Đề tài Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam thực trạng và giải pháp

Chủ trương cổ phần hoá các DNNN đã được chứng minh là một chủ trương đúng đắn, được nhân dân ủng hộ, dạn đường cho Chính phủ ban hành các quyết định về CPH nhằm đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống với mục tiêu thay đổi về chất của các DNNN tạo nên những động lực mới cho nền kinh tế. Từ điều 22 của quyết định 217 ngày 14/11/1987, quyết định 145/HĐBT ngày 10/5/1990 đến QĐ 202/CT ngày 8/6/1992, NĐ 28/CP ngày 7/5/1996 đều đề ra các chính sách, thay đổi, bổ sung về tiến trình CPH. Nghị quyết Đại hội 8 tiếp tục chỉ rõ “Triển khai tích cực và vững chắc việc CPH doanh nghiệp Nhà nước để huy động vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả làm cho tài sản Nhà nước ngày càng tăng lên chứ không phải tư nhân hoá”. Để thực hiện chủ trương này ngày 29/6/1998, Nghị định 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ ra đời, qui định về chuyển DNNN thành công ty cổ phần thay thế cho nghị định 28/CP. Nghị định này xác định rõ và giảm thiểu danh mục ngành nghề Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, Nhà nước nắm giữ cổ phần đặc biệt cổ phần chi phối, không hạn chế qui mô doanh nghiệp, mở rộng diện bán cổ phần cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài định cư ở lâu Việt Nam, cải tiến về thủ tục định giá và qui trình CPH, về thẩm quyền, bộ trưởng các bộ quản lý ngành,chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố, chủ tịch hội đồng quản trị các tổng công ty 91 là người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm chính, lựa chọn các tổ chức CPH ở các đơn vị quốc doanh.

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ phần cho bên nước ngoài là rất cần thiết và có thể làm được bởi vì: Chúng ta đang thiếu vốn mà họ lại đang thừa vốn, đang cần thị trường để đầu tư. Ta đang thiếu kỹ thuật và thiết bị hiện đại, còn họ thì có “thừa”, tuy nhiên ta phải lựa chọn cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng loại doanh nghiệp tránh việc nhập đồ “bãi rác”. Ta đang thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý đối với nền kinh tế thị trường, òn họ thì không thiếu và sẵn sàng truyền lại cho ta. Nhưng cũng cần phải nhấn mạnh rằng kiến thức và kinh nghiệm của người khác bao giờ cũng cần, cũng quý nhưng không thể bê “nguyên xi” vào áp dụng ở Việt Nam, càng không thể thay thế sự sáng tạo của chúng ta. Song việc bán cổ phần cho người nước ngoài không hoàn toàn là biện pháp tốt nhất bởi sự ràng buộc luật ở Việt Nam, cả hai luật luật công ty và luật đầu tư của nước ngoài chưa đủ để điều chỉnh các hoạt động của người nước ngoài trong công ty cổ phần, nhất là về mặt tài chính. Kinh nghiệm thực tế những năm qua cho chúng ta thấy tiềm năng vốn trong dân là khá phong phú. Do đó bên cạnh việc bán cổ phần cho nước ngoài chúng ta còn đầy mạnh việc bán cổ phần trong nước. Việc thu hút vốn đầu tư trong dân là rất quan trọng vừa bổ sung nguồn vốn hoạt động cho các đơn vị kinh tế, đưa vốn nhà rỗi có tính bất động của nhân dân vào vòng quay của cả nền kinh tế để “tiền đẻ ra tiền” tăng lượng tiền lưu thông, khắc phục tình trạng khan hiếm tiền mặt giả tạo, đồng thời tạo sức mạnh về vốn cho các đơn vị kinh tế, các tập đoàn kinh tế trong việc hợp tác và cạnh tranh với các tập đoàn kinh tế thế giới. Hai là: Tạo điều kiện cho những