Đề tài Cơ chế quản lý lãi suất tín dụng đối với ngân hàng thương mại và tín hiệu quả của nó

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sử dụng nhiều công cụ khác nhau trong đó có lãi suất, để thực hiện điều hành chính sách tiền tệ quốc gia thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của mình. Tuỳ theo chính sách, chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ trong từng thời kỳ và những diễn biến trên thị trường tài chính-tiền tệ trong nước, quốc tế mà NHNN quy định cơ chế điều hành lãi suất cho phù hợp. Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật do NHNN ban hành quy định về cơ chế điều hành lãi suất phải đảm bảo nguyên tắc: đúng thẩm quyền và phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Sau nhiều năm thực hiện điều hành cơ chế lãi suất thoả thuận, ngày16/5/2008, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN quy đinh về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ( quyết định số 16) trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 (có hiệu lực ngày 1/1/2006). Theo đó, kể từ ngày 19/5/2008, NHNN thực hiện cơ chế lãi suất trần huy động bằng đồng Việt Nam và sử dụng công cụ lãi suất cơ bản để điều tiết lãi suất kinh doanh bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng theo tín hiệu của thị trường. Việc NHNN thay đổi cơ chế điều hành lãi suất này đã làm cho nhiều ngân hàng và doanh nghiệp lúng túng xác định lãi suất cho vay trong các hợp đồng tín dụng đã được kí kết.

doc27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ chế quản lý lãi suất tín dụng đối với ngân hàng thương mại và tín hiệu quả của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền tệ được điều hành một cách thận trọng, linh hoạt và phù hợp với diễn biến thực tế. Chính vì vậy việc cho áp dụng lãi suất thỏa thuận, là bước đột phá để thực hiện tự do hóa lãi suất, lãi suất trên thị trường vẫn tương đối ổn định. Lãi suất VND có xu hướng tăng nhẹ phản ánh đúng quan hệ cung cầu. Chênh lệch giữa VND và USD khá rộng, khoảng 5%/năm, nhờ đó đã hạn chế chuyển dịch từ VND sang USD. Nhưng vào ngày 1/2/2008 thì NHNN đã quyết định điều chỉnh tăng mức lãi suất cơ bản từ 8,25% lên 8,75%/năm. Đầu năm 2008, với hàng loạt các biện pháp kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN về việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm rút bớt tiền từ lưu thông về, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Theo Quyết định, Ngân hàng Nhà nước sẽ mở rộng diện các loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc, bao gồm các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, thay cho việc áp dụng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 24 tháng trở xuống. Tiếp đó là quyết định số 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bằng tiền đồng dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng nhằm thu hút 20.300 tỉ đồng. Chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã gay ra sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại phải đối mặt với khó khăn thiếu hụt nguồn cung tiền đồng sau những quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Tình trạng thiếu hụt tiền đồng của các ngân hàng thể hiện qua việc lãi suất cho vay qua đêm của các ngân hàng trong vòng một tháng qua đã có lúc lên tới 30%. Điều này đã đẩy các ngân hàng đến chỗ đua nhau tăng lãi suất huy động. Dẫn đến lãi suất huy động VND có kỳ hạn biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm. Đó cũng là thời điểm mà hoạt động cho vay của nhiều ngân hàng thương mại cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng; cả năm ước chỉ tăng khoảng 21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%). Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã quy định trần lãi suất huy động là 12%/năm theo công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 nhằm hạn chế cuộc đua này. Đặc biệt, trong lần điều chỉnh ngày 19/5 (lên 12%), lãi suất cơ bản được trả lại đúng chức năng của nó, trở thành một cơ sở để xác định hành lang pháp lý cho lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, thay vì xơ cứng và mờ nhạt trước đó. 2.2. Giai đoạn từ 19/05/2008 đến nay: Thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản. Cơ chế này linh hoạt hơn cơ chế lãi suất thỏa thuận tạo điều kiện cạnh tranh giữa các NHTM làm giảm chi phí hoạt động ngân hàng, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ: thẻ tín dụng…Lãi suất có xu hướng giảm xuống, cả lãi suất tiền vay và lãi suất huy động đều giảm. Ngày 19/5/2008, Ngân hàng Nhà nước chính thức áp cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng. Đó chính là Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Theo Quyết định này, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động và lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng trong từng thời kỳ; quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 5 năm 2002 về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VNĐ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng hết hiệu lực thi hành. Việc huy động vốn bằng VNĐ của các tổ chức tín dụng phù hợp với quy định về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, mức trần lãi suất huy động 12%/năm theo công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 cũng không còn hiệu lực. Từ thời điểm đó, hoạt động cho vay của các các ngân hàng có sự thay đổi căn bản; khái niệm “lãi suất cho vay tối đa” xuất hiện trên thị trường, đồng nghĩa với những mức lãi suất cho vay từ 22% - 25% trước đó được loại bỏ cùng với các loại phí thu thêm, trần lãi suất huy động thỏa thuận giữa các thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có từ những năm trước cũng bị xóa bỏ. Đến cuối tháng 7, cùng với sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm; ít nhất có 8 đợt điều chỉnh trên diện rộng. Từ đỉnh điểm trên 19%/năm, lãi suất huy động VND rút về quanh mốc 8%/năm; lãi suất cho vay tối đa từ 21%/năm về còn 12,75%/năm. Qua đó, đã ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các Ngân hàng thương mại trong những tháng cuối năm 2008, an toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống ngân hàng. Khắc phục được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn giữa các Ngân hàng thương mại. Cùng với diễn biến lạm phát có xu hướng giảm, kinh tế vĩ mô ổn định và hoạt động của các Ngân hàng thương mại đảm bảo khả năng thanh toán, làm cho thị trường tiền tệ và lãi suất trong năm 2009 tương đối ổn định. Thực ra vào đầu năm 2009, khi Chính phủ cho áp dụng cơ chế hỗ trợ lãi suất 4%/năm, NHNN cũng đã cho áp dụng lãi suất thỏa thuận đối với các đối tượng vay VNĐ ngắn hạn phục vụ đời sống, dù những đối tượng này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ vay ngân hàng. Trong thời gian gần đây, những tháng đầu năm 2010, lãi suất huy động có dấu hiệu nhích dần lên. Một số ngân hàng công bố mức lãi suất tiết kiệm vượt trên “mức sàn” 11,5%, xuất hiện trở lại các hình thức khuyến mãi, huy động kỳ hạn siêu ngắn như trước đây, đẩy lãi suất thực vượt quá 12%/năm. Thực tế này khiến nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất cho vay trở nên khó khăn hơn, ngược với mong muốn của Chính phủ, thậm chí làm tăng thêm sự hoài nghi đối với tiến trình tự do hóa lãi suất theo cơ chế thỏa thuận, mặc dù cơ chế này đã chứng minh được vai trò không thể thay thế của nó trong việc điều tiết có hiệu quả quan hệ cung cầu vốn. Nguyên nhân là do một số ngân hàng vẫn chạy theo lợi nhuận đơn thuần, dựa dẫm vào mô hình kinh doanh tín dụng theo kiểu “đầu tư cơ hội” như: tiêu chí cho vay dễ dãi, quay vòng vốn nhanh, lãi suất thỏa thuận cao, tập trung vốn vào lĩnh vực nhạy cảm như đầu cơ bất động sản, lướt sóng chứng khoán, khuyến khích tiêu dùng, tăng trưởng tín dụng nóng... Cách kinh doanh này tiềm ẩn những rủi ro khó lường về khả năng thanh toán và đạo đức nghề nghiệp, cho dù đối lập hoàn toàn với tôn chỉ kinh doanh chuyên nghiệp, nhưng vẫn đang được tận dụng tối đa để đáp ứng các “nhu cầu khả dụng” vốn dĩ rất đa dạng trên thị trường, đồng thời là “đầu ra lý tưởng” để tiêu hóa khối lượng vốn “đầu vào lãi suất cao”. Cách thức kinh doanh như vậy dễ dàng biến ngân hàng trở thành bạn đồng hành với những khuyết tật của cơ chế chính sách, càng làm gia tăng thêm sự bất ổn đối với nền kinh tế. 2.3. Các quy định pháp lý về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản ở Việt Nam hiện nay: Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sử dụng nhiều công cụ khác nhau trong đó có lãi suất, để thực hiện điều hành chính sách tiền tệ quốc gia thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của mình. Tuỳ theo chính sách, chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ trong từng thời kỳ và những diễn biến trên thị trường tài chính-tiền tệ trong nước, quốc tế mà NHNN quy định cơ chế điều hành lãi suất cho phù hợp. Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật do NHNN ban hành quy định về cơ chế điều hành lãi suất phải đảm bảo nguyên tắc: đúng thẩm quyền và phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Sau nhiều năm thực hiện điều hành cơ chế lãi suất thoả thuận, ngày16/5/2008, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN quy đinh về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ( quyết định số 16) trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 (có hiệu lực ngày 1/1/2006). Theo đó, kể từ ngày 19/5/2008, NHNN thực hiện cơ chế lãi suất trần huy động bằng đồng Việt Nam và sử dụng công cụ lãi suất cơ bản để điều tiết lãi suất kinh doanh bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng theo tín hiệu của thị trường. Việc NHNN thay đổi cơ chế điều hành lãi suất này đã làm cho nhiều ngân hàng và doanh nghiệp lúng túng xác định lãi suất cho vay trong các hợp đồng tín dụng đã được kí kết. 2.3.1. Lãi suất cho vay bằng VND: Trong những tháng đầu năm 2008, lạm phát diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng, NHNN đã thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm ưu tiên thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, các doanh nghiệp và ngân hàng Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Cho đến giữa tháng 10/2008, khi nền kinh tế thế giới đã bước đầu được phục hồi bởi các biện pháp giải cứu, hỗ trợ của NHNN. Chính phủ các nước và tình hình lạm phát trong nước đã có những tín hiệu được kiềm chế ( chỉ số giá tiêu dùng giảm, nhập siêu giảm…), NHNN ban hành 1 loạt các quyết định về giảm lãi suất cơ bản (từ 14%/năm xuống 13%/năm hay 12%/năm), giảm lãi suất tái cấp vốn (từ 15%/năm xuống 14%/năm hay 13%/ năm), giảm lãi suất tái chiết khấu (từ 13%/năm xuống 12%/năm hay 11%/năm), tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc (từ 5%/năm lên 10%/năm) và cho phép các tổ chức tín dụng (nếu có nhu cầu) được thanh toán tín phiếu bắt buộc trước hạn… để tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động hơn về nguồn vốn, thanh khoản và giảm lãi suất cho vay. Ngay sau khi NHNN ban hành các quyết định nêu trên, nhiều ngân hàng thương mại đã hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh xã hội. Mức giảm lãi suất cho vay cụ thể phụ thuộc vào chính sách cho vay, nguồn vốn huy động hiện có và khả năng, điều kiện thực tế của mỗi ngân hàng. Mức lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam được đa số các ngân hàng áp dụng hiện nay là khoảng từ 15%/năm - 16%/năm. Mặc dù đã áp dụng các biện pháp nói trên để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng, nhưng NHNN vẫn yêu cầu các ngân hàng nghiêm túc thực hiện những biện pháp ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu, chấp hành đúng quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và tiếp tục điều chỉnh cơ cấu tín dụng để tăng vốn cho các lĩnh vực sán xuất, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án đầu tư khả thi, có hiệu quả và khả năng trả nợ đúng hạn. Việc NHNN thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cơ bản và giảm lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam từ 14%/năm xuống 13%/năm rồi 12%/năm đã dẫn đến việc thay đổi lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam mà ngân hàng ấn định đối với khách hàng. Đối với những hợp đồng tín dụng được ký sau ngày áp dụng lãi suất cơ bản nói trên, ngân hàng và doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thoả thuận lãi suất cho vay vì các bên đã biết, hiểu cơ chế điều hành lãi suất mới và lãi suất cơ bản 13%/năm hoặc 12%/năm. Song, đối với những hợp đồng tín dụng bằng đồng Việt Nam được ký kết trước ngày 21/10/2008 mà trong đó, lãi suất cho vay được ấn định trên cơ sở lãi suất cơ bản bằng 14%/năm, thì ngân hàng và doanh nghiệp không biết có nên điều chỉnh lãi suất cho vay trong các hợp đồng tín dụng đó hay không? Nguyên nhân là ở chỗ,việc điều chỉnh hạ lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam nói trên của NHNN diễn ra trong một thời gian ngắn (trong vòng hơn 01 tháng áp dụng 3 mức lãi suất cơ bản) : bắt đầu từ 01/10/2008 áp dụng lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 14%/năm; từ ngày 21/10/2008 áp dụng lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 13%/năm và từ ngày 05/11/2008 áp dụng lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 