Đề tài Chính sách và giải pháp phát triển bền vững Thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

LỜI NÓI ĐẦU 6

Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN

VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 15

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ

TRưỜNG CHỨNG KHOÁN 15

1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRưỜNG

CHỨNG KHOÁN 15

1.2. HỆ THỐNG CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ PHÁT

TRIỂN BỀN VỮNG CỦA THỊ TRưỜNG CHỨNG KHOÁN 26

1.3. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CỦA THỊ TRưỜNG CHỨNG KHOÁN 55

1.4. CHÍNH SÁCH, CÔNG CỤ VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ,

ĐIỀU TIẾT PHÁT TRIỂN TTCK BỀN VỮNG 63

Chương 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRưỜNG CHỨNG

KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRưỜNG MỞ

CỬA HỘI NHẬP 77

2.1. MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG ẢNH HưỞNG CỦA TĂNG

TRưỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẾN SỰ PHÁT

TRIỂN BỀN VỮNG CỦA THỊ TRưỜNG CHỨNG KHOÁN 77

2.2. VAI TRÕ TÁC ĐỘNG CỦA TTCK PHÁT TRIỂN BỀN

VỮNG VỚI PHÁT TRIỂN THỊ TRưỜNG TÀI CHÍNH 82

2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

TTCK TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NH P 92

Chương 3. TỔNG QUAN VỀ CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG

KINH TẾ THẾ GIỚI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH

BỀN VỮNG THỊ TRưỜNG CHỨNG KHOÁN 102

3.1. ĐẠI KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GỚI 1929-1933 102

3.2. KHỦNG HOẢNG TTCK MỸ 1987 104

3.3. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÂU Á 1997 106

3.4. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2008 110

3.5. NHỮNG BÀI HỌC RÖT RA TỪ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG CỦA THỊ

TRưỜNG CHỨNG KHOÁN 121

Phần 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2001- 2010 123

Chương 1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA các nhân tỐ ẢNH

HưỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA

THỊ TRưỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 2001- 2010 123

1.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ẢNH HưỞNG CỦA MÔI TRưỜNG

NGOÀI NưỚC ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 123

1.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ẢNH HưỞNG CỦA MÔI TRưỜNG

TRONG NưỚC ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 127

Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT

TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRưỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001- 2010 139

2.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TẠO HÀNG HÓA

CHO THỊ TRưỜNG CHỨNG KHOÁN 139

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CẦU

CHỨNG KHOÁN TRÊN TTCK VIỆT NAM 162

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC

TRUNG GIAN TÀI CHÍNH THAM GIA TTCK 180

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ

GIÁM SÁT TTCK VIỆT NAM 191

Chương 3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA THỊ

TRưỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI

ĐOẠN 2001- 2010 THÔNG QUA CÁC TIÊU CHÍ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 205

3.1. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TTCK VIỆT

NAM THÔNG QUA CÁC TIÊU CHÍ ĐỊNH TÍNH 205

3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TTCK

VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC TIÊU CHÍ ĐỊNH LưỢNG 216

Phần 3. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT

TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 227

Chương 1. BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT

TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRưỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 227

1.1. BỐI CẢNH KINH TẾ TRONG VÀ NGOÀI NưỚC TÁC

ĐỘNG ẢNH HưỞNG ĐẾN TÍNH BỀN VỮNG CỦA TTCK

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 227

1.2. CÁC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG CỦA TTCK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020 235

1.3. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TTCK BỀN

VỮNG GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020 Ở VIỆT NAM 243

Chương 2. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT

TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRưỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 249

