Sở hữu trí tuệ là một trong những lĩnh vực được các thành
viên của tổ chức thương mại Thế giới hết sức quan tâm. Những
vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ(TRIPS)
là một trong những nội dung lớn trong những cam kết của Việt
Nam khi gia nhập WTO. Trong những năm đầu gia nhập WTO,
quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam sẽ là vấn đề có ảnh hưởng rõ
nét nhất đến hoạt động kinh doanh, thương mại do những tác động
trực tiếp từ các nguyên tắc, yêu cầu thực thi “luật” của WTO. Hiệp
định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ (TRIPS) ,WTO buộc VN phải đạt được hai chuẩn mực lớn
về nội dung bảo hộ (tính đầy đủ) và về hiệu lực thực thi pháp luật
(tính hiệu quả) của hệ thống sở hữu trí tuệ . Do đó, việc thực thi tốt
quyền sở hữu trí tuệ là một trong những đòi hỏi hàng đầu của
WTO.
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2882 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng kể cho ngành sản
xuất nội địa của nước nhập khẩu tham gia kí kết hiệp định. Chi tiết
các qui tắc về giám sát áp dụng biện pháp này được nêu trong Hiệp
định chống bán phá giá kí kết tại vòng đàm phán Tokyo cuối cùng.
Vòng đàm phán Uruguay đã rà soát lại Hiệp định này để giải quyết
nhiều lĩnh vực mà Hiệp định hiện hành còn chưa chính xác và chi
tiết.
Đặc biệt, Hiệp định sau rà soát cung cấp các qui tắc chi tiết
hơn và rõ ràng hơn liên quan đến phương pháp xác định một mặt
hàng bị bán phá giá, các tiêu chí cần xem xét khi quyết định hàng
nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa, các
qui trình cần phải tuân thủ trong việc khởi xướng và tiến hành điều
tra chống bán phá giá cũng như việc thực thi và gia hạn các biện
pháp chống bán phá giá. Thêm vào đó, hiệp định mới này cũng làm
rõ vai trò của cơ quan giải quyết tranh chấp trong các vụ kiện liên
quan đến hoạt động chống bán phá giá tiến hành bởi chính quyền
nội địa.
Dựa trên phương pháp xác định một sản phẩm xuất khẩu bị
bán phá giá, Hiệp định mới bổ sung các điều khoản tương đối cụ
thể về những vấn đề như là tiêu chí phân bổ chi phí khi giá xuất
khẩu được so sánh với giá trị thông thường “được xây dựng” và
các qui tắc để đảm bảo rằng giá xuất khẩu và giá trị thông thường
của sản phẩm được so sánh công bằng, do vậy không tùy tiện tạo
ra hay làm tăng biên độ bán phá giá.
Hiệp định tăng cường các yêu cầu trong việc xác định mối
quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại đối
với ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu. Việc kiểm tra hàng
hóa nhập khẩu bán phá giá tác động đến ngành sản xuất nội địa
phải bao gồm sự đánh giá tất cả các nhân tố kinh tế liên quan trong
điều kiện sản xuất của ngành đó. Hiệp định nhấn mạnh thêm định
nghĩa thuật ngữ “ngành sản xuất nội địa”. Ngoài một số ngoại lệ,
“ngành sản xuất nội địa” đề cập đến các nhà sản xuất nội địa của
toàn bộ sản phẩm tương tự hoặc đến các nhà sản xuất có tổng sản
lượng chiếm phần lớn trong toàn bộ sản lượng nội địa của các sản
phẩm đó.
Các thủ tục rõ ràng về phương thức khởi xướng các vụ kiện
chống bán phá giá và tiến hành điều tra đã được xây dựng. Cùng
với đó là các điều kiện đảm bảo rằng các bên liên quan đều có cơ
hội đưa ra bằng chứng. Các điều khoản về việc áp dụng biện pháp
tạm thời, về việc sử dụng cam kết giá trong vụ kiện chống bán phá
giá, và trong thời hạn của các biện pháp chống bán phá giá đã được
củng cố. Chính vì vậy, cải tiến đáng kể so với Hiệp định hiện hành
bao gồm điều khoản bổ sung trong đó quy định các biện pháp
chống bán phá giá sẽ hết hạn sau 5 năm kể từ khi có quyết định áp
thuế, trừ khi có quyết định cho rằng, việc chấm dứt áp dụng biện
pháp sẽ tái diễn hiện tượng bán phá giá và tiếp tục gây thiệt hại cho
ngành sản xuất nội địa.
