Đối với thuế xuất nhập khẩu: công cuộc cải cách thuế xuất phát đòi hỏi bức xúc của thực tiễn với hai lý do chủ yếu:
+ Thuế doanh thu có nhiều nhược điểm dẫn đến kìm hãm sự phát triển sản xuất lưu thông hàng hoá ,dịch vụ
+ Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới,mà trước mắt là việc ra nhập WTO để thúc đẩy việc giao lưu hàng hoá ,dịch vụ Do vậy
* Chọn thuế GTGT là luật thuế chủ đạo và thay đổi các luật thuế khác như hai luật thuế đã nêu trên ,làm cho hệ thống thuế phát huy hết tác dụng
* Do thuế suất của thuế xuất nhập khẩu được giảm bớt dần nên phải đặt thuế xuất nhập khẩu trong muối quan hệ biện chứng với thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) để điều chỉnh đối tượng chịu thuế cũng như mức thuế suất sao cho vừa thực hiện khuyến khích kinh tế trong nước phát triển vừa tăng cường cải thiện kỹ thuật công nghệ,khai thác để tăng nguồn thu cho NSNN
21 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chủ thể hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, trong quá trình phát triển của pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng của toàn bộ chính sách thuế của nước ta hiện nay. Điều đó thể hiện ở chỗ, tỷ lệ động viên của thuế và phí so với tổng sản phẩm trong nước, năm 1992 là 16,75%; 1993 là 20,96%; 1994 là 21,38% và kế hoạch năm 1995 là 24,95%. Tỷ lệ trên cao hơn 32 nước đang phát triển trên thế giới.
2. Sự cần thiết chuyển đổi thuế doanh thu sang thuế GTGT.
Những nhược điểm cơ bản nêu trên của cính sách thuế doanh thu đã và đang tạo ra những khó khăn lớn trong hoạt động kinh doanh thương mại. Do đó có thể kết luận rằng cải cách thuế doanh thu là một trong những yêu cầu cấp bách tháo gỡ khó khăn cho kinh doanh, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong quản lý kinh tế phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Do vậy tiến tới việc thực hiện thuế GTGT là một nội dung quan trọng trong việc đổi mới công tác tuế của nước ta. Để sắc thuế GTGT sớm đi vào cuộc sống góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nhằm thực hiện cho được những mục tiêu mà Quốc hội, Đảng và Nhà nước đặt ra cần sửa đổi thuế doanh thu theo những hướng sau:
- Cải cách chế độ kế toán và thực hiện những biện pháp để tăng cường hơn nữa hiệu lực của pháp lệnh về chế độ kế toán thống kê
- Ban hành những quy định về quản lý tiền mặt theo hướng hạn chế dần lượng tiền mặt trong thanh toán. Đây là biện pháp để việc kiểm tra doanh thu tính thuế được nhanh, gọn, chính xác. Đó cũng là biện pháp chống thất thu thuế có hiệu quả cao.
- Tăng cường hơn nữa việc quản lý các khoản chi của ngân sách Nhà nước nhằm tiết kiệm triệt để, chống lãng phí, tham ô dưới mọi hình thức. Đây là biện pháp rất quan trọng tạo điều kiện để giảm thuế suất tạo ra tích luỹ ban đầu cho các doanh nghiệp.
III Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng.
1. Sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT
Theo lý luật chung về pháp luật, sự kiện pháp lý được phân thành nhiều loại nếu dựa vào các tiêu chí khác nhau, như cách phân loại phổ biến thông thường nhất là căn cứ vào dấu hiệu ý chí, nếu căn cứ vào dấu hiệu nàsy thì sự kiện pháp lý được chia hai loại đó là hành vi(xử sự của con người) và sự biến(hiện tượng tự nhiên). Theo quan điểm của các nhà làm luật, tiền đề làm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT thuộc hành vi hợp pháp. Hàng vi hợp pháp này được thể hiện dưới dạng hành động tức cách xử sự chủ động của các chủ thể.
Vậy đối với nghĩa vụ thuế nói chung và nghĩa vụ thuế GTGT nói riêng, sự kiện nào sau đây sẽ được xac định là sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế: Đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật thuế hay thông báo thuế của cơ quan thuế(hành vi quản lý của Nhà nước).
