Đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Gia Lâm

* Lời nói đầu 1

Chương I: Những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế nông thôn 3

1. Các khái niệm 3

2. Các nội dung của cơ cấu kinh tế nông thôn 5

3. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông thôn 8

4. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu KTNT nói chung và KTNT

ngoại thành nói riêng 9

5. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ và hiệu quả 11

6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỷen dịch cơ cấu nông nghiêp. 12

7. Kinh nghiệm của một số nước trong việc chuyển dịch cơ cấu KTNT. 15

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện

Gia Lâm quan các năm. 18

1. Khái quát tình hình cơ bản của huyện 18

1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của huyện Gia Lâm Hà Nội 18

1.2 Đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hội của huyện 21

1.3 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên KT - XH của

huyện Gia Lâm để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn 26

2. Thực trạng chuyểm dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Gia Lâm từ

1996 đến nay. 27

2.1 Khái quát tình hình phát triển sản xuất của huyện từ trước đến nay. 27

2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu KTNT phân theo ngành ở huyện

Gia Lâm từ 1996 đến nay. 28

2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành 30

2.4. Chuyển dịch cơ cấu theo vùng 39

2.5. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế 42

2.6. Chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật 44

3. Đánh giá chung về việc chuyển dịch cơ cấu KTNT huyện Gia Lâm 44

Chương III: Phương hướng và những biện pháp chủ yếu chuyển dịch

 cơ cấu KTNT huyện Gia Lâm trong thời gian tới. 47

1. Những quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Gia lâm Hà Nội 47

2. Mục tiêu và phương hướng chuyển dịch. 49

3. Những biện pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu KTNT huyện

Gia lâm Hà Nội đến năm 2010 và nhứng năm tiếp theo. 58

Kết luận và kiến nghị 67

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồng lên cao 9 - 10 m vào mùa lũ vì vậy đê sông Hồng là vấn đề sống còn của huyện Gia Lâm. Mặt khác 84% diện tích canh tác ngoài đê chưa được tưới tiêu. 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện gia Lâm từ 1996 đến nay. 2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế của huyện từ trước đến nay. Trước đây kinh tế của huyện Gia lâm chủ yếu là ngành nông nghiệp thế nhưng bản thân ngành nông nghiệp lại phát triển rất lạc hậu, công cụ lao động thô sơ, sử dụng sức lao động của con người và trâu bò là chính, sản xuất mang tính chất độc canh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đối với ngành chăn nuôi phát triển rất chậm chạp sản phẩm không cung cấp đủ cả về số lượng lẫn chất lượng cho người tiêu dùng. Đối với ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển chủ yếu theo mô hình kinh tế quan liêu cao cấp, phát triển không đúng với quy luật khách quan mà được đặt trong kế hoạch của Nhà nước. Do vậy mà ngành công nghiệp và dịch vụ của Gia lâm nói riêng cả nước nói chung sản xuất đình đốn, sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cả số lượng lẫn chất lượng. Đến tháng 1/1981 Ban bí thư trung ương Đảng đã ra chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, chỉ thị 100 đã được xã viên hưởng ứng khắp nơi, người