LỜI NÓI ĐẦU: 2
CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC CỔ PHẦN HOÁ: 3
1.1. Cổ phần hoá: 3
1.2. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: 3
1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn 4
1.4. Nội dung cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: 6
1.5. Mục tiêu cổ phần hoá: 10
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỔ PHẦN HOÁ: 11
2.1. Những thành tựu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: 11
2.2. Những hạn chế của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nứơc: 17
2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cổ phần hoá DNNN: 20
2.3.1.Các giải pháp đẩy mạnh sắp xếp cổ phần hoá DNNN: 20
2.3.2.Hoàn chỉnh các cơ chế chính sách tài chính đối với DN: 21
2.3.3. Đổi mới phương thức quản lý đối với doanh nghiệp: 22
LỜI KẾT: 23
24 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các tài liệu về:
a. Các hồ sơ pháp lý khi thành lập doanh nghiệp.
b. Tình hình công nợ, tài sản, nhà xưởng, vật kiến trúc đang quản lý.
c. Vật tư hàng hóa ứ đọng, kém, mất phẩm chất và đề ra hướng giải quyết.
d. Danh sách lao động của doanh nghiệp đến thời điểm quyết định cổ phần hóa: số lượng người, năm công tác của từng người. Dự kiến số lao động nghèo được mua cổ phần theo giá ưu đãi của Nhà nước (trả dần trong 10 năm).
e. Dự toán chi phí cổ phần hóa cho đến khi hoàn thành Đại hội cổ đông lần thứ nhất (nếu doanh nghiệp cần phải thuê kiểm toán độc lập, thì chi phí thuê kiểm toán cũng tính vào chi phí này) theo mức quy định tại thông tư số 104/1998/TT-BCT ngày 18 tháng 7 năm 1998 của Bộ Tài chính.
Bước 2: Xây dựng phương án cổ phần hóa.
7- Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp.
Tổ chức kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ của doanh nghiệp. Phân loại:
- Tài sản đang dùng
- Tài sản không cần dùng
- Tài sản xin thanh lý
- Tài sản (hiện vật) được hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp.
Căn cứ số liệu ghi trên sổ sách kế toán và kết quả kiểm kê đánh giá lại giá trị tài sản của doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan quản lý vốn, giải quyết những vướng mắc về tài chính và dự kiến đề nghị giá trị thực tế của doanh nghiệp, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
8- Các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tổng công ty 91 thống nhất với cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp về giá trị thực tế của doanh nghiệp, ra văn bản thỏa thuận với Bộ Tài chính mức giá này.
9- Quyết định giá trị thực tế của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đã thống nhất với các cơ quan có liên quan về xác định giá trị doanh nghiệp:
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giá trị doanh nghiệp có mức vốn Nhà nước ghi trên sổ kế toán đến thời điểm cổ phần hóa trên 10 tỷ đồng.
- Các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tổng công ty 91 quyết định giá trị doanh nghiệp có mức vốn Nhà nước ghi trên sổ kế toán đến thời điểm cổ phần hóa từ 10 tỷ trở xuống.
Thời hạn để hoàn thành việc xác định giá trị doanh nghiệp không quá 30 ngày.
10- Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp lập phương án (dự kiến) cổ phần hóa doanh nghiệp và dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần.
- Phổ biến hoặc niêm yết công khai các dự kiến phương án nêu trên để mọi người lao động cùng biết và thảo luận.
- Tổ chức Đại hội công nhân viên chức (bất thường) để lấy ý kiến về dự thảo phương án, bàn phương hướng, biện pháp cụ thể để có cơ sở hoàn thiện phương án (có thể tổ chức lấy ý kiến bằng các hình thức có hiệu quả khác, không nhất thiết phải tổ chức đại hội công nhân viên chức).
- Hoàn thiện phương án trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hoàn chỉnh dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần để chuẩn bị trình đại hội cổ đông xem xét và quyết định.
Bước 3: Phê duyệt và triển khai thực hiện phương án cổ phần hóa.
