• Thực phẩm được đóng góp đôi khi không phải là hàng cần thiết : Đôi khi WFP thường được cấp cho các thực phẩm mà không thích hợp cho việc cứu trợ. Sự đa dạng các mặt hàng không cần thiết đôi khi gây khó khăn cho quá trình cứu trợ vì chuỗi hoạt động logistics ngay từ đầu phải có các cơ chế để phân loại hàng được hiến tặng và điều này cũng làm mất nhiều thời gian .
Tại Somali, các nhân viên của WFP luôn có một danh sách các thực phẩm đề nghị ưu tiên như là tất cả các loại ngũ cốc, muối và đường. Sau đó là các loại thực phẩm như các sản phẩm từ sữa, thực phẩm nấu sẵn và thực phẩm ăn liền. Cuối cùng là các loại thực phẩm không được ưu tiên như chất lỏng, thực phẩm đông lạnh, và thực phẩm em bé đóng hộp. Hoạt động cứu trợ còn bao gồm vô số các mặt hàng phi thực phẩm như dụng cụ, nhiên liệu, nơi cư trú, thiết bị vệ sinh và y tế.
47 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuỗi cung ứng hàng viện trợ của WFP tại Somali, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hả năng đáp ứng của các sân bay, cảng cũng như các dịch vụ hậu cần
Số lượng phương tiện vận chuyển đường bộ cần thiết
Số lượng hạn chế các máy bay lên thẳng tại mỗi giai đoạn
Sự đáp ứng lưu kho trong trường hợp khẩn cấp
Các thông số này được các chuyên gia của WFP tính toán chi tiết trong từng trường hợp.
3.4.2. Đánh giá và kêu gọi viện trợ:
Các dự báo phải bao gồm trợ cấp cho trường hợp cân hụt hàng hóa giữa nguồn hàng và người nhận. Tại Somalia, các nguồn cung cấp bị đánh cắp là điều không thể phòng tránh, nhưng lượng thực phẩm thì vẫn được tính. Việc lập kế hoạch logistics chỉ có thể ước lượng được việc sẽ tổn thất đi bao nhiêu thực phẩm trước khi nó đến được người nhận và từ đó lên kế hoạch.
Để đáp ứng đủ và kịp thời các yêu cầu cấp thiết cần đánh giá tình hình dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Trước hết phải đánh giá được số lượng và nhu cầu của những người dân bị thiên tai để biết được khu vực nào bị thiệt hại nặng nề nhất phải cứu đói khẩn cấp sẽ được ưu tiên viện trợ trước. Trong trường hợp khẩn cấp nhất thì cần thiết phải phân phối những hàng hóa, món hàng chính xác để đáp ứng những nhu cầu tồn tại tức thời hay cải thiện điều kiện sinh hoạt của dân cư bị tác động.
Đánh giá mức độ thiệt hại về cơ sở hạ tầng của từng khu vực địa phương để xác định và lựa chọn tuyến đường thuận tiện cho việc vận chuyển hàng cứu trợ. Tùy thuộc vào địa hình và vị trí địa lý để sử dụng những phương tiện vận chuyển phù hợp. Hầu hết các POVs ký hợp đồng với các xe tải địa phương hay thuê xe của các cơ quan cứu trợ khác.
Đánh giá về tình hình an ninh, chính trị quân sự để đảm bảo an toàn cho đoàn cứu trợ và tránh tình trạng thất thoát hàng hóa vì yếu tố an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Có một số vùng ở Somali thường xảy ra các cuộc đấu tranh phe phái, nội chiến và cướp bóc do đó gây khó khăn cho công tác cứu trợ. Do đó, phải phối hợp với cơ quan chức trách và người dân địa phương đảm bảo việc cứu tế đạt hiệu quả hơn.
Sau đây là bảng thống kê dư báo về số lượng người được cứu trợ và số lượng lương thực cần đáp ứng trong nửa năm đầu 2008.
