MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Nhận xét của đơn vị(giấy xác nhận)
Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn
Danh mục chữviết tắt
Danh mục các bảng
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ. . . 1
PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀCHI CỤC. 2
2.1. Sơ đồcơcấu tổchức chi cục an toàn vệsinh thực phẩm TPHCM . 2
2.2. Sơ đồchức năng nhiệm vụ- quyền hạn của chi cục an toàn vệsinh thực
phẩm TPHCM . 3
2.3. Các cơchế/pháp quy đảm bảo an toàn vệsinh thực phẩm . 3
2.3.1. Quy chếcủa Quốc hội . 4
2.3.2. Quy chếcủa Thủtướng Chính phủ. 4
2.3.3. Quy chếcủa Bộy tế. 6
PHẦN 3: NỘI DUNG THỰC TẬP. 8
3.1. Giới thiệu chương trình khảo sát kiến thức KAP . 8
3.1.1. Đối tượng – Nội dung triển khai chương trình KAP . 8
3.1.1.1. Đối tượng khảo sát . 8
3.1.1.2. Nội dung khảo sát . 9
3.1.2. Phương pháp tiến hành . 9
3.1.2.1. Thiết kếnghiên cứu . 9
3.1.2.2. Dân số đích . 9
3.1.2.3. Dân sốchọn mẫu . 9
3.1.2.4. Cỡmẫu nghiên cứu . 9
3.1.2.5. Cách giải quyết các tình huống ngoài dựkiến . 10
3.1.3. Tiêu chí chọn mẫu . 10
3.1.3.1. Tiêu chí đưa vào . 10
3.1.3.2. Tiêu chí loại ra . 10
3.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến vệsinh an toàn thực phẩm (KAP) . 10
3.2.1. Người tiêu dùng . 10
3.2.2. Nhà sản xuất . 12
3.2.3. Điều kiện sản xuất . 13
3.3. Hệthống quản lý chất lượng HACCP . 14
3.3.1. Cơsởlý thuyết vểHACCP . 14
3.3.1.1. Các khái niệm cơbản . 14
3.3.1.2. Các đặc trưng của HACCP . 15
3.3.1.3. Áp dụng HACCP . 16
3.3.2. Đánh giá thực trạng doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp theo
HACCP . 17
3.3.2.1. Tại sao phải áp dụng HACCP trong kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là
những doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp? . 17
3.3.2.2. Lợi ích khi áp dụng HACCP . 19
3.3.3. Thực trạng áp dụng hệthống HACCP tại Tp.HCM theo đoàn khảo sát trong
đợt thực tập . 22
3.3.3.1. Tình hình áp dụng . 22
3.3.3.2. So sánh các điều kiện vệsinh an toàn thực phẩm tại cơsởsản xuất suất
ăn công nghiệp với yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP . 24
3.4. Kết luận và kiến nghị. 39
3.4.1. Kết luận . 39
3.4.2. Kiến nghị.40
PHẦN 4: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊCHUNG CHO ĐỢT THỰC TẬP . 42
4.1. Kết luận . 42
4.2. Kiến nghị.42
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 44
Phụlục 1: Biên bản Thẩm định “Điều kiện vệsinh an toàn thực phẩm đối với cơsở
sản xuất thực phẩm
Phụlục 2: Biên bản Thẩm định “Điều kiện vệsinh an toàn thực phẩm đối với nhà
hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể, cơsởcung cấp suất ăn sẵn
Phụlục 3: Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm
Phụlục 4: Bảng câu hỏi kiến thức vềVSATTP người tiêu dùng
60 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2809 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chương trình KAP và vấn đề HACCP đảm bảo thực phẩm sạch tại TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
soát tất cả các bước trong việc vận hành
sản xuất, chế biến hay cung cấp thực phẩm. Giúp nhận diện các mối nguy, xây
dựng và áp dụng các biện pháp kiểm soát, thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống
nhằm đảm bảo tính an toàn luôn được duy trì.
