Đề tài Chuyển nhượng quyền thương mại

MỤC LỤC

PHẦN 1: HIỂU BIẾT CHUNG VỀ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

1.1. Khái niệm chuyển nhượng quyền thương mại (CNQTM)

1.2. Sự giống và khác nhau giữa chuyển nhượng quyền thương mại và

các hoạt động thương mại khác

1.3. Phân loại CNQTM

1.4. Những đặc điểm cơ bản

PHẦN 2: CNQTM TRÊN THẾ GIỚI – NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

2.1. Những quốc gia tiêu biểu về chuyển nhượng quyền TM trên thế giới

2.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra

PHẦN 3: QUY TRÌNH VÀ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CNQTM

3.1. Quy trình liên quan đến CNQTM

3.2. Quy định liên quan đến CNQTM

PHẦN 4: CNQTM TẠI VIỆT NAM – NHỮNG MẶT TÍCH CỰC, TIÊU CỰC – NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG

4.1. Tình hình chung CNQTM tại Việt Nam

4.2. Những mặt tích cực và tiêu cực

4.3. Nguyên nhân thành công

PHẦN 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CNQTM

PHỤ LỤC: VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CNQTM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

docx77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3941 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chuyển nhượng quyền thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật Chuyển giao công nghệ 2006. Phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Quản lý nhà nước: Quản lý: Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong phạm vi cả nước. Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh, thành phố trực thuỗc Trung ương quản lý hoạt động nhượng quyền trên địa bàn Tỉnh và chỉ đạo Sở Thương Mại tiến hành việc đăng ký, kiểm tra, liểm soát và báo cáo định kỳ. Đăng ký: Đơn đề nghị đăng ký, bản giới thiệu về nhượng quyền theo mẫu do Bộ Thương Mại quy định; các văn bản xác nhận về tư cách pháp lý của Bên nhượng quyền, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp. Tất cả hồ sơ đều bằng tiếng Việt (hoặc được dịch sang tiếng Việt có công chứng). Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký trong thời hạn 5 ngày làm việc sẽ thực hiện việc đăng ký và thông báo bằng văn bản cho người đăng ký. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 2 ngày làm việc, cơ quan đăng ký sẽ thông báo bằng văn bản để sửa chửa, bổ sung. Đăng kí tại Sở Thương Mại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Bên nhượng quyền đăng ký kinh doanh có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước. Trường hợp Nhượng quyền từ nước ngoài, từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam và ngược lại thì do Bộ Thương Mại thực hiện đăng ký. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thay đổi về thông tin đăng ký, Bên nhượng quyền phải thông báo cho cơ quan đăng ký nhượng quyền. Trường hợp Bên nhượng quyền ngừng kinh doanh, thay đổi nghành nghề hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan thực hiện đăng ký nhượng quyền xoá đăng ký và công bố công khai việc xoá đăng ký này. Lệ phí đăng ký do Bộ Tài Chính quy định. Xử lý vi phạm: Hành vi vi phạm: Quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 35 ( xem trong phụ lục đính kèm) Thẩm quyền và thủ tục: Tuân theo pháp luật xử lý vi phạm hành chính Khiếu nại, tố cáo: Tổ chức cá nhân có quyền khiếu nại việc đăng ký, nộp thuế và lệ phí, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo pháp luật về khiếu nại. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định pháp luật về tố cáo. PHẦN 4: CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM , NHỮNG MẶT TÍCH CỰC, TIÊU CỰC, NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG 4.1. Thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 4.1.1. Tình hình chung: Năm 2004, Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới (WFC) đã tiến hành một cuộc điều tra với kết quả khẳng định rằng: đã tồn hơn 65 hệ thống franchise hoạt động tại Việt Nam, đa số là các thương hiệu nước ngoài. Mặc dù còn khá ít so với các quốc gia láng giềng, nhưng với tình thế hiện nay, khi franchise đã được luật hóa, Việt Nam chính thức bước qua cửa WTO, đã có nhiều nhận định rằng hoạt động franchise sẽ phát triển như vũ bão. Và kể từ khi Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ từ ngày 1/1/2009. Bên cạnh sự có mặt của một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài, các công ty về nhượng quyền thương hiệu cũng bắt đầu xâm nhập. Ngoài các mô hình nhượng quyền tiên phong đã xác lập tên tuổi như chuỗi cửa hàng café Trung Nguyên, chuỗi cửa hàng bánh Kinh Đô, Phở 24, lụa Á Châu, gần đây cũng xuất hiện thêm các mô hình nhượng quyền như café Passio, bánh mì Bamizon, Buncamita, cơm tấm Thuận Kiều, thời trang Foci, chuỗi cửa hàng tiện lợi G7 Mart, giầy T&T, IDJ- một thương hiệu nhượng quyền dịch vụ tư vấn, Mía Siêu sạch, kem Monte Rosa, siêu thị điện thoại thegioididong. Tuy nhiên, hoạt động này ở Việt Nam vẫn còn lỏng lẻo và không toàn diện. Phần lớn các doanh nghiệp bán Franchise như Trung Nguyên, G7 Mart, Tapiocup.. đều chọn cách chuyển nhượng 1 số thành phần nhất định với mục đích chính là gia tăng doanh thu, độ bao phủ và tăng thị phần. Như là nhượng quyền phân phối sản phẩm (cà phê Trung Nguyên), cấp phép sử dụng thương hiệu (G7 Mart), cấp phép sử dụng công thức pha chế sản phẩm (quán trà T-Bar), hoặc hình thức tự sở hữu các cửa hàng như Y5, Tapiocup, Alo Trà… Trên thực tế hoạt động franchise ở Việt Nam hiện nay, bên mua franchise chịu trách nhiệm bán các sản phẩm do bên nhượng quyền sản xuất, được phép sử dụng logo, thương hiệu của bên nhượng quyền để phân phối sản phẩm. Còn bên bán franchise thu nhập chủ yếu từ việc bán sản phẩm. 4.1.2. Danh sách các hệ thống nhượng quyền hiện đang có mặt tại Việt Nam: Các công ty nước ngoài được cấp phép tiến hành nhượng quyền ở Việt Nam STT Tên công ty Quốc tịch Lĩnh vực nhượng quyền 1 Aldo Group International AG Thuỵ Sĩ Bán lẻ giày dép, túi xách và các phụ liệu thời trang gắn với các nhãn hiệu hàng hoá của Aldo Group International AG 2 Avis Asia Limited Anh Cho thuê và cho thuê dài hạn xe ô tô 3 Budget rent a car system Inc Mỹ Cho thuê xe có người lái và xe tự lái 4 Cartridge World PTY Ltd Úc Công nghệ thông tin 5 CBTL Franchising, LLC Mỹ Kinh doanh các sản phẩm mang nhãn hiệu The Coffee Bean 6 Cherie Hearts Child Development Pte Ltd Singapore Chăm sóc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non 7 CJ Foodville Co., Ltd Hàn Quốc Kinh doanh bánh mì, bánh ngọt 8 Cleverlearn Inc Mỹ Dậy và học Anh ngữ 9 Colliers International Singapore Pte Ltd Singapore Dịch vụ bất động sản, bao gồm việc bán và cho thuê, quản lý, định giá và tư vấn bất động sản (Công nghiệp, văn phòng, cửa hàng bán lẻ, nhà ở và khách sạn) 10 Công ty Vogelsitze GmbH Đức Sản phẩm mang nhãn hiệu Vogelsitze 11 Dale Carnegie & Associates, Inc Mỹ Đào tạo và cung cấp các giải pháp doanh nghiệp 12 England Optical Group Management (Central) SDN BHD Malaysia Tổ chức và vận hành chuỗi cửa hàng kính mắt mang nhãn hiệu E-OPTICS 13 Escada Aktiengesellshaft Đức Bán quần áo phụ nữ cao cấp và các phụ kiện đi kèm của thương hiệu Escada 14 Galien Pharma Pháp Sản xuất dược phẩm 15 General Nutrition International, Inc Mỹ Bán lẻ sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, sắc đẹp, thể thao 16 Gloria