dân đã quan tâm đến ruộng đất và các tư liệu sản xuất của mình. Vì vậy sản xuất nông nghiệp đã càng ngày phát triển , cơ cấu nông nghiệp cũng có sự thay đổi rõ rệt theo xu hướng ngày càng sản xuất nhiều sản phẩm hàng hoá. Do đó năm 1985 giá trị sản lượng nông nghiệp của huyện, theo giá cố định năm 1989 đạt 27.230 triệu đồng. Đến tháng 4 năm 1988 Bộ chính trị đã ra Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý nông nghiệp, chính sách này đã góp phần tạo nên sự khởi sắc trong nông nghiệp nông thôn huyện Gia Lâm. Cơ sở vật chất kỹ thuật càng được hoàn thiện để tập trung vào mặt trận hàng đầu là nông nghiệp. Hơn nữa quyền tự chủ của người nông dân đã từng bước làm thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường. 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phân theo ngành ở huyện Gia lâm từ 1996 đến nay. Giai đoạn từ 1996 đến nay các ngành kinh tế của huyện Gia lâm đã có sự chuyển biến tích cực. Ngành nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ theo hướng thâm canh, đa dạng hoá sản phẩm và phát triển sản xuất hàng hoá. Kinh tế nông thôn có nhiều thay đổi: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển với tốc độ cao, ngành dịch vụ đã có bước phát triển toàn diện và ngày càng có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Trong mấy năm gần đây, Gia lâm đã chú ý đến cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển có hiệu quả kinh tế của từng ngành. Cơ cấu GDP của huyện được phân theo 3 khu vực kinh tế chính: - Khu vực 1: Kinh tế nông nghiệp và thuỷ sản. - Khu vực 2: Ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản. - Khu vực 3: Ngành dịch vụ. Trong giai đoạn từ năm 1996 đến nay cơ cấu GDP của huyện Gia Lâm có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Bảng biểu 4: Giá trị và cơ cấu giá trị kinh tế nông thôn huyện Gia Lâm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 19999 Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Tổng số 201955 100 2267200 100 2456784 100 2648234 100 1. Nông nghiệp 1346522 66,67 1504389 66,35 1579902 64,3 1733147 65,44 - Trồng trọt 813802 60,43 908528 60,39 979839 62,0 1079944 62,31 - C.nuôi + T.sản 519789 38,6 568332 37,77 557583 35,3 604259 34,86 - D. vụ N.nghiệp 14111 0,94 26114 1,65 32441 1,87 - Lâm nghiệp 12931 0,96 13418 0,89 16366 1,04 16503 0,95 2. C.N + T.T.C.N 2274499 11,26 247177 10,9 268434 10,92 291520 11,0 - Công nghiệp 161325 70,91 169600 68,6 178301 66,42 187448 64,3 - T.T.C.N. 66307 29,13 73998 29,9 82582 30,76 92162 31,6 3. Dịch vụ 445538 22,06 515634 22,74 60848 24,77 623567 23,55 - D.vụ T. Mại 288825 64,82 246590 47,82 415908 68,35 472340 75,74 - D.vụ D. Lịch 1033 0,33 1067 0,2 1123 0,18 1176 0,19 - D.vụ đời sống 27013 6,06 28940 5,6 30927 5,0 33092 5,3 - Dịch vụ khác 128670 28,89 140327 27,2 152956 25,14 166722 26,74 Nguồn: phòng thống kê huyện Gia Lâm Từ biểu 4 ta thấy tỷ trọng về cơ cấu giá trị của ngành nông nghiệp đã có chuyển biến theo hướng ngày càng giảm: Nếu năm 1996 tỷ trọng ngành nông nghiệp là 66,67% thì đến năm 1999 còn 65,44%. Đối với ngành CN và TTCN tuy tỷ trọng về cơ cấu có sự chuyển biến chậm chạp, không rõ nét nhưng về giá trị đối tuyệt đối ta thấy hướng chuyển biến này khá tốt. Nếu năm 1996 giá trị của ngành CN và TTCN là 227499 triệu đồng thì năm 1999 tăng lên 291520 triệu đồng (Tương ứng với tốc độ tăng trưởng trong suốt thời kỳ là 28,4%). Ngành dịch vụ của huyện Gia lâm tuy tỷ trọng về cơ cấu chuyển biến hơi chậm, năm 1996 tỷ trọng cơ cấu chiếm 22,06% đến năm 1999 tăng lên 23,55% nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành này khá cao trong suốt thời kỳ (khoảng 40%). Tóm lại quá trình chuyển dịch cơ cấu giữa 3 nhóm ngành trong nông thôn huyện Gia lâm vẫn còn chậm, chưa rõ nét nhưng về mặt giá trị được tăng lên hàng năm và tốc độ tăng trưởng khá cao. Đây là một kết quả khá khả quan trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn . 2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành 2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp * Ngành trồng trọt Từ khi thực hiện nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 5 của Trung ương, hộ gia đình nông dân chỉ thành đơn vị kinh tế tự chủ, các HTX nông nghiệp từng bước chuyển dần sang làm dịch vụ. Nông nghiệp đã có động lực phát triển. Vốn là một huyện ngoại thành là vành đai thực phẩm của thành phố, với cơ chế kinh tế mở phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá đã có bước phát triển và nhằm đảm bảo an toàn lương thực và từng bước tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng và đẩy mạnh chăn nuôi phát triển. Từ năm 1996 ngành trồng trọt chiếm cơ cấu giá trị sản phẩm khoảng 60,4% nhưng đến năm 1999 còn khoảng 55%, giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi trong thời kỳ này cũng tăng từ 39,6% lên khoảng 44%. Ngành chăn nuôi phát triển đã làm thay đổi cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi trong nông nghiệp tạo nên chuyển biến lớn trong nông nghiệp huyện Gia Lâm. Trong thực tiễn do quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nên diện tích đất nông nghiệp bị giảm đi. Bằng biện pháp thâm canh tăng vụ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cho nên diện tích gieo trồng hàng năm vẫn bảo đảm 17554 ha trong đó cây lương thực 14567ha, cây công nghiệp 1712 ha, cây thực phẩm 1117 ha, các loại cây khác là 20 ha (Số liệu thống kê năm 1999) Theo số liệu của biểu 5 thì diện tích cây lúa qua 4 năm từ 1996- 1999 nằm trong khoảng 9700 đến 11000 ha. Phần còn lại chủ yếu là cây ngô, với năng suất cây trồng tăng lên rõ rệt năm 1996 đạt 32,4 tạ/1 ha. Năm 1999 sản lượng lương thực quy thóc đạt khoảng 60 ngàn tấn. Ta thấy rằng tổng diện tích đất gieo trồng giảm dần theo các năm. Trong 4 năm vừa qua huỵện đã tiến hành đưa chương trình rau sạch vào sản xuất, diện tích các loại cây vụ đông, cây ăn quả, hoa quả các loại đều có xu hướng tăng. Do nhận thức được giá trị kinh tế cao của cây ăn quả nên diện tích các loại cây này tăng cụ thể năm 1996, tỷ lệ diện tích của cây ăn quả là 1,39% đã tăng lên 1,63% năm 1999; tỷ lệ diện tích của cây rau cũng tăng từ 7,76% lên đến 10% trong thời gian tương tự. Do yêu cầu của thị trường người dân đã chú trọng phát triển rau sạch và cây gia vị. Biểu 5: Tình hình phân bổ đất nông nghiệp huyện Gia Lâm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 S.lượng Cơ cấu S.lượng Cơ cấu S.lượng Cơ cấu S.lượng Cơ cấu Tổng diện tích gieo trồng trong đó 17639 100 16575 100 17211 100 17554 100 - Cây lúa 9743 55,23 9944 60 10033 58,3 9998 57 - Cây rau 1370 7,76 1284 7,75 1460 8,48 1758 10 - Ngô 3683 20,87 3342 20,16 3466 20,18 3332 19 - Cây ăn quả. 18 1,39 14 1,641 28 1,62 3 1,63 -Cây trồng khác 2602 14,75 1732 10,45 1965 11,42 2171 12,37 Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia Lâm. * Ngành chăn nuôi: (biểu 6) Mấy năm gần đây ngành chăn nuôi của