Hoạt động chuyển giao tài sản:
Là những hoạt động nhằm thực hiên việc chuyên giao quyền sử hữu đối với tài sản hoặc quyền nắm giữ tài sản như một chủ sở hữu. Hoạt động này thường được thực hiện trên cơ sở có sự thoả thuận cam kết giữa các bên mà hình thức pháp lý của sự thoả thuận cam kết đó là hợp đồng.
Chuyển giao tài sản thường được thể hiện dưới một số hình thức cơ bản như: mua bán tài sản theo hợp đồng; thuê mua tài sản; chuyển giao tài sản khi góp vốn; đổi tài sản này lấy tài sản khác; chuyển giao hàng hoá gia công…
1.2 Hoạt động cung cấp dịch vụ:
Là hoạt động trong đó bên làm dịch vụ phải thực hiện một công việc nhất định cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả công cho bên làm dịch vụ(Điều 518 BLDS2005). Hoạt động cung cấp dịch vụ cũng được thể hiện trên cơ sở pháp lý đó là hợp đồng dịch vụ. Hoạt động dịch vụ được thể hiện dưới một số hình thức cơ bản như: dịch vụ thuê nhà; dịch vụ vận tải; dịch vụ trao đổi ngoại tệ, chứng khoán; dịch vụ pháp lý; dịch vụ quảng cáo…
Theo quan điểm của các nhà làm luật không phải bất cứ hành vi chuyển giao tài sản và cung cấp dịch vụ nào cũng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà những hoạt động này phải là của một hoạt động kinh tế tức hoạt độngcủa các nhà sản xuất, thưong mại hoặc cung cấp dịch vụ có tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại và về phương diện pháp lý phải được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Còn hành vi bán tài sản của một cá nhân cho người khác và người đó không bán lại(không vì mục đích kinh doanh) thì hành vi đó không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Như vậy, thuế GTGT đánh trên tất cả các hoạt động chuyển giao tài sản, cung cấp dịch vụ và phải trả tiền của một hoạt động kinh tế mà không tính đến kết qủ như thế nào và nhằm mục đích gì, tức thuế GTGT không đánh vào chính hàng hoá, dịch vụ mà đánh vào quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Chỉ khi nào mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT mới phải chịu thuế GTGT.
1.3 Các hình thức cung ứng chịu thuế GTGT:
Các hình thức cung ứng không chịu thuế GTGT hay còn gọi là các hình thức cung ứng ngoài diện chịu thuế GTGT là những hình thức cung ứng bởi các cá nhân không đăng ký kinh doanh không thuộc diện điều chỉnh của luật; các hình thức cung ứng trước khi luật thuế GTGT có hiệu lực; các hình thức cung ứng không có trong luật thuế GTGT.
1.4 Các hình thức cung ứng được miễn và được áp thuế suất 0%:
Các hình thức cung ứng được miễn thuế GTGT là những hình thức cung ứng thoả mãn đầy đủ các thuộc tính của hình thức cung ứng chịu thuế tức nằm trong phạm vi chịu thuế nhưng được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét miễn bằng một quyết định đặc biệt dưới hình thức của một điều luật. Tuỳ thuộc vào một thể chế chính trị, trình độ quản lý, khả năng đóng góp, hiệu quả thu thuế…song nhìn chung một số hoạt động cung ứng thường được miễn trừ thuế GTGT là: Hoạt động báo chí; một số hoạt động của ngân hàng; kinh doanh bất động sản; hoạt động nông, ngư nghiệp; dịch vụ y tế; phúc lợi xã hội…Khi các chủ thể thực hiện các hình thức cung ứng được miễn thuế thì không được khấu trừ thuế đầu vào trong phạm vi nếu như các khoản đầu vào này được sử dụng để hình thành hình thức cung ứng được miễn thuế.
