD/CNY Y là cán cân thương mại của Trung Quốc và Mỹ ( đơn vị:Tỷ USD) Hàm hồi quy có phương trình: = -189.9274 + 2.35544 X Ý nghĩa của các hệ số hồi quy: = -189.9274 không có ý nghĩa kinh tế bởi trong thực tế tỷ giá thực không bao giờ bằng 0. = 2.325544 xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tỷ giá thực tăng lên 1 đơn vị thì cán cân thương mại của Trung Quốc và Mỹ tăng lên 2.35544 tỷ USD. = 0.108102 như vậy tỷ giá thực giải thích được 10.8102% sự thay đổi cán cân thương mại của Trung Quốc và Mỹ. Kiểm đinh p: = 0.2690 > 0.05.Tức bác bỏ giả thuyết Ho: = 0, chấp nhận giả thuyết 0, tỷ giá thực ảnh hưởng đến cán cân thương mại Trung Quốc và Mỹ. Kiểm định Durbin Watson: Ta có d = 0.154715 vì d < d1 = 1,2. Kết luận mô hình có xảy ra hiện tượng tương quan. Kiểm định ảnh hưởng của tỷ giá thực Trung Quốc đến nhập khẩu của Mỹ: Ta có: X là tỷ giá thực USD/CNY Y là nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ ( đơn vị:Tỷ USD) Hàm hồi quy có phương trình: = -67.29057+ 0.935232X Ý nghĩa của các hệ số hồi quy: = -67.29057, không có ý nghĩa kinh tế bời trong thực tế tỷ giá thực không bao giờ bằng 0. 0.935232 , xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tỷ giá thực tăng lên 1 đơn vị thì nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ tăng lên 0.935232 tỷ USD. = 0.116845. Như vậy tỷ giá thực giải thích được 11.6845% sự thay đổi nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ. Kiểm đinh p: = 0.3077 > 0.05, bác bỏ giả thuyết Ho: 0, chấp nhận giả thuyết 0. Tỷ giá thực ảnh hưởng đến nhập khẩu Trung Quốc từ Mỹ. Kiểm định Durbin Watson: Ta có d = 0.167526 vì d < d1 = 1,2. Kết luận mô hình có xảy ra hiện tượng tương quan. Kiểm định ảnh hưởng của tỷ giá thực Trung Quốc đến xuất khẩu của Mỹ: Ta có: X là tỷ giá thực USD/CNY Y là xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ ( đơn vị:Tỷ USD) Hàm hồi quy có phương trình: = -259.3676+ 3.277118X Ý nghĩa của các hệ số hồi quy: = -259.3676, không có ý nghĩa kinh tế bời vì trong thực tế tỷ giá thực không bao giờ bằng 0. 3.277118, xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tỷ giá thực tăng lên 1 đơn vị thì nhập khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng lên 3.277118 tỷ USD. = 0.111014, như vậy tỷ giá thực giải thích được 11.1014% sự thay đổi nhập khẩu của Trung Quốc sang Mỹ . Kiểm đinh p: = 0.2767 > 0.05, bác bỏ giả thuyết Ho 0, chấp nhận giả thuyết H1 :0, tỷ giá thực ảnh hưởng nhập khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Kiểm định Durbin Watson: Ta có d = 0.148564 vì d < d1 = 1,2. Kết luận mô hình có xảy ra hiện tượng tương quan. EU: Hiện nay EU là một trong những đối tác thương mại lớn của Trung Quốc. Theo thống kê từ Tổng cục thống kê Trung Quốc năm 2010 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa EU và Trung Quốc là 479.7 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu từ Trung Quốc sang EU đạt 311.2 tỷ USD tăng 31.69% so với năm 2009 qua đó đã đẩy mức thặng dư thương mại của Trung Quốc với EU lên mức 142.7 tỷ USD tăng 31.52 % so với năm 2009. Có thể nói chính sách tỷ giá hối đoái định giá thấp đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã góp phần không nhỏ vào mức thâm hụt này. Cũng như Mỹ các nước EU cũng chỉ trích gay gắt vấn đề định giá thấp đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Tại hội nghị thương đỉnh G20 diễn ra vào trung tuần tháng 11 năm 2010 diễn ra tại Hàn Quốc các nhà lãnh đạo EU đã lên tiếng cáo buộc về việc Trung Quốc định giá thấp đồng nhân dân tệ tạo ra sự mất cân bằng trong quan hệ thương mại quốc tế.Trung Quốc đã phản ứng một cách mạnh mẽ đối với những nhận định này . Trên đây là biểu đồ về quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và EU từ năm 2003-2010 số liệu được lấy từ tổng cục thống kê Trung Quốc. Biểu đồ trên trong khoảng thời gian từ năm 2003-2010 thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với EU ngày càng tăng và mức thặng dư đã đạt đỉnh điểm vào năm 2008 với mức thặng dư lên tới 160.2 tỷ USD.Trong năm 2008 