Đề tài Cơ chế vận hành, quản lý hoạt động và việc phát triển các hệ thống cho thị trường OTC Việt Nam

Table of Contents

I. Mở đầu 1

Chương I Lý luận chung về thị trường OTC 4

I. Lý luận chung về thị trường OTC 4

1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển của thị trường OTC 4

1.2.2. Vai trò của thị trường OTC 9

1.3. Các mô hình thị trường OTC 11

1.3.1. Mô hình tổ chức thị trường OTC 11

2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 13

Chương II 16

Thực trạng hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán. Sự cần thiết của việc hình thành và phát triển thị trường OTC 16

II. 1. Đặc thù của nền kinh tế Việt Nam 16

1.1. Đánh giá chung về môi trường kinh tế 16

1.2. Hoạt động của thị trường tài chính 18

1.2.1. Thị trường tiền tệ ngân hàng 18

1.2.2. Thị trường vốn- thị trường chứng khoán 19

1.3. Đặc điểm hoạt động và nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp 21

1.3.1. Tình hình chung 21

1.3.2. Tình hình các DNVVN ở nước ta hiện nay 22

1.3.3. Khu vực “nền kinh tế mới” - chiến lược phát triển công nghệ tin học của Việt Nam 28

2. Thực trạng của hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán 32

2.1. Hoạt động phát hành và giao chứng khoán trên thị trường chứng khoán chính thức 32

2.1.1. Tình hình phát hành và giao dịch trái phiếu 32

2.1.1.1. Hoạt động phát hành 32

2.1.2. Tình hình phát hành và giao dịch cổ phiếu. 34

2.1.2.1. Hoạt động phát hành 34

2.1.2.2. Hoạt động giao dịch. 35

2.1.3. Đánh giá chung về thực trạng phát hành và giao dịch chứng khoán trên thị trường chính thức 35

2.2. Hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán ở thị trường tự do 37

2.2.1. Hoạt động phát hành 37

2.2.1.1. Thực trạng phát hành của doanh nghiệp cổ phần hóa 37

2.2.1.2. Hoạt động phát hành của ngân hàng thương mại cổ phần 39

2.2.2. Hoạt động giao dịch 42

2.3. Hoạt động của hệ thống trung gian tài chính 43

2.3.1. Hoạt động của các công ty chứng khoán 43

2.3.2. Các hoạt động hỗ trợ của các tổ chức trung gian đối với các doanh nghiệp trong việc phát hành chứng khoán ra công chúng và niêm yết chứng khoán trên thị trường. 44

2.3.2.1. Hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành 44

2.3.2.2. Hoạt động tư vấn tài chính, kiểm toán 46

3. Sự cần thiết của việc hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam 48

4. Đánh giá các nhân tố, điều kiện hình thành thị trường OTC, thuận lợi và khó khăn 50

4.1. Những yếu tố thuận lợi 51

4.2. Những khó khăn. 53

Chương III 55

Mô hình và các giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC 55

I. Định hướng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 55

2. Mô hình thị trường OTC 56

2.1. Các nguyên tắc trong việc xây dựng thị trường 56

2.2. Mô hình tổ chức và quản lý thị trường OTC 59

2.2.1. Mô hình tổ chức của thị trường 59

2.2.2. Mô hình quản lý thị trường 60

3. Tổ chức hoạt động thị trường OTC 62

3.1. Chứng khoán giao dịch trên thị trường 62

3.2. Thành viên của thị trường OTC 63

3.2.1. Các công ty chứng khoán thành viên (không phải là nhà tạo lập thị trường) 63

3.2.1.1. Vấn đề cấp phép hoạt động và đăng ký thành viên 63

3.2.1.2. Hoạt động kinh doanh 64

3.2.2. Các nhà tạo lập thị trường (market makers): 65

3.2.2.2. Hoạt động kinh doanh 68

3.2.3. Các thành ivên giao dịch trong hệ thống báo giá rung tâm: 68

3.3. Hoạt động niêm yết và đăng ý giao dịch cổ phiếu 69

3.3.1. Chứng khoán niêm yết 69

3.4. Hệ thống giao dịch 72

3.4.1. Tổ chức hệ thống 72

3.4.2. Cơ chế vận hành 73

3.4.2.2. Hệ thống giao dịch giai đoạn 2 (từ năm 2010) 77

3.4.3. Quản lý hoạt động giáo dịch. 89

3.4.3.1. Biên độ giao động giá. 89

3.4.3.2. Ngừng giao dịch. 90

3.4.3.3. Hệ thống các công ty chứng khoán thành viên gặp sự cố: 90

3.4.3.4. Hệ thống yết giá tự động gặp sự cố 91

 

