Mặc dù vào thị trường Việt Nam sau pepsi nhưng công ty TNHH Coca Cola Việt Nam đã xây dựng rất tốt chuỗi cung ứng của mình.
Điều đó được minh chứng bởi sản lượng tiêu thụ sản phẩm của coca cola đứng nhất, nhì trong thị trường giải khát của Việt Nam. Vào Việt Nam với những thiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như sự nghèo làn lạc hậu nhưng Coca Cola VN cũng từng bước khắc phục khó khăn để phát triển một cách lớn mạnh và chiếm được sự tin yêu của người tiêu dùng Việt Nam.
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14902 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuỗi cung ứng của công ty cocacola, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho nghỉ việc đi là vừa”.
Về phía công ty TNHH nước giải khát Coca Cola, khi được hỏi về vụ việc này thì đã đổ lỗi cho bên sản xuất chai nhựa. Cội nguồn của những dải rêu trong chai nước, Coca Cola VN "chuyển" cho nhà cung cấp chai nhựa PET: "Nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này là do quy trình sản xuất và bảo quản phôi nhựa chưa được kiểm soát tốt (vật nhiễm rơi vào bên trong phôi nhựa)". Vậy mà khi quảng cáo nước uống này, nhà sản xuất đã khẳng định là tinh khiết từ nước đến vỏ chai và nắp chai. Biện pháp khắc phục của Coca Cola VN không phải là lời xin lỗi gửi đến quý khách hàng, mà là: "Tiến hành làm việc với nhà cung cấp sản xuất chai nhựa PET về việc tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng phôi nhựa đầu vào cũng như kiểm tra quy trình thổi chai nhựa PET để đảm bảo chắc chắn rằng sự cố này sẽ không lặp lại". Anh Hưng bình luận, cách giải quyết khiếu nại này đúng kiểu "đại gia"! Thế nên anh hay có thể một số khách hàng nào đó của "đại gia nước giải khát" Coca Cola nếu còn trót chi tiền mua nước có rêu, đừng bao giờ mong một lời xin lỗi (đừng nói chuyện đền bù).
Hầu hết người tiêu dùng không đồng tình với cách giải quyết này của công ty Coca Cola một chút nào. Khi khách hàng gặp những sự cố về sản phẩm của mình sản xuất thì phải trấn an khách hàng để người ta yên tâm và lần sau có thể tiếp tục sử dụng sản phẩm của mình chứ. Đằng này nhân viên chăm sóc khách hàng thì lại hỏi một câu xúc phạm đến người ta, công ty thì đổ lỗi cho nhà sản xuất chai nhựa, chẳng ai đặt quyền lợi của khách hàng lên trên cả.
Nhiều chuyên gia đưa ra nhận định : Cocacola là thương hiệu liên tục dẫn đầu trên toàn thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam thì Cocacola lại có thị phần kém xa Pepsico. Nguyên nhân là dịch vụ khách hàng ở Việt Nam thật sự chưa tốt.
Bên cạnh việc chưa hoàn thành tốt dịch vụ khách hàng cá nhân coca-cola còn làm chưa tốt trong việc đảm bảo lợi ích cho những nhà phân phối, nhà bán buôn bán lẻ của họ. đơn cử là vụ việc tại cửa hàng tạp hóa Phương Quỳnh ( Đồng Nai ). Nhân viên tiếp thị của công ty đã tới cửa hàng cung cấp các thông tin khuyến mại khi mua và bày bán các sản phẩm của công ty nhưng rất lâu sau đó chủ cửa hàng không nhận được các sản phẩm khuyến mại mà công ty đưa ra. Chủ cửa hàng gọi điện cho nhân viên phụ trách phân phối sản phẩm tại Đồng Nai nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng.
Như vậy Coca-cola Việt Nam đã bị điểm trử so với đối thủ cạnh tranh của nó là Pepsi về khâu dịch vụ khách hàng mà nguyên nhân chính là do thái độ làm việc của nhân viên. Công ty cần khắc phục nhược điểm nếu không muốn bị các đối thủ khác vượt qua bởi trong thị trường tăng trưởng này thì dịch vụ khách hàng là yếu tố quyết định sự thành công của các công ty.