thương mại song phương hai chiều giữa EU và Trung Quốc là 425.6 tỷ USD qua đó đưa EU chính thức trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Nếu so sánh với biểu đồ tỷ giá thực chúng ta có thể thấy rằng tỷ giá thực sau khi trở về mốc 100 (có nghĩa là tỷ giá thực đi sát với tỷ giá danh nghĩa) vào năm 2005 đã có xu hướng tăng mạnh trở lại đã làm cho thặng dư thương mại của Trung Quốc với EU tăng mạnh và đạt đỉnh điểm vào năm 2008 như đã nói ở trên. Trong năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu đã làm cho ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực đối với thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với EU giảm xuống mặc dù theo số liệu thống kê từ IMF tỷ giá thực năm 2009 đã tăng khoảng 3.18 lên mức 119.57. Theo số liệu thống kê từ tổng cục thống kê Trung Quốc trong năm 2009 thương mại song phương giữa Trung Quốc với EU là 364.1 tỷ USD giảm 14.45% so với năm 2008. Qua đó đã làm cho thặng dư thương mại của Trung Quốc với EU giảm xuống còn 108.5 tỷ USD so với mức 160.2 tỷ USD của năm 2009. Sang năm 2010 sau khi kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục trở lại đã làm cho thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và EU có sự hồi phục mạnh mẽ trở lại. Bên cạnh đó tỷ giá thực của Trung Quốc từ năm 2009-2010 cũng có sự gia tăng đáng kể. Hai yếu tố này tác động với nhau đã làm cho thặng dư thương mại giữa Trung Quốc và EU tăng mạnh trở lại. Theo thông kê thì thặng dư thương mại của Trung Quốc và EU năm 2010 là 142.7 tỷ USD tăng 31.52% so với năm 2009. Tuy nhiên so với Mỹ thì phản ứng của EU đối với vấn đề thâm hụt thương mại với Trung Quốc là không đáng kể lắm chủ yếu chỉ dừng lại ở việc kêu gọi Trung Quốc nâng giá đồng nhân dân tệ,mang tính chất ngoại giao là chính. Chúng ta có thể giải thích vấn đề này do những nguyên nhân sau: Thứ nhất, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn của EU và ngược lại,hai bên đều có một sự ràng buộc trong quan hệ thương mại với nhau do đó các biện pháp trừng phạt thương mại chỉ làm ảnh hưởng đến lợi ích thương mại của hai nước mà thôi. Thứ hai, vấn đề thâm hụt thương mại của EU với Trung Quốc không lớn như Mỹ. Theo thống kê thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc năm 2010 là 252.3 tỷ USD trong khi con số này của EU chỉ là 142.7 tỷ USD. Mô hình hồi qui mẫu biểu diễn mối tương quan của tỷ giá thực đồng nhân dân tệ tác động tới cán cân xuất nhập khẩu Trung Quốc- EU: XUẤT KHẨU TRUNG QUỐC-EU Ta có: X là tỷ thực USD/CNY Y là cán cân thương mại Trung Quốc và EU (tỷ USD) Hàm hồi quy có phương trình: = -383.5337+ 4.414758 X Ý nghĩa của các hệ số hồi quy: = -383.5337, không có ý nghĩa kinh tế bời trong thực tế tỷ giá thực không bao giờ bằng 0. = 4.414758, xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tỷ giá thực tăng lên 1 đơn vị thì cán cân thương mại của Trung Quốc và EU tăng lên 4.414758 tỷ USD. R2 = 0.479278 như vậy tỷ giá thực giải thích được 47.9278% sự thay đổi cán cân thương mại của Trung Quốc và EU. Kiểm đinh p: = 0.1427 > 0.05, bác bỏ giả thuyết Ho hay chấp nhận giả thuyết H1. Như vậy tỷ giá thực ảnh hưởng đến cán cân thương mại Trung Quốc và EU. Kiểm định Durbin Watson: Ta có d = 0.088166 vì d < dl = 1,2. Kết luận mô hình xảy ra hiện tượng tương quan. NHẬP KHẨU TRUNG QUỐC EU X tỷ giá thực USB/CNY Y là xuất khẩu của Trung Quốc sang EU (đơn vị: tỷ USD) Hàm hồi quy có phương trình: = -649.6804 +7.782454X Ý nghĩa của hệ số hồi quy: = -649.6804, không có ý nghĩa kinh tế bởi trong thực tế tỷ giá thực không bao giờ bằng 0. = 7.782454, xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tỷ giá thực tăng lên 1 đơn vị thì nhập khẩu của Trung Quốc sang EU tăng lên 7.782454 tỷ USD. R2 = 0,599409. Như vậy tỷ giá thực giải thích được 59,9409% sự thay đổi nhập khẩu của Trung Quốc sang EU. Kiểm định F Ta thấy F = 7.481551 < F0,05(1,18) = 4,41, Tức chấp nhận giả thiết H0: = 0 hay bác bỏ giả thuyết H1 , vậy tỷ giá thực không ảnh hưởng nhập khẩu Trung Quốc sang EU. Kiểm định p: = 0.0864 > 0.05, bác