Đề tài Cơ cấu tổ chức và sự phù hợp của cơ cấu tổ chức đó với chiến lược kinh doanh của công ty may Việt Tiến

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG 5

1. Sự phù hợp giữa cơ cấu tổ chức và chiến lược kinh doanh 5

của công ty may Việt Tiến.

1.1.Giới thiệu về công ty 5

1.2.Cơ cấu tổ chức nội bộ của công ty may Việt Tiến 7

1.2.2. Các đặc trưng của cơ cấu tổ chức 8

1.2.2.1. Bộ máy lãnh đạo 8

1.2.2.2. Các phòng chức năng 9

1.2.2.3. Các đại lí và cửa hàng 9

1.2.2.4. Các chi nhánh 10

1.2.2.5. Các công ty liên doanh trong nước 10

1.2.2.6. Các công ty liên doanh nước ngoài 11

1.2.3.Các chiến lược kinh doanh phù hợp tương ứng với 12

cơ cấu tổ chức nội bộ của công ty

1.3. Cơ cấu tổ chức liên doanh của công ty may Việt Tiến 13

1.3.1. Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức công ty Mẹ - công ty Con 13

1.3.2. Các đặc trưng của cơ cấu tổ chức công ty Mẹ - công ty Con 13

1.3.2.1. Công ty Mẹ 13

1.3.2.2. Các công ty Con 14

1.3.2.3. Các công ty có vốn góp của công ty Mẹ 15

1.3.3.Các chiến lược kinh doanh tương ứng phù hợp 17

với cơ cấu tổ chức liên doanh của công ty

2. Phân tích sự phù hợp khi có sự thay đổi giữa cơ cấu tổ chức 17

và chiến lược kinh doanh của công ty may Việt Tiên.

2.1. Sự phù hợp giữa cơ cấu tổ chức nội bộ và chiến lược kinh doanh 17

2.1.1. Chiến lược đẩy mạnh công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường 18

2.1.2. Chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường các biện pháp quản lý 18

2.1.3. Chiến lược chú trọng yếu tố con người 18

2.1.4. Các kết quả từ sự phù hợp đó 19

2.2.Sự phù hợp giữa cơ cấu tổ chức liên doanh với chiến lược kinh doanh 21

của công ty may Việt Tiến

2.2.1. Chiến lược đẩy mạnh hợp tác trong nước 22

2.2.2. Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, kết hợp kinh doanh tổng 22