Jean’s Coffee International Pty Úc Vận hành các cửa hàng cà phê Gloria Jean’s tại Việt Nam 17 GR Vietnam International BVI Vận hành các cửa hàng tiện ích 18 Gymboree Play Programs, Inc Mỹ Trung tâm vui chơi và âm nhạc Gymboree nhằm giáo dục trẻ em và các chương trình luyện tập 19 Hard Rock Limited Mỹ Dịch vụ quán ăn và thực phẩm thông qua chuỗi cửa hàng mang nhãn hiệu Hard Rock Cafe 20 IllyCaffe’S.P.A Italy Mở các quán cà phê tại Việt Nam 21 Jetstar Airways PTY Limited Úc Xây dựng và vận hành hệ thống kinh doanh hàng không giá rẻ 22 Karrox Technologies Limited Ấn Độ Đào tạo và cấp chứng chỉ công nghệ thông tin 23 Kinderland Educare Services Pte Ltd Singapore Dịch vụ nhà trẻ, dịch vụ giáo dục mầm non 24 La Senza International Corporation Canada Mở các cửa hàng bán lẻ đồ lót và đồ ngủ cho nam giới và nữ giới, cũng như các sản phẩm và dịch vụ tương tự như đồ phụ kiện và các sản phẩm chăm sóc cơ thể 25 Lotteria Co.,Ltd Hàn Quốc Kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh 26 MK Restaurant Co., Ltd Thái Lan Kinh doanh hệ thống nhà hàng 27 Moonsoon Accessorize Limited Anh Mở và điều hành các cửa hàng bán lẻ quần áo, phụ kiện, mỹ phẩm và các sản phẩm vệ sinh cá nhân gắn với các nhãn hiệu hàng hoá của Moonsoon Accessorize Limited 28 Sandler Systems Inc Mỹ Đào tạo về bán hàng và quản lý bán hàng 29 Sergio Rossi S.P.A Italia Kinh doanh các mặt hàng: túi xách, giày dép Nam và Nữ, các phụ kiện mang nhãn hiệu Rossi 30 Shoe Box Franchising, LLC Mỹ Kinh doanh cửa hàng bán lẻ giày dép, túi xách và 31 Sirva (Asia) Pte Limited Singapore Đóng gói, lưu kho, chuyên chở và chuyển tiếp quốc tế đồ gia dụng và tài sản cá nhân đã qua sử dụng và dịch vụ chuyển địa điểm 32 Spinelli Pte Ltd Singapore Kinh doanh thực phẩm và đồ uống thông qua chuỗi cửa hàng riêng 33 The Body Shop International Plc Anh Bán lẻ mỹ phẩm và sản phẩm trang điểm và vệ sinh 34 TNHH Genesis Hàn Quốc Nhà hàng đồ ăn nhanh 35 V. W. F. G., Inc, Mỹ Dịch vụ thể dục thẩm mỹ và thể hình 36 Winn Enterprises, LLC (USA) Mỹ Môi giới bất động sản 37 WSI Emerging Markets Ltd Canada Hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet toàn diện 38 Yum! Restaurant International Pte., Ltd Singapore Thức ăn và đồ uống giải khát 39 Yum! Restaurants Asia Pte Ltd Singapore Kinh doanh các sản phẩm thuộc sở hữu của Kentucky Fried Chicken International Holdings, Inc (Nguồn Các công ty Việt Nam được cấp phép nhượng quyền ra nước ngoài: STT Tên công ty Quốc tịch Lĩnh vực nhượng quyền 1 Doanh nghiệp tư nhân TM-DV Đức Triều Việt Nam Các sản phẩm giày, dép da, túi xách da thời trang mang thương hiệu T&T 2 CP-SX-TM-DV Phở hai mươi bốn Việt Nam Nhà hàng Phở 24 3 TNHH Vũ Giang Việt Nam Cửa hàng Cafe Bobby Brewers (Nguồn: 4.2. Những ảnh hưởng tích cực của nhượng quyền thương mại đối với các doanh nghiệp Việt Nam Đối với doanh nghiệp bán quyền thương mại Mở rộng được quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối của mình một cách nhanh nhất. Đặc biệt là đối với những thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp này muốn giới thiệu sản phẩm thương mại của mình đến nhưng không thể có một cơ sở để tổ chức hay thực hiện thâm nhập thị trường thì Franchise góp phần giải quyết những vấn để đó Giảm chi phí phát triển thị trường và thêm nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền. Như đã nêu trên, muốn tìm kiếm, tham gia vào một thị trường mới thì đòi hỏi rất nhiều chi phi để thực hiện, thực hiện franchise giúp doanh nghiệp bán quyền thương mại giảm được chi phí, chia sẻ gánh nặng cho các doanh nghiệp mua lại quyền thương mại Tạo dựng cho một hệ thống liên kết mạnh về thương mại