DANH MỤC
NGƯỜI HƯỞNG LỢI
THỰC PHẨM YÊU CẦU (TẤN)
Người di cư trong nước
527,000
92,535
Nguồn thực phẩm cho trường học
125,000
6,277
Nguồn thực phẩm cho đào tạo, huấn luyện
379,000
17,713
Viện trợ chung
619,000
27,749
Chương trình viện trợ chọn lọc
466000
38,803
(Nguồn : www.wfp.org)
Theo đánh giá và số liệu thống kê năm 2008, tại Somali số người cần viện trợ lên đến 2,1 triệu người; theo kế hoạch, số lương thực phải cung ứng là 185000 tấn. WFP đã lên kế hoạch kêu gọi viện trợ từ các nhà hảo tâm ở các quốc gia và các khu vực trên thế giới. Thông thường, WFP kêu gọi viện trợ dưới 2 hình thức chủ yếu :
Viện trợ theo yêu cầu : hình thức “xin – cho”, nghĩa là theo dự báo và đánh giá nhu cầu, WFP sẽ chủ động tìm đến các nhà hảo tâm và nhà viện trợ. Hình thức viện trợ này chủ yếu hướng đến các nước phát triển như là Mỹ, Canada, Úc, Đức, Nhật, …Đây là những quốc gia có khả năng hỗ trợ về tài chính, thông tin liên lạc, phương tiện vận chuyển…
Viện trợ tùy thuộc vào khả năng của nước viện trợ: nhằm vào các nước có khả năng thấp hơn, viện trợ những hàng hóa mà họ dư thừa và sẵn có (quần áo ấm, đồ gia dụng, gạo,…) Ví dụ như đối với Ai Cập, Ả rập, Venezuala,… Các quốc gia này cũng đóng vai trò chính trong việc cung ứng lực lượng tình nguyện.
Ví dụ : Tại kế hoạch cung cấp và hỗ trợ thực phẩm cho Somali giai đoạn 1/8/2006 – 31/3/2009, Sau khi đánh giá tình hình và dự báo các nhu cầu cần thiết, WFP lên kế hoạch kêu gọi từng quốc gia và tổ chức như sau:
Tổ chức hiến tặng
Số tiền yêu cầu (USD)
Theo phần trăm
Ngân hàng phát triển Châu Phi
505,138
0.11
Bỉ
642,674
0.14
Đan Mạch
988,142
0.21
Phần Lan
1,937,928
0.41
Hy Lạp
131,803
0.03
Ý
548,493
0.12
LUXEMBOURG
874,145
0.18
Na Uy
3,190,530
0.67
Các tổ chức cá nhân
1,185,435
0.25
Nga
1,000,000
0.21
Ả rập Xê Út
3,329,939
0.7
Tây Ban Nha
454,883
0.1
Thụy Điển
42,955
0.01
Thụy Sỹ
2,582,385
0.54
Thổ Nhĩ Kỳ
400,000
0.08
Liên Hiệp Anh
5,964,215
1.25
Liên Hiệp Quốc
2,525,308
0.53
Hoa Kỳ
94,832,955
19.93
VENEZUELA
500,000
0.11
Tổ chức đa phương
5,476,043
1.15
Tồn đầu từ các hoạt động trước
2,042,432
0.43
Cá nguồn thu khác
31,818
0.01
(Nguồn : www.wfp.org)
Huy động nguồn lực:
Trước khi đối phó với các thảm họa, WFP đã thiết lập các nguồn lực cơ động về tài chính và nhân sự.
Chú thích sơ đồ :
-Local suppliers : các nhà cung ứng địa phương (là các quốc gia hay khu vực lân cận với các địa phương xảy ra nạn đói)
-International Suppliers : Các nhà cung ứng quốc tế (Nguồn cung ứng từ các quốc gia nằm ngoài khu vực)
-Donors : các cơ quan tổ chức hiến tặng
-Beneficiaries : người hưởng lợi , là những người nhận cứu trợ.
-Cash for work : tiền chi trả cho công tác hay dịch vụ để đưa thực phẩm cứu trợ đến người hưởng lợi.
-Grants : tiền đóng góp
-Gifts-in-kind : tặng vật
Procurement : thu mua hàng
Về tài chính, tài chính cần được huy động trước nhằm để chi tiêu cho việc thu gom hàng, huy động nguồn nhân lực, thuê phương tiện vận tải, nhà kho và các nguồn lực hữu hình khác. Dòng tài chính trong WFP được lưu chuyển trong sơ đồ sau:
Tiền quyên góp, trao tặng của các tổ chức và cá nhân quyên góp sẽ được chuyển tới WFP. Sau đó WFP sẽ sử dụng một phần hay toàn bộ khoản tiền đang có trong ngân sách để mua thực phẩm cứu trợ từ các nhà cung ứng địa phương và quốc tế . Đồng thòi, WFP phải chi ra thêm các khoản tiền để phục vụ cho công tác đưa thực phẩm đến tận tay người cần cứu trợ (các khoảng phí đó bao gồm phí vận chuyển, phí lưu kho …)
Các nhà tài trợ và quyên góp chính cho các hoạt động viện trợ cho Somali là Ngân hàng phát triển Châu Phi, Bỉ, Canada, Ai Cập, Phần Lan, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Nhật Bản, Luxembourg, Thụy Sĩ, Hà Lan, Na Uy, A Rập Saudi, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Venezuala, và các tổ chức, cá nhân khác.
