Đề tài Cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu hạt tiêu sang UAE

Thị trường UAE có đặc điểm là hoạt động với chính sách thương mại nhất quán. Nguyên tắc tự do và tình trạng chính trị ổn định là những điểm chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ngày nay của UAE.

UAE là nền kinh tế thị trường tự do về lao động và hàng hóa. Chính sách thương mại tự do gồm quyền lợi thuế quan thấp, các tiêu chuẩn không hạn chế. Công nghiệp của UAE phát triển chủ yếu tập trung vào các ngành xây dựng, nông nghiệp và dệt may bên cạnh những lĩnh vực thế mạnh của UAE là dịch vụ, tài chính và du lịch. Ưu tiên mũi nhọn phát triển công nghiệp do đó UAE miễn thuế nhập khẩu thiết bi, nguyên liệu cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp.

U.A.E duy trì một hệ thống thương mại tự do và tự do chuyển đổi ngoại hối. Mục tiêu phát triển của UAE là thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế bao gồm khu vực tự do để trở thành kho ngoại quan của khu vực, nơi mà tất cả các loại hàng hóa sẽ được nhập khẩu, lưu kho và tài xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực Trung Đông.

Với hành lang pháp lý tương đối thông thoáng, UAE khuyến khích nhập khẩu nông sản, các mặt hàng tái xuất. Hàng hoá nhập khẩu vào Dubai- UAE không bị ràng buộc bởi hạn ngạch, không gặp rào cản lớn từ chính sách nhập khẩu , thủ tục hải quan, phụ phí,. Mặt khác, UAE còn có chính sách ưu đãi thuế ( miễn thuế nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, miễn thuế nhập khẩu tạm thời) đối với các mặt hàng trên.

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2543 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu hạt tiêu sang UAE, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 1.3.3- Cơ sở hạ tầng UAE có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển và hiện đại. Giao thông trên đất liền bằng đường bộ. Một mạng lưới tập trung đông ở các thành phố lớn. Các cấp chính quyền ở Abu Dhabi và Dubai tập trung đông ở các thành phố lớn. UAE không có hệ thống đường sắt, mạng lưới giao thông hàng không nội địa, mặc dù chính quyền Dubai đang xem xét việc xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm. Tất cả các tiểu vương quốc trừ Ajman và Umm Al Quwain, có các sân bay hiện đại. Tất cả các tiểu vương quốc đều có cảng biển hiện đại. Cảng Jebel Ali ở Dubai là cảng nhân tạo lớn nhất trên thế giới. Hàng hóa được nhập khẩu bằng đường biển và phân phối bằng xe tải đến các khu vực lân cận ở các nước láng giềng thuộc GCC. Hiện nay có 12 khu vực tự do mậu dịch ở UAE, một nửa trong số đó đặt tại Dubai. Dubai ngày càng phát triển hơn về ngành thương mại điện tử. 1.4- Đặc điểm chung về thị trường UAE UAE là một trong những thị trường phát triển nhất khu vực Trung Đông. Nằm ở một vị trí chiến lược phía Tây Nam của khu vực từ vùng vịnh, từ UAE hàng hóa có thể đến trực tiếp với 1,9 tỷ dân vùng Vịnh, khu vực Trung Đôn, Đông Âu, Iran và bán đảo Ấn Độ. GDDP trên đầu người của UAE không khác nhiều so với các nước Tây Âu. Năm 2003, kinh tế UAE khởi sắc, GDP tăng 12,4%, đạt xấp xỉ 80 tỷ USD. Tuy nhiên, UAE là nước có dân số nhỏ (4 triệu người) nên sức tiêu thụ tại chỗ hạn chế. Mức nhập khẩu của nước bạn khá cao là do phục vụ nhu cầu tái xuất. Sự ổn định về chính trị, sự phồn thịnh về kinh tế cùng với việc miễn thuế đối với đa số các mặt hàng đã tạo cho thị trường UAE sức hút đối với các nhà xuất khẩu và đầu tư nước ngoài. Hoạt