Điều khoản mới yêu cầu điều tra chống bán phá giá phải
chấm dứt ngay lập tức nếu các cơ quan có thẩm quyền xác định
biên độ bán phá giá là tối thiểu (thấp hơn 2% giá xuất khẩu của
mặt hàng) hoặc lượng hàng hóa nhập khẩu là không đáng kể (khi
lượng hàng hóa nhập khẩu từ một nước chiếm ít hơn 3% tổng
lượng nhập khẩu của mặt hàng đó vào nước nhập khẩu).
Hiệp định yêu cầu phải có thông báo chi tiết và kịp thời tất
cả các quyết định chống bán phá giá tạm thời hay chính thức tới
Ủy ban Thực thi Chống bán phá giá. Hiệp định sẽ tạo cơ hội cho
các bên tham vấn về bất cứ vấn đề nào liên quan đến việc thực thi
hiệp định hay bổ sung mục tiêu cho hiệp định, và yêu cầu thành lập
Ban hội thẩm xem xét tranh chấp.
2.6.4 Hiệp định về các rào cản ki thuật đối với thương
mại(TBT)
Hiệp định này sẽ mở rộng và làm rõ Hiệp định về Hàng rào
Kĩ thuật trong Thương mại được kí kết tại vòng đàm phán Tokyo.
Hiệp định tìm cách để đảm bảo rằng các kết quả đàm phàn và tiêu
chuẩn kĩ thuật, cũng như là qui trình kiểm tra và cấp giấy phép
không tạo ra những rào cản không cần thiết đối với thương mại.
Tuy nhiên, Hiệp định công nhận rằng các nước có quyền thiết lập
các mức bảo vệ hợp lý cho cuộc sống, sức khỏe của con người,
động thực vật và môi trường, và không bị ngăn cản đưa ra các biện
pháp cần thiết để áp dụng được các mức bảo vệ đó. Chính vì vậy
Hiệp định khuyến khích các nước sử dụng tiêu chuẩn quốc tế phù
hợp với điều kiện nước mình, nhưng nó không đòi hỏi các nước
thay đổi mức độ bảo vệ do sự tiêu chuẩn hóa này.
Đặc điểm tiến bộ của Hiệp định được sửa đổi này còn thể
hiện ở việc xem xét tới phương pháp sản xuất và chế biến liên
quan đến đặc tính của hàng hóa. Phạm vi của qui trình đánh giá sự
phù hợp được mở rộng và các nguyên tắc được chỉnh sửa chính
xác hơn. Các điều khoản thông báo áp dụng cho chính quyền địa
phương và các tổ chức phi chính phủ được nêu chi tiết hơn hiệp
định của vòng đàm phán Tokyo. Qui tắc Thực hành đúng (Code of
Good Practice) để chuẩn bị, thông qua và áp dụng các tiêu chuẩn
do cơ quan tiêu chuẩn hóa đề ra được thông qua bởi các cơ quan,
tổ chức của khu vực tư nhân và khu vực công được quy định tại
phụ lục của Hiệp định này
Chương 3: QUAN HỆ VIỆT NAM VÀ WTO
3.1. Tiến trình Việt Nam gia nhập WTO
Tháng 06.1994 Việt Nam được công nhận là quan sát viên
của GATT.
Ngày 22.11.1994, Bộ chính trị ra công văn 1015 CV/CP-TW
chấp thuận nộp đơn gia nhập WTO.
Tháng 01.1995 Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO.
Ngày 31.01.1995 Ban công tác về việc VN gia nhập WTO
được thành lập.
Ngày 30.11.1995 Thủ tướng chính phuủ ra công văn
335/QHQT giao cho bộ thương mại phối hợp với các bộ ngành
chuẩn bị đàm phán.
Tháng 08.1996 chúng ta đã hoàn thành “Bị vong lục về chế
độ ngoại thương của Việt Nam” và gửi đến tới Ban thư kí WTO để
luân chuyển đến các thành viên của ban công tác. Bị vong lục giới
thiệu tổng quan về nền kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô, cơ sở
hoạch định và thưc thi chính sách, và cung cấp thông tin chi tiết
thương mại hàng hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ.