doc93 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 783 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ chế vận hành, quản lý hoạt động và việc phát triển các hệ thống cho thị trường OTC Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp ứng đủ cầu. Điều này lý giải việc các DNN thực hiện cổ phàn hóa nhiều khi không muốn bán cổ phần ra công chúng bên ngoài mà thường bán trong nội bộ doanh nghiệp. Việc quy định tỷ lệ tham gia mua cổ phần của người nước ngoài khi tham gia thị trường chứng khoán và việc quy định các nhà đầu tư nước ngoài phải nắm giữ cổ phiếu trong vòng 1 năm mới được bán ra đã làm ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu phát hành, không khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua cổ phiếu của các DNNN cổ phần hóa, nhất là những doanh nghiệp đang cần có những nhà đầu tư chiến lược. Trong thời gian gần đây kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần thì việc phát hành của các doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cải thiện đáng kể. Hoạt động đấu thầu cổ phiếu công khai thông qua thị trường chứng khoán cũng đã bắt đầu được triển khai. Tuy nhiên, bản thân Nghị định 64 sau một thời gian triển khai đã bộc lộ một số vấn đề làm giảm tính hiệu quả của việc bán cổ phần Nhà nước ra công chúng cũng như việc khuyến khích doanh nghiệp cổ phần hóa vào niêm yết như sau: + Việc đánh giá giá trị của doanh nghiệp chưa phù hợp với cơ chế thị trường, nhiều khỏan lỗ, tài sản không còn phù hợp với chức năng của doanh nghiệp CPH chậm được quản lý, doanh nghiệp phải bảo đảm hay kế thừa trách nhiệm. + Việc thành lập Hội đồng định giá chỉ mang tính hành chính vì Hội đồng này không đảm bảo được chuyên môn. + Chưa công khai thông tin tài chính cho người đầu tư. + Việc xác định giá ưu đãi bán cho người lao động là chưa phù hợp vì cơ sở xác định giá ưu đãi là mệnh giá chứ không phải là giá thị trường. + Nghị định 64 chưa thực sự khuyến khích và gắn kết vấn đề cổ phần hóa với niêm yết. 2.2.1.2. Hoạt động phát hành của ngân hàng thương mại cổ phần Việc phát hành cổ phiếu của các ngân hàng cổ phần theo Luật các tổ chức tín dụng chiếm một tỷ trọng lớn trong thị trường phát hành cổ phiếu. Hiện nay có 60 ngân hàng cổ phần (trong đó có 39 là ngân hàng cổ phần đô thị) với số vốn điều lệ tối thiểu theo quy định là 5.000 tỷ đồng. Trong thời gian qua một số ngân hàng cổ phần đã tiến hành phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (đối với ngân hàng cổ phần nông thôn là trên 5 tỷ đồng, đối với ngân hàng cổ phần đô thị là trên 50 tỷ đồng). Tuy nhiên, việc phát hành tăng vốn này còn bó hẹp trong các cổ đông hiện hữu hoặc các đối tác trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của mình như trường hợp phát hành thêm để tăng vốn điều lệ của Ngân hàng cổ phần Quân đội từ khi thành lập cho tới nay là 260 tỷ đồng nhưng hoàn toàn chỉ bán cho các cổ đông hiện hữu. Có rất ít ngân hàng cổ phần phát hành rộng rãi cổ phiếu ra công chúng như trường hợp của Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (VIB) phát hành thêm 50.000 cổ phiếu (mệnh giá 1 triệu đồng) trong đó tỷ lệ bán ra công chúng đạt trên 20%. Ngoài ra, do có vướng mắc trong các quy định pháp lý nên hiện tại các ngân hàng cổ phần chưa được niêm yết và giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán, điều này đã hạn chế việc phát hành cổ phiếu ra công chúng của các ngân hàng này. 2.2.1.3. Hoạt động phát hành của doanh nghiệp cổ phần. Một thành phần quan trọng của thị trường phát hành cổ phiếu là các công ty cổ phần thành lập theo Luật Doanh nghiệp (trước là Luật Công ty) và của các công ty TNHH chuyển đổi hình thức sang công ty cổ phần. Tại thời điểm trước khi có Luật Doanh nghiệp (trước năm 2000), cả nước mới chỉ có trên 200 công ty cổ phần thành lập theo luật Công ty, đa phần đều có vốn điều lệ nhỏ (dưới 5 tỷ đồng) và các công ty này cũng không phát hành lần đầu ra công chúng mà chỉ thường do một nhóm các cổ đông góp vốn thành lập công ty. Việc phát hành cổ phiếu tăng vốn hầu như không có hoặc nếu có chỉ trong nội bộ các cổ đông hiện hữu. Từ khi luật Doanh nghiệp có hiệu lực (01/01/2000), số công ty cổ phần thành lập nhiều hơn do có nhiều điểm đổi mới, ưu việt hơn trong luật Doanh nghiệp so với luật Công ty. Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch Đầu tư), trong năm 2000, cả nước có 726 công ty cổ phần được thành lập với tổng số vón là 1.550 tỷ đồng, năm 2001 với việc đổi mới thủ tục đăng ký kinh doanh, số lượng công ty cổ phần tăng lên nhanh chóng đạt 1.534 công ty cổ phần được thành lập với tổng số vốn là 7.552 tỷ đồng. Tổng số công ty cổ phần được thành lập trong 3 năm từ năm 2000 đến năm 2003 là 4.581 công ty và lượng vốn đăng ký là 25.519 tỷ đồng, trung bình 5.571 tỷ đồng/công ty. Thời gian là quá ngắn để có thể chứng minh liệu các công ty này có kinh doanh hiệu quả và đạt được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của họ. Do đó, các công ty này hiện vẫn khó có thể tham gia vào thị trường vốn do tương lai không chắc chắn và rủi ro kinh doanh cao của các công ty này. Song hiện nay, theo quy định, các công ty chỉ cần đăng ký vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, còn thực tế, công ty huy động vốn đến đâu là thuộc quyền tự chủ của công ty, do đó khó có thể đánh giá được tổng số vốn thực tế đã huy động của các công ty này. Mặt khác, việc phát hành cổ phiếu của các công ty cổ phần hiện nay là không kiểm soát được vì luật Doanh nghiệp quy định rất thoáng: công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo các qui định của pháp luật về chứng khoán, song văn bản cao nhất về phát hành chứng khoán là Nghị định số 48/1998/NĐ-CP mới chỉ điều chỉnh việc phát hành chứng khoán ra công chúng để niêm yết trên TTGDCK, do đó, các công ty phát hành chứng khoán ra công chúng mà không niêm yết thì không phải tuân thủ các qui định của Nghị định này, không phải xin phép, không phải báo cáo kết quả phát hành và cũng không phỉa chịu sự giám sát của cơ quan nào. Ví dụ như trường hợp phát hành cổ phiếu để tăng vốn của công ty Dịch vụ giải trí Hồ tây (HASESCO), với số lượng cổ phiếu phát hành là 1.500.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000đ; 50% số cổ phiếu phát hành được giành phân phối cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000đ/cổ phiếu, 10% được ưu tiên bán cho các cổ đông là đối tác chiến lược với giá 15.500đ/cổ phiếu, 40% còn lại được bán ra công chúng với giá 16.000đ/cổ phiếu; kết quả chỉ trong một ngày bán cổ phiếu ra công chúng công ty đã huy động được số vốn là 23.175 tỷ đồng (tính riêng phần bán ra công chúng thì số tiền thu được từ đợt phát hành là 9,6 tỷ đồng). Ngoài ra, hiện nay có một xu hướng đang hình thành và phát triển là việc các công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán cổ phiếu ra công chúng. Ví dụ gần đây đã có Công ty TNHH Siêu Thanh chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Siêu Thanh đồng thời tăng vốn điều lệ từ 6,8 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu ra công chúng. Hai công ty TNHH là Lệ Hoa và Phú Phong cũng đã nhờ Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh phát hành cổ phiếu ra công chúng để vừa chuyển đổi hình thức sở hữu vừa tăng vốn đầu tư. Công ty Lệ Hoa đã phát hành ra bên ngoài 43.000 cổ phiếu với giá 12.000đ/cổ phiếu. Công ty Phú Phong phát hành ra bên ngoài 880.000 cổ phiếu theo hình thức đấu giá, mệnh giá ban đầu là 