3.1.3. Hệ thống đo lường khả năng phát triển sản phẩm:
Coca-cola chỉ hoạt động trong lĩnh vực đồ uống bao gồm nước uống, nước uống không cồn và nước uống có gas. Công ty đã tạo ra nhiều loại nước uống với mùi vị, mẫu mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hang như: Coke ít gas, sprite, Fanta, Coke hương vani, Coke, nước trái cây…. Trong thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng công ty đã không ngừng nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới như nước uống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, bột trái cây sunfill, đồng thời bổ sung thêm nhiều hương vị mới cho các sản phẩm truyền thống đáp ứng thị hiếu và khẩu vị của người Việt Nam như Fanta Chanh, Fanta dâu, Soda chanh… Công ty Coca-cola tiếp tục cam kết làm ăn lâu dài tại Việt Nam và luôn đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao ở thị trường nước giải khát năng động và đầy tiềm năng ở Việt Nam.
Theo tạp chí Media ở Hồng Koong cho biết: Tổng doanh số của thị trường nước giải khát VN đã tăng trưởng đến 93% so với cùng kỳ 2009, đạt 36,1 triệu USD trong nửa đầu năm 2010. Trong đó, nước uống Coca cola đạt doanh số quảng cáo 3,1 triệu USD nhưng đến tháng 11.2010 đã tăng gần 100% so với nửa đầu năm, đạt 6 triệu USD. Đồng thời lượng tiêu thụ nước giải khát của VN năm 2009 là 10,1 lít/ người.
Nhận định về cách đầu tư của Coca Cola, ông Damien Duhamel- GĐ điều công ty nói: “tính luôn cả nước uống không gas, trong năm 2009, Coca cola Việt Nam đã đạt tăng trưởng 12%. Chúng tôi tin rằng thị trường nước giải khát Việt nam sẽ “Phình” thêm 40% nữa từ năm 2010-2015 và điều này phù hợp với công bố gia tăng đầu tư thêm 200 triệu USD của công ty tại Việt Nam trong vòng 3 năm như đã thông báo”.
3.2. Sử dụng mô hình Scor:
Mô hình Scor bao gồm hệ thống các định nghĩa quy trình được sử dụng để chuẩn hoá các quy trình liên quan đến quản trị chuỗi cung ứng. Các quy trình chuẩn được phân chia thành 4 cấp độ: loại quy trình, hạng quy trình, các yếu tố và triển khai.
Giao hàng
Mua hàng
Sản xuất
Giao hàng
Thu hồi
Thu hồi
Mua hàng
Mua hàng
Thu hồi
HOẠCH ĐỊNH CHUỖI CUNG ỨNG
Nhà Cung cấp
Công ty
Coca Cola
Đại lý
Người tiêu dùng
Mô hình SCOR của công ty COCA COLA
3.2.1. Cấp độ 1:
3.2.1.1. Hoạch định:
Để doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả thì việc lên kế hoạch sản xuất kinh doanh là điều rất quan trọng. Đóng góp vào sự thành công của coca cola không thể không nói tới những kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
Như chúng ta đã biết, hoạch định chuỗi cung ứng là một quá trình đầu vào và đầu ra. Đầu vào của hoạch định chiến lược là thông tin về chiến lược, nhu cầu, nguồn lực hiện tại chuỗi cung ứng. Còn đầu ra là một bản hoạch định cung ứng khả thi có thể đáp ứng nhu cầu phát triển chiến lược kinh doanh.
Nhờ có kế hoạch kinh doanh dài hạn mà coca cola có thể tận dụng được mọi nguồn lực về dự trữ nguyên vật liệu, quản lý tài chính chặt chẽ để có thể đầu tư một cách hiệu quả nhất. Chính sách kinh doanh giúp điều tiết cung cầu trên thị trường đáp ứng mong mỏi của người tiêu dùng. Hạn chế những rủi ro không những cho doanh nghiệp trung tâm mà cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
Một số công tác hoạch định gồm:
Hoạch định chiến lược nguồn cung
Hoạch định chiến lược sản xuất
Hoạch định chiến lược logistisc và giao hàng
Hoạch định việc hoàn trả sản phẩm
Qua việc hoạch định trên sẽ trả lời được những câu hỏi:
Liệu có cần phát triển thêm nguồn cung mới?
