Đề tài Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

 

 Lời mở đầu

 

I/ Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam trước khi gia nhập WTO

(*) Thực trạng và hạn chế

II/ Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

1.Những thay đổi trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu sau khi gia nhập

a) Hàng xuất khẩu

 b) Hàng nhập khẩu

2.Những thành tựu đạt được

3.Những hạn chế

a)Với hàng xuất khẩu

b)Với hàng nhập khẩu

III/Tác động của hội nhập tới khả năng mở rộng thị trường của những ngành có lợi thế so sánh

1.WTO và những ngành có lợi thế so sánh

2.Tác động của hội nhập tới khả năng mở rộng thị trường của những ngành này

IV/Những giải pháp phát triển ngoại thương sau khi VN gia nhập WTO

Kết Luận

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4004 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế vĩ mô. Một trong những nguyên nhân khiến giá trị xuất khẩu của Việt Nam thấp là vì chúng ta chỉ làm gia công và lắp ráp”. - Hàng hoá của Việt Nam chưa có trên thị trường thế giới,tính cạnh tranh thấp vì chất lượng và mẫu mã giá đầu vào cao.Chi phí cho xuất khẩu lớn, nhất là thu gom hàng hoá,vận tải,tiêu cực phí ở khâu vận tải và thủ tục hải quan II/ Cỏ cấu hàng hoá XNK của Việt Nam sau khi gia nhập WTO 1. Những thay đổi về cơ cấu a)Về xuất khẩu - Gia nhập WTO làm cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng: gia tăng quy mô sản xuất của các ngành sử dụng nhiều lao động,đòi hỏi ít vốn đầu tư,phát huy được lợi thế so sánh của Việt Nam - Các ngành mở rộng sản xuất mạnh nhất do gia nhập WTO: may mặc(16%),điện tử(8.4%),giày(2.43%),sản xuất máy móc(1%) - Một số ngành quy mô sản xuất bị thu hẹp do gia nhập WTO nhưng tác động không lớn.Những ngành thu hẹp sản xuất nhất là: Lâm sản(-2%),gỗ và sản phẩm từ gỗ(-1.82%),hoá chất(-1.33%)… -Tăng trưởng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế thế giới. Cơ cấu xuất khẩu tiếp tục có sự chuyển biến về chất, chuyển dần từ hàng nguyên liệu thô sang hàng chế biến. Thị trường xuất khẩu cũng được đa dạng hóa và giúp Việt Nam ít phụ thuộc hơn vào sự biến động của từng nước bạn hàng. Tỷ trọng của các mặt hàng nông sản và khai khóang trong tổng giá trị xuất khẩu giảm và tăng tỷ trọng của các sản phẩm chế tạo b)Về nhập khẩu - Trong cơ cấu nhập khẩu, máy móc thiết bị và nguyên vật liệu vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy tỷ trọng của hàng tiêu dùng đang tăng lên. Việt Nam vẫn nhập chủ yếu hàng hóa từ các nước Đông Nam và Trung Quốc. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong tương lai khi hàng nhập chủ yếu là máy móc và nguyên vật liệu. - Nhập siêu tăng mạnh là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý. Do tốc độ tăng nhập khẩu cao gấp rưỡi tốc độ tăng xuất khẩu, nên nhập siêu đã gia tăng so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (12,45 tỷ USD so với gần 5,1 tỷ USD) và cả về tỷ lệ so với xuất khẩu (25,6% so với 12,7%)… Đây là mức nhập siêu cao nhất so với nhiều năm gần đây. Các mặt hàng nhập khẩu lớn, có mức tăng mạnh bao gồm: 64%, thép tăng 56,4%, phôi thépô tô nguyên chiếc tăng 132%, linh kiện ôtô tăng tăng 37%, máy móc và thiết bị phụ tùng tăng 54%... Nhập siêu tăng mạnh là do các nguyên nhân chủ yếu như: nhu cầu nhập khẩu để phục vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển kinh tế tăng mạnh; giá các mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu tăng cao cũng khiến cho kim ngạch nhập khẩu tăng lên đáng kể; nhu cầu tiêu dùng và sức mua trong nước tăng cao do ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế. Mức nhập siêu như thế là quá cao, vượt xa so với năm trước và cao gấp hơn hai lần so với kế hoạch. Do hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất trong nước còn hạn chế nên nhiều mặt hàng đã thua ngay trên sân nhà. Trong khi chúng ta xuất siêu với Mỹ, EU... nhưng lại nhập siêu lớn đối với các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... Điều này cũng thể hiện một thực tế là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. 2. Những thay đổi cụ thể và những thành tựu đạt được * Cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi tích cực: - Tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản đạt mức cao 17,7%, với kim ngạch xuất khẩu khoảng gần 11,7 tỷ USD. Cơ hội đầu tiên lại chính là tỷ lệ quan trọng của nông sản và thủy sản trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với các ngành hàng xuất khẩu quan trọng khác như may mặc và giày da, nông lâm thủy sản là những ngành hàng sử dụng nhiều nguồn lực lao động tại chỗ hơn là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, do đó sẽ bị tác động ít hơn so với hai lĩnh vực tài chính và bất động sản. Nông sản xuất khẩu còn có vai trò quantrọng trong nền kinh tế Việt nam vì liên quan đến hơn 70% dân số, là một thị trường lớn cho các ngành hàng sản xuất khác. Khi xuất khẩu nông sản được giữ ổn định và tăng trưởng, cả nền kinh tế có nhiều cơ hội hơn để phát triển. Vai trò của ngành nông nghiệp trong việc ổn định kinh tế của Việt Nam đã được chứng minh trong quá khứ. Năm 1989, công nghiệp tăng trưởng âm, nhưng sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh nên cứu được khủng hoảng. Đến năm 1999, một lần nữa, công nghiệp – dịch vụ đều chựng lại, chỉ có nông nghiệp tăng trưởng tốt nên đã cứu được nền kinh tế đang bên bờ vực khủng hoảng. - Tuy giá các mặt hàng chủ đạo như gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su, thủy sản không đạt cao như 6 tháng đầu năm 2008 nhưng sẽ ổn định ở mức cao trong thời gian tới và lượng xuất khẩu có khả năng vượt hơn dự kiến, trong đó riêng gạo có thể đạt trên 5 triệu tấn.Nhóm hàng này ước tính sẽ chiếm tỷ trọng hơn 19% tổng kim ngạch xuất khẩu. -Cà phê xuất khẩu cũng gặp thuận lợi về thị trường, giá tăng từ 800 đến 1000 USD/tấn, nên đây là năm đầu tiên kim ngạch cà phê vượt gạo. Dù ảnh hưởng của bão lụt khiến đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại, song trên toàn cục, bức tranh xuất khẩu thuỷ sản vẫn sáng sủa, vì đã tạo được chỗ đứng trên thị trường của EU, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... , có giá cao và năng lực chế biến tăng. Xuất khẩu hạt điều tiếp tục khẳng định ngôi vị cao nhất, có mặt trên 40 thị trường, trong đó lượng cung vào Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản và Trung Đông đều tăng, riêng thị trường Hoa Kỳ tăng tới 33%, giá cũng tăng hơn khoảng 190 USD/tấn. Từ chỗ chúng ta chỉ chế biến từ hạt điều thô thu gom nội địa, nay phải nhập khẩu thêm hạt điều thô để chế xuất cho đủ công suất các dây chuyền chế biến và còn xuất khẩu cả công nghệ chế biến hạt điều, nên càng làm cho hình ảnh mặt hàng này thêm ấn tượng -Do mất cân đối gay gắt cung - cầu về gạo trên thị