10.000đ để chuyển đổi thành Công ty cổ phần sản xuất thương mại và Dịch vụ Phú Phong. Việc các công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần và bán cổ phiếu ra ngoài là một hoạt động xã hội hóa kinh doanh. Điều đó cho thấy môi trường kinh doanh và thị trường tài chính nước ta đã thực sự có thay đổi song cũng như việc phát hành của công ty cổ phần như đề cập ở trên hiện nay chúng ta cũng chưa quản lý được hoạt động phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp này. Tóm lại, hoạt động phát hành chứng khoán trên thị trường tự do hiện nay là một vấn đề gây bức xúc lớn cho thị trường tài chính nói chung va thị trường chứng khoán nói riêng. Với cách thức phát hành tự do không có sự quản lý của nhà nước như vậy sẽ gây nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý cũng như đảm bảo được quyền lợi của các nhà đầu tư. Do đó, cần đưa hoạt động phát hành vào khuôn khổ nhằm mục tiêu quản lý có hiệu quả các doanh nghiệp này. 2.2.2. Hoạt động giao dịch Hiện nay, chứng khoán của các công ty chưa tham gia niêm yết và giao dịch tại TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh thì được chuyển nhượng, mua bán trên thị trường “tự do”. Đây là thị trường chưa được tổ chức, hình thức hoạt động của thị trường tự do thông thường là qua các nhà môi giới “tự do”, chưa được ấp phép hành nghề của cơ quan quản lý, sử dụng các phương tiện yết giá trên mạng Internet hoặc tụ tập mua bán tại các quán cà phê. Hầu hết chứng khoán của hàng ngàn DNNN đã cổ phần hóa và công ty cổ phần thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp đã và đang được phát hành và lưu hành chủ yếu trên thị trường tự do. Hoạt động giao dịch tự do sẽ gây ra rất nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư. Do đó, chúng ta cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn vào niêm yết đồng thời thiết lập thị trường OTC để giao dịch đối với các chứng khoán chưa niêm yết. 2.3. Hoạt động của hệ thống trung gian tài chính 2.3.1. Hoạt động của các công ty chứng khoán Cho tới nay, UBCKNN đã cấp phép cho 13 công ty chứng khoán với tổng số vốn điều lệ là 520,75 tỷ đồng để triển khai các nghiệp vụ môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư. Qua hơn 3 năm hoạt động, về cơ bản các công ty chứng khoán đều tuân thủ các quy định về pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán. Bước đầu, các công ty chứng khoán đã tập trung hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực nghiệp vụ phục vụ khách hàng, một số công ty đã tăng vốn điều lệ, sử dụng phương thức nhận lệnh giao dịch gián tiếp qua fax, mang trực tuyến... mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Đà Nẵng. Các công ty chứng khoán đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên nghiệp vụ kinh doanh được đào tạo tốt. Nhìn chung các công ty chứng khoán đã thực hiện được vai trò trng gian trong việc môi giới mua bán chứng khoán, tích cực tham gia tư vấn niêm yết và thực hiện cung cấp thông tin đến nhà đầu tư, góp phần vào thành công của thị trường. Mặc dù vậy, hoạt động của các công ty chứng khoán vẫn còn một số hạn chế như: một số công ty chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định về hoạt động, chưa thể hiện vai trò tích cực, chủ động phát triển thị trường; chất lượng tư vấn đâu tư chứng khoán và tư vấn niêm yết chưa cao, chưa đẩy mạnh nghiệp vụ tự doanh; nhà dầu tư còn chưa thật sự tin tưởng vào tính công bằng và khách quan trong hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư; đội ngũ nhân viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc. 2.3.2. Các hoạt động hỗ trợ của các tổ chức trung gian đối với các doanh nghiệp trong việc phát hành chứng khoán ra công chúng và niêm yết chứng khoán trên thị trường. 