MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP. 7
I. Một số vấn đề về thất nghiệp 7
1. Khái niệm thất nghiệp: 7
2. Phân loại Thất nghiệp. 8
2.1. Các nguyên nhân thất nghiệp. 8
2.2. Phân loại thất nghiệp. 9
3. Mối quan hệ yếu tố kinh tế- xã hội và thất nghiệp. 11
3.1. Các yếu tố kinh tế- xã hội tác động đến Thất nghiệp. 12
3.2. Tác động của Thất nghiệp đến sự phát triển kinh tế- xã hội. 13
a. Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
b. Thất nghiệp ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
c. Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
II. Bảo hiểm xã hội chung. 14
1. Nhu cầu khách quan hình thành Bảo hiểm Xã hội. 14
2. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm xã hội.15
2.1. Quá trình hình thành và phát triển bảo hiểm xã hội. 15
2.2. Vai trò của Bảo hiểm xã hội. 16
2.3. Đối tượng tham gia của Bảo hiểm Xã hội. 17
2.4. Những nguyên tắc cơ bản của Bảo hiểm xã hội 17
2.5. Các chế độ của hệ thống Bảo hiểm xã hội. 18
2.6. Quỹ bảo hiểm xã hội. 19
III. Bảo hiểm thất nghiệp và kinh nghiệm Bảo hiểm thất nghiệp trên Thế Giới. 19
1. Một số khái niệm. 20
1.1. Trợ cấp thất nghiệp.
1.2. Bảo hiểm thất nghiệp.
2. Mối quan hệ giữa trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội. 21
3. Nội dung của Bảo hiểm thất nghiệp. 22
3.1. Sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm Thất nghiệp.
3.2. Đối tượng và phạm vi Bảo hiểm.
3.3. Quỹ Bảo hiểm và mức trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp.
a. Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
b. Mức trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp.
3.4.Thời gian hưởng trợ cấp Bảo hiểm Thất nghiệp.
4. Kinh nghiệm các nước Châu Á và khu vực Đông Âu. 27
4.1. Kinh nghiệm các nước Châu Á. 27
4.2. Kinh nghiệm các nước có nền kinh tế chuyển đổi trong khu vực Đông Âu 33.
CHƯƠNG II. NHU CẦU VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRONG TÌNH HÌNH HIỆN Ở VIỆT NAM. 33
I. Việc làm và vấn đề giải quyết việc làm. 33
1. Thực trạng lao động việc. 33
2. Nhận xét. 39
II. Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả thất nghiệp ở Việt Nam 41
1. Thực trạng 41
2. Nguyên nhân 46
3. Hậu quả 49
III. Sự hỗ trợ của Nhà nước và sự cần thiết xây dựng chế độ Bảo hiểm thất nghiệp. 50
1. Thực trạng hỗ trợ người Thất nghiệp 50
1.1.Thời kỳ pháp triển nền kinh tế Kế hoạch hoá tập trung 50
1.2.Thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa (thời kỳ 1986 trở lại đây). 52
2. Sự cần thiết xây dựng chế độ Bảo hiểm thất nghiệp. 58
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ sở lý luận và những điều kiện làm căn cứ xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội thất nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên 76,8 triệu người, trong đó số người từ 14 trở xuống chiếm 41,31%. Trong số này, số người từ độ tuổi 10-14 tuổi là 9,1 triệu người. Những người này trong một vài năm tới sẽ bước vào thị trường lao động. Nếu tính số người ở độ tuổi từ 13 trở lên thì số người này chiếm 75% số dân, trong đó số người từ 13-59 tuổi chiếm 63,42% (nghĩa là chiếm 88,60% trong số người từ 13 tuổi trở lên). Đây là lực lượng hùng hậu đang và sẽ tham gia vào các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Mặt khác lực lượng này cũng tạo ra sức ép ghê gớm về giải quyết việc làm ở nước ta.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động hàng năm
Đơn vị:%
Năm
1996
1997
1998
1999
So với dân số trong độ tuổi lao động.