Liệu có nên mở hay đóng cửa các trng tâm nhà máy và trung tâm phân phối?
Liệu có nên thay đổi công suất vận hành?
Có nên thay đổi danh mục sản phẩm?
Tự sản xuất hay thuê ngoài?
Có nên thuê ngoài hoạt động logistisc?
3.1.1.2. Nguồn
Với một sản phẩm bất kỳ,điều quan trọng đầu tiên đó là nguyên liệu để sản xuất. Nguyên liệu đó bao gồm những gì,số lượng bao nhiêu,chất lượng ra sao,và được cung cấp bởi ai?
Các công ty cung cấp nguyên vật liệu để tạo lên sản phẩm coca cola bao gồm:
Công ty Stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá coca để dùng cho sản xuất nước Coke.
Công ty trách nhiệm hữu hạn dynaplast packaging ( Việt Nam ) cung cấp vỏ chai chất lượng cao cho coca cola.
Công ty chế biến stepan là công ty chuyên cung cấp lá coca cho công ty coca cola. (công ty Stepan chuyên thu mua và chế biến lá coca dùng để sản xuất nước coca cola).
Công ty cổ phần Biên Hòa với thương hiệu sovi cung cấp các thùng carton hộp giấy cao cấp để bảo quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát coca cola Việt Nam…
3.1.1.3. Thực hiện
Sau khi đã chọn được các nhà cung cấp, Công ty sẽ lập lịch trình sản xuất và sản xuất. Việc lập lịch trình sản xuất sẽ được lập theo tuần, mỗi tuần sẽ sản xuất ra bao nhiêu thùng coca qua việc dựa vào nhu cầu tinh về sản phẩm này ( nhu cầu tinh là nhu cầu thực tế của sản phẩm, nó có được qua việc dự báo và số liệu về đặt hàng của khách hàng)
Sau đây nhóm chúng tôi xin giới thiệu sơ qua về qui trình sản xuất sản phẩm coca cola :
Các vỏ chai được vận chuyển bởi băng chuyền từ giá kê đến nhà máy, tại đây các chai được tháo ra và phân loại dựa vào tuổi thọ và loại nước chứa bên trong sau này.
Sau khi được mở nắp và “quan sát”, chai sẽ được gửi đến máy rửa. Thiết bị “quan sát” này sẽ kiểm tra chất độc trong chai sử dùng thiết bị đo lường độ dẫn xuất, màu sắc điều khiển bằng laser, hồng ngoại. Một chu trình được tiến hành nhằm kiểm tra độ vệ sinh tuyệt đối của chai. Bộ phận sau máy rửa được điều khiển bởi một PLC thứ hai cung cấp các tín hiệu điều khiển thông qua PROFIBUS-DP và điều khiển vận tốc của băng tải sử dụng bộ truyền động thay đổi vận tốc được. Sau khi được làm sạch, “bộ phận kiểm tra” kiểm tra chúng có đúng kích cỡ, độ biến dạng, rò rỉ, hỏng ren, màu sắc và các hỏng hóc khác. Mỗi chai được kiểm tra trong khi di chuyển sử dụng hệ thống xử lý ảnh và đèn chớp báo hiệu. “bộ phận điền đầy”, là trung tâm của nhà máy và điều khiển vận tốc chu trình của toàn bộ nhà máy, cho ra 50,000 chai một giờ. Nó được sử dụng 1 băng chuyền với 154 trạm điền đầy, ở đây các chai lần đầu tiên được điền đầy với cacbon đioxit để làm giảm thời gian điền đầy. Sự cân bằng áp suất trong chai đảm bảo chai được điền đầy mà không bị dòng xoáy, mực chất lỏng trong chai được điều khiển bằng điện từ độ dẫn xuất của sản phẩm.