11- Các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tổng công ty 91:
- Đối với các doanh nghiệp nhà nước có giá trị thuộc vốn nhà nước do cơ quan có thẩm quyền đã quyết định trên 10 tỷ đồng: trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa và quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
- Các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án cổ phần hóa và quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước đã được quyết định từ 10 tỷ đồng trở xuống.
- Các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty 91 có vốn Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định từ 10 tỷ đồng trở xuống, Tổng công ty 91 báo cáo Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật phê duyệt phương án cổ phần hóa và quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần.
- Các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tổng công ty 91 hoặc doanh nghiệp cùng Bộ Tài chính thoả thuận và dự kiến đề cử người để bầu vào Hội đồng quản trị quản lý phần vốn Nhà nước (nếu có) tại Công ty cổ phần.
12- Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp.
- Mở sổ đăng ký mua cổ phần của các cổ đông. Đăng ký mua tờ cổ phiếu tại Kho bạc nhà nước.
- Thông báo công khai tình hình tài chính của doanh nghiệp cho đến thời điểm cổ phần hóa.
- Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng chủ trương bán cổ phần, tổ chức bán cổ phần của doanh nghiệp cho các cổ đông.
13- Trưởng Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp triệu tập Đại hội cổ đông lần thứ nhất để bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần.
Bước 4: Ra mắt Công ty Cổ phần, đăng ký kinh doanh.
14- Giám đốc, kế toán trưởng doanh nghiệp với sự chứng kiến của Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp và đại diện cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước, bàn giao cho Hội đồng quản trị công ty cổ phần: lao động , tiền vốn, tài sản, danh sách, hồ sơ cổ đông và toàn bộ các hồ sơ tài liệu, sổ sách của doanh nghiệp.
- Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp bàn giao những công việc còn lại (nếu có) cho Hội đồng quản trị và công bố tự giải thể từ ngày ký biên bản bàn giao.
15- Hội đồng quản trị Công ty cổ phần hoàn tất những công việc còn lại:
- Xin khắc con dấu Công ty cổ phần và nộp lại con dấu cũ (nếu có).
- Lập bảng kê đề nghị kho bạc tỉnh, thành phố cung cấp cho các cổ đông tờ cổ phiếu phù hợp với số cổ phần của các cổ đông.
- Tổ chức ra mắt Công ty cổ phần: đăng báo theo quy định công bố trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo bằng văn bản thời điểm hoạt động của công ty cổ phần theo con dấu mới, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh.
- Đăng ký với sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký kinh doanh như quy định tại Điều 19 Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ.
- Đề nghị các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 cụ thể hóa từng công đoạn cổ phần hóa, phân công tổ chức thực hiện cụ thể đảm bảo tính khẩn trương, tích cực, vững chắc không ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5. Mục tiêu của cổ phần hoá:
Một là, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quá trình tiếp tục đổi mới phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghia, nâng cao tính năng động,sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế nói chung, của khu vực doanh nghiệp nhà nước nói riêng.
Hai là, huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước, đẻ đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp trên thị trường, tạo thêm việc làm, tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước.
Ba là, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước, đổi mới căn bản quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phương thức hoạt động của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của tưng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, tăn tài sản nhà nước, tạo điều kiện để khu vực kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường, không cổ phần hoá toàn bộ doanh nghiệp nhà nước mà chỉ cổ phần hoá những doanh nghiệp nhà nước không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn.
Bốn là, tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa có cổ phần, tạo động lực làm việc, nâng cao vai trò làm chủ thực sự của họ.