Các hình thức cung ứng được áp thuế suất 0% là những hình thức cung ứng chịu thuế nhưng mức thuế phải nộp bằng 0, điều này có nghĩa là khi cung cấp những hàng hoá, dịch vụ này không phải tính và thuthuế GTGT, người nhận cung cấp hàng hoá, dịch vụ không phải trả thuê GTGT khi mua nhưng nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào hay nói cách khác được hoàn thuế GTGT. Cũng như miễn trừ thuế việc áp dụng thuế suất 0% cũng tuỳ thuộc vào quy định của pháp luật mỗi nước song nhìn chung các nước đều áp dụng thuế suất 0% cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ.
2. Các vấn đề xác định thời điểm phát sinh thuế GTGT:
Thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế là thời điểm mà tại đó các đối tượng nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ thuế khi có sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế. Hay nói cách khác,là thời điểm mà tại đó coi như nghĩa vụ thuế đã phát sinh, tại thời điểm này Nhà nước có quyền đói thuế, đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ tính và nộp thuế.
2.1 Thời điểm giao hàng, cung cấp dịch vụ:
Thời điểm giao hàng, cung cấp dịch vụ: là thời điểm mà tại đó hàng hoá được giao, dịch vụ được cung cấp.
Hàng hoá được giao là hàng hoá trên thực tế không còn nằm dưới sự kiểm soát cuả bên giao hàng(bên bán) tức quyền quản lý, nắm giữ hàng hoá đã được chuyển cho bên mua hàng.
Dịch vụ được cung cấp là nội dung công việc được thoả thuận trong hợp đồng đang được thực hiện.
Nếu lấy thời điểm giao hàng để xác định sự phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT thì sẽ nẩy sinh các khả năng sau.
Quyền sở hữu được chuyển giao cùng thời điểm giao hàng: Đối với hoạt động mua bán, trao đổi tái sản thì thời điểm bên mua và các bên trao đổi nhận được tài sản là thời điểm chuyển quyền sở hữu nếu không có sự thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.
Quyền sở hữu được chuyển giao sau thời điểm giao hàng: bên mua đã nhận được tài sản và trên thực tế đang thực hiện quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đối với tài sản nhưng chưa được chuyển quyền sở hữu.
Quyền sở hữu được chuyển giao trước thời điểm giao hàng: là trường hợp bên được cung cấp hàng hóa chưa nhận được tài sản nhưng đã có quyền sở hữu về tài sản đó, như bên góp vốn chưa giao tài sản cho bên nhân vốn nhưng đã làm xong thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn hoặc trong trường hợp bên bán chưa giao tài sản cho bên mua nhưng bên mua đã đăng ký quyền sở hữu tài sản đó.
Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ, nếu lấy thời điểm cung cấp dịch vụ để xác định thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT thì sẽ rất khó xác định và không chính xác. Bởi vì, dịch vụ không mang hình thái vật thể và dịch vụ được tiêu dùng ngay trong thời điểm cung cấp nghĩa là thời gian cung cấp dịch vụ và thời gian tiêu dùng dịch vụ trùng nhau, nên về phương diện pháp lý rất khó xác định thời điểm cung cấp dịch vụ.
2.2 Thời điểm xuất hoá đơn:
Thời điểm xuất hoá đơn là thời điểm phát hành hoá đơn yêu cầu thanh toán, kể từ thời điểm này người cung cấp hàng hoá,dịch vụ nhận được quyền thanh toán, tức có sự thừa nhận giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ. Kể từ thời điểm này coi như thu nhập của người cung cấp hàng hoá, dịch vụ đã được xác định. Vì vậy người cung cấp, hàng hoá,dịch vụ có khả năng về tài chính để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế-đặc biệt thuế gián thu là thuế nhằm động viên trước một phần thu nhập quốc dân để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Tuy nhiên trường hợp hàng hoá dịch vụ chưa được cung cấp nhưng đã xuất hoá đơn hoặc đã thanh toán tiền trước. Đặc biệt trong trường hợp hàng hoá chưa được giao đã xuất hoá đơn dẫn đến việc mua bán hoá đơn lòng vòng với nhau khi không có hoạt động chuyển giao hàng hoá chịu thuế thực tế xẩy ra để chiếm dụng vốn ngân sách Nhà nước không qua cơ chế khấu trừ thuế đầu vào hoặc hoàn thuế. Mặt khác, khi đã xuất hoá đơn nghĩa là người bán đã tính và thu thuế GTGT, nhưng sau đó hàng hoá không được chuyển giao thì có phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT hay không? Hoặc tương tự như vậy trong trường hợp bên mua đã thanh toán trước nhưng sau đó nghiệp vụ chịu thuế không được thực hiện, trong trường hợp này đối với hoạt động cung cấp dịch vụ rất khó xác định bởi xuất phát từ những đặc thù của dịch vụ.