và tài chính. Đặc điểm đặc biệt của franchise là dù là hai doanh nghiệp không cùng một nguồn gốc, nhưng các doanh nghiệp này liên kết chặt chẽ với nhau trong lĩnh vực thương mại và tài chính do những quy định trong hợp đồng chuyển quyền thương mại, điều này giúp tạo ra hiệu quả kinh doanh khi bên này có thề bù đắp những nhược điểm cho bên kia thông qua sự liên kết chặt chẽ với nhau. Thâm nhập và thăm dò hiệu quả đầu tư trên các thị trường mới (vùng miền..) một cách nhanh chóng với chi phí rủi ro thấp nhất, do đã một phần nào đó chia sẻ gánh nặng chi phí giữa các bên. Đối với doanh nghiệp nhận quyền thương mại Kinh doanh một thương hiệu có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ. Đa phần các thương hiệu được nhượng quyền là những thương hiệu có tiếng tăm, uy tín vì thế nên mua lại một thương hiệu đã có tiếng tăm uy tín giúp cho việc kinh doanh có hiệu quả dù chỉ với một số vốn nhỏ cho việc mua thương hiệu ban đầu. Giảm thiểu các rủi ro do không phải đầu tư xây dựng một thương hiệu mới. Sản phẩm, dịch vụ và hệ thống họat động được chuẩn hóa. Khi doanh nghiệp nhận quyền thương mại tiến hành thực hiện kinh doanh thì các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống hoạt động của doanh nghiệp phải theo những tiêu chuẩn mà bên giao quyền thương mại đưa ra. Hệ thống tài chính và số sách kế toán được thực hiện theo một chuẩn mực. Được đào tạo, huấn luyện về quản lý và kinh doanh. Hỗ trợ từ các chương trình tiếp thị và khuyến mãi của thương hiệu. Giúp cho bên nhân nhượng quyền am hiểu và tinh thông ngay các vấn đề trong công việc mà nếu không thì việc am hiểu này chỉ có được thông qua các thử nghiệm và sai sót. Quảng cáo tại nơi bán hàng. Các chương trình quảng cáo ở cấp độ toàn quốc và địa phương Các họat động hỗ trợ trọn gói, thống nhất Có phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng bộ. Sức mua hàng của một nhóm đông người Họat động theo hình thức trao tay: Bên nhượng quyền giúp bên nhận nhượng quyền tạo dựng cửa hàng và chuyển giao cửa hàng lại cho bên nhận sử dụng và kinh doanh Được hỗ trợ tài chính, hướng dẫn chọn địa điểm bán hàng, cung cấp sách hướng dẫn về các họat động kinh doanh, hỗ trợ bán hàng và tiếp thị Nghiên cứu và phát triển không ngừng. Việc điều hành thành công một cửa hàng nhượng quyền có thể nhanh chóng dẫn đến việc mở một cửa hàng thứ hai, thứ ba và cứ tiếp tục. Như vậy, ta có thể thấy, ưu điểm lớn nhất của hình thức nhượng quyền thương mại là khả năng tập hợp các nhà bán lẻ độc lập lại với nhau và họ cùng sử dụng một thương hiệu và quan điểm kinh doanh duy nhất. Việc tập hợp này đem lại nhiều cái lợi: sự nhận biết về thương hiệu từ người tiêu dùng, sự nhất quán trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng, sức mạnh của việc quảng cáo tập trung và hiệu quả từ việc mua hàng của một nhóm đông người tiêu dùngi. Nguy cơ thường trực là kinh doanh thất bại giảm đi khi mà quá trình kinh doanh đã được chứng minh là thành công trên thị trường; việc sử dụng một thương hiệu đã có uy tín tiết kiệm cho người chủ cửa hàng chi phí xây dựng và quảng cáo một thương hiệu để cho khách hàng nhận biết; và lợi thế của việc sử dụng chung các quảng cáo dành cho thương hiệu đó và việc mua hàng của một nhóm đông người tiêu dùng làm cho họat động kinh doanh sinh lợi nhiều hơn. Bên nhận nhượng quyền, nhất là những người mới bắt đầu bước vào kinh doanh có thể tránh nhiều sai lầm mà các nhà doanh nghiệp mới bước vào nghề thường hay mắc phải nhờ việc tận dụng lợi thế kinh nghiệm từ bên nhượng quyền, đã hoàn thiện các họat động kinh doanh thường xuyên của họ thông qua các thử nghiệm và sai sót. Các