người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự; thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Chúng ta đã trải qua một thời kỳ tìm kiếm lâu dài và cứ loay hoay mãi mà chưa đưa lại cho người lao động một sự làm chủ thực sự: Trong khi đó người lao động đã giác ngộ ra rằng nếu không làm chủ được về kinh tế thì mọi sự làm chủ khác đều vô nghĩa, chỉ là hình thức. Và chỉ khi có vốn để mua cổ phiếu, tham gia chọn các thành viên trong hội đồng quan trị (là cơ quan thay mặt mình để quản lý doanh nghiệp) thì lúc đó người lao động mới có quyền thực sự không bị một sự o ép nào. Nhưng khi đó lại nảy sinh vấn đề khác, đó là quyền làm chủ của mỗi người không giống nhau, người giàu (mua nhiều cổ phiếu) có quyền hơn người nghèo (mua ít cổ phiếu). Nếu như theo quan niệm cũ thì đây là điều không thể chấp nhận được, là sự không công bằng, là phi XHCN ... Nhưng thực ra chưa có một chế độ nào, thậm chí cả CNXH, có công bằng tuyệt đối. Nhà nước ta chỉ có thể và cần phải làm cho một bộ phận dân chúng giàu lên trước, đồng thời có biện pháp để hạn chế người nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa ngơừi giàu và người nghèo. Chỉ có cách đó dân ta mới giàu có lên được, nước ta mới có phồn vinh được. Ngoài hai mục tiêu trên, CPH còn có thể nhằm vào mục tiêu thứba là tạo mối dây liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp có quyền lợi chung thông qua sự tham gia đồng sở hữu cổ phần trong một doanh nghiệp. 4. Điều kiện và qui trình tiến hành cổ phần hoá. CPH là một nội dung của đa dạng hoá sở hữu , xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, là quá trình chuyển đổi sở hữu một đơn vị kinh tế quốc dân nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế cao hơn. CPH kinh tế quốc doanh hiện nay đang trở thành bức thiết và Nhà nước ta coi đó là chủ trương lớn trong chính sách cải cách kinh tế đất nước. Vấn đề đặt ra hiện nay là cải cách doanh nghiệp nào? Căn cứ vào điều kiện kinh tế nước ta hiện nay với mục tiêu trên để một doanh nghiệp CPH thành công thì phải thoả mãn 3 điều kiện sau: Thứ nhất: chỉ là những doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ trừ những doanh nghiệp giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu theo qui định chỉ nhằm thu hút thêm để phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này rất quan trọng bởi vì nếu doanh nghiệp có qui mô quá lớn thì rất khó tìm cổ đông, còn nếu quá nhỏ thì hiệu quả khó có thể cao được. Vận dụng kinh nghiệm của các nước vào nước ta cho thấy để tiến hành CPH có hiệu quả đối với các doanh nghiệp cần bảo đảm dựa trên số vốn thực có của Nhà nước tại doanh nghiệp được xác định bằng số vốn Nhà nước giao cộng lợi nhuận để lại doanh nghiệp, trừ số thua lỗ, mất vốn đang treo nợ, để từ đó đánh giá qui mô gì là hợp lý hơn cả. Có thể coi một doanh nghiệp Nhà nước có số vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Thứ hai: Các doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước cần đầu tư 100% vốn. Các doanh nghiệp Nhà nước thuộc đối tượng CPH, Nhà nước phân loại ra theo những tiêu thức nhất định. Doanh nghiệp Nhà nước mà giai đoạn trước mặt, Nhà nước vẫn nắm giữ 100%. Đó là các doanh nghiệp có qui mô lớn, có vị trí quan trọng chẳng hạn như các doanh nghiệp hoạt động nhằm phục vụ cho công tác an ninh và quốc phòng, các doanh nghiệp đóng vai trò then chốt của nền kinh tế quốc dân (ngành năng lượng, dầu