Đánh giá những mặt đạt được.
- Vốn đầu tư đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cho những vùng,lĩnh vực trọng điểm, những vùng khó khăn, như: Tiếp tục tập trung đầu tư những tuyến đường giao thông huyết mạch, các công trình thủy lợi, các hồ chứa nước tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, hệ thống thủy lợi đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. Tăng cường đầu tư cho hệ thống các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề; các công trình thuộc ngành khoa học công nghệ, văn hóa thông tin, y tế xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia và xóa đói giảm nghèo.
- Trong công tác xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư không ngừng tăng thể hiện sự chú trọng đầu tư của nhà nước tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho nền kinh tế ,đồng thời tăng tính hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
- Từng bước xoá bỏ bao cấp trong đầu tư, chuyển từ hình thức cấp phát vốn sang cho vay tín dụng đầu tư đối với các dự án có khả năng thu hối vốn; Nhà nước hỗ trợ về lãi suất cho các dự án và các doanh nghiệp tự vay tự trả, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng vốn đầu tư.
62 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2001 xuống 52% năm 2005. Đây là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế thị trường đang hình thành, phần nào phản ánh môi trường đầu tư đã và đang được cải thiện. Trong khi đó vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước có mức tăng cao hơn cả mức tăng trưởng vốn cuả khu vực ngoài quốc doanh chiếm vị trí thứ hai trong các nguồn vốn nhà nước.
Tốc độ tăng bình quân năm (%) qua các giai đoạn.
Giai đoạn
Nhà nước
Ngoài quốc doanh
Đầu tư nước ngoài
1991-1995
21,1
11,5
46,7
1996-2000
20,2
8,1
1
2001-2005
10,2
20,9
9,9
Ta có biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng từng nguồn vốn như sau;
Nguồn vốn Nhà nước.
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, ước thực hiện trong 5 năm (1996-2000) trên 100 nghìn tỷ đồng (theo giá 1995), đã tập trung hơn cho lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; trong đó đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp khoảng 23,5%; cho công nghiệp 9,4%; cho giao thông vận tải và bưu chính viễn thông 30,7%; cho khoa học và công nghệ 1,8%, giáo dục và đào tạo 7,1%; y tế, xã hội 6,4%; văn hoá, thể dục thể thao 3,6%; cho các ngành khác 17,5%.
Tính chung cho giai đoạn 2001-2005 tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 22,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.Trong đó nguồn vốn ngân sách Nhà nước chi cho đầu tư phát triển năm 2005 là gần 79,199 nghìn tỷ đồng chiếm khoảng 22% tổng nguồn đầu tư xã hội. Nếu tính cả nguồn trái phiếu Chính phủ và công trái giáo dục khoảng từ 8-10 nghìn tỷ đồng thì tổng đầu tư chiếm 32% so với tổng chi ngân sách nhà nước. Trong những năm tiếp theo, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có xu hướng tăng về giá trị tuyệt đối nhưng giảm về tỉ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước: Nếu như trước 1990, nguồn vốn này được xem là công cụ quản lí và điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn 1991-2000, nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của nhà nước.Giai đoạn 1991-1995 nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước chiếm 5,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì giai đoạn 2001-2005 đã chiếm 14% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.Trong những năm tới ,xu hướng của nguồn vốn này là cải thiện về mặt chất lượng và phương thức tài trợ nhưng tỉ trọng không có sự gia tăng đáng kể.
Nguồn vốn tín dụng nhà nước, nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư thông qua việc huy động khấu hao tài sản cố định, đất đai, nhà xưởng chưa sử dụng, thì Nhà nước điều hành có mức độ; hai nguồn vốn này chiếm khoảng 17% thời kỳ 1991-1995 và 31,72% thời kỳ 1996-2000. Như vậy chung cho cả 3 nguồn vốn mà Nhà nước có thể điều hành với những mức độ khác nhau chiếm khoảng 49% so với tổng nguồn, còn tất cả các nguồn vốn khác điều hành gián tiếp thông qua cơ chế, chính sách.
Nguồn vốn đầu tư huy động để đưa vào cho vay các chương trình, dự án đầu tư trong năm 2005 là 30.000 tỷ đồng chiếm 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 25.000 tỷ đồng (bao gồm 18.000 tỷ đồng nguồn vốn trong nước; 7.000 tỷ đồng vốn ODA cho vay lại) và Ngân hàng chính sách xã hội cho vay 5.000 tỷ đồng.
Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước: năm 2005 khoảng 59.000 tỷ đồng (chưa kể nguồn vốn vốn tín dụng nhà nước mà các DNNN vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển), trong đó vốn của một số Tổng công ty lớn như sau: Tổng công ty Điện lực Việt Nam đạt 17.000 tỷ đồng, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đạt 25.000 tỷ đồng, Tổng công Thép Việt Nam là 2.200 tỷ đồng, Tổng công ty Than Việt Nam là 600 tỷ đồng, …
Nguồn vốn đầu tư tư nhân và dân cư:
Theo ước tính của Bộ kế hoạch và đầu tư, tiết kiệm trong dân cư và các doanh nghiệp dân doanh chiếm bình quân khỏng 15% GDP, trong đó phần tiết kiệm của dân cư tham gia đầu tư gián tiếp và khoảng 3,7%GDP, chiếm khoảng 25% tổng tiết kiệm của dân cư, phần tiết kiệm của dân cư tham gia trực tiếp đầu tư khoảng 5% GDP và bằng 33% tổng tiết kiệm. Trong giai đoạn 2001-2005 nguồn vốn này chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2005 đầu tư ngoài quốc doanh là khoảng 105 nghìn tỷ đồng, gần gấp đôi vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Có được thành tựu trên là nhờ 38 nghìn doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký là 103,5 nghìn tỷ đồng cùng với sự ra đời của Luật doanh nghiệp và luật đầu tư khuyến khích đầu tư phát triển của Nhà nước.
Nguồn vốn từ nước ngoài.
Tính đến năm 207, cả nước có hơn 9500 dự án dầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng kí khoảng 98 tỉ USD (kể cả vốn tăng thêm).Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng kí 83,1,tỉ USD.Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới,nhiều dự án sau khi hoạt động đã mở rộng qui mô sản xuất tăng vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 đến nay.Tính đến hết 2007 có trên 4000 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỉ USD,bằng 19,2% tổng vốn đăng kí cấp mới.
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỉ trọng lớn nhất,chiếm 66,8% về số dự án, 60,2% tổng vốn đăng kí và 68,5% vốn thực hiện.Lĩnh vực dịch vụ chiếm 22,2% về số dự án 34,4% vốn đăng kí và 24,5% vốn thực hiện.Nông lâm ngư nghiệp chiếm 10,8% số dự án,5,37% vốn đầu tư và 6,7% vốn thực hiện.
Từ 1988 đến hết năm 2007 các tỉnh phía bắc thu hút 2220 dự án với tổng vón đầu tư 24 tỉ USD chiếm 26% số dự án,29% tổng vốn đăng kí,24% vốn thực hiện.Các tỉnh phía Nam thu hút được 5452 dự án tổng vốn 46,8 tỉ USD chiếm 63%dự án, 56% vốn dăng kí và 51% vốn thực hiện.Trong đó nổi lên một số địa phương thu hút và sử dụng vốn tốt như Bình dương, Đồng nai, tp Hồ chí Minh..Tuy vậy tại các vùng miền núi phía Bắc và tây nguyên việc thu hút FDI vẫn còn quá ít.
Trong thời gian qua đã có 82 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt nam trong tổng vốn đang kí trên 80 tỉ USD các nước Châu Á chiếm 69,1% mà đứng đầu là Đài loan, Singapore,Nhật bản,Châu Mĩ chiếm chiếm11,8%,riêng Mĩ chiếm 4%.Số vốn còn lại thuộc các nước khu vực khác
Đánh giá những mặt đạt được:
- Quy mô vốn đầu tư huy động từ các nguồn luôn tăng liên tục qua các năm.
Vốn đầu tư từ khu vực nhà nước chỉ tính riêng 3 năm 2001-2003 đã đạt được khoảng 2440423,2 tỷ đồng bằng 95,04% 5 năm 1996-2000, nếu tính thực hiện bình quân hàng năm vốn đầu tư phát triển thì khu vực kinh tế nhà nước giai đoạn 1996-2000 thì chỉ 3 năm 2001-2003 bằng 158,4%. Năm 2005 so với 2004 thì : nguồn vốn từ ngân sách nhà nước tăng 8%, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tăng khoảng 3,5%, nguồn vốn của khu vực doanh ngiệp nhà nước tăng khoảng 25%. Năm 2006 đạt khoảng 185100 tỉ đồng .