Sau đó các chai được đưa đi dán nhãn với các dữ liệu sản xuất. Sau khi được đóng gói, sản phẩm hoàn chỉnh có thể được cất trong kho giao cho khách hàng.Sản phẩm chất lượng cao được bảo đảm bởi nhà máy xử lý nước hiện đại, một thiết bị pha trộn thông minh, một nhà máy cácbon hóa cho việc làm giàu CO2 và bộ thu thập dữ liệu sản xuất trung tâm(PDA). Sau khi xử lý nước bằng màn lọc (lọc cacbon hoặc tính) và làm giàu với cacbon đioxit, tất cả thức uống được thêm vào si rô hoặc đường được trực tiếp pha trộn và điều khiển xử dụng phương pháp “ trực tiếp” để tránh việc lưu trữ trung gian các thức uống thành phẩm.Tất cả các dữ liệu sản xuất được gửi đến bộ PDA và có thể được xem xét tại một PC tại phòng giám sát chất lượng bởi người quản lý
3.1.1.4. Phân phối
Năm qua hoạt động coca cola ở Việt Nam rất khả quan. Sản phẩm của coca cola đạt được mức tăng trưởng cao. Hiện có 50 nhà phân phối lớn. 1500 nhân viên, hàng nghìn đại lý phục vụ người tiêu dùng Việt Nam.
Nói chung thị trường nước giải khát ở Việt Nam tăng trưởng rất nhanh khoảng 15% một năm. Riêng coca cola có mức tăng trưởng nhanh hơn.
Sản phẩm của coca cola được sản xuất tại ba nhà máy lớn đặt ở TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội. Với ba nhà máy ở ba miền đã tạo thuận lợi cho công ty mở rộng mạng lưới phân phối ở ba miền cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở các khu vực này. Đối với nước giải khát khâu phân phối là rất quan trọng. Việc pepsi vào thị trường Việt Nam trước lên lắm giữ nhiều thị phần hơn coca cola. Vì thế coca cola vẫn phải mở rộng các đại lý phân phối thông qua các đại lý, các quán cafe, nước giải khát nhà hàng…. Thu hút các đại lý bằng các hoạt động hỗ trợ các đại lý như : tặng dù, hỗ trợ trang trí cửa hàng, hỗ trợ tài chính…
Sản phẩm coca cola được bày bán tại các điểm bán trên khắp cả nước cá siêu thị, các cửa hàng nhỏ lẻ.
Trên thế giới cá khoảng 14 triệu điểm phân phối sản phẩm coca cola và mỗi ngày trên thế giới có khoảng 1 tỷ suất coca cola được tiêu thụ. Ở Việt Nam có 3 nhà máy đóng trai trên toàn quốc và số điểm bán hiện có trên thi trường khoảng 130 000 điểm bán.( năm 2008).
Tại BIG C nếu đặt chân vào gian hàng bày bán nước giải khát bạn sẽ thấy sự hiện hữu của sản phẩm coca cola với những vị trí bày bán rất có lợi thế. Sản phẩm coca cola bao giờ cũng được bày ngang tầm mắt hoặc ngày trước và giữa hành lang hay ở những nơi bắt mắt nhất. Tất nhiên để có được vị trí ưu thế như vậy coca cola cũng phải bỏ ra một hoản chi phí không nhỏ chút nào.