khí, khai thác vàng và đá quí, xây dựng sân bay, bến cảng, đường sắt...), các doanh nghiệp cần thiết cho nhu cầu cho quốc kế dân sinh. Tất cả các doanh nghiệp trên không được CPH trong điều kiện nước ta hiện nay. Thứ ba: Các doanh nghiệp đang làm ăn có lãi hay nói cách khác doanh nghiệp có phương án kinh doanh hiệu quả. Về vấn đề này đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng Nhà nước cần bán những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chứ sao lại bán những doanh nghiệp đang làm ăn có lãi. Thật vậy, chúng ta đều biết rằng, lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá tổng quát nhất về hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì không phải chỉ có một nguyên nhân nào mà thường do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả trình độ quản lý và cơ chế quản lý của giám đốc, tay nghề của công nhân... khả năng thích nghi đối với thị trường của doanh nghiệp vì vậy một doanh nghiệp đã có truyền thống làm ăn thua lỗ, sẽ gây ấn tượng không tốt đối với các cổ đông, do đó các doanh nghiệp này rất khó hoặc không thể cổ phần hoá. Thoe như đã phân tích ở trên về thực chất của CPH, về mục tiêu của CPH và đặc biệt CPH các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay là tất yếu đối với nền kinh tế thế giới nói chung và cần thiết và cấp bách đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Điều đó có nghĩa là chúng ta không thể nói là chúng ta không thực hiện CPH các doanh nghiệp Nhà nước. Mặt khác doanh nghiệp Nhà nước đang làm ăn thua lỗ không thể bán mà chỉ có doanh nghiệp Nhà nước đang làm ăn có lãi mới cầnbán bởi vì cho dù doanh nghiệp Nhà nước đó lâu nay làm ăn có lãi đi chăng nữa, thì một lúc nào đó với điều kiện khách quan biến đổi, doanh nghiệp Nhà nước khó có thể cứ tiếp tục giữ được mức độ đó. Một doanh nghiệp phát triển phải luôn luôn thích ứng được các biến đổi của xã hội và phù hợp với qui luật khách quan của thị trường. Và xét và điều kiện thiết thực của chúng ta hiện nay, doanh nghiệp Nhà nước nhất thiết phải CPH để nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa. Đồng thời để Nhà nước có thể thu hồi vốn nhằm đầu tư cho những nhu cầu thiết yếu khác. Từ đó thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài ra cần phải xem xét kỹ: Doanh nghiệp đem cổ phần có phải là doanh nghiệp Nhà nước thuần tuý hay không. Các doanh nghiệp Nhà nước nhưng lại có liên doanh với các đơn vị hoặccá nhân trong nước, ngoài nước hoặc là có bán cổ phần một số bộ phận nào đó không thuộc diện CPH. Như vậy để lựa chọn được đúng đối tượng phù hợp với mô hình CPH phải kết hợp cả 3 điều kiện trên và trình tự nội dung của các bước tiến hành CPH một doanh nghiệp Nhà nước theo tiến độ sau đây: - Hội đồng quản trị tổng công ty quyết định thành lập ban cổ phần hoá công ty. Riêng về ban CPH của doanh nghiệp Nhà nước được chọn CPH, thì tổng công ty, hoặc công ty độc lập báo cáo bộ quyết định. Thành phần của ban CPH - DNNN bao gồm: Giám đốc, kế toán trưởng: Uỷ viên thường trực, trưởng phòng tổ chức - lao động: Uỷ viên, bí thư Đảng uỷ (hoặc phó bí thư), chủ tịch (hoặc phó chủ tịch), công đoàn: Uỷ viên Ban này có nhiệm vụ chuẩn bị phương án CPH, xây dựng luận chứng sơ bộ về CPH. - Căn cứ vào các điều kiện CPH- DNNN đã được qui định và sau khi có sự nhất trí của Đảng uỷ, Tổng công ty, hoặc công ty độc lập trực thuộc bộ, lựa chọn DNNN cổ phần hoá theo 4 hình