Vốn đầu tư từ khu vực dân cư và tư nhân, trong 3 năm 2001-2003 đạt khoảng 107038,3 tỷ đồng bằng 96,68% trong 5 năm 1996-2000. Năm 2005 nguồn vốn này tăng vọt lên tới gần 105 nghìn tỷ đồng.
Vốn đầu tư từ khu vực nước ngoài không ngừng tăng trưởng, tính chung trong giai đoạn 2001-2005, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới đạt 19,9 tỷ USD vượt mục tiêu đề ra, vốn FDI thực hiện vượt 37% so với dự kiến và tămg 4,5% so với giai đoạn 1996-2000. Về nguồn vốn ODA, số vốn cam kết không ngừng tăng, từ 1993 đến 2005 vốn cam kết đạt trên 32 tỷ USD và được cụ thể hóa bằng nhiều hiệp định cụ thể với tổng trị giá 24 tỷ USD và thực tế đã giải ngân được 16 tỷ USD. năm 2006 ước đạt 63300 tỉ đồng
- Cùng với sự gia tăng của tổng vốn đầu tư xã hội thì cơ cấu nguồn vốn cũng ngày càng đa dạng, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và nhà nước ta. Trước đây nguồn vốn cho đầu tư phát triển là từ nhà nước thì bây giờ có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư ngày càng hợp lý, huy động được ngày càng nhiều nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Trong đó khu vực kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, định hướng cho các khu vực kinh tế khác. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đã góp phần tích cực trong việc định hướng các nguồn vốn khác dần tạo nên một cơ cấu đầu tư hợp lý.
Những hạn chế còn tồn tại : Tuy đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng bên cạnh đó thì cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế :
- Nhu cầu vốn đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng của các nguồn vốn là còn hạn chế, không đủ để tạo ra sự chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu đầu tư, tăng thêm sức cạnh tranh. Cơ cấu đầu tư còn nhiều điểm chưa hợp lý như đầu tư ngân sách nhà nước cho một số ngành và sản phẩm được bảo hộ; đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn thấp... trong khi đó đầu tư vào các công trình thủy lợi chiếm hơn 70% vốn đầu tư của ngành nông nghiệp, nhưng việc xây dựng các công trình thủy lợi tưới cho các loại cây công nghiệp còn ít, còn coi nhẹ đầu tư thủy lợi cấp nước cho công nghiệp và dân sinh, cho nuôi trồng thủy sản.
- Cơ chế phân bổ vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước chưa thực sự hiệu quả. Nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư đã hạn hẹp, mà một nửa trong số đó lại là nguồn vốn từ bên ngoài nên có nhiều hạn chế trong việc bố trí cơ cấu đầu tư, bị co kéo bởi nhiều nhu cầu bức bách. Ở chừng mực nhất định còn bị nhiều “nhóm lợi ích” chi phối, tìm cách để dành phần “chiếc bánh” ngân sách này. Trong khi đó, các Bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm đến việc thu hút thêm các nguồn vốn khác để cải thiện cơ cấu đầu tư, còn trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Các chính sách khuyến khích và các hình thức huy động vốn chưa được thực hiện đến nơi, đến chốn, làm cho các thành phần kinh tế còn dè dặt trong việc bổ vốn đầu tư.
- Nguồn vốn từ khu vực dân cư và tư nhân tuy có tăng về số lượng, nhưng còn rất nhỏ bé so với khả năng và tiềm lực. Nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư còn rất nhiều, hàng năm mới huy động được khoảng 60% vào đầu tư phát triển, không đạt được kế hoạch do nhiều nguyên nhân như chưa đủ hấp dẫn, người dân còn khá thờ ơ với hình thức huy động vốn này chưa coi là một loại huy động mang tính thương mại.
- Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài còn nhỏ thấp chưa tương xứng với tiềm năng. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn những hạn chế, chưa phục hồi được tốc độ huy động cao như những năm trước đây. Hầu hết các dự án được cấp giấy phép gần đây đều có quy mô nhỏ; môi trường đầu tư tuy được cải thiện nhiều, nhưng mức độ cạnh tranh so với các nước trong khu vực chưa cao và còn nhiều bất cập như: một số chính sách hay thay đổi và khó dự báo trước; có tình trạng cạnh tranh chưa hợp lý trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài giữa các địa phương.
