MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Nội dung: 3
ChươngI: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa 3
1. Khái niệm và phân loại cơ cấu kinh tế. 3
1.1. Khái niệm. 3
1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế. 3
2. Lí do chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 4
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 6
3.1. Sự phát triển của các loại thị trường trong nước và quốc tế. 6
3.2. Các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước là cơ sở để hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách bền vững và có hiệu quả. 6
3.3. Sự ổn định của thể chế chính trị xã hội và đường lối đối ngoại rõ ràng và rộng mở. 7
3.4. Tiến bộ của khoa học công nghệ. 7
4. Mục tiêu, xu hướng và một số biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 7
4.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7
4.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8
4.3. Một số biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 9
5. Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 11
5.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành. 11
5.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. 15
5.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. 18
Chương II: Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với doanh nghiệp. 23
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế – Những thời cơ và thách thức đối với doanh nghiệp. 23
1.1. Thời cơ và những thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp. 23
1.2. Những thách thức trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 26
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế với sự xác định chiến lược sản xuất kinh doanh và chiến lược nguồn nhân lực của doanh nghiệp 30
2.1. Chiến lược sản xuất kinh doanh. 30
2.2. Chiến lược nguồn nhân lực của doanh nghiệp. 33
Chương III: Công tác đào tạo và phát triển NNL của DN trong điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 36
1. Khái niệm về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 36
2. Lí do đào tạo và phát triển NNL. 37
2.1. Đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra: 37
2.2. Đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của người lao động 37
2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hoạt động đầu tư có sinh lợi đáng kể. 38
3. Các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 39
3.1. Đào tạo trong công việc: 39
3.2. Đào tạo ngoài công việc. 40
4. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với đào tạo và phát triển trong doanh nghiệp. 41
4.1. Sự thay đổi nhần thức của doanh nghiệp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 41
5.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế với chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. 43
5. Khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 46
6. Để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 47
6.1. Nhà nước cần có biện pháp cải thiện phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 47
6.2. Về phía doanh nghiệp: 48
7. Ảnh hưởng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 49
Kết luận 51
Danh mục tài liệu tham khảo 52
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết, cho dù không rõ ràng. Nếu không khó có thể hy vọng có được sự đột phá để phát triển. Việc nghiên cứu vấn đề này hiện đang được đặt ra cấp thiết nhằm khắc phục những yếu kém trong chiến lược cơ cấu vùng.
Thứ hai, mặc dù đã có sự dàn trải trong đầu tư phát triển vùng, song do sự kết hợp, bổ sung cho nhau giữa các vùng còn yếu nên sự chênh lệch giữa các vùng (nhất là đô thị và nông thôn) lại có xu hướng gia tăng.
Thứ ba, trong nội bộ mỗi vùng, sự phát triển về nguyên tắc dựa trên việc khai thác những lợi thế so sánh. Song việc xác định lợi thế so sánh cụ thể của mỗi vùng dường như vẫn chưa có những kết luận có căn cứ khoa học vững chắc. Thực ra, việc làm này không phải dễ do lợi thế so sánh là cái chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố phản ánh giá cả trên thị trường trong nước và quốc tế, trong bối cảnh toàn cầu hoá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đáng tiếc rằng yếu tố phản ánh này lại là một biến số, rất khó dự đoán. Vì vậy, có lẽ đây lại là một vấn đề cần sớm nghiên cứu để khắc phục mặt yếu của chiến lược phát triển cơ cấu vùng hiện nay.
Những yếu kém trên đây do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng bao trùm lên cả là chưa thực sự có một chiến lược phát triển vùng tổng thể theo đúng xu hướng của nó. Thêm vào đó hệ thống cơ chế, chính sách còn chưa cụ thể với đặc thù của từng vùng, việc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tế của từng vùng, từng địa bàn trọng điểm còn rất chậm, thiếu tổng kết rút kinh nghiệm. Chưa có các chính sách kết hợp giữa các vùng phát triển và các vùng chậm phát triển, giữa đô thị và nông thôn ở mức cần thiết. Chưa chú trọng đầu tư một cách hợp lý và thoả đáng cho từng vùng.