2.3 Thời điểm thanh toán:
Thời điểm thanh toán là thời điểm mà tại dó người nhận cung cấp hàng hoá dịch vụ trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ một khoản tiền nhất định. Hay nói cách khác là một thời điểm mà tại đó bên cung cấp dịch vụ, hàng hoá nhận được một khoản tiền nhất định, kể cả dưới các hình thức ứng trước, trả trước, hay thanh toán số dư, tiền thầu, tiền hoa hồng…
Đối với trường hợp thanh toán bằng séc thì thời điểm xác định thu tiền(thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế) là thời điểm nhập séc vào quỹ hoặc thời điểm ghi vào tài khoản.
Đối với trường hợp thanh toán bằng chuyển khoản vào ngân hàng hoặc bưu điện thì thời điểm thu tiền được xác định kể từ khi được ghi vào tài khoản của nhà cung cấp dịch vụ.
Đối với trường hợp thanh toán bằng hình thức mở thư tín dụng thì thời điểm thu tiền là thời điểm bên cung cấp hàng hoá, dịch vụ nhận được tiền do ngân hàng trả tiền chuyển tới.
Việc xác định thuế GTGT phát sinh tại thời điểm này hoàn toàn phù hợp với bản chất của thuế. Bởi thuế là một khoản chuyển giao thu nhập của các tầng lớp trong xã hội cho Nhà nước mà khoản thu nhập được biểu hiện cụ thể ở hành vi thu tiền sau khi thực hiện các nghĩa vụ chịu thuế. Song sẽ hạn chế ở chỗ không đọng viên trước được một phần thu nhập quốc dân vào ngân sách Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu Nhà nước và chính điều này lại không phản ánh được bản chất của thuế gián thu mà trong đó thuế GTGT là đại diện tiêu biểu cho loại thuế này.
2.4 Cơ sở pháp lý của hoàn thuế GTGT:
Hoàn thuế GTGT là việc Nhà nước trả lại số thuế GTGT mà đối tượng nộp thuế hoặc người mua hàng hoá,dịch vụ đã nộp cho ngân sách Nhà nước.
Bản chất của việc hoàn thuế GTGT thể hiện qua các trường hợp sau:
TH1: Nhà nước trả lại cho đối tượng nộp thuế phần tiền thuế mà họ đã ứng ra khi mua hàng hoá, dịch vụ(số tiền thuế này dẫ được người bán nộp vào ngân sách Nhà nước ) Nhưng chưa được khấu trừ hết; hay nói cách khác là chưa thu lại được hết qua việc bán hàng hoá, dịch vụ. TRạng thái chưa được khấu trừ này là do các nguyên nhân:
- Do thuế suất của hàng hoá, dịch vụ bán ra nhỏ hơn hàng hoá, dịch vụ mua vào. Điển hình là hàng hoá,dịch vụ xuất khẩu với thuế suất là 0% khi bán ra.
- Do trong kỳ kinh doanh số lượng hàng hoá, dịch vụ bán ra ít, số lượng hàng hoá,dịch vụ mua vào nhiều trong khi đó theo luật định, thuế GTGT đầu vào phat sinh tháng nào được kê khai khấu trừ hết vào tháng đó, không kể hàng hoá đã xuất dùng hay còn để tồn kho.
- Do giá bán hàng hoá của cơ sở kinh doanh thấp hơn giá mua vào của hàng hoá vì một lý do nào đó. Khi bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sở kinh doanh chỉ thu lại được một phần tiền thuế đã ứng ra khi mua hàng hoá và dịch vụ. Còn một phần tiền thuế GTGT tương ứng với phần bán lỗ không thu lại được. Khi đó, Nhà nước hoàn thuế lại cho doanh nghiệp để thể hiện thuế GTGT chỉ tính trên phần GTGT của hàng hoá,dịch vụ.