- Nguồn vốn FDI tuy tăng hàng năm nhưng cơ cấu lại không hợp lý, chủ yếu tập trung vào những vùng phát triển, những ngành trọng điểm, khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện có xu hướng ngày càng cao. Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn những hạn chế, chưa phục hồi được tốc độ huy động cao như những năm trước đây. Hầu hết các dự án được cấp giấy phép gần đây đều có quy mô nhỏ; môi trường đầu tư tuy được cải thiện nhiều, nhưng mức độ cạnh tranh so với các nước trong khu vực chưa cao và còn nhiều bất cập như: một số chính sách hay thay đổi và khó dự báo trước; có tình trạng cạnh tranh chưa hợp lý trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài giữa các địa phương.
1.2. Cơ cấu vốn đầu tư.
Tình hình
Cơ cấu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ bản.
Đầu tư xây dựng cơ bản là yếu tố cơ bản phát triển kinh tế xây dựng, đặc biệt là trong một nước đang phát triển có hệ thống cơ sở hạ tầng còn kém như chúng ta. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc vốn ngân sách Nhà nước năm 2005 ước thực hiện 62,93 nghìn tỷ đồng, bằng 121,2% kế hoạch cả năm, trong đó các đơn vị Trung ương 24,57 nghìn tỷ đồng bằng 123,5% kế hoạch năm; các đơn vị địa phương 38,36 nghìn tỷ đồng bằng 119,8%. Vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2006 ước tính thực hiện 64,1 nghìn tỷ đồng, bằng 114,1% kế hoạch cả năm, trong đó vốn đầu tư do trung ương quản lý xấp xỉ 18 nghìn tỷ đồng, bằng 103,3%; vốn do địa phương quản lý 46,1 nghìn tỷ đồng, bằng 119%. Tính bình quân năm, vốn đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) của nước ta lên đến hơn 15000 tỷ đồng, chiếm khoảng 70% tổng đầu tư toàn xã hội, trong đó vốn đầu tư ngân sách chiếm hơn 50%. Kết cấu hạ tầng phát triển khá; hệ thống đường giao thông được cải thiện, bảo đảm giao thông thông suốt trong cả nước; hệ thống đường sắt được nâng cấp bảo đảm an toàn chạy tàu; một số cảng biển quan trong được mở rộng và hiện đại hoá; sân bay quốc tế và một số sân bay nội địa được mở rộng và nâng cấp đáp ứng nhu cầu vận tải hành khác quốc tế .
Hệ thống thuỷ lợi được nâng cấp và phát triển ở tất cả các vùng, đăc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, diện tích được tưới nước và tiêu úng tăng đáng kể, góp phần tăng diện tích canh tác và gieo trồng, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở cả thành phố, đô thị và nông thôn được nâng cấp: tất cả các huyện và 85% xã, phường có điện; cung cấp nước sạch cho nông thôn đạt 40%. Cơ sở vật chất của ngành giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá, xã hội, du lịch, thể dục thể thao được tăng cường. Tuy nhiên chất lượng ở một số công trình còn thấp, gây lãng phí và kém hiệu quả trong đầu tư. Theo kết quả kiểm tra năm 2002 của 995 dự án, với tổng số vốn đầu tư 20.736 tỷ đồng, đã phát hiện sai phạm về tài chính và sử dụng vốn đầu tư là 1.151 tỷ đồng, bằng khoảng 5,5% tổng vốn đầu tư các công trình được kiểm tra. Riêng 17 công trình do Thanh tra Nhà nước thực hiện kiểm tra, phát hiện sai phạm về tài chính chiếm khoảng 13%. Đó là chưa kể tới các lãng phí lớn do chậm triển khai công trình và nhất là do sai sót trong chủ trương đầu tư mà hiện chưa có cách đánh giá thống nhất.
Năm 2003, Thanh tra Nhà nước đã phối hợp với các Bộ, ngành tiến hành nhiều hoạt động trong việc chấp hành các quy định về đầu tư, đơn giá, khối lượng, chủng loại, vật tư, thiết bị... Năm 2003, số lượng các đoàn thanh tra và số dự án, công trình được thanh tra nhiều hơn năm 2002. Thanh tra Nhà nước tiếp tục thanh tra một số dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản với số vốn là 8.235 tỷ đồng. Qua kiểm tra đã phát hiện tổng số sai phạm về tài chính là 1.235 tỷ đồng, chiếm trên 14% tổng số vốn.