- Cơ sở khoa học: Các mối nguy về an toàn cho một loại thực phẩm và việc kiểm
soát chúng được xác định dựa trên bằng chứng / cơ sở khoa học.
- Chuyên biệt: Tùy vào đặc trưng của loại thực phẩm, HACCP giúp xác định các
mối nguy thường gặp ở loại thực phẩm đó và xây dựng biện pháp kiểm soát thích
hợp.
- Phòng ngừa: HACCP hướng tới việc phòng ngừa hơn là kiểm tra khi sản phẩm đã
hoàn tất.
- Luôn thích hợp: Khi có sự thay đổi về cơ sở vật chất, công nghệ, con người, thông
tin về an toàn thực phẩm, hệ thống luôn được xem xét và điều chỉnh cho phù hợp.
3.3.1.3. Áp dụng HACCP
Ở Việt Nam, khái niệm HACCP mới được tiếp cận từ những năm đầu thập kỷ 90 của
thế kỷ truớc, tuy nhiên do trình độ kinh tế, kỹ thuật còn thấp nên điều kiện tiếp cận với
hệ thống HACCP còn rất hạn chế.
HACCP là hệ thống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được thiết lập để phòng
ngừa và kiểm soát các mối nguy liên quan đến chuỗi cung cấp thực phẩm, nghĩa là từ khi
tiếp nhận nguyên liệu cho đến khi phân phối tới tay người tiêu dùng.
Hệ thống HACCP phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc của các quy phạm sản
xuất tốt (GMP) và quy phạm vệ sinh tốt (SSOP). GMP và SSOP tác động đến môi
trường của hoạt động chế biến và được gọi là các chương trình tiên quyết (PRPs) trong
HACCP.
GMP quy định các biện pháp giữ vệ sinh chung cũng như các biện pháp ngăn ngừa
thực phẩm bị lây nhiễm do điều kiện vệ sinh kém. GMP đề cập đến nhiều mặt hoạt động
của doanh nghiệp và tập trung vào vệ sinh cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp.
Còn SSOP là loại quy phạm được nhiều công ty thực phẩm sử dụng để giúp thực hiện
các mục tiêu duy trì GMP trong sản xuất thực phẩm. Thông thường SSOP mô tả một hệ
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
17
thống các mục riêng rẽ liên quan đến việc xử lý vệ sinh thực phẩm, đến vệ sinh môi
trường doanh nghiệp và các hoạt động được tiến hành để đạt được các mục tiêu đó.
3.3.2. Đánh giá thực trạng doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp theo
HACCP
3.3.2.1. Tại sao phải áp dụng HACCP trong kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là
những doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp?
Con người có quyền được đòi hỏi thực phẩm mà họ sử dụng là phù hợp và an
toàn. Bệnh tật (từ thực phẩm) và ngộ độc thực phẩm là mối nguy lớn nhất nếu an toàn
thực phẩm không được quan tâm và kiểm soát. Thực phẩm không an toàn không chỉ ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng mà còn ảnh hưởng xấu đến thương mại / xuất khẩu và du
lịch, điều này dẫn tới giảm thu nhập, thất nghiệp, kiện tụng. Thực phẩm hư hỏng là lãng
phí, đắt tiền và ảnh hưởng xấu đến niềm tin của khách hàng hoặc người tiêu dùng.
Trong bối cảnh hiện nay, giao thương quốc tế và du lịch đang phát triển mạnh mẽ.
Điều này đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho các quốc gia đồng thời cũng là cơ hội để
bệnh tật lây lan dễ dàng hơn. Vì vậy để đảm bảo an toàn thực phẩm đòi hỏi sự tham gia
của các thành phần trong chuỗi cung cấp thực phẩm. Từ nông trại / khu khai thác, các
nhà chế biến, các nhà cung cấp phụ liệu như dịch vụ như bao bì, phụ gia, hóa chất, dịch
vụ vận chuyển cho tới các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống và người tiêu dùng.
HACCP là công cụ cơ bản trong việc hoạch định tạo thực phẩm an toàn trong việc
áp dụng ISO 22000 tại các tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm.