Về nhân sự, WFP đã xây dựng các đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, hoạt động toàn thời gian tại Somali. Đội ngũ nhân viên này đã được huấn luyện về nghiệp vụ theo tứng vị trí, địa bàn hoạt động. Lực lượng nhân viên chính thức của WFP tại Somali hiện tại gồm:
39 nhân viên quốc tế
5 nhân viên phục vụ cho cứu trợ khẩn cấp quốc tế
181 nhân viên địa phương
Các nhân viên này hoạt động trong 5 chi nhánh và 9 văn phòng khu vực khác nhau.
Ngoài lực lượng trên, WFP còn xây dựng cho mình kế hoạch tuyển các tình nguyện viên và các nhân viên theo từng thời kỳ để đáp ứng đủ cho các dự án viện trợ lớn tại Somali.
Bên cạnh đó, trong quá trình vận chuyển, lưu kho bãi, phân phối hàng hóa, WFP còn xây dựng một bộ phận chuyên hộ tống và bảo vệ người và tài sản viện trợ trong suốt chặng đường nhằm tránh sự tấn công của các nhóm vũ trang khác và hỗ trợ giúp đỡ các bộ phận khác nhau trong đoàn viện trợ. Nguồn nhân sự này lấy chủ yếu từ lực lượng quân đội tại khu vực viện trợ và một số nhân viên quốc tế khác.
3.4.4. Tìm nguồn cung ứng và ý nghĩa của sơ đồ “hands”
Chú thích
AFH : Châu Phi
ASH : Châu Á
AUH : Châu Úc
EUH : Châu Âu
NAH : Bắc Mỹ
SAH : Nam Mỹ
N : Các quốc gia
L : Địa phương
Cuộc hạn hán xảy ra ở Somali không ảnh hưởng đến phần còn lại của châu lục trên diện rộng, rất nhiều nguồn cung ứng cứu trợ sẵn có ở Kenya và các quốc gia Châu Phi khác. Tìm nguồn cung ứng địa phương cũng đóng góp cho chất lượng của các nỗ lực cứu trợ bởi vì nguồn thực phẩm lạ đôi khi phá vỡ văn hóa và phong cách địa phương.
Đối với các hoạt động đòi hỏi thực phẩm được đưa từ bên ngoài vào, thực phẩm nên được nhận càng gần khu xảy ra thảm họa càng tốt để giảm thiểu nhu cầu vận chuyển.
Tìm những nguồn cung ứng này còn là vấn đề quyết định xem nới nào có sẵn hàng dự phòng cho trường hợp bất ngờ hay nơi nào có thể mua chúng một cách nhanh chóng.
Hai nguồn hàng của WFP: hàng tự cho và hàng xin cho.
Hàng tự cho được thu gom từ các tổ chức và cá nhân tự nguyện quyên góp.
Hàng xin cho được thu gom dựa trên nhu cầu tại thời điểm nhất định.
Yêu cầu đặt ra đối với WFP là tiết giảm chi phí nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Trong việc cứu trợ các nạn nhân thì điều quan trọng nhất đó là sự kịp thời. Trung bình chi phí vận chuyển lương thực giữa các nước trong khu vực Châu Phi thấp hơn từ 30 đến 50% so với lương thực vận chuyển từ Mỹ và thường đến sớm hơn từ 1 đến 2 tháng.
Thay vì mua thực phẩm từ Mỹ hoặc Châu Âu , Á thì WFP có thể thu mua lương thực ở các nước lân cận trong khu vực ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai hay chiến tranh như Uganda , Kenya hay các nước khác …. Trong những tình huống khẩn cấp thì WFP có thể ưu tiên mua lương thực của các nhà cung cấp địa phương hay lân cận với giá cao hơn nhiều lần giá ở các khu vực khác nhưng nó có thể giải quyết được bài toán về sinh mạng con người ( nếu chờ nguồn cung cấp từ các nơi khác thì phải chờ đợi trong 1 khoảng thời gian dài và sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của con người nhất là đối với người già và trẻ em trong khu vực bị thiếu lương thực do chiến tranh hay thiên tai ) .