TH2: Nhà nước trả lại cho đối tượng nộp thuế số thuế GTGT đã nộp thừa vì những lý do nhất định, chẳng hạn như: tính toán lẫn, kê khai nhầm, khi kết thúc hoạt động(chia tách, giải thể, phá sản…) trong trường hợp này, cơ sở kinh doanh đã nộp thuế nhiều hơn phần thuế đúng ra họ phải nộp theo quy định do vậy người kinh doanh có quyền được hoàn lại số thuế nộp thừa.
TH3: Nhà nước trả lại cho tổ chức, cá nhân mua hàng số thuế GTGT đã trả khi mua hàng hoá, dịch vụ trong trường hợp việc tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế hoặc được hưởng ưu đãi.Trong trường hợp này thể hiện của Nhà nước không thu thuế GTGT với một đối tượng tiêu dùng nào đó. Nếu việc không thu thuế vào những đối tượng này thực hiện thông qua việc không thu vào người bán để người bán hàng bán cho người mua hàng với giá không thuế GTGT thì khó quản lý, để đảm bảo đúng đối tượng không thu thuế GTGT, Nhà nước thực hiện hoàn thuế theo số thuế ghi trên hoá đơn GTGT khi mua hàng hoá, dịch vụ.
IV Đánh giá chung tình hình áp dụng luật thuế GTGT.
1 Thực trạng thuế GTGT:
1.1 Thuế GTGT còn nhiều vướng mắc:
Thứ nhất: Về áp dụng thuế suất GTGT từ thông tư 120/2003/TT-BTC đến thông tư 62/2004/TT-BTC, một trong những điểm thay đổi quan trọng của luật sửa đổi bổ sung một số điều về thuế GTGT là rút gọn từ bốn mức thuế suất GTGT trước đây(0%, 5%, 10%, 20%) xuống còn ba mức(0%, 5%, 10%). Chính thay đổi này làm cho việc áp dụng thuế suất đã dễ dàng hơn trước. Tuy thế hiện vẫn còn vướng mắc từ việc vận dụng thuế suất GTGT mà nguyên nhân cũng xuất phát từ chỗ còn quy định nhiều mức thuế suất. Điểm 3.27 mục II phần B thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của bộ tài chính hướng dẫn thi hành nghị định 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT quyết định: Hàng hoá không quy định tại mục II phần A, điểm1,2 mục II, phần B thông tư này đều áp dụng thuế suất 10% tuy nhiên tại điểm này cũng quy định: “Các mức thuế suất thuế GTGT quy định trên đây được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hoá, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại. Như vậy chi tiết thuế suất thuế GTGT từng mặt hàng cụ thể lại căn cứ vào danh mục hàng hoá nhập khẩu(quy định tại thông tư số 62/2004/TT-BTC ngày 24/06/2004 của bộ tài chính). Trên thực tế nhiều mặt hàng khi áp dụng huế suất thuế GTGT do cách vận dụng khác nhau trên cơ sở từ hai quy định trên đẫn đến chưa thống nhất thậm chí mâu thuẫn, gặp nhiều lúng túng, có thể kể ra đây một số mặt hàng như: bình đựng nước, mặt hàng bột đá, bột giấy, đũa…Có thể nói điều này chỉ có thể khắc phục triết để để khi quy định duy nhất một mức thuế suất thuê GTGT.