động thương mại truyền thống của UAE là các nhà buôn nước này đã đưa hàng hóa củ các nhà sản xuất lớn đến các thị trường Nam Á, vùng Vịnh, Đông Phi. Dubai là một cổng trung gian thương mại. Dubai chiếm 70% hàng nhập khẩu vào UAE và 90% hàng tái xuất từ UAE. Dubai là thị trường trung chuyển lớn thứ 3 trên thế giới, sau Hồng Kông và Singapore. Từ Dubai, hàng hoá nhập khẩu tỏa đi các nước khu vực Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ. UAE phục vụ cả thị trường Bắc Phi, Nam Phi, Đông Phi, Trung Á, phần còn lại là vùng Trung Đông và các nước thuộc Liên Xô cũ trong vùng Trung á. Vì tập quán kinh doanh truyền thống các bộ tộc hoặc các nhóm dân tộc từ nhiều vùng khác nhau với các sản phẩm có giá trị đòi hỏi các nhà buôn nước này phải có sự kiểm định và tin cậy, đặc biệt là các yếu tố về mặt thời gian và do sự cách biệt về không gian, đã dẫn tới một phong cách kinh doanh coi trọng các mối quan hệ cá nhân và ý thức về sự liêm chính. Dù thông thoáng về chính sách thuế và thủ tục hải quan nhưng việc làm ăn với thị trường UAE cũng không dễ dàng bởi tính cạnh tranh gay gắt là một đặc điểm lớn của thị trường này. Hàng hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ có chủng loại, mẫu mã phong phú, được thay đổi thường xuyên theo thị hiếu thị trường, lại có giá rẻ. Bên cạnh đó, hàng từ Anh, Mỹ và các nước phương Tây có thương hiệu nổi tiếng, chất lượng cao cũng coi UAE là nơi tiếp thị bán hàng vào khu vực. CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU CỦA UAE 2.1- Thuế nhập khẩu 2.1.1- Khái niệm chung về thuế và phân loại thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩu là một loại thuế quan đánh vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch, khi hàng hoá đi qua khu vực hải quan của một nước. Hoặc, hiểu theo góc độ kinh tế đơn thuần thì đó là một khoản tiền mà đối tượng nộp thuế phải nộp cho cơ quan hải quan nước đó có hàng hoá đi qua khu vực hải quan của nước đó. Thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu, đã có từ lâu. Mục đích thu thuế nhập khẩu trong thời kì xã hội phong kiến và thời kỳ trước đó chủ yếu là để tăng thu nhập tài chính quốc gia. Khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển thì thuế nhập khẩu không chỉ là nguồn thu tài chính mà còn là công cụ thực hiện chính sách kinh tế thương mại của các nước cận và hiện đại. Trong cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thuế nhập khẩu vừa trở thành một công cụ bảo hộ kinh tế và sản xuất vừa là đòn bấy điều tiết kinh tế phát triển. Một thực tiễn tồn tại trong nhiều năm là các nước đua nhau nâng cao thuế suất, tăng cường bảo hộ kinh tế chính quốc. Thuế nhập khẩu trở thành một rào cản ngăn chặn sự phát triển tự do của thương mại quốc tế, ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của kinh tế thế giới. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) ra đời để thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, khởi xướng tự do hóa buôn bán, yêu cầu các bên kí kết cắt giảm hoặc xóa bỏ rào cản buôn bán. Ngoài việc hạn chế các rào cản phi thuế quan ra, thông qua đàm phán giữa các nước thành viên để cắt giảm thuế, đồng thời sau khi cắt giảm thuế phải không được tùy tiện nâng cao. Tuy vậy, trước mắt Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) hoàn toàn không huỷ bỏ thuế nhập khẩu, vẫn cho phép các nước thành viên trong đó có UAE lấy thuế nhập khẩu làm phương tiện bảo hộ kinh tế quốc gia hợp