bên chuyển nhượng có uy tín luôn tiến hành nghiên cứu thị trường trước khi nhượng một cửa hàng mới, vì vậy bạn sẽ cảm thấy tin tưởng một cách chắc chắn là sản phẩm hoặc dịch vụ của bên nhượng quyền đang có nhu cầu trên thị trường. Không nghiên cứu thị trường đầy đủ là một trong những sai lầm lớn nhất mà các doanh nghiệp kinh doanh độc lập thường hay mắc phải, trong khi nếu là người nhận nhượng quyền, thì việc này do bên nhượng quyền thực hiện. Ảnh hưởng tiêu cực của nhượng quyền thương mại đối với các doanh nghiệp Việt Nam Đối với người bán quyền thương mại Mất quyền kiểm soát và quyền năng trong kinh doanh. Sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh. Hoạt động không kém của một đơn vị sẽ ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của thương hiệu Đối với người nhận quyền thương mại Không phải là thương hiệu riêng của mình. Nếu như hợp đồng nhượng quyền chấm dứt thì doanh nghiệp sẽ đối mặt với vấn đề xây dựng lại một thương hiệu mới và đòi hỏi rất nhiều chi phí Chia sẽ rủi ro kinh doanh của bên nhượng quyền. Trong đó, bao gồm các chi phí liên quan đến xây dựng, thiết kế, trang trí, đào tạo đội ngũ phù hợp với những tiêu chuẩn mà bên nhượng quyền nêu ra Sự bùng nỗ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống. nếu như việc kinh doanh thuận lợi, thì sẽ nhanh chóng xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mang cùng thương hiệu nhãn quyền xuất hiện, và bên nhận nhượng quyền sẽ đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt hơn Hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ được qui định trước. đây là một rào cản ngăn trở sự phát triển của bên nhận nhượng quyền, nếu như không được cho phép của bên nhượng quyền thì việc thay đổi khó thực hiện vì những quy định trong hợp đồng Không phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh. Giúp thương hiệu của bên nhượng quyền ngày càng lớn mạnh. Những ví dụ minh hoạ sự thành công của nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp tại Việt Nam: Chuỗi cửa hàng Bún cá Miền Tây (CEO: Vương Hữu Hùng) Ý tưởng xuất phát từ lần Vương Hữu Hùng dẫn nhóm bạn, trong đó có vài người Mỹ, về miền Tây ăn bún cá, họ trầm trồ khen ngon nhưng tỏ vẻ tiếc vì nó chưa được biến thành thương hiệu để mọi người biết đến. Sau ngày đó Vương Hữu Hùng, lúc bấy giờ đang an lành với vị trí cao trong một tập đoàn ở nước ngoài, dồn hết những ngày phép trong năm về quê để học nấu bún cá. Tính đến nay, chuỗi cửa hàng buncamita được mở rộng với hình thức franchise (nhượng quyền, khoảng 800 triệu đồng/cửa hàng), đến nay đã có ba nhà hàng ở TP.HCM… Hiện nay, buncamita cũng đã có mặt tại Florida, Mỹ theo hình thức nhượng quyền. Trung Nguyên Cà phê- Khơi nguồn sáng tạo Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng. Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc. Phở 24- Quốc tế hóa sản phẩm bình dân (Lý Quý Trung) Tháng 6/2003, cửa hàng Phở 24 đầu tiên đã chính thức khai trương ở trung tâm T.P Hồ Chí Minh. Tính đến nay, Phở 24 đã phát triển được một hệ thống cửa hàng rất rộng lớn gồm 61 cửa hàng ở Việt Nam và 11 ở nước ngoài. Lý Quý Trung – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Nam An từ những ngày đầu thành lập đã mong muốn xây dựng lên một mô hình hoạt động hoàn toàn khác biệt. Anh giải thích: “Thứ nhất là tính chuyên nghiệp. Ở Việt Nam, điều này chưa phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực ẩm thực. Thứ hai, dùng hệ thống để quản trị – Phở 24 đã tìm ra được một cách kinh doanh mang tính hệ thống, hiện đại và vượt ra khỏi kiểu quản trị của những tiệm phở quy mô gia đình thông thường. Thứ ba, phải xây dựng thương