Thứ hai: Về kê khai thuế GTGT: Sau nhiều lần sửa đổi trong mỗi tờ khai thuế cũng như bảng kê kèm theo, thông tư 127/2004/TT-BTC ngày 27/12/2004 quy định mẫu tờ khai chuẩn nhất tuy nhiên qua vận dụng có thể rút ra một số điểm sau:
- Tờ khai thuế GTGT mẫu mới là cơ sở chính để doanh nghiệp chủ động thực hiện thuế GTGT hàng tháng, như trên tờ khai chưa thể hiện số thuê GTGT nộp thừa, thiếu trong ghi trước đặc biệt chưa thể hiện rõ số thuê GTGT các cơ sở phụ thuộc doanh nghiệp hoạt động tại các địa phương khác trụ sở chính tạo nộp chuyển số thuế này về trụ sở chính để doanh nghiệp thực hiện quyết toán, kê khai thuế trong một cách thuận lợi
- về doanh thu tính thế GTGT:Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế,sự khác nhau giữa qui định của chuẩn mực kế toán về doanh thu và doanh thu tính thuế theo luật thuế GTGT là điều không thể tránh khỏi
- về hóa đơn GTGT:Trên thực tế ,cách sử dụng hóa đơn GTGT trong một số trường hợp như: đại lý bán hàng ,chiết khấu ,khuyến mại hàng hóa chưa thật rõ ràng và thống nhất .Trong điều kiện như vậy một mẫu hóa đơn đặc thù dù cho các hoạt động này là cần thiết và được xem như giải pháp khắc phục có hiệu quả trong thực hiện Luật thuếGTGT
- Về nguyên tắc chung , đến kỳ nào đấy của năm tài chính hiện tại doanh nghiệp mới phát hiện ra sai sót thì có thể điều chỉnh các chỉ tiêu liên quan như :hfng hoá ,dịch vụ ,thuế GTGT bán ra ,mua vào…của các kỳ thuộc năm tài chính trước đây .Trong trường hợp này,việc xử lý tờ khai theo mẫu hiện hành để đảm bảo nắm bắt chính xác số liệu về thuế GTGT phải nộp của tuùung năm tài chính :trước đây và năm hiện tại là rất khó khăn và chưa đồng bộ
Gian lận tronghoàn thuế GTGT
- lập bảng kê khai khống về việc mua hàng hoá là nông sản ,thủy sản chưa qua chế biến của người bán không có hoá đơn ,kê khống về số lượng ,giá cả hàng nông sản ,thủy sản chưa qua chế biến theo bảng kê mua hàng. Điều 10 khoản 1 điểm dịch vụ,luât thuế GTGTquy định nêu cơ sở ,sản xuất ,chế biến mua nông ,lâm ,thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất mà không có hoá đơn GTGT thì được khấu từ số thuế đầu vào từ 1% đến 5%tính trên mặt hàng mua vào .Vói quy định như vậy ,khó thể tránh khởi hiện tượng các đối tượng nộp thuế lợi dụng để gian lận tiền hoàn thuế
- khai khống hàng hoá dịch vụ xuất khẩu hoặc lợi dụng việc thanh toán không qua ngân hàng gian lận số lượng và giá cả hàng hoá ,dịch vụ thực sự xuất khẩu. Điều 8 Luật thuế GTGT quy định thuế suất 0%áp dụng đối với hàng hoá,dịch vụ xuất khẩu.Như vậy ,các cơ sở kinh doanh hàng hoá hoặc dịch vụ xuất khẩu sẽ có thuế GTGT đầu ra đối với hàng hoá,dịch vụ xuất khẩu đó bằng không ,tức được hoàn thuế GTGT đầu vào .Lợi dụng quy định này một số đơn vị kê khai hàng hoá xuất khẩu mà thực tế đã tiêu thụ trong nước , để được hưởng thuế xuất GTGT đầu ra bằng 0% nhằm chiếm đoạt toàn bộ thuế đầu vào đã nộp vào ngân sách Nhà nước
- Thành lập công ty con hoặc “doanh nghiệp ma”;làm hợp đồng kinh tế với đối tác không có thực :Do việc thừa nhận thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản theo Luật Doanh nghiệp ,nhiều “doanh nghiệp ma” đã xuất hiện với mục đích duy nhất là mua bán hoá đơn chứng từ rồi bở trốn .Bên cạnh đó ,các công ty còn thành lập công ty con để hoàn chỉnh hồ sơ rút tiền hoàn thuế của nhà nước;hoặc lập hồ sơ ;ký kết hợp đồng kinh tế khống hoặc ký với đối tác không thực hiện để chiếm dụng tiền hoàn thuế