trường thế giới, trong khi chất lượng gạo của ta được cải thiện nhờ tiến bộ trong gieo trồng, bảo quản và xay sát, nên chỉ 11 tháng đầu năm đã đạt mục tiêu xuất khẩu năm. Lần đầu tiên gạo xuất khẩu của Việt Nam vươn lên ngang giá với gạo Thái Lan, thậm chí có chủng loại còn trúng thầu với giá cao hơn. Gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản - là những thị trường có yêu cầu khắt khe - Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản đạt khoảng 13 tỷ USD trong năm 2008, chiếm hơn 21% tổng kim ngạch xuất khẩu.Tốc độ tăng trưởng của nhóm này ước tính đạt khoảng 37% so với năm 2007 - Nhóm hàng chế biến, hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tiếp tục tăng trưởng trong các tháng cuối năm, dù mức tăng có thể thấp hơn 6 tháng đầu năm 2008. Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm nay sẽ đạt 36,5 tỷ USD, tăng hơn 25% so với năm trước, và chiếm tỷ trọng 59,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước + Đặc biệt là mặt hàng cá tra đông lạnh, một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam, là khả năng cạnh tranh bằng giá rẻ của nông sản Việt Nam. Một nghiên cứu trước đây của chúng tôi với các mô hình kinh tế lượng đã chứng minh rằng cá tra, cá basa là một sản phẩm có khả năng thay thế cao đối với sản phẩm cá nheo tại thị trường Mỹ. Khi giá của sản phẩm cá nheo tăng lên, người tiêu dùng Mỹ sẽ chuyển sang sử dụng cá tra, basa trong khi chiều ngược lại rất khó xảy ra. Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng cá tra, basa đông lạnh nhập vào Mỹ là sản phẩm ‘thứ cấp’, nhu cầu của mặt hàng này tăng khi thu nhập người tiêu dùng giảm. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, thu nhập người tiêu dùng của Mỹ đang giảm đáng kể, nhu cầu sản phẩm giá rẻ sẽ tăng cao. Cá tra, basa Việt Nam có cơ hội giành lại thị phần tại thị trường Mỹ. Với lợi thế giá rẻ, các sản phẩm xuất khẩu khác càng có cơ hội nhiều hơn tại thị trường Mỹ, một trong những thị trường chính của xuất khẩu Việt Nam. - Riêng đối với hàng dệt may, do chi phí đầu vào tăng cao nên Bộ Công Thương cho rằng cần thực hiện quyết liệt các biện pháp khuyến khích sản xuất và xuất khẩu mới có thể đảm bảo kim ngạch xuất khẩu 9,5 tỷ USD trong năm 2008,tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.hạn ngạch dệt may vào thi trường Mỹ luôn là vấn đề lớn với ngành dệt may Việt Nam. Ông Nguyễn Xuân Hồng (TGĐ Công ty cổ phần may Sài Gòn 3) cho biết: "Ngành may VN đang gặp nhiều khó khăn vì chế độ hạn ngạch (quota) khi xuất khẩu vào Mỹ. Khi VN gia nhập WTO, tôi tin là những khó khăn này sẽ được tháo gỡ. Mới đây thôi, nhiều khách hàng Mỹ đã chuyển đơn hàng từ VN qua Indonesia vì ngại chuyện quota ở nước ta. Vì thế, khi VN là thành viên WTO rồi, dù quota còn hay không, tâm lý khách hàng sẽ vững tâm hơn khi làm ăn với các nhà sản xuất VN. Tư thế của các DN VN cũng sẽ khác khi đàm phán với các nhà nhập khẩu nước ngoài, chúng ta sẽ đỡ lép vế hơn, đỡ bị ép giá hơn... Mặt khác, thuế nhập khẩu có thể sẽ giảm, hàng hóa của VN sẽ dễ vào Mỹ hơn, các hình thức rào cản thương mại khác được tháo dỡ".Việt Nam vào WTO, DN được lợi nhiều nhưng cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Kinh doanh nội địa cả ngành dệt may lẫn ngành giày da sẽ được lợi vì thuế nhập khẩu nguyên, phụ liệu sẽ giảm trong khi nguồn cung cấp sẽ phong phú hơn. Chi phí các dịch vụ viễn thông, điện, nước sẽ giảm nên sức cạnh tranh cho các sản phẩm dệt may và giày da sẽ tăng lên. Nhưng ngược lại, kinh doanh nội địa sẽ gặp khó khăn vì các "đại gia" quốc tế vào, sức ép cạnh tranh rất lớn". -Xuất khẩu gỗ là một trong những ngành có được nhiều thuận lợi từ việc Việt Nam gia nhập WTO. Vì thế, đứng trước ngưỡng cửa tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này, ông Trần Quốc Mạnh (Phó chủ tịch Hiệp hội gỗ TP.HCM) hồ hởi: "VN gia nhập WTO sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho ngành xuất khẩu gỗ VN. Đầu tiên là vấn đề thuế quan. Hiện hơn 80% linh kiện, nguyên phụ liệu trong ngành chế biến gỗ được nhập khẩu. Khi VN chính thức là thành viên của WTO đương nhiên thuế nhập khẩu linh kiện, nguyên phụ liệu từ các nước thành viên của WTO sẽ giảm, thuế nhập khẩu sản phẩm gỗ VN vào các thị trường chính là Mỹ và EU cũng sẽ giảm, giá thành đồ gỗ xuất khẩu sẽ cạnh tranh hơn. Việc tiếp cận các thị trường trên thế giới cũng dễ dàng, thuận lợi hơn. Lợi thế thứ 2 là việc tạo ra nhiều cơ hội liên kết, phối hợp giữa các doanh nghiệp (DN) đồ gỗ trong nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài tại VN và các DN nước ngoài trong việc chế biến, sản xuất gỗ. Tuy nhiên, ngành gỗ VN cũng đứng trước những thách thức mới trong khi đa số DN VN vẫn là DN vừa và nhỏ, sẽ rất khó khăn để "chớp" lấy những cơ hội từ quá trình hội nhập". 3.Những hạn chế Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Nhập siêu là hiệu số của kim ngạch nhập khẩu trừ (-) kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ nhập siêu là thương số của trị giá nhập siêu với kim ngạch xuất khẩu. Mấy năm trước đây, xuất khẩu thường tăng nhanh hơn nhập khẩu, nhưng trong năm 2008 chẳng những không cùng tăng ở thế đồng hành, mà lại đổi ngôi nên kết cục trên là không tránh khỏi. a)Vấn đề xuất khẩu * Nhiều ngành hàng xuất khẩu có nguy cơ vỡ kế hoạch: Theo số liệu của Bộ Công Thương,kim ngạch xuất khẩu 10 tháng năm 2008 ước đạt 53.774 tỷ USD,tăng 36.7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp khó khăn và là mức tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất từ trước tới nay.Tuy nhiên nếu nhìn từng tháng thì xuất khẩu đang chững lại và có dấu hiệu thụt lùi. - Ví dụ trong ngành dệt may,tập đoàn Vinatex phân tích về nguyên nhân sụt giảm kim ngạch xuất khẩu,khó khăn của ngành dệt may là nhiều khách hàng tại thị trường Mỹ,Nhật rút lại đơn hàng,duy chỉ có thị trường EU là tạm ổn định - Hàng da giày, do còn nhiều bất cập từ tổ chức sản xuất đến phương thức xuất khẩu, nhất là khi bị áp mức thuế 10% trong vụ kiện Chống bán phá giá giầy mũ da vào thị trường EU; nhiều doanh nghiệp chưa thực sự linh hoạt trong việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và thị trường, nên mặt hàng này đạt mục tiêu khá chật vật. Vẫn còn một tỷ lệ khá lớn các mặt hàng xuất khẩu dưới dạng thô, qua trung gian, tỷ lệ gia công cao, đơn hàng trị giá thấp, khiến phần lớn giá trị gia tăng đều rơi vào tay công ty nước ngoài. -Hàng thủ công mỹ nghệ sau chuỗi tăng trưởng cao, đến năm nay tình trạng thiếu gay gắt về nguyên liệu đã bắt đầu bộc lộ, từ chỗ 90% dùng nguyên liệu trong nước, nay tỷ lệ nhập khẩu tới 60%. Mẫu mã tự sáng tác còn nghèo nàn, nên phải dùng gần 90% số mẫu do nước ngoài đặt hàng, vì thế chưa tạo được nét bản sắc của Việt Nam trong mỗi sản phẩm. Xe đạp và phụ tùng xe đạp là mặt hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu bị tụt dốc- Giá và nhu cầu một số nguyên, vật liệu nhập khẩu “nóng lên”: giá thép thành phẩm tăng thêm 93 USD/tấn; phôi thép tăng 105 USD/tấn; phân bón tăng 21 USD/tấn; chất dẻo tăng 144 USD/tấn; sợi tăng 151 USD/tấn, kim loại thường khác tăng 469 USD /tấn, kết hợp với nhu cầu xăng dầu, thép thành phẩm, phân bón, sợi các loại đều tăng mạnh đã đẩy trị giá nhập khẩu tăng thêm khoảng trên 7 tỉ USD. Trong khi đó, chúng ta không có mặt hàng nào tận dụng cơ hội này xuất khẩu đối ứng để “hạ nhiệt” nhập khẩu và nhập siêu. - Hiệp hội thuỷ sản Việt Nam cho biết,tuy 10 tháng ngành thuỷ sản xuất khẩu đạt 3.6 tỷ USD nhưng còn nhiều đối tác còn nợ đến 30-40% * Gia nhập WTO chưa tác động nhiều đến mặt hàng nông sản - Có mặt hàng không chịu ảnh hưởng nhiều của việc gia nhập WTO như Gạo do chủ yếu được thực hiện theo hợp đồng chính phủ đến hầu hết thị trường chính của nặt hàng này - Có mặt hàng bị giảm kim ngạch xuất khẩu nhưng chỉ với một số thị trường chính nhất định trong khi xu hướng chung vẫn giữ được mức tăng trưởng như hạt điều ở thị trường Úc,chè ở thị trường Bồ Đào Nha - Có mặt hàng bị giảm tăng trưởng với hầu hết các thị trường chính sau khi Việt Nam gia nhập WTO như mật ong,rau,hạt tiêu. b) Vấn đề nhập khẩu - Giá trị nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng vật tư và nguyên liệu đầu vào của sản xuất nông nghiệp và một số nông sản thực phẩm đã tăng mạnh hơn sau khi Việt Nam gia nhập WTO Một tác động dễ thấy nhất của khủng hoảng toàn cầu là sự suy giảm nhanh chóng về nhu cầu nhập khẩu trên thế giới trong khi nền kinh tế Việt Nam đang hướng đến xuất khẩu. Khi kinh tế suy thoái, người tiêu dùng trên thế giới sẽ thắt chặt chi tiêu và xuất khẩu của chúng ta đến các thị trường quốc tế sẽ bị suy giảm, qua đó, làm giảm tăng trưởng của Việt Nam. -Vấn đề điều hành nhập nguyên liệu phế thải còn nhiều bất cập. Ví dụ như vụ nhập lô hàng 6.685 tấn thép phế thải trị giá khoảng 2,5 triệu USD do các Công ty cổ phần Kim khí (Thành phố Hồ Chí Minh); Công ty TNHH Thương mại Anh Trang, Công ty Cổ phần thép Đình Vũ (Hải Phòng); Công ty TNHH Techmart, Tập đoàn Hoà Phát (Hà Nội) nhập về cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn đều bị các cơ quan chức năng không cho thông quan vì cho rằng vi phạm Luật Môi trường, trong khi đó một số cơ quan chức năng khác lại chứng thực là được phép. Rõ ràng ở đây có vấn đề trong sự vận dụng các văn bản pháp quy về việc nhập khẩu loại hàng này. Thủ tục hành chính trong vận hành xuất khẩu và nhập khẩu tuyđã được cải tiến nhiều, nhưng đâu đó vẫn còn phiền hà, phải "làm luật" mỗi khi vận tải trên đường, ở bến bãi và qua cửa khẩu. III/ Tác động của hội nhập tới khả năng mở rộng thị trường của những ngành có lợi thế so sánh 1.WTO và những mặt hàng có lợi thế so sánh Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động sẽ có cơ hội phát triển mạnh trong khi những ngành sử dụng nhiều vốn, nhiều công nghệ cao, hoặc sử dụng nhiều cả 2 yếu tố này sẽ đi vào suy thoái. Gia nhập WTO sẽ mang đến cho Việt Nam và các nhà sản xuất công nghiệp nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức to lớn. Với cam kết tuân thủ các luật lệ thương mại quốc tế, các rào cản hàng hóa và dịch vụ nước ngoài sẽ bị hạ thấp, và cánh cửa sẽ được mở rộng hơn nữa cho đầu tư nước ngoài. Để phân tích ảnh hưởng của gia nhập