Như vậy, cùng với sự thay đổi đường lối và cơ chế thực hiện CNH của thời kì đổi mới vừa qua cơ cấu kinh tế đã bước đầu có sự chuyển dịch đáng ghi nhận. Cơ cấu GDP theo ngành đã có sự chuyển đổi khá rõ theo hướng gia tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu vùng cũng có sự chuyển đổi đáng kể theo hướng hình thành một số vùng trọng điểm, vùng động lực và vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hoá. Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển đổi rõ rệt theo hướng hình thành một nền kinh tế đa thành phần, đa hình thức sở hữu. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nêu trên đã làm thay đổi một phần diện mạo của nền kinh tế so với trước đây và góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng trong những năm qua.
Chương II: ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với doanh nghiệp.
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế – Những thời cơ và thách thức đối với doanh nghiệp.
Bước vào thế kỉ 21.Việt Nam đang đứng trước bộn bề các vấn đề phát triển kinh tế- xã hội. Hiện trạng kinh tế – xã hội của đất nước ta với những thách thức và khó khăn cho sự phát triển của nước ta trong những năm tới.
1.1. Thời cơ và những thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp.
1.1.1. Hội nhập khu vực và quốc tế - Cơ hội và sự phát triển.
Ngày nay, đối với một nước đang phát triển như nước ta thì tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp hoạt động.
Cơ hội rõ nét nhất cho sự phát triển đó là sự bùng nổ của khoa học công nghệ, thông tin. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sẽ tác động rất lớn và tích cực trong quá trình CNH- HĐH đất nước cũng như đối với cộng đồng các dân tộc.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức cùng với xu thế toàn cầu hóa sẽ tạo khả năng mở rộng thị trường ra nước ngoài trên cơ sở những hiệp định thương mại đã kí kết với các nước trong khu vực và thế giới. Mởu dịch tự do ASEAN sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đẩy nhanh các hoạt động đầu tư, thương mại trong và ngoài nước. Trên con đường gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng trực tiếp những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển theo qui chế tối huệ quốc trong quan hệ với 132 nước thành viên của WTO vì vậy hàng hóa sẽ được xuất khẩu vào các nước dễ dàng hơn, mở ra thị trường ngày càng rộng lớn.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội mở rộng thu hút các nguồn vốn và công nghệ từ bên ngoài vào. Theo dự tính ban đầu của các chuyên gia dự báo kinh tế trong giai đoạn 2001- 2005, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) được thu hút khoảng từ 10 ->12 tỷ USD. Nhìn chung ngoài việc cung cấp tài chính thông qua các dự án đầu tư nước ngoài, công nghệ được chuyển giao, tay nghề của người lao động được nâng cao, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được tăng cường.
Bên cạnh đó một nguồn rất quan trọng là vốn hỗ trợ chính thức ODA với dự tính thực hiện trong giai đoạn 2001- 2005 sẽ đạt khoảng 9 tỷ USD. Đây là nguồn vốn rất quan trọng cho tăng trưởng dài hạn.
1.1.2. Những thuận lợi - Động lực khơi dậy thị trường kinh doanh.
Thuận lợi cơ bản nhất của nước ta là có chế độ chính trị vững vàng, sự ổn định chính trị – xã hội luôn luôn được giữ vững tạo nền tảng và môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đây là đặc điểm thu hút đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài vào trong nước.
Thế và lực nước ta đã được nâng cao hơn trước cùng với khả năng khai thác các nguồn lực từ lao động, đất đai, tài nguyên vùng biển, vùng trời cho phép chúng ta khai thác nội lực và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài.
Môi trường kinh doanh thuận lợi khuyến khích làm giàu chính đáng, vừa đảm bảo sự quản lí cần thiết của nhà nước là đòn bẩy mạnh mẽ cổ vũ các doanh nghiệp, với chủ trương phát triển kinh tế quốc doanh, phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện để khu vực tư nhân phát huy hết tiềm năng, tạo điều kiện cho cá nhân được tự do kinh doanh hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Bên cạnh đó là chủ trương chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thay đổi cơ cấu đầu tư theo hướng tăng năng lực cạnh tranh và khả năng thích ứng linh hoạt với tình hình thế giới. Các ngành có khả năng tăng trưởng cao, hiệu qủa và hàm lượng khoa học công nghệ cao sẽ được ưu tiên phát triển, do đó các doanh nghiệp điện tử, tin học, phần mềm…sẽ có điều kiện mở rộng thị trường, phát triển sản xuất, khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và thế giới.
