Đề tài Chứng cứ trong hoạt động thanh tra

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG: CHỨNG CỨ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA 3

I. Khái niệm sự hình thành, tính chất của chứng cứ 3

1. Khái niệm 3

2. Cơ sở lý luận 3

3. Các thuộc tính của chứng cứ 5

4. Đối tượng chứng minh 6

II. Quá trình chứng minh. 7

1. Khái niệm 7

2. Cung cấp chứng cứ. 8

3. Thu thập chứng cứ. 8

4. Kiểm tra, biện pháp kiểm tra. 10

5. Đánh giá chứng cứ. 10

III. Phân loại chứng cứ. 11

2. Chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp: 12

3. Chứng cứ buộc và chứng cứ gỡ. 12

IV. Hoạt động thu thập, thẩm tra xác minh, chứng cứ trong hoạt động thanh tra 12

1. Đặc điểm 12

2. Lấy lời khai, lời giải trình, tường trình, báo cáo của đối tượng, người làm chứng và người có liên quan. 13

3. Tổ chức đối thoại và đối chất trong thanh tra. 13

4. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu. 13

5. Phương pháp thẩm tra xác minh bằng gợi ý và hỏi: 13

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14

Kết luận 14

Kiến nghị: 14

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2690 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chứng cứ trong hoạt động thanh tra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu Thực hiện chỉ thị số 29/ 2003/CT-TTg ngày 23/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước, trong đó có yêu cầu sớm thành lập thanh tra sở tại Sở kế hoạch và đầu tư. Bộ kế hoạch và đầu tư đã có văn bản hướng dẫn tổ chức và hoạt động thanh tra sở kế hoạch và đầu tư. Với nhiệm vụ mới và tổ chức mới hình thành nhưng được sự giúp đỡ của nhà trường đã tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho ngành kế hoạch và đầu tư. Sau thời gian học tập ở nhà trường tôi nhận thức sâu sắc là trong bất kỳ hoạt động quản lý nào để đảm bảo hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra nhất thiết phải tiến hành công tác điều tra thanh tra phải coi trọng vị trí thanh tra, thanh tra trong quản lý Nhà nước thể hiện trong luật thanh tra năm 2004 có ghi: "Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các biện pháp khắc phục; pháp huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân". Để thực hiện được mục đích thanh tra như luật đã ghi, đòi hỏi mỗi cán bộ thanh tra ngoài các yêu cầu khác thì yêu cầu phải giỏi nghiệp vụ thanh tra. Qua học tập các nghiệp vụ thanh tra, tôi nhận thấy chứng cứ trong hoạt động thanh tra là rất quan trọng. Trong thanh tra, điều này được thể hiện qua sắc lệnh số 64SL ngày 23/11/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh ký thành lập ban thanh tra đặc biệt. Ngay trong các văn bản pháp luật đầu tiên về công tác thanh tra thì việc điều tra tang vật thu thập chứng cứ đã được coi là biện pháp cơ bản của nghiệp vụ thanh tra, chứng cứ tang vật là cơ sở vật chất quan trọng trong các quyết định thanh tra. Trên cơ sở nhận thức về chứng cứ trong hoạt động thanh tra, tôi chọn đề tài này làm tiểu luận thu hoạch sau khoá học bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra. Phần nội dung Chứng cứ trong hoạt động thanh tra I. Khái niệm sự hình thành, tính chất của chứng cứ 1. Khái niệm Để giải quyết một cuộc thanh tra, xét giải quyết khiếu nại, tố cáo, cơ quan thanh tra phải thu thập đầy đủ chứng cứ , các tình tiết liên quan để phục vụ cho công tác thanh tra nhằm giải quyết chính xác, khách quan vụ việc cụ thể. Quá trình thu thập chứng cứ là các tình tiết có liên quan thực chất là quá trình tái tạo lại quá khứ, các sự kiện, số liệu, tài liệu, chứng từ. Quá trình diễn biến đã xảy ra và đảm bảo đầy đủ ba thuộc tính được thừa nhận thì được coi là chứng cứ. Như vậy chứng cứ trong hoạt động thanh tra là những gì có thật, có liên quan đến hoạt động thanh tra được các thành viên đoàn thanh tra dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi vi phạm, người thực hiện hành vi vi phạm cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 2. Cơ sở lý luận Chứng cứ trong hoạt động thanh tra là một vấn đề vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn. Chứng cứ đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nghiên cứu theo những góc độ khác nhau. Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa: Với bản chất Nhà nước là của dân do dân, vì dân pháp chế thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, nông dân, các tầng lớp trí thức. Vì vậy Nhà nước đã quy định những vấn đề cơ bản về thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong hệ thống pháp luật. Cơ sở lý luận về chứng cứ trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Con người có khả năng nhận thức được mọi hiện tượng và mọi sự vật như vậy dù người có hành vi vi phạm có sử dụng những thủ đoạn tinh vi đến đâu cũng không che dấu được. Các Mác đã nói: "con ngừơi là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội". Do vậy, trong quá trình tham gia vào các quan hệ xã hội, thực hiện giao tiếp hay hành vi, con người bao giờ cũng để lại dấu vết nhất định trong thế giới khách quan. Dấu vết đó được chia thành 2 nhóm: Nhóm 1: Những dấu vết mà người bị hại, người làm chứng có thể biết được qua những giác quan của mình như: trông, nghe thấy… Nhóm 2: Những vật chứng, tài liệu chứng minh hành vi vi phạm và tội phạm như: Dấu vân tay… hoặc để lại trên các tài liệu. Những dấu vết mà người có hành vi vi phạm và tội phạm để lại trong thế giới khách quan là sự phản ánh những mặt riêng lẻ của sự việc phạm tội. Các cơ quan bảo vệ pháp luật dựa vào những dấu vết, tài liệu thực tế đó có thể phác thảo được sự kiện vi phạm và phạm tội. Trong hoạt động thanh tra cho ta thấy khi có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, ta có thể trực tiếp biết hoặc chưa biết khi chưa tiến hành thanh tra, xong trong quá trình thanh tra, bằng việc gặp gỡ đối tượng qua chứng từ, báo cáo… ta xác định được diễn biến sự việc , hành vi, người vi phạm, mức độ vi phạm. các thanh tra viên căn cứ vào các sự kiện tài liệu thực tế đó để tư duy đúng đắn, làm chứng lý bảo vệ cho các kết luận, kiến nghị và các quyết định xử lý của mình. Tóm lại, cơ sở lý luận chứng cứ trong hoạt động thanh tra là lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng tức là xuất phát từ sự thừa nhận khả năng con người nhận thức được thế giới khách quan. 3. Các thuộc tính của chứng cứ a. Tính khách quan Chứng cứ được dùng làm căn cứ để chứng minh cho sự nhận định, kết luận, kiến nghị phải là những sự kiện tài liệu có thật, phù hợp diễn biến của sự việc. Những sự kiện tài liệu này tồn tại độc lập với ý thức của con người, không thể là tài liệu bị bóp méo, tưởng tượng suy diễn phỏng đoán theo chủ quan. b. Tính liên quan Là mối liên hệ khách quan cơ bản của chứng cứ với sự kiện cần chứng minh. Chỉ có những sự kiện tài liệu có liên quan đến nội dung cần thanh tra mới được sử dụng làm chứng cứ. Trường hợp chưa xác định được mối liên quan giữa sự kiện tài liệu thu được có quan hệ với nội dung vụ việc thì không được phép sử dụng. Tính liên quan là tính không thể thiếu được của chứng cứ. c. Tính hợp pháp Tính hợp pháp của chứng cứ thể hiện ở chỗ chứng cứ phải được rút ra từ những phương tiện chứng minh và được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo quy định của pháp luật. Nội dung chứng cứ phải được thu thập theo đúng quy định của pháp luật mới có giá trị pháp lý. Khi nghiên cứu chứng cứ cần xem nguồn của chứng cứ được thu thập bằng biện pháp nào. Nếu biện pháp thu thập chứng cứ đúng thì chứng cứ mới có giá trị chứng minh. Để bảo đảm tính hợp pháp, chứng cứ thu thập phải được củng cố bằng biên bản. Tất cả các công việc được thực hiện trong thanh tra đều phải được ghi chép đầy đủ về nội dung thể thức văn bản. Để được coi là một chứng cứ bắt buộc chứng cứ phải có đầy đủ ba thuộc tính trên. Một trong ba thuộc tính của chứng cứ không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị của chứng cứ. Khi xem xét các thuộc tính của chứng cứ ta cần chú ý: - Nếu chứng cứ không được ghi lại hay phản ảnh lại từ một nguồn nào đó hoặc có nguồn nhưng ta không phát hiện được thì không thể có chứng cứ. - Nếu những sự kiện, tài liệu nào đó được thu thập hợp pháp nhưng không khách quan thì cũng không thể là chứng cứ. 4. Đối tượng chứng minh a. Khái niệm Là tổng hợp tất cả những vấn đề cần phải được xác định làm rõ để giải quyết đúng đắn một vụ việc phù hợp với nội dung cần thanh tra. b. Sự cần thiết phải xác minh đối tượng chứng minh. Xác định đối tượng chứng minh là sự cần thiết bắt buộc để nhận thức được chính xác nội dung vụ việc trong thanh tra. Xác định đối tượng chứng minh, hay nói khác là cần phải xác định những sự kiện đó là: - Có hành vi vi phạm xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi vi phạm. - Ai là người thực hiện hành vi vi phạm, có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý, mục đích hoặc động cơ vi phạm. - Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm của đối tượng và những người có liên quan. Những đặc điểm về nhân thân của họ. - Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra, bện pháp xử lý. c. Nghĩa vụ chứng minh, giải trí: Là một khâu quan trọng, bắt buộc cơ quan thanh tra cũng như đối tượng thanh tra, người khiếu nại tố cáo đều phải thực hiện đầy đủ các quyết định của pháp luật, cụ thể: + Mỗi bên phải chứng minh những tình tiết làm căn cứ cho những yêu cầu hoặc phản bác của mình. + Đối tượng thanh tra, người khiếu nại tố cáo có nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu báo cáo bằng văn bản, trả lời chất vấn của tổ chức thanh tra và thanh tra viên. + Cơ quan thanh tra căn cứ vào các chứng từ đã thu thập được chứng minh. Có hay không có hành vi vi phạm, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, nguyên nhân, điều kiện phát sinh và biện pháp xử lý. II. Quá trình chứng minh. 1. Khái niệm Chứng minh trong hoạt động thanh tra là một quá trình bao gồm: hoạt động của cơ quan được quyền thanh tra theo quy định của pháp luật. Đối tượng thanh tra và những người có quyền lợi, nghĩa vụ khác có liên quan trong việc cung cấp thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ nhằm mục đích để xác định sự thật khách quan của nội dung cuộc thanh tra. 2. Cung cấp chứng cứ. Các đối tượng được thanh tra, kiểm tra, người khiếu nại, tố cáo có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ theo yêu cầu có liên quan đến hoạt động thanh tra. Đồng thời nhằm bảovệ quyền lợi hợp pháp của mình. Các giấy tờ tài liệu số liệu… có liên quan đến hoạt động thanh tra phải được trực tiếp chuyển giao cho Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên. Trong trường hợp khi mà các chứng cứ hoặc vật chứng không thể chuyển giao được thì phải nghiên cứu xem xét ngay tại chỗ và phải lập thành biên bản. 3. Thu thập chứng cứ. a. Nội dung thu thập chứng cứ. - Thu thập chứng cứ là tổng hợp các hành vi: phát hiện, thu giữ và bảo quản chứng cứ. + Phát hiện chứng cứ là quá trình tìm ra những sự vật, hiện tượng, tài liệu có liên quan đến nội dung cần thanh tra. + Ghi nhận và thu giữ chứng từ là làm cho chứng cứ có đầy đủ giá trị chứng minh và hiệu quả sử dụng. Cụ thể là phải ghi nhận đầy đủ tỉ mỉ, chính xác và trung thực những sự kiện cần chứng minh và cách thu thập nó vào báo cáo, biên bản. Để chứng cứ không bị thất lạc, sai sự thật và sử dụng được lâu dài. Sau khi thu giữ chứng cứ phải tiến hành xác minh và lập biên bản xác minh là văn bản giữa Đoàn thanh tra viên, thanh tra viên, với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thanh tra, nhằm xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận xử lý, biên bản này