12%/năm. Sự kiện điều chỉnh hạ lãi suất cơ bản nêu trên được công bố sau khi ngân hàng và doanh nghiệp đã ký kết nhiều hợp đồng tín dụng có lãi suất cho vay được xác định trên cơ sở lãi suất cơ bản cũ (14%/năm). Do vậy, một số ngân hàng đã thận trọng gửi văn bản đề nghị NHNN hướng dẫn ấn định lãi suất và hạ lãi suất cơ bản nêu trên. Hợp đồng tín dụng được coi là “luật chơi” giữa bên cho vay và bên đi vay, ghi nhận ý chí của các bên phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Ý chí của các bên được thể hiện thông qua những cam kết, thoả thuận cụ thể trong hợp đồng tín dụng. Khi hợp đồng tín dụng được kí kết, thì ý chí của các bên được xác lập và các bên phải có nghĩa vụ tuân thủ những cam kết, thoả thuận trong hợp đồng tín dụng đó. Những văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý để các bên thương lượng đàm phán, thể hiện ý chí và ghi trong hợp đồng tín dụng phải đang còn hiệu lực tại thời điểm kí hợp đồng và điều chỉnh nội dung của hợp đồng tín dụng đó. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 1 điều 80 Luật ban hành văn bản quy phạm năm 1996: Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định trong những trường hợp cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về trước, với điều kiện quy định hồi tố không được làm nặng hơn và phát sinh thêm trách nhiệm pháp lý mới. Trường hợp có quy định hiệu lực trở về trước, thì văn bản quy phạm pháp luật đó phải quy định rõ thời điểm có hiệu lực. Quyết định số 16 không quy định hiệu lực áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng đã được kí kết trước ngày 19/05/2008, nên lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam trong các hợp đồng tín dụng đã được kí trước thời điểm này không chịu sự điều chỉnh theo lãi suất trần (không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố) được quy định tại Quyết định số 16. Đối với các hợp đồng tín dụng quy định lãi suất cho vay có điều chỉnh, thì khi đến kì hạn điều chỉnh lãi suất, NH được quyền ấn định lãi suất cho vay cuủakì hạn điều chỉnh dóvà thông báo cho khách hàng biết, thực hiện mà không cần có sự đồng ý của khách hàng vay. Tất nhiên, lãi suất cho vay của kì hạn điều chỉnh do NH ấn định không được vi phạm pháp luật, hợp đồng tín dụng đã được kí kết và phải phù hợp với mặt bằng lãi suất cho vay chung được các NH khác áp dụng trên thị trường. Nếu NH ấn định lãi suất cho vay của kì hạn điều chỉnh quá cao, thì khách hàng vay có thể có phản ứng và không muốn duy trì quan hệ lâu dài với NH nữa hoặc cố tình chây ì không trả nợ đến hạn. Do vậy, việc NH điều chỉnh lãi suất cho vay không hợp lý có thể dẫn đến những hậu quả kinh doanh ngoài mong muốn: nợ xấu và nợ quá hạn tăng, giảm khách hàng và giảm dư nợ… Trong trường hợp các bên thoả thuận về việc xác định lãi suất cho vay có điều chỉnh nêu trên, thì lãi suất cho vay của kì hạn điều chỉnh không chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và có hiệu lực tại thời điểm ấn định lãi suất cho vay của kì hạn điều chỉnh, mà được ấn định theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng tín dụng đã được kí kết và văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tại thời điểm kí hợp đồng tín dụng vì các lí do sau: Việc NH ấn định lãi suất cho vay của từng kì hạn điều chỉnh theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng đã dược kí kết không làm phát sinh 1 hợp đồng hoặc thoả thuận mới giữa NH với khách hàng vay,mà chỉ là việc thực hiện 1 điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã đựơc kí kết giữa các bên. Hành vi kí hợp đồng tín dụng giữa NH với khách hàng vay là đối tượng chịu sự diều chỉnh và áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tại thời điểm kí hợp đồng. Do đó, hành vi ấn định lãi suất cho vay của NH đôí với kì hạn điều chỉnh theo hợp đồng tín dụng đã được kí kết chỉ tuân theo văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tại thời điểm kí hợp đồng và thoả thuận trong hợp đông tín dụng đã được kí kết (trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác), chứ không thực hiên theo văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tại ngày ấn định lãi suất cho vay của kì hạn điều chỉnh. Trường hợp hợp đồng tín dụng đã được kí trước khi quyết định số 2316/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008 (Quyết định số 2316) hoặc quyết định số 2559/QĐ-NHNN ngày 03/11/2008 