Đề tài Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý, phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam

Để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, Nhà nước ta rất coi trọng việc huy động nguồn vốn trên thị trường vốn quốc tế. Ngày 25/10/2005, Việt Nam phát hành lượng trái phiếu đầu tiên trị giá 750 triệu USD ra thị trường vốn quốc tế và được đánh giá là khá thành công ( trái phiếu của Vinashin ). Sau đợt phát hành, đã có nhiều doanh nghiệp "nhăm nhe" đưa trái phiếu của mình ra thị trường quốc tế và Bộ Tài Chính luôn khẳng định sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kế hoạch phát hành. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã trình Chính phủ và được đồng ý về nguyên tắc kế hoạch phát hành 800 triệu USD trái phiếu doanh nghiệp (TPdoanh nghiệp) ra thị trường quốc tế. Đầu tháng 6/2007, BTC đã kiến nghị Chính phủ thông qua Nghị quyết phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế với thời hạn từ 15 đến 20 năm (hiện tại được mở rộng thời hạn huy động từ 10 đến 30 năm) cho Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải, Tổng công ty Sông Đà và Lilama vay lại để đầu tư các dự án.

Hiện có ba hình thức phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế: thứ nhất, Chính phủ phát hành trái phiếu rồi lựa chọn doanh nghiệp đầu tư (như đã làm với Vinashin); hình thức thứ hai là doanh nghiệp phát hành, Chính phủ bảo lãnh và thứ ba là doanh nghiệp tự phát hành.

 

doc45 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý, phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.6 104.6 2852.5 2005 970 6839.8 1973.4 1875.5 97.9 3308.8 2006 987 12004 4674.8 4328.3 346.5 4100.1 2007 1544 21347.8 8183.6 6800 1383.6 8030 Nguồn: Tổng cục thống kê Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết năm 2007 có gần 4100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD, băng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới. Thời kỳ 1988 – 1990, việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh nghiệp đầu tư còn ít. Từ số vốn đầu tư tăng thêm khoảng 2,13 tỷ USD trong 5 năm 1991 -1995 thì ở giai đoạn 1996 -2000 tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước (4,17 tỷ USD). Giai đoạn 2001 – 2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD ( vượt 18% so với dự kiến là 6 tỷ USD ) tăng 69% so với 5 năm trước. trong đó lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002 và từ năm 2004 đến năm 2007 vón tăng thêm trung bình năm đạt trên 2 tỷ USD, tương đương 35%. Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng , đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991 -11995, 65,7% trong giai đoạn 1996 -2000 và khoảng 77,3% trong thời kỳ 2001 -2005. trong hai năm 2006, 2007, tỷ lệ tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm. Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á( 59%) nên trong số vốn tăng thêm, vốn mở rộng của các nhà đầu tư châu lục này cũng chiếm tỷ trọng cao nhất 66,8% trong giai đoạn 1991 -1995, đạt 67% giai đoạn 1996 -2000, khoảng 70,3% giai đoạn 2001 -2005 và trong hai năm 2006,2007 đạt tương ứng là 72,1% và 80%. Việc tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm, nơi tập trung nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Vùng trọng điểm phía Nam chiếm 55,5% trong giai đoạn 1991- 1995, đạt 68,1% trong giai đoạn 1996 -2000,và thời kỳ 2001 -2005 là 71,5%.Trong hai năm 2006,2007 là 71% và 65%. Vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc có tỷ lệ tương ứng là 36,7%, 20,4%, 21,1%, 24%, và 20%. Qua khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản – JETRO tại Việt Nam có trên 70% doanh nghiệp nước ngoài được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự an tâm và tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam. b) Quy mô dự án. Qua các thời kỳ, quy mô dự án đầu tư nước ngoài có sự biến động thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư tới môi trường đầu tư tại Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án đầu tư nước ngoài tăng dần qua các giai đoạn, tuy có trầm lắng trong vài năm sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Thời kỳ 1988 -1990 quy mô vốn đăng ký bình quân khoảng 7,5 triệu USD/ một dự án/ năm. Trong giai đọan 1991 -1995 tăng lên là 11,6 triệu USD /dự án/.Trong 5 năm tiếp theo 1996 -2000 là 12,3 triệu USD/dự án. Điều này thể hiện số lượng các dự án quy mô lớn được cấp phép trong giai đoạn 1996 -2000 nhiều hơn trong các năm trước. Tuy nhiên, quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống 3,4% triệu USD/ dự án trong thời kỳ 2001 -2005. Điều này chứng tỏ đa phần các dự án trong thời kỳ này thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ.Trong hai năm 2006, 2007, quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD, cho thấy số dự án có quy mô lớn đã trăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện qua sự quan tâm của một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào một số dự án có quy mô lớn ( Intel, Panasonic, Compaq, Piaggio…). c) Đầu tư nước ngoài phân theo hình thức đầu tư. Tính đến hết năm 2007, chủ yếu các doanh nghiệp ĐTNN thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài, có 6.685 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký 51,2 tỷ USD, chiếm 77,65% về số dự án và 61,6% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức liên doanh có 1.619 dự án với tổng vốn đăng ký 23,8 tỷ USD, chiếm 18,8% về số dự án và 28,7% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 221 dự án với tổng vốn đăng ký 4,5 tỷ USD chiếm 2,5% về số dự án và 5,5% tổng vốn đăng ký. Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT, BT, BTO. Có thể so sánh tỷ trọng dự án hoạt động theo hình thức 100% vốn nước ngoài tính đến hết năm 2004 là 39,9%, theo hình thức liên doanh là 40,6% và theo hình thức hợp doanh là 19,5% để thấy được hình thức 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư lựa chọn hơn. Xem bảng số liệu sau: đơn vị % Bảng 8: đơn vị % Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ Đầu tư thực hiện 100% vốn nước ngoài 77,65 61,65 59,84 38,74 Liên doanh 18,89 28,7 25,89 38,12 Hợp dồng hợp tác KD 2,5 5,5 11,5 19,36 Hợp đồng BOT, BT, BTO 0,09 2,01 1,27 2,49 Công ty cổ phần 0,76 1,95 1,26 1,24 Công ty mẹ - con 0,01 0,12 0,23 0,05 Tổng số 100 100 100 100 d) Đầu tư n ước ngoài phân theo đối tác đầu tư Thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ “ Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác…Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong khu vực và thế giới...” được cụ thể hóa qua hệ thống pháp luật ĐTNN, qua 20 năm đã có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 83 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, các nước Châu Á chiếm 69%, trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng vốn đăng ký. Các nước châu Âu chiếm 24%, trong đó EU chiếm 10%. Các nước Châu Mỹ chiếm 5%, riêng Hoa Kỳ chiếm 3,6%. Tuy nhiên, nếu tính cả số vốn đầu tư từ các chi nhánh tại nước thứ 3 của các nhà đầu tư Hoa Kỳ thì vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ đạt con số trên 3 tỷ USD, đứng vị trí thứ 5 trong tổng số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, ví dụ Tập đoàn Intel không đầu tư thẳng từ Mỹ vào Việt Nam mà thông qua chi nhánh tại Hồng Kông. Hai nước châu Úc (New Zealand và Australia) chỉ chiếm 1% tổng vốn đăng ký . Hiện đã có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn đăng ký cam kết trên 1 tỷ USD tại Việt Nam. Đứng đầu là Hàn Quốc vốn đăng ký 13,5 tỷ USD, thứ 2 là Singapore 10,7 tỷ USD, thứ 3 là Đài loan 10,5 tỷ USD (đồng thời cũng đứng thứ 3 trong giải ngân vốn đạt 3,07 tỷ USD), thứ 4 là Nhật Bản 9,03 tỷ USD. Nhưng nếu tính về vốn thực hiện thì Nhật Bản đứng đầu với vốn giải ngân đạt gần 5 tỷ USD, tiếp theo là Singapore đứng thứ 2 đạt 3,8 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ 4 với vốn giải ngân đạt 2,7 tỷ USD. Trong nhưng năm đầu 90 thực hiện Luật Đầu tư, chủ yếu là dự án quy mô nhỏ và từ các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, như Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan. Cho tới hết năm 2007, vốn ĐTNN vào Việt Nam vẫn từ các nước châu Á mặc dù Đảng và Chính phủ đã có Nghị quyết 09 đã đề ra ba định hướng thu hút ĐTNN. 2.2. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA. a) Tình hình cam kết vốn ODA cho Việt Nam ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách Nhà nước, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ưu tiên. Ngày 9/11/1993, Hội nghị quốc tế các nhà tài trợ dành cho Việt Nam đã khai mạc tại Paris, đây là sự kiện đánh dấu sự hội nhập của Việt Nam với cộng đồng tài trợ quốc tế. Thông qua 14 Hội nghị CG (Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam), các nhà tài trợ đã cam kết ODA cho nước ta với tổng lượng đạt 37,011 tỷ USD. Mức cam kết năm sau cao hơn năm trước và đạt đỉnh điểm trong năm 2006 (4,4 tỷ USD). Trong thời kỳ 1993-2006, tổng giá trị ODA cam kết là 37,011 tỷ USD; tổng vốn ODA ký kết đạt khoảng 27,810 tỷ USD, tương đương 75% tổng vốn OĐA cam kết; tổng vốn ODA giải ngân đạt xấp xỉ 17,684 tỷ USD, tương đương 63,54% tổng vốn ODA ký kết. ODA được cung cấp theo dự án hoặc chương trình dưới hình thức viện trợ không hoàn lại và vay ưu đãi. Khoảng 15 - 20% số vốn ODA cam kết nói trên là viện trợ không hoàn lại, hầu hết là các dự án hỗ trợ kỹ thuật, còn lại một phần nhỏ là các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ và phi dự án (viện trợ hàng hóa). Các khoản vay ưu đãi tập trung cho các dự án đầu tư xây dựng, trong đó có các dự án cấp quốc gia với giá trị hàng trăm triệu đô la Mỹ. Ngoài ra, còn có các khoản vay theo chương trình gắn với việc thực hiện khung chính sách, như khoản vay thể chế tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của IMF, chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo của WB. Bảng 9 : Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 2000 – 2007 Đơn vị: Triệu USD Năm Cam kết Ký kết Giải ngân 2000 2.400,50 1.772,02 1.650 2001 2.399,10 2.427,42 1.500 2002 2.462,00 1.826,17 1.528 2003 2.838,40 1.772,98 1.422 2004 3.440,70 2.569,22 1.650 2005 3.748,00 2.529,11 1.782 2006 4.445,60 2.824,58 1.785 2007 5455 3.122,47 2130 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Sau thành công của Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam giữa kỳ tổ chức tại Nha Trang vào tháng 6 năm 2006, Hội nghị CG thường niên tháng 12 năm 2006 được đánh giá là Hội nghị thành công nhất từ trước đến nay trước bối cảnh Việt nam bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tại Hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ đã đối thoại trực tiếp với các nhà tài trợ trên tinh thần thẳng thắn, mang tính xây dựng về những vấn đề cùng quan tâm như thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010, phát triển xã hội và môi trường bền vững, xây dựng nền tảng pháp luật và thể chế, hội nhập quốc tế và khu vực, hài hoà thủ tục và nâng cao hiệu quả viện trợ... Các nhà tài trợ đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Tại Hội nghị này Việt Nam và các nhà tài trợ đã thông qua mức cam kết ODA kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay là 4,445 tỷ USD và cho thấy xu thế gia tăng liên tục nguồn vốn ODA cam kết trong suốt thời gian qua. b)Cơ cấu vốn ODA theo nhà tài trợ Hiện nay có 28 nhà tài trợ song phương, trong đó có 24 nhà tài trợ cam kết ODA thường niên (úc, Bỉ, Canađa, Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lux-xem-bua, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thái Lan, Anh, Hoa Kỳ, Ailen, ); 4 nhà tài trợ không cam kết ODA thường niên (áo, Trung Quốc, Nga, Singapore) mà cam kết ODA theo từng dự án cụ thể. Ví dụ, gần đây Trung Quốc cam kết cung cấp 85 triệu USD vốn vay ưu