Về chính sách giáo dục và đào tạo của nhà nước.
Để đáp ứng mục tiêu CNH- HĐH đất nước. Nhà nước nhấn mạnh: “phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của công cuộc CNH- HĐH ”(Đại hội VIII, 1996). Với tinh thần đó nhà nước chủ trương lấy giáo dục và đào tạo cùng khoa học và công nghệ làm khâu đột phá của sự nghiệp CNH- HĐH (NQTƯ 2, khóa 8, 1996), “ khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, trong đó nguồn nội lực trung tâm là con người được đào tạo” để hoàn thành CNH- HĐH [NQTƯ 4, khóa 8,1997]
Với phương châm con người là trọng tâm trong quá trình CNH-HĐH đất nước, chính sách giáo dục và đào tạo đã không ngừng được nâng cao.
Giáo dục, cao đẳng, đại học:
Báo cáo ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa 7 tại đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Tháng 6-1996 nhấn mạnh “ Đổi mới hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và đại học, kết hợp với đào tạo nghiên cứu nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận công nghệ mới”.
Nhà nước đã có hàng loạt các chính sách về giáo dục đại học, cao đẳng. Thực hiện mở rộng hệ thống các trường lớp, đẩy mạnh hợp lí qui mô đào tạo cao đẳng, đại học, cao học, nghiên cứu sinh [Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới, chủ trương thực hiện, đánh giá, NXB Chính trị Quốc gia,Hà nội 2002].
Bên cạnh các trường lớp chính quy còn đạo tạo tại chức. Khuyến khích mở rộng các trường dân lập. Đổi mới công tác giảng dạy bên cạnh đó thu hút mọi người tham gia vào chương trình học tập. Nhà nước thực hiện chính sách giảm học phí một phần hoặc toàn bộ đối với những học sinh thuộc các vùng nông thôn, miền núi, các đối tượng chính sách…
Hiện nay các trường cao đẳng, đại học ở nước ta tăng cả về qui mô và loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cho các thành phần kinh tế khác nhau.
Đối với đào tạo nghề:
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đội ngũ công nhân ỹĩ thuật nước ta thiếu trầm trọng, bên cạnh các trường đại học, cao đẳng nhà nước đặc biệt quan tâm đến hệ thống đào tạo nghề cho người lao động. Mở rộng giáo dục nghề nghiệp, hoàn thiện nền giáo dục kỹ thuật trong xã hội, đào tạo lực lượng công nhân lành nghề, xây dựng các trung tâm dạy nghề, giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp [ Giáo dục và đào tạo trong thời kì đổi mới,chủ trương thực hiện, đánh giá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2002].
Khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp quan tâm đến tự học, tự đào tạo nghề cho người lao động. Mở rộng các loại hình đào tạo, tăng qui mô và chất lượng giảng dạy ở các trường dạy nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật từ trung ương đến địa phương để phục vụ cho nhu cầu việc làm của xã hội. Giai đoạn 10 năm đổi mới(1987-1996) giáo dục nghề nghiệp đã đạt được những thành quả đáng kể: Đã hình thành mạng lưới cơ sở đào tạo rộng khắp đất nước bao gồm 174 trường dạy nghề, 244 trường trung học chuyên nghiệp, gồm 400 trung tâm dạy nghề và trung tâm kỹ thuật thực hành, hướng nghiệp dạy nghề….Mỗi năm có khả năng đào tạo cho gần 500.000 người lao động [Giáo dục trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, NXB Giáo dục-1998]. Nhìn chung giáo dục nghề nghiệp đã đáp ứng kịp thời về cơ bản cho nhu cầu nhân lực của nền kinh tế, tuy nhiên lao động kỹ thuật vẫn còn thiếu trầm trọng. Nhà nước nên quan tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo nghề cho nền kinh tế. Tránh tình trạng như hiện nay đào tạo quá nhiều đại học, cao đẳng trong khi đó công nhân lành nghề thiếu trầm trọng.
1.2. Những thách thức trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bên cạnh những thuận lợi không phải là không có những khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt.
1.2.1. Thách thức trong thời kì mở cửa.
Tính cạnh tranh của nền kinh tế nước ta được đánh giá là rất thấp: Bước vào thế kỉ 21, nước ta vẫn là một nước nghèo và kém phát triển, năng lực cạnh tranh còn kém nhiều quốc gia trong khu vực, trong khi đó xu thế toàn cầu hóa diễn ra là không thể tránh khỏi.