Đoàn đàm phán WTO được thành lập theo quyết định số
296/TTg ngày 07/05/1997.
Ngày 27-28.07.1998 diễn ra phiên họp thứ nhất Ban công tác
về việc VN gia nhập WTO tại Geneva. Ngay trong phiên họp này
Việt Nam đã chuyển đến ban thư kí 1500 câu trả lời về thương
mại, dịch vụ và sở hữu trí tuệ có lien quan đến thương mại.
Tháng 11.1998 phiên họp lần hai diễn ra minh bạch hóa chính
sách của VN về thương mại hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí
tuệ.
Tháng 7.1999 diễn ra phiên họp lần ba về cơ bản đã hoàn
thành giai đoạn làm rõ chính sách thương mại Việt Nam.
Tháng 7.2000 kí kết chính thức hiệp định thương mại Việt
Nam-Hoa Kì (BTA). Tháng 12.2001 BTA có hiệu lực.
Tháng 11.2000 phiên đàm phán thứ tư, Ban công tác WTO
cuối phiên đàm phán đã công nhận Việt Nam cơ bản đã kết thúc
quá trình minh bạch hóa chính sách thương mại và chuyển qua giai
đoạn đàm phán mở cửa thị trường.
Tháng 4.2002 phiên họp đa phương thứ năm với ban công tác.
Việt Nam đưa ra bản chào đầu tiên về hang hóa dịch vụ. Bắt đầu
đàm phán song phương với 28 nước có yêu cầu.
Tháng 5.2003 vòng đàm phán thứ sáu WTO diễn ra đề nghị
VN cần thực hiện “ Bước Nhảy Lượng Tử” để có thể gia nhập sau
2 năm nữa.
Từ 02-12.12.2003 hiên đàm phán thứ 7 diễn ra tại geneve
Thụy Sĩ, Việt Nam trình bản chào lần 3 về chính sách thương mại,
chuyển sang bàn thảo “ Một số yếu tố của dự thảo báo cáo gia
nhập WTO”.
Tháng 6.2004 diễn ra vòng đàm phán thứ 8 với một số cam
kết của VN:
Thực hiện ngay nghĩa vụ MFN ngay sau khi gia nhập WTO
đối với cả hang hóa và dịch vụ.
Thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng hóa
trong nước và hang hóa nhập khẩu theo lộ trình cụ thể.
Việt Nam tuyên bố bãi bỏ ngay việc trợ cấp xuất khẩu cà phê
khi gia nhập WTO, các mặt hàng khác bãi bỏ sau 3 năm kể từ khi
gia nhập.
Về Hiệp định vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ trừ một, hai
nghĩa vụ cần có thời gian để nâng cao năng lực quản lí (khoảng 2
năm), còn lại các nghĩa vụ khác đều phải tuân thủ.
Về trợ cấp khác liên quan đến hàng công nghiệp, Việt Nam
tuyên bố: trợ cấp gắn với tỉ lệ nội địa hóa sẽ xóa bỏ ngay sau khi
gia nhập, các hình thức trợ cấp từ ngân sách sẽ bãi bỏ sau 5 năm từ
khi gia nhập.
Việt Nam cam kết mở cửa thị trường cho Hoa Kì lúc nào thì
cũng sẽ mở cửa thị trường cho các nước thành viên của WTO lúc
ấy.
Viêt Nam chấp thuận giảm thuế nhập khẩu bình quân thêm
4% so với lần chào ở phiên họp thứ 7, thuế nhập khẩu bình quân
còn 18%.
Việt nam cam kết thực hiện đầy đủ ngay từ khi gia nhập các
hiệp định về Sở hữu chí tuệ (TRIPS); Hiệp định về các biện pháp
đầu tư có liên quan đến đầu tư (TRIMS); Hiệp định về giá hải
quan; Hiệp định về rào cản kĩ thuật đối với thương mại (TBT).
Từ ngày 07.12.2004 VN tham gia vòng đàm phán thứ chín,
Việt Nam và Tổ đàm phán thực hiện 3 công việc. Thứ nhất là, rà
soát lại bản dự thảo báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam
gia nhập WTO.Thứ hai là, thực hiện việc hỏi đáp xung quanh việc
minh bạch hóa chính sách của Việt Nam để đánh giá khả năng thực
thi các cam kết gia nhập.Thứ ba là, các thành viên nghe lộ trình
ban hành các văn bản pháp luật mới của Việt Nam để thực thi các
hiệp định của WTO.