82,50
81,08
80,37
79,28
So với nhóm dân số 15-24 tuổi.
68,11
64,70
60,30
59,20
Do cơ cấu dân số trẻ nên đến nay số người đang tham gia vào các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân ở nước ta rất lớn (khoảng 38 triệu người, chiếm khoảng 50% số dân) và ngày càng tăng lên.
Có thể thấy xu hướng biến động của lực lượng lao động của nước ta trong giai đoạn 1991-2000 như sau:
Lao động và cơ cấu lao động thời kỳ 1996-2000
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
Số người lao động
- Tổng số (nghìn người)
- Thành thị
- Nông thôn
2- Cơ cấu lao động (%)
- Thành thị
- Nông thôn
3- Chia theo nhóm ngành (%)
- Nông nghiệp
- Công nghiệp và xây dựng
- Dịch vụ
35.866,2
6.838,2
29.038,0
19,06
80,94
69,80
10,55
19,65
36.296,9
7.333,1
28.963,8
20,2
79,8
65,84
10,01
24,15
37.407,2
7.649,6
29.757,6
22,45
79,55
63,48
11,93
24,59
37.784,2
8420,4
29.363,8
22,28
77,72
63,60
12,45
23,95
38.643,1
8726,0
29917,1
22,58
77,42
62,56
13,15
24,29
[Nguồn: Điều tra lao động việc làm các năm 1996-2000, Bộ LĐTB & XH]
Qua biểu trên cho thấy lực lượng lao động nước ta tăng bình quân hàng năm thời kỳ 1996-2000 là 1,75%/ năm.
Về cơ cấu lao động, qua biểu trên cho thấy tỷ lệ lao động ở thành thị có xu hướng tăng nhưng chậm . Năm 1997 tỷ lệ lao động ở thành thị chiếm 20,2% thì đến năm 1998 tăng lên 20,45%, năm 1999 là 22,28% và năm 2000 là 22,58%. Cơ cấu lao động theo ngành nghề đã có chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ có xu hướng tăng. Năm 1996 lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 19,65% tổng số lao động thì đến năm 2000 là 24,29%. Tuy nhiên, lao động hoạt trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn (năm 2000 chiếm 62,56% ).
Năm 2000tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, nghiệp của các vùng kinh tế như sau:
Tây bắc: 86,94%
Đông bắc: 79,86%
Đồng bằng sông hồng: 61,73%
Bắc trung bộ: 71,27%
Duyên hải miền trung: 60,47%
Tây nguyên: 78,96%
Đông nam bộ: 34,67%
Đồng bằng sông cửu long: 61,54%
[Nguồn: Điều tra lao động việc làm năm 2000]
Số liệu cho thấy mặc dù đã có sự chuyển dịch, nhưng lao động nước ta làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu và sự chuyển dịch cơ cấu lao động vẫn diễn ra chậm chạp, đặc biệt là vùng núi phía Bắc và vùng Tây nguyên. Điều này cho thấy giải quyết việc làm cho lao động nước ta không chỉ chú ý đến khu vực thành thị mà phải đặc biệt chú ý đến khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Xét về cơ cấu tuổi, qua kết quả điều tra lao động việc làm năm 2000, cho thấy lực lượng lao động của nước ta còn khá trẻ, đang trong thời kỳ “Cơ cấu dân số vàng”. Trong tổng số 38 triệu lao động, số người thuộc nhóm lao động trẻ (từ 15-34 tuổi ) chiếm 50,04% (trong đó nhóm tuổi 15-24 tuổi chiếm 21,85%), trong khi đó những người từ 55 tuổi trở lên chỉ chiếm 6%. Đây là lợi thế rất lớn của lực lượng lao động Việt nam so với một số nước trong khu vực và trên thế giới.
Cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm như sau:
Nhóm tuổi Tỷ lệ (%)
14-24 21,85
25-34 28,19
35-44 28,20
45-54 15,06
55-59 3,17
60+ 3,53
[Nguồn : Điều tra lao động việc làm năm 2000]
Về chất lượng lao động qua các số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ lao động qua đào tạo ở nước ta có xu hướng tăng lên. Trong 3 năm 1996-1998, bình quân lực lượng lao động được đào tạo tăng hàng năm là 6,18%. Năm 1998 lao động được đaò tạo chiếm 17,8% lực lượng lao động , đến năm 1999 tỷ lệ này tăng lên 19,97% và năm 2000 đã đạt trên 20% (trong đó qua đào tạo nghề khoảng 13,4%). Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế- xã hội và mức độ chú trọng đầu tư cho đào tạo khác nhau nên tỷ lệ qua đào tạo có sự khác nhau giữa các vùng kinh tế.
Qua điều tra thấy tỷ lệ qua đào tạo của vùng Đông Nam Bộ cao nhất (21%), tiếp đến là Đồng bằng sông hồng (20,9%) ; thấp nhất là vùng Tây bắc (9,56%). Các vùng còn lại tỷ lệ lao động qua dào tạo chiếm từ 13-15% (thấp hơn tỷ lệ chung toàn quốc).Trong một số tỉnh trọng điểm, tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo như sau:
Tỉnh Tỷ lệ qua đào tạo (%) Có CMKT (%)
Hà nội 44,28 36,91
TP.HCM 28,7 24,08
Hải phòng 28,8 22,69
Đà Nẵng 23,7 21,39
Cần Thơ 11,65 8,58
[ Nguồn: điều tra lao động việc làm năm 2000]
Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 1/4/1999, cả nước có 379233 người tốt nghiệp cao đẳng, 936853 người tốt nghiệp các trường đại học; có 17244 người có học vị thạc sĩ, 8836 người có học vị tiến sĩ chuyên ngành và 2489 người ca học vị tiến sĩ khoa học. So với các nước có mức thu nhập thấp như Việt nam thì tỷ lệ trí thức của chúng ta khá lớn. Mặc dù vậy, tỷ lệ lao động được đào tạo của nước ta còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Hơn nữa chất lượng đào tạo chưa cao. Vì vậy để đáp ứng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phục vụ cho sự đổi mới mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, nhìn lại đội ngũ lao động thì thấy có sự biến chuyển đáng kể.
Có thể so sách sự biến đổi về chất lượng lao động Việt Nam trong giai đoạn 1996- 2000 như sau:
Lực lượng lao động phân theo học vấn và trình độ CMKT.
Chỉ tiêu
1996
2000
Tỷ lệ tăng
(%)
Phân theo trình độ học vấn.
- Chưa biết chữ.
- Chưa tốt nghiệp cấp I.
- Đã tốt nghiệp cấp I.
- Đã tốt nghiệp cấp II.
- Đã tốt nghiệp cấp III.
2. Phân theo trình độ CMKT
- Không có CMKT
- Đã qua đào tạo.
Trong đó:
+ Sơ cấp/ CNKT
+ Trung học chuyên nghiệp.
+ Cao đẳng, đại học trở lên.