WTO lên sự phát triển ngành công nghiệp ở Việt Nam, trước tiên cần xác định những nhóm ngành cũng như nhóm doanh nghiệp có lợi thế so sánh và không có lợi thế so sánh. - Nhóm ngành có lợi thế so sánh bao gồm dệt may, da giày, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất đồ gia dụng, sản phẩm kim loại, sản phẩm cao su, sản phẩm khoáng sản phi kim loại, và sản phẩm nhựa – tất cả đều là những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động với mức độ công nghệ và chế biến thấp. - Nhóm ngành không có lợi thế so sánh bao gồm những ngành như sản xuất máy móc thông thường, luyện và đúc kim loại màu, sản phẩm và nguyên liệu hóa chất, sản xuất thiết bị giao thông vận tải, sản phẩm điện tử và viễn thông, giấy và sản phẩm giấy, sản phẩm hóa dầu và chưng cất, khai thác và cung cấp khí đốt, khai thác và chế biến kim loại màu, thiết bị và dụng cụ đo lường chính xác  máy móc văn phòng, sợi hóa học v.v... Đây là những ngành có mức độ chế biến cao và/hoặc là những ngành sử dụng nhiều công nghệ cao và/hoặc vốn. Những ngành đang được bảo hộ và khuyến khích phát triển nhất – ôtô, hóa dầu, công nghiệp điện tử - là những ngành không có lợi thế so sánh 2.Tác động của hội nhập WTO tới khả năng mở rộng thị trường của những ngành có lợi thế so sánh Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những ngành công nghiệp và doanh nghiệp có lợi thế so sánh (tức là có thể cạnh tranh với các ngành và doanh nghiệp cùng loại của nước ngoài thông qua xuất khẩu sản phẩm hoặc đầu tư ra thị trường nước ngoài) sẽ có thêm nhiều cơ hội tiếp cận các thị trường nước ngoài và do đó sẽ có thể phát triển mạnh. Ngược lại, gia nhập WTO sẽ mang đến nhiều ảnh hưởng có hại cho những ngành và doanh nghiệp hoàn toàn không có lợi thế so sánh, như các ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn, nhiều công nghệ, hoặc sử dụng nhiều cả hai yếu tố này. Những ngành này lại đang chiếm một tỷ trọng lớn trong giá trị gia tăng ngành công nghiệp và là những ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu, sử dụng công nghệ cao, và một số trong đó được xác định là ngànhcông nghiệp then chốt. Tuy nhiên, những ngành này không có tính cạnh tranh quốc tế nếu không có sự bảo hộ và hậu thuẫn chặt chẽ của chính phủ .Một số tác động cụ thể tới những ngành có lợi thế so sánh: + Hàng dệt may sụt giảm kim ngạch xuất khẩu,khó khăn của ngành dệt may là nhiều khách hàng tại thị trường Mỹ,Nhật rút lại đơn hàng,duy chỉ có thị trường EU là tạm ổn định. Hạn ngạch dệt may vào thi trường Mỹ luôn là vấn đề lớn với ngành dệt may Việt Nam + Hàng da giày, Còn nhiều bất cập từ tổ chức sản xuất đến phương thức xuất khẩu, nhất là khi bị áp mức thuế 10% trong vụ kiện Chống bán phá giá giầy mũ da vào thị trường EU; nhiều doanh nghiệp chưa thực sự linh hoạt trong việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và thị trường, nên mặt hàng này đạt mục tiêu khá chật vật. Vẫn còn một tỷ lệ khá lớn các mặt hàng xuất khẩu dưới dạng thô, qua trung gian, tỷ lệ gia công cao, đơn hàng trị giá thấp, khiến phần lớn giá trị gia tăng đều rơi vào tay công ty nước ngoài. Việt Nam vào WTO, DN được lợi nhiều nhưng cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Kinh doanh nội địa cả ngành dệt may lẫn ngành giày da sẽ được lợi vì thuế nhập khẩu nguyên, phụ liệu sẽ giảm trong khi nguồn cung cấp sẽ phong phú hơn. Chi phí các dịch vụ viễn