HACCP được áp dụng trong suốt cả chuỗi thực phẩm, từ khâu ban đầu tới khâu
tiêu thụ cuối cùng và việc áp dụng đó phải căn cứ vào các chứng cứ khoa học về các mối
nguy cho sức khoẻ của con người. Cùng với việc tăng cường tính an toàn của thực phẩm,
việc áp dụng HACCP có thể cho các lợi ích đáng kể khác. Hơn nữa, việc áp dụng hệ
thống HACCP có thể giúp các cấp có thẩm quyền trong việc thanh tra và thúc đẩy buôn
bán quốc tế bằng cách tăng cường sự tin tưởng về an toàn thực phẩm.
Việc áp dụng thành công HACCP đòi hỏi sự cam kết hoàn toàn và sự tham gia
của toàn ban lãnh đạo và lực lượng lao động. Nó cũng đòi hỏi một cố gắng đa ngành, mà
cố gắng này có thể bao gồm: sự hiểu biết kỹ về nông học, thú y, sản xuất, vi sinh vật học,
y học, sức khoẻ cộng đồng, công nghệ thực phẩm, sức khoẻ môi trường, hoá học và kỹ
thuật, tuỳ theo những nghiên cứu cụ thể. Việc áp dụng HACCP phù hợp với việc thực
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
18
hiện các hệ thống quản lý chất lượng, như bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và là hệ thống được
chọn để quản lý an toàn thực phẩm trong các hệ thống trên.
Tuy HACCP được áp dụng cho an toàn thực phẩm, khái niệm này cũng có thể áp
dụng đối với các lĩnh vực khác của chất lượng thực phẩm.
Việc áp dụng HACCP ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1990 đối với ngành chế
biến thủy sản do yêu cầu của các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Hiện nay
HACCP đã được áp dụng cho nhiều loại hình sản xuất, chế biến thực phẩm.
Vì tầm quan trọng của an toàn thực phẩm, đa số các quốc gia đã áp dụng hệ thống
HACCP:
Tại Hoa Kỳ: Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA – Food &
Drug Administration) đã yêu cầu thực hiện quản lý an toàn thực phẩm theo HACCP đối
với các nhà sản xuất thủy hải sản năm 1995 và bắt buộc các doanh nghiệp thủy sản xuất
khẩu vào Hoa Kỳ phải quản lý an toàn thực phẩm theo HACCP vào năm 1997. Cơ quan
kiểm tra an toàn thực phẩm (FSIS) có trách nhiệm kiểm soát các nhà máy chế biến thịt và
gia cầm theo “hệ thống các điểm kiểm soát tới hạn” và tiến tới áp dụng cho các ngành
công nghiệp thực phẩm khác.
Tại liên minh Châu Âu: Theo chỉ thị số 93/43/EEC (ngày 14/6/1993) về vệ sinh thực
phẩm, tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thực phẩm tại các nước thuộc liên
minh Châu Âu phải áp dụng HACCP.
Tại Anh Quốc: Năm 1998 Hiêp hội các nhà bán lẻ Anh Quốc phát triển và giới thiệu
tiêu chuẩn kỹ thuật thực phẩm BRC (sau này đổi tên thành tiêu chuẩn thực phẩm toàn
cầu BRC) trong đó việc áp dụng hệ thống HACCP theo các nguyên tắc của Codex được
xếp là yêu cầu cơ bản và đặt tại ngay điều khoản đầu tiên. Các thành viên của hiệp hội
này và các nhà cung cấp thực phẩm cho họ phải áp dụng theo tiêu chuẩn này. Sau này
việc áp dụng tiêu chuẩn này trở thành tấm giấy thông hành cho các doanh nghiệp muốn
xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Anh và một số tập đoàn bán lẻ lớn tại Hoa Kỳ.
Tại Đức và Pháp: HDE – Hauptverband des Deutschen Einzelhandels e.V. (liên minh
các nhà bán lẻ Đức) và FCD – Fédération des enterprises du Commerce et de la
Distribution (liên minh các nhà bán sỉ và lẻ của Pháp) đã hợp tác phát triển và hoàn thiện
tiêu chuẩn IFS – International Food Standard phiên bản 4 vào năm 2004. Trong tiêu
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
19
chuẩn này, hệ thống HACCP cũng được yêu cầu thực hiện như là phần cơ bản trong hệ
thống.