(Người)
1999144
7268634
9652627
11138942
4681162
30636419
4104090
1955404
1342515
806171
(%)
5,8
27,9
20,9
32,1
13,5
88.2
11.8
(Người)
1547901
6367790
11317132
12748073
6662193
32650666
5992423
2618746
1870136
1503541
(%)
4,0
16
29
33
17
84.5
15.5
- 6,19
- 3,25
4,06
3,43
9,22
1,60
9,92
7,58
8,64
16,86
[ Nguồn: Điều tra lao động việc làm năm 1996 và năm 2000, Bộ LĐTBXH]
Qua biểu trên cho thấy lao động đã qua đào tạo của nước ta đã tăng lên đáng kể, lao động có trình độ sơ cấp (bao gồm cả công nhân kỹ thuật) trở lên đã tăng lên từ 11,81% năm 1996 lên 15,51% năm 2000. Bình quân tăng hàng năm giai đoạn 1996-2000 là 472.083 người/ năm và với tỷ lệ tăng bình quân là 9,92%/ năm. Tăng nhiều nhất và nhanh nhất là lao động được đào tạo ở trình độ từ cao đẳng và đại học trở. Nếu như năm 1996 chỉ có 806.171 người lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên thì năm 2000 đội ngũ này đã tăng lên 1.503.541 (bình quân tăng 174343 người/ năm và tỷ lệ tăng hàng năm là 16,86%/ năm). Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật phân bố không đồng đều, phần lớn làm việc ở các cơ quan Trung ương (chiếm 94,4%). Trong số các doanh nghiệp Nhà nước, số lao động có trình độ từ trung học trở lên chỉ chiếm có 32% (trong khi đó tỷ lệ này ở các nước như Hàn Quốc là 48%, Nhật Bản 64,4%,... ). Trong nông thôn lao động được đào tạo chỉ chiếm khoảng 10% số lao động ở khu vực này. Cơ cấu đào tạo ở nước ta còn mất cân đối nghiêm trọng. Hiện nay cơ cấu giữa đại học- trung học- công nhân ở nước ta là 1- 1,6- 3,6, trong khi đó cơ cấu này vở các nước là 1- 4- 10. Chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng ở nước ta còn nhiều bất cập nên người lao động bị hạn chế nhiều khi làm việc trong các doanh nghiệp đòi hỏi trình độ cao, nhất là trong các Liên doanh.
2- Nhận xét.
- Lao động việc làm ở nước ta thời gian qua đã có những biến chuyển tích cực cả về nhận thức và thực hiện. Đường lối đổi mới của Đảng đã tạo ra chuyển biến tích cực trong nhận thức, trong phương thức tạo mở việc làm cho người lao động. Người lao động đã đứng ở vị trí trung tâm, năng động và chủ động, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác trong các thành phần kinh tế; không phụ thuộc, trông chờ vào sự bố trí việc làm của Nhà nước như trước đây. Người sử dụng lao động được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ góp phần tạo mở việc làm.
- Nhà nước tập trung ban hành pháp luật cơ chế, chính sách, tạo môi trường và cơ hội thuận lợi để mọi người lao động tự tạo việc làm cho mình và cho lao động xã hội. Khung pháp luật về quan hệ lao động trong cơ chế thị trường đã được xác lập bằng việc ra đời Bộ luật Lao động; tạo điều kiện cho việc thuê mướn, sử dụng lao động, thúc đẩy quan hệ lao động và thị trường lao động phát triển, mở ra khả năng mới giải phóng tiềm năng lao động và tạo mở việc làm. Người lao động trong các thành phần kinh tế đã được bình đẳng trong quan hệ lao động.
- Nhà nước và xã hội có nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động, đã huy động được nguồn vốn để đầu tư phát triển, nhất là huy động nguồn vốn trong nước. Trong 10 năm qua tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đã đạt được 635 ngàn tỷ đồng (thời giá năm 1995), tương đương 57 tỷ USD. Nguồn vốn này đã đóng vai trò chủ đạo trong giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác nhau.
- Cùng với các chính sách kinh tế- xã hội khác góp phần giải quyết việc làm, Đảng và Nhà nước đã có những quyết sách quan trọng tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho người lao động để tạo việc làm, tăng thu nhập. Nhà nước đã thành lập quỹ quốc gia giải quyết việc làm để cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, theo các chương trình dự án nhỏ; hỗ trợ các đối tương chính sách và những người yếu thế có việc làm. Chương trình Quốc gia giải quyết việc làm đã phát huy vai trò “bà đỡ” trong việc tạo việc làm cho lao động xã hội. Với số vốn 2000 tỷ đồng ( trong đó 1350 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước), doanh số cho vay trong 10 năm (từ 1991- 2000) đạt 4000 tỷ đồng, thu hút 3 triệu lao động có việc làm, trong đó có 1,4 triệu người có việc làm mới và 1,6 triệu người có thêm việc làm. Hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm được hình thành và phát triển (hiện cả nước có 143 trung tâm), hàng năm đã tư vấn việc làm và tư vấn nghề nghiệp cho 20 vạn người giới thiệu và cung ứng 8 vạn năm 1996 lên 15 vạn năm 2000, góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 10% năm 1996 lên 20% năm 2000.