huyện đã và đang từng bước phát triển , đồng thời cơ cấu đàn gia súc, gia cầm và các sản phẩm chăn nuôi đều thay đổi theo hướng tích cực. Đàn trâu năm 1996 toàn huyện có 1962 con đến năm 1999 còn 1397 con, đàn bò có 6552 con giảm xuống còn 6360 con trong thời gian tương tự. Từ số liệu này ta thấy đàn trâu, bò ngày càng giảm, nhưng huyện đã tập trung phát triển chăn nuôi bò sữa năm 1994 có 512 con đến năm 1996 đạt 1400 con tăng 273%. Hàng năm trung bình Gia lâm cung cấp 14 tấn thịt trâu hơi, 90 tấn thịt bò hơi, 480 tấn thịt gia cầm và trên 3 triệu quả trứng cho thị trường . Năm 1997 sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng so với năm 1996 là 23%, trong đó thịt lợn hơi tăng 23,8%, đàn lợn trên 2 tháng tuổi năm 1996 là 59015 con đến năm 1999 là 69081 con, tăng lên 17% so với năm 1996. Số lượng gia cầm đều tăng qua các năm, năm 1997 tăng 12,5% so với năm 1996. Do huyện đã chú trọng phát triển ngành chăn nuôi, thông qua những số liệu ở biểu ta có thể thấy sản phẩm của ngành chăn nuôi trong giai đoạn 1996 – 1999 đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Do đó ta thấy cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện đang dần dần thay đổi, tỷ trọng của ngành chăn nuôi, cây rau quả đặc sản đang ngày càng tăng. So với vùng đồng bằng sông Hồng thì ngành chăn nuôi của huyện Gia lâm thuộc loại khá. Tuy nhiên các giống hiện đang sử dụng có năng suất thấp. Điều này đòi hỏi quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn của huyện đòi hỏi phải xem xét và có những biện pháp để đi tới hoàn thiện và phát triển chăn nuôi. Biểu 6: cơ cấu đàn gia súc , gia cầm của huyện (1996-1999) Chỉ tiêu Đ.vị tính Số lượng Tốc độ tăng trưởng % 1996 1997 1998 1999 97-96 98-97 99-98 99-96 - Đàn lợn trên 2T tuổi Con 59015 65506 68785 69081 110,99 105,1 100,43 117,1 - Lợn nái Con 5000 5910 6810 7730 118,2 115,2 135,5 154,6 - Lợn thịt hướng nạc Con 15000 18700 20700 21930 118 110,69 105,9 146,2 - Trâu+bò Con 8484 7635 7656 7759 89,90 102,7 101,3 91,45 - Gia cầm 1000 con 450 553,5 657 760 123 118,69 115,67 168,88 - Thuỷ sản Tr.đồng 2000 3080 4160 5110 154 135,06 122,8 255,5 - Thịt hơi xuất chuồng Tấn 8000 9680 10360 11700 121 107,02 112,93 146,25 Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia lâm. * Kinh tế vườn: Trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện Gia lâm mấy năm gần đây có sự thay đổi đáng kể đó là sự hình thành mô hình kinh tế mới – “kinh tế vườn”, hình thái kinh tế này đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân, làm đổi thay một bước đời sống nông dân. Mặt khác nó còn phục vụ nhu cầu du lịch giải trí của người dân thủ đô. Kinh tế vườn hiện nay đang phát triển mạnh ở các xã như Châu quỳ, Thượng khanh, Cổ bi… các xã này đã cải tạo vườn tạp gia đình để biến thành các vườn cây ăn quả như: nhãn, vải, hồng xiêm, táo, bưởi.... hiện huyện đang có quy hoạch để trồng các vườn cây cảnh, cây 2 bên đường liên thôn, liên xã. Huyện dự tính sẽ xây khu vườn trại ở khu vực ngoài đê xã Đông dư, Cự khối, Long biên trong đó chủ yếu là cây ăn quả và cây môi trường phục vụ cho nhu cầu du lịch và giải trí. Đẩy mạnh việc trồng cây cảnh phát triển hộ sinh vật cảnh đưa diện tích cây ăn quả, cây cảnh của toàn huyện (kể cả trong vườn gia đình lên 400 – 450 trong giai đoạn từ nay đến 2000). Như vậy việc hình thành thái kinh tế vườn ở huyện Gia lâm là một việc làm hợp lý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn của huyện. Hình thái này vừa đem lại lợi ích kinh tế vừa đáp ứng được nhu cầu giải trí ngày càng cao của người dân trong huyện cũng như người dân thủ đô Hà Nội. * Ngành lâm nghiệp. Ngành lâm nghiệp trong giai đoạn 1996 – 1999 chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong GDP của nông nghiệp. Hàng năm ngành lâm nghiệp giảm khoảng 2% trong cơ cấu GDP của ngành nông nghiệp. Do đặc điểm về đất đai và địa hình của huyện Gia lâm là khá bằng phẳng mà chủ yếu là đất phù sa cho nên lâm nghiệp của huyện chủ yếu là các loại cây ven đê, cây ăn quả thân gỗ, cây tre mây và một số loại cây được phát triển phân tán ở vùng gò đồi Sóc Sơn. Ngành lâm nghiệp của huyện Gia lâm được người dân trồng chủ yếu để bảo vệ môi trường sinh thái vì vậy giá trị sản xuất chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu GDP. * Ngành thuỷ sản. Cơ cấu ngành thuỷ sản của huyện Gia lâm hiện nay cũng đang giảm dần theo các năm bởi vì ngành thuỷ sản của huyện chủ yếu là nuôi cá chuồng ở trên hai con sông sông Hồng và sông Đuống và một số thì được nuôi trồng trong các ao hồ nhỏ,hàng năm cho tổng sản lượng khoảng 420,số hộ nuôi cá lồng ngày càng tăng nếu như năm 1995 có 60 lồng trong toàn huyện thì đến năm 1996 tăng lên 136 lồng. Một số chân ruộng trũng không có khả năng tiêu nước đã chuyển sang trồng một vụ lúa cộng với chăn nuôi cá. Nhìn chung trong ngành nông nghiệp của huyện thì trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với ngành chăn nuôi trong ngành trồng trọt giá trị của cây lúa hàng năm tăng liên tục và cây hoa màu cây cảnh cũng vậy. Sản phẩm ngành nông nghiệp tăng là do các yếu tố sau: - Người nông dân của huyện đã chuyển sang sản xuất cây dài ngày, cây ăn quả, cây hàng hoá (lúa thơm, rau sạch, ngô). - Tăng diện tích gieo trồng của huyện khoảng 17554 ha, hệ số sử dụng đất rất cao bằng 2,5. Năng suất tăng từ 20 – 100% tuỳ thuộc vào từng loại cây, lúa tăng từ 15 – 20% do chuyển 1800 ha trong tổng số gần 10.000 ha sang trồng lúa đặc sản tuy rằng năng suất không tăng nhưng giá trị tăng lên ở lần. Năng suất đậu tương tăng 100%, ngô tăng 50%. Biểu 7: Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp Đơn vị tính % Chỉ tiêu 1996-1997 1997-1998 1998-1999 1996-1999 Tổng số . 1.Chia theo tpkr - Quốc doanh -Ngoài Q.d 2. Chia theo ngành a. Nông – L .N -Nông nghiệp + Trồng trọt + Chăn nuối + Dịch vụ N.N - Lâm nghiệp b. Thuỷ sản 111,72 - 73,46 113,59 - 111,64 111,72 111,63 108,82 - 103,76 113,51 105,2 - 122,21 104,47 - 104,94 104,78 107,84 97 185,06 121,97 106,7 109,7 - 110,02 109,68 - 109,86 109,95 110,21 108,67 124,22 100,83 106,21 127,71 - 98,78 130,17 - 128,71 128,72 132,70 114,70 - 127,62 128,76 Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia Lâm . 2.3.2.Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp huyện Gia Lâm (Biểu 8). Huyện Gia Lâm là 1 huyện có truyền thống về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trên địa bàn huyện hiện nay có khoảng 35 Công ty, nhà máy, xí nghiệp (trong đó 30 của Trung ương và thành phố, chiếm 52,36 GDP của toàn ngành trên địa bàn huyện. Công nghiệp trong phạm vi quản lý của huyện trong những năm gần đây phát triển khá đa dạng, tập trung 1 số lĩnh vực sau: - Công nghiệp gốm sứ. Trung tâm là hàng gốm sứ Bát tràng trong đó sản xuất đã áp dụng lò mùng hợp và đến nay có trên 1.100 lò của các hộ gia đình, 4 xí nghiệp quốc doanh 8 Công ty TNHH đã tạo ra giá trị sản phẩm cho toàn xã Bát tràng