đãi để thực hiện dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn. Hiện có 23 tổ chức tài trợ ODA đa phương cho Việt Nam, bao gồm ADB, WB, JBIC, KFW, AFD, (nhóm 5 ngân hàng), Uỷ ban Châu Âu (EC), Quỹ các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Quỹ Kuwait, Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), Quỹ Dân số Thế giới (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và Quỹ Đầu tư phát triển của Liên hiệp quốc (UNCDF), IMF. Bảng 10 : Số vốn ODA cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu cho việt Nam Đơn vị: Triệu USD Nhà tài trợ Số lượng vốn cam kết Nhật Bản 8.469,73 WB 5.329,82 ADB 2.900,97 Pháp 912,26 Đức 597,35 Đan Mạch 549,48 Thuỵ Điển 412,83 Trung Quốc 301,08 Ôxtrâylia 282,32 EU 269,83 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ngoài ra còn có trên 350 NGOs ( các tổ chức phi chính phủ ) hoạt động tại Việt Nam, cung cấp bình quân một năm khoảng 100 triệu USD viện trợ không hoàn lại. Trong số các nhà tài trợ, có 3 nhà tài trợ có quy mô cung cấp ODA lớn nhất là Nhật Bản, WB và ADB, chiếm trên 70% tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA được ký kết trong thời kỳ 1993 - 2006, trong đó Nhật Bản chiếm trên 40%. Bảng 11 : Cơ cấu ODA theo vùng của các nhà tài trợ đa phương và UNDP ( trương trình phát triển LHQ ) Đơn vị tính: Triệu USD Vùng Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) Ngân hàng Thế giới (WB) Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) Tây Nguyên 50,81 70,29 Đồng bằng sông Cửu Long 135,71 434,61 Miền núi trung du phía bắc 137,14 133,58 4,62 Đồng bằng sông Hồng 239,23 210,31 2,08 Bắc Trung Bộ 273,08 209,83 1,60 Duyên hải miền Trung 337,10 186,96 14,86 Đông Nam Bộ 409,39 329,25 7,65 Liên vùng 795,03 2.560,19 12,70 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Từ năm 1998, khi Chính phủ và các nhà tài trợ nhất trí tập trung nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo thì việc phân bổ vốn ODA đã có xu thế cân đối hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, ODA chủ yếu tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là địa bàn thu hút ODA lớn nhất, chiếm gần 30% số vốn ODA ký kết nhưng chủ yếu tập trung vào tam giác kinh tế gồm 3 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long thu hút được một lượng đáng kể vốn ODA và phân bổ tương đối đồng đều giữa các tỉnh trong vùng. Còn vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ không có lợi thế về nhiều mặt, trong đó nguồn vốn ODA thu hút cũng ít. Khoảng 200 dự án với tổng vốn ODA hơn 3 tỷ USD đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, chiếm 14.4% tổng mức ODA cam kết. Các dự án ODA đã góp phần cung cấp nguồn tín dụng cho nông dân, tạo ra các ngành nghề phụ, phát triển công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển giao thông nông thôn, cung cấp nước sạch, phát triển lưới điện sinh hoạt, trạm y tế, trường học. 2.3. Nguồn vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế Để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, Nhà nước ta rất coi trọng việc huy động nguồn vốn trên thị trường vốn quốc tế. Ngày 25/10/2005, Việt Nam phát hành lượng trái phiếu đầu tiên trị giá 750 triệu USD ra thị trường vốn quốc tế và được đánh giá là khá thành công ( trái phiếu của Vinashin ). Sau đợt phát hành, đã có nhiều doanh nghiệp "nhăm nhe" đưa trái phiếu của mình ra thị trường quốc tế và Bộ Tài Chính luôn khẳng định sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kế hoạch phát hành. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã trình Chính phủ và được đồng ý về nguyên tắc kế hoạch phát hành 800 triệu USD trái phiếu doanh nghiệp (TPdoanh nghiệp) ra thị trường quốc tế. Đầu tháng 6/2007, BTC đã kiến nghị Chính phủ thông qua Nghị quyết phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế với thời hạn từ 15 đến 20 năm (hiện tại được mở rộng thời hạn huy động từ 10 đến 30 năm) cho Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải, Tổng công ty Sông Đà và Lilama vay lại để đầu tư các dự án... Hiện có ba hình thức phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế: thứ nhất, Chính phủ phát hành trái phiếu rồi lựa chọn doanh nghiệp đầu tư (như đã làm với Vinashin); hình thức thứ hai là doanh nghiệp phát hành, Chính phủ bảo lãnh và thứ ba là doanh nghiệp tự phát hành. Theo ý kiến của các chuyên gia, hình thức thứ nhất và thứ hai là phù hợp với các doanh nghiệp VN vì doanh nghiệp có thể dựa vào năng lực và hệ số tín nhiệm của Chính phủ đã được các nhà đầu tư quốc tế công nhận mà không phải thực hiện lại các bước đi phức tạp từ đầu như tiếp xúc với các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm và thực hiện quảng bá, xúc tiến với các nhà đầu tư... Mặc dù nhận thức rõ các lợi ích có thể đem lại từ phát hành trái phiếu quốc tế, song hiện nay, việc phát hành loại trái phiếu này đang gặp phải rất nhiều khó khăn trước mắt. Kế hoạch phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế từ tháng 6/2007 đã bị hoãn lại, và vẫn chưa có doanh nghiệp nào tiếp tục thực hiện được hoạt động này. Sự thận trọng có lẽ bắt nguồn từ bối cảnh kinh tế toàn cầu, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn, thị trường tài chính quốc tế tạm rơi vào tình trạng trầm lắng khiến các nhà đầu tư Mỹ cũng như các nước khác có phần dè dặt hơn trong việc tham gia đầu tư vào trái phiếu của các quốc gia khác. Về phía bản thân các chủ thể trong nước, rõ ràng, để phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế thì hiện tại doanh nghiệp vẫn đang gặp các trở ngại nhất định về định giá hệ số tín nhiệm, về năng lực tài chính, về khâu kiểm toán... Điều quan trọng nhất lúc này là các doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị tất cả các điều kiện phát hành và chờ đến khi thị trường phục hồi trở lại sẽ chớp lấy thời cơ. doanh nghiệp Việt Nam phải xác định được nhà đầu tư vào trái phiếu là ai để công bố công khai kế hoạch phát hành, mục đích huy động vốn, tình hình hoạt động... một cách minh bạch. Đây là điều kiện tối cần thiết để đẩy nhanh tiến trình thâm nhập thị trường vốn quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó tạo tiền lệ mở đường cho phát hành cổ phiếu và niêm yết quốc tế. 2.4.Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế Trong tình hình nguồn vốn ODA có nguy cơ biến mất khi Việt Nam đạt mục tiêu thoát khỏi nhóm các nước nghèo vào năm 2010. Việc tìm nguồn vốn mới thay thế nguồn vốn này là một nhu cầu cấp thiết, đòi hỏi phải xúc tiến ngay, trong đó nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế cũng được tính đến. Đối với Việt Nam, việc tiếp cận với nguồn vốn này vẫn còn khá hạn chế, chúng ta vẫn chưa có những chính sách rõ ràng trong việc thúc đẩy huy động và sử dụng nguồn vốn này. Trong hai năm 2007 – 2008, diễn biến kinh tế vĩ mô của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán điều chỉnh sâu và kéo dài, một số quỹ đầu tư có biểu hiện rút vốn ra khỏi thị trường chứng khoán, đặc biệt là bán ra một lượng đáng kể trái phiếu  thì khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài lại tiếp tục đầu tư mạnh vốn vào nền kinh tế Việt Nam. Việc đầu tư này bao gồm cả cho vay vốn trực tiếp các dự án, các khách hàng đang hoạt động tại Việt Nam, việc đầu tư vốn thông qua nâng tỷ lệ sở hữu tại các định chế tài chính của Việt Nam lẫn việc mở chi nhánh mới. Điều này cho thấy tầm nhìn dài hạn cũng như những đánh giá độc lập vào tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong cả trung và dài hạn. Thế mạnh lớn nhất của khối ngân hàng nước ngoài là hoạt động ngoại tệ, thể hiện rõ nhất  là vốn ngoại tệ. Từ đầu năm 2008 đến nay, thị phần tín dụng ngoại tệ của khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tiếp tục tăng nhanh. Số liệu thống kê từ 26 ngân hàng nước ngoài với 36 chi nhánh đang hoạt động tại Việt Nam được công bố mới đây cho thấy, tính đến hết tháng 8/2008, dư nợ cho vay vốn bằng ngoại tệ của khối ngân hàng này đã tăng 77% so với cùng kỳ năm 2007.  