thức. + Giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp phát hành cổ phiếu thu thút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp. + Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. + Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để CPH. + Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần. - Tổ chức tập huấn cho ban CPH và cán bộ, công nhân viên chức của doanh nghiệp Nhà nước CPH về mục tiêu, đối tượng, nguyên tắc, điều kiện, hình thức CPH, về phương pháp CPH. - Xử lý các tồn tại về tài chính của DNNN trước khi cổ phần hoá. Về tài sản cố định, tài sản lưu động phải phân tích một cách cụ thể chính xác để có phương pháp xử lý phù hợp. - Giải quyết các văn bản pháp lý về bản đồ địa chính, giấy cấp đất, giấy phép xây dựng các công trình đã có, diện tích khu vực sản xuất kinh doanh.... - Lập dự toán chi phí thực hiện CPH bao gồm chi in ấn tài liệu chi thuê cơ quan kiểm toán, chi thuê lập phương án CPH... Toàn bộ chi phí thực hiện CPH được tính vào giá trị doanh nghiệp CPH. Riêng chi mua tờ cổ phiếu do người mua cổ phần chịu. - Doanh nghiệp CPH phải tiến hành khoá sổ kế toán và lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp CPH. - Ban cổ phần hoá - doanh nghiệp Nhà nước thành lập ban kiểm kê đánh giá trị doanh nghiệp (hoặc bộ phận) CPH, đối chiếu với số liệu sổ kế toán tính đến thời điểm CPH doanh nghiệp (hoặc bộ phận) và xử lý số liệu chênh lệch kiểm kê tài sản theo đúng qui định hiện hành, sau đó tính giá trị doanh nghiệp CPH theo công thức. Giá trị doanh nghiệp (hoặc bộ phận) sau kiểm kê đánh giá lại = (giá trị TSCĐ + giá trị TSLĐ + giá trị XDCBDD + vốn liên doanh, liên kết) - (nợ phải trả + nợ phải trả không có chủ trả + lỗ + quĩ PL,KT + vốn nhận liên doanh). - Đối với doanh nghiệp lớn, phức tạp nếu cần thiết phải kiểm toán thì ký hợp đồng thuê kiểm toán. - Ban CPH tại doanh nghiệp thành lập hội đồng doanh nghiệp để xác định giá trị doanh nghiệp. Giá trị DN = Giá trị DN sau khi kiểm kê đánh giá lại + (hoặc -) giá trị lợi thế + chi phí tiến hành CPH. - Thống kê danh sách lao động của doanh nghiệp. - Xem xét các nguồn tồn quĩ phúc lợi, quỹ khen thưởng và dự kiến phương án phân chia cho cán bộ, công nhân làm nguồn vốn mua cổ phiếu. - Lập dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá. - Xây dựng phương án CPH theo mẫu hướng dẫn của ban chỉ đạo CPH Trung ương và của bộ. - Dự kiến phương án số lượng cổ phiếu bán chịu, cổ phiếu cấp và cổ phiếu thông thường cho cán bộ công nhân viên chức của doanh nghiệp cho thể nhân, pháp nhân ngoài doanh nghiệp theo mức khống chế của Nhà nước. - Báo cáo Bộ về kết quả xác định giá trị doanh nghiệp (hoặc bộ phận) CPH để hội đồng thâm tra giá trị doanh nghiệp thẩm tra. - Tổ chức đại hội (bất thường) cán bộ công nhân viên chức của doanh nghiệp (hoặc bộ phận) CPH để góp ý kiến dự thảo phương án CPH doanh nghiệp (hoặc bộ phận). - Trình ban chỉ đạo CPH của bộ để thông qua phương án CPH của DN (hoặc bộ phận) sau đó trình ban cán sự và lãnh đạo Bộ quyết định. - Tiến hành công việc quảng cáo tiếp thị về bán cổ phần DN (hoặc bộ phận theo nội dung hướng dẫn của ban chỉ đạo CPH của bộ. - Đăng ký các cổ đông mua cổ phần và mở sổ theo dõi. - Hoàn chỉnh bản dự thảo điều lệ công ty cổ phần theo mẫu hướng dẫn của ban chỉ đạo CPH Bộ và trình bộ duyệt - Khi các cổ đông mua được 2/3 số lượng cổ phần thì ban CPH của doanh nghiệp Nhà nước báo