Chương 2
Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
2.1. Những thành tựu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện ở nước ta trong hơn 10 năm.Tính đến cuối tháng 11 năm 2002, cả nước đã có 907 doanh nghiệp đã được cổ phần hoá, chiếm 88% số doanh nghiệp nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu và đạt 86% dự kiến. Trong 10 tháng của năm 2003, trong số 766 doanh nghiệp nhà nước thực hiện việc chuyển đổi thì có 425 doanh nghiệp cổ phần hoá. Số liệu trên cho thấy, cổ phần hoá là hình thức chuyển đổi sở hữu chiếm ưu thế trong quá trình thực hiện đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Để phân tích những thành công cũng như những hạn chế của quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, chúng ta sẽ xem xét việc thự hiện chủ trương này qua các giai đoạn như sau:
- Từ năm 1992 đến tháng 6 năm 1998 (trước khi có Nghị định 44/1998/NĐ-CP). Trong giai đoạn này, cả nước đã cổ phần hoá được 30 doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, 5 doanh nghiệp được cổ phần hoá theo cơ chế, chính sách thí điểm qui định tại Quyết định số 202/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, 25 doanh nghiệp được thực hiện theo cơ chế chính sách quy định tại Nghị định 28/CP của Chính phủ.
Các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá trong giai đoạn này nhìn chung đều có những tiến bộ với mức độ khác nhau về năng suất, chất lượng, hiệu quả.Việc thực hiện cổ phần hoá đã giúp doanh nghiệp thu hút được một nguồn vốn nhất định trong cán bộ công nhân viên tại doanh nghiệp và ngoài xã hội; tạo được động lực trong quản ký và phát huy tốt tính tích cực, sáng tạo của người lao động. Doanh thu, lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách, tích luỹ vốn của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động đều tăng. Việc làm của người lao động được bảo đảm tốt hơn, đồng thời các biểu hiện tiêu cực trong doanh nghiệp cũng giảm bớt.
- Giai đoạn từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 2/6/1998 đến ngày 31/12/1999: Trong giai đoạn này đã có thêm 340 doanh nghiệp nhà nước và bộ phận doanh nghiệp nhà nước được chuyển thành công ty cổ phần. Riêng năm 1999 đã có 250 doanh nghiệp, gấp 8 lần so với 7 năm trước cộng lại. Như vậy, về mặt số lượng, tốc độ cổ phần hoá sau khi có Nghị định số 44/1998/NĐ-CP được đẩy mạnh. Nhiều Bộ, ngành, địa phương, tổng công ty nhà nước đã tích cực thực hiện và có những kết quả rất đáng khích lệ. Điển hình là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Nam Định, Thanh Hoá, Bình Định, Lâm Đồng, Phú Thọ, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế; các Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Tổng công ty hàng hải, Tổng công ty cà phê, Tổng công ty than, Tổng công ty xi măng, Tổng công ty dệt- may...
Một số Bộ, địa phương và tổng công ty 91 đã có những chỉ đạo nhưng kết quả đạt được trong công tác cổ phần hoá còn rất hạn chế. Bộ Công nghiệp, Bộ thuỷ sản, các tỉnh Cần Thơ, Khánh Hoà, Quảng Bình, Vĩnh Phúc, Tổng công ty hoá chất, Tổng công ty thép là những ngành, địa phương có tốc độ cổ phần hóa chậm.
Đến hết năm 1999 vẫn còn 6/13 bộ, 7/17 tổng công ty 91 và 21/61 tỉnh chưa có doanh nghiệp nhà nước nào được chuyển đổi sang công ty cổ phần. Đó là các Bộ: Y tế, Giáo dục và đào tạo, Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ khoa học và công nghệ), Văn hoá - Thông tin, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia; các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Quảng Trị, Phú Yên, Bắc Cạn, Hưng Yên, Thái Bình, Lào Cai, Kon Tum, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu; các tổng công ty 91: dầu khí, hàng không, thuốc lá, giấy, công nghiệp tàu thuỷ, cao su, lương thực miền Nam.
Nhìn chung, sau khi có Nghị định số 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Nhận thức và hành động của các Bộ, ngành, địa phương đã có chuyển biến hơn. Nghị định 44/1998/NĐ-CP đã qui định những chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá một cách rõ ràng, cụ thể hơn; có sự quan tâm hơn đến quyền lợi của người lao động, đặc biệt chú ý tới người lao động nghèo theo tinh thần Thông báo số 63/TB-TW ngày 04/9/1997 của Bộ Chính trị. Điều đó đã khiến chủ trương cổ phần hoá trở nên hấp dẫn hơn với các doanh nghiệp cũng như đối với người lao động trong doanh nghiệp và các đối tượng trong xã hội.