CẢNG ĐẾN
CẢNG ĐI
KHOẢNG CÁCH (ĐVT: hải lý)
THỜI GIAN
Berbera
(Somali)
Liverpool, Anh
4626
6 ngày 10g
Long Beach, Mỹ
10644
14 ngày 19g
Mombasa, Kenya
1632
2 ngày 6g
Hong Kong, HK
5054
7 ngày
Shanghai, Trung Quốc
5781
8 ngày 1g
Napoli, Ý
2559
3 ngày 13g
Dar Es Salaam, Tanzania
1765
2 ngày 11g
(Ghi chú : thời gian di chuyển là thời gian được tính khi dùng tàu di chuyển trên biển với vận tốc 30 hải lý/h )
Với bảng dữ liệu trên việc thu mua và vận chuyển hàng hóa từ các nước láng giềng như là Kenya và Tazania , Uganda sẽ tiết kiệm từ 1- 12 ngày so với vận chuyển hàng hóa từ Italya và Mỹ. Việc lựa chọn hàng hóa từ các nước láng giềng tuy không thực sự tối ưu về mặt chi phí nhưng nó đã giải quyết tốt được mục tiêu chính của WFP là thời gian .
Do đó trong việc hoạch định chiến lược thu mua, ưu tiên của WFP phân bổ theo thứ tự ưu tiên nguồn cung từ gần đến xa. Tức là tìm các nguồn cung ứng càng gần nơi cần cứu trợ càng tốt càng tốt .
Thuận lợi và bất lợi của từng loại nguồn cung ứng.
a. Nguồn cung ứng địa phương
*Ưu điểm
Đáp ứng nhu cầu trong thời gian nhanh nhất .
Hạn chế tối đa chi phí vận chuyển và lưu kho (tận dụng khoảng cách về địa lý và thời gian). Khoảng cách ngắn sẽ giảm được số lần qua các trạm trung chuyển – nơi thường hay xảy ra những hư hao mất mát – hay có thể đưa trực tiếp đến tay người cần cứu trợ mà không cần phải qua bất cứ trạm trung chuyển nào .
Hàng hóa phù hợp với ẩm thực và văn hóa vùng miền .
Việc thu mua hàng hóa cứu trợ tại địa phương và vùng còn giúp đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của các quốc gia nói chung và người nghèo nói riêng. Chính sách này được khuyến khích phát triển vì những lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế mà nó mang lại. Nó sẽ giúp các quốc gia nghèo khó ở Châu Phi có điều kiện phát triển hơn thay vì dùng nguồn lực đó để mua hàng từ những công ty đa quốc gia hay các tổ chức lớn trên thế giới .
*Nhược điểm
Thảm họa gây ảnh hường trên diện rộng sẽ dẫn tới khó khăn trong tìm kiếm nguồn cung địa phương
Không thu gom đủ số lượng cần thiết do nguồn cung hạn chế
b. Nguồn cung ứng từ nước ngoài
*Ưu điểm
Hàng hóa giá rẻ vì tận dụng được các nguồn lương thực “nhàn rỗi” giá rẻ trên toàn thế giới. Chi phí sản xuất ra một đơn vị hàng hóa ở các nước phát triển thấp hơn rất nhiều so với các nước chưa phát triển. Hơn nữa việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất đã nâng cao năng suất và dẫn đến việc hàng hóa của một số quốc gia đã vượt quá nhu cầu của người tiêu dùng trong nước . Do đó một số lượng lớn hàng hóa thực phẩm rơi vào tình trạng “ nhàn rỗi “ è Việc cung cấp cho các nước nghèo đói và đang phát triển là việc làm vừa mang tính nhân văn lại vừa mang tính kinh tế khi đã giải phóng được một số lượng hàng hóa dư thừa lớn đến tay những người thực sự cần chúng
Nguồn cung dồi dào xuất phát từ sự đa dạng chủng loại hàng hóa của các quốc gia phát triển .
Chủ động trong việc tìm kiềm nguồn hàng từ khắp nới trên thế giới .