pháp duy nhất. Theo xu hướng chung, cần giảm thiểu bảo hộ bằng các biện pháp phi thuế quan, chỉ có thể dùng thuế quan làm phương tiện bảo hộ hợp pháp. Điều tiết, kiểm soát kinh tế và vai trò bảo hộ của thuế quan phải thông qua điều tiết của cơ chế thị trường và cơ chế giá cả để thực hiện. Theo những tiêu thức, phương pháp phân loại khác nhau có các loại thuế nhập khẩu khác nhau sau đây: Theo phương pháp thu thuế, thuế nhập khẩu có: thuế theo giá, thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế lựa chọn. thuế theo mùa, thuế tính theo giá chuẩn. Theo sự phán đoán có sự hạn chế của nước ngoài hay không, thuế nhập khẩu có: thuế tự chủ, thuế không tự chủ, thuế quan hiệp định, thuế hạn ngạch... Theo mức ưu đãi đối với hàng nhập khẩu từ các nước khác nhau, có các loại thuế nhập khẩu sau: thuế nhập khẩu thông thường, thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thuế nhập khẩu đãi ngộ tối huệ quốc, thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường, thuế trả đũa... Căn cứ vào hiệu lực của thuế xuất nhập khẩu có: thuế tương đối ổn định, thuế tạm xuất, thuế đặc biệt, thuế cân đối xuất nhập khẩu, thuế bổ sung xuất nhập khẩu. 2.1.2- Những mục tiêu theo đuổi của thuế nhập khẩu Mục đích đánh thuế vào hàng hóa nhập khẩu của mỗi quốc gia, ở vào các thời kỳ các nhau và tuỳ theo đối tượng tính thuế, đối tượng nộp thuế...có thể rất khác nhau. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu nói chung và thuế nhập khẩu nói riêng đều theo đuổi các mục tiêu cơ bản sau: Góp phần bảo hộ và thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển Góp phần đưa thương mại quốc tế vào môi trường tự do cạnh tranh Tạo nguồn thu cho nhà nước Công cụ thực hiện chính sách phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế Điều tiết hoạt động nhập khẩu Góp phần bảo hộ và thúc đẩy sản xuất nội địa Trong lịch sử phát triển thuế quan, mục đích đầu tiên của thuế quan là tăng thu nhập tài chính của nhà nước. Sau khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển để bảo hộ sản xuất công nghiệp nội địa, nhà nước tư bản thu thuế ở mức cao. Với mức thuế cao đối với các hàng hóa nhập khẩu để tăng giá thành hàng hóa nhập khẩu của chúng, lợi dụng cơ chế giá cả thị trường để giảm sức cạnh tranh với sản phẩm trong nước, từ đó đạt được mục đích bảo hộ hàng sản xuất trong nước. Mức thuế quan bảo hộ về lý thuyết không thấp hơn mức chênh lệch giá trong nước và nhập khẩu. Nhưng thực tế thì không hẳn như vậy, tỷ lệ thuế cao thấp còn phụ thuộc vào tình hình cung cầu, cũng như tính chất thay đổi cung cầu ảnh hưởng đến giá cả hàng nhập khẩu. UAE đã tham gia Hiệp định chung về thuế quan thương mại (GATT) đề xướng tự do thương mại, huỷ bỏ hoặc cắt giảm các rào cản thương mại. Tuy vậy, GATT vẫn cho phép thuế quan là phương tiện bảo hộ duy nhất nhưng yêu cầu phải hạ thấp hơn nữa. Qua 8 vòng đàm phán trong khuôn khổ GATT, tỷ lệ thuế quan của UAE với mặt hàng hạt tiêu đã giảm đi nhiều. Góp phần đưa thương mại quốc tế vào môi trường tự do cạnh tranh Các quốc gia không kể quy mô và trình độ phát triển đang tìm mọi cách tham gia vào thị trường thế giới và khu vực nhằm hưởng những lợi ích do hợp tác và phân công lao động quốc tế mang lại. Một trong những cố gắng của các quốc gia theo hướng này là cố gắng giảm dần, tiến tới xoá bỏ các rào cản thương mại. Họ đã đạt được những thành công nhất định. Trong 7 vòng đàm phán (1948-1994), các thành viên GATT gồm cả UAE