- Giai đoạn từ tháng 1/2000 đến cuối tháng 11/2002: Trong 2 năm 2000-2002, cả nước đã cổ phần hoá được 523 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp được cổ phần hoá lên 907 đơn vị. Chỉ riêng năm 2002 có 427 doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại trong đó có 164 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, giao 34 doanh nghiệp, bán 17 doanh nghiệp, khoán kinh doanh và cho thuê 8 doanh nghiệp, sát nhập 83 doanh nghiệp, hợp nhất 44 doanh nghiệp, giải thể 27 và phá sản 2 doanh nghiệp. Có 48 doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp theo các hình thức khác nhau.
Năm 2003, có 766 doanh nghiệp được sắp xếp lại (bằng 48%) so với kế hoạch. Trong số đó có 425 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp được cổ phần hoá, giao 48 doanh nghiệp, bán 20 doanh nghiệp, khoán kinh doanh 7 doanh nghiệp, sát nhập 116 doanh nghiệp, hợp nhất 46 doanh nghiệp, giải thể 44 doanh nghiệp, phá sản 5 doanh nghiệp và sắp xếp theo các hình thức khác là 55 doanh nghiệp.
Như vậy có thể thấy tốc độ cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ngày càng được đẩy mạnh. Trước năm 2003, số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá có vốn trên 10 tỷ chỉ chiếm 7,9% thì năm 2003 là 15%. Điều này cũng chứng tỏ sự kiên quyết cũng như tính nhất quán trong việc chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước của Đảng và nhà nước ta.
Bên cạnh những kết quả về mặt số lượng, việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn đem lại những hiệu quả quan trọng về mặt kinh tế, xã hội. Những kết quả này được thể hiện trong một số đánh giá tổng quát sau: Qua báo cáo của 500 doanh nghiệp cổ phần hoá, hiệu quả sản xuất kinh doanh chuyển biến tích cực. Xét trên tổng thể, các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng. Cụ thể, vốn điều lệ tăng 5-100%, doanh thu tăng 60%, lợi nhuận trước thuế tăng 137%, thu nhập của người lao động tăng 63%, số lao động tăng 13%, cổ tức trung bình đạt 15,5%. Những đánh giá này có thể được chứng minh bằng kết quả của các doanh nghiệp cụ thể theo từng tiêu chí dưới đây.
- Về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển sang công ty cổ phần đều hoạt động có hiệu quả hơn trước (xét tổng thể trên các mặt doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, tích luỹ vốn). Qua báo cáo hoạt động của các doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 1 năm, kể cả các doanh nghiệp trước đó bị thua lỗ thì doanh thu bình quân của doanh nghiệp tăng gần gấp hai lần so với trước khi cổ phần hoá. Điển hình là công ty cổ phần cơ điện lạnh. Năm 1999 công ty này đạt 178 tỷ đồng, tăng gần gấp 4 lần so với doanh thu trước khi thực hiện cổ phần hoá là 46 tỷ đồng. Công ty cổ phần bông Bạch Tuyết năm 1999 đạt 86 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với số doanh thu trước khi cổ phần hoá là 55 tỷ đồng năm 1998. Lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng bình quân hơn 2 lần, cổ tức bình quân đạt từ 1-2%/tháng. Vốn của doanh nghiệp tăng gần 2,5 lần so với trước khi cổ phần hoá (bao gồm cả tích luỹ từ lợi nhuận và thu hút thêm vốn đầu tư từ bên ngoài). Nổi bật nhất là công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An có số vốn tăng 5 lần; công ty cổ phần Việt Phong (VIFOCO) có số vốn tăng 2,4 lần. Các doanh nghiệp nộp ngân sách tăng 2 lần so với trước khi cổ phần hoá, điển hình là công ty cổ phần cơ điện lạnh thành phố Hồ Chí Minh tăng gần 3 lần, công ty cổ phần bông Bạch Tuyết thành phố Hồ Chí Minh tăng 2,7 lần.
Nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá là những công ty cổ phần đầu tiên được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Công ty cổ phần cơ điện lạnh - REE và Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông - SACOM). Điều này không những nâng cao uy tín và vị thế của các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá trên thương trường mà còn chứng minh tính đúng đắn của chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta.
- Về việc làm và thu nhập cho người lao động
Hầu hết trong các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, việc làm và thu nhập của người lao động đều được đảm bảo ổn định và có chiều hướng tăng lên. Số lao động của doanh nghiệp trở thành cổ đông khá đông. Trong số doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá trong năm 2003, 58% cổ phần do những người lao động trong doanh nghiệp nhà nước trước cổ phần hoá nắm giữ. Chế độ của người lao động được quan tâm giải quyết thoả đáng. Tính đến 30/10/2003, quỹ hỗ trợ lao động dôi dư đã cấp 409,63 tỷ đồng hỗ trợ cho 387 doanh nghiệp, giải quyết 14579 lao động dôi dư.
Do mở rộng sản xuất, số lao động ở các doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hoá tăng bình quân 12%. Riêng Công ty cổ phần cơ điện lạnh thành phố Hồ Chí Minh tăng từ 334 người lên 731 người, Công ty cổ phần chế biến xuất khẩu Long An tăng từ 900 người lên 1280 người.
Thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong các công ty cổ phần tăng bình quân hàng năm gần 20% (chưa kể thu nhập có được từ cổ tức). Điển hình là Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển. Thu nhập của lao động trong doanh nghiệp đã đạt 4 triệu đồng/người/tháng trong năm 1999, bằng gần 3 lần so với 1,4 triệu đồng trước cổ phần hoá.
Với cơ chế quản lý mới, người lao đông được coi là chủ nhân thực sự trong công ty cổ phần. Nhờ đó, họ đã nâng cao tính chủ động, ý thức kỷ luật, tinh thần tự giác, tiết kiệm trong lao động sản xuất, góp phần làm cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngày một nâng cao, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân, cho công ty, cho nhà nước và xã hội.
- Về huy động vốn.
Việc thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp thu hút được một lượng lớn nguồn vốn trong xã hội vào đầu tư phát triển sản xuất. Chỉ tính riêng 370 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá tính đến hết ngày 31/12/1999, tại thời điểm cổ phần hoá, giá trị phần vốn nhà nước của các doanh nghiệp này là 1349 tỷ đồng, qua thực hiện cổ phần hoá đã thu hút thêm 1432 tỷ đồng của các cá nhân, pháp nhân thuộc mọi thành phần kinh tế khác đầu tư vào các công ty cổ phần. Đồng thời, Nhà nước cũng thu lại được 714 tỷ đồng để đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước khác và giải quyết một số chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá.
Phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hoá khi xác định lại nhìn chung đều tăng lên từ 10-15% so với giá trị ghi trên sổ sách. Chỉ tính riêng 30 doanh nghiệp đã cổ phần hoá của Hà Nội cuối năm 1998, giá trị phần vốn nhà nước là 80,8 tỷ đồng, tăng thêm 1,5 tỷ đồng so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán; thành phố Hồ Chí Minh sau khi đánh giá lại 10 doanh nghiệp cổ phần hoá, giá trị lên tới 80 tỷ đồng, tăng thêm 34 tỷ đồng. Tỉnh Nam Định sau khi đánh giá lại giá trị của 22 doanh nghiệp để cổ phần hoá cũng đã tăng thêm 1,7 tỷ đồng. Như vậy, khi thực hiện cổ phần hoá, vốn nhà nước không những không mất đi mà ngược lại còn được bảo toàn và tăng thêm; vốn nhàn rỗi ngoài xã hội được huy động thêm vào doanh nghiệp, góp phần đổi mới công nghệ của từng doanh nghiệp cổ phần hoá. Các doanh nghiệp nhà nước ở Bình Định cũng đã làm ăn có hiệu quả hơn sau khi cổ phần hoá. Trong số 65 doanh nghiệp nhà nước ở Bình Định được cơ cấu lại và chuyển đổi có 15 công ty cổ phần. Doanh thu bình quân của các doanh nghiệp cổ phần hoá này tăng 65%, nộp ngân sách tăng 2,41 lần, thu nhập bình quân của người lao đọng tăng 2,76 lần. Vốn của doanh nghiệp cổ phần hoá và sắp xếp lại tăng so với trước khi cổ phần hóa.