Cơ cấu vốn đầu tư cho khoa học công nghệ.
Trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, khoa học công nghệ đang trở thành yếu tố then chốt cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như của từng doanh nghiệp. Tại nước ta, theo một cuộc điều tra các doanh nghiệp công nghiệp về khả năng và tiềm lực khoa học công nghệ, cho thấy các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn cho công tác nghiên cứu và đổi mói công nghệ. Chi cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ có xu hướng tăng. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ năm 2005 khoảng 1900 tỷ đồng, năm 2006 vào khoảng 2404 tỷ đồng. Tuy vậy,từ phía các doanh nghiệp,trong cuộc điều tra năm 2005 tại 7580 doanh nghiệp công nghiệp thì chỉ có 293 doanh nghiệp có đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học. Số doanh nghiệp có đầu tư cho nghiên cứu khoa học chỉ chiếm tỷ lệ 2,44% doanh nghiệp cả nước, và tỷ lệ này có xu hướng giảm qua các năm: 2000 tỷ lệ này là 7,53% đên 2002 còn 6,14% và đến năm 2004 là 3,86%.
Số lượng doanh nghiệp đầu tư KHCN qua các kỳ điều tra.
2000
2002
2004
Số DN
Tỷ trọng (%)
Số DN
Tỷ trọng (%)
Số DN
Tỷ trọng (%)
Chung
372
7.53
444
6.14
293
3.86
DNNN
250
16.74
224
16.36
181
14.75
NQD
85
3.31
156
3.43
80
1.79
ĐTNN
37
4.21
64
4.87
32
1.69
Cơ cấu vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực.
Đào tạo nguồn nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Nguồn nhân lực là nhân tố không thể thiếu là lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội. Vì vậy công tác đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực được quan tâm chú trọng. Năm 2006 chi ngân sách cho đào tạo nguồn nhân lực là 10056 tỷ đồng, năm 2005 là 5615 tỷ đồng.
Đánh giá những mặt đạt được.
- Vốn đầu tư đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cho những vùng,lĩnh vực trọng điểm, những vùng khó khăn, như: Tiếp tục tập trung đầu tư những tuyến đường giao thông huyết mạch, các công trình thủy lợi, các hồ chứa nước tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, hệ thống thủy lợi đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. Tăng cường đầu tư cho hệ thống các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề; các công trình thuộc ngành khoa học công nghệ, văn hóa thông tin, y tế xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia và xóa đói giảm nghèo.
- Trong công tác xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư không ngừng tăng thể hiện sự chú trọng đầu tư của nhà nước tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho nền kinh tế ,đồng thời tăng tính hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
- Từng bước xoá bỏ bao cấp trong đầu tư, chuyển từ hình thức cấp phát vốn sang cho vay tín dụng đầu tư đối với các dự án có khả năng thu hối vốn; Nhà nước hỗ trợ về lãi suất cho các dự án và các doanh nghiệp tự vay tự trả, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng vốn đầu tư.
- Đầu tư cho khoa học công nghệ đã được chú trọng và quan tâm nhiều hơn, trong năm 2007 quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia chính thức được đưa vào sử dụng là một đòn bẩy cho công tác nghiên cứu khoa học.
- Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, được đặc biệt chú trọng. Thực tế trong những năm qua công tác đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta đã có những chuyển biến phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế. Vốn đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực không ngừng tăng, đồng thời cơ cấu vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có tỷ trọng tăng dần.
Hạn chế.
- Vốn đầu tư còn dàn trải, chưa thực sự tập trung trọng điểm, hiệu quả đầu tư chưa cao. Đầu tư cho vùng khó khăn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển vùng. Quy hoạch, kế hoạch theo ngành chưa gắn với chưa gắn chặt chẽ với vùng, địa phương; tình trạng đầu tư dàn trải diễn ra phổ biến.
- Vốn đầu tư cho công tác xây dựng cơ bản còn rất nhiều bất cập. Tình trạng phân bổ vốn vượt kế hoạch vẫn diễn ra ở nhiều địa phương, tình trạng dàn trải trong đầu tư xây dựng cơ bản chưa dược khác phục triệt để. Với các công trình sử dụng vốn nhà nước thì tiến độ giải ngân còn chậm.