ISO 22000:2005 – Ngày 1 tháng 9 năm 2005 tổ chức tiêu chuẩn quốc tế –
International Standard Organization đã chính thức ban hành phiên bản đầu tiên tiêu
chuẩn ISO 22000:2005 – “Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm”. Tiêu chuẩn này được
áp dụng cho tất cả các tổ chức / thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm mà
điểm cốt lõi của tiêu chuẩn là các kế hoạch HACCP.
Tại Việt Nam:
Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP được nhà nước khuyến khích áp
dụng.
Tổng cục tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng đã biên soạn TCVN 5603:1998
tương đương với CAC/RCP 1-1969 Rev 3 – 1997 (HACCP Codex phiên bản 3)
“Qui phạm thực hành về những nguyên tắc chung về vệ sinh an toàn thực phẩm”
áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất thực phẩm.
Ngày 16/12/1998 Bộ Thủy Sản đã ký quyết định số 732/1998/QĐ-BTS về việc
ban hành tiêu chuẩn ngành 28TCN 129:1998 “Cơ sở chế biến thủy sản – Chương
trình quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo HACCP”.
3.3.2.2. Lợi ích khi áp dụng HACCP
Bản chất của hệ thống HACCP là hệ thống phòng ngừa (chứ không phải là hệ
thống đối phó, loại bỏ truyền thống) chỉ tập trung vào các điểm kiểm soát tới hạn (chứ
không phải ở tất cả các công đoạn), dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn tin cậy (quá trình
phân tích, đánh giá mối nguy) và các biện pháp giám sát, kiểm soát có hiệu quả. Hệ
thống HACCP được thiết lập để giảm tới mức thấp nhất độ rủi ro có thể xảy ra đối với an
toàn thực phẩm, nhưng hệ thống HACCP không phải là một hệ thống hoàn toàn không
rủi ro.
Thực tế đã chứng minh quốc gia nào có chính sách kiểm soát chặt chẽ về
ATVSTP sẽ giảm đáng kể chi phí sản xuất và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Để đảm
bảo ATVSTP ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật, cộng đồng Châu Âu EU…
đã bắt buộc áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)
trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nội địa và thực phẩm nhập khẩu.
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
20
Khi đã có được chứng nhận HACCP thì các chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ tới
những lợi ích mà doanh nghiệp có thể có sau khi cầm chứng chỉ HACCP trong tay. Đó
là:
Về mặt thị trường:
Nâng cao được uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng với việc được
bên thứ ba chứng nhận sự phù hợp của hệ thống HACCP.
Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao sự tin cậy của người tiêu dùng với
các sản phẩm của doanh nghiệp.
Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý vệ sinh an toàn
thực phẩm và cộng đồng xã hội.
Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu chứng chỉ như
là một điều kiện bắt buộc.
Giảm thiểu các yêu cầu với việc thanh kiểm tra của các đơn vị quản lý nhà nước.
Về mặt kinh tế:
Giảm thiểu chi phí gắn liền với các rủi ro về việc thu hồi sản phẩm và bồi thường
thiệt hại cho người tiêu dùng.
Giảm thiểu chi phí tài chế và sản phẩm hủy nhờ cơ chế ngăn ngừa phát hiện các
nguy cơ về an toàn thực phẩm từ sớm.
Về mặt quản lý rủi ro:
Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.
Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm.
Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.
Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
Được sự đảm bảo của bên thứ ba.
Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
Để ngành công nghiệp thực phẩm đáp ứng được yêu cầu bảo vệ sức khỏe và mang lại
lợi ích kinh tế cao, vấn đề triển khai xây dựng HACCP trong ngành thực phẩm là xu thế
tất yếu. Hơn nữa, đây còn là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững và hội nhập
kinh tế quốc tế. Chính vì thế, ngoài những lợi ích về kinh tế, thị trường thì HACCP còn
mang lại rất nhiều lợi ích khác, đó là:
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
21
Lợi ích đối với người tiêu dùng:
Giảm nguy cơ các bệnh truyền qua thực phẩm; nâng cao nhận thức về vệ sinh cơ bản;
tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm; cải thiện cuộc sống trong lĩnh vực sức
khỏe.
Lợi ích với ngành công nghiệp:
Tăng số lượng người tiêu dùng và độ tin cậy của Chính phủ; đảm bảo giá cả; tăng khả
năng cạnh tranh và tiếp thị; giảm chi phí do giảm sản phẩm hỏng và phải thu hồi; cải tiến
quá trình sản xuất và điều kiện môi trường; cải tiến năng lực quản lý đảm bảo an toàn
thực phẩm; tăng cơ hội kinh doanh và xuất, nhập khẩu thực phẩm.
Lợi ích với Chính phủ:
Cải thiện sức khỏe cộng đồng, nâng cao hiệu quả và kiểm soát thực phẩm; giảm chi
phí cho sức khỏe cộng đồng; tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại; tạo
lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm.
Lợi ích với doanh nghiệp:
Nâng cao uy tín chất lượng đối với sản phẩm của mình, tăng tính cạnh tranh, khả
năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đặc biệt đối với thực phẩm xuất khẩu. Được phép
in trên nhãn dấu chứng nhận phù hợp hệ thống HACCP, tạo lòng tin với người tiêu dùng
và bạn hàng. Được sử dụng dấu hoặc giấy chứng nhận phù hợp hệ thống HACCP trong
các hoạt động quảng cáo, chào hàng, giới thiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp. Là điều
kiện để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động tự công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm, làm căn cứ để cơ quan kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
xem xét chế độ giảm kiểm tra đối với các lô sản phẩm; là cơ sở đảm bảo điều kiện thuận
lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu và là
cơ sở của chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo của Nhà nước cũng như các đối tác nước
ngoài.
Lợi ích trông thấy, tuy nhiên hiện nay ở nước ta vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp
đạt được chứng chỉ HACCP. Nguyên nhân có nhiều cả về chủ quan lẫn khách quan.
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
22
3.3.3. Thực trạng áp dụng hệ thống HACCP tại Tp.HCM theo đoàn khảo sát trong
đợt thực tập
3.3.3.1. Tình hình áp dụng
Vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước nói chung và của Thành phố nói riêng
đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Thực chất, nhiều sự kiện như việc tiếp tục sử dụng
những hoá chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm, việc sản
xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ
môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Các vụ ngộ độc thực
phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, nhiều thông tin liên tục về tình hình ATVSTP ở
một vài nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một
số nơi trên đất nước càng làm bùng lên sự lo âu của mọi người chúng ta. Gần đây một số
vấn đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, sự khác biệt giữa các kết quả
phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây không ít khó khăn cho người sản xuất
vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng trong khi chúng ta đang cố gắng tạo những ưu
thế về nhiều mặt để có nhiều lợi thế nhất với cương vị một thành viên bình đẳng của
WTO.
Thực trạng cho thấy tại một cơ sở ở quận 3 chuyên cung cấp thức ăn cho các đám
cưới, liên hoan, sinh nhật. Cơ sở này không áp dụng bất kỳ tiêu chuẩn VSATTP nào nên
nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm rất cao, điển hình: các loại thức ăn chưa qua chế biến để
lung tung, sàn dùng làm nơi chế biến thực phẩm là nơi đặt nắp cống, nước rửa các loại
thực phẩm xả trực tiếp xuống nền ngập lênh láng. Bên cạnh đó, thùng rác được đặt gần
khu vực chế biến thức ăn, các loại thực phẩm dư thừa rơi xung quanh nền nhà khiến ruồi
nhặng bu bám, phía trên khu vực chế biến thực phẩm, quần áo treo phơi lộn xộn. Ngoài
ra, giò sống và bột màu đỏ cơ sở sử dụng không có nhãn, nguồn gốc, xuất xứ. Tường nhà
ẩm thấp, vật dụng nấu bếp cũng không che chắn, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại
phát triển. Cơ sở không áp dụng bất kỳ các biện pháp kiểm soát mối nguy nào nên khi
xảy ra ngộ độc, rất khó để xác định được nguyên nhân từ đâu để từ đó có biện pháp khắc
phục và phòng ngừa.