- Ngoài các giải pháp tạo việc làm trong nước, nhà nước ta đã có chính sách xuất khẩu lao động để giảm áp lực về việc làm trong nước. Công tác xuất khẩu lao động đã đạt được những kết quả ban đầu. Chúng ta đã xuất khẩu được 12 vạn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài ở các nước thuộc Châu á, Châu Âu, Trung đông và thị trường Mỹ. Hoạt động xuất khẩu lao động đã trở thành ngành kinh tế đối ngoại đặc thù, hàng năm đã mang lại cho đất nước khoảng 1 tỷ USD, tạo ra đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn đáp ứng được các công nghệ hiện đại và có tác phong công nghiệp.
- Chính sách việc làm đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ.
Với nỗ lực của nhà nước và toàn xã hội, từ năm 1991 đến năm 2000, số người có việc làm đã tăng lên từ 30,9 triệu người lên 40, 6 triệu người, bình quân tăng hàng năm 2,9%. Nhìn chung số chỗ làm việc mới được tạo ra hàng năm có xu hướng gia tăng trong suốt thời kỳ này. Nếu như trong giai đoạn 1991- 1995số việc làm tăng thêm bình quân hàng năm là 863 ngàn người, thì trong giai đoạn 1996- 2000 là 1,2 triệu người/năm. Riêng năm 2000 đã giải quyết được việc làm cho khoảng 1,3 triệu lao động, trong đó lao động trong nước là 1,27 triệu và lao động ngoài nước là 3 vạn người. Khu vực thành thị đã tạo ra được khoảng 28 vạn chỗ làm việc mới và khu vực nông thôn là gần 1 triệu chỗ làm việc mới. Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã hỗ trợ và thu hút được 32 vạn lao động, trong đó tạo việc làm mới là 14 vạn và có thêm việc làm là 18 vạn. Nhờ việc tạo ra nhiều chỗ việc làm đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 10% vào năm 1991 xuống 6,5% vào năm 2000. Người lao động ở nông thôn đã sử dụng tốt hơn thời gian lao động của mình. Năm 2000 tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là 74%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đã có bước khởi sắc sau khi có sự điều chỉnh lại về mặt tổ chức (thành lập lại Tổng cục dạy nghề).
Do kết quả của cải cách doanh nghiệp Nhà nước, lao động trong khu vực này giảm từ 14,7% năm 1991 xuống còn 9% năm 2000. Khu vực kinh tế hợp tác và kinh tế tư nhân thu hút được 33 vạn lao động song đã thực sự là khu vực đóng vai trò tích cực trong việc giải quyết việc làm cho lao động theo xu hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Điều này là xu thế hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế thị trường ở Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên, nhìn tổng quát, chính sách của ta vẫn còn chưa đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huy động mọi nguồn vốn để tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động. Chất lượng lao động còn hạn chế, chưa đáp ứng được quá trình CNH-HĐH đất nước, sức ép về việc làm còn rất lớn.
II. Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả thất nghiệp ở Việt nam:
1. Thực trạng:
Như đã nêu trên, do mức sinh cao của những thập kỷ trước và khả năng giải quyết việc làm còn hạn chế nên tình trạng người lao động không có việc làm có xu hướng gia tăng.