Tại công ty Bạch Tuyết, sau khi cổ phần hoá số lượng lao động ở thời điểm hiện tại là 205 người so với 198 người trước khi cổ phần hoá. Thu nhập người lao động bình quân là 3,2 triệu đồng/người/tháng và lãi cổ tức năm 1998 là 7%.
Trong công ty cơ điện lạnh (REE) vào năm 1993 có 415 lao động thì năm 1998 là 798 lao động với thu nhập bình quân tăng từ 1,4 triệu đồng/người/tháng lên 2 triệu đồng/người/tháng.
Công ty Sacom trong năm 2003, bất chấp khó khăn do thuế nhập khẩu giảm và doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt nhưng doanh thu vẫn đạt 325 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 60 tỷ, vượt 14% so với kế hoạch.
Tóm lại, cổ phần hoá đã đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, người lao động trong doanh nghiệp và cả các cổ đông khác của doanh nghiệp. Thực tế đó đã chứng minh rằng chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn.
Việc cổ phần hoá có hiệu ứng khá rõ nét đối với việc thành lập mới doanh nghiệp nhà nước. Tình trạng thành lập doanh nghiệp nhà nước đã được chấm dứt. Trong 3 năm từ 2001-2003, cả nước chỉ thành lập mới 59 doanh nghiệp nhà nước, hầu hết tập trung vào lĩnh vực dầu khí, năng lượng nguyên tử, sản xuất cơ khí hoặc hoạt động công ích.
Nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước cũng được xử lý một phần. Theo báo cáo của 35 tỉnh, thành phố và 18 tổng công ty và một số Bộ thì đến hết quí I năm 2003 trong số 3645 tỷ đồng nợ tồn đọng đã xử lý được 2728 tỷ. Tổng nợ của doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại đã xử lý được10521 tỷ đồng bằng 49,8%. Tổng số nợ của doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng còn 13435 tỷ, bằng 60% mức ở thời điểm tháng 8-2001.
Trong số doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá trong giai đoạn này thì bình quân nhà nước sở hữu 38% vốn điều lệ, cán bộ công nhân viên chức của các doanh nghiệp này mua 54%, còn 8% là các cổ đông bên ngoài. Số doanh nghiệp nhà nước có cổ phần chi phối của nhà nước chỉ chiếm 26% tổng số doanh nghiệp đã cổ phần hoá.
Nhiều doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá đã đổi mới được công nghệ, nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh.
2.2 Những hạn chế của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Bên cạnh những thành công như đã nêu ở trên, việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế.