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
23
Hình 3.1: Tường nhà ẩm thấp, vật dụng không che chắn, sàn nhà đọng nước
Cơ sở tại quận Tân Bình cũng chuyên cung cấp suất ăn cho các đám tiệc cũng
không áp dụng vất kỳ tiêu chuẩn VSATTP nào, nhiều gia vị tại cơ sở đã hết hạn sử dụng
và các loại gia vị, nguyên phụ liệu dùng để chế biến thức ăn không được sắp xếp gọn
gàng mà để bừa bãi, lẫn lộn vào nhau. Cơ sở lại dùng nhiều loại hương vị thay thế cho
gia vị tự nhiên như: xôi gấc không làm từ trái gấc mà thay thế bằng phẩm màu, hương
liệu chua vị chanh thay thế cho lá giang để làm gỏi, xì dầu dùng để ướp thức ăn không có
nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ…Bếp nấu để sát mặt đất, dao thớt để sát nhà vệ sinh.
Hình 3.2: Thức ăn chứa đựng trong các xô gây ô nhiễm thực phẩm
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
24
Hình 3.3: Nhiều nguyên phụ liệu không nhãn mác và nguồn gốc
Cả hai cơ sở trên không xuất trình được giấy phép kinh doanh. Người trực tiếp sản
xuất thì không có kiến thức về VSATTP dẫn đến nguy cơ cao ngộ độc thực phẩm. Từ
thực trạng trên, chúng ta nhận thấy các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ hay mắc phải các
lỗi về VSATTP như: nhà bếp, nhà ăn nằm ngay nguồn ô nhiễm; không đảm bảo vệ sinh
bếp ăn, dụng cụ chế biến, chế độ vệ sinh định kỳ cơ sở, hệ thống thoát nước, chất thải,
thức ăn thừa không được xử lý hợp vệ sinh;... Ngoài ra, một số cơ sở không tiến hành lưu
mẫu thức ăn hoặc lưu mẫu không đúng cách, không xuất trình giấy chứng nhận và nguồn
gốc thực phẩm…Bên cạnh đó, tình trạng né luật thường xuyên xảy ra trong các cơ sở
này, vì vậy, người tiêu dùng cần phải sáng suốt và có kiến thức để lựa chọn những thực
phẩm an toàn cho sức khỏe.
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
25
3.3.3.2. So sánh các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất suất ăn
công nghiệp với yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP
Yêu cầu của HACCP Thực trạng tại cơ sở sản xuất suất ăn công
nghiệp
Yêu cầu thiết kế, bố trí nhà
xưởng:
1. Khu vực sản xuất, CBTP phải
được thiết kế theo quy tắc một
chiều từ nguyên liệu đầu vào
cho đến sản phẩm cuối cùng để
tránh ô nhiễm.
Kết cấu nhà xưởng:
1. Trần nhà: sáng màu, làm bằng
các vật liệu không thấm nước,
không rạn nứt, tránh mốc, đọng
nước và các chất bẩn
2. Tường và góc tường nhà:
- Tường phải phẳng, các góc nhà
phải làm tròn, sáng màu, không
gây ô nhiễm đối với thực
phẩm, không thấm nước, dễ cọ
rửa và khử trùng.
Hình 3.1: Tường bị hoen ố, đóng bụi và dầu mỡ
trong quá trình chế biến thực phẩm, trên tường
dây điện chằng chịt.
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
26
- Đường ống, dây dẫn phải đặt
chìm trong tường hoặc được
bọc gọn và cố định, cách tường
tối thiểu 0,1m.