1.3 Thực trạng tội phạm và vi phạm trong mua bán sử dụng hoá đơn GTGT
Thực hiện Luạt thuế GTGT tình hình mua bán ,sử dụng trái phép hoá đơn GTGT có chiều hướng gia tăng ,tạo điều kiện cho các loại tội phạm như tham ô ,buôn lậu ,lừa đảo,trốn thuế…Phảt triển gây thất thu nghiêm trọng cho ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp và làm tha hoá ,biến chất một bộ phận cán bộ trong các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp. Một số thủ đoạt của hoạt động mua bán ,sử dụng trái phép hoá đơnGTGT
- Hợp thức hoá linh kiện xe máy nhập lậu để hưởng ưu đãi thuế:Từ năm 2003,Nhà nước bỏ chế độ ưu đãi nội địa hoá xe gắn máy,các doanh nghiệp có hạn ngạch nhập linh kiện lắp ráp xe gắn máy phải nộp thuế nhập khẩu linh kiện .Việc mua bán hoá đơn GTGT để hưởng ưu đãi thuế giảm.Các đối tượng mua hoá đơn GTGTchủ yếu để hợp thức hoá linh kiện xe gắn máy nhập lậu
- In, bán và sử dụng hoá đơn giả:Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều nhưng chủ yếu là lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng và hệ thống pháp luật ,nhiều doanh nghiệp đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của Nhà nước về quản lý ,sử dụng hoá đơn (Nhà nước về việc phải thanh tra qua hệ thống ngân hàng trong các hợp đồng mua bán hàng hoá,dịch vụ giữa các doangh nghiệp và nhà kinh doanh đã tạo điều kiện cho các chủ doanh nghiệp xuất khống hoá đơn GTGT và gây khó khăn cho việc kiểm tra của các cơ quan Nhà nước).Công tác kiẻm tra của cơ quan thuế và cơ quan thanh tra chuyên ngànhchưa thường xuyên
- Nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu,nhập gia công:chủ yếu là các doanh nghiệp(DN) sản xuất ,kinh doanh hàng may mặc,xuất khẩu (xk) lợi dụng chính sách của Nhà nước trongviệc nhập nguyên liệu sản xuất hàng xk,gia công cho nước ngoài để nhập nguyên phụ liệutiêu thụ trên thị trường nội đíâu đó mua hàng hoá sản xuất trong nước để xk hoặc xuất khống về số lượng ,chủng loại ,trốn hoàn toàn thuế nhập khẩu
- Trốn thuế: Để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp,các đối tượng mua hoá đơn GTGT để nâng phần chi phí trong sản xuất ,kinh doanh ,xuất khống hoá đơn GTGT ,lòng vòng qua nhiều doanh nghiệp để nâng giá trị hàng hoá trên hoá đơn xấp xỉ giá của thị trường,triệt tiêu lợi nhuận trong kinh doanh ,bán hàng không ghi hoá đơn hoặc viết hoá đơn,phiếu thu tiền thấp hơn giá trị hàng hoá
1.4 Bất cập chính sách thuế GTGT KHI Việt nam gia nhập WTO
-Về đối tượng không chịu thuế GTGT:Luật thuế GTGT hiện hành đang có quá nhiều đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT(bao gồm 29nhóm hàng hoá,dịch vụ),làm cho chính sách thuế trở nên phức tạp.Nguyên nhân của tình trạng trên là do hệ thống chính sách thuế vừa đảm bảo mục tiêu nguồn thu cho NSNN,vừa thực hiện các chíh sách kinh tế,ngành,vùng,lãnh thổ,vừa thực hiện chính sách xã hội
- Biểu thuế suất GTGTđối với hàng nhập khẩu cao hay thấp dựa trên mục đích sử dụng của hàng hoá mà không dựa trên tính chất của hàng hoá là trái với thông lệ quốc tế,gây phức tập trong công tác quản lý thu thuế và tạo ra các kẽ hở để trốn thuế,lậu thuế.Ví dụ:hàng hoá chuyên dùn cho an ninh ,quốc phòng,nghiên cứu khoa học không thuộc diện đối tượng chịu thuếGTGT,trong khi các doanh nghiệp nhập khẩu về cũng những hàng hoá đó lại chịu thuế GTGT