cáo ban chỉ đạo CPH của Bộ để tiến hành đại hội cô đông bầu hội đồng quản trị ban kiểm soát, cử giám đốc, kế toán trưởng. - Ban CPH doanh nghiệp mua cổ phiếu tại cụng kho bạc Nhà nước và viết chính thức cổ phiếu cho các cổ đông là pháp nhân và thể nhân. - Ban CPH doanh nghiệp tổ chức bàn giao tài sản, vốn doanh nghiệp (hoặc bộ phận) CPH từ DNNN sang công ty cổ phần. - Ban CPH DN báo cáo ban chỉ đạo CPH của Bộ về biên bản giao nhận tài sản, vốn của DN (hoặc bộ phận) thành công ty cổ phần và tiến hành trước bộ sở hữu tài sản, vốn công ty cổ phần. - Ban chỉ đạo CPH của Bộ gửi công văn đề nghị cơ quan công an cho phép khắc dấu công ty cổ phần và thu hồi dấu của DNNN (nếu có) đã chuyển sang công ty cổ phần, - Ban chỉ đạo CPH của Bộ có văn bản gửi Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty cổ phần đặt trụ sở để kinh doanh. - Khai trương hoạt động công ty cổ phần theo luật công ty và điều lệ phương án của công ty cổ phần đã được đại hội cổ đông nhất trí và Bộ duyệt. Các bước công việc trên đây có mối liên hệ hữu cơ, nhưng không nhất thiết phải tiến hành mà có một số bước có thể tiến hành song song để rút ngắn tiến trình CPH DNNN. Mặt khác, qui trình này được xây dựng trên cơ sở DNNN thuộc Bộ quản lý, do vậy các DNNN thuộc địa phương quản lý thì trong qui trình này cấp bộ được thay thế băng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. II- Thực trạng CPH doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. 1. Quá trình triển khai thực hiện chủ trương CPH DNNN từ năm 1992 đến nay. Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần phát triển mạnh mẽ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều cơ chế, chính sách đối với khu vực này, đặc biệt là chính sách sắp xếp DNNN, làm cho khu vực này hoạt động có hiệu quả giữ vững vai trò chủ đạo, trong nền kinh tế quốc dân. CPH doanh nghiệp Nhà nước là một nội dung quan trọng trong chính sách sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước thuộc tổng thể các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân. Thực hiện quyết định số 202/CT các bộ ngành đã hướng dẫn doanh nghiệp Nhà nước đăng ký thực hiện thí điểm chuyển sang công ty cổ phần trên cơ sở số lượng doanh nghiệp Nhà nước đã đăng ký. Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng nay là htủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 203/CôNG TY ngày 8-6-1992 chọn 7 DNNN do chính phủ chỉ đạo thí điểm chuyển thành công ty cổ phần đó là: - Nhà máy xà phòng Việt nam ( Bộ công nghiệp) - Nhà máy diêm thống nhất ( Bộ công nghiệp) - Xí nghiệp nguyên vật liệu chế biến thức ăn gia súc Hà nội ( Bộ nông nghiệp) - Xí nghiệp chế biến gỗ Long bình ( Bộ nông nghiệp) - Xí nghiẹp sản xuất bao bì ( Thành phố Hà nội) -Xí nghiệp dệt may Legamex ( Thành phố Hồ chí Minh) Sau một thời gian dài làm thử 7 DNNN được chính phủ chọn thí điểm dều xin rút lui hoặc không đủ điều kiện để tiến hành CPH. Hơn 3 doanh nghiệp xin chuyển thành công ty trãch nhiệm hữu hạn và hơn 30 doanh nghiệp dã đăng ký với bộ tài chính để thí điểm thực hiệnCPH. Sau 4 năm thực hiện quyết định 202/CT có 5 doanh nghiệp chuyển được sang công ty cổ phần. - Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển (thuộc bộ giao thông). - Công ty cổ phần cơ điện lạnh (thành phố HCM). - Công ty cổ phần giày Hiệp An (Bộ công nghệ). - Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An. - Công ty cổ phần chế biến thức ăn gia súc (Bộ nông nghiệp). Sau 4 năm thực hiện đã đúc rút ra được kinh nghiệm bổ sung cho chế độ CPH, ngày 7/5/1996 Chính phủ đã ra quyết định 28/CP thay cho quyết định số 202/CT với những qui định cụ thể rõ ràng hơn. Nghị định 28/CP đã xác định rõ mục tiêu, đối tượng CPH, nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp, chế độ ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp CPH và thành lập ban chỉ đạo Trung ương CPH giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo công tác cổ phần hoá DNNN. Tính đến cuối năm 1997, chúng ta mới cổ phần được 18 DNNN với tổng số vốn là 121.348 triệu đồng gồm: * Phân theo ngành: Ngành GTVT : 4 doanh nghiệp (DN) Ngành công nghiệp : 7 doanh nghiệp. Ngành xây dựng : 1 doanh nghiệp Ngành chế biến nông lâm thuỷ sản : 3 doanh nghiệp Ngành dịch vụ :3 doanh nghiệp * Phân theo lãnh thổ: Thành phố HCM : 10 doanh nghiệp Thành phố Hà Nội : 1doanh nghiệp Thành phố Hải phòng : 1 doanh nghiệp Tỉnh Long An : 1 doanh nghiệp Tỉnh Ninh Bình : 1doanh nghiệp Tỉnh Bình Định : 1 doanh nghiệp Tỉnh Cà Mau : 1 doanh nghiệp Thành phố Đà Nẵng : 1 doanh nghiệp Tỉnh An Giang : 1 doanh nghiệp Trong số 18 DN nói trên có 1 DNNN bán toàn bộ cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mà không giữ lại cổ phần nào, số còn lại Nhà nước nắm giữ ít nhất là 18%, cao nhất là 61% cổ phần của công ty. Bình quân của 18 doanh nghiệp là 34,2%. Còn lại là do cán bộ công nhân viên trong công ty và các thành phần kinh tế ngoài xã hội hội giữ. Trong số 18 DNNN đã chuyển thành công ty cổ phần có 2 doanh nghiệp khác khi chọn làm thí điểm CPH có những điều kiện thuận lợi, hoạt động có lãi cao công ty cổ phần cơ điện lạnh và công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển. Nhiều doanh nghiệp trước CPH kinh doanh kém hiệu quả lợi nhuận thấp và giảm dần như xí nghiệp VIFOXO, xí nghiệp chế biến xuất khẩu Long An, xí nghiệp sửa chữa và đóng tàu thuyền Bình Định... Từ khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần thì sản xuất kinh doanh phát triển có tiến độ về nhiều mặt, cụ thể đối với 18 doanh nghiệp. Vốn tăng bình quân : 45%/năm Doanh thu tăng bình quân : 56,9%/năm Lợi nhuận tăng bình quân : 70,2%/năm Nộp ngân sách tăng bình quân : 98%/năm Thu nhập của người lao động tăng bình quân : 20%/năm Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu : 19,1%/năm Tỷ suất lợi nhuận trên vốn : 74,6%/năm Đối với Nhà nước. Do sản xuất phát triển, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng nên tiền thuế của các công ty cổ phần nôpọ cao hơn khi là DNNN. Ngoài ra Nhà nước còn thu được 37.724 triệu đồng từ các nguồn. Tiền thu về bán cổ phần : 30.207 triệu đồng. Phần lợi tức của Nhà nước từ công ty cổ phần : 6.995 triệu đồng Lãi tiền vay mua chịu cổ phần của CBCNV : 522 triệu đồng Ngoài ra số tiền cán bộ công nhân viên trong các công ty cổ phần mua chịu cổ phiếu là 14.749 triệu đồng. Sau 5 năm phải trả Nhà nước, đối với người lao động xã hội: Thu nhập của người lao động cao hơn khi còn là quốc doanh từ 1,5 đến 2 lần chưa kể nguồn thu từ loị tức cổ phần khoảng 22-24%/năm. Ngoài số lao động của các công ty đã thu hút thêm hơn 1000 lao động ngoài xã hội vào làm việc. Bên cạnh đó do hoạt động của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá có hiệu quả nên lợi tức của các cổ đông thường cao hơn lãi suất tiền gửi, tiền tiết kiệm, đồng thời tốc