Đề tài Chương trình tính khấu hao tài sản cố định

 Trong phần mềm có rất nhiều cách tính khấu hao tài sản cố định, cũng như tính hiệu quả vốn, tuy nhiên ở phần lập trình chi tiết này chỉ nêu ra cách lập trình của 4 hàm cơ bản, trong đó có hai hàm tính khấu hao tài sản cố định và hai hàm tính hiệu quả vốn.

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chương trình tính khấu hao tài sản cố định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động. Tài sản cố định của doanh nghiệp có đặc điểm: tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá trình sử dụng tài sản cố định bị hao mòn dần, giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào trong giá trị của sản phẩm và hình thái ban đầu cuả nó vẫn được giữ nguyên trong suốt thời gian hữu dụng. Khấu hao là chuyển dần giá trị hao mòn vật chất của tài sản cố định vào giá thành các sản phẩm và dịch vụ tuỳ thuộc vào mức độ tham gia của tài sản cố định và quá trình sản xuất kinh doanh. Khấu hao tài sản cố định là một yếu tố chi phí và sẽ được thu hồi trong doanh thu bán sản phẩm hàng hoá và dich vụ. Đồng thời khấu hao cũng là một yếu tố quan trọng của gí trị tăng thêm(VA). Chúng được tích luỹ lại trong suốt thời gian hữu dụng của tài sản cố định và được dùng vào việc mua sắm, xây dựng tài sản cố định mới. Vì nó là một yếu tố chi phí trực tiếp trong giá thành sản phẩm và dịch vụ ảnh hưởng quan trọng đến thu nhập của doanh nghiệp nên việc tính khấu hao phải được tính theo các phương pháp nào có thể phản ánh được chính chính xác giá trị hao mòn hữu hình thực tế của tài sản cố định. Trong thực tế người ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tính mức khấu hao tài sản cố định hàng năm. Mỗi phướng pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Phương pháp khấu hao bình quân( hay khấu hao theo đường thẳng) Theo phương pháp này người ta tiến hành trích số tiền khấu hao hàng năm trong suốt thời gian hữu dụng của tài sản cố định. Phương pháp này thường được áp dụng đối với các tài sản cố định mà việc đóng góp của chúng vào quá trình tạo ra thu nhập của doanh nghiệp là tương đưoưng nhau qua các thời kì. Có hai cơ bản tham gia vào tính mức khấu hao hàng năm theo phương pháp này, đó là nguyên giá và số năm hữu dụng của tài sản cố định. Ngoài ra còn có yếu tố thứ ba cùng tham gia tính toán đó là giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi hết hạn sử dụng (giá trị thanh lý của tài sản cố định sau khi hết hạn sử dụng). Nêu ta gọi M là mức khấu hao tài sản cố định bình quân hàng năm thì M được xác định bằng công thức: Giá trị ban đầu - giá trị còn lại M = Số năm sử dụng Trong đó: Giá trị ban đầu chính là nguyên giá của tài sản cố định Giá trị còn lại là giá trị thanh lý của tài sản cố định sau khi hết hạn sử dụng Số năm sử dụng là số năm hữu dụng của tài sản cố định Ví dụ: Đầu năm 1997 doanh nghiệp mua một tài sản cố định mới để dưa vào hoạt động, với các thông tin về tài sản cố định này như sau: - Giá mua tài sản cố định : 130 tr.đ - Chi phí chuyên chở tài sản cố định : 5tr.đ - Chi phí lắp đặt chạy thử: 15 tr.đ - Thời gian hữu dụng dự kiến: 5 năm - Giá trị còn lại: 10 tr.