Đề tài Chính sách và chiến lược việc làm cho người lao động nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long

Theo Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội xuất bản 2002 thì khái niệm đào tạo nghề được hiểu: “Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khóa học, học viên học được một nghề trong xã hội”. (Đỗ Thanh Bình, 2003).

Theo giáo trình Kinh Tế Lao Động của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân thì khái niệm, “Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một số công việc nhất định”. (Đỗ Thanh Bình, 2003).

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách và chiến lược việc làm cho người lao động nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng suất cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sự phát triển đa dạng các ngành nghề sử dụng nhiều lao động và có khả năng thu hút lao động, phân công lao động, tạo việc làm tại chỗ ở nông thôn. Thứ ba: Đa dạng hóa các hình thức giải quyết việc làm: khôi phục các làng nghề truyền thống có giá trị kinh tế, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động. Xã hội hóa giải quyết việc làm, huy động tổng hợp các nguồn lực và sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân. Thứ tư: Đào tạo nghề và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện nay, nhất là là các lĩnh vực thu hút nhiều lao động, các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, yêu cầu chất lượng cao từ nguồn nhân lực. Thứ năm: Phát triển các trung tâm dịch vụ lao động, cơ sở giới thiệu việc làm, các tổ chức xuất khẩu lao động. Thứ sáu: Trên cơ sở phát huy nội lực trong nước, mở rộng hợp tác quốc tế nhằm tận dụng sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý cho giải quyết việc làm. Tùy theo điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi địa phương mà vận dụng bài toán giải quyết việc làm khác nhau. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, ĐBSCL nói chung và huyện Tri Tôn nói riêng cần có những biện pháp thích hợp với các chính sách và chiến lược mang tính đột phá cho người lao động nông thôn. 2.5 HỆ THỐNG CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN TRI TÔN Hệ thống các chính sách hỗ trợ cho người lao động nông thôn huyện Tri Tôn (Bảng 2.2). Các chiến lược vì mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: (i) Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”(4) Ngọc Ước, 2010 4) Trong những năm qua, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được quan tâm từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là những địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để làm công nghiệp. Tuy nhiên, một thực tế là các cơ sở dạy nghề mọc lên rất nhiều, nhưng hầu hết chỉ thu hút được người dân vào đào tạo mà không giải quyết được đầu ra cho lao động nông thôn. Theo khảo sát trong tổng số khoảng 1 triệu lao động nông thôn được đào tạo thì chỉ có khoảng 3% số lao động này trực tiếp làm nông nghiệp và hiệu quả còn thấp. Ngay cả những lao động nông thôn tìm kiếm được việc làm tại các khu công nghiệp, các nhà máy nhưng sau một thời gian làm việc đã không trụ được, hoặc không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nguyên nhân là do các cơ sở đào tạo nghề mới dừng lại ở việc đào tạo theo năng lực sẵn có của mình mà không theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động. Giáo trình đào tạo, thời gian đào tạo chưa phù hợp... Bảng 2.2: Hệ thống chính sách hỗ trợ cho đối tượng lao động nông thôn Tên chính sách Ngày ban hành Mục đích Nghị định số 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ 12/12/2008 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 27/09/2007 Các đối tượng học sinh, sinh viên diện mồ côi, hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình gặp khó khăn về tài chính do thiên tai, bệnh tật, hỏa hoạn được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trang trải chi phí học tập (Chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên). Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTB-XH 22/01/2009 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hộ về thất nghiệp. Chỉ thị số 41/CT-TW của Bộ Chính trị 22/9/1998 Về công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) và chuyên gia Công văn số 204/SLĐTBXH của Sở LDTB-XH tỉnh An Giang 15/4/2009 Thu thập thông tin cơ bản về lao động việc làm của Doanh nghiệp. Dự án 90/DA.UBND huyện Tri Tôn 26/6/2009 Về công tác dạy nghề đối với người Dân tộc Khmer (Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Tri Tôn và Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2009) Trước thực trạng trên, ngày 27-11-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1956/QÐ-TTg phê duyệt Ðề án "Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" (gọi tắt là Ðề án 1956). Ðây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn. Đề án nhằm đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn. Theo lộ trình, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ năm 2009 đến năm 2011) dạy nghề cho khoảng 800.000 người và thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn với khoảng 18.000 người với 50 nghề đào tạo; đặt hàng dạy nghề cho khoảng 12.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề theo các mô hình này tối thiểu đạt 80%; Giai đoạn 2 (2011 – 2015) sẽ đào tạo nghề cho 5,2 triệu lao động nông thôn; Giai đoạn 3 (2016 – 2020) sẽ đào tạo cho khoảng 6 triệu lao động nông thôn. Mục tiêu là tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi được đào tạo tối thiểu phải đạt 70 - 80%. Chính sách cụ thể như sau: lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi như người có công với Cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên, lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học. Ngoài ra Đề án còn tạo điều kiện cho lao động nông thôn học nghề được vay vốn để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề và được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm. (ii) Dự thảo chiến lược giáo dục 2009 – 2020(5) Tố Như, 2009 5) Giáo dục và đào tạo nhằm góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. Sự phát triển quy mô giáo dục ở các cấp học, ngành nghề và trình độ đào tạo trong những năm qua đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, nhưng chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và còn thấp so với trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Trong giáo dục chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng. Trong nhiều năm gần đây, quy mô giáo dục đại học phát triển, số lượng các trường cao đẳng, đại học tăng mạnh trong khi các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất - kỹ thuật nhà trường chưa phát triển đủ để đảm bảo được chất lượng đào tạo của các cơ sở này. Yêu cầu phát triển kinh tế trong thập niên tới không chỉ đòi hỏi số lượng mà còn đòi hỏi chất lượng cao của nguồn nhân lực. Để tiếp tục tăng trưởng vượt qua ngưỡng các nước có thu nhập thấp, Việt Nam phải cấu trúc lại nền kinh tế, phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao. Quá trình này đòi hỏi đất nước phải có đủ nhân lực có trình độ. Mặc dù 62,7% dân số nước ta trong độ tuổi lao động, nhưng trình độ của lực lượng lao động này còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, cả về kiến thức lẫn kỹ năng nghề nghiệp. Đất nước còn thiếu nhân lực trình độ cao ở nhiều lĩnh vực. Cơ cấu đội ngũ lao động qua đào tạo chưa hợp lý. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý tạo nên sức ép rất lớn đối với giáo dục. Trước thực trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Dự thảo phát triển giáo dục 2009 – 2020”. Quá trình thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2009 - 2020 được chia làm ba giai đoạn: - Giai đoạn một (2009-2010): Điều chỉnh một số chỉ tiêu và tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. Tập trung vào một số trọng điểm: Đẩy mạnh cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học; chấn chỉnh nề nếp và kỷ cương trong các hoạt động giáo dục để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, cải cách hành chính trong hệ thống quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương. - Giai đoạn hai (2011-2015): Triển khai chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời tăng cường sử dụng các chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học. Tổ chức đánh giá quốc gia và tham gia chương trình đánh giá quốc tế về kết quả học tập. Đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo sư phạm, công tác bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục... - Giai đoạn ba (2016-2020): Đẩy mạnh việc xây dựng các trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thực hiện những điều chỉnh cần thiết về các mục tiêu, chỉ tiêu chiến lược và đánh giá kết quả thực hiện chiến lược giáo dục... 2.6 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 2.6.1 Nhân tố bên ngoài Môi trường bên ngoài đang thay đổi rất nhanh và thậm chí còn nhanh hơn khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc Việt Nam gia nhập WTO chính là sự tiếp nối thành quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, có tác động thúc đẩy nhanh hơn quá trình đổi mới theo hướng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Mặc dù khi chính thức gia nhập WTO, nước ta chưa phải mở cửa thị trường lao động do không có điều khoản nào của WTO yêu cầu chúng ta về vấn đề này, nhưng sự cạnh tranh chắc chắn sẽ tăng lên bởi các gói dịch vụ do các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp có kèm điều kiện sử dụng lao động. Thực tế ở các khu sản xuất công nghiệp hiện nay, nhất là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho thấy, lao động Việt Nam đang phải nhường những vị trí có thu nhập cao cho người nước ngoài. Lý do là cùng với thu nhập hấp dẫn, cũng đặt ra những yêu cầu rất cao về trình độ năng lực trong sản xuất trực tiếp cũng như trong quản lý mà lao động Việt Nam không có khả năng đáp ứng hoặc đáp ứng ở mức độ quá thấp. Theo thống kê tại Nhà máy xi măng Nghi Sơn (Thanh Hoá), tổng quỹ lương của 20 người Nhật bằng tổng quỹ lương của gần 2.000 người Việt Nam đang làm việc ở đây. Con số này cho thấy, nếu xét về số lượng, đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới, nhưng nhìn vào chất lượng thì sự hưởng lợi của người lao động Việt Nam từ sự đầu tư này là chưa đáng kể. (Thái Thị Hồng Minh, 2008). Để lao động Việt Nam “hội nhập” với thị trường lao động thế giới và giành lợi thế trên thị trường trong nước không thể chỉ dựa vào đặc tính giá nhân công rẻ mà phải kèm theo yếu tố chất lượng. Về lâu dài, để thực hiện mục tiêu này, phát triển giáo dục nói chung được coi là một “Quốc sách”. Tuy nhiên, trước mắt, để những người trong độ tuổi lao động đang thất nghiệp nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của thị trường, có được việc làm thì gánh nặng đang đặt lên vai ngành dạy nghề và các nhà hoạch định chính sách. Nhân tố bên trong 2.6.2.1 Nhân tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Nếu nơi nào có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên thiên sẵn có phong phú và đa dạng, nơi đó sẽ thu hút nhiều dự án, nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội, và như vậy khu vực này sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để thực thi chính sách một cách hiệu quả hơn. Ngược lại không có điều kiện tự nhiên thuận lợi và tài nguyên sẵn có sẽ mất nhiều thời gian và chi phí để thực thi chính sách. Kinh phí thực hiện Giải quyết việc làm ở nông thôn đang là vấn đề bức xúc và là bài toán khó giải đối với hầu hết các địa phương. Hiện nay, có một thực trạng là một số địa phương vẫn coi việc người lao động đi làm ở các tỉnh, thành khác là hướng giải quyết việc làm và tăng nguồn thu cho gia đình, địa phương. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giải pháp “tình thế”. Về lâu dài, cần phải có giải pháp để người lao động có việc làm tại địa phương, “ly nông bất ly hương”. Để làm được điều đó, bên cạnh việc tập trung vốn, đầu tư khoa học  - kỹ thuật vào gieo trồng tăng thu nhập trên một diện tích đất nông nghiệp. Mặt khác cần phải đầu tư cho bản thân người lao động một trình độ chuyên môn nhất định để có thể làm việc. Điều này trong dài hạn cần một khoản chi phí lớn mới có thể hoàn thành được. Nhu cầu của lao động và thị trường lao động Có thể nói nhu cầu học nghề đang rất lớn nhưng thực tế, nhiều bộ, ngành, các cấp và cả người lao động cũng chưa nhận thức, chưa thực sự quan tâm tới việc học nghề. Trong khi đó, các cơ chế, chính sách về dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn tới sự chồng chéo, kém hiệu quả và bất cập như bị giới hạn về đối tượng, thời gian đào tạo và mức hỗ trợ chi phí đào tạo thấp. Cùng với đó là công tác dự báo của thị trường lao động quá thiếu, không đầy đủ và kịp thời khiến người lao động lúng túng trong việc lựa chọn nghề, tìm kiếm việc làm sau khi học nghề. Do đó kinh phí đào tạo nghề từ ngân sách Nhà nước ngày càng tăng nhưng chất lượng chưa được cải thiện tương xứng. Đào tạo nhân lực theo nhu cầu của người lao động và doanh nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết trong thực tế hiện nay, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng lao động. Đào tạo theo nhu cầu của người học cũng như các đơn vị tuyển dụng, lao động sau khi học xong nghề đều có việc làm tương đối ổn định, có cơ hội phát triển nghề nghiệp mà mình đã chọn. Ngoài ra còn nhiều yếu tố tác động đến chính sách việc làm cho lao động nông thôn như: cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học, đội ngũ quản lý và giảng viên dạy nghề… CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU 3.1.1 Khái nhiệm chung Nông thôn Nông thôn là một phân hệ xã hội đặc thù với những đặc trưng cơ bản: (i), chủ thể đại diện của nó là những người nông dân (họ chiếm đa số trong dân số của tiểu khu vực xã hội này), gắn chặt với hoạt động truyền thống là hoạt động sản xuất nông nghiệp; (ii), bao gồm những tụ điểm quần cư thường có qui mô nhỏ về mặt số lượng; (iii), mật độ dân cư thấp; (iv), ở nông thôn có một môi trường tự nhiên ưu trội; (v), nông thôn có một lối sống đặc thù - lối sống nông thôn; (vi), có tính cố kết cộng đồng cao; (vii), cung cách ứng xử xã hội nặng về tục lệ nhiều hơn là tính pháp lý; (viii), văn hóa nông thôn – một loại hình văn hóa đặc thù mang đậm nét dân gian, nét truyền thống dân tộc. (Tống Văn Chung 2000, trang 154, Xã hội học nông thôn). Lao động nông thôn Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nông thôn.(Đinh Quang Thái, 2008). Chính sách Theo Phạm Vân Đình và ctv (2008), Chính Sách Nông Nghiệp cho rằng: Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở hệ thống qui định trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn, điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định, đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Chính sách được hiểu là phương cách, đường lối hoặc phương hướng dẫn dắt hành động trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực. Chiến lược Chiến lược là kế hoạch kiểm soát và sử dụng nguồn lực của tổ chức như con người, tài sản, tài chính… nhằm mục đích nâng cao và bảo đảm những quyền lợi thiết yếu của mình. Mặt khác, chiến lược là những gì mà một tổ chức phải làm dựa trên những điểm mạnh và yếu của mình trong bối cảnh có những cơ hội và cả những mối đe dọa. P Lực lượng lao động Bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu việc làm và sẵn sàng làm việc. (Đinh Quang Thái, 2008). Đào tạo nghề Theo Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội xuất bản 2002 thì khái niệm đào tạo nghề được hiểu: “Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khóa học, học viên học được một nghề trong xã hội”. (Đỗ Thanh Bình, 2003). Theo giáo trình Kinh Tế Lao Động của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân thì khái niệm, “Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một số công việc nhất định”. (Đỗ Thanh Bình, 2003). 3.1.2 Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu sẽ tập trung vào một số chỉ tiêu sau: Nguồn lực lao động tại khu vực ĐBSCL: trường hợp huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Số người và tỷ lệ lao động đã có việc làm; Số người và tỷ lệ lao động không có việc làm; Chính sách đã và đang áp dụng cho các đối tượng lao động nông thôn của vùng ĐBSCL; Chính sách với đối tượng đã có việc làm; Chính sách với đối tượng chưa có việc làm; Chính sách cho đối tượng chưa đủ tuổi lao động; Tìm hiểu thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức (phân tích SWOT) của lao động huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Chiến lược sắp tới nhằm phát huy chất lượng nguồn nhân lực nông thôn ĐBSCL. Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Tri Tôn nói riêng và ĐBSCL nói chung. 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1.1 Số liệu thứ cấp Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tri Tôn và ĐBSCL; Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực ở ĐBSCL và huyện Tri Tôn; Dữ liệu thống kê về lực lượng lao động của Bộ - Sở và Phòng lao động thương binh và xã hội tại ĐBSCL, huyện Tri Tôn và tỉnh An Giang; Các báo cáo tổng kết, các kết quả nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL; Các thông tin bài viết từ các tạp chí, báo, tài liệu và các trang web liên quan đến vấn đề lao động, việc làm, chính sách và chiến lược ở ĐBSCL; Các chính sách và chiến lược đã ban hành nhằm mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ở ĐBSCL, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát triển sản xuất; 3.2.1.2 Số liệu sơ cấp Thu thập số liệu chủ yếu bằng phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal). Tìm hiểu các yếu tố bên trong: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, chất lượng nguồn nhân lực,…các yếu tố bên ngoài: địa phương, xã hội, các chính sách và chiến lược của Nhà nước hỗ trợ cho người lao động. Đồng thời thu thập thông tin về cơ hội cho người lao động, tiềm năng của lao động và rủi ro cũng như thách thức trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay. Các chỉ tiêu quan sát: điều kiện kinh tế, xã hội, vốn, thị trường lao động,… 3.2.1.3 Phương pháp phân tích số liệu Chương trình xử lý Excel, phương pháp phân tích dữ liệu (document analysis) và chương trình phân tích thông dụng. Phương pháp phân tích và đánh giá nhanh các số liệu, các chính sách hiệu quả và những tác động đối với lao động nông thôn ĐBSCL nói chung, huyện Tri Tôn nói riêng; Dựa vào kết quả phân tích số liệu thứ cấp, tiến hành đánh giá hiệu quả và tác động đối với lao động nông thôn ĐBSCL nói chung; Đánh giá những tác động và các kết quả đạt được của các chính sách và chiến lược mang lại cho đối tượng lao động và chuẩn bị kế hoạch cho tương lai; Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu Đề tài dựa vào phương pháp luận, phân tích tổ hợp các vấn đề nổi bật và liên quan đến chính sách và chiến lược việc làm cho lao động nông thôn vùng ĐBSCL mà cụ thể là huyện Tri Tôn để viết. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 4.1 ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 4.1.1 Đặc điểm lao động nông thôn Lao động nông thôn ĐBSCL có những đặc điểm sau: Trình độ thể lực hạn chế do kinh tế kém phát triển, mức sống thấp. Điều này ảnh hưởng đến năng suất lao động và phát triển kinh tế. Trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật cũng như trình độ tiếp cận thị trường thấp. Đặc điểm này cũng ảnh hưởng đến khả năng tự tạo việc làm của lao động nông thôn. Lao động ĐBSCL nói chung và huyện Tri Tôn nói riêng, còn mang nặng tư tưởng và tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ và thiếu năng động. Lao động nông thôn có đặc điểm tăng nhanh, ít qua đào tạo nghề, đa dạng về lứa tuổi, sử dụng theo thời vụ, có nhiều cơ hội tìm việc nhưng tiền công lại rẻ, thường dịch chuyển lao động do mưu sinh. 4.1.2 Chất lượng nguồn lao động Chất lượng nguồn lao động được đánh giá bởi nhiều yếu tố: thể lực, trí lực, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn, tác phong lao động, trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT),… Tuy nhiên trong các yếu tố này, thì trình độ học vấn và CMKT là hai yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng nguồn lao động. 4.1.2.1 Trình độ học vấn Đồng bằng sông Cửu Long có trên 18 triệu người, trong đó có 13,5 triệu người sống ở nông thôn (tỷ lệ 80,8%) với 2.369 hộ nông thôn và 7,2 triệu lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Lực lượng lao động ĐBSCL chiếm 21,44% tổng số lực lượng lao động cả nước. (Bùi Thị Gấm và Phạm Ngọc Trâm, 2009). Trong lúc bình quân