Đề tài Cơ chế quản lý ngoại hối ở Việt Nam và một số nước trên thế giới

I. Khung lý thuyết về tỷ giá và cơ chế quản lý tỷ giá

1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái

1.2 Khái niệm cơ chế quản lý tỷ giá

1.3 Phân loại cơ chế quản lý tỷ giá

II. Cơ chế quản lý tỷ giá ở Việt Nam và một số nước trên thế giới

2.1 Cơ chế quản lý tỷ giá ở một số nước trên thế giới

2.2 Cơ chế quản lý tỷ giá ở Việt Nam

III. Một số giải pháp:

 

 

ppt26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2774 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ chế quản lý ngoại hối ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: TS.Hoàng Công Gia Khánh Nhóm thực hiện: CH10_Nhóm 3 Tỷ giá hối đoái đang trở thành một chủ đề rất được quan tâm trong các cuộc tranh luận về chính sách hiện nay, đặc biệt là ở các nước đang phát triển vì 2 lý do : Với mục tiêu gia tăng xuất khẩu nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, trong điều kiện dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan thì vai trò của tỷ giá hối đoái đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Với sự tự do hóa các dòng vốn trong nước cùng với sự gia tăng về quy mô và tốc độ của các dòng vốn quốc tế thì tác động của tỷ giá hối đoái lên nền kinh tế là rất lớn => Vì thế, các nước cần phải có cơ chế quản lý tỷ giá phù hợp và có hiệu quả. Mục tiêu của đề tài này là xem xét cơ chế quản lý tỷ giá của các nước và Việt Nam để thấy được những mặt được và chưa được của cơ chế quản lý tỷ giá ở Việt Nam, từ đó đưa ra hướng khắc phục I. Khung lý thuyết về tỷ giá và cơ chế quản lý tỷ giá 1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái 1.2 Khái niệm cơ chế quản lý tỷ giá 1.3 Phân loại cơ chế quản lý tỷ giá II. Cơ chế quản lý tỷ giá ở Việt Nam và một số nước trên thế giới 2.1 Cơ chế quản lý tỷ giá ở một số nước trên thế giới 2.2 Cơ chế quản lý tỷ giá ở Việt Nam III. Một số giải pháp: 1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái Tỷ gía hối đoái giữa 2 nước là mức giá tại đó đồng tiền của 1 nước có thể biểu hiện qua đồng tiền của nước khác. Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái một mặt nó phản ánh sức mua của đồng nội tệ, mặt khác nó thể hiện quan hệ cung cầu ngoại hối. 1.2 Khái niệm cơ chế quản lý tỷ giá: Cơ chế quản lý tỷ giá là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối Cơ chế quản lý tỷ giá là tất cả những quy định pháp luật do chính phủ và ngân hàng trung ương quy định để điều tiết và quản lý thị trường ngoại hối 1.3 Phân loại cơ chế quản lý tỷ giá 1.3.1 Tỷ giá hối đoái cố định là một kiểu chế độ quản lý tỷ giá trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ tiền tệ hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, chính phủ sẽ cố gắng neo tỷ giá lại ở một giá trị nhất định nhằm ổn định thị trường, tránh những biến động bất ngờ gây khó khăn cho nền kinh tế hay để hỗ trợ cho một quan điểm phát triển nào đó chẳng hạn định giá thấp nội tệ để hỗ trợ cho xuất khẩu 1.3.2 Cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi là một cơ chế trong đó tỷ giá do các lực lượng thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của chính phủ. Theo cơ chế này, các doanh nghiệp phải dành thời gian và tiềm lực để quản lý rủi ro do biến động tỷ giá. - Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, tỷ giá tự do thay đổi theo cung cầu ngoại tệ, chính phủ không can thiệp vào thị trường ngoại hối. Trong cơ chế này, khi tỷ giá hối đoái tăng thì đồng nội tệ giảm giá và ngược lại. 1.3.3 Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết là một cơ chế quản lý tỷ giá hỗn hợp giữa thả nổi và cố định. Trong cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ công bố một mức tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh theo những thay đổi trong cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối quốc gia, sự phát triển của thị trường ngoại hối không chính thức. Ngoài ra tỷ giá cũng sẽ được điều chỉnh theo quan điểm của NHTW nhằm phục vụ cho các mục tiêu đã được định trước, ví dụ như mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu hay mục tiêu ổn định giá cả và lạm phát Trong cơ chế này, tỷ giá được điều tiết theo quan hệ cung cầu ngoại tệ nhưng nếu tỷ giá biến động vượt mức giới hạn cho phép, có khả năng ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế, chính phủ sẽ dùng dự trữ ngoại hối và các chính sách kinh tế khác để can thiệp 1.3.4 Cách phân loại cơ chế quản lý tỷ giá mới của IMF (nguồn IMF đưa ra hệ thống phân loại cơ chế quản lý tỷ giá mới gồm những cơ chế sau: Exchange arrangement with no separate legal tender (hay Dollarization) : là cơ chế trong đó đồng ngoại tệ thay thế đồng nội tệ trong mọi giao dịch, do đó chính phủ không cần có chính sách quản lý tỷ giá. Currency board arrangement : là cơ chế trong đó currency board thay thế NHTW (central bank) trong việc quản lý tỷ giá Conventional fixed peg arrangement (tỷ giá cố định truyền thống) : tỷ giá chỉ dao động trong một biên độ hẹp Crawling peg : tỷ giá có thể dao động trong biên độ rộng hơn. Managed floating with no pre-determined path for the exchange rate (hay tỷ giá thả nổi có điều tiết không công bố trước) Independently floating (pure float) hay tỷ giá thả nổi hoàn toàn 2.1 Cơ chế quản lý tỷ giá ở một số nước trên thế giới Ngân hàng trung ương Trung Quốc sử dụng cơ chế tỷ giá hối đoái cố định (crawling peg). Tỷ giá hối đoái được giữ ổn định, có thể dao động ở 1 mức nhất định. Biểu đồ 2.1 : Biến động tỷ giá Yuan/USD từ tháng 02/2010 đến tháng 02/2011 Nhận xét : => Cơ chế này đòi hỏi dự trữ ngoại hối của NHTW phải đủ mạnh để có thể can thiệp hiệu quả khi có sự biến động tỷ giá. Trung Quốc đã cố định tỷ giá đồng nội tệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu. * Nhược điểm : - Tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc thì đồng tiền không thể hiện giá trị thị trường thực và làm méo mó các tín hiệu và thông tin để thị trường điều chỉnh đúng hướng - Cơ chế này không khuyến khích doanh nghiệp tự bảo vệ mình trước những rủi ro về biến động tỷ giá. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng trung ương Châu Âu (European Central Bank) sử dụng cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn (Pure Float), tức là tỷ giá được xác định linh hoạt và điều chỉnh một cách tự động theo cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Biểu đồ 2.2 : Biến động tỷ giá USD/EUR từ tháng 02/2010 đến 02/2011 Nhận xét : Trong cơ chế thả nổi hoàn toàn chính sách tiền tệ hoàn toàn độc lập với chính sách tỷ giá. Theo lý thuyết bộ ba bất khả thi (The impossible Trinity) : một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mô: ổn định tỷ giá, tự do hóa dòng vốn và chính sách tiền tệ độc lập => Mỹ và Liên minh Châu Âu đã lựa chọn thả nổi tỷ giá để thực hiện chính sách tiền tệ độc lập, hạn chế lạm phát. 2.2 Cơ chế quản lý tỷ giá ở Việt Nam 2.2.1 Thực trạng tỷ giá ở Việt Nam trong thời gian qua Biểu đồ 2.3 : diễn biến tỷ giá ở Việt Nam từ năm 2000 – 2011 (nguồn Ngân hàng nhà nước Việt Nam) 2.2 Cơ chế quản lý tỷ giá ở Việt Nam 2.2.1 Thực trạng tỷ giá ở Việt Nam trong thời gian qua: - Gần đây, vào ngày 19/02/2011 ngân hàng nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng từ 18.932 đồng lên 20.693 đồng, đồng thời thu hẹp biên độ tỷ giá từ 3% xuống 1% 2.2.2 Cơ chế quản lý tỷ giá ở Việt Nam Theo đánh giá của IMF nguồn Cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam hiện nay là Conventional fixed peg arrangement, tức là tỷ giá cố định có điều chỉnh trong một mức độ nhất định - Nhận xét : Việt Nam lựa chọn việc ổn định tỷ giá nhằm thúc đẩy xuất khẩu từ đó đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Cơ chế này đòi hỏi NHTW phải có dự trữ ngoại hối đủ mạnh để can thiệp lên tỷ giá (cụ thể là thông qua việc mua và bán các đồng tiền, ví dụ như NHTW dùng nội tệ để mua vào ngoại tệ khiến cho cung nội tệ tăng, tỷ giá giảm, hay NHTW bán ngoại tệ ra và mua vào nội tệ, khiến cung ngoại tệ tăng, tỷ giá tăng) Thực tế là dự trữ ngoại hối của Việt Nam không thể thực hiện có hiệu quả được cơ chế này 2.2.2 Cơ chế quản lý tỷ giá ở Việt Nam Hệ quả : 1. Hình thành nên 2 tỷ giá ở Việt Nam, đó là tỷ giá của các ngân hàng thương mại và tỷ giá trên thị trường chợ đen. Tỷ giá chính thức giữa giữa USD và VND trong năm 2009 đã trải qua hai lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 (+2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lần gần nhất là vào tháng 11 (+3,4%). Mặc dù sau nhiều lần điều chỉnh, tỷ gía chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường tự do vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép. Theo dõi biểu đồ dưới: Biểu đồ : Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 - 2009 Thành tựu: => Nhà nước thực hiện chính sách 2 tỷ giá nên có sự chênh lệch lớn giữa giá trên thị trường LNH và thị trường tự do dẫn đến: những ngành nghề, doanh nghiệp được ưu tiên khuyến khích phát triển sẽ mua được USD với giá trị thị trường chính thức còn những ngành, doanh nghiệp không được khuyến khích hay cần hạn chế thì phải mua USD với giá cao. Điều này tạo áp lực cho DN phải tìm nguồn hàng thay thế trong nước, hay hạn chế nhập khẩu đến mức thấp nhất. Áp lực lên nhập siêu sẽ được giảm bớt dưới cách nhìn này cụ thể dưới biểu đồ sau: Nguồn: (Tỷ giá USD/VND là tỷ giá trung bình tháng do các ngân hàng thương mại niêm yết – cán cân thương mại là số liệu ước tính lấy từ bản tin hàng tháng của tổng cục thống kê.) Hạn chế: - Nhà nước sẽ mất một khoản thu thuế do sự chênh lệch tiền mua bán ngoài hóa đơn này - Do sự chênh lệch giữa 2 loại tỷ giá này nên người dân thường chỉ bán ngoại tệ ra thị trường chợ đen với tỷ giá cao khiến ngân hàng không thu được một lượng lớn ngoại tệ trong dân chúng, do đó không có đủ ngoại tệ để bán hay cho các doanh nghiệp vay để thanh toán, bắt buộc các doanh nghiệp phải mua ở thị trường chợ đen, vô tình cổ vũ cho thị trường đô la tự do => tình trạng đô la hóa nền kinh tế 2.2.2 Cơ chế quản lý tỷ giá ở Việt Nam => Hệ quả : 2. Việt Nam lựa chọn ổn định tỷ giá để đẩy mạnh xuất khẩu, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì đồng thời phải chấp nhận một chính sách tiền tệ không độc lập (mà cụ thể là lạm phát) Nâng cao năng lực các công cụ can thiệp tỷ giá + Xây dựng khung pháp lý thích hợp cho nghiệp vụ thị trường mở.  + Tranh thủ tối đa khả năng tích lũy ngoại tệ, đồng thời duy trì mức dự trữ ngoại tệ tương xứng với nhịp độ kim ngạch nhập khẩu. Tập trung quản lý ngoại tệ vào một đầu mối duy nhất là Ngân hàng Nhà nước, ngay cả ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước có được cũng phải bán ngay cho Ngân hàng Nhà nước và khi có nhu cầu thì mua lại như những đơn vị khác.  + Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn ngoại tệ dự trữ. Cụ thể, khi cần tung dự trữ ngoại tệ vào thị trường, Ngân hàng Nhà nước có thể đứng ra bảo lãnh cho các tổng công ty nhập khẩu các mặt hàng chiến lược (như xăng dầu). Điều này giúp đảm bảo ngoại tệ dự trữ được sử dụng đúng cho hoạt động ngoại thương + Lựa chọn cơ cấu dự trữ ngoại tệ khả thi +  Công cụ lãi suất tái chiết khấu. Ví dụ để hạ lãi suất thì NHTW nâng cao lãi suất chiết khấu. Do lãi suất chiết khấu tăng, lãi suất cho vay trên thị trường cũng tăng lên. kết quả là vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ dồn vào để thu lãi cao hơn. Nhờ thế mà sự căng thẳng về nhu cầu ngoại tệ sẽ bớt đi, tỷ giá hối đoái không có cơ hội để tăng nữa. +  Công cụ hành chính: Tăng cường giám sát các giao dịch ngoại hối thông qua việc kiểm soát chặt hợp đồng thanh toán ngoại tệ; đề ra mức phạt nặng đối với trường hợp kê khống giá của hợp đồng xuất nhập khẩu và đối với các hành vi gian lận khác. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptCơ chế quản lý ngoại hối ở việt nam và một số nước trên thế giới - slide.ppt
Tài liệu liên quan