3.2a)
3.2b)
Hình 3.2a) và 3.2b): Đường ống trên tường
chằng chịt và rất gần khu vực rửa nguyên liệu,
nguy hiểm đối với con người và gây mất mỹ
quan
3. Sàn nhà: sàn nhà sáng màu,
làm bằng các vật liệu không
thấm nước, dễ cọ rửa, không
trơn, không gây độc đối với
thực phẩm, dễ lau chùi, khử
trùng và thoát nước tốt.
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
27
Hình 3.3: Sàn nhà làm bằng gạch không thấm
nước nhưng đóng bụi trong những khe hở, lâu
ngày không cọ rửa, lau chùi, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến thực phẩm
Hình 3.4: Nền nhà đọng bọt xà bông
Hình 3.5: Nền nhà ứ nước, lồi lõm, có nhiều
gián và chuột
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
28
4. Cửa ra vào: nhẵn, không thấm
nước, tốt nhất là tự đóng, mở
và đóng kín.
Hình 3.6: Cửa ra vào bị rỉ sét, thấm nước và
không có hệ thống cửa tự động, cửa bị bể một
phần ở phía dưới
5. Cửa sổ: phải dễ lau chùi, được
thiết kế sao cho hạn chế bám
bụi đến mức thấp nhất. Ở
những nơi cần thiết phải có
lưới bảo vệ tránh sự xâm nhập
của côn trùng; động vật; lưới
phải thuận tiện cho việc làm vệ
sinh thường xuyên
Hình 3.7: Lưới ngăn cách khu vực bình gas và
nơi bảo quản các khay đựng thức ăn chế biến
và chưa chế biến bị rỉ sét
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
29
Hình 3.8: Cửa sổ không có cánh cửa, bụi bẩn
từ bên ngoài trực tiếp vào khu vực phân chia
suất ăn
6. Các bề mặt trực tiếp tiếp xúc
với thực phẩm: phải bền vững,
dễ lau chùi, dễ duy tu, bảo
dưỡng và tẩy trùng. Phải được
làm bằng các vật liệu nhẵn,
không thấm nước, không thôi
nhiễm ra thực phẩm, không bị
bào mòn bởi các chất tẩy rửa,
tẩy trùng trong những điều kiện
bình thường.
Hình 4.1: Xô dùng chứa đựng thực phẩm đã
chế biến được đặt trên nắp cống, xung quanh
nền nhà bị ứ đọng nước
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
30
Hình 4.2: Khay đựng thức ăn được đặt trên
bàn, cách mặt đất với độ cao tương đối, nhưng
không được bao phủ để tránh nhiễm bẩn từ
bên ngoài và sự xâm nhiễm của những loài côn
trùng
7. Hệ thống chiếu sáng:
- Cần cung cấp đủ ánh sáng
(không dưới 200 lux) tự nhiên
hay nhân tạo để có thể tiến
hành thao tác được dễ dàng.
Cường độ ánh sáng phải phù
hợp với tính chất thao tác.
- Nguồn sáng cần được che chắn
an toàn để tránh bị vỡ và bảo
đảm trong trường hợp vỡ, các
mảnh vỡ không rơi vào thực
Hình 4.3:Sử dụng đèn không có hệ thống che
chắn xung quanh
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
31
phẩm.
8. Dụng cụ chứa chất thải và vật
phẩm không ăn được:
- Phải được làm bằng vật liệu ít
bị hư hỏng, bảo đảm kín, có
nắp đậy, tránh sự xâm nhập của
động vật và được dọn rửa
thường xuyên.
- Đồ chứa các chất nguy hiểm
phải được thiết kế đặc biệt, dễ
phân biệt để tránh nhầm lẫn khi
dùng, khi cần có thể khóa để
tránh sự nhiễm bẩn thực phẩm
do cố ý hay vô ý.
Hình 4.4: Thùng rác không phân biệt các loại
rác thải
Hệ thống cung cấp nước:
1. Hệ thống cung cấp nước phải
đầy đủ và có các phương tiện
lưu trữ, phân phối nước, kiểm
soát nhiệt độ để bảo đảm tính
an toàn và phù hợp trong sản
xuất, CBTP.