Tháng 10.2004 kết thúc đàm phán song phương với EU.
Tháng 5.2006 kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kì.
Ngày 15.07.2006 phiên đàm phán thứ 12 tại Geneve do thứ
trưởng bộ thương mại Lương Văn Tự làm trưởng đoàn.
Ngày 19.07.2006 diễn ra phiên đàm phán thứ 13.
Ngày 07.10.2006 WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của đài hội
đồng tại geneve để chính thức kết nạp VN là thánh viên của WTO.
Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm dẫn
đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự lễ kết nạp thành viên WTO. Bộ
trưởng thương mại Trương Đình Tuyển và giám đốc WTO Pascal
Lamy kí nghị định thư gia nhập. Sau đó, văn kiện này sẽ dược trình
lên Quốc hội để xem xét thông qua (theo lịch trình phiên họp Quốc
hội Việt Nam sẽ kết thúc vào ngày 5.12.2006) và gửi lại cho ban
thư kí WTO. 30 ngày kể từ sau Ban thư kí WTO nhận được bản
phê chuẩn này của Quốc hội Việt Nam, Việt Nam trở thành thành
viên chính thức của WTO.
Ngày 26.10.2006 , kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối
cùng, Ban công tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập
WTO của Việt Nam.
Ngày 7.11.2006, WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của đại
hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO.
3.2. Các cam kết của Việt Nam gia nhập WTO
Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO thể hiện
qua 3 văn kiện cơ bản:Biểu cam kết về hàng hóa.Biểu cam kết về
thương mại và dịch vụ. Báo cóa của ban công tác về việc Việt Nam
gia nhập WTO
3.2.1.Kinh tế phi thị trường
Việt Nam chấp nhận bị xem là nền kinh tế phi thị trường
trong 12 năm kể từ ngày gia nhập(không muộn hơn 31/12/2018)
3.2.2.Về mặt hàng dệt may
Các nước thuộc WTO không áp dụng hạng ngạch nhập khẩu
đối với hàng dệt may Việt Nam.Khi Việt Nam áp dụng các biện
pháp tài trợ bị cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể áp
dụng các biện pháp trả đũa.Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ
không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của nước
ta
3.2.3.Về trợ cấp phi nông nghiệp
Việt Nam chấp nhận bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị
cấm(tài trợ đèn đỏ) theo quy định của WTO đối với hàng xuất
khẩu và trợ cấp khuyến khích nội địa hóa.Tuy nhiên,những ưu đãi
về thuế dành cho kinh doanh hàng xuất khẩu đã cấp cho doanh
nghiệp trước ngày Việt Nam gia nhập WTO thì được duy trì trợ
cấp trong thời gian là 5 năm(trừ mặt hàng dệt may).
3.2.4.Trợ cấp nông nghiệp
Ta cam kết sẽ không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông
sản từ thời điểm gia nhập.Tuy nhiên ta bảo lưu quyền được hưởng
một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển
trong lĩnh vực này.Đối với loại hỗ trợ mà WTO qu định phải cắt
giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sản
lượng.Ngoài mức này,ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữa
vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm.Các loại trợ cấp gián tiếp cho
nông nghiệp mang tính chất khuyến nông(như hỗ trợ thủy lợi)là trợ
cấp “xanh” hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO
cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế.
3.2.5.Quyền kinh doanh(xuất nhập khẩu hàng hóa)
Việt Nam chấp nhận ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO
cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được kinh doanh xuất
nhập khẩu trực tiếp.Trừ đối với các mặt hàng thuộc danh mục
thương mại nhà nước như:xăng,dầu,thuốc lá điếu,xì gà,băng đĩa
hình,báo chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho
phép sau một thời gian chuyển đổi(như gạo và dược phẩm).Từ
ngày 01/01/2011 cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài được kinh
doanh xuất khẩu gạo.Ta đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân
nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền
xuất nhập khẩu tại Việt Nam.Quyền xuất khẩu chỉ là quyền đứng
tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu
Trong mọi trường hợp,cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài
sẽ không tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước
.Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quyền
của ta trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phân
phối,đặc biệt với sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm,xăng
dầu,báo-tạp chí..