*Nhược điểm
Thực phẩm được đóng góp đôi khi không phải là hàng cần thiết : Đôi khi WFP thường được cấp cho các thực phẩm mà không thích hợp cho việc cứu trợ. Sự đa dạng các mặt hàng không cần thiết đôi khi gây khó khăn cho quá trình cứu trợ vì chuỗi hoạt động logistics ngay từ đầu phải có các cơ chế để phân loại hàng được hiến tặng và điều này cũng làm mất nhiều thời gian .
Tại Somali, các nhân viên của WFP luôn có một danh sách các thực phẩm đề nghị ưu tiên như là tất cả các loại ngũ cốc, muối và đường. Sau đó là các loại thực phẩm như các sản phẩm từ sữa, thực phẩm nấu sẵn và thực phẩm ăn liền. Cuối cùng là các loại thực phẩm không được ưu tiên như chất lỏng, thực phẩm đông lạnh, và thực phẩm em bé đóng hộp. Hoạt động cứu trợ còn bao gồm vô số các mặt hàng phi thực phẩm như dụng cụ, nhiên liệu, nơi cư trú, thiết bị vệ sinh và y tế.
Thực phẩm không phù hợp với đặc trưng quốc gia tiếp nhận: đôi khi các thực phẩm được cung cấp là mặt hàng cần thiết cho cứu trợ tuy nhiên trong quá trình quyên góp, các cơ quan tổ chức đóng góp do không am hiểu nhiều về tình hình văn hóa – xã hội đặc trưng của từng vùng, từng quốc gia nên dẫn đến việc hàng hóa trở nên không phù hợp. Điều này đặt ra cho WFP phải nắm rõ vấn đề Văn hóa – xã hội từ đó có kế hoạch phân loại các mặt hàng thích hợp. Quá trình phân loại này cũng làm mất nhiều thời gian.
Ở Somali, số lượng người Hồi Giáo rất đông, cho nên các yêu cầu về thực phẩm mà họ đặt ra cũng phải theo các quy tắc của đạo Hồi. Cho nên trong trường hợp ở Somali, thì các thực phẩm có chứa thịt heo và các nước uống có rượu cồn đều coi như là không phù hợp. Cho nên trong hoạt động cứu trợ tại Somali thì các nhân viên WFP ngay từ đầu phải có cơ chế phân loại các thực phẩm có chứa thịt heo dưới mọi hình thức và những thức uống có cồn ra khỏi danh sách các thực phẩm cứu trợ cho Somali.
*Nhược điểm
Chi phí vận chuyển cao do phải di chuyển từ các nơi xa xôi trên thế giới đến những khu vực hẻo lánh đang gặp thiên tai .
Rủi ro trong vận chuyển (bão, cướp biển, hư hỏng trong quá trình vận chuyển …)
Thất thoát trong quá trình chuyên chở (do hàng hóa phải qua tay nhiều nhà cung ứng nhất là các nhà cung ứng địa phương hoặc những nhân viên không phải thành viên của WFP) .
Chi phí lưu kho tăng do hàng hóa phải đi qua nhiều nước và vùng lãnh thổ .
Là một trong những thành viên chủ yếu trong thị trường lương thực toàn cầu,
WFP có kinh nghiệm thu mua những mặt hàng lương thực cơ bản trong hơn 40 năm nay. Một trong những nguyên tắc cơ bản của WFP là thu mua lương thực với giá tốt nhất có thể nhằm sử dụng hiệu quả số tiền quyên góp quý giá. Các chuyên gia trong hệ thống thu mua của WFP sớm nhận ra những lợi ích khi thực phẩm được thu mua gần nơi thực phẩm sẽ được tiêu thụ. Thực phẩm mua từ những nông dân ở các vùng hẻo lánh ở châu Phi có thể không rẻ bằng thực phẩm từ Bắc Mỹ hoặc Châu Âu nhưng bằng cách thu mua hàng hóa từ địa phương, WFP có thể cắt giảm đáng kế chi phí vận chuyển và lưu kho.
Quan trọng hơn, việc tiết giảm chi phí này giúp tăng hiệu quả của toàn bộ chuỗi cung ứng trong khi vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của người cần cứu trợ. Hơn nữa, chính sách thu mua từ địa phương của WFP là một cách thức nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Bằng năng lực thu mua của mình, vào năm 2007 WFP đã mua hơn 1.6 triệu tấn lương thực từ các nông dân nhỏ mang lại nguồn lợi gần 612 triệu đô la Mỹ cho các nước đang phát triển. Bằng chính sách tích cực này, vào năm 2007, WFP đã đưa tiền vào Châu phi còn nhiều hơn cả World Bank.