Tham gia toàn cầu hóa tức là chấp nhận những chấn động có thể xảy ra trong hệ thống kinh tế toàn cầu, mà cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ 1997- 1998 là ví dụ điển hình. Toàn cầu hóa có thể dẫn tới hậu quả làm giảm mạnh nguồn thu ngân sách do giảm mạnh nguồn thu xuất nhập khẩu, thường đó là nguồn thu đáng kể cho ngân sách đối với các nước đang phát triển như nước ta.
Toàn cầu hóa đó là tình trạng “chảy máu chất xám” trong khi nền kinh tế còn yếu kém thì điều gì sẽ xảy ra đối với các doanh nghiệp khi thiếu đi các doanh nhân giỏi, những lao động giỏi. Đây là thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Khó khăn nổi cộm đối với nền kinh tế Việt Nam bắt nguồn từ đặc trưng của đất nước, một nền kinh tế lạc hậu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, phải nhập cuộc với cuộc đua tranh gay gắt, tốc độ tăng trưởng GDP trong mấy năm cuối chậm lại. Sự tụt hậu xa hơn là một thách thức lớn và nghiêm trọng khi các cam kết đa phương hóa và song phương hóa trong hội nhập không còn xa.
Trước yêu cầu phát triển mới, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới còn mang tính “chợ tạm” các mặt hàng chiếm thị phần nhỏ và luôn bị chèn ép. Theo lộ trình đến năm 2006 nước ta thực hiện các cam kết AFTA, các mặt hàng nông sản vốn là thế mạnh của nước ta sẽ bị cạnh tranh ngay cả trên thị trường nội địa.
Quá trình cổ phần hóa và đổi mới cơ chế quản lí doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm, kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp. Giải quyết tốt vấn đề cổ phần hóa sẽ tạo ta môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo cơ hội thu hút đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ. Bước sang thế kỉ 21 vấn đề công nghệ của các doanh nghiệp càng trở nên nổi cộm hơn bởi so với mức trung bình của các nước trong khu vực, công nghệ nước ta đang lạc hậu trong khi các nước khác lại rất chú ý đầu tư cho khu vực này, nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Trải qua 15 năm đổi mới, nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã hình thành trên đại thể song còn rất sơ khai, thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông suốt, công tác đổi mới đi vào chiều sâu gắn với hội nhập kinh tế quốc tế sẽ vấp phải trở lực do nhận thức chưa chuyển kịp, do thói quen của cách làm ăn cũ còn in sâu và đụng chạm đến lợi ích của cục bộ cá nhân, thách thức đối với nước ta là phải đối mặt vượt qua những trở lực nội sinh từ khuyết điểm, nhược điểm của bộ máy lãnh đạo và quản lí nhà nước. Cơ chế quản lí mới chưa hình thành đầy đủ, các mối quan hệ chức năng của nhà nước và quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp, giữa kế hoạch và thị trường còn mờ nhạt, lúng túng, không đồng bộ do vậy chưa phát huy hết tiềm năng sáng tạo của các doanh nghiệp, việc điều hành thị trường còn nhiều thiếu sót, không kịp thời, để xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu một số mặt hàng ở một số thời điểm, một số nơi. Thị trường trong nước còn diễn ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như trốn thuế, buôn lậu, không đăng kí kinh doanh…điều đó đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân và bị chèn ép giá trên thị trường.
Do đó, nhà nước cần có các biện pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu một cách nhanh chóng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, ban hành bộ luật thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tạo ra sân chơi công bằng, cải tiến cơ chế quản lí đồng bộ, hợp lí.
1.2.2. Thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp về đội ngũ lao động
Trong mọi công cuộc đổi mới con người luôn là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại. Đối với các doanh nghiệp con người là nguồn lực vô cùng quan trọng quyết định sự thắng lợi của doanh nghiệp trên thị trường. Chất xám trở thành nguồn vốn lớn và quý giá, là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển của mọi quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hóa “ chảy máu chất xám” đang là vấn đề cần được quan tâm đối với bất kì một quốc gia hay một doanh nghiệp nào muốn phát triển ổn định và bền vững.