3.2.6.Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia
Các thành viên WTO đồng ý cho ta thời gian chuyển đổi
không quá 3 năm để điều chình lại thuế tiêu thụ đặc biệt đối với
rượu và bia cho phù hợp với quy định của WTO.Hướng sửa đổi là
đối với rượu trên 20 độ cồn ta hoặc áp dụng một mức thuế tuyệt
đối hoặc một mức thuế phần trăm.Đối với bia ta chỉ áp dụng một
mức thuế phần trăm
3.2.7.Doanh nghiệp nhà nước /doanh nghiệp thương mại
Nhà nước
Cam kết của ta trong lĩnh vực này là nhà nước sẽ không can
thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, Nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp
bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp như các cổ đông
khác.Việt Nam cam kết coi mua sắm của doanh nghiệp nhà nước
như là mua sắm chính phủ.
3.2.8. Tỷ lệ cổ phần thông qua quyết định tại doanh
nghiệp
Điều 52 và 104 của Luật doanh nghiệp quy định một số vấn
đề quan trọng có liên quan đến hoạt động của công ty TNHH và
công ty cổ phần chỉ được phép thông qua khi có số phiếu đại diện
ít nhất làng 65% hoặc 75% vốn góp chấp thuận. Quy định này có
thể vô hiệu hóa quyền của bên góp đa số vốn trong liên doanh. Do
vậy, ta đã xử lý theo hướng cho phép các bên tham gia liên doanh
được thỏa thuận vấn đề này trong điều lệ công ty.
3.2.9.Cam kết về thuế xuất nhập khẩu
Bảng: Bảng cam kết giảm thuế nhập khẩu theo nhóm ngành
hàng
Nhóm ngành
hàng
Mức thuế
nhập khẩu
hiện hành
Mức thuế
nhập khẩu
phải giảm
Thời hạn
thực hiện
giảm
1.Toàn bộ biểu
thuế
17,4 13,4 5-7 năm
2.Nông sản
nhập khẩu
23,5 20,9 5-7 năm
3.Hàng công
nghiệp
16,8 12,6 5-7 năm
Bảng: Bảng cam kết chung về giảm thuế nhập khẩu
Cách cam kết Số dòng thuế nhập
khẩu
Tỷ
trọng(%)
1.Cắt giảm thuế nhập khẩu 3800 35.5
2.Phải dừng mở mức thuế
ở thời điểm gia nhập WTO
3700 34.5
3.Múc thuế trần cao hơn
mức thuế khi gia nhập WTO
3170 30.0
Tổng cộng 10670 100
Cụ thể: Có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm,
chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng
yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép,
vật liệu xây dựng, ôtô - xe máy... vẫn duy trì được mức bảo hộ
nhất định.
Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt
may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc
và thiết bị điện - điện tử. Ta đạt được mức thuế trần cao hơn mức
đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất là
phương tiện vận tải.
Ta cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do
theo ngành của WTO giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp. Đây là
hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều
phải tham gia một số ngành. Ngành mà ta cam kết tham gia là sản
phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế.
Ta cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 – 5 năm
đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng. Về
hạn ngạch thuế quan, ta bảo lưu quyền áp dụng với đường, trứng
gia cầm, lá thuốc lá và muối.
3.2.10.Cam kết về các biện pháp hạn chế nhập khẩu
Ta đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân phối lớn không muộn
hơn ngày 31/5/2007. Với thuốc lá điếu và xì gà, ta đồng ý bỏ biện
pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên sẽ chỉ có
một doanh nghiệp Nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc
lá điếu và xì gà. Mức thuế nhập khẩu mà ta đàm phán được cho hai
mặt hàng này là rất cao. Với ô tô cũ ta cho phép nhập khẩu các loại
xe đã qua sử dụng không quá 5 năm.
3.2.11.Cam kết về minh bạch hóa các chính sách thương
mại
Ta cam kết ngay từ khi gia nhập sẽ công bố dự thảo các văn
bản quy phạm pháp luật do quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội
và chính phủ ban hành để lấy ý kiến nhân dân. Thời hạn dành cho
việc góp ý và sửa đổi tối thiểu là 60 ngày. Ta cũng cam kết sẽ đăng
công khai các văn bản pháp luật trên các tạp chí hoặc trang tin điện
tử của các bộ, ngành.