2.3.2.1. Hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành Hoạt động bảo lãnh phát hành ở Việt Nam hiện nay do các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại (đối với trái phiếu Chính phủ) thực hiện. Đây là nghiệp vụ còn rất mới mẻ tại Việt Nam và chính thức được biết đến sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời. Hoạt động bảo lãnh hiện nay hầu hết chỉ thực hiện đối với trái phiếu Chính phủ. Hiện tại Việt Nam có 20 tổ chức là thành viên bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ (14 ngân hàng và 6 công ty chứng khoán). Tuy nhiên, việc bảo lãnh trái phiếu Chính phủ trong thời gian vừa qua còn nhiều điểm bất cập và thực chất là tổ hợp nhận thầu, không có đầy đủ tính chất của hoạt động bảo lãnh phát hành (các đợt bảo lãnh trái phiếu Chính phủ được thực hiện trong một số ít các ngân hàng thương mại và các tổ chức này đều nắm giữ trái phiếu chứ không phân phối trái phiếu ra công chúng). Như vậy, thực chất các tổ chức bảo lãnh đã không thực hiện được vai trò của 1 tổ chức bảo lãnh phát hành trong một đợt phát hành. Đối với cổ phiếu thì chưa có một trường hợp bảo lãnh nào. Các công ty chứng khoán chỉ dừng lại ở các bước chuẩn bị, lập và nộp hồ sơ lên ủy ban Chứng khoán. Cũng có thể coi đây là nghiệp vụ tư vấn tài chính trên thị trường sơ cấp. Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển không ngừng của thị trường chứng khoán, nhu cầu bảo lãnh phát hành sẽ ngày càng cao và chắc chắn sẽ có nhiều công ty phát hành thông qua bảo lãnh phát hành. Và nếu không có cải tiến trong cách nghĩ, cách làm thì sẽ rất khó thực hiện thành công. Hoạt động bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán gặp nhiều khó khăn do một số nguyên nhân chính: - Hoạt động của thị trường chứng khoán: Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành gắn liền với sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam mới đi vào hoạt động nên các nghiệp vụ trên thị trường còn chưa phát triển. Mặt khác, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành luôn gắn liền với việc huy động vốn rộng rãi ra công chúng, nhưng thị trường chứng khoán còn quá mới mẻ và chưa phát huy được vai trò của nó trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển do có ít doanh nghiệp có nhu cầu phát hành chứng khoán ra công chúng để niêm yết trên thị trường. - Vị thế và tiềm lực của tổ chức phát hành: do các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ nên rủi ro trong bảo lãnh phát hành là rất lớn, điều này làm cho các công ty chứng khoán e ngoại khi đứng ra nhận bảo lãnh phát hành chứng khoán. Ngoài ra, thực tế là có rất ít công ty có nhu cầu huy động vốn lớn do đó các công ty này thường chọn các kênh huy động vốn khác như vay tín dụng, xin cấp phát vốn... là các phương thức huy động quen thuộc hơn là chọn việc phát hành ra công chúng. Điều này là hạn chế về cầu của nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. - Công cụ phát hành: Các công cụ trên thị trường tài chính hiện nay ở nước ta còn ít (cổ phiếu và trái phiếu). Do đó hoạt động bảo lãnh phát hành cũng bị hạn chế. Trong tương lai, cần phải đa dạng hóa các công cụ tài chính nhằm tăng thêm các loại hình huy động vốn của doanh nghiệp và theo nó là nhu cầu bảo lãnh phát hành cũng có thể tăng lên. - Các quy định pháp luật còn nhiều điểm chưa hợp lý: Hiện nay có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động phát hành của doanh nghiệp, tuy nhiên có nhiều điểm đã lạc hậu không điều chỉnh đúng các quan hệ trong thị trường. Thậm chí nhiều quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn với nhau khiến cho hoạt động phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp rất lộn xộn, không tạo điều kiện cho nghiệp vụ bảo lãnh phát hành phát triển. Điều bất hợp lý nhất là sự không thống nhất trong việc quản lý phát hành chứng khoán của các công ty cổ phần niêm yết với sự thả nổi việc phát hành chứng khoán của các loại hình doanh nghiệp khác. - Năng lực tài chính và chuyên môn của các tổ chức tài chính: Các công ty chứng khoán, tổ chức tài chính nước ta hiện nay còn yếu về khả năng tài chính cũng như trình độ chuyên môn. Đặc biệt chúng ta chưa hề có các tổ chức ngân hàng đầu tư và dịch vụ ngân hàng đầu tư cũng còn rất mới mẻ đối với các ngân hàng và tổ chức tài chính ở Việt Nam. 2.3.2.2. Hoạt động tư vấn tài chính, kiểm toán Thị trường tài chính của Việt Nam còn sơ khai và chưa phát triển toàn diện. Các doanh nghiệp còn chưa quen với hoạt động tư vấn tài chính. Tuy vậy, chính sự sơ khai của thị trường tài chính và sự hạn chế trong kiến thức tài chính của các doanh nghiệp là cơ hội cho các hoạt động tư vấn tài chính phát triển. Hiện nay, Việt Nam có một số công ty đang hoạt động trong lĩnh vực này gồm 12 công ty chứng khoán do UBCKNN quản lý; 34 công ty kiểm toán và kế toán do Bộ Tài chính quản lý; một số công ty trong nước chuyên nghiệp trong hoạt động tư vấn tài chính như Công ty TNHH tư vấn tài chính ngân hàng, Công ty cổ phần tư vấn tài chính Tân Việt, Công ty tư vấn tài chính TVH,... một số công ty nước ngoài như Hãng tin Dow Jones, British Capital Office, Dragon Capital... Tuy nhiên, hoạt động tư vấn tài chính trong thời gian vừa qua mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ về thủ tục hồ sơ đối với các doanh nghiệp đăng ký lại chứng khoán chứ chưa đúng với nghĩa tư vấn tài chính (chủ yếu được cung cấp bởi các công ty chứng khoán). Việc tư vấn chỉ bó hẹp trong phạm vi giúp các công ty chuẩn bị hồ sơ hay các công việc cần thiết khác cho quá trình xin phép phát hành chứ chưa thể hiện được những vai trò quan trọng của tư vấn tài chính như: đánh giá cơ cấu vốn, lành mạnh hóa tình hình tài chính, định giá chứng khoán. Ngoài ra, đối với các DNNN thực hiện cổ phần hóa, hoạt động tư vấn tài chính cũng có sự tham gia hỗ trợ cho quá trình chuẩn bị phương án cổ phần hóa, xây dựng kế hoạch bán cổ phần... Các hoạt động này thường do các công ty kiểm toán thực hiện. Tuy nhiên, số doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện dịch vụ này không nhiều. Hiện tại, có trên 21 công ty đã và đang nộp hồ sơ niêm yết được các công ty chứng khoán tư vấn niêm yết. Tuy nhiên, quá trình tư vấn này thường được thực hiện trong thời gian ngắn (vài tháng) phần lớn là không th phí hoặc phí tư vấn rất thấp (do cạnh tranh và các công ty chứng khoán chỉ nhằm mục đích là tăng số tài khỏan lưu ký tại công ty mình lên để thu phí giao dịch về sau) nên việc chuẩn bị hồ sơ rất sơ sài và thiếu trách nhiệm (thực chất chỉ là việc tập hợp tài liệu để nộp lên ủy ban chứng khoán). Dịch vụ tư vấn tài chính công ty, đặc biệt là trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp khi phát hành chứng khoán hiện nay rất hạn chế do một số nguyên nhân chính sau: + Tập quán của doanh nghiệp: Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính do mới bước vào nền kinh tế thị trường từ một nền kinh tế chỉ huy, bao cấp nên các doanh nghiệp ít chú trọng đến vấn đề tài chính doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường nhận được cấp phát về vốn và sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chưa thấy được lợi ích của việc sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính của các nhà chuyên môn. + Chế độ báo cáo kiểm toán tài chính: Hiện nay, do các chuẩn mực kế toán chưa được ban hành đầy đủ lên việc lập báo cáo tài chính của các doanh nghiệp không được thực hiện