Cơ chế thị trường của nước ta đang từng bước phát huy tác dụng của các qui luật như qui luật giá trị, qui luật cạnh tranh, qui luật cung cầu. Nguồn nhân lực cũng không nằm ngoài sự tác động đó.
Sự tác động tự phát của các qui luật thị trường cũng kéo theo sự bất hợp lí trong cơ cấu nhân lực về trình độ, về phân bố giữa các ngành, các thành phần kinh tế. Nơi có thu nhập cao, ổn định, điều kiện lao động thuận lợi thì nguồn nhân lực sẽ được phát triển mạnh mẽ vì có sức hút mạnh mẽ đối với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Ưu thế này thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các ngành độc quyền và lĩnh vực có quan hệ kinh tế nước ngoài. Điều này gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp trong chiến lược nguồn nhân lực của mình.
*Về số lượng nguồn nhân lực.
Cung về lao động ở nước ta rất dồi dào và có xu hướng gia tăng ở mức cao. Năm 1996 lực lượng lao động cả nước là 35.866.175 người. Nguồn bổ sung hàng năm là 3% tức là khoảng 1,24 triệu người bước vào độ tuổi lao động, tỉ lệ người biết chữ cao 88% trình độ dân trí được xếp vào loại trung bình của khu vực.
Có thể nói đây là một trong những lợi thế so sánh của Việt Nam trong quá trình hội nhập.
*Về chất lượng nguồn nhân lực.
Tuy nguồn cung lao động tương đối dồi dào nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp phải khó khăn trong công tác nguồn nhân lực của mình do chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam rất kém.
Mặc dù, được cải thiện trong những năm gần đây, trình độ văn hoá tương đối khá chỉ có 8,1% lao động chưa bao giờ đến trường. Song đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn thấp. Trong lực lượng lao động những người chưa qua đào tạo chiếm số lượng tương đối lớn 88% (năm 1996), 84% (năm 1997). Tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 2,3% lực lượng lao động [Thực trạng lao động- xã hội – việc làm năm 1996, NXB Thống kê, 1997].
Trong những năm gần đây, qui mô lao động kỹ thuật đã tăng đáng kể so với tốc độ tăng bình quân 7,58%/năm, từng loại lao động kỹ thuật đều tăng so với năm 1989.
Nhưng nhìn chung, cơ cấu lao động đào tạo vẫn còn nhiều bất hợp lí: Cơ cấu lao động đào tạo thể hiện qua tỷ lệ giữa cán bộ cao đẳng, đại học- trung học – công nhân kỹ thuật năm 1996 là 1- 1,7- 2,4 tức là một lao động có trình độ cao đằng, đại học trở lên có 1,7 lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và 2,4 lao động có trình độ sơ cấp, học nghề và công nhân kỹ thuật. Như vậy có sự bất hợp lí trong cơ cấu lao động, điều này dẫn đến thực trạng là trong khi lao động dư thừa, chúng ta mới sử dụng hết 50% tiềm lực nguồn nhân lực, tỷ lệ thất nghiệp cao, ở thành thị năm 1997 là 6,01% ở một số thành phố lớn tỷ lệ thất nghiệp tới 7-> 8%, 27,65% lao động nông thôn thiếu việc làm [Triển khai nghị quyết Trung Ương 4 khoá 8: Tích cực giải quyết việc làm và xoá đói, giảm nghèo, Bộ lao động- thương binh – xã hội] thì thực tế vẫn cho thấy các doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng thiếu lao động kỹ thuật.
Đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn thấp: Chỉ có 14,2% lao động đã qua đào tạo (thành thị 31,6% cao gấp 3 lần khu vực nông thôn) [Giáo dục trung học chuyên nghiệp và dạy nghề- NXB Giáo dục- 1998] điều đó dẫn đến sự bất cập đối với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội hiện nay. Số công nhân và kỹ thuật viên nước ta chỉ bằng 1/6 hoặc 1/7 so với các nước trên thế giới.
Qua “ Điều tra lao động – việc làm” qua các năm 1996-1999 cho thấy lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm trong tổng số lực lượng lao động được điều tra (35,8- 37,7 triệu người) ngày càng giảm qua các năm. Cụ thể là: năm 1996 là 87,69%, năm 1997 là 87,71%, năm 1998 là 86,69% còn chiếm tỷ lệ khá cao.