- Về phương pháp tính thuế:Luật thuế GTGT quy định phương pháp tính thuế là khấu trừ và tính trực tiếp trên GTGT,song với trình độ quản lý thu thuế ở Việt nam hiện nay còn nhiều hạn chế nên đã tạo ra sự phức tạp,kém hiệu quả ,thiếu minh bạch của thuế GTGT.Phương pháp trực tiếp không phải là phương pháp dùng để tính và thu thuế trong thực hành thuế ,thiếu tính thực tế vì đối tượng áp dụng phương pháp này đa số là những hộ kinh doanh nhỏ không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán,hoá đơn
- Vềqui định ngưỡng chịu thuế
Theo qui định của Luật thuếGTGT,tất cả các cơ sở kinh doanh(cskd)-bao gồm cá nhân kinh doanh ,có hoạt động cung ứng hàng hoá,dịch vụchịu thuế đều là đối tượng nộp thuếGTGT,ngoại trừ các cskd có thu nhập hàng tháng dưới mức tiền lương tối thiểu của công chức Nhà nước.Luật thuế GTGT hiện hành chưa qui định ngưỡng miễn thuế đối với cskd nhỏ dựa trên doanh thu ,do vậy mmà nó vừa không đảm bảo tính hiệu quả của thuế GTGT ,vừa chưa phù hợp với thông lệ quốc tế
2. Giải pháp
2.1 Qui định lại đối tượng chịu thuế
Hiện nay Luật thuế GTGT qui định tất cả các hàng hoá dịch vụ cho sản xuất,kinh doanh và tiêu dùng ở việt nam là đối tượng chịu thuế GTGT,trừ 26 hàng hoá và nhóm hàng hoá ,dịch vụ qui định tại điều 4của luật thuế .Khi một hàng hoá ,dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT thì đương nhiên cssxkd sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào ,trong trường hợp này thuế GTGT đầu vào sẽ làm tăng chi phí.làm như vậy vừa thiếu cơ sở khoa học vừa gây lộn xộn.Trong thời gian tới nên bỏ điều 4,tức đưa tất cả hàng hoá ,dịch vụ vào chịu thuế GTGT.khi đó việc khấu trừ thuế chỉ được thực hiệndựa trên một cơ sở duy nhất là hoá đơn chứng từ. Đối với vài trường hợp đặc biệt cần miễn thuế,nên có qui định riêng,mà không cần đưa tất cả vào luật,mặt khác khi hàng hoá đã được miễn thuế GTGT thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào các cơ sở sử dụng những hàng hoá này làm nguyên liệu đầu vào cũng sẽ không được khấu trừ khống như hiện nay
2.2 Sửa đổi lại thuế suất
Thuế GTGT đang áp dụng 4 mức thuế suất 0%,5%,10%,20%.Việc chuyểntừ 11 mức thuế suất của thuế Doanh thu sang 4 mức thuế suất của thuế GTGT trong giai đoạn đầu là hợp lý ,nhưng xét về mặt lâu dài ,nên chỉ sử dụng 2 mức thuế suất 0% và 10%.mức 0%,áp dụng cho hàng hoá ,dịch vụ xuất khẩu,10%áp dụng cho tất cả các hàng hoá ,dịch vụ khác
Thuế GTGT là loại thuế được thực hiện một cách liên tục qua các khâu sản xuất,lưu thông của hàng hoá dịch vụ mà thuế phải nộp được tính bằng chênh lệch giữa thuế đầu vào và thuế đầu ra nên tổng số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nào đó hoàn toàn phụ thuộc vào giá cả vào giá cả và thuế suất của công đoạn cuối cùng. Điều đó cho thấy,nếu ở các khâu trước thuế được tính với thuế suất thấp thì được khấu trừ ít,còn nếu thuế suất được tính với thuế suất cao thì sẽđược khấu trừ nhiều hoặc được hoàn thuế.như vậy , ở các khâu trung gian thuế cao hay thuế thấp không ảnh hưởng đến tổng thuế phải nộp cho một sản phẩm nên việc chỉ sử dụng 1 mức thuế suất (không kể mức 0%) như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0119.doc