3.2.12.Cam kết về mở rộng thị trường đầu tư
Trừ một số ngành hạn chế đầu tư nước ngoài,còn các nhà đầu
tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam và được hưởng quy chế
tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) khi đầu tư vào Việt
Nam.Từ ngày 01/07/2006 các nhà đầu tư trong và ngoài nước chịu
sự điều tiết chung bởi luật đầu tư và luật doanh nghiệp.Nhà đầu tư
nước ngoài được hưởng quyền kinh doanh của mình tương tự như
nhà đầu tư Việt Nam.Không còn bị ràng buộc phải đầu tư vào cùng
nguyên liệu,không bị buộc phải xuất khẩu sản phẩm như một điều
kiện để được phép đầu tư tại Việt Nam.Doanh nghiệp có vốn FDI
được cân đói ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.Doanh
nghiệp có vốn nước ngoài được bảo vệ quyền lợi và tài sản hợp
pháp
3.2.13.Cam kết về mở rộng thị trường dịch vụ
Trong thỏa thuận WTO ta cam kết đủ 11 ngành dịch vụ,tính
theo phân ngành khoảng.Về mức độ cam kết,hầu hết các ngành
dịch vụ trong đó cónhững ngành nhạy cảm như bào hiểm,phân
phối,du lịch..ta giữ được mức cam kết gần như trong BTA riêng
viễn thông,ngân hàng và chứng khoán để sớm kết thúc đàm phán ta
đã có một số bước tiến nhìn chung không quá xa so với hiện trạng
và đều phù hợp với định hướng phát triển đã được phê duyệt cho
các ngành này
3.2.13.1 Cam kết chung cho các ngành dịch vụ
Trước hết, công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt
Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó được ta cho phép
trong từng ngành cụ thể mà những ngành như thế là không nhiều.
Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý
vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của
công ty phải là người Việt Nam. Cuối cùng, ta cho phép tổ chức và
cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp
Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường
ngành đó. Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài
mua tối đa 30% cổ phần.
3.2.13.2 Dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí
Ta đồng ý cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được thành
lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để
đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí. Tuy nhiên, ta còn giữ
nguyên quyền quản lý các hoạt động trên biển, thềm lục địa và
quyền chỉ định các công ty thăm dò, khai thác tài nguyên. Ta cũng
bảo lưu được một danh mục các dịch vụ dành riêng cho các doanh
nghiệp Việt Nam như dịch vụ bay, dịch vụ cung cấp trang thiết bị
và vật phẩm cho dàn khoan xa bờ... Tất cả các công ty vào Việt
Nam cung ứng dịch vụ hỗ trợ dầu khí đều phải đăng ký với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
3.2.13.3 Dịch vụ viễn thông
Ta có thêm một số nhân nhượng nhưng ở mức độ hợp lý, phù
hợp với chiến lược phát triển của ta. Cụ thể là cho phép thành lập
liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông
không gắn với hạ tầng mạng, phải thuê mạng do doanh nghiệp Việt
Nam nắm quyền kiểm soát và nới lỏng một chút về việc cung cấp
dịch vụ qua biên giới để đổi lấy giữ lại hạn chế áp dụng cho viễn
thông có gắn với hạ tầng mạng chỉ các doanh nghiệp mà nhà nước
nắm đa số vốn mới đầu tư hạ tầng mạng, nước ngoài chỉ được góp
vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác Việt Nam đã
được cấp phép.Như vậy, với dịch vụ có gắn với hạ tầng mạng, ta
vẫn giữ mức cam kết như BTA, một yếu tố quan trọng góp phần
bảo đảm an ninh quốc phòng.
3.2.13.4 Dịch vụ phân phối
Thời điểm cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài là như BTA vào 01/01/2009.Thứ hai, ta không mở cửa thị
trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng
hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài. Nhiều
sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân bón... ta chỉ mở
cửa thị trường sau 3 năm.Quan trọng nhất, ta hạn chế khá chặt chẽ
khả năng mở điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải được ta cho phép theo
từng trường hợp
3.2.13.5 Dịch vụ bảo hiểm
Về tổng thể, mức độ cam kết ngang BTA, tuy nhiên, ta đồng
ý cho Hoa Kỳ thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5
năm kể từ ngày gia nhập.