do đoàn thanh trahoặc thanh tra viên giữ và bảo gồm những nội dung cơ bản sau: + Thời gian địa điểm xác minh. + Thành phần tham gia xác minh: Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sự việc cần xác minh. + Nội dung cần xác minh. + Chữ ký của các bên tham gia xác minh. - Bảo quản chứng cứ trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên phải có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn cho chứng cứ được nguyên vẹn như khi ta đã thu thập được, không làm mất, biến dạng hay sai lệch sự thật. Thực chất của việc bảo quản chứng cứ là bảo vệ chứng cứ chứ không phải giá trị kinh tế hay gía trị vật chất nào khác. Để tránh việc thu thập tràn lan hay thiếu sót trong quá trình thanh tra phải bám sát vào đối tượng chứng minh, mọi chứng cứ phải thu thập bằng các biện pháp công khai, dân chủ hoặc bằng các biện pháp nghiệp vụ khác mà pháp luật cho phép. b. Nguyên tắc thu thập - Đoàn thanh tra, thanh tra viên chỉ được áp dụng phương pháp thu thập chứng cứ do pháp luật quy định. - Yêu cầu đối tượng thanh tra, người khiếu nại tố cáo xuất trình cung cấp các tài liệu hiện vật… có liên quan đến nội dung thanh tra. - Chỉ những người có thẩm quyền mới được phép thu thập và lưu giữ chứng cứ. - Chỉ được thu thập chứng cứ tại trụ sở cơ quan đơn vị. c. Thu nhận chứng từ làm chứng cứ. Để có chứng cứ làm cơ sở cho việc kết luận kiến nghị và quyết định xử lý. Đoàn thanh tra, thanh tra viên phải thu thập các chứng từ nguyên bản, để đính kèm với biên bản. Trong biên biển thu nhận chứng từ phải ghi rõ tên chứng từ, số chứng từ ngày lập chứng từ, số tiền… và ngày,tháng của chứng từ ghi sổ mà kế toán đã lập để ghi sổ kế toán. Người thu nhận chứng từ phải lập biên bản và bảng kê các loại chứng từ đã thu thập, từng chứng từ phải có chữ ký của thủ trưởng, kế toán đơn vị được thanh tra. 4. Kiểm tra, biện pháp kiểm tra. Sau khi tiến hành thu thập đầy đủ chứng cứ, cần phải kiểm tra chứng cứ. Có thể bằng các cách sau: - Nghiên cứu, phân tích chứng cứ, xem xét nó có phù hợp với thựctế không. - So sánh, đối chiếu giữa chứng cứ đã thu thập được xem chúng có phù hợp có mâu thuẫn với nhau không. - Tìm chứng cứ mới để làm sáng tỏ những chứng cứ đã thu thập được. Sàng lọc, phân tích loại bỏ những chứng cứ không có giá trị chứng minh. Việc áp dụng cách này hay cách khác để kiểm tra chứng cứ được tiến hành căn cứ vào từng cuộc thanh tra cụ thể và tính chất của chứng cứ đã thu thập được. Biện pháp kiểm tra chứng cứ: tuỳ theo từng loại chứng cứ mà có các biện pháp kiểm tra khác nhau để xác định rõ ràng, chính xác chứng cứ. 5. Đánh giá chứng cứ. a. Đánh giá chứng cứ là một quá trình lôgic nhằm xem xét giá trị chứng minh của các chứng cứ và mối liên quan giữa các chứng cứ với nhau. Chứng cứ trong hoạt động thanh tra, luôn nằm trong mối liên hệ mật thiết với nhau. Xác định được mối liên quan là điều kiện cần thiết đối với việc xác định sự thật khách quan trong hoạt động thanh tra. Đoàn thanh tra và thanh tra viên khi đánh giá chứng cứ phải tuân theo các nguyên tắc sau: - Phải dựa trên cơ sở pháp luật, các quy định về quản lý kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. - Phải căn cứ vào quyết định thanh tra xác định và đánh giá mọi chứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm. - Phải dựa vào ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa. - Phải dựa vào niềm tin nội tâm: Niềm tin nội tâm là sự tin tưởng một cách chắc chắn vào sự đúng đắn của kết luận mà mình đưa ra. Tóm lại: mỗi chứng cứ phải được nghiên cứu riêng lẻ và so sánh đối chiếu với chứng từ khác, đặt chứng cứ trong mối liên hệ lẫn nhau. Tìm những chứng cứ chính xác làm sáng tỏ các yếu tố của đối tượng chứng minh. III. Phân loại chứng cứ. 1. Chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép lại. a. Chứng cứ gốc: Là chứng cứ rút ra được từ nơi xuất xứ của nó và xuất