3.4.5. Đóng gói
Việc đóng gói quyết định khả năng tồn tại của hàng cung ứng, giúp cho việc xếp dỡ hàng hóa dễ dàng và tiện lợi khi vận chuyển. Việc đóng gói không đúng quy cách sẽ dẫn đến sự phí phạm hàng loạt thực phẩm.
Việc đóng gói ngũ cốc có thể diễn ra ngay từ đầu hay ở quốc gia của người nhận. Các thiết bị đóng gói luôn có tại các cảng ở hầu hết các nước. Khi một chuyến hàng ngũ cốc đến thì hàng hóa phải được chuyển ngay đến trạm đóng gói để đóng gói và sau đó được gởi đến đích cuối cùng. Các túi ngũ cốc thì dễ dàng được ghi chép hơn là hàng tấn ngũ cốc rời.
Trong nỗ lực cứu trợ lương thực ở Somali, hầu hết hàng hóa được chất trên khay và các cơ quan cứu trợ sử dụng xe tải nâng tại cơ sở của họ và nhờ vào các người tị nạn để dỡ hàng ra khỏi khay được xe tải vận chuyển đến. Hàng hóa chất trong container đòi hỏi các yêu cầu về hạ tầng đặc biệt mà chưa có ở các nước chậm phát triển nên cũng chưa được sử dụng tại Somali.
Ví dụ : Khi người Mỹ nghĩ về thực phẩm cứu tế thì điều đầu tiên họ nghĩ đến đó là các túi 50kg làm bằng polypropylen với logo hình trao tay có ghi “Từ nhân dân Hoa Kỳ”. Đơn vị thực phẩm chung phổ biến nhất được các cơ quan cứu trợ sử dụng chính là các túi 50kg này. Chúng càng lớn càng tốt nhưng sao cho một người vẫn có khả năng mang vác được. Các túi này không thấm nước, giúp cho nó có thể được bảo vệ dưới một số hình thức nhất định. Các can có thể được dùng để chứa bơ, dầu bơ hay các thực phẩm dạng lỏng khác. Các hàng hóa này rất khó xếp dỡ vì các can thường có khuynh hướng dễ bị móp và nứt thủng và không thể được cầm thuận lợi như là các túi đựng. Mặc dù chúng không bị hư hỏng khi gặp mưa, nhưng chúng sẽ bị gỉ sét.
Kỹ thuật đóng gói để thả hàng trong quân sự :
Hàng hóa được chằng buộc để thả bằng dù là một kỹ thuật đặc biệt mà có thể bảo vệ hàng hóa không bị phá hủy hay tổn thất. Hàng hóa chằng buộc trên các khay sao cho khi thả hàng hóa cho phép các túi thực phẩm tách ra từng phần và rơi xuống đất từng cái một.
3.4.6. Lưu kho
Lưu trữ hàng hóa phục vụ nhiều mục tiêu trong hoạt động logistics. Trước hết, việc dự trữ đảm bảo tránh hư hại về lý tính do mưa, mặt trời và động vật gây hại và hỗ trợ cho công tác phân phối được thuận lơi.
3.4.6.1. Các giai đoạn lưu kho
Hàng hóa trước khi vận chuyển tới tay người cần cứu trợ trải qua nhiều giai đoạn lưu kho và trung chuyển kho. Trong chuỗi cung ứng cứu trợ, thực phẩm được chia làm hai giai đọan chính :
Giai đọan 1 : Hàng hóa được tập kết và lưu tại kho của các nước phát triển. Trong giai đoạn này, hình thức lưu kho hàng hóa giống như tại các công ty hay các siêu thị khác. Tại đây, công tác phân lọai hàng hóa cho phù hợp nhu cầu từng vùng miền cũng được tiến hành.
Giai đọan 2 : hàng hóa được lưu tại các kho của WFP ở Somali – nơi mà CSHT thiếu thốn. Tại Somali, WFP cũng áp dụng các hình thức lưu kho của các công ty và siêu thị nhưng có những thay đổi cho phù hợp với tình hình tại Somali. Hàng hóa tại các kho của WFP ở Somali được lưu bằng 2 hình thức.