của Thống đốc NHNN (Quyết định số 2559) có hiệu lực nhưng chưa giải ngân hoặc chưa giải ngân hết, thì NH và khách hàng vay đều tiếp tục thực hiện theo lãi suất đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực sau ngày kí hợp đồng như Quyết định số 2316 hoặc Quyết định số 2559 là do NH và khách hàng tự thoả thuận. Nếu các bên thoả thuận được với nhau, thì lãi suất cho vay của kì hạn điều chỉnh được ấn định không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản được áp dụng tại thời điểm ấn định lãi suất cho vay của kì hạn điều chỉnh, chứ không phải là lãi suất cơ bản được công bố tại thời điểm đó. NHNN là cơ quan duy nhất được Quốc hội trao cho quyền công bố lãi suất cơ bản, nhưng ngày công bố lãi suất cơ bản không hẳn đã trùng với ngày có hiệu lực áp dụng mức lãi suất cơ bản được công bố đó.Ví dụ, theo thoả thuận của các bên, thì kì hạn điều chỉnh lãi suất cho vay là 3 tháng kể từ ngày kết thúc kì hạn điều chỉnh lãi suất cho vày liền kề trước đó (ngoại trừ 3 tháng đầu tiên kể từ ngày kí hợp đồng tín dụng, lãi suất cho vay được ấn định và ghi trong giấy nhận nợ khi giải ngân) và thời hạn ấn định lãi suất cho vay của từng kì hạn điều chỉnh là 5 ngày đầu của tháng đầu tiên trong kì hạn điều chỉnh; nếu ngày thứ 5 của tháng đầu tiên trùng với ngày 20/10/2008 thì lãi suất cho vay của kì hạn điều chỉnh được ấn định không quá 21%/năm cảu lãi suất cơ bản do NHNN công bố (lãi suất cơ bản do NHNN công bố đã có hiệu lực áp dụng tại ngày 20/10/2008 là 14%/năm), chứ không ấn định lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất cơ bản được NHNN công bố ngày 20/10/2008 (13%/năm) vì mặc dù ngày 20/10/2008 NHNN công bố lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 13%/năm, nhưng mức lãi suất cơ bản này chỉ được áp dụng vào ngày 21/10/2008 (ngày có hiệu lực quyết định số 2316). Tương tự như vậy lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam 12%/năm là căn cứ để NH ấn định lãi suất cho vay của kì hạn điều chỉnh kể từ ngày 05/11/2008, chứ không phải 03/11/2008-ngày Thống đốc NHNN công bố mức lãi suất cơ bản này. 2.3.2. Lãi suất cho vay bằng đồng đô la Mỹ: Ngoài vai trò là công cụ điều tiết chính sách vĩ mô, lãi suất còn được sử dụng để ngân hàng cân đối nguồn vốn huy động và vốn cho vay trong từng thời kì. Luật các Tổ chức tín dụng quy định việc cho vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng, trong đó phải có các nội dung chủ yếu như: Điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất… Đối với khoản cho vây bằng đồng Việt Nam, lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thoả thuận, nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố để áp dụng trong từng thời kì. Tuy nhiên, đối với khoản vay bằng đô la Mỹ mà doanh nghiệp đề nghị vay vốn ngân hàng để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu hoặc mua máy móc, thiết bị để sản xuất các mặt hàng phục vụ xuất khẩu, một số ngân hàng băn khoăn lãi suất cho vay bằng đô la Mỹ do ngân hàng ấn định đối với khách hàng vay có phải tuân theo quy định của quyết định số 16 hay không? Dưới góc độ pháp lí, lãi suất cho vay bằng đô la Mỹ do các ngân hàng ấn định đối với khách hàng không bị khống chế bởi lãi suất trần theo cơ chế điều chỉnh lãi suất cơ bản được quy định tại quyết định số 16 vì các lí do sau đây: + Thứ nhất: Theo quy định tại điều 476 của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng. Thực tế cho đến nay NHNN chỉ quy định lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam chứ chưa quy định lãi suất cơ bản bằng đô la Mỹ hoặc ngoại tệ khác. + Thứ hai: Quyết định số 16 chỉ quy định việc điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Do đó, các ngân hàng không có nghĩa vụ phải ấn định lãi suất kinh doanh bằng đô la Mỹ đối với khách hàng theo quy định của Quyết định số 16. + Thứ ba: Quyết định số 718/2001/QĐ-NHNN ngày 29/05/2001 của Thống đốc NHNN quy định về cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng đô la Mỹ của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng cho đến nay chưa bị sửa đổi, bổ sung hay bị thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác. Cho nên, Quyết định số 718 vẫn còn hiệu lực và là cơ sở pháp lý để các NH ấn định lãi suất cho vay bằng đô la Mỹ đối với khách hàng vay. Thứ tư: theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm. NH là một loại hình doanh nghiệp nên NH cũng có quyền kinh