Mức tăng này được đánh giá là cao nhất trong toàn hệ thống ngân hàng ở Việt Nam (mức tăng chung là 25,8%). Dư nợ cho vay vốn ngoại tệ của khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm 30,2% tổng dư nợ cho vay của toàn bộ các NHTM và TCTD đang hoạt động tại Việt Nam. Mặc dù mức tăng dư nợ có tốc độ cao nhưng chất lượng tín dụng của khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài vẫn rất tốt, nợ không đủ tiêu chuẩn của khối này chỉ chiếm 1,1% tổng nợ USD. Nguyên nhân dư nợ ngoại tệ tăng nhanh trước hết là do nhu cầu của khách hàng đang hoạt động tại Việt Nam. Khách hàng vay vốn ngoại tệ của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ yếu là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Trong 8 tháng đầu năm 2008, số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng tới mức kỷ lục, đạt con số cao nhất từ trước tới nay. Số vốn đó triển khai thực hiện tại Việt Nam có tỷ trọng lớn là vay tại chính các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.  Tiếp đến là các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, nhưng đều là khách hàng có uy tín, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thị trường tiêu thụ bền vững. Số vốn USD này của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài giúp các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng nguồn hàng xuất khẩu. Nguyên nhân thứ hai là do nguồn vốn ngoại tệ của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong 8 tháng đầu năm vẫn rất dồi dào, không bị ảnh hưởng bởi vấn đề thanh khoản như vốn nội tệ của các ngân hàng trong nước. Nguồn vốn ngoại tệ này, ngoài việc huy động tại Việt Nam,  chiếm tỷ trọng khá là huy động từ nước ngoài để cho vay các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nguyên nhân thứ ba là dư nợ cho vay nói chung và dư nợ cho vay ngoại tệ nói riêng của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không bị khống chế bởi hạn mức tín dụng, đó là tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của số đông NHTM trong nước không được vượt quá 30% trong năm 2008 để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Nên trong khi các NHTM trong nước hạn chế cho vay thì khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục mở rộng cho vay vốn ngoại tệ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có uy tín và đáp ứng được các điều kiện vay vốn ngoại tệ theo quy định. Nguyên nhân thứ tư là lãi suất cho vay vốn USD, các doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua có nhiều thời điểm lên trên 10%/năm, hiện nay bình quân cũng xoay quanh mức 8%/năm, một số khoản vay bao gồm cả gói dịch vụ có lãi suất thấp hơn, bình quân gấp gần 3 lần lãi suất trên thị trường tiền tệ quốc tế, cụ thể là lãi suất Libor và Sibor hiện nay chỉ xoay quanh khoảng 3%/năm. Bởi vậy trong khi các NHTM trong nước cho vay với lãi suất cao, thì các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đưa ra mức lãi suất thấp hơn, hấp dẫn hơn, nhưng có khoảng cách khá so với lãi suất trên thị trường quốc tế. 2.5. Mối quan hệ giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, những bất hợp lý còn tồn tại Trong tình hình triển khai các dự án nước ngoài hiện nay, vốn góp bằng tiền hoặc bằng hiện vật của phía Việt Nam là rất ít, trong đó giá trị vốn góp chủ yếu là quyền sử dụng đất chiếm 90%, 8 – 9% là giá trị nhà xưởng, tài sản khác và tiền chỉ co 1 -2%. Giá nhà đất ở Việt Nam hiện nay quá cao cũng là một nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại. Vì vậy Việt Nam cần phải có biện pháp mở rộng vốn đối ứng từ phía các doanh nghiệp Việt Nam: Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước cho phép các doanh nghiệp nâng cao khả năng tài chính để góp vốn với các lien doanh nước ngoài thay vì chủ yếu dựa vào quyền sử dụng đất như hiện nay. II. Cơ cấu vốn