năm 1996 là 86.551 triệu đồng. Nghề gốm sứ Bát tràng để phát triển sang các xã Kim Lam, Văn đức, Đa Tốn, Đông dư đạt con số trên 60 lò. Các xã này chủ yếu sản xuất gốm sứ trên địa bàn huyện và tổng giá trị đạt được 101.430 triệu đồng chiếm 16,82% tổng giá trị công nghiệp trên toàn huyện . Đây là 1 ngành có tiềm năng phát triển rất lớn và hiện nay đang thu khoảng 6.500 đến 7.200 lao động từ các địa phương trong huyện và các huyện lân cận đến làm việc. - Công nghiệp chế biến trên địa bàn huyện. Ngành công nghiệp chế biến phát triển tập trung ở xã Ninh Hiệp, trong đó nghề chế biến lương thực và chế biến dược liệu phát triển khá mạnh trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt các làng nghề chế biến hạt sen, chế biến táo, chế biến thức ăn gia súc, may mặc gia công... phát triển với tốc độ rất cao. Năm 1996 giá trị công nghiệp trong lĩnh vực này đạt 23.555 triệu đồng. - Ngành may mặc (hàng vải, hàng da). Đây là một ngành đã có truyền thống phát triển từ khá lâu, bắt đầu từ thời kỳ làm gia công cho các Công ty may của Nhà nước và hiện nay vẫn đang tiếp tục phát triển trên toàn địa bàn huyện đã hình thành một số hộ bỏ vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị may mặc để may các sản phẩm quần áo. Xã Ninh hiệp giá trị của ngành may mặc đạt 30.000 triệu đồng, xã Kiều kỵ làm nghề may da đạt 5.000 triệu đồng với trên 2000 máy may. - Ngành xây dựng của huyện. Năm 1996 ngành này phát triển rất mạnh, vốn đầu tư vào xây dựng của các khu vực dân cư trên địa bàn huyện 4 thị trấn và 31 xã đạt mức 220.000 triệu đồng. Theo số liệu ở biểu cơ cấu ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng không đều qua các năm. Tuy nhiên xét về tổng thể và thời kỳ công nghiệp tăng 16,0%, tiểu thủ công nghiệp tăng 38,99%. Công nghiệp chế biến bao gồm lương thực, thực phẩm dựơc liệu và loại nông sản khác. Ngoài ra huyện Gia Lâm còn có 3 cơ sở rượu vang, Bia, một số cơ sở mì ăn liền, thuỷ sản. Cơ sở Bia Ngọc Lâm với công suất 12 triệu lít/năm được xây dựng vào năm 1994 đến nay đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn, làm tăng giá trị trong GDP là 8,9% trong toàn ngành tiểu thủ công nghiệp . Ngành gốm của huyện đem lại giá trị kinh tế cao chỉ sau ngành giả da, lợi ích/chi phí của ngành giả da là 1,21. Tốc độ phát triển tiểu thủ công nghiệp trong thời kỳ tăng khá nhành, số lao động tham gia trong lĩnh vực này tăng 8,8%/1 năm, số hộ tham gia tăng 4,8%, giá trị sản phẩm tăng 26,1%, giá trị chiếm trong tổng GDP là 11,74%. Hàng năm lượng bia hơi xuất ra ngoài địa bàn là 90%, Mì ăn liền và rượu vang xuất ra ngoài địa bàn là 95%. Hàng tiểu thủ công nghiệp chiếm 15,6% tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu (đạt 86,546 tỷ/1 năm), mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gốm sứ Bát tràng. Một lao động trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tạo ra được 12,5 triệu đồng/năm, hơn 9,4 lần lao động nông nghiệp. Biểu 8: Giá trị và cơ cấu giá trị ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (1996 - 1999). Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 Giá trị (tr.đ) Cơ cấu % Giá trị (tr.đ) Cơ cấu % Giá trị (tr.đ) Cơ cấu % Giá trị (tr.