bỏ giả thuyết Ho = 0 hay chấp nhận giả thuyết H1 : 0. Như tỷ giá thực ảnh hưởng nhập khẩu của Trung Quốc sang EU. Kiểm định Durbin Watson : Ta có d = 0.834585 vì d < d1=1,2. Kết luận mô hình có xảy ra hiện tượng tự tương quan. Ta có: X là tỷ giá thực USD/CNY Y là nhập khẩu của Trung Quốc từ EU ( đơn vị:Tỷ USD) Hàm hồi quy có phương trình: = -266.1467+ 3,367695X Ý nghĩa của các hệ số hồi quy: = -266.1467, không có ý nghĩa kinh tế bời trong thực tế tỷ giá thực không bao giờ bằng 0 = 3,367695, xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tỷ giá thực tăng lên 1 đơn vị thì nhập khẩu của Trung Quốc từ EU tăng lên 0.935232 tỷ USD R2 = 0.768357 . Như vậy tỷ giá thực giải thích được 76,8367% sự thay đổi nhập khẩu của Trung Quốc từ EU. Kiểm định F: Ta thấy F = 16,58494 < F0,05(1,18) = 4.41, tức bác bỏ giả thuyết Ho: = 0, hay chấp nhận giả thuyết H1 vậy tỷ giá thực ảnh hưởng nhập khẩu Trung Quốc từ EU. Kiểm đinh p: = 0.3000 > 0.05 bác bỏ giả thuyết Ho: = 0 chấp nhận giả thuyết H1: 0. Như vậy tỷ giá thực ảnh hưởng đến nhập khẩu Trung Quốc từ EU. Kiểm định Durbin Watson: Ta có d = 0.872371 vì d < d1 = 1,2. Kết luận mô hình có xảy ra hiện tượng tương quan. NHẬT Sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế Nhật hơn một thập kỷ qua đã buộc chính phủ nước này cần can thiệp mạnh mẽ vào thị trường ngoại hối, cố gắng duy trì đồng yên yếu để tăng trưởng xuất khẩu nhằm khôi phục nền kinh tế. Chỉ chiếm 15% GDP của Nhật, nhưng xuất khẩu hiện là nguồn động lực tăng trưởng lớn nhất hiện nay. Ngoài ra, một đồng yên yếu còn giúp đẩy giá hàng hoá nhập khẩu lên cao, đặc biệt là hàng hoá từ Trung Quốc, nhờ đó trợ giúp được các nhà sản xuất trong nước và đẩy chỉ số giá cả lên cao. Cho nên chính sách của Trung Quốc hiện nay có thể làm tổn hại tới xuất khẩu của Nhật Bản. Trước hết, để đối phó với thâm hụt thương mại ngày càng lớn một phần là do thâm hụt thương mại với Trung Quốc ngày càng tăng, chính phủ Mỹ đã theo đuổi chính sách đồng USD yếu. Điều này đã khiến cho đồng Yên Nhật tăng giá chóng mặt so với đồng USD làm cho hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản trở nên đắt đỏ hơn, cản trở sự phục hối yếu ớt của nền kinh tế Nhật Bản. Đồng thời với đồng NDT yếu, hàng hoá Trung Quốc tràn ngập các thị trường và cạnh tranh mạnh mẽ với hàng hoá Nhật đặc biệt là thị trường Mỹ và Nhật. Ngày 1-1-1994, đồng NDT chính thức bị tuyên bố phá giá mạnh từ 5,8 NDT/USD xuống 8,7 NDT/USD. Đồng thời kết hợp với việc ban hành một loạt những biện pháp hỗ trợ và quản lý ngoại hối đã nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu, chiếm lĩnh nhiều thị phần quan trọng trên thị trường quốc tế, trong đó có cả thị trường nhật. Trong giai đoạn 1996-1998, mặc dù cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu á năm 1997nhưng trung quốc quyết định không phá giá đồng nhân dân tệ , tỷ giá vẫn giữ ở mức 8,3 NDT/USD đã làm cán cân thương mại của trung quốc với nhật bị thâm hụt trong giai đoạn này. Năm 1998 để bảo vệ nền kinh tế từ ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng, Trung quốc đã quay lại kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại hối và kiềm giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp khoảng 8,3 NDT/USD cho tới năm 2005. Cùng với lợi thế về tài nguyên và nhân lực đã giúp trung quốc cải thiện cán cân thương mại từ thâm hụt dần chuyển sang thặng dư. Từ năm 2005 đến nay tỷ giá thực có xu hướng tăng trở lại. Xem biểu đồ tỷ giá danh nghĩa cho thấy từ năm 2005 đồng nhân dân tệ có xu hướng tăng do trung quốc gia nhập WTO nên phải điều chỉnh lại tỷ giá. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn cố ghìm giá đồng nhân dân tệ dưới giá thực tế để hổ trợ xuất khẩu, thể hiện qua giá trị thặng dư cũng như kim ngạch thương mại với Nhật liên tục tăng qua các năm. Thặng dư thương mại đạt đỉnh là 24 tỷ USD năm 2006, kim ngạch thương mại là 250 tỷ USD năm 2008. Năm 2009 kim

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchinh_sach_ty_gia_cua_trung_quoc_4724.doc
Tài liệu liên quan