một cách thống nhất, không có chế tài (hoặc có nhưng không được thực hiện) đối với việc lập và gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng. Còn có nhiều điểm khác nhau giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam nên việc tư vấn tài chính gặp nhiều khó khăn, mặt khác, điều này cũng làm cho việc thu hút sự tham gia của các tổ chức tư vấn tài chính có kinh nghiệm trên thế giới khó khăn. + Kiểm toán báo cáo tài chính: Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính trừ những trường hợp bắt buộc. Do đó thiếu cơ sở đảm bảo cho các tổ chức tư vấn khi tiến hành nghiệp vụ tư vấn. + Số liệu kế toán, thống kê: Số liệu kế toán và thống kê của các doanh nghiệp là không chính xác nên ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn. 3. Sự cần thiết của việc hình thành và phát triển thị trường OTC ở Việt Nam Qua phần phân tích đặc thù nền kinh tế Việt Nam và thực trạng của hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán trên đây cho thấy một số vấn đề tồn tại cơ bản liên quan đến hoạt động chứng khoán như sau: Thứ nhất, nền kinh tế đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, các thể chế thị trường chưa được hoàn thiện. Do vậy, chính sách quản lý vĩ mô chưa được hoàn chỉnh và đồng bộ, điều này dẫn đến sự thiếu nhất quán trong việc quản lý các thị trường tài sản và tài chính như thị trường bất động sản, thị trường bảo hiểm, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Việc thiếu định hướng chiến lược phát triển chung cho các thị trường này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của thị trường chứng khoán vì thị trường chứng khoán là một thể chế tài chính có sự gắn bó rất chăt chẽ và nhạy cảm với các thị trường còn lại theo cơ chế “bình thông nhau”. Thứ hai, thực trạng thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng cho thấy hoạt động tài chính còn yếu kém, chưa có sự gắn kết giữa hoạt động ngân hàng và chứng khoán. Thị trường chứng khoán tuy là một bộ phận của thị trường tài chính nhưng được xây dựng và phát triển một cách riêng rẽ thiếu việc điều tiết thống nhất, vì vậy các hoạt động huy động vốn của hệ thống ngân hàng dễ gây tác động đến hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán. Thứ ba, các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam đã và đang chứng tỏ được tiềm năng và khả năng phát triển của mình. Trong giai đoạn sắp tới nhu cầu vốn đầu tư để mở rộng và phát triển sản xuất của các doanh nghiệp này là rất lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng trong khi họ chưa đủ điều kiện tham gia huy động vốn trực tiếp trên thị trường chứng khoán. Thứ tư, thực trạng phát hành và giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán hiện nay chỉ có các công ty lớn mới được phát hành và niêm yết nhưng chưa hẳn chúng đã là các công ty thuộc lĩnh vực mà công chúng quan tâm và muốn đầu tư. Đồng thời chỉ với duy nhất cơ chế giao dịch khớp lệnh như hiện nay rõ ràng thị trường chưa thỏa mãn được yêu cầu đa dạng của công chúng. Qua một số thực trạng bất cập nêu trên liên quan đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và hệ thống thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng, ro ràng là hệ thống thị trường này cần phải sớm được hoàn thiện nhiều mặt và đặc biệt là việc xây dựng một thị trường có tính linh hoạt cao giành cho các loại chứng khoán có tiêu chuẩn niêm yết thấp là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Qua phân tích trên có thể thấy rõ sự cần hiết của việc thành lập thị trường OTC ở Việt Nam bởi các lý do chủ yếu sau: Thứ nhất, việc ra đời thị trường chứng khoán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này có cơ hội được huy động vốn trực tiếp trên