đ) Cơ cấ u % Tổng só 2274999 100 247177 100 268434 100 291520 100 1. Ngành công nghiệp 161325 70,91 169600 68,6 178301 66,42 187448 64,3 - công nghiệp xây dựng 116561 51,23 121223 49,04 126072 46,96 131114 44,97 + Xây dựng cán bộ 35312 15,52 36371 14,71 37462 13,95 38586 13,23 + Xây dựng dân cư 77480 34,05 81354 32,9 85421 31,82 89692 30,76 - công nghiệp chế biến 23457 10,31 27561 11,15 32384 12,06 38051 13,05 - công nghiệp khác 21307 9,37 24432 9,88 28017 10,43 32127 11,02 2. T. thủ - c nghiệp 66307 29,13 73998 29,9 82582 30,76 92162 31,6 - Gốm sứ 39294 17,27 44520 18,0 50441 18,79 57149 19,6 - May mặc 26970 11,86 28992 11,73 31167 11,61 33504 11,49 Nguồn: Phòng thống kê Huyện Gia Lâm Nhìn chung cơ cấugiữa công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện, ta thấy tỷ trọng giá trị của ngành công nghiệp ngày càng giảm, trong đõ ngành công nghiệp xây dựng giảm mạnh nhất từ 51,23% năm 1996 xuống còn 44,97%. Ngành công nghiệp chế biến có tốc độ chuyển dịch cao nhất,từ 10,31% năm 1996 lên 13,05% năm 1999. Ngành tiểu thủ công nghiệp có tốc độ chuyển dịch khá cao: Năm 1996 giá trị của ngành chiếm 29,13% thì đến năm 1999 tăng lên 35,6% . Qua đây ta thấy ngành tiểu thủ công nghiệp của huyện đang từng bước phát triển theo xu hướng ngày càng tích cực. 2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ huyện Gia Lâm. Có thể nói ngành dịch vụ ở huyện Gia Lâm qua 4 năm phát triển khá mạnh, tăng cả số lượng và chất lượng. Giá trị sản xuất trong GDP rất lớn khoảng 64,82%, liên tục tăng qua các năm tốc độ tăng bình quân thời kỳ này là 26,46%. Dịch vụ thương mại, các Công ty thương mại, các hộ kinh doanh có giá trị GDP tăng đều qua các năm. Đồng thời các hộ kinh doanh hiện nay tham gia ngày càng đông và kinh doanh đủ các loại mặt hàng và dịch vụ (biểu 9). Biểu 9: Giá trị và cơ cấu giá trị của ngành dịch vụ ở huyện Gia Lâm (1996 - 1999). Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) GiáTrị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Tổng só 445538 100 515634 100 608448 100 623567 100 1. Dịch vụ thương mại 288825 64,82 246590 47,82 415908 68,35 472340 75,74 - Của các hộ kinh doanh 136691 30,69 174964 33,93 223954 36,8 286661 45,97 - Của các Công ty TM 152134 34,14 188648 36,58 233921 38,4 290062 46,51 2. Dịch vụ du lịch 1033 0,23 1067 0,2 1123 0,18 1176 0,19 3. Dịch vụ đời sống 27013 6,06 28904 5,6 30927 5,0 33092 5,3 - Dịch vụ sản xuất 14034 3,15 15016 2,9 16067 2,64 47192 7,57 - Dịch vụ đời sống 12979 2,91 13219 2,56 14131 2,32 15166 2,42 4. Dịch vụ khác 128670 28,89 140327 27,2 152956 25,14 166722 26,74 Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia Lâm Cơ cấu kinh tế trong tổng GDP của ngành dịch vụ thì hoạt động du lịch chiếm tỷ trọng rất nhỏ, hàng năm lại giảm dần trong cơ cấu nhưng bình quân cá thể lại tăng. 2.4. Chuyển dịch cơ cấu theo vùng. Sự phân công theo ngành và sự phân công theo lãnh thổ đó là 2 mặt của quá trình phát triển gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy nhau cùng phảttiển. Sự phân công lao động theo lãnh thổ bao giờ cũng diễn ra trên cùng một lãnh thổ nhất định. Như vậy cơ cấu các vùng lãnh thổ chính là bố trí các ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi tiềm năng sẵn có của vùng và xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ là đi vào chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất, tập trung phát triển dịch vụ. Từ đây hình thành những vùng kinh tế lớn gắn bó với những vùng kinh tế khác tạo thành các khu vực kinh tế của cả nước. Gia Lâm là một huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển cơ cấu vùng lãnh thổ từ đó phát triển một số vùng sản xuất đi vào chuyên môn hoá và tập trung hoá