đ Mức khấu hao tài sản cố định này từ năm 1997 đến năm 2001 theo phương pháp khấu hao bình quân ddược xác định như sau: 150 tr.đ - 10 tr.đ M = = 28 tr.đ 5 năm Để tính phương pháp khấu hao bình quân này ta cũng có thể sử dụng trực tiếp hàm SLN trong các ngôn ngữ lập trình đã có sẵn. Phương pháp khấu hao theo sản lượng Theo phương pháp này mức khấu hao tài sản cố định hàng năm được tính theo công thức: Giá trị ban đầu - giá trị còn lại Mi = *Qi Tổng sản lượng(Qh) Trong đó: Mi: Mức khấu hao năm thứ i (i= 1,2,3, . . ,n) Qh: Tổng sản lượng sản xuất ra trong thời gian hữu dụng của tài sản cố định . Qi: Khối lượng sản phẩm tài sản cố định sản xuất năm thứ i Ví dụ: Đầu năm 1997 doanh nghiệp mua một tài sản cố định mới để dưa vào hoạt động, với các thông tin về tài sản cố định này như sau: - Giá mua tài sản cố định : 130 tr.đ - Chi phí chuyên chở tài sản cố định : 5tr.đ - Chi phí lắp đặt chạy thử: 15 tr.đ - Thời gian hữu dụng dự kiến: 5 năm - Giá trị còn lại: 10 tr.đ - Sản lượng sản xuất ra trong năm 1997:10000 SP - Tổng sản lương sản xuất ra : 40000 SP Với số liệu này ta có thể tính được mức khấu hao phải tính trong năm 1997 như sau: 150 tr.đ - 10 tr.đ M = *10000 = 35 tr.đ 40000 SP Ngoài hai phương pháp cơ bản nêu trên, một số quốc gia còn sử dụng các phương pháp khác hoặc tính khấu hao trực tiếp theo các hàm đã dưọc định sẵn: Hàm DB: Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư giảm dần theo một mức cố định trong một thời gian xác định. Công thức tính toán hàm này như sau: Mi = (gtbd - ồM(1,i-1))Rate Trong đó: Mi là mức khấu hao năm thứ i Gtbd là giá trị ban đầu của tài sản cố định Gtcl là giá trị còn lại của tài sản Sonam là số năm hữu dụng của tài sản ồM(1,i-1) là tổng khấu hao đã tính từ trước Rate là tỷ lệ khấu hao giảm dần Rate=1-(gtcl/gtbd)^(1/sonam) Hàm DDB: Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư giảm gấp đôi (double-declining balance) hoặc một phương pháp khác do bạn chọn. Công thức tính toán hàm này như sau: Mi = ((gtbd - gtcl) - ồM(i-1))*rate/sonam Trong đó: Mi là mức khấu hao năm thứ i Gtbd là giá trị ban đầu của tài sản cố định Gtcl là giá trị còn lại của tài sản Sonam là số năm hữu dụng của tài sản ồM(1,i-1) là tổng khấu hao đã tính từ trước Rate là tỷ lệ khấu hao Hàm SYD: Tính tổng khấu hao hàng năm (Sum of year’Digits) của một tài sản cố định trong một thời gian xác định. Công thức tính hàm này như sau: (gtbd - gtcl) * (sonam - ky +1) * 2 Mi = Sonam*(sonam+1) Trong đó: Mi là mức khấu hao năm thứ i Gtbd là giá trị ban đầu của tài sản cố định Gtcl là giá trị còn lại của tài sản Sonam là số năm hữu dụng của tài sản Ky là kỳ phải tính khấu hao Ta có thể dựa vào các công thức tính khấu hao để tính các gái trị khác Tính giá trị còn lại của tài sản cố định: Chẳng hạn bây giờ ta biết tỷ lệ khấu hao của tài sản cố định trong năm trước đó gái trị ban đầu của tài sản, số năm đã sử dụng của tài sản thì dựa vào công thức tính khấu hao trung bình hàng năm ta có thể tính giá trị còn lại của tài sản cố định dựa vào công thức sau: Gtcl = gtbd * (1 - rate)^sonam Trong đó: Gtbd là giá trị ban đầu của tài sản cố định Gtcl là giá trị còn lại của tài sản Sonam là số năm hữu dụng của tài sản Rate là tỷ lệ khấu hao giảm dần 2. Tính hiệu quả vốn đầu tư Đầu tư là một hoạt động chủ yếu quyết địng sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp. Có thể hiểu đầu tư của doanh nghiệp là sự bỏ vốn có tính chất dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư của doang nghiệp được thể hiện tập trung qua việc thực hiện các dự án đầu tư. Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với các mục tiêu, phương pháp và phương tiện cụ thể để đạt đến trạng thái mong muốn. Dự án đầu tư dài hạn được thể hiện thành văn bản pháp lý làm căn cứ để thực hiện các mục tiêu đaàu tư. Những văn bản đó được gọi là những luận chứng kinh tế kĩ thuật. Vậy có thể hiểu luận chứng kinh tế kỹ thuật là văn bản phản ánh trung thực, chính ác kết quả nghiên cứu thị trường, môi trường kinh tế - kĩ thật pháp lý, về tình hình tài chính. . . có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Phân loại đầu tư Ta có thể phân loại đầu tư theo các chỉ tiêu sau: - Theo cơ cấu vốn: có thể chia thành các loại sau: + Đầu tư tài sản cố định: là loại đầu tư nhằm mua sắm, cải tạo mở rộng tài sản cố định trong doanh nghiệp. Thông thường vốn đầu tư cho loại tài sản này chiếm một tỷ trọng lớin trong tổng vốn đầu tư của doang nhiệp. Loại này có thể bao gồm: Đầu tư xây lắp Đầu tư máy móc thiết bị Đầu tư tài sản cố định khác. + Đầu tư tài sản lưu động: Đây là khoản đầu tư hình thành nên tài sản lưu động cần thiết bảo đảm cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành hoạt động bình thường. Khi có sự tăng trưởng của doanh nghiệp ở một mức độ nào đó đòi hỏi phải có sự bổ sung tài sản lưu động. + Đầu tư tài sản tài chính: Trong các hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp có thể lựu chọn đầu tư vào các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu. Loại tài sản này có thể mang lại các lợi ích tài chính trong tương lai. Việc phân loại đầu tư theo cơ cấu vốn giúp cho doanh nghiệp có thể xem xét tính chất hợp lý của các khoản đầu tư trong tổng thể đầu tư của doanh nghiệp để đảm bảo xd một kết cấu tài sản thích ứng với điêù kiện cụ thể của từng doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả đầu tư cao. - Theo mục tiêu có thể chia đầu tư thành các loại sau + Đầu tư tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp + Đầu tư đổi mới sản phẩm + Đầu tư thay đổi thiết bị + Đầu tư mở rộng xuất khẩu sản phẩm, nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ. + Đầu tư khác: như góp vốn thực hiệnliên doanh với các doanh nghiệp tổ chức kinh tế khác, đầu tư vào tài sản tài chính . . . Việc phân loại này có thể giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát được tình hình thực hiện đầu tư theo nhưngx mục tiêu nhất định. ý nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư + ỳ nghĩa của quyết định đầu tư: Quyết định đầu tư dài hạn là một trong những quyết định có ý nghĩa chiến lược quan trọng của doanh nghiệp. Về mặt tài chính, quyết định đầu tư là một quyết định tài trợ dài hạn, tác động lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn để thực hiện đầu tư. Vì vậy, hiệu quả của vốn đầu tư phụ thuộc vào việc dự đoán đúng đắn vốn đầu tư. Sai lầm trong việc dự đoán vốn