So với các nước công nghiệp, chất lượng lao động của nước ta còn kém họ quá xa cả về tỷ lệ lao động kỹ thuật trong tổng số lao động và cả bất hợp lí trong cơ cấu các loại trình độ.
Theo số liệu thống kê về trình độ tay nghề của dân số trong độ tuồi lao động.
Lao động không có tay nghề : 92,5%
Công nhân kỹ thuật : 2,5%
Kỹ thuật viên : 2,8%
Đại học, cao đẳng : 2,5%
Nguồn :TCTK tổng điều tra dân số 1999.
Một thực tế diễn ra trong cơ cấu lao động đào tạo ở nước ta là “ thầy” nhiều hơn “ thợ” do đó trong số lực lượng lao động thất nghiệp có cả những người đã qua đào tạo ở các bậc đại học, cao đẳng. Năm 2000- 2001, cả nước có gần 1 triệu sinh viên cao đẳng, đại học nhưng chỉ có khoảng 200.000 học sinh trung học chuyên nghiệp và khoảng 180.000 học sinh dạy nghề dài hạn. Thiếu nhiều công nhân có trình độ kỹ thuật cao ở các khu công nghiệp, các ngành mũi nhọn.
Sự phân bố không đều nguồn nhân lực giữa các vùng, các ngành gây trở ngại lớn cho các doanh nghiệp trong công tác nguồn nhân lực. Dân số tập trung đông đúc ở nông thôn. Khu vực nông nghiệp chiếm phần đông lực lượng lao động.
Năm 1999 Việt Nam có khoảng 39 triệu lao động trong đó 67,76% làm việc trong khu vực nông nghiệp; 12,93% làm việc trong khu vực công nghiệp và 19,31% làm trong khu vực dịch vụ [Theo lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới, NXB thế giới, Hà Nội 2001]. Mặc dù lực lượng lao động tập trung đông ở khu vực nông nghiệp nhưng đây lại là khu vực mà có rất ít lao động kỹ thuật, lao động kỹ thuật khu vực nông thôn chiếm khoảng 15%, lao động kỹ thuật khu vực nông nghiệp chiếm khoảng 46%.
Lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, các khu đô thị, các ngành mũi nhọn quan trọng.
Cán bộ có trình độ đại học, trên đại học làm việc trong lĩnh vực phi sản xuất chiếm tới 67,5%. Thành phố lớn là nơi tập trung phần lớn cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, Hà Nội 18,2%, TPHCM là 14% trong khi Lai Châu là 0,27%, Kiên Giang là 0,4%. Việc phân bố lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa các vùng trong cả nước còn quá chênh lệch, vùng đồng bằng sông Hồng là 27%, vùng đồng bằng Đông Nam Bộ 22%, vùng Đông Bắc 14%, đồng bằng sông Cửu Long 13%, vùng Tây Bắc 2,0%.
Việc phân bố bất hợp lí trong cơ cấu lao động kỹ thuật giữa các vùng, các ngành tạo những khó khăn cho việc chuyển giao công nghệ cũng như đối với doanh nghiệp trong công tác nguồn nhân lực.
Mặt khác, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phong cách tư duy của con người còn mang nặng tính chất sản xuất nhỏ, thủ công, lạc hậu. Sản xuất và quản lí bằng kinh nghiệm trực giác, lao động chưa được đào tạo, rèn luyện trong môi trường sản xuất công nghiệp nên hiệu suất lao động chưa được cao và đánh giá đúng mức.
Số công nhân có trình độ bậc 4 trở lên chỉ bằng 1/3 tổng số công nhân kỹ thuật, công nhân có trình độ bậc 7 chỉ có 4.000 người mà đa phần tuổi đã cao. Thiếu công nhân kỹ thuật, đặc biệt là công nhân bậc cao là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ, làm giảm hiệu suất của thiết bị công nghệ.
Hiên nay vấn đề cấp bách đối với nước ta đó là thiếu cán bộ khoa học ở các ngành kỹ thuật như tin học, điện tử, sinh học….