hợp và hợp tác quốc tế

2.2.3. Chiến lược sản xuất gắn với tiêu thụ và phát triển thị trường 22

2.2.4. Chiến lược nâng cao hoạt động sở hữư trí tuệ 24

2.2.5. Các kết quả đạt được từ sự phù hợp đó 25

3.Bài học kinh nghiệm và giải pháp 29

3.1.Bài học kinh nghiệm 29 3.2.Các giải pháp phát triển 29

3.2.1.Xây dựng đơn vị vững mạnh và toàn diện 29

3.2.1.1. Công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể 29

3.2.1.2. Công tác xây dựng đơn vị 29

3.2.1.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân sản xuất 30

3.2.1.4. Đầu tư, đổi mới công nghệ và thiết bị 31

3.2.2. Nâng cao sức cạnh tranh và phát triển 31

KẾT LUẬN 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7183 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ cấu tổ chức và sự phù hợp của cơ cấu tổ chức đó với chiến lược kinh doanh của công ty may Việt Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.2. Các phòng chức năng Việc tổ chức cơ cấu các phòng ban chức năng trong công ty Việt Tiến đã dược chia thành nhiều phòng ban khác nhau như: phòng kinh doanh, phòng thiết kế, phòng kế toán, phòng thời trang…. Và tương ứng với mỗi phòng là một bộ phận nhân sự nhất định phù hợp với cơ cấu tổ chức hoạt động của nó. Mỗi phòng lại có một chức năng và nhiệm vụ riêng để thực hiện các kế hoạch, các quyết định đã được thông qua của cấp trên. Nhưng những hoạt động đó phải được phối hợp thật sự ăn khớp và thống nhất với nhau, đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện được nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Đồng thời các phòng chức năng này phải có những đề xuất, góp ý với cấp trên để xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoat động thống nhất trong bộ máy của công ty may Việt Tiến. 1.2.2.3. Các đại lí và cửa hàng Hệ thống các đại lí và cửa hàng của công ty may Việt Tiến được phân bố rộng khắp trên thị trường khác nhau ở trong nước và nước ngoài. Riêng ở thị trường trong nước tập trung chủ yếu ở các khu vực trọng điểm lớn như: Hà Nội ,TP Hồ Chí Minh, Nha trang, Đà Nẵng…đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng khác nhau trong cả nước. Tuy nhiên hai khu vực có sức tiêu thụ lớn nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh - nơi có nhiều các đại lí và cửa hàng . Với hệ thống cửa hàng và đại lí của công ty may Việt tiến chủ yếu đươc tập trung ở hai khu vực lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn trong việc giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm của công ty. Đồng thời khẳng định được vai trò và vị trí của công ty may Việt Tiến trong quá trình đáp ứng các nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng trong nước. 1.2.2.4. Các chi nhánh Công ty may Việt Tiến đã có một hệ thống các chi nhánh khác nhau tham gia vào hoạt động kinh doanh ở nhiều thành phố khác nhau như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ,Tiền Giang, Bến Tre, Nha Trang, Đà Nẵng….đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng một cách kịp thời. Bên cạnh đó, công ty may Việt Tiến còn tiến hành các hoạt động liên doanh, liên kết với các bên đối tác nước ngoài như: EU, Bắc Mỹ, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông…để phối hợp với nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm và cung cấp các nguồn phụ liệu phục vụ cho ngành công nghiệp may mặc như: các tấm đệm lót, cúc áo, khuy áo… Và bảo đảm rằng sản phẩm của công ty còn có mặt và bán ở khắp các đại lí tiêu thụ, các quầy hàng khác nhau ở nhiều nước trên thế giới. 1.2.2.5. Các công ty liên doanh trong nước Với mục tiêu gắn công nghiệp Trung Ương với công nghiệp địa phương, phát triển lực lượng sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng sản phẩm xã hội, tăng kim ngạch xuất khẩu và góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp địa phương, công ty may Việt Tiến đã mở rộng hợp tác với các