3.1.1.5. Hoàn trả
Để có những thành công lớn của Coca-cola trên thị trường Việt Nam hiện nay, thì những nhà làm marketing đã thực sự tạo được hiệu quả trong việc sử dụng công cụ truyền thông của mình. Hiểu được tâm lý của người tiêu dùng, Coca-cola không quên rằng hoạt động khuyến mãi là một trong những công cụ tốt nhất để quảng bá hình ảnh của sản phẩm đến với người tiêu dùng. Công ty Coca-Cola Việt Nam vừa khởi động chương trình khuyến mãi trên toàn quốc dành cho giới trẻ năng động: “Bật nắp Sắp đôi – Trúng đã đời”. Điểm khác biệt của chương trình này với các chương trình khuyến mãi thông thường là tinh thần chủ đạo “Chung hưởng niềm vui” dành cho nhóm bạn hơn là một cá nhân. Tinh thần này được thể hiện từ cách thức trúng thưởng: ghép đôi các nắp chai hay khoen lon để trúng thưởng đến những giải thưởng mà giới trẻ yêu thích. Khách hàng khi uống các sản phẩm chai và lon nước giải khát được sản xuất bởi Coca-Cola Việt Nam như Coca-Cola, Fanta Cam, Sprite, Samurai, Thums Up sẽ có cơ hội trúng thưởng các giải hấp dẫn như xe Piaggio LXV 125, điện thoại di động Sony Ericsson W700i, đồng hồ và áo thun Coca-Cola…Các giải thưởng không đơn thuần là các vật dụng mà còn là cách để giới trẻ thể hiện cá tính cũng như phong cách thưởng thức cuộc sống của họ. Các bạn trẻ khi uống chai hoặc lon các sản phẩm của Coca-Cola Việt Nam sẽ có được những nắp chai hoặc khoen lon có hình một nửa của giải thưởng. Nếu ghép 2 nắp chai hoặc 2 khoen lon có những ký hiệu tương ứng nhau như trong điều lệ thì sẽ trúng giải. Như vậy cơ hội trúng giải sẽ cao hơn nếu các khách hàng trẻ từ 2 người trở lên cùng nhau phối hợp và sưu tầm các thông tin may mắn này! Việc sử dụng các hình thức khuyến mãi không chỉ giúp cho doanh số của công ty tăng lên, mà nó còn thể hiện giá trị mà công ty mang lại cho các khách hàng của mình. Đây là một công cụ truyền thông đắc lực không chỉ riêng Coca-cola sử dụng mà hầu như các công ty khi đi vào hoạt động cũng xem đây là một cách thức để phát triển thị phần của mình.
Ngoài ra, Cocacola Việt Nam thường xuyên tổ chức các hoạt động bổ ích, đầy ý nghĩa với khách hàng, đặc biệt là các chương trình dành cho giới trẻ. Các hoạt động này tạo cho coca một hình ảnh đổi mới, sáng tạo, đầy năng động, lạc quan, hạnh phúc và đầy cuốn hút. Các hoạt động này tạo sự thân thuộc và gần gũi hơn giữa Coca-Cola và người tiêu dùng bằng những hoạt động đầy bất ngờ và sáng tạo như:
Tổ chức Chiến dịch Happiness Factory: nhằm thể hiện thế giới bên trong đầy sinh động và say mê của một chai Coca-Cola và truyền cảm hứng lạc quan đến người tiêu dùng, được triển khai dưới nhiều hoạt động sáng tạo, thú vị. Nhân dịp này, Coca-Cola cũng dành gần một triệu mẫu sản phẩm dùng thử cho người tiêu dùng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
"Hát cùng Coca-Cola" - Cơ hội để các bạn trẻ thử tài ca hát : Là một trong loạt các hoạt động tưng bừng của chiến dịch “Uống là BRRRR” đang được Coca-Cola triển khai trên toàn quốc, cuộc thi “BRRRR-KOOL SUMMER” được tổ chức để khuyến khích tinh thần luôn thể hiện và trải nghiệm những điều mới mẻ ở giới trẻ để cuộc sống luôn tràn ngập niềm vui và hứng khởi. Coca-Cola mong muốn mang đến một cảm giác sảng khoái hoàn toàn mới lạ, độc đáo và không giống với bất kỳ trải nghiệm nào trước đó cho người tiêu dùng….
3.2.2. Cấp độ 2:
5 quy trình trong cấp độ 1 được chia thành 21 mục bao gồm lập kế hoạch, thực hiện hay hỗ trợ.
Hoạch định: là quá trình gắn kết các nguồn lực của Coca Cola VN để đáp ứng nhu câù và kỳ vọng làm sao cho cân đối cung và cầu, vạch định thời gian hoạch định định kỳ cho những lần sau…
Thực hiện: quá trình được khởi sự bởi hoạch định hay nhu cầu thực tế bởi các yếu tố đầu vào như: lập lịch trình sản xuất, biến đổi sản phẩm, chuyển sản phẩm sang quá trình tiếp theo.
Hỗ trợ: quá trình chuẩn bị và duy trì quản lý thông tin cùng các mối quan hệ.