Do đó vấn đề đặt ra đối với các nhà nước đó là tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực theo đúng yêu cầu của nền kinh tế, tránh tình trạng người lao động thiếu trình độ nghiệp vụ do không được đào tạo hoặc được đào tạo nhưng không làm đúng ngành nghề.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế với sự xác định chiến lược sản xuất kinh doanh và chiến lược nguồn nhân lực của doanh nghiệp
2.1. Chiến lược sản xuất kinh doanh.
Chiến lược sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày nay không chỉ là tìm cách khắc phục những bất lợi mà phải chủ động tạo cho mình ưu thế cạnh tranh.Trong môi trường kinh doanh thay đổi hàng ngày, một doanh nghiệp không thể cứng nhắc mà phải luôn thích ứng với hoàn cảnh mới. Sẽ không có trạm dừng chân trong cuộc đua tranh kinh doanh vì bản thân quá trình thay đổi môi trường kinh doanh đã trở thành một cuộc đua, nếu ai chậm sẽ bị lạc hậu.
Chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một chương hoạt động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp.
Chiến lược không nhằm vạch ra một cách chính xác làm thế nào để đạt mục tiêu đó. Chiến lược chỉ tạo ra cái khung.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tác động mạnh mẽ tới chiến lược sản xuất kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Mỗi đơn vị kinh doanh đều có kế hoạch tác nghiệp của mình, mặc dù một số kế hoạch chỉ có tính ảo và khả năng sẽ lớn hơn nếu nó có tính thực, kế hoạch thực thể tổng hợp được gọi là chiến lược cấp công ty.
Đối với cấp công ty thường can hệ nhiều đến các hãng đầu tư vào nhiều lĩnh vực với một vài ngành kinh doanh.
Lãnh đạo cấp công ty thường đặt ra 3 vấn đề nền tảng cho chiến lược kinh doanh của mỗi đơn vị mình, đó là:
Ngành kinh doanh nào cần tiếp tục.
Ngành kinh doanh nào cần loại bỏ.
Ngành kinh doanh nào cần tham gia.
Trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hội nhập và giao lưu kinh tế, các doanh nghiệp càng quan tâm nhiều hơn đến 3 vấn đề đó để có thể nắm bắt thời cơ, tận dụng tối đa mọi cơ hội phát triển. Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực nào, ngành nào có khả năng phát triển từ đó mà mỗi đơn vị sẽ hoạch ra ngành nghề kinh doanh để có thể đem lại vị thế cho doanh nghiệp trên thị trường.
Quy trình xây dựng chiến lược hoạt động gồm các bước chủ yếu sau:
Một là : Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh, môi trường kinh doanh luôn biến động, nó không bằng phẳng, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến công tác phân tích và dự báo môi trường kinh doanh từ đó mà đề ra phương án cho sự phát triển.
Hai là : Tổng hợp phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế các doanh nghiệp cần xác định rõ thời cơ đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp cũng như phải lường trước các nguy cơ thách thức đe doạ, những rủi ro…có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.
Ba là: Phân tích đánh giá thực trạng doanh nghiệp.
Khả năng có thể đáp ứng với nhu cầu thị trường như thế nào khi mà cơ hội luôn đi kèm với thách thức. Cách nhìn đúng đắn nhất đó là phải biết nguồn lực của chính mình để đối phó trước những rủi ro có thể xảy ra cũng như có thể tận dụng thời cơ sắp tới.
Bốn là: Tổng hợp kết quả phân tích.
Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp xác định những điểm yếu, những bất lợi trong hoạt động.
Năm là: Tìm hiểu các chính sách của nhà nước đối với tiến trình hội nhập, mở cửa. Đây là yếu tố quan trọng trong việc hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh.
Trên cơ cở phân tích về môi trường kinh doanh, mỗi đơn vị sẽ chọn cho mình 1 trong 3 chiến lược:
Chiến lược tăng trưởng tập trung. Theo đuổi chiến lược này là doanh nghiệp phải khai thác cơ hội sẵn có với những sản phẩm thường xuyên sản xuất hay những thị trường thông dụng. Chiến lược này bao gồm thâm nhập thị trường, phát triển thị trường và phát triển sản phẩm.
Chiến lược phát triển hội nhập: Thích hợp cho những doanh nghiệp nằm trong ngành sản xuất mạnh nhưng e ngại hoặc không thể khởi phát một trong những chiến lược tăng trưởng tập trung có thể vì thị trường đã bão hoà.
Chiến lược tăng trưởng đa dạng: Thích hợp với những doanh nghiệp không thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của họ trong ngành sản xuất hiện nay với những sản phẩm thị trường hiện tại. Theo đuổi một chiến lược đa dạng hoá chủ yếu là thay đổi đặc tính kinh doanh ngh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35464.doc