Hiện nay bình quân mỗi năm có trên 1,6 triệu người bước vào độ tuổi lao động cần được giải quyết việc làm. Hơn nữa, do quá trình đổi mới nền kinh tế, một bộ phận lao động trong các doanh nghiệp nhà nước trở nên dư thừa (hiện nay đã có trên 1 triệu lao động phải chuyển khỏi khu vực kinh tế nhà nước để tìm việc làm). Ngoài ra, do khủng hoảng ở Đông Âu, số lao động hợp tác phải trở về (trên 20 vạn lao động) cần phải sắp xếp, bố trí việc làm. Số người ngày cộng với số bộ đội xuất ngũ, học sinh ra trường,... và số chưa giải quyết việc làm lên tới gần 11 triệu người. Đến nay số người thất nghiệp tồn đọng của các năm cón rất lớn. Năm 1997 số người bị thất nghiệp chưa giải quyết được việc làm chuyển sang năm sau là 1,05 triệu người. Đến năm 1998, số người thất nghiệp tồn đọng chuyển sang năm 1999 khoảng 1,75 triệu người. Với tốc độ giải quyết việc làm như hiện nay và tốc độ tăng trưởng kinh tế không thay đổi thì sau năm 2002 nước ta vẫn dư thừa lao động rất lớn. Trong hai năm gần đây do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã phải thu hẹp lại sản xuất dẫn đến phải giảm bớt lao động. Theo các số liệu của Bộ lao động thương binh và xã hội, số người không bố trí được việc làm trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 8-10% lực lượng lao động ở khu vực này. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tỷ lệ không bố trí được việc làm còn cao hơn khoảng 11-12%, cá biệt có những doanh nghiệp lên tới trên 40% như liên doanh sản xuất xe ôtô Hoà Bình (40%). Công ty POUCHEN (20%),... Mặc dù có nhiều cố gắng để tạo việc làm cho lao động xã hội thông qua các dự án giải quyết việc làm, nhưng mỗi năm chúng ta cũng chỉ sắp xếp được cho trên 1,2 triệu lao động (nghĩa là số người được giải quyết việc làm xấp xỉ với số người mới bước vào tuổi lao động). Như vậy còn một tỉ lệ rất lớn lao động chưa có việc làm, hay nói cách khác, họ bị thất nghiệp.
Nếu như trước đây trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung khái niệm thất nghiệp không được đề cập đến thì hiện tượng thất nghiệp và vấn đề thất nghiệp đã được thừa nhận như một sản phẩm của nền kinh tế thị trường.. Các cuộc điều tra về lao động và việc làm trong một số năm gần đây đã thu thập các thông tin về tình trạng thất nghiệp của người lao động. Các số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của người lao động (cả nông thôn và thành thị) một vải năm gần đây tăng lên đáng kể. Nếu như năm 1996 tỷ lệ thất nghiệp là 1,90% thì năm 1997 là 2,16%, năm 1998 là 2,21% và năm 1999 là 2,35%. Số người thất nghiệp từ năm 1996 đến nay như sau:
Tỷ lệ thất nghiệp chia theo nhóm tuổi
Đơn vị: %
Nhóm tuổi
1996
1997
1998
1999
15-24
25-34
35-44
45-54
55-59
³ 60
42.75
32.66
16.11
6.02
1.33
1.16
41.03
31.43
18.01
7.05
1.04
0.98
40.21
31.16
18.33
18.01
1.50
0.79
52.94
23.40
14.37
7.12
1.37
0.80
Tổng
100.00
100.00
100.00
100.00
( Nguồn: tài liệu đã dẫn)
Qua biểu trên cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của những nhóm tuổi trẻ khá cao. Năm 1999 tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm tuổi dưới 34 tuổi chiếm trên 75% lực lượng lao động bị thất nghiệp. Đây là điều rất đáng lưu tâm vì nhóm người này là nhóm người lao động tích cực nhất trong thị trường lao động của nước ta.
Nếu chỉ nhìn vào con số trên thì thấy tỷ lệ thất nghiệp của nước ta chưa phải là cao, nhưng điều đáng quan tâm là số người thất nghiệp lại tập trung nhiều ở thành thị. Số người thất nghiệp ở thành thị trong một vài năm gần đây tăng cả về số tuyệt đối và tương đối.