Công ty cần phải chọn ra 1 trong 4 quá trình để cho các dòng chảy thông tin được xuyên suốt cùng các kế hoạch hoạch định được lập 1 cách thống nhất. Để làm đc như vậy công ty cần phải trao đổi thông tin, nối mạng trực tiếp tới các nhà cung cấp; ấn định số lượng hàng cần nhập và cung cấp dữ liệu cho nhà cung cấp, thiết lập các hoạch định định kỳ để chuỗi cung ứng diễn ra hoàn hảo hơn.
3.2.3. Cấp độ 3
Xây dựng các chi tiết, các hoạt động để xây dựng để xây dựng cấp độ 2 phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty Coca Cola, đồng thời có thể đo lường các hoạt động mục tiêu của công ty.
4. Ưu điểm và nhược điểm của chuỗi cung ứng Coca Cola:
a) Ưu điểm:
Ø Coca cola Việt Nam đã xây dựng một chuỗi cung ứng thành công.
Mặc dù vào thị trường Việt Nam sau pepsi nhưng công ty TNHH Coca Cola Việt Nam đã xây dựng rất tốt chuỗi cung ứng của mình.
Điều đó được minh chứng bởi sản lượng tiêu thụ sản phẩm của coca cola đứng nhất, nhì trong thị trường giải khát của Việt Nam. Vào Việt Nam với những thiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như sự nghèo làn lạc hậu nhưng Coca Cola VN cũng từng bước khắc phục khó khăn để phát triển một cách lớn mạnh và chiếm được sự tin yêu của người tiêu dùng Việt Nam.
Có được thành quả trên nhờ vào sự vận dụng, quản lý tốt của chuỗi cung ứng. Thực hiện đổi mới một cách đồng bộ, thống nhất. Để có được những chiến lược kinh doanh lâu dài như vậy đòi hỏi sự ăn ý và hợp tác một cách tối ưu giữa các khâu trong chuỗi cung ứng như : nhà cung cấp vật liệu, doanh nghiệp , vận chuyển kho bãi, các nhà phân phối bán buôn bán lẻ…và nhiều yêu tố khác.
Ø Nắm bắt, xử lý thông tin một cách nhanh nhạy.
Nắm bắt và xử lý thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng có thành công và trơn chu được hay không phụ thuộc vào sự tương tác về thông tin của các thành viên trong chuỗi.
Trong cuộc đấu giữa coca cola và pepsi để giữ vững được thị phần của mình thì các bộ phận trong chuỗi cung ứng của coca đã phối hợp rất nhịp nhành để có thể đáp trả lại các hành động của pepsi trên thị trường.
Ví dụ: khi pepsi có ý định giảm giá hay khuyến mại thì ngay lặp tức các nhà phân phối đại lý của coca cũng đồng loạt giảm giá khuyến mãi…
Để làm được điều này đòi hỏi họ phải thiết lặp mạng lưới thông tin xyên suất chính xác và nhanh nhạy.
Bắt kịp với thời đại coca cola Việt Nam cũng đã có những chiêu thức trào bán hàng trên mạng đáp ứng nhu cầu của các bạn trẻ đam mê internet và sự tiện dụng mà cuộc sống hiện đại đem lại. Hiện nay sản phẩm của coca cola đã được trào bán, giới thiệu trên một số mạng xã hội và diễn đàn.
Ø Tận dụng tối đa mọi nguồn cung trong chuỗi cung ứng.
Đó là nguồn cung về nguyên liệu nhiên liệu giá rẻ và sẵn có. Nguồn cung lao động dồi dào và có tay nghề cao, người lao động cần cù chịu khó, sang tạo …
Ø Quản lý và lặp kế hoạch sản xuất kinh doanh
Để doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả thì việc lên kế hoạch sản xuất kinh doanh là điều tối quan trọng.
Đóng góp vào sự thành công của coca cola không thể không nói tới những kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Đó là những tiền đề cơ bản để công ty có thể đứng vững trên thị trường cũng như chủ động trong sản xuất kinh doanh và vận hành chuỗi cung ứng của mình. Nhờ có kế hoạch kinh doanh dài hạn mà coca cola có thể tận dụng được mọi nguồn lực về dự trữ nguyên vật liệu, quản lý tài chính chặt chẽ để có thể đầu tư một cách hiệu quả nhất. Chính sách kinh doanh giúp điều tiết cung cầu trên thị trường đáp ứng mong mỏi của người tiêu dùng. Hạn chế những rủi ro không những cho doanh nghiệp trung tâm mà cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
Ø Phát triển quan hệ khách hàng và quản lí tốt nhân sự cũng là một thành công của coca cola.