đã đạt được thỏa thuận giảm thuế cho 89.000 hạng mục hàng hóa. Vấn đề giảm thuế quan và các rào cản thương mại và loại trừ phân biệt đối xử trong thương mại toàn cầu vẫn là mục tiêu cơ bản của WTO (GATT- 1994). Theo Hiệp định URUGUAY (kết quả của vòng đàm phán thứ 8 của GATT), từ năm 1994 đến 2005, mức thuế quan trung bình sẽ giảm 40%. Kết quả là mức thuế quan đối với mặt hàng hạt tiêu của UAE chỉ còn từ 0 – 5%. Tạo nguồn thu cho ngân sách Để thuế nhập khẩu góp phần tạo nguồn thu dồi dào cho ngân sách của Nhà nước UAE thì chính sách thuế quan phải chú ý đến hai vấn đề có tính nguyên tắc sau: Một là, đối với người chịu thuế, thuế suất cần phải hạ, làm sao để người chịu thuế bớt cảm thấy gánh nặng của thuế. Hai là, đối với Nhà nước, thuế suất phải đem đến một năng suất thu tối đa mà không cản trở, thậm chí còn kích thích sự phát triển kinh tế xã hội. Thuế không triệt tiêu mà trái lại thuế phải nuôi thuế. Muốn tạo ra nguồn thu dồi dào cho ngân sách cần phải thu thuế vừa phải. Vậy làm thế nào để thu thuế vừa phải, nhưng lại đảm bảo thu cho ngân sách? Để thực hiện mục tiêu này, kinh nghiệm thực tế cho thấy: không nên giao cho thuế quan thực hiện quá nhiều mục tiêu kinh tế cùng một lúc. Hệ thống thuế trung bình mức thuế thống nhất hoặc chênh lệch dễ quản lý và ít bị thất thu do trốn thuế. Các công cụ thực hiện chính sách phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế Tuỳ thuộc mối quan hệ kinh tế, chính trị…với từng nước cụ thể mà một nước có thể áp dụng chính sách thuế nhập khẩu khác nhau như: thuế ưu đãi đặc biệt, thuế ưu đãi tối huệ quốc…Một nước mà đánh thuế cao với hàng hóa nhập khẩu của nước khác thì không hi vọng nước đó sẽ có được những ưu đãi về thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu của nước mình (trừ một số trường hợp đặc biệt như ưu đãi của những nước phát triển dành cho các nước nghèo). Điều tiết hoạt động nhập khẩu Thuế suất nhập khẩu càng cao thì giá thành của sản phẩm được nhập khẩu sẽ càng cao, điều đó có tác động đến hạn chế nhập khẩu và tiêu dùng loại sản phẩm này. Ngược lại, thuế suất thấp hoặc bằng không sẽ lợi cho nhập khẩu và tiêu dùng. 2.1.3- Chế độ thuế nhập khẩu (hay quy định thuế nhập khẩu) Chế độ thuế nhập khẩu bao gồm các nội dung cơ bản sau: Luật, pháp lệnh, các văn bản dưới luật của Nhà nước quy định chi tiết thực thi về thuế nhập khẩu, thuyết minh về quy định sử dụng thuế Quy tắc chung phân loại thuế, nguyên tắc phân loại hàng hoá Giải thích các loại, chương, mục thuế, nói rõ về các loại hàng hoá. Biểu thuế đối với hàng hoá gồm hai bộ phận: Mục lục phân loại hàng hoá và cột tỷ lệ thuế. 2.2- Các chính sách, biện pháp phi thuế quan đối với nhập khẩu hàng hoá WTO đã định nghĩa về các biện pháp phi thuế quan là “những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sự luân chuyển hàng hoá giữa các nước”. Từ đó, WTO xây dựng định nghĩa về hàng rào phi thuế quan: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng”. 2.2.1- Hạn ngạch nhập khẩu hàng hoá UAE là một quốc gia không ràng buộc về hạn ngạch nhập khẩu. 2.2.2- Giấy phép nhập khẩu hàng hoá Giấy phép nhập khẩu hàng hoá được sử dụng nhiều. UAE tuân thủ theo quy định của WTO về Hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu của WTO. Hiệp định quy định các bên phải công bố cho các thương nhân thông tin đầy đủ về các loại giấy phép được cấp. Cần thông báo rõ tiêu chí, thủ tục hoặc thay đổi các thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu và hướng dẫn về việc nộp đơn trong thời hạn ít nhất là 21 ngày trước khi chúng có hiệu lực. Người nộp đơn chỉ cần tiếp cận tới một cơ quan hành chính (trường hợp đặc biệt không quá 3 cơ quan). Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu, Hiệp định còn quy định: Đơn xin và các thủ tục, kể cả thủ tục đổi lại giấy phép, phải càng đơn giản càng tốt. Đơn xin sẽ bị từ chối vì những lỗi nhỏ của chứng từ mà không làm thay đổi nội dung dữ kiện cơ bản của nó. Những lỗi này không làm ảnh hưởng đến nội dung so với chỉ định trong giấy phép, so với tập quán thương mại quốc tế hoặc so với khi vận chuyển xếp hàng dỡ hàng rời. Việc áp dụng phạt với những lỗi này (trừ cố ý gian lận, cẩu thả) không nên quá khắt khe mà chỉ nên cảnh cáo. 2.2.3 - Chính sách, biện pháp bảo hộ đột xuất chống lại trợ cấp và phá giá đối với hàng nhập khẩu Chống phá giá Là loại thuế mà UAE đánh vào hàng hoá khi một công ty bị đánh giá là đã bán phá giá hàng hoá của mình khi xuất khẩu sang UAE. Thuế đối kháng Là loại thuế đặc biệt đánh vào nhập khẩu hàng hoá để bù lại việc các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng hoá được hưởng trợ cấp chính phủ. Tự vệ Là thành viên của WTO, UAE có quyền tự vệ nếu có các nguyên nhân chính đáng Thứ nhất, căn cứ theo điều VI của GATT, UAE hoàn toàn có thể hành động tự vệ nếu có xảy ra phá giá. Thứ hai, UAE có thể tiến hành đàm phán với các nước đối tác lại các cam kết theo Điều XXVIII của GATT, với mục đích giảm gánh nặng từ nhập khẩu. Thứ ba, UAE có thể hạn chế nhập khẩu để bảo vệ vị thế tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán. 2.2.4 - Xác định giá trị hải quan Hiệp định về giá trị hải quan được UAE cùng kí kết với các thành viên trong WTO nhằm đảm bảo giá trị hàng hoá nhập khẩu được xác định một cách khách quan và công bằng, phát huy tác động tích cực tới các ràng buộc thuế đã đạt được trong các vòng đàm phán GATT/ WTO. Thuế hải quan được tính dựa trên trị giá CIF ở mức 4- 5%. Thông thường trị giá CIF được tính căn cứ vào hóa đơn thương mại. Rất nhiều mặt hàng thiết yếu, bao gồm cả hạt tiêu được tự do nhập khẩu. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU HẠT TIÊU CỦA UAE TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 3.1- Nhu cầu hạt tiêu của thị trường UAE Do đặc điểm đất đai, khí hâu nên cây hồ tiêu không thể trồng được ở UAE. Mà dân sở tại ở đây có tập quán ăn rất nhiều gia vị, các món ăn chế biến từ thịt cừu, cá, gà,.. được ướp, nấu với nhiều loại gia vị khác nhau. Mặt khác, với những ưu thế có cảng biển ở Dubai cơ sở hạ tầng tốt, sầm uất; UAE trở thành nước tái xuất lớn trên thế giới. Hạt tiêu cũng là mặt hàng được nhập vào UAE và chuyển tiếp cho các nước Trung Đông. Do đó, nhu cầu nhập khẩu tiêu của UAE là tương đối lớn. Có tương đối nhiều loại tiêu: tiêu đen, tiêu trắng, tiêu đỏ,.. nhưng thị trường UAE chuộng tiêu đen hơn cả. Và đa phần tiêu đen nhập từ Việt Nam. Theo số liệu thống kê, lượng tiêu đen UAE nhập khẩu vào năm 2003 đã là 7.400 tấn. 3.2- Thực trạng chính sách quản lý nhập khẩu: Thị trường UAE có đặc điểm là hoạt động với chính sách thương mại nhất quán. Nguyên tắc tự do và tình trạng chính trị ổn định là những điểm chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ngày nay của UAE. UAE là nền kinh tế thị trường tự do về lao động và hàng hóa. Chính sách thương mại tự do gồm quyền lợi thuế quan thấp, các tiêu chuẩn không hạn chế... Công nghiệp