2.1. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG

LU T PHÁP VÀ TÁI CẤU TRÖC THỊ TRưỜNG CHỨNG

KHOÁN 249

2.2. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CUNG

CHỨNG KHOÁN 262

2.3. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CẦU

CHỨNG KHOÁN 273

2.4. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC

TỔ CHỨC THAM GIA TTCK 281

2.5. CÁC GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ,

GIÁM SÁT TTCK VIỆT NAM 286

KẾT LUẬN 293

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 297

PHỤ LỤC

pdf355 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2199 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách và giải pháp phát triển bền vững Thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NY lớn có tình hình tài chính tốt, NĐTNN luôn nắm giữ tỷ lệ 162 cổ phiếu cao. TPDN chƣa phải là một đích ngắm của các NĐTNN. Gần đây, họ có sự chuyển hƣớng tốt hơn khi đầu tƣ vào thị trƣờng TPDN. 2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CẦU CHỨNG KHOÁN TRÊN TTCK VIỆT NAM 2.2.1. Chính sách thu hút vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài trên TTCK Việt Nam 1. Chính sách và khung pháp lý về thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào TTCK đã dần được hoàn thiện FPI là nguồn tài chính quan trọng để phát triển TTCK nƣớc ta: (i) bù đắp khoản thiếu hụt giữa nhu cầu đầu tƣ và năng lực tài chính trong nƣớc, tạo ra sức cầu đối với tiến trình CPH DNNN và phát hành TPCP; (ii) làm tăng hiệu quả hoạt động và tăng tính thanh khoản cho thị trƣờng, góp phần giúp TTCK trở nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn; (iii) gia tăng các định chế và dịch vụ tài chính - chứng khoán, các thể chế tài chính trung gian, trên cơ sở đó góp phần nâng cao hiệu quả của các dịch vụ tƣ vấn, định mức tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và nâng cao chất lƣợng thông tin thị trƣờng. Tất cả những điều này, trực tiếp và gián tiếp góp phần phát triển mạnh mẽ hơn các bộ phận và tổng thể TTCK Việt Nam. Chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài trên TTCK chƣa thật đầy đủ, nhƣng đang đƣợc hoàn thiện dần. Điều này đƣợc thể hiện qua các chính sách, văn bản luật pháp về thu hút vốn FPI. Thứ nhất, nới lỏng những quy định đối với các giao dịch trên tài khoản vốn Hoạt động đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài đƣợc xếp vào giao dịch vốn theo Pháp lệnh ngoại hối, ở đó, giao dịch vốn là giao dịch chuyển vốn giữa ngƣời cƣ trú với ngƣời không cƣ trú trong các lĩnh vực nhƣ đầu tƣ trực tiếp, đầu tƣ vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nƣớc ngoài, cho vay và thu hồi nợ nƣớc ngoài, các hình thức đầu tƣ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 hƣớng dẫn thực hiên Pháp lệnh ngoại hối, giải thích rằng, ―đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam là việc ngƣời không cƣ trú mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác và góp vốn, mua cổ phần dƣới mọi hình thức theo quy định của pháp luật Việt Nam mà không trực tiếp tham gia quản lý‖. Theo những quy định này, ngƣời không cƣ trú là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tƣ gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng đƣợc phép để thực hiện đầu tƣ gián tiếp tại Việt Nam. Vốn đầu tƣ bằng ngoại tệ phải đổi lấy đồng Việt Nam để thực hiện hoạt động đầu tƣ. Mọi giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tƣ gián tiếp phải thực hiện thông qua tài khoản 163 vốn đầu tƣ gián tiếp bằng đồng Việt Nam. Nguồn thu bằng đồng Việt Nam từ việc phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc sử dụng để mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng đƣợc phép để chuyển ra nƣớc ngoài. Năm 2002, NHNN ban hành Quyết định 998/2002/QĐ-NHNN ngày 13/9/2002 về quản lý ngoại hối đối với việc mua, bán chứng khoán, trong đó NĐTNN chỉ đƣợc chuyển phần vốn đầu tƣ thuộc giao dịch vốn ra nƣớc ngoài sau 1 năm kể từ ngày phần vốn đó đƣợc chuyển vào tài khoản giao dịch chứng khoán bằng VND. Năm 2004, quy định về thời hạn này đƣợc dỡ bỏ theo Thông tƣ 03/2004/TT-NHNN ngày 25/5/2004 và Quyết định 1550/2004/QĐ-NHNN ngày 6/12/2004 về quản lý ngoại hối đối với việc mua, bán chứng khoán của NĐTNN tại TTGDCK. Chế độ quản lý ngoại hối liên quan đến tự do hoá tài khoản vốn cũng là mối quan tâm lớn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua các quỹ đầu tƣ. Thứ hai, mở rộng lĩnh vực và hình thức đầu tư vốn FPI Theo Luật Đầu tƣ năm 2006, Lĩnh vực thu hút vốn FPI ở Việt Nam đƣợc mở rộng, bao gồm: (i) mua cổ phần của các DNNN CPH; (ii) đầu tƣ vào khu vực DNN&V hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tƣ; (iii) đầu tƣ vào các CTNY trên TTCK. Việc mở rộng các lĩnh vực và hình thức đầu tƣ đối với vốn FPI là cơ sở và điều kiện để gia tăng nguồn vốn FPI vào Việt Nam. 2. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào TTCK ngày càng tăng cao Nhìn lại lịch sử thu hút FPI của Việt Nam, có thể tạm chia thành ba giai đoạn phát triển nhƣ sau: Giai đoạn 1991 – 1997: Mặc dù chƣa có TTCK nhƣng trên thực tế đã có một dòng FPI đổ vào Việt nam từ những năm đầu của thập niên ‘90 khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa bằng việc thành lập 07 quỹ đầu tƣ với tổng số vốn đƣợc huy động khoảng 400 triệu USD nhằm mục tiêu đầu tƣ tài chính tại Việt Nam, trong đó có 04 quỹ đại chúng niêm yết tại một số TTCK quốc tế nhƣ Anh, Irland…. Sau khi Việt Nam bình thƣờng hóa quan hệ với Mỹ, giá giao dịch chứng chỉ của các quỹ này tăng mạnh và luôn cao hơn giá trị tài sản ròng. Tuy nhiên, vào những năm 1996 - 1997 giá chứng chỉ 164 quỹ của 4 quỹ niêm yết trong thời kỳ này đã sụt giảm mạnh và liên tục đƣợc giao dịch thấp hơn từ 43.6% - 47.7% so với giá tài sản ròng (discount). Đây là giai đoạn khó khăn cho các quỹ có mục tiêu đầu tƣ tại Việt Nam do cơ hội đầu tƣ còn hạn chế, thị trƣờng tài chính còn manh nha, số lƣợng DNTN, CTCP và DNNN CPH còn rất ít. Giai đoạn 1997-2002: Do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 – 1998, làn sóng đầu tƣ nƣớc ngoài (bao gồm cả đầu tƣ trực tiếp và đầu tƣ gián tiếp) vào Châu Á bị sụt giảm về quy mô. Trong giai đoạn này ở Việt Nam không có một quỹ đầu tƣ mới nào đƣợc thành lập, ngay cả các quỹ thành lập trƣớc đó cũng đua nhau rút vốn hoặc giảm quy mô hoạt động. Trong số 7 quỹ đã đầu tƣ tại Việt Nam, 5 quỹ đã ngừng hoạt động, 1 quỹ thu hẹp đến 90% quy mô, chỉ còn lại duy nhất quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund đƣợc thành lập tháng 7/1995 với quy mô nhỏ nhất trong số 7 quỹ và vẫn tồn tại và hoạt động cho đến nay. Giai đoạn 2003 tới nay: Phải bắt đầu từ năm 2003 trở đi, FPI vào Việt Nam mới thực sự đƣợc xem là hồi phục và ngày càng tăng lên do: (i) môi trƣờng đầu tƣ đƣợc cải thiện; (ii) sự ra đời và hoạt động của TTCK bao gồm TTGDCK TP.HCM vào tháng 7/2000 và TTGDCK Hà Nội vào tháng 3/2005; (iii) tiến trình CPH DNNN và việc tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của NĐTNN trong các DNNN CPH từ 30% lên 49%. Sự phục hồi của FPI vào Việt Nam đƣợc tăng dần qua từng năm, và tăng đột biến trong năm 2006 và 2007 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó, lĩnh vực hoạt động của các quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài cũng có sự thay đổi: Nếu nhƣ các quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam trong thời gian những năm 90 chủ yếu là các quỹ đầu tƣ mạo hiểm sẵn sàng chấp nhận rủi ro với khung pháp lý chƣa hoàn thiện, khu vực kinh tế tƣ nhân chƣa phát triển, TTCK chƣa đƣợc thành lập, cơ hội đầu tƣ còn ít, thì những quỹ đầu tƣ trong những năm sau này đƣợc thành lập do các NĐTNN đã nhận thấy tiềm năng phát triển lớn của TTCK Việt Nam cùng với chính sách CPH DNNN có quy mô lớn đƣợc đẩy mạnh thực hiện. Năm 2005: FPI vào Việt Nam thông qua TTCK 865 triệu USD, trong đó có 750 triệu USD phát hành TPCP vào tháng 11/2005. Năm 2006: có 1.739 tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài (154 tổ chức và 1.585 cá nhân) tham gia vào thị trƣờng cổ phiếu chƣa niêm yết với 1.313 triệu USD, chiếm 26,5% tổng vốn nƣớc ngoài vào Việt Nam. Cuối năm 2007: các NĐTNN mở 8.638 tài khoản tại các CTCK đƣợc TTLKCK cấp mã số giao dịch, trong đó 516 nhà đầu tƣ tổ chức và 165 8.167 nhà đầu tƣ cá nhân, chiếm 2,4%. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đang năm giữ 25-30% số lƣợng cổ phiếu của các CTNY. Doanh số giao dịch của họ chiếm khoảng 18% giao dịch toàn thị trƣờng. Mức trần tỷ lệ đối với sở hữu nƣớc ngoài cũng tăng từ 30% lên 49% (ví dụ Morgan Stanley nắm giữ 48,33% của CTCK Hƣớng Việt). Việc tham gia đầu tƣ vào trái phiếu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng tăng lên thông qua việc bán TPCP trên TTTC quốc tế vào năm 2006 của Vinahsin, EVN. Ƣớc tính năm 2008 vốn FPI khoảng 7,3 tỷ USD với 25 quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia TTCK. Tuy nhiên, sang tới năm 2008, trƣớc những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, dòng vốn đầu tƣ gián tiếp có dấu hiệu chững lại và thậm chí đã có dấu hiệu đảo chiều trong nửa đầu năm 2008. NĐTNN có xu thế chuyển từ đầu tƣ dài hạn (nắm giữ trái phiếu) sang ngắn hạn (mua cổ phiếu niêm yết). Tới nửa cuối năm 2008, trƣớc những diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính, NĐTNN đã bán mạnh chứng khoán trên TTCK Việt nam và dần rút vốn ra khỏi Việt Nam, tuy với quy mô chƣa nhiều và không ồ ạt. Hiện nay, FPI đầu tƣ trên TTCK có dấu hiệu hồi phục, tuy chƣa phải là những làn sóng nhƣ thời kỳ 2003-2007. 3. Mặc dù thị phần của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam có xu hướng tăng song vẫn còn nhỏ so với tiềm năng Tính tới thời điểm cuối năm 2009 đã có trên 10.000 tài khoản giao dịch của NĐTNN, trong đó có khoảng hơn 1.000 tài khoản của các tổ chức nƣớc ngoài, bao gồm các quỹ đầu tƣ và các tổ chức kinh tế khác của nƣớc ngoài. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 400 tổ chức đầu tƣ là thƣờng xuyên giao dịch. Khối lƣợng giao dịch của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tăng liên tục. Trong những năm 2006 - 2007, giao dịch của khối các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm tới gần 25% tổng khối lƣợng giao dịch toàn thị trƣờng. 166 Đồ thị 2.15 – Tỷ lệ tham gia của NĐTNN trên TTCK giai đoạn 2001-2008 Nguồn: UBCKNN Năm 2008, mặc dù tình hình thị trƣờng trong và ngoài nƣớc không khả quan, nhƣng khối lƣợng giao dịch của NĐTNN vẫn chiếm tới gần 20% tổng khối lƣợng giao dịch toàn thị trƣờng. Nếu nhƣ năm 2005, NĐTNN mua thuần luợng chứng khoán niêm yết với tổng giá trị ƣớc khoảng 500 triệu USD, thì cả năm 2006, NĐTNN đã mua hơn 1,6 tỷ USD. Đồ thị 2.16 - Hoạt động của NĐTNN trên TTCK Nguồn: UBCKNN Năm 2008 đƣợc coi là năm có nhiều biến động và mặc dù có 167 dấu hiệu NĐTNN rút vốn ra khỏi Việt Nam, tuy nhiêntrên TTCK NĐTNN vẫn mua ròng chứng khoán với giá trị lên tới gần 4 tỷ USD. Có thể thấy rằng trong năm 2008 đã có sự tái cấu trúc danh mục đầu tƣ của khối các NĐTNN. Đồ thị 2.17 - Lƣu chuyển vốn đầu tƣ gián tiếp trong năm 2008-2009 Nguồn: UBCKNN Số liệu thống kê trong cả năm 2008 và các tháng đầu năm 2009 cho thấy, danh mục đầu tƣ của NĐTNN hiện nay chủ yếu tập trung vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao nhƣ cổ phiếu niêm yết, trái phiếu. Tổng giá trị danh mục của NĐTNN dao động từ 5 tỷ USD tới 9 tỷ USD, tùy vào mức giá trên TTCK. Đồ thị 2.18 - Lƣợng vốn rút ra và giá trị danh mục của NDTNN năm 2008 Nguồn: UBCKNN 168 Nhƣ vậy, nhìn vào quy mô đầu tƣ của NĐTNN thấy sự tăng trƣởng vốn đầu tƣ, song quy mô vốn còn nhỏ và chƣa tƣơng xứng với tiềm năng phát triển. 