Tình hình thất nghiệp ở khu vực thành thị
Năm
Lao động trong tuổi
Từ 15-24 tuổi
Số người (ng: người)
Tỷ lệ(%)
Số người (ng: người)
Tỷ lệ (%)
1996
1997
1998
1999
388,4
427,1
505,8
560,7
5,88
6,01
6,85
7,40
150,3
158,7
184,2
207,5
10,84
11,40
13,54
14,10
Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh và xã hội.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở thành thị đã tăng từ 5,88% năm 1996 lên 6,85% năm 1998 và 7,40% năm 1999. Đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động trẻ (từ 15-24 tuổi) khá cao (chiếm 10,84% năm 1996 và tăng lên 13,54% năm 1998 và 14,10 % năm 1999). Sở dĩ tỷ lệ thất nghiệp tăng là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ khu vực Đông Nam á và khu vực vào những năm 1997-1998. Nếu so với thời kỳ đầu những năm 90 thì tỷ lệ này vẫn thấp hơn (thời kỳ 1990- 1992 tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta là 9- 10%). Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm đi vào những năm 1994-1995 ( khoảng 5,28%). Năm 2000 nhờ những nỗ lực của nhà nước và xã hội, kinh tế nước ta tăng trưởng khá, nhiều dự án pháp triển kinh tế- xã hội đã được thực hiện nên đã giải quyết tốt hơn việc làm cho người lao động. Vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở thành thị của năm 2000 giảm xuống còn 6,5%.
Mặc dù đã có xu hướng giảm, nhưng tỷ lệ thất nghiệp của lao động của một số thành phố lớn vẫn còn khá cao:
Đơn vị: %
Tỉnh 1999 2000
Hà nội 10,31 7,95
Quảng ninh 9,29 ......
Hải phòng 8,04 7,76
Thành phố HCM 7,04 6,48
Cần Thơ 7,39 7,15
Đà nẵng 6,04 5,95
[Nguồn: Điều tra lao động việc làm năm 1999 và 2000]
Do khả năng giải quyết việc làm, sự đầu tư phát triển kinh tế và các điều kinh tế- xã hội khác có sự khác nhau giữa các vùng nên tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị của các vùng cũng có sự khác nhau.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị của các vùng trong cả nước như sau:
Bảng: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị 1996-1999
Đơn vị: %
Các Vùng
1996
1997
1998
1999
Đồng bằng sông hồng
Hà nội
Đồng bắc
Hải phòng
Quảng ninh
Tây bắc
Bắc trung bộ
Duyên hải miền trung
Đà nẵng
Tây nguyên
Đông nam bộ
TP. Hồ Chí Minh
Đồng nai
8. Đồng bằng sông Cửu Long
7.75
7.71
6.42
8.11
9.33
4.51
6.96
5.57
5.53
4.24
5.43
5.68
6.61
4.73
7.56
8.65
6.34
8.09
7.06
4.73
6.68
5.42
5.42
4.99
5.89
6.13
4.03
4.72
8.25
9.09
6.60
8.43
6.80
5.92
7.26
6.67
6.35
5.88
6.44
6.76
5.52
6.35
9.34
10.31
8.72
8.04
9.29
6.58
8.62
7.07
6.64
5.95
6.52
7.04
5.87
6.53
Toàn quốc
5.88
6.01
6.85
7.40
Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị vùng Đồng bằng Sông Hồng lớn nhất trong toàn quốc (9,34%) và Vùng Tây nguyên có tỷ lệ thất nghiệp nhất (5,95%). Tình trạng này vẫn diễn ra ở năm 2000: Trong các vùng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị của Vùng đồng bằng sông hồng là 7,34%; Vùng Bắc trung bộ là 6,78%...,; Vùng tây nguyên là 5,16% (thấp nhất).
Nếu như ở thành thị, tình trạng không có việc làm là chủ yếu thì ở nông thôn lại có hiện tượng thiếu việc làm. Hiện nay trong số 78,6 triệu người, dân số ở nông thôn chiếm gần 80% số dân cả nước và ở các vùng nông thôn tập trung khoảng 79% lực lượng lao động. Do dân số nông thôn tăng lên nhanh, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp vì phải sử dụng vào mục đích dân sinh khác như làm nhà ở, xây dựng trường học, làm đường... làm cho diện tích đất canh tác tính bình quân đầu người giảm. Hơn nữa, trong sản xuất nông nghiệp việc chuyển đổi cơ cấu còn chậm, ngoài việc trồng trọt trên diện tích khoán (vốn đã rất nhỏ) người nông dân không có việc gì khác để làm, nên việc sử dụng thời gian lao động còn thấp.