Mặc dù có mặt ở Việt Nam sau pepsi nhưng coca cola Việt Nam đã không ngừng mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng.
Coca cola dần dần đã chiếm được vị thế rất lớn trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Trở thành sản phẩm quen thuộc đối với cuộc sống của từng cá nhân và từng gia đình Việt.
Để có được thành công ấy coca cola đã không ngừng tung ra các chiêu quảng cáo, tiếp thị đặc sắc phù hợp với nét văn hóa người Việt. Cùng với một loạt các chương trình khuyến mại , giảm giá…hấp dẫn.
b) Nhược điểm:
Ø Chưa có sự liên kết và rõ ràng giữa các yếu tố mắt xích trong chuỗi cung ứng.
Đó là tình trạng chung của nhiều chuỗi cung ứng và rất tiếc coca cola Việt Nam cũng mắc phải tình trạng này. Họ chưa thống nhất được thông tin giữa các yếu tố trong chuỗi cung ứng với nhau và chưa thật sự liên kết một cách chặt chẽ dẫn đến những bất đồng quan điểm, lợi ích. Điển hình là vụ việc coca cola Việt Nam kiện các đại lý của mình năm 2005.
Coca-Cola thu hút các đại lý độc quyền bằng những chính sách ưu đãi hấp dẫn, tạo sự gắn bó giữa công ty và đại lý: Các đại lý không được bán các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, bù lại Coca-Cola sẽ trả cho các đại lý tiền chiết khấu độc quyền 1.000 đồng/két.
Nhưng trong quá trình giao nhận hàng, việc ghi hóa đơn rất sơ sài. Các đại lý hầu như không có một giấy tờ nào có giá trị pháp lý để ràng buộc. Ngược lại, công ty căn cứ vào giấy xác nhận công nợ kiện theo thủ dân sự. Chỉ riêng 10 đại lý đang là bị đơn trong các vụ kiện đòi nợ của Coca-Cola mà TAND TPHCM đang thụ lý giải quyết, số tiền nợ hàng đã lên đến gần 6 tỉ đồng, chưa kể lãi suất quá hạn và gần 70.000 két vỏ chai quy thành tiền.
Vụ việc này đã gây ra không ít tổn hại cho coca cola Việt Nam và làm mất đi hình tượng của coca cola trong lòng những người tiêu dùng.
Ø Phát triển và quản lý nhân sự chưa thật sự mang lại hiệu quả tối ưu
Cuộc chiến giữa coca cola và pepsi là một ví dụ minh chứng dõ dàng cho nhận định trên.
Trên thị trường tiêu thụ toàn cầu thì lượng tiêu thụ của coca cola bao giờ cũng nhỉnh hơn pepsi nhưng ở Việt Nam thì ngược lại. Tại sao lại như vậy?
Trên “sân chơi” toàn cầu, Coca-cola chiếm thế “thượng phong” so với Pepsi nhờ chiến lược tiếp thị và quảng cáo của họ. Riêng thị trường Việt Nam, Pepsi không những có được một hệ thống phân phối tốt trên toàn xứ Việt Nam (nhờ tới trước) mà họ còn có được những nhà quản lý và điều hành giỏi có thể ví như những “tướng quân”
Họ là những người Việt không những am hiểu “công nghệ tiếp thị” mà đồng thời họ cũng rất am hiểu tâm lý của người Việt – điều này rất quan trọng. Nhờ vậy, Pepsi luôn đẩy lui bất cứ đợt “phản công” giành giật thị trường nào của Coca-cola. Đây là điều mà coca cola vẫn còn thiếu và yếu.
Ø Các khâu vận chuyển kho bãi, bảo quản, quản lý cũng như giám sát sản xuất chưa có sự thống nhất chặt chẽ về quản trị cung ứng.