độ tích luỹ vốn của doanh nghiệp cũng khá nhanh, giá trị cổ phiếu thường tăng từ 1,5 đến 2 lần (sau 1 đến 2 năm hoạt động)ví dụ như công ty cổ phần đại lýu liên hiệp vận chuyển sau 4 năm hoạt động giá trị cổ phiếu tăng 7 lần, còn công ty cơ điện lạnh cũng sau 4 năm hoạt động giá trị cổ phiếu tăng hơn 6 lần. Qua con số thống kê cho ta thấy được tính khả thi và hiệu quả của CPH, điều đó cho phép khẳng định được đường lối chủ trương đúng đắn của Đảng. Số lượng các DNNN trong 2 năm trở lại đây không ngừng tăng lên, đến ngày 1/9/1998 cả nước đã có 38 doanh nghiệp chuyển thành công ty cổ phần trong đó có 12 công ty đã đi vào hoạt động hơn 1 năm, có thể thấy vốn điều lệ của các doanh nghiệp này tăng bình quân 19,06% doanh thu tăng bình quân 46%/năm. Lợi nhuận tăng bình quân 44%/năm, các khoản nộp ngân sách tăng bình quân 82%/năm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu năm 1997 là 44%, số lao động làm việc tại công ty cổ phần tăng 30%/năm, thu nhập của người lao động tăng bình quân 14,3%/năm. Như vậy ta thấy rằng CPH đã đem lại hiệu quả bước đầu khá khả quan nhờ hiệu quả được nâng cao nên tăng thêm được việc làm, tăng thu nhập cho cổ đông, vừa được hưởng cổ tức ở mức cao, vừa tăng giá trị góp vốn tại công ty. Nhà nước ngoài việc tăng trưởng vốn góp, được chia cổ tức ,các khoản nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng nhanh. Chủ trương cổ phần hoá các DNNN đã được chứng minh là một chủ trương đúng đắn, được nhân dân ủng hộ, dạn đường cho Chính phủ ban hành các quyết định về CPH nhằm đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống với mục tiêu thay đổi về chất của các DNNN tạo nên những động lực mới cho nền kinh tế. Từ điều 22 của quyết định 217 ngày 14/11/1987, quyết định 145/HĐBT ngày 10/5/1990 đến QĐ 202/CT ngày 8/6/1992, NĐ 28/CP ngày 7/5/1996 đều đề ra các chính sách, thay đổi, bổ sung về tiến trình CPH. Nghị quyết Đại hội 8 tiếp tục chỉ rõ “Triển khai tích cực và vững chắc việc CPH doanh nghiệp Nhà nước để huy động vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả làm cho tài sản Nhà nước ngày càng tăng lên chứ không phải tư nhân hoá”. Để thực hiện chủ trương này ngày 29/6/1998, Nghị định 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ ra đời, qui định về chuyển DNNN thành công ty cổ phần thay thế cho nghị định 28/CP. Nghị định này xác định rõ và giảm thiểu danh mục ngành nghề Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, Nhà nước nắm giữ cổ phần đặc biệt cổ phần chi phối, không hạn chế qui mô doanh nghiệp, mở rộng diện bán cổ phần cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài định cư ở lâu Việt Nam, cải tiến về thủ tục định giá và qui trình CPH, về thẩm quyền, bộ trưởng các bộ quản lý ngành,chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố, chủ tịch hội đồng quản trị các tổng công ty 91 là người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm chính, lựa chọn các tổ chức CPH ở các đơn vị quốc doanh. Do đó chỉ trong 6 tháng đến 31/12/1998 đã CPH được 86 doanh nghiệp. Theo báo cáo của ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương đến ngày 19/3/1999 trong cả nước đã có 150 DNNN đã CPH xong. Tính từ ngày 01/01/1999 đến 19/03/1999, tức là chưa đầy 1 quí, trong cả nước có 30 DNNN được cổ phần hoá, tốc độ nhanh nhất từ trước tới nay. 30 DNNN đó là: (xem trang sau). TT Tên công ty ĐV. chủ Ngành Ngày ra Giá trị thực tế Vốn Cơ cấu vốn ĐL (%) quản trước CPH nghề quyết định vốn NN (tr.