thị trường và nâng cao tính thanh khoản cho chứng khoán. Theo số liệu điều tra mới đây về khả năng tham gia thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội cho thấy trong số 160 doanh nghiệp được điều tra có đến 91 công ty có ý định tham gia niêm yết (chiếm tỷ lệ 56,85%) tại Trung tâm GDCK Hà Nội. Trong đó có 9 công ty (chiếm 5,6%) có ý định tham gia niêm yết trong năm 2004 và 54 công ty (chiếm 3,75%) có ý định niêm yết sau 1.1.2006. Tuy nhiên, các công ty này không đáp ứng đủ tiêu chuẩn niêm yết trên Trung tâm GDCK Thành phố Hồ Chí Minh; song nhìn chung các công ty có ý định tham gia thị trường chứng khoán đều có chung một mục đích là huy động vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và tạo uy tín cho công ty trên thương trường, do đó việc thành lập một thị trường cho các công ty chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết là rất cần thiết. Thứ hai, về lý luận và thực tiễn kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy mô hình giao dịch OTC là hình thức phù hợp hơn cả cho giao dịch các chứng khoán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với các chứng khoán này nếu chỉ áp dụng hình thức khớp lệnh tập trung sẽ không phát huy hết hiệu quả vì phần lớn các chứng khoán này có tính khỏan thấp (dẫn đến việc người đầu tư định giá cho chứng khoán là rất khác nhau) nên khó khớp lệnh. Việc sử dụng hình thức thỏa thuận sẽ giúp cho các nhà đầu tư thực hiện giao dịch của mình dễ dàng hơn. Thứ ba, cùng với thị trường tập trung thị trường OTC sẽ thu hút ngày càng nhiều hơn các nhà đầu tư, mở rộng môi trường đầu tư có tổ chức, quản lý, thu hẹp thị trường tự do đang tồn tại dưới nhiều hình thức, tạo sự cong bằng cho mọi đối tượng tham gia thị trường, giúp thị trường phát triển trong khuôn khổ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Tạo sự phát triển ổn định, bền vững và lành mạnh hóa hệ thống thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung. Thứ tư, thị trường OTC ra đời sẽ góp phần hoàn thiện thị trường tài chính Việt Nam với cơ chế thiết lập giá theo thỏa thuận (thương lượng giá), cơ chế này cùng với cơ chế đấu giá theo lệnh tập trung sẽ góp phần hoàn thiện các cơ chế xác lập giá cho hệ thống thị trường tài chính Việt Nam. Việc có một thị trường OTC tồn tại song song với thị trường tập trung vừa có ý nghĩa bổ trợ cho thị trường tập trung, vừa là động lực thúc đẩy thị trường tập trung dựa trên cơ chế cạnh tranh, cơ chế này đòi hỏi cả hai thị trường luôn phải tự hoàn thiện. Thứ năm, xây dựng thị trường OTC sẽ mở rộng phương thức đâu tư, đa dạng hóa hình thức giao dịch, tạo tính linh hoạt thuận tiện hơn, phục vụ được nhiều đối tượng đầu tư khác nhau, tạo tính sôi động cho thị trường. Thứ sáu, việc mở thị trường OTC còn giúp các công ty chứng khoán mở rộng khả năng, phạm vi hoạt động, khai thác tối đa các loại hình kinh doanh chứng khoán, hoàn thiện chức năng, vai trò trung gian thị trường của mình, đồng thời tạo thêm nguồn thu nhập cho các công ty này và tăng cường tính chuyên nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn để các công ty này sớm có khả năng hội nhập và cạnh tranh với các công ty chứng khoán nước ngoài. 4. Đánh giá các nhân tố, điều kiện hình thành thị trường OTC, thuận lợi và khó khăn Để xây dựng được một thị trường chứng khoán nói chung hay một thị trường OTC nói riêng chúng ta phải có sự đánh giá đầy đủ về những điều kiện thuận lợi cũng như những khó khăn trong việc hình thành và phát triển thị trường này. Từ đó, có thể tính toán sử dụng các phương án và giải pháp nhằm tận dụng được những thuận lợi và khắc phục khó khăn hiện thời để đảm bảo việ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH408.doc
Tài liệu liên quan