Do chưa thực hiện tốt công tác vận chuyển và kho bãi đã dẫn tới một số sản phẩm của coca cola bị khách hàng phàn làn chưa hết hạn sử dụng đã bị mốc hỏng. Có thể nguyên nhân do vỏ trai bị hở trong quá trình vận chuyển.
Công tác giám sát sản xuất không tốt dẫn tới lỗi trong các sản phẩm như xuất hiện pin trong nước coca cola.
Điều này cho thấy sự thiếu liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất với với các nhà phân phối, các đại lý của mình. Mới để xảy ra hiện tượng đáng tiếc sản phẩm đến tay người tiêu dùng mang những lỗi không thể chối cãi được.
Ø Các mắt xích trong chuỗi chưa có sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý.
Năm 2005 coca cola Việt Nam đã bị lên án vì sử dụng nguyên liệu quá hạn sử dụng.
Điều đó cho thấy rằng ý thức trách nhiệm của nhà cung cấp nguyên vật liệu chưa tốt. ý thức về quản lý luồng hàng dự trữ( cụ thể là nguyên vật liệu sản xuất coca cola) còn thiếu và yếu. Đồng thời cũng cho thấy sự yếu kém trong công tác chuyển tải, lắm bắt thông tin của các thành viên trong mắt xích, giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp nguyên vật liệu.
Ø Chuỗi cung ứng chưa linh hoạt:
Coca Cola chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mọi nơi trên toàn thế giới. Sản phẩm coca cola là sản phẩm đồ uống có ga, khi uống có vị ngọt, nhất là khi uống cùng với đá sẽ tạo cho người uống có cảm giác dễ chịu, sảng khoái. Nếu trong bữa ăn có một món ăn khó tiêu hóa thì tốt nhất nên dùng kèm với Cocacola sẽ giúp ta có cảm giác không bị khó chịu, đầy bụng. Tuy nhiên, để dùng làm một lọai nước uống giải khát lâu dài thì không nên vì không tốt cho sức khỏe vì nhất là không tốt cho người bị bệnh tiểu đường, máu nhiễm mỡ. Vì thế mà Coca cola cần phải thích nghi được với 1 “thị trường người bệnh” như thế, nhìn thấy đc nhu cầu của người tiêu dùng để đảm bảo giữ vững được thị trường của mình đồng thời khuếch trương được thị phần hơn nữa.
5. Thiết lập 1 chuỗi cung ứng mới cho công ty Coca Cola VN:
Mô hình Chuỗi cung ứng xanh
Một chuỗi logistics hoàn hảo không chỉ dừng lại ở mục tiêu tạo ra các giá trị tăng thêm mà còn phải hướng đến mục tiêu xa hơn là phát triển bền vững, nghĩa là cần xem xét trên phương diện môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Trong vài năm trở lại đây, các công ty đa quốc gia đã và đang nỗ lực hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình thông qua việc xây dựng những chuỗi cung ứng thân thiện với môi trường – Chuỗi cung ứng xanh (The Green Supply Chain). Không chỉ bảo vệ môi trường, chuỗi cung ứng xanh còn được xem là một lợi thế cạnh tranh của các công ty trong việc mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận.
Tổ chức SCC (The Supply-Chain Council), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp các phương pháp và công cụ chuẩn nhằm giúp các công ty xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng, đã đưa ra mô hình chuẩn về chuỗi cung ứng xanh Green SCOR Model sau đây:
SCOR Model là một mô hình chuỗi cung ứng khép kín, mô tả một hệ thống bao gồm các quá trình được liên kết chặt chẽ thông qua việc trao đổi thông tin thường xuyên giữa các đối tác trong chuỗi, đó là:
- Lập kế hoạch cho cả chuỗi và cho từng giai đoạn trong chuỗi (Plan);
- Khai thác nguồn nguyên vật liệu để sản xuất (Source);
- Chế tạo sản phẩm (Make);
- Phân phối sản phẩm (Deliver);
- Thu hồi sản phẩm (Return Deliver);
- Thu hồi nguồn ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá chuỗi cung ứng của Cocacola(việt nam) ĐH kinh tế thái nguyên.doc