đầu tư gây hậu quả nghiêm trọng trong doanh nghiệp. Nừu đầu tư quá mức hoặc đầu tư không đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí vốn rất lớn cho doanh nghiệp. Như vậy có thể nói quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp là quyết định có tính chất chiến lược, do đó để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phái cân nhắc kỹ lưỡng. + Các quyết định ảnh hưởng tới đầu tư Chính sách kinh tế của đảng và nhà nước Thị trường và cạnh tranh Lãi suất tiền vay và chính sách thuế Tiến bộ khoa học kỹ thuật Khả năng tài chính của doanh nghiệp Các phương pháp thẩm định và đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Để đánh giá klhả thi về mặt tài chính của một dự án đầu tư, về lý thuyết cũng như trong thực tiễn người ta thường sử dụng 4 phương pháp sau đây: Phương pháp giá trị hiện tai ròng (NPV) Phương pháp tỷ xuất nội hoàn (IRR) Thời gian hoàn vốn (PP) Chỉ số doanh lợi (PI) Để sử dụng các phướng pháp này, trước tiên chung ta phải hiểucác khái niệm sau: + Giá trị theo thời gian của tiền: Tiền có giá trị không giống nhau trong các thời điểm khác nhau + Lãi kép: Là một phương pháp tính lãi tong đó lãi của kỳ trước được nhập và gốc để tính lãi tiếp cho kỳ sau. FV = PV*(1+r)^n Trong đó: FV: giá trị tương lai của tiền PV: Vốn ban đầu (giá trị hiện tại) r: lãi xuất n: số kỳ tính lãi + Giá trị hiệ tại dòng tiền tương lai PV = FV/(1+r)^n r trong trường hợp này là tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện tại hoá Phương pháp tính giá hiện tại ròng Giá trị hiện tại ròng của một dự án đầu tư là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền ròng kỳ vọng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Ci NPV = - C + ồ (1 + r)^i Trong đó: Ci là luồng tiền ròng thứ i ( i= 1,2,. . .,n) C là vốn đầu tư ban đầu r là tỷ lệ chiết khấu Xác định chính xác tỷ lệ chiết khấu của từng dự án đầu tư là một việc làm không đơn giản. Có thể hiều tỷ lệ chiết khấu là một phần lợi nhuận thích hợp bù đắp rủi ro. Rõ ràng là, khi mức rủi ro của dự án bằng với mức rủi ro của doanh nghiệp và chính sách tài trợ của doanh nghiệp phù hợp với dự án, thì tỷ lệ chiết khấu thích hợp bằng với chi phí trung bình của vốn(WACC). Giá trị hiện tại ròng đo lường phần giá trị tăng thêm dự tính dự án đem lại cho nhà đầu tư với mức rủi ro cụ thể của dự án. Khi NPV = 0, có nghĩa là thu nhập chỉ vừa đủ bù đắp cho giá trị theo thời gian của tiền và rủi ro của dự án. Sử dụng NPV như một phương pháp đánh giá dự án đầu tư, thì chúng ta cần phân biệt các tình huống: + Đối với các dự án đầu tư là độc lập nhau, thì dự án đầu tư được lựa chọn là dự án đầu tư có NPV >= 0 + Đối với các dự án đầu tư có tính phương án , tức là chấp nhận dự án này phải loại bỏ dự án khác, thì dự án đầu tư được lựa chọn là dự án có NPV cao nhất trong các dự án dự định đầu tư. Phương pháp tỷ lệ nội hoàn (IRR) Tỷ lệ nội hoàn (còn gọi là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ) đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của một dự án. Về kỹ thuật tính toán, IRR của một dự ánlà tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV = 0. + Trường hợp dự án đầu tư có luồng tiền các kỳ bằng nhau, để tính IRR ta tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Đặt IRR=r và cho NPV=0 Từ công thức Ci NPV = - C + ồ (1 + r)^i Ta có: Ci ồ = C (1 + r)^i hay PVIF(r,n)*Ci=C PVIF(r,n) = C/Ci (*) Trong đó, PVIF là hệ số hiện tại hoá Bước 2: Tính giá trị hiện tại của các khoản tiền không đổi trong tương lai theop lãi xuất r, số kỳ hạn n; để lấy 2 giá trị trên và dưới gần đúng với C/Ci Bước 3: Tính giá trị gần đung của IRR theo công thức: NPV1*(r2 - r1) IRR = r1 + (**) NPV1 + NPV2 Trong đó: r1 lãi xuất ứng với giá trị phía dưới của C/C1 r2 lãi xuất ứng với giá trị phía trên của C/C2 + Trường hợp dự án đầu tư có những luồng tiền trong tương lai không bằng nhau Để tìm IRR trong trường hợp này ta áp dụng phương pháp nội suy tuyến tính. Trước hết ta tìm hai tỷ lệ chiết khấu, một cho NPV có giá trị dương, một cho NPV có giá trị âm. Sau đó áp dụng công thức (*) và (**) để tính IRR. Qua hai phương pháp trên cho ta thấy IRR là tỷ suất nội hoàn từ những khoản thu nhập của một dự án. Điều đó có nghĩa là nếu dự án chỉ có tỷ lệ hoàn vốn IRR = r thì khoản thu nhập từ dự án chỉ đủ để hoàn trả phần vốn góp và lãi đầu tư ban đầu vào dự án. Giống như phương pháp NPV, sử dụng phương pháp IRR cũng được xác định cho hai tình huống đầ tư: - Nếu 2 dự án đầu tư độc lập, thì đự án có IRR>=r sẽ được lựa chọn. - Nếu 2 dự án loại trừ nhau, ta chọn dự án có IRR cao nhất. Phương pháp chỉ số doanh lợi (PI) Chỉ số doanh lợi (PI) được tính dựa vào mối quan hệ tỷ số giữa thu nhập ròng hiện tại so với vốn đầu tư ban đầu. Công thức xác định như sau: PI = PV/P Trong đó: PV: thu nhập ròng hiện tại P: vốn đầu tư ban đầu Với PV = NPV + P Phương pháp chỉ số doanh lợi có ưu điểm hơn phương pháp IRR. Cả ba phương pháp trên bổ sung cho nhau và về căn bản không có gì trái ngược nhau khi đánh giá dự án đầu tư. Phương pháp thời gian hoàn vốn (PP) Thời gian hoàn vốn (PP) của một dự án là độ dài thời gian để thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu. Theo phương pháp đánh giá thời gian hoàn vốn, nếu rút ngắn thời gian này sẽ tốt hơn cho một dự án đầu tư. Phương pháp đánh giá theo thời gian hoàn vốn có nhiều nhược điểm so với ba phương pháp trên, đó là: - Phần thu nhập sau thời gian hoàn vốn được bỏ qua hoàn toàn - Yếu tố rủi ro với luồng tiền tương lai của dự án không được xem xét, đánh giá. - Yếu tố thời gian của tiền tệ không được đề cập. - Xếp hạng các dự án không phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của chủ sở hữu. Ngoài bốn phương pháp nêu trên người ta còn có thể tính hiệu quả của vốn đầu tư và các chỉ tiêu khác liên quan bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cách dùng các hàm tài chính có sẵn trong Exel và trong Access là thông dụng nhất. Chẳng hạn như các hàm dưới đây: Các hàm tính giá trị tương lai của một khoản đầu tư + Hàm FV với lãi xuất cố định trả theo định kỳ cố định + Hàm tính lãi gộp: trong trường hợp nhà đầu tư không rút lãi trong cả giai đoạn đầu tư. Giá trị tương lai được tính theo công thức FV = PV*(1 + rate)^sonam Trong đó: FV là giá trị tương lai Pv là giá trị hiện tại Rate là lãi xuất Sonam là số năm đầu tư Ví dụ: Có một khoản đầu tư với giá trị ban đầu là 15000000 tr.