hiệu chứ không đơn thuần chỉ là kiếm tiền và thứ tư, phải hướng vào thị trường thế giới chứ không chỉ giới hạn trong Việt Nam.” Gloria’s Jean Coffee (Nguyễn Phi Vân) Cà phê Gloria Jean’s đến Việt Nam từ cuối năm 2006 và cửa hàng đầu tiên xuất hiện vào năm 2007. Nguyễn Phi Vân, cựu du học sinh Úc, người đã mang thương hiệu này vào Việt Nam. Gloria Jean’s là một mô hình mới với cách pha chế và thưởng thức kahc1 biệt so với các mô hình kinh doanh ca- phê đã có từ trước ở Việt Nam High Land (CEO: David Thái) Với thương hiệu Highlands, Việt Tháicũng đang tập trung mở rộng hệ thống phân phối và bán lẻ của mình trong thị trường nội địa. Hiện nay, thương hiệu này cũng nhận được hàng nghìn đề nghị từ các công ty nước ngoài về sản phẩm đóng gói và chuyển nhượng thương mại nhưng hiện nay mới chỉ dừng lại ở sản phẩm đóng gói. Hiện công ty đang xây dựng chiến lược và tổ chức để mở rộng số lượng cửa hàng Highlands ra thị trường quốc tế. Nguyên nhân của sự thành công của nhượng quyền thương mại Nguyên nhân chủ quan: Đây là những nguyên nhân xuất phát từ chính các bên nhận và trao quyền thương mại. Những nguyên nhân được nêu dưới đây là những nguyên nhân có tác động mạnh mẽ nhất đến sự thành công của một thương vụ chuyển nhượng quyền thương mại. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân chủ quan khác sẽ góp phần đem lại thành công cho hợp đồng chuyển nhượng thương mại. Doanh nghiệp hay bên nhượng quyền thương mại thường là những doanh nghiệp đã có uy tín, vị trí, và thương hiệu mạnh trên thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế. Vì thế, khi thực hiện nhượng quyền thương mại thì các doanh nghiệp nhận quyền thương mại luôn có những ưu thế về thương hiệu, phương thức tổ chức kinh doanh, bí quyết riêng... nhờ đó, các doanh nghiệp này sẽ tránh được những khó khăn ban đầu trong việc xây dựng thương hiệu, tổ chức kinh doanh, thiết kế... Nhượng quyền thương mại giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được phần lớn chi phí, trong đó, bao gồm những chi phí liên quan đến Marketing, chi phí tài chính, chi phí thiết kế, xây dựng, quản lý...Qua đó, có thể sử dụng những chi phí tiết kiệm được để thực hiện việc xúc tiến kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thương hiệu được chuyển nhượng trong nhượng quyền thương mại được mở rộng trên toàn cầu với sự hỗ trơ từ những công cụ thông tin, truyền thông giúp góp phần thêm tạo sự hấp dẫn hơn, thu hút hơn với tính chất toàn cầu của sản phẩm mang thương hiệu đó so với những sản phẩm được kinh doanh bằng hình thức bán lẻ thông thường. Ngoài ra, nếu như nội bộ doanh nghiệp nhận quyền thương mại không có khả năng trong việc tiếp thu, thực hiện những yêu cầu của doanh nghiệp giao quyên thương mại thì việc nhượng quyền thương mại sẽ không thành công. Vì thế, nội lực của các doanh nghiệp nhận quyền thương mại cũng là một nguyên nhân trực tiếp cho sư thành công của nhượng quyền thương mại trên thế giới hiện nay. Các chính sách, chủ trương, phương pháp kinh doanh từ các nhà nhượng quyền thương mại cũng là một nguyên nhân chính cho sự thành công của việc nhượng quyền thương mại. Nhà nhượng quyền thương mại phải xem xét đánh giá xem bên nhận quyền thương mại có đủ khả năng để thực hiện yêu cầu của mình về sản phẩm, dịch vụ, thiết kế như tiêu chuẩn đề ra hay không mà từ đó có những chỉnh sửa hay thay đổi cho phù hợp nhưng cũng phải giữ được cái chuẩn chung về hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm ấy. Nguyên nhân khách quan: Tính chất toàn cầu hoá của các nền kinh tế trên thế giới hiện nay là một cánh cổng lớn dẫn đến thành công cho các doanh nghiệp thực hiện