2. Nước sử dụng dùng CBTP phải
sạch và không chứa các chất ô
nhiễm khác, bảo đảm tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn nước để
uống và sinh hoạt theo quy
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
32
định của Bộ y tế.
3. Cơ sở sản xuất phải có đầy đủ
nước sạch, đủ áp lực cung cấp
cho quá trình làm sạch, CBTP.
Thiết bị chứa nước phải được
thiết kế phù hợp cho việc dự
trữ và sử dụng hợp vệ sinh.
4. Nếu sử dụng nước hồi lưu, phải
xử lý và duy trì sao cho bảo
đảm an toàn, không gây ô
nhiễm thực phẩm. Quá trình xử
lý phải được kiểm soát bằng
biện pháp hữu hiệu.
Hệ thống xử lý chất thải:
- Hệ thống thoát nước và phương tiện
đổ chất thải phải được thiết kế và bố
trí hợp lý để tránh được mối nguy gây
nhiễm bẩn cho thực phẩm hay làm ô
nhiễm nguồn cung cấp nước sạch
dùng để CBTP.
- Thiết kế cửa riêng biệt để lấy các
chất thải, rác
Hình 4.5: Rãnh thoát nước nền bị tróc xi măng
xung quanh, không có nắp chắn, nền nhà xung
quanh lót gạch đã bị bể.
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
33
Phòng thay bảo hộ lao động:
- Có phòng riêng biệt, thiết kế
hợp lý để nhân viên thay trang
phục bảo hộ lao động trước khi
vào làm việc.
Hình 4.6: Phòng thay đồ nhân viên không có
cửa ra vào, không phân biệt nam nữ, nền nhà
dơ và đọng nước
Nhà vệ sinh:
1. Hệ thống nhà vệ sinh phải đầy
đủ, được bố trí ở các vị trí
thuận tiện cho tất cả mọi người
trong cơ sở và có đầy đủ thiết
bị bảo đảm vệ sinh. Trung bình
tối thiểu 25 người phải có 01
nhà vệ sinh.
2. Khu vực vệ sinh phải có hệ
thống chiếu sáng và hệ thống
thông gió, hệ thống thoát nước
dễ dàng loại bỏ chất thải và bảo
đảm vệ sinh. Nhà vệ sinh phải
được xây dựng sao cho hướng
gió chính không thổi từ khu
vực nhà vệ sinh sang khu vực
Hình 4.7: Nhà vệ sinh không có bảng hướng
dẫn, không có cửa đóng, gần khu vực chế biến
thức ăn chín và không phân biệt nam nữ, bố trí
nơi ẩm thấp và không đủ ánh sáng.
Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Ths. Bùi Hồng Quân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Tâm
34
chế biến, bảo quản thực phẩm.
3. Khu vực vệ sinh phải cách ly
hoàn toàn và mở cửa không
được hướng vào khu vực chế
biến, bảo quản thực phẩm và
phải có bồn rửa tay; có bảng
chỉ dẫn “Rửa tay sau khi ra
khỏi nhà vệ sinh” đặt ở vị trí dễ
nhìn ngay sau khi mở cửa ra
khỏi chỗ vệ sinh.
Hình 4.8: Khu vực rửa tay của nhân viên: gạch
bể, tường dơ bẩn, một số vật dụng treo kế bên
bồn rửa tay…
Điều kiện đối với trang thiết bị,
dụng cụ:
- Yêu cầu chung:
• Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc
với thực phẩm phải được thiết
kế và chế tạo an toàn, phù hợp
với yêu cầu của sản phẩm, dễ
làm sạch, tẩy trùng và bảo
dưỡng.
• Phải được làm bằng vật liệu
Hình 5.1: Các khay đựng thực phẩm tươi sống
đặt trên nền nhà bị đọng nước, không có đồ
che đậy, khu vực này có nhiều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG HACCP ĐẢM BẢO THỰC PHẨM SẠCH TẠI TP. HỒ CHÍ MINH.pdf