đ, lãi xuất là 0,015%, có thời hạn đầu tư là 5 năm. Theo công thức ở trên ta có thể tính được lãi gộp là 16159260 tr.đ. + Hàm FVSCHEDULE: Tính giá trị tương lai của vốn đầu tư với dãy lãi xuất thay đổi. Hàm này được tính theo công thức sau: FVSCHEDULE = PV*(1+r1)*(1+r2)*. . .*(1+rn) Trong đó: ri là lãi xuất kỳ thứ i Ví dụ: Một khoản đầu tư có giá trị ban đầu là 1000$, có dãy lãi xuất là Lãi kỳ % 0,01 0,02 0,01 0,02 áp dụng công thức sẽ tính được số tiền lĩnh là: 1061$. Các hàm tính và chuyển đổi lãi xuất của một khoản đầu tư + Hàm NOMINAL tính từ lãi xuất thực tế sang lãi xuất danh nghĩa + Hàm EFFECT tính từ lãi xuất danh nghĩa sang lãi xuất thực tế Cả hai hàm này đều dung chung một công thức để tính toán là: Trong đó: EFFECT là lãi xuất thực tế NOMLANAL là lãi xuất danh nghĩa Npery là số kỳ tính lãi Ví dụ: Một khoản đầu tư với lãi xuất danh nghĩa là 6,25%, số lần tính lãi là 4 thì áp dụng công thưc ta có thể tính ra lãi xuất thực tế là 6,40%. Tính lợi nhuận trong một khoảng thời gian cho một đầu tư có lãi xuất cố định trả theo định kỳ cố định (hàm IPMT) Một số hàm tính toán khác dùng để tính trong đầu tư: + Hàm PMT: tính số tiền phải trả cho một kỳ khoản dựa theo số lần trả và tỷ suất cố định + Hàm PPMT: tính số tiền phải trả cho một khoản vốn đầu tư trong một giai đoạn định trước + Hàm RATE: tính lãi suất mỗi kỳ cho một kỳ khoản Mục tiêu & công cụ sử dụng Như đã nói trong phần mở đầu, mục tiêu của chương trình này là để giúp các nhà đầu tư tính toán về khấu hao tài sản và hiệu quả vốn đầu tư một cách nhanh chóng và dễ ràng. Tránh tình trạng không tính được khấu hao và hiệu quả của đồng vốn mình bỏ ra và sẽ ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh, dẫn làm ăn thua lỗ. Vì đây chỉ là một phần mềm nhỏ mang tính chất học tập nên được sử dụng bằng Access2000 và Visual basic6 Chương II: Nội dung thực hiện I. Giải pháp Viết một phần mềm tính khấu hao và hiệu quả vốn, trong đó có sử dụng các hàm tài chính như đã nêu ở trên, chẳng hạn: Với tính khấu hao dùng các hàm: DB, DDB, SYD, SLN,. . . Với tính hiệu quả vốn dùng các hàm: PV, NPV, FV, FVSCHEDVLE, EFFECT, NOMINAL, PMT, PPMT, RATE, IRR, . . Các hàm này đều đã được nêu ở phần khái quát và đều có công thức tính toán cụ thể, có một vài hàm không có thì trong Access2000 đã có sẵn. II. Thực hiện giải pháp Viết nột phần mềm tính khấu hao tài sản cố định và hiệu quả vốn với màn hình giao diện ngư sau: Màn hình giao diện Trong phần mềm có rất nhiều cách tính khấu hao tài sản cố định, cũng như tính hiệu quả vốn, tuy nhiên ở phần lập trình chi tiết này chỉ nêu ra cách lập trình của 4 hàm cơ bản, trong đó có hai hàm tính khấu hao tài sản cố định và hai hàm tính hiệu quả vốn. Tính khấu hao tài sản cố định: + Hàm SLN: tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao đều: SLN Form Design Trong Form này gồm: + comboma_ts: Là mã tài sản mà bạn muốn tính khấu hao (tuy nhiên trong phàn mềm này không cần thiết nhập dữ lieẹu này) + txtgtbd: là giá trị ban đầu của tài sản + txtgtcl: là giá trị tài sản còn lại sau khi khấu hao + txtsonam: là số năm sử dụng của tài sản + txttong: là tổng khấu hao phải tính trong suốt thời