phục vụ nhu cầu phát triển nông thôn của huyện. Hiện nay huyện có nhiều ngành nghề truyền thống như, các làng gốm tập trung ở Bát tràng, ở Kiều kỵ có nghề may da… Đồng thời hiện nay thị trường rên địa bàn huyện đã hình thành và phát triển các khu công nghiệp . Trung tâm công nghiệp lớn như chế biến nông sản, công nghiệp thực phẩm, lắp giáp cơ khí, điện tử, may mặc của TW. Trong những năm tới sẽ hình thành các khu công nghiệp mới trên địa bàn huyện. - Thị trấn Gia Lâm - Đức Giang – Việt Hưng. - Thị trấn Yên Viên- Ninh Hiệp. - Thị trấn Sài Đồng – Thái Thuỵ – Kiều Kị. - Bát tràng - Đa tốn- Kim lam – Vân đức. Các ngành công nghiệp của huyện sẽ tập trung vào một số ngành sau: + Ngành công nghiệp gốm sứ: Sẽ quy hoạch và xây dựng các trung tâm gốm sứ Bát tràng thành thị trấn gốm sứ, kết hợp với việc phát triển làng nghề truyền thống với công nghiệp hiện đại sau đó sẽ mở rộng ra cả vùng Đa tốn, Kim lam, Vân đức, Đông dư, Tạo khê và ước đạt khoảng 4 nghìn đến 5 nghìn là gốm sứ. Từng bước đưa dây truyền gốm sứ công nghiệp vào hoạt động, đưa giá trị của ngành gốm sứ đạt 30 – 40% trong cơ cấu GDP của ngành công nghiệp huyện đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, và phấn đấu 30% sản phẩm làm ra dùng để xuất khẩu . + Ngành dịch vụ: Trong mấy năm gần đây ngành dịch vụ của huyện đã phát triển mạnh mẽ, đây là xu hướng chung của cả nước ta trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đô thị hoá. Riêng đối với ngành công nghiệp của huyện đang phát triển theo hướng đa canh tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ. Ngành dịch vụ có vai trò chuyển tải các vật tư cho sản xuất và tiêu dùng thị trường toàn huyện, hiện nay huyện đang hình thành các khu vực kinh doanh thương mại như khu vực thị trấn Gia Lâm, Đức giang, Yên viên và xã Việt hưng ngoài việc kinh doanh của các hộ và các chợ sẽ xây dựng 1 siêu thị để có thể đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế của huyện, đồng thời xây dựng tại xã Ninh hiệp một trung tâm kinh tế thương mại để khai thác thị trường thế mạnh và tiềm năng của làng nghề truyền thống. Các xã xa các trung tâm trên sẽ quy hoạch thành các thị trấn và xây dựng các chợ nông thôn tạo điều kiện cho dịch vụ hàng hoá phát triển . + Về nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh ở các xã. Vân đức, Đông dư, Dương xã, Kim sơn, tiến tới xây dựng các vùng chuyên canh, từng bước ứng dụng công nghiệp chế biến rau quả. Vùng chuyên trồng cây công nghiệp tập trung ở các xã ven hồ sông Đuống. Vùng cây giống, cây ăn quả và cây môi trường đây là loại cây mang giá trị kinh tế cao hiện nay đang trồng và tiếp tục phát triển ở các xã Trâu quỳ, Thượng thanh. Dự kiến sẽ xây dựng khu vườn trại ở khu vực ngoài để xã Đông dư, Cự khối, Long biên trong đề chủ yếu là các loại cây ăn quả, cây môi trường, hoa cây cảnh và nhà hàng, phát triển sinh vật cảnh. Qua sự phân tích trên ta có thể thấy huyện Gia lâm có điều kiện hình thành và phát triển vùng kinh tế mà các vùng này có khả năng chuyên môn hoá cao để đáp ứng nhu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. 2.5. Cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế là nội dung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng ở nước ta. Trong một thời gian thị trường tương đối dài chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô Viết và hướng nền kinh tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0042.doc
Tài liệu liên quan