Tỉnh, Thành Phố trong cả nước bao gồm: Hà Nội, Nam Định, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ. Trong đó các đơn vị liên doanh gồm có: Công ty may Tây Đô là liên doanh giữa VTEC và công ty thực phẩm bách hoá Cần Thơ Công ty may Đồng Tiến là liên doanh giữa VTEC và sở thương mại du lịch Đồng Nai Công ty may Tiền Tiến là liên doanh giữa VTEC và công ty may thương nghiệp tổng hợp Tiền Giang Công ty may Việt Hồng là liên doanh giữa VTEC và ngân hàng công thương, tỉnh Bến Tre Công ty may Việt Tân là liên doanh giữa VTEC và công ty thương nghiệp Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang Công ty may Tiến Thuận là liên doanh giữa VTEC và công ty sản xuất kinh doanh tổng hợp, Tỉnh Ninh Thuận Các công ty liên doanh, xí nghiệp hợp tác sản xuất, liên doanh với công ty may Việt Tiến đều áp dụng phương thức: Việt Tiến chuyển giao công nghệ, đào tạo bộ máy quản lí, điều hành sản xuất, cung ứng thiết bị, khai thác thị trường và bao tiêu sản phẩm; còn các địa phương chủ yếu góp mặt bằng nhà xưởng, đất đai, và cung cấp lao đông tại chỗ. 1.2.2.6. Các công ty liên doanh nước ngoài Với mục tiêu mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh, công ty may Việt Tiến đã tiến hành các hoạt động hợp tác liên doanh với các đối tác nước ngoài để mở rộng phạm vi kinh doanh sang các lĩnh vực cung cấp thiết bị, sản xuất phụ liệu cho ngành may, kinh doanh thiết bị điện và điện tử… Hiện nay, các công ty tham gia hợp tác liên doanh với công ty may Việt Tiến gồm rất nhiểu đối tác ở nhiều nước trên thế giới: Công ty liên doanh sản xuất xơ gòn Golden-VTEC( Hồng Kông) Công ty liên doanh sản xuất xơ gòn EVC Hà Nội ( Hồng Kông) Công ty liên doanh sản xuất Mex Việt Pháp ( Đài loan) Công ty liên doanh sản xuất nút áo Việt Thuận ( Đài Loan) Công ty liên doanh cung cấp các trang thiết bị và đồ phụ tùng VIET TIEN TUNG ( Hồng Kông) Công ty liên doanh xuất - nhập khẩu dịch vụ và vận chuyển M&S- VTEC(Vương Quốc Anh) Hoạt động của các công ty liên doanh nước ngoài này đã góp phần đáng kể trong việc mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh của công ty Việt tiến. Nó giúp cho công ty may Việt Tiến không những mở rộng được thị trường tiêu thụ ra thị trường nước ngoài, mà còn có thể thu đươc một khoản kợi nhuận lớn, tăng doanh thu và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên các thị trường khác nhau. Đồng thời giúp Việt Tiến khẳng định vai trò và vị trí thương hiệu các sản phẩm Việt Tiến trong tiềm thức và nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng ở thị trường trong nước nói riêng và trên thị trường thế giới nói chung. 1.2.3.Các chiến lược kinh doanh phù hợp tương ứng với cơ cấu tổ chức nội bộ của công ty Để đứng vững và phát triển trong giai đoạn này, công ty may Việt Tiến đã sử dụng các chiến lược kinh doanh phù hợp với cơ cấu tổ chức nội bộ của công ty. Sự kết hợp hài hoà và hoạt động có hiệu quả giữa cơ cấu tổ chức và chiến lược kinh doanh này đã giúp Việt Tiến khằng định được vai trò và sự phát triển của mình trên thị trường ngành công nghiệp Dệt, May lúc bấy giờ. Các chiến lược mà Việt Tiến sử dụng trong giai đoạn này là: Chiến lược đẩy mạnh công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường. Chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường các biện pháp quản lý. Chiến lược chú trọng yếu tố con người . 1.3. Cơ cấu tổ chức liên doanh của công ty may Việt Tiến Sau một thời gian hoạt động lâu dài, công ty may Việt Tiến đã thực hiện khá hiệu quả chương trình hợp tác sản xuất, kinh doanh với các đơn vị trong nước và ngoài nước để mở rộng quy mô và phạm vi hoạt đông kinh doanh của mình sang nhiều lĩnh vực khác nhau thông qua mô hình cơ cấu tổ chức công ty Mẹ -công ty Con. 1.3.1. Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức công ty Mẹ - công ty Con Mô hình này là sự liên doanh, lỉên kết giữa công ty may Việt Tiến với các công ty liên doanh ở trong nước và ngoài nước, cùng nhau phối hợp các hoạt động và thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra của toàn công . Các công ty con Công ty Mẹ Các công ty có vốn góp của công ty Mẹ Công ty con Hình 1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức công ty Mẹ - công ty Con của công ty may Việt Tiến 1.3.2. Các đặc trưng của cơ cấu tổ chức công ty Mẹ - công ty Con 1.3.2.1. Công ty Mẹ Công ty Mẹ được hình thành từ các văn phòng, các xí nghiệp trực thuộc khu A và ba hợp đồng hợp tác kinh doanh là: TUNGSHING – VTEC, MS – VTEC, VTEC – CLISPAL thuộc công ty may Việt Tiến hiện nay. Công ty Mẹ là doanh nghiệp nhà nước trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và có vốn đầu tư ở các công ty khác, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại công ty Mẹ và vốn đầu tư vào các công ty khác. Công ty Mẹ: Công ty may Việt Tiến. Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT IMPORT – EXPORT COMPANY. Tên viết tắt: VTEC. Trụ sở chính: số 7 Lê Minh Xuân, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số các bộ công nhân viên: có 9000 người (nếu tính cả đơn vị liên doanh thì tống số cán bộ công nhân viên là 19000 người). Vốn điều lệ của công ty Mẹ tại thời điểm 31/12/2003 là 126.461.014.849 đồng (một trăm hai mươi sáu tỷ, bốn trăm sáu mươi mốt triệu, mười bốn ngàn, tám trăm bốn chín đồng). Cơ cấu quản lý của công ty Mẹ hoạt động dựa trên cơ cấu tổng giám đốc và bộ máy giúp việc. Quyền và nghĩa vụ của công ty Mẹ; tổ chức, quản lý của công ty Mẹ; quan hệ giữa công ty Mẹ và công ty Con, công ty có vốn góp của công ty Mẹ; quan hệ giữa công ty Mẹ với tổng công ty Dệt – May Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Mẹ. Công ty Mẹ có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của công ty may Việt Tiến hiện nay. 1.3.2.2. Các công ty Con Công ty Con là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty Mẹ sở hữu 100% vốn; công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên mà công ty Mẹ giữ cổ phần, vốn góp chi phối. Công ty Con có tư cách pháp nhân, có tài sản, tên gọi, bộ máy quản lý riêng, tự chịu trách nhiệm dân sự trong phạm vi số tài sản của doanh nghiệp; được tổ chức và hoạt động theo các quy định pháp luật tương ứng với các quy định của công ty Con. Các công ty Con phải có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và phối hợp với công ty Mẹ để cùng nhau thực hiện chiến lược kinh doanh đề ra, làm cho bộ máy tổ chức hoạt động ăn khớp và thống nhất với nhau giúp đem lại hiệu quả kinh doanh và khẳng định được vai trò và vị trí của công ty may Việt Tiến trên thị trường. Trong các công ty Con thì gồm có: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên: Công ty TNHH may Tây Đô Công ty TNHH may Đồng Tiến Công ty TNHH may Tiền Tiến Công ty TNHH may Thuận Tiến Các công ty cổ phần: Công ty cổ phần may Việt Hà Công ty cổ phần may Vĩnh Tiến Công ty cổ phần may Việt Hải Công ty cổ phần cơ khí Dệt may Thủ Đức Công ty cổ phần may Việt Long 1.3.2.3. Các công ty có vốn góp của công ty Mẹ Công ty có vốn góp của công ty Mẹ: là doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp không chi phối (<50% vốn điều lệ) của công ty Mẹ, tổ chức dưới hình thức công ty cố phần, công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, công ty liên doanh với nước ngoài. Hoạt động của các công ty Mẹ, các công ty này dựa trên cơ sở cùng nhau hợp tác phối hợp với công ty Mẹ để mở rộng phạm vi kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác nhau trên thị trường như: cung cấp thiết bị, sản xuất phụ liệu cho ngành may, kinh doanh thiết bị điện và điện tử… đồng thời phát triển chiến lược đa dạng hoá thị trường tiêu thụ ra nước ngoài để giảm thiểu rủi ro khi nhu cầu tiêu thụ ở một thị trường nào đó giảm sút. Các công ty có vốn góp của công ty Mẹ gồm