gian sử dụng txttong = [txtgtbd] - [txtgtcl] +txtkq: là kết quả mà ta cần tìm txtkq = SLN([txtgtbd],[txtgtcl],[txtsonam]) ta sử dụng luôn hàm SLN (tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao bình quân) sẵn có trong Access. Thủ tục viết trong Form này như sau: Private Sub Command12_Click() txtgtbd = 0 txtgtcl = 0 txtsonam = " " xtky = 1 txtky.Visible = False txtkq.Visible = False spinky.Visible = False End Sub Private Sub Command13_Click() On Error GoTo Err_Command13_Click DoCmd.Close Exit_Command13_Click: Exit Sub Err_Command13_Click: MsgBox Err.Description Resume Exit_Command13_Click End Sub Private Sub Form_Open(Cancel As Integer) L21.Visible = False txtkq.Visible = False End Sub Private Sub spinky_Updated(Code As Integer) txtky = spinky.Value spinky.Max = txtsonam End Sub Private Sub txtsonam_AfterUpdate() L21.Visible = True txtkq.Visible = True End Sub Cách sử dụng phương pháp tính hàm này như sau: Từ màn hình giao diện ta có thể vào cách tính này từ menu, màn hình giao diện lúc khới động chương trình như sau: SLN khi View Nhập và tính với số liệu: Giá trị ban đầu của tài sản là 15000000 tr.đ, giá trị còn lại của tài sản là 5000000 tr.đ, số năm sử dụng là 5 năm; sau khi nhập xong số năm sử dụng của tài sản chương trình sẽ tự tính ra kết quả như sau: Kết quả sau khi nhập số liệu Sau khi biết những giá trị cần, ta có thể bấm Tiếp tục để có thể tính tiếp tái sản khác hoặc nếu không muốn tính tiếp thì ta chọn Quay ra. + Hàm DB: Tính khấu hao cho một tài sản sử dụng phương pháp số dư giảm dần theo một mức cố định, trong một thời gian xác định. Hàm này được lập trình tính toán theo công thức đã nêu ở phần trên. Form nhập và tính toán kết quả có giao diện như sau: tính khấu hao tài sản theo hàm DB Nhập với số liệu Giá trị ban đầu của tài sản là 15000000 tr.đ, giá trị còn lại của tài sản là 5000000 tr.đ, số năm sử dụng là 6 năm; sau khi nhập xong số năm sử dụng của tài sản chương trình sẽ tự tính ra kết quả như sau: kết quả tính toán Sau khi biết những giá trị cần, ta có thể bấm Tiếp tục để có thể tính tiếp tái sản khác hoặc nếu không muốn tính tiếp thì ta chọn Quay ra. Thủ tục viết cho Form này như sau: Private Sub Command36_Click() txtgtbd = 0 txtgtcl = 0 txtsonam = " " txtnam1.Visible = False txtnam2.Visible = False txtnam3.Visible = False txtnam4.Visible = False txtnam5.Visible = False txtnam6.Visible = False txtnam7.Visible = False txtnam8.Visible = False txtnam9.Visible = False txtnam10.Visible = False End Sub Private Sub Command37_Click() On Error GoTo Err_Command37_Click DoCmd.Close Exit_Command37_Click: Exit Sub Err_Command37_Click: MsgBox Err.Description Resume Exit_Command37_Click End Sub Private Sub Form_Open(Cancel As Integer) txtnam1.Visible = False txtnam2.Visible = False txtnam3.Visible = False txtnam4.Visible = False txtnam5.Visible = False txtnam6.Visible = False txtnam7.Visible = False txtnam8.Visible = False txtnam9.Visible = False txtnam10.Visible = False End Sub Private Sub txtsonam_AfterUpdate() Dim sg If txtsonam = 1 Then txtnam1.Visible = True ElseIf txtsonam = 2 Then txtnam1.Visible = True txtnam2.Visible = True ElseIf txtsonam = 3 Then txtnam1.Visible = True txtnam2.Visible = True txtnam3.Visible = True ElseIf txtsonam = 4 Then txtnam1.Visible = True txtnam2.Visible = True txtnam3.Visible = True txtnam4.Visible = True ElseIf txtsonam = 5 Then txtnam1.Visible = True txtnam2.Visible = True txtnam3.Visible = True txtnam4.Visible = True txtnam5.Visible = True ElseIf txtsonam = 6 Then txtnam1.Visible = True txtnam2.Visible = True txtnam3.Visible = True txtnam4.Visible = True txtnam5.Visible = True txtnam6.Visible = True ElseIf txtsonam = 7 Then txtnam1.Visible = True txtnam2.Visible = True txtnam3.Visible = True txtnam4.Visible = True txtnam5.Visible = True txtnam6.Visible = True txtnam7.Visible = True ElseIf txtsonam = 8 Then txtnam1.Visible = True txtnam2.Visible = True txtnam3.Visible = True txtnam4.Visible = True txtnam5.Visible = True txtnam6.Visible = True txtnam7.Visible = True txtnam8.Visible = True ElseIf txtsonam = 9 Then txtnam1.Visible = True txtnam2.Visible = True txtnam3.Visible = True txtnam4.Visible = True txtnam5.Visible = True txtnam6.Visible = True txtnam7.Visible = True txtnam8.Visible = True txtnam9.Visible = True ElseIf txtsonam = 10 Then txtnam1.Visible = True txtnam2.Visible = True txtnam3.Visible = True txtnam4.Visible = True txtnam5.Visible = True txtnam6.Visible = True txtnam7.Visible = True txtnam8.Visible = True txtnam9.Visible = True txtnam10.Visible = True Else Sg = MsgBox("Số năm không hợp lệ ! " & Chr(10) & "Bạn chỉ nhập từ 1 đến 10", 5 + 16 + 256) End If End Sub Tính hiệu quả vốn đầu tư + Hàm FV: Tính giá trị tương lai của một khoản đầu tư có lãi suất cố định trả theo định kỳ cố định. Với hàm này ta có thể sử dụng hàm trực tiếp trong Access với cú pháp như sau: FV(rate,nper, pmt,pv) Trong đó: rate là lãi suất dưới dạng giá trị của mỗi giai đoạn, nper là tổng số lần trả, pmt là số tiền trả trong mỗi kỳ, pv là giá trị hiện tại. Hàm này có Form nhập số liệu như sau: tính giá trị tương lai(FV) Nhập với số liệu: lãi suất 1,5%, số lần tính lãi 5, tiền lĩnh mỗi kỳ là 500$, giá trị hiện tại là 15000$, ta có kết quả: nhập và tính kết quả Sau khi biết những giá trị cần, ta có thể bấm Tiếp tục để có thể tính tiếp các khoản đầu tư khác hoặc nếu không muốn tính tiếp thì ta chọn Quay ra. Thủ tục viết cho Form này như sau: Private Sub Command14_Click() txtkq.Visible = False txtlaixuat = " " txtsolan = " " txttien = " " txtgtht = " " End Sub Private Sub Form_Open(Cancel As Integer) txtkq.Visible = False End Sub Private Sub txtgtht_AfterUpdate() txtkq.Visible = True i = txtlaixuat / 100 gtht = -txtgtht txtkq = FV(i, txtsolan, txttien, gtht) End Sub Private Sub Command15_Click() On Error GoTo Err_Command15_Click DoCmd.Close Exit_Command15_Click: Exit Sub Err_Command15_Click: MsgBox Err.Description Resume Exit_Command15_Click End Sub + Hàm PV: tính giá trị thực của một khoản đầu tư Form nhập dữ liệu: tính giá trị thực Nhập với số liệu: số lần thanh toán 1 năm là 4, số tiền thanh toán 1 kỳ là 1000$, lãi suất mỗi kỳ là 2%, Giá trị tương lai là 1600000$; sau khi nhập xong chương trình sẽ tính kết quả như sau: Sau khi biết những giá trị cần,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35318.doc
Tài liệu liên quan