- Lãng phí, thất thoát trong đầu tư và xây dựng vẫn còn là vấn đề nổi cộm hiện nay. Còn có những biểu hiện tiêu cực trong quản lý đầu tư và thi công công trình.
- Số nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nhà nước ở mức cao, kéo dài, vẫn tiếp diễn và có xu hướng tăng, dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và công ăn việc làm, đời sống của người lao động. Báo cáo của các bộ, ngành và địa phương chưa phản ánh đầy đủ số nợ tồn đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Tình hình này sẽ rất khó khăn cho việc tổng hợp, phân loại và xử lý các khoản nợ, nhất là các khoản nợ giữa các cấp ngân sách ở địa phương.
- Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản thấp thể hiện cả ở tầm vĩ mô của nền kinh tế và ở tầm vi mô của từng dự án, công trình, hạng mục công trình thuộc các bộ, ngành, địa phương.
- Vốn đầu tư chi công tác nghiên cứu khoa học tuy có tăng về số lượng nhưng còn rất khiêm tốn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
- Vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực tuy có tăng, nhưng chiếm tỷ trọng vẫn còn nhỏ trong cơ cấu đầu tư của đất nước,mặc dù giáo dục và đào tạo được coi là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Do đó vốn đầu tư cho ngành giáo dục chưa đáp ứng được yếu cầu phát triển.
1.3 Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành.
Tình hình:
Cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo ngành kinh tế thời gian qua đã dịch chuyển theo hướng ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển hạ tầng cơ sở và lĩnh vực xã hội, thể hiện ở các mặt:
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cho nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 1991-2000 ước đạt 65,2 nghìn tỷ đồng (mặt bằng giá 1995), tương đương 5,9 tỷ đô la, chiếm tỷ trọng là 10,37%. Và giai đoạn 5 năm 1996-2000 đã có sự tập trung cao hơn cho nông nghiệp và phát triển nông thôn.Nguồn vốn Ngân sách đã có tăng đáng kể cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, các nguồn vốn khác như vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn các chương trình Quốc gia (chương trình 327, 773..),..Ngoài ra, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã xuất hiện trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.
Cơ cấu đầu tư phân bổ cho các ngành giai đoạn 1991-2000(%)
1991-1995
1996-2000
1991-2000
Tổng số
100
100
100
Trong đó:
- Nông nghiệp, Thuỷ lợi, Lâm nghiệp, Thuỷ sản
8,5
11,41
- Công nghiệp
38,42
43,76
41,85
- Giao thông, Bưu điện,
14,03
15,76
15,14
- Khoa học Công nghệ
0,24
0,39
0,34
- Giáo dục đào tạo
1,71
2,10
1,96
- Y tế xã hội
0,87
1,52
1,29
- Văn hoá thể thao
1,09
1,22
1,17
Nguồn:www.mpi.gov.vn/strategy.aspx?Lang=4&mabai=105
Tốc độ tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp bình quân giai đoạn này là 21,15%, trong đó 5 năm 1991-1995 tăng bình quân là 21%, 5 năm 1996-2000 tăng bình quân là 22%.
Vốn đầu tư phát triển cho các ngành công nghiệp cả thời kỳ 1991-2000 khoảng 264 nghìn tỷ đồng (mặt bằng giá 1995) tương đương 23,8 tỷ đô la, chiếm 41,85% vốn đầu tư 10 năm. Tỷ trọng vốn ngành công nghiệp tăng đáng kể, thời kỳ 1991-1995 chỉ chiểm 38,4%, nhưng thời kỳ 1996-2000 không có năm nào dưới 40%, do đó cả thời kỳ tỷ trọng này đã tăng lên 43,76%. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 25,8%; trong đó 5 năm 1991-1995 tăng bình quân 42,5%, 5 năm 1996-2000 tăng bình quân 11,1%. Tuy thời kỳ 1996-2000 tốc độ tăng không cao hơn thời kỳ trước, nhưng lại giữ được tỷ trọng cao hơn 5 năm trước, nên vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao nhất so với tất cả các ngành. Trong tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp, cho các ngành công nghiệp chế biến khoảng 30%.