có: Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên: Công ty TNHH may Việt Hồng Công ty TNHH may Việt Tân Công ty TNHH may Tiến Thuận Công ty cổ phần: Công ty cổ phần may Việt Hưng Công ty cổ phần may Việt Thịnh Công ty liên doanh nước ngoài: Công ty TNHH liên doanh sản xuất tấm bông PE (GOLDEN - VTEC) Công ty TNHH sản xuất kinh doanh tấm bông PE Hà Nội (EVC) Công ty TNHH liên doanh sản xuất nút nhựa Việt Thuận Công ty TNHH liên doanh sản xuất MEX Việt Phát Cho đến nay sản phấm của Việt Tiến đã xuất khẩu qua 62 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm có thị trường EU, Bắc Mỹ, ASEAN, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông… Chiến lược sản xuất kinh doanh đã được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Quy mô, cơ cấu của công ty được mở rộng không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả thị trường nước ngoài thông qua chương trình hợp tác sản xuất, kinh doanh giữa các bên với nhau. 1.3.3.Các chiến lược kinh doanh tương ứng phù hợp với cơ cấu tổ chức liên doanh của công ty Khi công ty may Việt Tiến thay đổi cơ cấu và chiến lược kinh doanh của mình bằng cách mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh ra cả thị trường trong nước và nước ngoài thông qua mô hình cơ cấu tổ chức công ty Mẹ - công ty Con thì các chiến lược kinh doanh tương ứng cũng có sự thay đổi theo cho phù hợp với nó. Các chiến lược kinh doanh này đã góp phần to lớn trong việc phát triển và mở rộng thị trường, đa dạng hoá loại hình kinh doanh của công ty sang nhiều lĩnh vực khác nhau. Các chiến lược kinh doanh mà công ty sử dụng trong giai đoạn này là: Chiến lược đẩy mạnh hợp tác trong nước Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, kết hợp kinh doanh tổng hợp và hợp tác quốc tế Chiến lược sản xuất gắn với tiêu thụ và phát triển thị trường Chiến lược nâng cao hoạt động sở hữư trí tuệ 2. Phân tích sự phù hợp khi có sự thay đổi giữa cơ cấu tổ chức và chiến lược kinh doanh của công ty may Việt Tiến 2.1. Phân tích sự phù hợp giữa cơ cấu tổ chức nội bộ và chiến lược kinh doanh Từ một xí nghiệp chủ yếu là sản xuất may gia công thuần tuý để thực hiện Nghị Định Thư của Chính Phủ với Liên Xô và Đông Âu vào những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, cho đến khi thị trường Liên Xô và Đông Âu không còn nữa thì Việt Tiến vẫn không ngừng phát triển vững chắc cả về quy mô và hiệu quả kinh tế nhờ thực hiện có hiệu quả các chiến lược, các chương trình, mục tiêu, các biện pháp đồng bộ về tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lí, điếu hành, hợp lí hoá sản xuất, đầu tư đổi mới trang thiết bị, áp dụng kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, lấy kế hoạch gắn với thị trường làm khâu trọng tâm. 2.1.1. Chiến lược đẩy mạnh công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường Với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty, Việt Tiến đã sớm nhìn ra tiềm năng của thị trường nội địa. Năm 1989, khi nhiều công ty may đang dồn sức lực để làm hàng xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Liên Xô, thì Việt Tiến đi vào xây dựng thị trường nội địa. Chẳng bao lâu, sản phẩm áo sơ mi thương hiệu “Vtec” của công ty may Việt Tiến đã được người tiêu dùng biết đến. Các kênh phân phối và tiêu thụ của Việt Tiến ở thị trường trong nước đã được mở rộng địa bàn hoạt động ra nhiều khu vực khác nhau ở khắp các Tỉnh và Thành Phố trong cả nước. Hệ thống đại lí và cửa hàng đã xuất hiện ở nhiều nơi, tạp trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các chi nhánh của Việt Tiến cũng được phân phối rộng rãi cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. 