4. Sự gia tăng của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng tạo ra áp lực tiêu cực đối với TTCK Ảnh hƣởng tiêu cực lớn nhất và đáng lƣu ý nhất mà FPI có thể mang lại đó là nguy cơ gây bất ổn không chỉ trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và chứng khoán, mà đối với cả nền kinh tế. Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia TTCK Việt Nam có thể tạm chia thành 02 nhóm sau: - Nhóm 1: có mục tiêu đầu tƣ mạo hiểm, kỳ hạn đầu tƣ dài, nguy cơ rút vốn thấp bao gồm: (i) các tổ chức nƣớc ngoài có văn phòng tại Việt nam; (ii) nhóm các quỹ đầu tƣ mạo hiểm (venture capital/private equity funds) có mục tiêu đầu tƣ tại Việt Nam; (iii) các tổ chức nƣớc ngoài có tham gia đầu tƣ vào chứng khoán chƣa niêm yết. Hiện nay nhóm này có khoảng trên 100 tổ chức thƣờng xuyên giao dịch và nắm giữ trên 50% giá trị tài sản trong tổng giá trị danh mục đầu tƣ của NĐTNN tại Việt Nam. Nhóm 2: có mục tiêu đầu tƣ theo danh mục toàn cầu, tiềm ẩn nguy cơ rút vốn tƣơng đối cao, đặc biệt khi các tổ chức này điều chỉnh lại cơ cấu danh mục. Do TTCK Việt Nam chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu đầu tƣ chung nên đây là nhóm có khả năng gây ra rủi ro, trong khi các loại chứng chỉ lƣu ký (DR), P-notes dựa trên cổ phiếu của Việt Nam đƣợc phát hành tại nƣớc ngoài bởi các tổ chức lƣu ký toàn cầu theo quy định nƣớc ngoài cũng thuộc nhóm này. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ những lý do sau: Thứ nhất, thiếu đồng bộ, không rõ ràng trong các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài. Cụ thể: - Chƣa có sự phân tách rõ ràng giữa vốn đầu tƣ trực tiếp và FPI. Hiện nay Luật Đầu tƣ đã đƣợc ban hành nhƣng các văn bản hƣớng dẫn thi hành vẫn còn thiếu. Bên cạnh đó, trong Luật Đầu tƣ cũng có đề cập đến hoạt động đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài, nhƣng văn bản hƣớng dẫn thi hành thì lại chủ yếu tập trung vào hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam. Trên cơ sở các văn bản pháp lý hiện hành, NĐTNN sẽ là đối tƣợng điều chỉnh của cả hai Luật: Luật Chứng khoán và Luật Đầu tƣ. Cụ thể, các nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp sẽ đƣợc điều chỉnh bởi Luật đầu tƣ, còn nguồn FPI thì bởi Luật Chứng khoán. 169 Chẳng hạn, nếu nhƣ một nhà đầu tƣ nào đó nắm giữ hơn 5% cổ phiếu hoặc thậm chí ít hơn của một tổ chức phát hành và đƣợc bầu là thành viên HĐQT hoặc thậm chí là thành viên Ban Giám đốc (theo Luật Doanh nghiệp hoặc theo Điều lệ Công ty), thì khi đó, nhà đầu tƣ này bị điều chỉnh bởi Luật Đầu tƣ. Trong khi đó, một NĐTNN, thậm chí nắm giữ tới 49% cổ phần của một công ty mà không nắm giữ một vị trí nào trong Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc, thì nhà đầu tƣ đó sẽ bị điều chỉnh bởi Luật Chứng khoán. Tuy nhiên, nếu nhƣ ngƣời đó tham gia Hội đồng quản trị, hoặc Ban Giám đốc thì lúc đó nhà đầu tƣ này lại bị điều chỉnh bởi Luật Đầu tƣ. - Chƣa có sự thống nhất về công tác quản lý đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài: Sự thiếu đồng bộ về mặt luật pháp trong điều chỉnh hoạt động đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài còn thể hiện ở chỗ: nội dung công tác quản lý nhà nƣớc đối với FPI đƣợc quy định rải rác trong nhiều văn bản do các cơ quan khác nhau ban hành, gây khó khăn cho việc nghiên cứu và theo dõi. Văn bản quy định về hoạt động ngoại hối đối với việc mua bán chứng khoán của NĐTNN do NHNN Việt Nam ban hành, nhƣng việc quản lý dòng vốn ra vào