thông, điện, nước sẽ giảm nên sức cạnh tranh cho các sản phẩm dệt may và giày da sẽ tăng lên + Hàng nông sản do sử dụng nhiều nguồn lực lao động tại chỗ hơn là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, do đó sẽ bị tác động ít hơn so với hai lĩnh vực tài chính và bất động sản + Nhóm hàng chế biến tiếp tục tăng trưởng , là khả năng cạnh tranh bằng giá rẻ của nông sản Việt Nam + Xuất khẩu gỗ là một trong những ngành có được nhiều thuận lợi từ việc Việt Nam gia nhập WTO. 80% linh kiện, nguyên phụ liệu trong ngành chế biến gỗ được nhập khẩu,thuế nhập khẩu linh kiện, nguyên phụ liệu từ các nước thành viên của WTO sẽ giảm, thuế nhập khẩu sản phẩm gỗ VN vào các thị trường chính là Mỹ và EU cũng sẽ giảm, giá thành đồ gỗ xuất khẩu sẽ cạnh tranh hơn. Việc tiếp cận các thị trường trên thế giới cũng dễ dàng, thuận lợi hơn.Tạo ra nhiều cơ hội liên kết, phối hợp giữa các doanh nghiệp (DN) đồ gỗ trong nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài tại VN và các DN nước ngoài trong việc chế biến, sản xuất gỗ - Sau gia nhập, nếu không có những điều chỉnh thích hợp trong hoạch định chính sách phát triển công nghiệp thì những ngành công nghiệp không có lợi thế so sánh sẽ bị đào thải dần bằng sản phẩm nhập khẩu. Cho đến nay những ngành này vẫn được nhà nước bảo hộ chặt chẽ và khuyến khích phát triển bằng nhiều biện pháp. Sự bảo hộ này sẽ phải được điều chỉnh lại cho phù hợp với các luật lệ của WTO nếu nhà nước tiếp tục muốn duy trì và phát triển những ngành công nghiệp này. Chẳng hạn biện pháp bảo hộ thông qua quy định tỷ trọng nội địa hóa và các ưu đãi đi kèm sẽ bị bãi bỏ. Giải pháp thay thế tạm thời có thể sẽ là chính sách thuế và trợ cấp trong phạm vi mà WTO cho phép. - Sau gia nhập WTO, có thể dự đoán một xu hướng phát triển công nghiệp ở Việt Nam như sau: những ngành có lợi thế so sánh sẽ phát triển mạnh và những ngành không có lợi thế sẽ thu hẹp đáng kể. Nói cách khác, những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động sẽ có cơ hội phát triển mạnh trong khi những ngành sử dụng nhiều vốn, nhiều công nghệ cao, hoặc sử dụng nhiều cả 2 yếu tố này sẽ đi vào suy thoái. Đây là điều ngoài ý muốn của chính phủ khi mà chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam là tích cực sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của những ngành công nghiệp có lợi thế so sánh và dùng nguồn ngoại tệ thu được để “nuôi” những ngành công nghiệp không có lợi thế so sánh nhưng được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn, chiến lược, ví dụ như những ngành công nghệ cao. IV/ Những giải pháp phát triển ngoại thương sau khi gia nhập WTO của nước ta  - Trước mắt, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, các văn bản luật và hướng dẫn thi hành, đặc biệt là những lĩnh vực có liên quan đến những cam kết và thỏa thuận theo hiệp định thương mại song phương, đa phương và quy chế WTO đề ra. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy nhanh quá trình tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa DNNN, chuẩn bị đầy đủ tiềm lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang những ngành mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh cao. Những doanh nghiệp thuộc những ngành kinh tế mũi nhọn cần được tập trung mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng với môi trường kinh doanh toàn cầu, trở thành 'đầu tầu' của nền kinh tế. Những doanh nghiệp năng lực cạnh tranh thấp, hoặc làm ăn không hiệu quả cần được chuyển đổi hoặc bán, bảo đảm cho mọi nguồn lực kinh tế được đầu tư vào những lĩnh vực có hiệu quả nhất. Những thị trường hỗ trợ cho thị trường hàng hóa như thị trường tài chính, thị trường tiền tệ cần được quan tâm phát triển một cách đồng bộ. Ðồng thời, Nhà nước cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chuẩn bị cho quá trình tiếp thụ những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, những công nghệ tiên tiến,những kinh nghiệm quản lý để đáp ứng yêu cầu của bộ máy quản lý đa năng và chuyên nghiệp hóa sau này - Cần đẩy mạnh sự liên kết giữa các công ty FDI với các loại doanh nghiệp trong nước như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân . - Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn nữa. FDI là biện pháp hữu hiệu, là con đường ngắn nhất để tăng sức cạnh tranh. Thay đổi chính sách theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu và tự do hoá nhập khẩu sản phẩm trung gian - Cần chuyển từ chiến lược, chính sách thay thế nhập khẩu sang chiến lược xúc tiến xuất khẩu.Chính sách đánh thuế cao trên linh kiện, bộ phận để tăng tỷ lệ nội địa hoá đã làm tăng giá thành sản phẩm lắp ráp, sản phẩm này do đó phải được bảo hộ trong thị trường nội địa - Về phía các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng tiếp cận thị trường toàn cầu, trong đó, hiểu sâu sắc và nghiêm túc thực hiện những quy chế trong kinh doanh thương mại quốc tế, như vấn đề bản quyền, tiêu chuẩn, chất lượng, vệ sinh an toàn, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng... Cũng cần chuẩn bị thật tốt nguồn nhân lực với trình độ cao, nhằm tiếp thụ những công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tăng dịch vụ sau bán hàng, để hàng hóa Việt Nam có đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác . - Chúng ta sẽ đối mặt với nhiều diễn biến có thể sẽ phức tạp khó lường, nếu chúng ta không chuẩn bị sẵn sàng ứng xử với những phát triển mới, nhất là đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và cả mỗi người dân là người tiêu dùng. Theo lộ trình đã định, ta sẽ phải tiếp tục cắt giảm với 493 dòng thuế nông nghiệp từ mức bình quân 39,27% xuống mức 35,54%. Đáng chú ý là các mặt hàng như hoa quả, chanh, muối, cam, cà phê, dầu thực vật, thực phẩm chế biến, đường mía, bánh kẹo, sản phẩm chế biến từ ca cao, rau quả, nước khoáng và đặc biệt là các sản phẩm rượu, bia, thuốc lá, xì gà đang có mức thuế nhập khẩu và bảo hộ cao (thuế 80-100%) bắt đầu thực hiện cắt giảm.  Một yếu tố khác để hàng Việt có thể vươn xa hơn, công tác xúc tiến kinh tế đối ngoại càng sớm huy động tổng lực các “binh chủng” tham gia càng tốt. Đặc biệt cần tạo điều kiện nhiều hơn cho các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực trực tiếp xúc tiến hoạt động kinh tế đối ngoại của họ, giúp họ tham gia mạnh hơn các hoạt động của các hiệp hội để nâng cao vai trò của loại hình này. - Cơ hội cho cả hai khi ta "mở", họ cũng phải "mở": Muốn hay không muốn chúng ta phải mở cửa thị trường nội địa hơn. Còn thị trường các nền kinh tế thành viên WTO, để đổi lại, cũng phải mở cửa rộng hơn cho ta. Vấn đề là kinh tế, thương mại, hàng hóa, doanh nhân của ta có nhanh chóng củng cố thêm, tăng cường năng lực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22429.doc
Tài liệu liên quan