2.1.2. Chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường các biện pháp quản lý Để phục vụ cho mục tiêu phát triển và yêu cầu của thị trường và nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, công ty may Việt Tiến đã tiến hành đầu tư đúng hướng và có trọng tâm. Các hạng mục đầu tư chủ yếu tập trung vào các máy móc, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại và mở rộng nhà xưởng sản xuất. Chương trình đầu tư, đổi mới, mở rộng và phát triển sản xuất được thực hiện theo phương trâm từng bước vững chắc, phù hợp với khả năng tài chính, đạt hiệu quả cao sau đầu tư. 2.1.3. Chiến lược chú trọng yếu tố con người Đẻ điều hành bộ máy hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp lí và có hiệu quả, công ty may Việt Tiến đã chú trọng đến công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực, coi nhân tố con người là điều kiện quyết định đến quá trình hoạt động của công ty. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực của công ty luôn đảm bảo cho cán bộ công nhân viên có được điều kiện làm việc thích hợp, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và khuyến khích họ nâng cao trình độ tay nghề của mình. Các nhân viên trong các phòng ban chức năng luôn được đào tạo nâng cao trình độ, hoặc tuyển dụng mới sao cho phù hợp với yêu cầu công việc đặt ra và vị trí của mỗi người trong các bộ phận chức năng tương ứng nhằm phối hợp một cách có hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. 2.1.4. Các kết quả từ sự phù hợp đó Sự phù hợp giữa cơ cấu tổ chức nội bộ và chiến lược kinh doanh tương ứng của công ty may Việt Tiến đã đem lại cho công ty những hiệu quả kinh tế nhất định. Kết quả đạt được từ những năm 1989: Giá trị sản lượng: 5,6 tỷ VNĐ Sản lượng sản xuất công nghiệp: 3,25 triệu VNĐ Tổng doanh thu: 9,24 tỷ VNĐ Lợi nhuận: 1,26 tỷ VNĐ Nộp ngân sách: 0,62 tỷ VNĐ Kim ngạch xuất khẩu: 8,5 triệu USD Thu nhập bình quân CBCNV: 166600 VNĐ/người/tháng Bảo toàn và phát triển: 3,16 tỷ VNĐ Cơ cấu thị trường của Việt Tiến đã được xác định như sau: Bảng 2.1.Tỷ lệ phần trăm cơ cấu thị trường các nước STT Các nước Năm 1989 1 2 3 4 5 Châu âu Châu mỹ Asean Nhật Nội địa 25% 35% 10% 20% 10% (Nguồn: Sách: “Doanh nghiệp - Doanh nhân điển hình tiên tiến Việt Nam”, NXB Lao Động, trang 73) Vẽ đồ thị Hình 2.1.Biểu đồ hình tròn vể cơ cấu thị trường của công ty may Việt Tiến năm 1989 2.2. Phân tích sự phù hợp giữa cơ cấu tổ chức liên doanh với chiến lược kinh doanh của công ty may Việt Tiến Đứng trước xu hướng thay đổi của thị trường, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty may Việt Tiến đã dần có sự thay đổi đáng kể nhất định. Cơ cấu tổ chức của công ty đã được mở rộng ra theo mô hình công ty Mẹ - công ty Con. Và tương ứng với mô hình này thì các chiến lược kinh doanh cũng đã có những điều chỉnh nhất định để thích nghi và làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển của công ty ở cả thị trường trong nước và ngoài nước. 2.2.1. Chiến lược đẩy mạnh hợp tác trong nước Từ năm 1991 đến nay, Việt Tiến không ngừng mở rộng hợp tác với 8 tỉnh và thành phố gồm: Hà Nội, Nam Định, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ và Vĩnh Long thành lập ra 13 liên doanh và cơ sở hợp tác về may mặc. Các đối tác trong nước của Việt Tiến cũng rất phong phú: từ ngành quản lí địa phương, ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, xí nghiệp của quân đội, đến cả chính quyền địa phương xã. Những công ty liên doanh, xí nghiệp hợp tác sản xuất đều được Việt Tiến có chiến lược hợp tác chặt chẽ, hai bên cùng có lợi và khai thác được các lợi thế của từng địa phương, từng đơn vị liên doanh. Các doanh nghiệp trong nước đến nay đều hoạt động có hiệu qủa và thành công. Nhiều xí nghiệp sau một thời gian làm ăn có hiệu qủa lại tiếp tục mở rộng và phát triển lớn hơn theo mô hình xí nghiệp Mẹ - xí nghiệp Con.Cụ thể gồm có: Công ty may Đồng Tiến (Đông Nai) liên doanh với nhà máy gỗ Tân Mai phát triển thêm xí nghiệp may Đông Thịnh và mở thêm xí nghiệp may 7 tại huyện Thồng Nhất, Đồng Nai giải quyết việc làm cho 500 lao động. Công ty may Tây Đô (Cần Thơ) liên doanh với quân khu 9 để mở thêm xí nghiệp may Rạng Đông công suất 1 triệu sản phẩm/năm, giải quyết việc làm cho 350 lao động và thành lập một đội xe tải chở khách. Công ty may Tiền Tiến ( Tiền Giang) mở thêm xí nghiệp may 2 với công suất 1 triệu sản phầm/năm, giải quyết việc làm cho 300 lao động. 2.2.2. Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, kết hợp kinh doanh tổng hợp và hợp tác quốc tế Công ty may Việt Tiến đi đầu trong hợp tác liên doanh với nước ngoài nhằm đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng các lĩnh vực sản xuất, tạo ra sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành may - những sản phẩm mà ngành may mặc trong nước rất thiếu. Đồng thời tận dụng nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ, công nghệ thiết bị của phía nước ngoài. Hàng năm, các đơn vị liên doanh trong và ngoài nước đã đạt doanh số khoảng 421 tỷ đồng, đóng góp lợi nhuận về công ty gần 4,2 tỷ đồng. Ngoài ra, Việt Tiến còn hợp tác với phía nước ngoài để thành lập các cửa hàng, xí nghiệp, hợp tác liên doanh về thương mại, dịch vụ như: cửa hàng kinh doanh thiết bị và linh kiện may với Tungshing Sewing Machine (Hồng Kông), xí nghiệp dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu với công ty M&S Holding Ltd của vương quốc Anh, kinh doanh thiết bị điện lạnh công nghiệp và dân dụng nhãn hiệu CARRIES, kinh doanh thiết bị viễn thông như: điện thoại di động, điện thoại để bàn, tổng đài dưới 32 số….Năm 2001, các liên doanh với nước ngoài đem về cho Việt Tiến 65 tỷ đồng doanh thu và 10,3 tỷ đồng lợi nhuận. 2.2.3. Chiến lược sản xuất gắn với tiêu thụ và phát triển thị trường Chiến lược mà Việt Tiến liên tục theo đuổi trong những năm qua là chiến lược sản xuất gắn với tiêu thụ và phát triển thị trường, đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, chú trọng công tác Đảng Đoàn, chăm sóc người lao động, nhằm xây dựng doanh nghiệp vững mạnh toàn diện. Với phương châm sản xuất gắn với thị trường, trong những năm qua, công ty đã tập trung nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, thiết kế mẫu mốt, chế tạo sản phẩm mới, đẩy mạnh công tác Marketing, giới thiệu sản phẩm thông qua các cuộc triển lãm, hội chợ “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Công ty đặc biệt chú trọng mở rộng thị trường bằng cách giữ uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá thành hợp lí, đúng tiến độ giao hàng, sẵn sàng thực hiện các hợp đồng xuất khẩu với số lượng nhỏ đến số lượng lớn, thoả mãn các yêu cầu của khách hàng. Công ty đặc biệt quan tâm đến chiến lược phát triển khách hàng và thị trường trong nước, ngoài nước, sự tín nhiệm của khách hàng với sản phẩm Việt Tiến rất cao. Thương hiệu sản phẩm của Việt Tiến đã được khẳng định trên thị trường trong nước và ngoài nước. Hiện nay, Việt Tiến có 77 khách hàng trong nước, 82 khách hàng ngoài nước của 52 quốc gia trên thế giới. Với phương châm tập trung vào hàng nội địa, ưu tiên khách hàng truyền thống, gắn bó lâu dài, hợp tác lâu năm, đồng thời phát triển thêm khách hàng ở thị trường mới. Đến nay, Việt Tiến đã vươn cánh tay của mình đến 61 quốc gia trên thế giới qua mối quan hệ làm ăn với trên 100 khách hàng nước ngoài. Bên cạnh việc thực hiện hợp đồng theo hạn ngạch, từ nhiều năm trở lại đây, công ty liên tục đẩy mạnh song hành hai hình thức: Xuất khẩu hàng FOB và mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa. Năm 2001, tỷ trọng hàng FOB xuất khẩu trong doanh thu sản xuất chiếm đến 48%, nhờ đó Việt Tiến đạt 100 tỷ VNĐ trong nước, sản phẩm mang nhãn hiệu VTEC lả một trong những hàng may mặc có uy tín nhất, nằm trong TOPTEN hàng Việt Nam chất lượng cao. Năm 2001, hệ thống gần 100 cửa hàng, đại lí trong cả nước đã đem về cho công ty 44 tỉ VNĐ doanh thu. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Việt Tiến sớm đưa vào ứng dụng các chương trình quản lí chất lượng ISO9002 từ năm 1999, SA8000 vào năm 2002.Trung bình mỗi năm,Việt Tiến chi cho quỹ đầu tư xây mới và mua sắm, sử dụng máy móc từ 30 đến 40 tỷ VNĐ, bằng khoản 5-7% tổng doanh thu. Trong năm 2001, công ty đã đầu tư trên 45 tỷ đồng mua sắm thiết bị điện tử, mạnh dạn đưa dây chuyền Hanger tự động hoá vào các xí nghiệp May 2, May 8 và đưa vào hoạt động xí nghiệp May hiện đại Long Tiến, trang bị phần mềm thiết kế thời trang và nâng cấp, bổ sung hàng loạt máy vi tính thế hệ mới cho hoạt động quản lí điều hành. 2.2.4. Chiến lược nâng cao hoạt động sở hữư trí tuệ Công ty may Việt Tiến luôn chú tâm vào nâng cao hoạt động sở hữư trí tuệ để đem lại lòng tin cho người tiêu dùng trong nước và ngoài nước. Hiện nay, công ty đã có bộ phận chuyên trách riêng trong từng lĩnh vực này gồm: Một giám đốc điều hành phụ trách về sở hữu trí tuệ và phân công cán bộ chuyên trách theo dõi lĩnh vực này. Công ty luôn có tổ công tác thường xuyên có mặt ở thị trường để kiểm tra, chụp ảnh, thu thập chứng cứ, ghi nhận địa chỉ, thống kê danh sách địa điểm vi phạm, kịp thời cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng và biện pháp đối ứng ở các tỉnh, thành phố. Các tổng đại lí, các chi nhánh Việt Tiến ở từng khu vực có trách nhiệm kiểm tra phát hiện và làm việc trực tiếp với cơ quan chức năng tại địa phương để kịp thời ngăn chặn việc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và bố trí hẳn một bộ phận theo dõi về đăng kí và xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay, công ty đã đăng kí 42 nhãn hiệu ở trong nước, 2 nhãn hiệu ra nước ngoài, gồm tại Hoa Kỳ và Canađa là “Việt Tiến”, 1 nhãn hiệu tại liên minh châu âu và các nước ASEAN là “Ttup”. Trong số 16 sáng kiến làm lợi cho công ty có một số sáng kiến trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chống hàng nhái, hàng giả như: Vận động toàn thể cán bộ công nhân viên, cư ngụ trên nhiều khu vực khác nhau phát hiện kịp thời thông báo cho công ty qua đường dây nóng trực tiếp với Tổng Giám Đốc và các bộ phận kiểm soát thị trường tại các địa phương để xử lí kịp thời. Nhờ vậy, công ty đã kịp thời cùng các cơ quan chức năng xử lí từ 70% đến 80% các vụ việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, kiểm tra một số cơ sở làm hàng nhái sản phẩm của công ty. Song song với các biện pháp ngăn chặn, công ty đặc biệt chú trọng đến việc trang bị các thiết bị, công nghệ hiện đại tạo ra những sản phẩm riêng biệt của mình như: tạo những đặc điểm về kĩ thuật, chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO9001-2000 trên cơ sở in vẽ thiết kế chính xác trên các thiết bị hiện đại nhất, bảo đảm độ chính xác cao đúng tiêu chuẩn, tạo ra những đường may thẳng, đều bền chắc cho sản phẩm…Đồng thời tạo ra các đặc điểm về hình thức như: chỉ mang nhãn hiệu “Việt Tiến”, hoặc “VTEC”, riêng đối với các sản phẩm cao cấp có đặc điểm chống hàng giả rất dễ nhận biết . Với tất cả các biện pháp của công ty nói chung, nhằm phục vụ tốt nhu cầu mua sắm, ăn mặc của người tiêu dùng trong và ngoài nước. 2.2.5. Các kết quả đạt được từ sự phù hợp đó Tương ứng với sự thay đổi của cơ cấu tổ chức thì các chiến lược kinh doanh cũng có sự điều chỉnh một cách hợp lí cho phù hợp với cơ cấu tổ chức đó. Điều đó đã được thể hiện thông qua kết quả sản xuất, kinh doanh mà công ty đã đạt được trong thời gian qua. Thành tích sản xuất, kinh doanh năm 1989 so với năm 2002: Bảng 2.2.Kết quả sản xuất kinh doanh năm 1989 so với năm 2002 STT Các chỉ tiêu Năm 1989 Năm 2002 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Giá trị tổng sản lượng Sản lượng sản xuất công nghiệp Tổng doanh thu Lợi nhuận Nộp ngân sách Kim ngạch xuất khẩu Tổng vốn đầu tư,đổi mới Thu nhập bình quân CBCNV Bảo toàn và phát triển 5,6 tỷ VNĐ 3,2 triệu sản phẩm 9,24 tỷ VNĐ 1,26

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc337.doc
Tài liệu liên quan