lại đƣợc thực hiện theo Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối, trong đó áp dụng cho đối tƣợng là ngƣời không cƣ trú chứ không phải là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; Văn bản quy định về tỷ lệ tham gia của NĐTNN vào TTCK do Bộ Tài chính ban hành, các hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam lại đƣợc quy định trong Luật Đầu tƣ. Việc đối chiếu hiệu lực của các văn bản cũng gặp rất nhiều khó khăn do thời gian ban hành khác nhau. Thứ hai, công tác hoạch định chính sách vĩ mô, phản ứng chính sách đối với dòng vốn vào quá nhiều còn nhiều bất cập và việc phân công trách nhiệm, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý FPI còn chưa phù hợp, không rõ ràng. Hoạt động quản lý thị trƣờng, giám sát hoạt động đầu tƣ của NĐTNN là thuộc trách nhiệm của UBCKNN, hoạt động quản lý lƣu lƣợng và dòng chảy vốn đầu tƣ, ngoại hối là trách nhiệm của NHNN Việt Nam. Tuy nhiên, chƣa có một văn bản pháp lý nào phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong hoạt động quản lý FPI, chƣa có sự phân công và thiếu cơ chế phối hợp trong quản lý FPI giữa các cơ quan chức năng, chƣa có cơ chế chia sẻ thông tin, tham vấn hoạch định chính sách vĩ mô hoặc các phản ứng chính sách có ảnh hƣởng tới sự vận động của dòng FPI nói riêng, cũng nhƣ hoạt động TTCK nói chung. Hệ thống công nghệ thông tin, nhân sự phục vụ công tác quản lý, giám sát dòng FPI, NĐTNN tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc còn hạn chế. 170 Với số lƣợng nhân sự hạn chế, hệ thống công nghệ thông tin hầu nhƣ chƣa có, công tác quản lý hiện tại hoàn toàn thủ công, theo nguyên tắc giám sát từ xa và dựa trên số liệu báo cáo theo kỳ của các thành viên thị trƣờng. Hệ thống công nghệ thông tin thu thập dữ liệu về sự vận động của dòng FPI chƣa có, khiến cho cơ sở dữ liệu về dòng FPI là không đầy đủ, không chính xác và không kịp thời. Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc vẫn còn hạn chế, thể hiện ở việc hoạch định các chính sách điều tiết sự phát triển của thị trƣờng chƣa hợp lý, thƣờng mang tính chất chạy theo sự biến động của thị trƣờng hoặc vẫn còn những sai sót trong quá trình làm việc. Tất cả những vấn đề này ảnh hƣởng rất nhiều tới công tác hoạch định các phản ứng chính sách trƣớc những biến động bất thƣờng của dòng vốn này. Thứ ba, việc tiếp cận nhà đầu tư nước ngoài, TTCK nước ngoài của các tổ chức phát hành Việt Nam còn bị hạn chế. Hiện nay, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ có thể tham gia TTCK Việt Nam bằng cách tiếp cận trực tiếp với các sản phẩm tài chính, chứng khoán phát hành trên lãnh thổ Việt Nam. Việc phát hành chứng khoán hoặc hỗ trợ các tổ chức lƣu ký quốc tế phát hành các loại chứng khoán phái sinh (chẳng hạn chứng chỉ lƣu ký phát hành tại nƣớc ngoài) dựa trên chứng khoán cơ sở phát hành tại Việt Nam chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Ở đây, cần phân biệt rõ ràng, đối với các loại chứng khoán do tổ chức nƣớc ngoài phát hành trên lãnh thổ Việt Nam cho công chúng đầu tƣ thì chúng ta cần đặt ra những điều kiện để bảo vệ nhà đầu tƣ Việt Nam, ngƣợc lại đối với các chứng khoán mà tổ chức lƣu ký toàn cầu hoặc tổ chức phát hành Việt Nam trực tiếp phát hành theo quy định nƣớc ngoài và cho công chúng đầu tƣ nƣớc ngoài thì chỉ cần thực hiện chế độ báo cáo. 2.2.2. Chính sách bảo vệ nhà đầu tƣ và tác động của nó đến sự phát triển của TTCK Việt Nam 1. Đã có nhiều chính sách và khuôn khổ pháp lý bảo vệ nhà đầu tư trên TTCK đã được nghiên cứu ban hành Việt Nam đã có Luật Chứng khoán bắt đầu thực thi từ 1/1/2007, kèm theo đó là các văn bản pháp quy khác hƣớng dẫn thực hiện Luật Chứng khoán. Ngoài ra, Việt Nam cũng có các bộ Luật và văn bản pháp quy khác liên quan đến TTCK hoặc bảo về quyền lợi của nhà đầu tƣ nhƣ Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ, Luật thuế TNDN, Luật Thuế TNCN, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Các tổ chức tín dụng… Thông qua các văn bản pháp luật nói trên, lợi ích của nhà đầu tƣ trên TTCK đã đƣợc bảo vệ trên một số mặt sau đây: 171 - Công khai thông tin: Thông tin là yếu tố cốt lõi trong các quyết định đầu tƣ trên TTCK. Khi thông tin xuất hiện, nó củng cố thêm các nhận định hoặc làm thay đổi các nhận định của nhà đầu tƣ và từ đó nhà đầu tƣ sẽ ra các quyết định mua, bán hay chờ đợi nhằm tối đa hoá lợi ích và giảm thiểu rủi ro. Quyền đƣợc nhận thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời và tiếp cận các thông tin này dễ dàng, hiệu quả là quyền lợi chính đáng của nhà đầu tƣ, đƣợc pháp luật bảo vệ. Làm tốt điều này là điều kiện quan trọng để thu hút sự tham gia và tạo lòng tin bền vững cho nhà đầu tƣ. Luật Chứng khoán đã có quy định về vấn đề công bố thông tin. Bên cạnh đó, Thông tƣ số 38/2007/TT-BTC ban hành ngày 18/4/2007 cũng hƣớng dẫn việc công bố thông tin trên thị TTCK, trong đó quy định các hình thức công khai thông tin, bao gồm: công khai định kỳ, công khai bất thƣờng, và công khai theo yêu cầu; quy định các đối tƣợng thuộc diện phải công khai thông tin, bao gồm: tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng, CTCK, CTQLQ, công ty đầu tƣ chứng khoán, SGDCK, TTGDCK. Đây chính là những cơ sở quan trọng để bảo vệ lợi ích nhà đầu tƣ trên TTCK. - Tăng cƣờng công tác đào tạo cho nhà đầu tƣ Trong những năm qua, UBCKNN, các SGDCK và các CTCK đã thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo, các buổi hội thảo để nâng cao nhận thức và hiểu biết của nhà đầu tƣ về TTCK. Các trang website của CTCK và các trang website chuyên về chứng khoán thƣờng xuyên cập nhật các tin tức, nhận định của các tổ chức, cá nhân về TTCK, qua đó giúp các nhà đầu tƣ bồi dƣỡng những kiến thức về chứng khoán và TTCK. 2. Mặc dù có khuôn phổ pháp lý bước đầu song lợi ích của nhà đầu tư nhìn chung được bảo vệ ở mức độ thấp Có thể khẳng định rằng, nhà đầu tƣ Việt Nam nói chung và nhà đầu tƣ trên TTCK Việt Nam nói riêng đang đƣợc bảo vệ ở mức độ khá thấp. Diễn đàn kinh tế thế giới trong báo cáo phát triển tài chính năm 2008 đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 50 trên 52 quốc gia về sự vững mạnh của các chuẩn mực kế toán, kiểm toán và mức độ bảo vệ nhà đầu tƣ. Có thể đánh giá khái quát thực trạng tình hình tuân thủ luật pháp để bảo vệ nhà đầu tƣ trên TTCK Việt Nam thời gian qua trên các khía cạnh nhƣ sau: Mặc dù đã có các quy định cụ thể về công khai thông tin trên TTCK, song vẫn còn nhiều đối tƣợng có liên quan đến TTCK vẫn chƣa thuộc diện đối tƣợng phải công bố thông tin nhƣ các định chế tài chính có 172 liên quan, các tổ chức và cá nhân có liên quan, trung tâm lƣu ký chứng khoán. Mặt khác, việc công khai thông tin trên TTCK còn nhiều bất cập, thể hiện nhƣ sau: Về công khai thông tin của tổ chức phát hành Hiện nay khung pháp lý mới chỉ có các quy định với trƣờng hợp tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, chƣa có quy định về việc chào bán riêng lẻ nhƣng thực tế nhiều đợt chào bán riêng lẻ lại huy động một lƣợng vốn khá lớn. Khung pháp lý cũng đang thiếu các quy định về chào bán trong các trƣờng hợp khác nhƣ chào bán của các pháp nhân nƣớc ngoài vào TTCK Việt Nam, chào bán của các pháp nhân Việt Nam ra TTCK nƣớc ngoài trong khi thực tế cho thấy đây là nhu cầu đang ngày càng cao tại Việt Nam. Ngay cả các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng, chất lƣợng thông tin đƣợc công khai cũng có nhiều hạn chế. Chƣa có quy định pháp lý bắt buộc các tổ chức phát hành khi chào bán chứng khoán, kể cả trƣờng hợp chào bán ra công chúng phải thuê