của UAE phát triển chủ yếu tập trung vào các ngành xây dựng, nông nghiệp và dệt may bên cạnh những lĩnh vực thế mạnh của UAE là dịch vụ, tài chính và du lịch. Ưu tiên mũi nhọn phát triển công nghiệp do đó UAE miễn thuế nhập khẩu thiết bi, nguyên liệu cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp. U.A.E duy trì một hệ thống thương mại tự do và tự do chuyển đổi ngoại hối. Mục tiêu phát triển của UAE là thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế bao gồm khu vực tự do để trở thành kho ngoại quan của khu vực, nơi mà tất cả các loại hàng hóa sẽ được nhập khẩu, lưu kho và tài xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực Trung Đông. Với hành lang pháp lý tương đối thông thoáng, UAE khuyến khích nhập khẩu nông sản, các mặt hàng tái xuất. Hàng hoá nhập khẩu vào Dubai- UAE không bị ràng buộc bởi hạn ngạch, không gặp rào cản lớn từ chính sách nhập khẩu , thủ tục hải quan, phụ phí,.. Mặt khác, UAE còn có chính sách ưu đãi thuế ( miễn thuế nhập khẩu một số mặt hàng nông sản, miễn thuế nhập khẩu tạm thời) đối với các mặt hàng trên. 3.3- Hải quan, thuế quan, hàng rào thương mại đối với nhập khẩu hạt tiêu 3.3.1- Thủ tục hải quan 3.3.1.1-Tiền kỹ quỹ Để đảm bảo cho hoạt động hiệu quả và linh hoạt của hệ thống hải quan, Dubai đưa ra quy định về tiền ký quỹ tương đương với số tiền thuế phải nộp của mỗi lô hàng. Khoản ký quỹ sẽ được hoàn lại sau khi các điều kiện nhất định được đáp ứng. Dưới đây là các hình thức ký quỹ hải quan: Ký quỹ phải nộp thuế: Đây là khoản ký quỹ nộp thay cho tiền thuế trong các trường hợp chưa chắc chắn là có phải nộp thuế hay không. Ký quỹ cho chứng từ bị thất lạc: Là khoản ký quỹ nộp cho cơ quan hải quan để hàng hóa được thông quan trong trường hợp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị thất lạc nhằm tránh chậm trễ cho lô hàng. Ký quỹ cho hàng tạm nhập: Là khoản ký quỹ nộp cho hàng tạm nhập tái xuất trong vòng 6 tháng như đã nói ở trên. Ký quỹ cho hàng quá cảnh: Ký quỹ cho hàng xuất từ khu vực tự do vào khu vực nội địa: Là khoản ký quỹ cho số tiền thuế có thể phải thu từ hàng hóa xuất xứ từ các khu vực tự do vào Dubai. Riêng trường hợp hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện của Cơ quan Quản lý cảng Dubai thì không phải ký quỹ. Thủ tục nộp tiền ký quỹ yêu cầu phải làm đơn theo mẫu có sẵn trước khi được cấp tờ khai hải quan. Số tiền ký quỹ do cơ quan hải quan quyết định theo từng trường hợp. Các quyết định của hải quan là không thể thay đổi được. Thủ tục xin hoàn lại tiền ký quỹ yêu cầu phải nộp bản trắng của hóa đơn thu tiền ký quỹ và các chứng từ liên quan khác bao gồm: Giấy biên nhận nộp thuế hải quan; các chứng từ bị mất xin lại; minh chũng của việc vận chuyển hàng xuất khẩu bằng đường bộ. Việc xin hoàn lại tiền ký quỹ phải thực hiện trong khoảng thời gian giới hạn quy định, tùy thuộc vào hình thức ký quỹ theo như bảng sau: Hình thức ký quỹ Giới hạn thời gian xin hoàn tiền ký quỹ Ký quỹ nộp thuế và ký quỹ cho chứng từ bị thất lạc 60 ngày Ký quỹ cho hàng tạm nhập 210 ngày (Ghi chú: hàng phải được tái xuất trong vòng 180 ngày kể từ ngày hàng đến) Ký quỹ cho hàng quá cảnh 45 ngày (Ghi chú: hàng phải rời Dubai trong vòng 30 ngày) Ký quỹ cho hàng từ JAFZA, DAFZ, VÀ DFSA 45 ngày (Ghi chú: hàng phải rời Dubai trong vòng 30 ngày) Thông thường, séc hoàn tiền ký quỹ được hoàn lại sau 2 tuần kể từ khi nộp đủ các hồ sơ yêu cầu hoàn phí. Các yêu cầu không được chấp nhận sẽ bị trả lại cùng với một bản khuyến cáo khước từ với lý do từ chối yêu cầu. 3.3.1.2- Thư bảo lãnh của ngân hàng Để không gây khó khăn cho các doanh nghiệp, hải quan Dubai chấp nhận việc sử dụng thư bảo lãnh của ngân hàng. Thư bảo lãnh phải do một ngân hàng ở Dubai phát hành. Có 3 trường hợp sử dụng thư bảo lãnh như sau: “Thư bảo lãnh thuế quan” được dùng thay cho biên lai thuế quan – ngân hàng. Người nhận hàng xuất trình thư này cho cơ quan hải quan ngay khi lấy tờ khai hải quan, nếu bộ chứng từ cần thiết cho việc nộp thuế không hoàn chỉnh. Ngay sau khi nhận được chứng từ bị thiếu, người nhận hàng phải lấy “Biên lai thuế quan – ngân hàng” hoặc “Biên lai thuế quan – tiền mặt” do cơ quan Hải quan cấp và nộp tới bộ phận bảo lãnh thuộc PHòng Hải quan Trung tâm. Nếu quá 120 ngày mà người nhận hàng chưa xuất trình biên lai thuế quan, hải quan được phép tới đòi ngân hàng. “Thư bảo lãnh hạn định” được dùng thay cho các khoản ký quỹ bằng tiền mặt của các đại lý thông quan và giao nhận trong các giao dịch ký quỹ tiền mặt. Loại thư bảo lãnh này được sử dụng đối với hàng quá cảnh, hàng xuất xứ từ các khu vực tự do hoặc DFSA vào nội địa theo đường bộ và hàng tạm nhập. Để được sử dụng thư bảo lãnh, phải làm đơn, kê khai “Tờ hướng dẫn thủ tục thư bảo lãnh hạn định” và nộp cho cơ quan hải quan. Sau khi được cơ quan hải quan chấp nhận, phải có thư bảo lãnh của ngân hàng và bản cam kết theo mẫu chuẩn. Việc thông quan hàng hóa dùng loại thư bảo lãnh này được thực hiện bằng cách hoàn tất “đơn xin thông quan theo thư bảo lãnh hạn định” do cơ quan hải quan cấp. Đơn này phải xuất trình khi cấp tờ phiếu hải quan. “Thư bảo lãnh đặc biệt” được dùng theo từng trường hợp riêng lẻ liên quan tới các quy chế đặc biệt về kiểm soát hải quan nhằm đảm bảo an toàn trong công việc đóng thuế và tuân thủ các quy định liên quan, chẳng hạn như khi việc cấp tờ phiếu hải quan bị đình lại. 3.3.1.3- Hàng tạm nhập tái xuất Như đã nói ở trên, hàng hóa nhập cảnh bảo Dubai được miễn thuế hải quan nếu chúng được tái xuất trong vòng 6 tháng kể từ ngày hàng đến. Để được hưởng quy chế này, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan tiền ký quỹ hoặc thư bảo lãnh hạn định của ngân hàng. Ngoài ra người chủ lô hàng tạm nhập cần xuất trình cho hải quan những chứng từ sau: Lệnh giao hàng Hóa đơn Giấy chứng nhận xuất xứ Biên lai thu tiền ký quỹ (hoặc đơn xin thông quan theo thư bảo lãnh hạn định) Bản sao giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề của cơ sở kinh doanh Khi tái xuất hàng hóa, người gửi hàng phải yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra hàng hóa và giám sát việc đóng hàng thông qua phiếu nhập khẩu. Sau đó, nhân viên kiểm tra sẽ dán niêm phong có ghi “chứng nhận Hải quan hàng xuất/nhập khẩu” do người gửi hàng chuẩn bị sẵn. Tiếp theo, người gửi hàng cần được chứng nhận là đã xuất cảnh lô hàng, tốt nhất là bằng giấy chứng nhận hàng xuất/nhập khẩu. có thể xin chứng nhận từ một trong các cơ quan sau: Các cơ quan hải quan của UAE (tại cảng hoặc sân bay) Các cơ quan hải quan ở nước ngoài Trạm biên giới UAE Con dấu của tàu và chữ ký của thuyền trưởng trong trường hợp gửi hàng bằng đường biển. Người gửi hàng có thể xin lại tiền ký quỹ trong khoảng thời gian 210 ngay tính từ ngày ghi trong phiếu nhập khẩu. việc xin hoàn lai tiền mặt đặt cọc mất khoảng 2 tuần. Hàng hóa nhập cảnh vào Dubai để tham gia triển lãm cũng có thể qua các thủ tục hải quan như hàng