đ) điều lệ Nhà nước CBCNV Cổ đông ngoài CTCP xe khách Hà giang Hà Giang GTVT 31/12/98 1.927 3.337 27,58 72,24 0 CTCP thiết bị thương mại Bộ TM DVTM 28/12/98 2.498 2.498 0 70 30 CTCP Bao bì Bỉm Sơn TCT xi măng CN&XD 08/11/99 41.477 38.000 50 8 42 CTCP XD miền Trung Đà Nẵng CN&XD 06/01/99 2.019 2.091 40 60 0 CTCP may Núi Thành Quảng Nam CN&XD 31/12/98 1.605 1.605 0 100 0 CTCP xây lắp điện TCT điện lực CN&XD 31/12/98 4.603 6.000 20 70 10 CTCP vận tải lạnh An Giang An Giang Thuỷ sản 16/12/98 1.020 1.020 0 80 20 CTCP Cơ điện TCT điện lực CN&XD 31/12/98 8.294 25.000 20 70 10 CTCP Thực phẩm Bình Tây Bộ CN CN&XD 31/12/98 7.860 7.900 0 51 49 CTCP đồng quê HCM DVTM 12/01/99 1.219 1.219 25 30 45 CTCP Du lịch Thắng Lợi Khánh Hoà DVTM 12/01/99 2.131 2.131 0 100 0 CTCP KS.Phương Đông TCDL DVTM 11/01/99 3.948 3.908 0 70 30 CTCP Xe khách Bắc Giang Bắc Giang GTVT 07/01/99 1.725 2.750 45 51 4 CTCP hợp tác lao động NN TCTHH DVTM 07/01/99 2.373 3.500 30 60 10 CTCP xây dựng GT số 1 BGT CN&XD 11/01/99 377 2.000 21,7 60 18,3 CTCP SX vật liệu XD BGT CN&XD 12/01/99 1.552 720 13,41 26,84 59,75 CTCP hoá phẩm Sông Cẩm Hải Phòng CN&XD 19/01/99 6.399 6.399 0 92 8 CK-XDNN&PTNT TP Huế TT Huế CN&XD 21/01/99 2.700 30 37 33 CTCP Cao su Sài Gòn HCM CN&XD 25/01/99 7.743 7.500 10 70 30 CTCP Ba Lan TCTLTMB DVTM 18/01/99 3.220 3.220 0 70 30 CTCP vận tải đường bộ Bắc Ninh GTVN 28/01/99 CTCP XNK Tân Bình HCM DVTM 30/01/99 4.396 10.000 25 35 40 CTCP mộc và XD HN Hà Nội CN&XD 01/02/99 909 100 0 CTCP vôi Tịnh Khê Quảng Ngãi CN&XD 30/01/99 600 0 70 30 CTCP Bao bì Hoàng Thạch TCTXMVN CN&XD 22/02/99 6.000 0 37 63 CTCP thuỷ sản Hoài Nhơn Bình Định Thuỷ sản 12/02/99 1.000 CTCP in và bao bì Bình Định Thuỷ sản 12/02/99 1.000 CTCP Thuỷ sản Bình Định Bình Định Thuỷ sản 10/02/99 2.252 CTCP KS.Phương Đông Bình Định DVTM 27/02/99 1.500 56,9 10,3 22,8 Công ty ong mật Đồng Nai Đồng Nai NN 12/02/99 3.900 30 50 20 Mặc dù CPH đã đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao song cho đến nay tốc độ CPH vẫn chậm so với kế hoạch dự kiến của Bộ tài chính. Năm 1998 là 150 DNNN thành công ty cổ phần và năm 1999 là 400 DNNN chuyển thành công ty cổ phần. Nguyên nhân làm cho CPH các DNNN chậm là do: Một là: Cơ chế chính sách CPH chậm được ban hành đồng bộ thiếu cụ thể, qui trình xác định giá trị của doanh nghiệp quá phức tạ, còn nhiều mặt chưa phù hợp. Trong thời gian dài chậm qui định phạm vi doanh nghiệp Nhà nước được phép cổ phần hoá chưa đề ra mục tiêu CPH hàng năm để phấn đấu thực hiện. Hai là: Trước yêu cầu mới, hầu hết các doanh nghiệp đều bở ngỡ, lúng túng, định giá tài sản thế nào? Xác định vốn đó của Nhà nước hay tập thể xí nghiệp? Việc phân chia và bán cổ phiếu như thế nào? Tổ chức hoạt động của công ty cổ phần như thế nào.... Trong khi đó phần lớn cán bộ trong ban chỉ đạo công tác này đều kiêm nhiệm nên ít có điều kiện để thường xuyên đôn đốc hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc cho doanh nghiệp. Ba là: Một số Bộ và địa phương, Tổng công ty Nhà nước chưa nhận thức đẩy đủ ý nghĩa chủ trương CPH một bộ phận DNNN là nhằm huy động vốn, tạo thêm việc làm, phát triển sản xuất nâng cao sức cạnh tranh, đổi mới cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước đồng thời tạo điề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc72339.doc
Tài liệu liên quan