cả nước gần một triệu dân có một trường đại học thì ở ĐBSCL 3,3 triệu dân mới có một trường đại học. Và, không ai nghĩ rằng, dân miền sông nước chi tiêu cho giáo dục lại "khiêm tốn" tới mức chỉ hơn 130.000 đ/người/ năm; gần 20% lao động công nghiệp vùng ĐBSCL có trình độ chuyên môn hóa và tay nghề cao, khoảng 17% lao động có tay nghề, kỹ thuật đang trực tiếp sản xuất. Tại tỉnh An Giang, sau khi thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “hai không”, cuối năm học 2006 - 2007 toàn tỉnh có đến 10.075 học sinh tiểu học bị lưu ban, tăng đến 438% so với năm học trước. Ở hai cấp học THCS và THPT, tỉnh An Giang cũng có đến 4.728 học sinh phải đi học lại vì không đủ chuẩn lên lớp, trong đó cấp học THCS học sinh lưu ban tăng 217% và THPT tăng 65,9%. Trong ba tháng hè, mặc dù ngành giáo dục đã có chủ trương kết hợp với các huyện, thành phố tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho các em nhưng qua kiểm tra chỉ có khoảng 1/4 học sinh được công nhận đủ điều kiện lên lớp. (Hồng Dân, 2008). Theo kết quả điều tra 60 hộ người Kinh và 30 hộ là người dân tộc Khmer (Bảng 4.1), cho thấy: Số người kinh mù chữ là 6,73%, đặc biệt yếu tố này lại lớn gấp nhiều lần đối với nhóm người Khmer là 22,97%. Điều này cho thấy nhóm người lao động thuộc khu vực nông thôn huyện Tri Tôn có trình độ rất thấp. Mặt khác trình độ THCS và THPT của hai nhóm này cũng tương đối thấp. Do đó, vấn đề tất yếu là người lao động chỉ có thể là lao động phổ thông hoặc làm việc ở các khu vực có giá nhân công rẻ. Bảng 4.1: Số liệu điều tra trình độ lao động nông thôn huyện Tri Tôn Trình độ học vấn Nhóm người Kinh Nhóm người Khmer Số người % Số người % Mù chữ 22 6.73 34 22.97 Tiểu học 78 23.85 44 29.73 THCS 56 17.13 32 21.62 THPT 103 31.50 28 18.92 Trung cấp 13 3.98 5 3.38 Cao đẳng 32 9.78 3 2.03 Đại học 23 7.03 2 1.35 Tổng 327 100,00 148 100,00 (Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra huyện Tri Tôn, 2010) 4.1.2.2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật Tại đồng bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa trọng điểm của cả nước, tình hình phát triển nguồn nhân lực cũng phản ánh một thực trạng đáng buồn. Khảo sát thực địa (do AusAid tài trợ trong dự án nghiên cứu về người nghèo ở ÐBSCL) cho thấy có đến 85,67% lực lượng lao động chưa qua đào tạo. Trong số lao động đã qua đào tạo chỉ có 0,65% có chứng chỉ, 1% có bằng nghề, 0,48% có bằng sơ cấp, 2,39% có bằng THCN, 2,57% có bằng cao đẳng, đại học và sau đại học (xếp thứ tám trong tám vùng) và 7,24% có qua đào tạo nhưng không có bằng cấp, chứng chỉ. (Báo Nhân dân, 2010). Tại An Giang, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề ở An Giang chỉ đạt khoảng 18,7%, trong khi tỷ lệ bình quân chung của cả nước là 25%. Điều này cho thấy số người chưa qua đào tạo nghề, trình độ CMKT còn rất hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này do công tác tuyên truyền, tư vấn về dạy nghề chưa thực hiện thường xuyên; đời sống người dân còn nhiều khó khăn, trình độ học vấn không đồng đều; phần lớn các trung tâm dạy nghề không đủ năng lực xây dựng chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy mà chỉ tham khảo tài liệu đã lạc hậu…(Cổng thông tin điện tử An giang, 2010). Đa số lao động huyện Tri Tôn chưa được đào tạo trình độ CMKT hoặc đào tạo sơ cấp, CMKT chưa cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ 15,31%/năm. Chất lượng người lao động chưa đạt về trình độ học vấn lẫn CMKT. Điều này là lực cản khiến người lao độn nông thôn huyện Tri Tôn không có khả năng phát triển về lâu dài. 4.2 THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN Nông thôn vùng ĐBSCL có nguồn lao động dồi dào, đầy tiềm năng, là nơi cung cấp và hậu thuẫn đắc lực về nguồn nhân lực cho các khu vực đô thị và khu công nghiệp, xuất khẩu lao động; người lao động cần cù, ham học hỏi, có ý chí cầu tiến cao,… Thế nhưng, tồn tại một thực tế đối với lao động nông thôn ĐBSCL nói chung và huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang nói ri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_viet_7593.doc
  • pdfbai_viet_7593.pdf
Tài liệu liên quan