doanh theo quy định này. Vì vậy, nếu pháp luật không cấm các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay bằng đô la Mỹ vượt quá 150% lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam do NHNN công bố để áp dụng trong từng thời kì, thì NH và khách hàng vay có quyền thoả thuận lãi suất cho vay cụ thể. Chính vì lẽ đó các NH có quyền ấn định lãi suất cho vay bằng đô la Mỹ đối với khách hàng vay dựa trên cơ sở lãi suất thì trường quốc tế và cung-cầu vốn tín dụng bằng ngoại tệ ở trong nước. 2.3.3. Lãi suất quá hạn: Trong cơ chế thị trường, không phải tất cả các doanh nghiệp đều luôn hoạt động kinh doanh có lãi và đủ khả năng trả nợ vay đến hạn cho NH. Thực tế không ít doanh nghiệp đã vi phạm cam kết và thoả thuận trong hợp đồng tín dụng khi nợ vay đến hạn. Lúc đó, nếu doanh nghiệp có văn bản đề nghị và NH đánh giá thấy doanh nghiệp có khả năng trả được nợ trong 1 thời gian nhất định tiếp theo thì NH có thể xem xét điều chỉnh kì hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ với thời gian trả nợ phù hợp với nguồn trả nợ của doanh nghiệp. Trường hợp hết thời hạn được điều chỉnh hoặc gia hạn nợ mà doanh nghiệp vẫn không trả được nợ thì NH có quyền chuyển khoản nợ gốc đó sang nợ vay quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn. Hợp đồng tín dụng giữa NH với doanh nghiệp là dạng hợp đồng thương mại vì hợp đồng tín dụng được lập thành văn bản, các bên tham gia hợp đồng là pháp nhân hoặc có đăng kí kinh doanh và có mục đích lợi nhuận. Cho nên, hoạt động tín dụng của NH thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại năm 2005. Việc NH áp dụng lãi suất quá hạn trên khoản nợ gốc thực tế quá hạn đối với doanh nghiệp là 1 hình thức chế tài do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng tín dụng. Chế tài phạt hợp đồng có mục đích chủ yếu là trừng phạt giáo dục bên vi phạm ý thức tôn trọng và tuân thủ cam kết trong hợp đồng đã được kí kết. Phạm vi hợp đồng là 1 quy định tuỳ nghi, chứ không phải là 1 quy định bắt buộc trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp các bên không có thoả thuận phạt vi phạm, thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại. Do đó, nếu hợp đồng tín dụng không quy định lãi suất quá hạn, thì NH (bên bị vi phạm) chỉ được yêu cầu khách hàng vay (bên vi phạm) trả lãi theo lãi suất trong thời hạn cho vay đã được thoả thuận trong hợp đồng. Khi các bên có thoả thuận áp dụng lãi suất quá hạn đối với khoản nợ gốc thực tế quá hạn, thì lãi suất quá hạn không được vượt quá 150% lái suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được kí kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. Quy định này áp dụng cho cả khoản vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Hiện nay, có ý kiến cho rằng lãi suất quá hạn cũng là lãi suất kinh doanh vì lãi suất này: + Đã bao gồm cả lãi suất cho vay trong hạn và khoản tiền phạt do khách hàng vay không trả được nợ đúng hạn. + Được ấn định để phuc vụ mục tiêu lợi nhuận của NH trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng. Cho nên,lãi suất quá hạn đối với khoản vay bằng đồng Việt Nam không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản của NHNN công bố để áp dụng trong từng thời kì (Quyết định số 16). Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng lãi suất kinh doanh không bao gồm lãi suất quá hạn được quy định tại khoản 2 điều 11của quy chế cho vay cua rtổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN (quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627) vì khoản 1 điều 1 quyết định số 16 đã quy định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay), nên có thể hiểu phần trong ngoặc đơn đã giải thích cho cụm từ “lãi suất kinh doanh” tức là lãi suất kinh doanh chỉ bao gồm lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Thêm nữa, cho đến nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định hoặc có định nghĩa về lãi suất kinh doanh. Do vậy, lãi suất quá hạn được áp dụng theo quy định tại khoản 2 điều 11 của Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627, chứ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định số 16. Liên quan đến lãi suất quá hạn, khoản 5 điều 474 của Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Trường hợp hợp đồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCơ chế quản lý lãi suất tín dụng đối với ngân hàng thương mại và tín hiệu quả của nó.doc