3.4.6.2. Các hình thức lưu kho
Hình thức lưu kho khác
Ngoài ra, ở Somali, mỗi trung tâm tị nạn lập ra hai nhà kho nhỏ để xếp dỡ khi hàng cung cấp đến. – một dành để trữ thực phẩm và một để chứ các món hàng phi thực phẩm như chăn màn, giường chiếu, dầu gội, kem đánh răng, bột giặt, và đồ vệ sinh cá nhân.
Theo đơn vị, đặc tính của sản phẩm : Lưu theo hình thức truyền thống, tất các các sản phẩm cùng loại được lưu trữ chung. Đây là cách lưu trữ sản phẩm đơn giản, tiết kiệm được không gian lưu trữ.
Theo nhóm hộ gia đình : thực phẩm được sắp xếp và phân lọai thành từng gói phù hợp với nhu cầu của từng hộ gia đình. Tại Somali, các cơ quan tổ chức địa phương đưa báo cáo lên các nhân viên cùa WFP dưới dạng hộ gia đình. Do đó việc sắp xếp thực phẩm thành từng gói theo nhu cầu của hộ gia đình là cần thiết vì nhu cầu của mỗi hộ gia đình là không giống nhau phụ thuộc vào cấu trúc của mỗi hộ gia đình, gia đình có trẻ em và người già sẽ nhận được các phần khác nhau.
Hai hình thức lưu kho trên được WFP sử dụng linh hoạt cho phù hợp với nhu cầu tại Somaly. Mỗi hình thức lưu kho có những thuận lợi và bất lợi riêng cho nên việc kết hợp hai hình thức trên là cần thiết.
Thuận lợi
Khó khăn
Lưu kho theo đặc tính, đơn vị
-Tiết kiệm được không gian lưu trữ hàng hóa.
-Dễ dàng cho việc vận chuyển
-Không phù hợp với công tác báo cáo ở Somali. Do công tác thống kê cứu trợ không thống nhất nên gây khó khăn.
Lưu kho theo nhóm hộ gia đình
-Phù hợp với công tác báo cáo của Somali
-Mất thời gian cho việc phân loại và gói lại thành từng phần.
-Cần nhiều khoảng trống hơn cho việc lưu kho.
-Khó khăn khi vận chuyển. Do tính chất hàng hóa khác nhau.
3.4.6.3. Những khó khăn trong công tác lưu kho tại Somali
-Ở các quốc gia chưa phát triển như Somali thì thức ăn bị tổn thất do các loài gặm nhấm hơn là những nguyên nhân thiếu hụt khác. Thực phẩm hư hỏng gây nên các mối bận tâm đặc biệt bởi vì những người đang chết đói sẽ vẫn phải ăn chúng, dẫn đến nhiều vấn đề về y tế.
-Tại các kho phân phối mở rộng – là những nơi diễn ra nạn đói hay gần những nơi cần cứu trợ. Tại các khu vực này thường diễn ra hiện tượng cướp lương thực. Do đó công tác bảo vệ kho là một việc rất khó khăn.
3.4.7. Vận Chuyển & Phân phối
3.4.7.1. Lựa chọn tuyến đường vận chuyển để phân phối hàng hóa cứu trợ
Ghi chú :
Points of Entry : Điểm đến – là các điểm phân phối chính tại quốc gia nhận cứu trợ
Extented point of Delivery : Điểm phân phối mở rộng
Các tuyến đường lựa chọn sau khi đã xem xét đến các vấn đề về chính trị, an ninh, đặc điểm về thiên nhiên, cơ sở hạ tầng...
Vị trí hàng hoá viện trợ:
Bên ngoài quốc gia Somali: hàng hoá viện trợ được thu gom từ sự đóng góp của các nhà hảo tâm, từ các nhà cung cấp quốc tế…để chuyển vào Somali. Hàng hoá này được thu gom và chứa trong các kho của WFP hoặc kho của các hãng vận chuyển cho WFP (thường là các kho của TNT).
Bên trong quốc gia Somali, gồm hai nơi tập kết hàng là tại các điểm phân phối chính (tại 3 cảng chính của Somali: Mogadishu; Merka; Kisimayo) và Điểm phân phối mở rộng (được chia ra thành nhiều cấp, và việc phân chia này tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể từng nơi cần cứu trợ).
Hàng viện trợ có thể đến từ các vùng khác nhau, nơi không xảy ra nạn đói tại Somali, hoặc các nước lân cận nhưng rất hiếm khi trường hợp này xảy ra, do các vùng ở đây điều có hoàn cảnh giống nhau.