tổ chức tƣ vấn phát hành, phải có định mức tín nhiệm và phải có nhà bảo lãnh phát hành. Để giảm chi phí phát hành nhiều tổ chức đã không thuê các tổ chức này làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng của các bản công bố thông tin. Hơn thế, tổ chức tƣ vấn và tổ chức bảo lãnh phát hành không phát huy đƣợc vai trò nhƣ một bên độc lập - bên ngoài tổ chức phát hành và cổ đông - để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng số vốn huy động đƣợc nên nhiều dự án mặc dù chƣa chứng minh đƣợc tính khả thi vẫn đƣợc thông qua phƣơng án huy động vốn. Trƣớc khi phát hành nhà đầu tƣ cũng không biết đƣợc định mức tín nhiệm của tổ chức phát hành nên việc ƣớc lƣợng rủi ro của hoạt động đầu tƣ là rất hạn chế. Nhà đầu tƣ, do đó chủ yếu đầu tƣ theo trào lƣu trên thị trƣờng, theo ―tên tuổi‖ của nhà phát hành trong quá khứ hay theo các đánh giá mang nặng cảm tính. Các lỗi mà tổ chức phát hành thƣờng mắc phải khá nhiều nhƣ hồ sơ không chính xác, không bổ sung các sự kiện mới phát sinh, thông báo phát hành không đúng nội dung và thời hạn quy định, phát hành không đúng các nội dung trong bản đăng ký phát hành và bản cáo bạch về số lƣợng chứng khoán chào bán, thời gian chào bán, lƣợng vốn huy động. Công khai thông tin của tổ chức niêm yết: Luật Chứng khoán quy định các tổ chức niêm yết phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 10 ngày kể từ khi báo cáo tài chính năm đƣợc kiểm toán, báo cáo tài chính năm phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, phải công khai báo cáo tài chính quí trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày hoàn thành báo cáo tài chính quí, báo 173 cáo tài chính quí phải hoàn thành trƣớc ngày thứ 20 của tháng đầu tiên của quí tiếp theo. Với trên 8 năm hoạt động của SGDCK TP.HCM và trên 3 năm của TTGDCK HN, tình hình nộp và công khai báo cáo tài chính của các công ty ngày càng đƣợc cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn trƣờng hợp nộp chậm báo cáo tài chính. Tính đến thời hạn nộp báo cáo tài chính quí I năm 2008, SGDCK HN đã nhận đƣợc 122/134 CTNY đã nộp báo cáo tài chính (chiếm 91%), 3/134 công ty gia hạn nộp (2,2%), 9/134 công ty không nộp đúng quy định (6,8%); các con số này ở quí II/2008 là 132/134 (98,5%), 1/134 xin nộp chậm và 1 công ty đƣợc yêu cầu sửa lại báo cáo; số liệu của quí III/2008 là 142/153 CTNY đã nộp báo cáo tài chính (chiếm 92,8%), 3/153 công ty gia hạn nộp (1,9%), 8/153 công ty không nộp đúng quy định (5,2 %). Về tình hình công khai thông tin bất thƣờng: những thông tin nhƣ nghị quyết đại hội cổ đông, các quyết định của hội đồng quản trị về tăng vốn, mua lại cổ phiếu quỹ… đều đã đƣợc tự giác báo cáo song mức độ giữa các công ty chƣa đồng đều và chƣa đúng thời gian quy định. Tình trạng mua bán cổ phiếu của cổ đông nội bộ, mua bán cổ phiếu quỹ không công khai thông tin vẫn còn. Hầu hết các CTNY đã có có website nhƣng chất lƣợng thông tin đƣợc đăng tải chƣa cao, theo khảo sát của SGDCK HN, có đến 80% số website của các CTNY trên trung tâm chƣa cập nhật các thông tin cần công bố theo quy định. Công khai thông tin của các công ty đại chúng: Do luật chứng khoán mới có hiệu lực từ 1/1/2007 nên các công ty đại chúng còn nhiều lúng túng khi thực thi luật. Vi phạm về công khai thông tin phổ biến nhất đối với các công ty đại chúng là bán thêm cổ phần ra công chúng mà không xin phép UBCKNN, không thông báo trên phƣơng tiện thông tin đại chúng, không đủ điều kiện phát hành ra công chúng mà vẫn phát hành, không có phƣơng án phát hành chứng khoán theo quy định của luật… Cá biệt có trƣờng hợp công ty chƣa có trụ sở đã phát hành ra công chúng biến tƣớng dƣới hìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDe tai KX01.17-06.10 - PTBV TTCK 2020.pdf
Tài liệu liên quan