chuyển giao cũng như nhận quyền thương mại hiện nay. Trong đó, các yếu tố góp phần tích cực tác động đến nền kinh tế bao gồm: Xu hướng các thị trường kinh tế thế giới: hiện nay hầu hết các quốc gia đều thực hiện chính sách thị trường mở, cho phép việc chuyển quyền thương mại giữa các quốc gia được thực hiện dễ dàng hơn Môi trường văn hoá – xã hội giữa các quốc gia dần có sự tương đồng: đây là một nguyên nhân khách quan có tác động khá tích cực đến việc thành công của việc chuyển nhượng quyền thương mại trên thế giới. Các nền văn hoá – xã hội khi xích lại gần nhau hơn thì hình ảnh sản phẩm, sở thích chung sẽ tương đồng hơn, qua đó có thể hướng đến một hình ảnh chung cho sản phẩm toàn cầu và tạo ra cơ hội lớn cho thành công của chuyển nhượng quyên thương mại. Pháp luật ở các quốc gia tạo điều kiện cho thực hiện chuyển nhượng quyền thương mại ở các quốc gia: hiện nay, chuyển nhượng quyền thương mại là một hoạt động tích cực vì thế các quốc gia không thực hiện chính sách hạn chế việc chuyển nhượng quyền thương mại. Vì thế, thành công của chuyển nhượng quyền thương mại cũng một phần nào xuất phát từ nguyên nhân trên. Yếu tố công nghệ - môi trường: sự phát triển của công nghệ thông tin nhất là trong lĩnh vực truyền thông đã góp phần đưa hình ảnh thương hiệu của các doanh nghiệp chuyển giao quyền thương mại đến với khách hàng tại các quốc gia nơi có doanh nghiệp nhận quyền thương mại, tạo ra nhu cầu tại các thị trường này. Ngoài ra, được kết hợp với tính toàn cầu về hình ảnh của sản phẩm đã góp phần tác động tích cực đến những thành công cho chuyển nhượng quyền thương mại PHẦN 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CNQTM Giải pháp đối với người nhượng quyền: Phát triển và bảo hộ thương hiệu: Thương hiệu là tài sản vô giá của doanh nghiệp dùng để nhượng quyền bên cạnh bí quyết và sản phẩm. Thương hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp tạo uy tín với khách hàng mà còn với cả người nhận nhượng quyền tiềm năng. Ngay từ trước khi nhượng quyền, doanh nghiệp phải chú trọng vào các hoạt động marketing để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Song song với việc xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp phải bảo hộ thương hiệu của mình. Thông qua việc đăng kí bảo hộ thương hiệu, doanh nghiệp mới sử dụng công cụ pháp luật để hỗ trợ mình trong kinh doanh, bảo vệ quyền sở hữu thương hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Nếu không bảo hộ thương hiệu, doanh nghiệp có thể bị chiếm thương hiệu và không thể thực hiện nhượng quyền. Vì vậy, doanh nghiệp cần có tầm nhìn xa, không chỉ bảo hộ thương hiệu ở nước mình mà còn ở những nước mình có thể nhượng quyền. Hệ thống đồng bộ và nhất quán: Xây dựng một hệ thống đồng bộ và nhất quán là một yếu tố quan trọng. Tính đồng bộ không chỉ tạo nên sự nhất quán trong kinh doanh, xây dựng thương hiệu mà nó còn giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc nhượng quyền và quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó, phải đặc biệt quan tâm đến sự nhất quán trong sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp từ chất lượng, giá cả, phong cách phục vụ,… Sản phẩm và dịch vụ: Điều quan trọng là doanh nghiệp phải có một sản phẩm mà thị trường có nhu cầu và đặc biệt, để có thể thực hiện nhượng quyền thì sản phẩm phải có tính độc đáo. Tính độc đáo ởđây không phải là phải tạo nên một sản phẩm mới hoàn toàn chưa có trên thị trường mà phải tạo ra sản phẩm có tính riêng biệt, mang phong cách riêng biệt. Phải thường xuyên nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChuyển nhượng quyền thương mại.docx
Tài liệu liên quan