tạm nhập, sau khi đã nộp tiền ký quỹ. Nếu hàng đó được bán tại triển lãm, thì sẽ không được miễn thuế nhập khẩu. 3.3.2- Thuế quan 3.3.2.1- Quy định chung về thuế nhập khẩu của UAE Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), gồm U.A.E, ả rập Xêút, Cô-oét, Ba - ren, Ca ta, Ô - man, thiết lập một hệ thống thuế đánh vào hàng nhập khẩu chung từ 1% lên 4% đối với các nước ngoài khối. Đối với các nước trong khối, theo Hiệp định Hợp nhất kinh tế GCC (1981), tất cả các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, động vật, tài nguyên thiên nhiên từ các nước thành viên được miễn thuế và các lệ phí khác khi chúng được buôn bán giữa các nước thành viên. Để được coi là sản phẩm thuộc các nước GCC, giá trị gia tăng của sản phẩm ở các nước này không được thấp hơn 40% giá trị cuối cùng và phải được sản xuất trong một nhà máy có không ít hơn 51% cổ phần thuộc sở hữu địa phương được Bộ Tài chính Công nghiệp cấp giấy chứng nhận. Tất cả các hàng hóa lưu chuyển nội bộ các nước GCC muốn được miễn thuế phải có giấy chứng nhận xuất xứ phù hợp kèm theo. Chỉ có các DN có giấy phép hoạt động thương mại phù hợp mới được kinh doanh nhập khẩu. Các yêu cầu về chứng từ theo tiêu chuẩn quốc tế. Không có thuế xuất khẩu. Vì lý do an ninh và tôn giáo, có nhiều hạn chế đối với nhập khẩu rượu, thuốc lá, súng, các sản phẩm thịt lợn Thuế nhập khẩu được tính chung là 4% trên giá CIF của hàng hoá. Rượu nhập khẩu bị đánh thuế 50% , thuốc lá 100% trên giá CIF. Giá CIF thông thường được tính theo cách tham khảo từ vận đơn, hoá đơn của hàng hoá, nhưng trị giá tính thuế không đơn thuần chỉ căn cứ trên vận đơn của lô hàng, hải quan tính thuế có thể đưa ra một giá trị ước tính sao cho có lợi về thuế và doanh nghiệp phải chấp nhận. Nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm như thực phẩm và dược phẩm được miễn thuế. Danh mục các mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu (từ ngày 28/12/2002) Các loại hải sâm tươi, hải sản đông lạnh Các loại rau tươi và rau được bảo quản ở nhiệt độ thấp Các loại trái cây tươi và khô Cà phê rang và chưa rang Chè đóng gói không quá 3 kg/bao; chè túi không quá 3 g/túi Gạo Đường Thuốc men Sách, báo, tạp chí 3.3.2.2- Thuế nhập khẩu hạt tiêu Hạt tiêu được nhập khẩu từ các nước xuất khẩu tiêu lớn trên thế giới như: Việt Nam, Brazin, Malaysia, Indonesia, Srilanka, và một số nước khác…Trong đó, hạt tiêu đen chủ yếu được nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam các loại hạt tiêu trắng, tiêu đỏ,.. nhập từ các nước còn lại. Như vậy, các nước mà UAE nhập khẩu tiêu không nằm trong khối GCC và mặt hàng hạt tiêu cũng không phải nằm trong danh sách được miễn thuế. Vì thế, theo quy định hạt tiêu sẽ bị đánh thuế bình thường tức là mức thuế 4%- 5% trên giá CIF của hàng hoá. Cơ sở tính thuế nhập khẩu là giá C.I.F tại các cảng của UAE và không có thuế VAT Nếu là hạt tiêu tạm nhập tái xuất được miễn thuế với điều kiện phải xuất đi trong vòng 6 tháng kể từ ngày hàng đến và phải làm các thủ tục hải quan cần thiết. trong trường hợp này, thay vì nộp thuế, người nhận hàng thường phải nộp cho cơ quan hải quan một khoản tiền ký quỹ tương đương và họ sẽ không được hoàn lại tiền ký quỹ nếu quá 6 tháng mà vẫn chưa xuất hàng ra khỏi Dubai. 3.3.3- Giấy tờ, hoá đơn yêu cầu cụ thể với mặt hàng hạt tiêu Các nhà nhập khẩu chỉ được phép nhập khẩu các mặt hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docUAE.doc
Tài liệu liên quan