Hàng hoá từ các điểm phân phối cấp I, thực hiện việc cứu trợ đối với các người dân tại đó, đây là vị trí trung tâm có thể phân phối nhanh nhất và hợp lý nhất đến các điểm phân phối cấp II và III…
Các phe phái, điều kiện thiên nhiên và phân vùng cứu trợ tại Somali:
Somali hiện xảy ra nội chiến, tại đây có nhiều phe phái nắm quyền kiểm soát nhiều vùng khác nhau, chiến tranh diễn ra thường xuyên để chiếm lãnh địa. Hiện nay, có hai phe phái lớn nắm giữ đại đa số diện tích của Somali, chia quốc gia này ra hai phần phía Nam và Phía Bắc. Do đó hoạt động cứu trợ cũng được phân làm hai vùng để thực hiện công tác cứu trợ, việc vận chuyển cũng phải được xây dựng và quản lý dựa trên đặc điểm này.
Quốc gia này có điều kiện thiên nhiên phức tạp gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động vận chuyển hàng hoá, Phía Nam có sa mac và địa hình hiểm trở, còn phía Bắc thường xuyên xảy ra lũ lụt…
Các tuyến đường vận chuyển
Tuyến đường biển:
Vận chuyển đường biển thường được sử dụng trong các hoạt động cứu trợ. Các tàu có khả năng vận chuyển hàng hoá số lượng lớn với chi phí thấp. Các cảng nhập khẩu cũng cần phải được lựa chọn. Các thông tin quan trọng trong việc đánh giá một cảnh chính là: địa điểm, khả năng kết nối với các con đường dẫn đến nơi cần được cứu trợ, độ sâu của cảng, các cơ sở xếp dỡ và lưu trữ hàng…
Những tuyến đường vận chuyển đi qua biển tuỳ thuộc phần lớn vào tuyến đường và lộ trình của hãng tàu vận chuyển hàng cứu trợ.
Tuyến đường được chọn để vận chuyển hàng cũng phụ thuộc vào tính khẩn cấp và vấn đề an ninh của hoạt động, có những trường hợp WFP đã nhờ đến máy bay vận chuyển của quân đội và các hạm đội viễn dương của Nato và Hoa kỳ để vận chuyển hàng hoá đối với trường hợp rất khẩn cấp. Lúc đó, tuyến đường vận chuyển sẽ do quân đội quyết định.
Tuyến đường từ các kho hàng bên ngoài Somali đến nơi tập kết hàng đầu tiên bên trong Somali thưòng sử dụng đường biển. Hàng được gom và vận chuyển từ Châu Á băng qua Ấn Độ Dương đến thẳng các cảng của Somali hoặc vào Kenya, và thường là hàng hoá được chuyển vào Kenya vì điều kiện nhận hàng cũng như an ninh ổn định hơn Somali, một điều nữa là Kenya cũng là quốc gia nhận cứu trợ lương thực từ WFP và có các kho hàng lớn gần vùng biên giới (Elwak) của Somali nơi giáp vùng tranh chấp bất ổn. Do đó hàng hoá chuyển vào Somali qua biên giới rồi vào vùng tranh chấp dễ hơn đi qua địa phận của các phe phái đối nghịch.
Hàng từ Châu Âu và Mỹ sẽ đi qua biển Đại Tây Dương qua kênh đào Xuye đến các cảng có các kho hàng tập trung của WFP tại các quốc gia Châu phi, sau đó được vận chuyển bằng đường bộ phân phối đến nhiều nơi tại nhiều quốc gia có nạn đói ở Châu phi, và phân phối đến Somali, hoặc đi thẳng đến các cảng của Somali và Kenya. Hầu hết lương thực cứu trợ được nhập vào phía Nam của cảng Mombasa ở Kenya và Dares Salama ở Tanzania, sau đó chúng được chuyển bằng đường biển qua các cảng Mogadishu, Kismayo và Merka. WFP có thể sử dụng biên giới nội địa của Kanya phân phối Elwak và Mandera tới miền Nam Somali. Còn phía Bắc chủ yếu được phân phối từ Dijbouti tới các cảng Berbera và Bossaso.
SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
CHÂU ÂU & MỸ
CẢNG KENYA; CẢNG SOMALI; CẢNG TANZANIA
ĐẠI TÂY DƯƠNG
ẤN ĐỘ DƯƠNG
CHÂU Á
Việc xây dựng các kho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuỗi cung ứng hàng viện trợ của WFP tại Somali.doc