3.2.13.6 Dịch vụ ngân hàng
Ta đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước
ngoài không muộn hơn ngày 01/04/2007. Ngoài ra ngân hàng nước
ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi
nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn
chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong
vòng 5 năm kể từ khi ta gia nhập WTO. Ta vẫn giữ được hạn chế
về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam, không quá 30%. Đây
là hạn chế đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành ngân hàng.
3.2.13.7 Dịch vụ chứng khoán
Ta cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước
ngoài và chi nhánh sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO
3.2.13.8 Các cam kết khác
Với các ngành còn lại như du lịch, giáo dục, pháp lý, kế toán,
xây dựng, vận tải..., mức độ cam kết về cơ bản không khác xa so
với BTA. Ngoài ra không mở cửa dịch vụ in ấn - xuất bản.
3.2.14.Cam kết về minh bạch cơ chế chình sách thương
mại
Thành lập wedsite của chính phủ Việt Nam công bố toàn bộ
chính sách thương mại,đầu tư,sở hữu trí tuệ.Các văn bản pháp lý
có liên quan đến thương mại,đấu tư..chỉ có hiệu lực khi được dăng
công báo.Các chính sách thương mại có tác động không thuận lợi
đến hoạt động của doanhnghiệp phải được công bố trên wedsite
của chính phủ trước 60 ngày để xin ý kiến dư luận
3.2.15.Sở hữu trí tuệ
Sở hữu trí tuệ là một trong những lĩnh vực được các thành
viên của tổ chức thương mại Thế giới hết sức quan tâm. Những
vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ(TRIPS)
là một trong những nội dung lớn trong những cam kết của Việt
Nam khi gia nhập WTO. Trong những năm đầu gia nhập WTO,
quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam sẽ là vấn đề có ảnh hưởng rõ
nét nhất đến hoạt động kinh doanh, thương mại do những tác động
trực tiếp từ các nguyên tắc, yêu cầu thực thi “luật” của WTO. Hiệp
định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ (TRIPS) ,WTO buộc VN phải đạt được hai chuẩn mực lớn
về nội dung bảo hộ (tính đầy đủ) và về hiệu lực thực thi pháp luật
(tính hiệu quả) của hệ thống sở hữu trí tuệ . Do đó, việc thực thi tốt
quyền sở hữu trí tuệ là một trong những đòi hỏi hàng đầu của
WTO.
3.2.15.1 Về bản quyền tác giả
Theo luật sở hữu trí tuệ 2005 và Bộ Luật Dân sự 2005
quyền tác giả đối với những tác phẩm gốc được bảo hộ không phân
biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng của tác phẩm. Về
thù lao, nhuận bút, các tổ chức, cá nhân sử dụng các tác phẩm đã
được công bố hoặc bản ghi âm/ghi hình để thực hiện chương trình
phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức
nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho
chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của chính
phủ. Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc khi bị
xâm hại có quyền yêu cầu tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm
chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi
thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý
hành vi xâm phạm hoặc khởi kiện ra toà án có thẩm quyền hoặc
thông qua trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3.2.15.2 Về nhãn hiệu bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ
Theo bộ luật dân sự 2005 và phần III của luật sở hữu trí tuệ
năm 2005. Không có yêu cầu bắt buộc đăng ký nhãn hiệu đối với
bất kỳ hàng hóa và dịch vụ nào. Tất cả các đăng ký nhãn hiệu đều
được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp
3.2.15.3 Về chỉ dẫn địa lý,bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng
hóa
Bộ luật dân sự năm 2005 và Phần III của Luật sở hữu trí tuệ
năm 2005. Việt Nam lưu ý một chỉ dẫn địa lý sẽ không được bảo
hộ nếu đã trở thành tên gọi chung ở Việt Nam. Chỉ dẫn địa lý nước
ngoài được bảo hộ ở nước xuất xứ mới có thể được bảo hộ ở Việt
Nam. Bất kỳ chủ thể nào có quyền, theo luật pháp của n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 74231634-60869099-Viet-Nam-Gia-Nhap-Wto-Nhung-Thuan-Loi-Kho-Khan.pdf