đầu tư. 1. Đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN Đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là cốt lõi của đầu tư phát triển toàn xã hội, có vai trò quan trọng trong việc định hướng các thành phần kinh tế với các loại nguồn vốn ngoài NSNN để đầu tư phát triển phục vụ các mục tiêu KT – XH đã được Đảng và Nhà nước xác định trong qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Bảng : tỷ lệ đầu tư XDCB trong tổng chi NSNN. ( đơn vị : tỷ đồng ) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Chi ĐTPT 29624 40236 45218 59629 66115 79199 88341 Chi XDCB 26211 36139 40740 54430 61746 72842 81078 Tỷ lệ ( % ) 88,42 89,81 90,09 91,28 93,39 91,97 91,78 Nguồn : Tổng cục thống kê Căn cứ vào bảng trên ta thấy, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản không ngừng tăng lên cả về giá trị tương đối và tuyệt đối . Nếu như năm 2002 vốn XDCB là 26211 tỷ đồng ( 88,42% ) thì đến năm 2006 đã tăng lên hơn 3 lần ( 81087 tỷ đồng). Tuy nhiên trong thời gian qua, do quá chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã tập trung đầu tư quá nhiều cho cơ sở hạ tầng nên dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, đồng thời nảy sinh nhiều vấn đề về hiệu quả kinh tế - xã hội, thất thoát lãng phí lớn. Điều này dẫn đến bố trí vốn cho các dự án đầu tư vượt quá khả năng. Theo báo cáo của Viện Khoa học tài chính dẫn nguồn Kiểm toán Nhà nước năm 2007, đã có rất nhiều dự án phải kéo dài thời gian đầu tư hơn so với quy định. Một số dự án chuyển tiếp không được bố trí vốn như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có 14 dự án đang được thực hiện đầu tư có nhu cầu vốn 636 tỉ đồng nhưng không được giao vốn năm 2006. Có dự án khối lượng dở dang lớn như dự án mở rộng, cải tạo trụ sở Bộ Công thương triển khai từ năm 2002 đến nay chưa hoàn thành. Liên đoàn Lao động VN duyệt 17 dự án năm 2003, tổng dự toán 191 tỉ đồng nhưng không có nguồn vốn đảm bảo nên hầu hết không triển khai được. Dự án xây dựng trường Đại học KTQD, khi thiết kế không tuận thủ tiêu chuẩn xây dựng gây lãng phí ngân sách hàng tỷ đồng ... 2. Vốn đầu tư cho giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ Bảng : Tỷ trọng vốn đầu tư cho GD – ĐT và KHCN Đơn vị % Năm GD - ĐT KH - CN Tổng 2000 4.02 1.25 5.27 2001 3.65 1.14 4.79 2002 2.94 0.35 3.29 2003 2.98 0.65 3.63 2004 2.96 0.62 3.58 2005 2.94 0.68 3.62 2006 3.27 0.63 3.9 2007 2.76 0.63 3.39 Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư dành cho KH – CN và GD – ĐT vẫn còn khá khiêm tốn và chưa tương xứng với mức độ quan trọng của lĩnh vực này trong nền kinh tế quốc dân. Trong một số năm gần đây,đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tăng lên đáng kể mặc dù tỷ trọng của nó trong cơ cấu đầu tư không tăng.Chi cho giáo dục và đào tạo chủ yế từ các nguồn ngân sách nhà nước( chiếm 18% tông chi NSNN ); và đã huy động được nhiều nguồn vốn khác để phát triển giáo dục thông qua việc phát hành công trái giáo dục, đóng góp của dân cư, của doanh nghiệp, vốn từ bên ngoài. Cơ sở vật chất của ngành đã được tăng cường, đặc biệt là đối với vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Khoa học công nghệ đã tập trung hơn vào nghiên cứu ứng dụng, phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều thành tựu khoa học công nghệ mới được ứng dụng trong các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp..., đã tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng cao, có sức cạnh tranh, phục vụ xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. III. Cơ cấu đầu tư theo ngành. Nhìn chung cơ cấu đầu tư theo ngành chưa có nhiều chuyển biến tích cực nên hệ quả của đầu tư chưa phải mức thoả đáng. Ngành công nghiệp có chuyển biến tích cực với tỷ trọng tăng từ 22% lên xấp xỉ 40%. Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, phù hợp và tạo thuân lợi cho việc thực hiện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư ở Việt Nam.doc