Hạn chế rõ nhất trong việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá là tiến độ cổ phần hoá còn chậm. Những số liệu đã được đề cập cho thấy việc thực hiện cổ phần hoá luôn thấp hơn chỉ tiêu đề ra. Quy mô doanh nghiệp còn bé nhỏ, hiểu quả kinh doanh chưa cao:
Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Tt
Chi tiêu
Đơn vị
Năm 2002
Năm 2003
1
Doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp
-Số lượng doanh nghiệp
DN
>71500
-Số vốn đầu tư so với tổng mức đầu tư toàn xã hội
%
25,3
27
2
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(FDI)
DN
4,159
3
Doanh nghiệp nhà nước
a
Số lượng doanh nghiệp
DN
5,175
4,800
-Danh nghiệp có lãi
%
78,5
77,2
+DNTW
%
80.7
80,4
+DNĐP
%
75,8
75,2
-Doanh nghiệp lỗ
%
15,8
13,5
+DNTW
%
11,8
10,9
+DNĐP
%
18,8
15,2
b
Vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Tỷ đồng
173,000
189293
+ DNTW
Tỷ đồng
129,750
144,179
+ DNĐP
Tỷ đồng
43,250
45,114
c
Doanh thu
Tỷ đồng
422,004
464,204
d
Lợi nhuận
Tỷ đồng
18,860
20,428
e
Lỗ luỹ kế
Tỷ đồng
997
1,077
f
Tỷ xuất lợi nhuận trên vốn
%
10,9%
10,8%
g
Tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu
%
4,5%
4,4%
h
Tổng số nợ phải thu
Tỷ đông
97,977
96,775
i
Tổng số nợ phải trả
Tỷ đồng
188,898
207,788
k
Tổng nộp ngân sách nhà nước
Tỷ đồng
78,868
86,754
Xét về cơ cấu các doanh nghiệp được cổ phần hoá, việc cổ phần hoá chưa được thực hiện đều khắp trong tất cả các lĩnh vực. Cụ thể là các doanh nghiệp được cổ phần hoá chủ yếu là thuộc ngành công nghiệp, thương mại và xây dựng, số lượng cổ phần hoá trong các lĩnh vực khác rất ít. Do đó số lượng các doanh nghiệp được cổ phần hoá không cao. Hơn nữa, các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trên 90% công ty cổ phần có vốn nhà nước dưới 10 tỷ đồng, trong đó khoảng trên 75% có vốn dưới 5 tỷ đồng. Mặt khác, Nhà nước còn giữ lại một lượng đáng kể cổ phần, nên việc cổ phần hoá nhìn chung chưa có tác động đáng kể đến việc cơ cấu lại nguồn vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp. Về cơ bản, chỉ có những doanh nghiệp vừa và nhỏ được cổ phần hoá. Các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn và các tổng công ty hầu như chưa được đề cập. Chính vì vậy, các công ty cổ phần hình thành trên nền doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá chủ yếu là công ty cổ phần quy mô nhỏ.
Một số doanh nghiệp cổ phần mới chỉ tập trung vào tiết kiệm chi phí, giảm giá thành để tăng lợi nhuận, chia cổ tức, trong khi chưa chú trọng đến những vấn đề có ảnh hưởng lâu dài của doanh nghiệp là thực hiện đổi mới công nghệ, đầu tư vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh. Trong số các doanh nghiệp được cổ phần hoá, bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả vẫn còn những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Không những thế, gần đây, các nhà quản lý đã nhận thấy có một số doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá đã biến mất trên thị trường. Mặc dù số lượng doanh nghiệp này không lớn song đây là hiện tượng tiêu cực, ảnh hưởng nhiều đến uy tín của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá.
Việc thực hiện chính sách đối với người lao động có nhiều bất cập. Thực tế là nhiều doanh nghiệp không đủ kinh phí để giải quyết chính sách cho người lao động, không lo được việc làm cho họ. Ngược lại ở một số đơn vị làm ăn có hiệu quả, có phúc lợi để giải quyết chính sách trợ cấp thì người lao động lại không muốn nghỉ theo chế độ. Chính vì vậy, tỷ lệ người lao động được giải quyết nghỉ hưu theo chế độ sau khi doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần vẫn còn thấp so với số lượng cần giải quyết. Trong một số doanh nghiệp đã được cổ phần hoá, đặc biệt là trong những doanh nghiệp có những lợi thế về vị trí địa lí đã xuất hiện hiện tượng một số kẻ đầu cơ đã tìm cách mua lại những cổ phần mà người lao động trong các doanh nghiệp đã được mua với giá ưu đãi. Người lao động do chưa ý thức được ý nghĩa của việc sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp, đồng thời cũng không nắm được giá trị thực của cổ phần mà mình sở hữu, nên đã bán lại cổ phần cho những người đầu cơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0840.doc