hiện trực tiếp thông qua hành động của người vi phạm không qua một khâu trung gian nào. Những sự việc hiện tượng dùng để chứng minh được ghi lại hay phản ánh nguồn gốc chứng cứ gốc tức là từ bản tài liệu chính, số liệu chính xác ban đầu từ người trực tiếp chứng kiến hay biết sự việc xảy ra mà không phải qua một khâu trung gian nào. b. Chứng cứ sao chép, thuật lại: Là chứng có có liên quan tới nơi xuất xứ đầu tiên của nó qua khâu trung gian. Những sự việc, hiện tượng dùng để chứng minh của nó được ghi lại hay phản anh lại qua những bản sao lại hoặc từ người không trực tiếp chứng kiến sự việc xảy ra mà nghe người khác kể lại. 2. Chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp: a. Chứng cứ trực tiếp: là chứng cứ xác định tình tiết này hay tình tiết khác của đối tượng chứng minh. Chứng cứ trực tiếp cho ta biết những nguồn thông tin quan trọng và cơ bản của sự hành vi . b. Chứng cứ gián tiếp: là chứng cứ không trực tiếp xác định những tình tiết của đối tượng chứng minh nhưng lại kết hợp với các sự kiện khác xác định tình tiết nào đó của đối tượng chứng minh. So sánh giữa chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp ta thấy: chứng cứ trực tiếp cho ta cơ sở kết luận về các yếu tố của đối tượng chứng minh, còn chứng cứ gián tiếp cho ta cơ sở kết luận về các yếu tố đối tượng chứng minh khi nó có trong mối liên quan với các chứng cứ khác. 3. Chứng cứ buộc và chứng cứ gỡ. a. Chứng cứ buộc: Là những chứng cứ cho phép cơ quan thanh tra kết luận về nỗi và những hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, được thanh tra. b. Chứng cứ gỡ: Là những chứng cứ xác định không có hành vi vi phạm hoặc làm giảm nhẹ mức độ lỗi của hành vi vi phạm. IV. Hoạt động thu thập, thẩm tra xác minh, chứng cứ trong hoạt động thanh tra 1. Đặc điểm - Là một khoa học nghệ thuật để tiếp cận chân lý, tái tạo lại quá trình diễn biến một cách chính xác. - Tuyệt đối tuân thủ pháp luật. - Chứng cứ được rút ra từ các phương tiện sau: + Vật chứng + Đơn thư khiếu nại, tố cáo. Lời giải trình báo cáo của đối tượng. + Các kết luận giám định. + Các biên bản về thanh tra. 2. Lấy lời khai, lời giải trình, tường trình, báo cáo của đối tượng, người làm chứng và người có liên quan. 3. Tổ chức đối thoại và đối chất trong thanh tra. Đối thoại, đối chất không chỉ làm sáng tỏ thực tế khách quan, giải quyết những mâu thuẫn còn tồn tại mà còn là một cơ hội để giải quyết dứt điểm vụ việc 4. Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu. Hồ sơ, tài liệu do đối tượng thanh tra, cơ quan có thẩm quyền cung cấp. 5. Phương pháp thẩm tra xác minh bằng gợi ý và hỏi: Đây là phương pháp đặt ra những câu hỏi cho đối tượng, đối thoại và dựa vào những câu trả lời để trao đổi, gợi ý nhằm khai thác tin tức, tài liệu. Kết luận và kiến nghị Kết luận Chứng cứ được coi là biện pháp cơ bản của nghiệp vụ thanh tra, chứng cứ là cơ sở vật chất quan trọng trong các quyết định thanh tra, vai trò quan trọng của chứng cứ trong công tác thanh tra được hiểu rõ qua phân tích chứng cứ, thuộc tính chứng cứ, đối tượng quá trình chứng minh , phân loại chứng cứ. Thu thập, thẩm tra, xác minh chứng cứ trong hoạt động thanh tra là một khoa học có cơ sở lý luận và thực tiễn nên đòi hỏi mỗi cán bộ thanh tra phải học tập lý luận, phải tìm tòi đúc rút kinh nghiệm thực tế để có thể thu thập, phân tích chứng cứ được thực sự khách quan , đúng pháp lý và chứng cứ liên quan đến nội dung thanh tra. Có như thế thì công tác thanh tra mới đáp ứng yêu cầu mục đích được ghi trong luật thanh tra. Kiến nghị: Có một số văn bản trong quản lý còn quy định các thủ tục, các chứng cứ chưa được cụ thể rõ ràng như: bản gốc, bản sao, thủ tục, số lượng chứng cứ … làm cho việc thực hiện, quản lý ở cơ sở có sự không thống nhất. Hà Nội ngày 16/1/2005 Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28324.doc
Tài liệu liên quan