Vốn đầu tư phát triển cho hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc cả thời kỳ 1991-2000 là 95,5 nghìn tỷ đồng (mặt bằng giá 1995) tương đương khoảng 8,6 tỷ đô la, chiếm 15,14% tổng vốn đầu tư phát triển 10 năm, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 23,7%, trong đó 5 năm 1991-1995 tăng bình quân 42,9%, thời kỳ 1996-2000 tăng bình quân 7,1%.
Vốn đầu tư phát triển cho lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá trong 10 năm 1991-2000 gần 30 nghìn tỷ đồng (mặt bằng giá 1995), tương đương 2,7 tỷ đô la, chiếm tỷ trọng 4,76% tổng vốn đầu tư phát triển (5 năm 1991-1995 tỷ trọng là 3,91%, 5 năm 1996-2000 tỷ trọng là 5,23%); tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân trong 10 năm là 19,8%, trong đó 5 năm 1991-1995 là 25,6% và 5 năm 1996-2000 là 14,2%.
Bảng số liệu chi tiết cơ cấu đầu tư theo ngành 2000-2005
Đơn vị: Tỷ đồng
STT
Tên ngành
2000
2002
2003
2004
2005
1
TỔNG SỐ
151183
199105
231616
275000
335000
2
Nông nghiệp và lâm nghiệp
17218
14529
16533
19700
24000
3
Thuỷ sản
3715
2919
3043
3600
4400
4
Công nghiệp khai thác mỏ
9588
7923
10981
13100
16000
5
Công nghiệp chế biến
29172
45102
49431
59300
72200
6
Sản xuất và pp điện, nước, khí đốt
16938
20834
24091
28300
34500
7
Xây dựng
3563
10435
11140
13100
16000
8
Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ
3035
11900
14290
17000
20700
9
Khách sạn, nhà hàng
4453
3827
4095
4800
5900
10
Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc
19913
32230
37007
44300
54000
11
Tài chính tín dụng
1303
1114
1920
2200
2700
12
Hoạt động khoa học và công nghệ
1883
692
1117
1300
1600
13
GD và ĐT
6084
5851
6891
8200
10000
14
Hoạt động kinh doanh tài sản, DVTV
4031
2598
3490
4000
4900
15
Y tế và cứu trợ XH
2323
3190
4231
5000
6100
16
QLNN và ANQP
3914
3475
4819
5600
6800
17
Văn hoá, thể thao
2812
3014
4152
4900
6000
Nguồn: NIÊN GIÁM 2005 - Tổng cục thống kê
Thành tựu đạt được:
Nông nghiệp liên tục tăng qua các năm và từng bước đóng góp đáng kể vào tổng GDP của toàn xã hội. Từ một nước gặp khó khăn về lương thực (những năm trước đổi mới) vậy mà hiện nay không những chúng ta đã đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong nước mà còn xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản(trở thành nước xuất khẩu gạo,cà phê.. thứ 2 trên thới giới,thứ nhất về tiêu, hạt điều...),đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp,từng bước chuyên môn hóa, cơ giới hóa sản xuất. Đây là một trong những thành tựu rất lớn của ngành nông nghiệp.
Công nghiệp ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Kết cấu hạ tầng ngày càng được hoàn thiện tạo nên bộ mặt mới cho nền kinh tế. Giá trị sản xuất của khu vực CN chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các ngành và trong tương lai con số này có xu hướng gia tăng. Yêu cầu phát triển các ngành then chốt; trọng điểm; nền tảng như điện; xây dựng cơ bản; xi măng; vật liệu xây dựng; hàng tiêu dùng... đã thu được những thành tựu khá to lớn: nhiều nhà máy điện, cơ khí đã được xây dựng, vật liệu xây dựng đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
Ngành dịch vụ của nước ta mới được hình thành từ sau khi đỏi mới nhưng cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng:đã xuất hiện các thị trường tài chính ngân hàng,thị trường lao động, thị trường bất động sản ,thị trường thông tin
Cơ cấu ngành dịch vụ ở Việt Nam khá đa dạng với nhiều phân ngành dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam chỉ tập trung ở hai công đoạn lắp ráp và gia công chế biến. Các dịch vụ khác như nghiên cứu khoa học, thiết kế kiểu dáng, tiêp thị, nghiên cứu thị trường... đều kém phát triển. Các phân ngành dịch vụ quan trọng như tài chính, viễn thông, cơ sở hạ tầng... chưa đủ mạnh. Đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý.DOC