Theo các số liệu thống kê, hiện nay cả nước chỉ có 8,1 triệu hecta đất nông nghiệp, bình quân 0,68 hecta/hộ nông nghiệp. Nếu tính bình quân 1 lao động nông nghiệp thì chỉ có 0,27 hecta/lao động. Như vậy với trình độ sản xuất như hiện nay thì nhu cầu lao động nông nghiệp cũng chỉ cần đến 19 triệu người (trong khi đó lao động trong nông thôn hiện nay là 29 triệu người, nghĩa là có khoảng 10 triệu người thất nghiệp quy đổi). Nếu không đẩy mạnh việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế thì trong những năm sắp tới ở nông thôn Việt Nam sẽ dư thừa rất lơn lao động và chắc chắn tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khó có thể nâng lên được. Qua các cuộc điều tra cho thấy tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn còn thấp, chỉ đạt trên 70%. Cụ thể sử dụng thời gian lao động của các vùng kinh tế như sau:
Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn thời kỳ 1996-2000
Đơn vị: %
Các vùng
1996
1997
1998
1999
2000
Đồng bằng sông hồng
Đông bắc
Tây bắc
Bắc trung bộ
Duyên hải miền trung
Tây nguyên
Đông nam bộ
Đồng bằng sông cửu long
75.69
79.01
...
73.75
70.69
74.98
61.75
68.16
72.46
74.12
...
72.57
71.40
73.80
74.42
71.47
72.01
66.83
66.35
68.96
72.24
76.97
74.46
71.32
73.98
71.40
72.62
72.28
74.04
78.65
76.20
73.16
74.98
72.67
73.23
71.78
73.50
76.74
76.44
73.10
Toàn quốc
72.11
72.90
70.88
73.49
73.86
[Nguồn: Bộ lao động- Thương binh và Xã hội]
Năm 1999 tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lao động nông thôn có tăng hơn so với những năm trước nhưng cũng chỉ đạt 73,49%, năm 2000, tỷ lệ này tăng lên không đáng kể (gần 74%). Thời gian còn lại người lao động nông thôn chưa được sử dụng. Đây là một dạng thất nghiệp và nếu quy đổi ra thì sẽ có một số lơn lao động bị thất nghiệp. Số người thiếu việc làm tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 15-24 (chiếm 32,79%), tiếp đến là nhóm tuổi 25-34 tuổi (29,39%) và nhóm tuổi 35-44 tuổi (21,29%). Giữa các vùng cho thấy vùng Tây Nguyên và Vùng Đông Nam bộ tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng khá cao (Tây nguyên là 76,74% và đông nam bộ là 76,44%). Vùng Đông bắc và Bắc trung bộ có tỷ lệ thời gian sử dụng lao động thấp nhất, trong khi đó đây là những vùng nghèo nhất của đất nước.
Trước 61 tỉnh và thành phố có 17 tỉnh đạt tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn lớn hơn 75%, 8 tỉnh đạt tỷ lệ từ 74% đến 75%; 11 tỉnh đạt tỷ lệ từ 73% đến dưới 74% và 25 tỉnh đạt tỷ lệ dưới 73% ( chủ yếu là ở các vùng Đông bắc, Bắc trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long).
Như vậy, thất nghiệp và việc làm đang là vấn đề rất bức xúc hiện nay đối với nước ta. Khi chúng ta mới bước vào kinh tế thị trường, mức độ cạnh tranh chưa cao mà tỷ lệ thất nghiệp đã khá lớn thì chỉ một số năm nữa thất nghiệp sẽ trở thành “một vấn đề” của nền kinh tế nước ta. Trong năm 2000, trong 61 tỉnh thành phố vẫn còn tới 11 tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp trên 7%; 9 tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp từ 6,5%-7%; 14 tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp từ 6%- dưới 6,5%; chỉ có 27 tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp dưới 6%.
Vì vậy, đã đến lúc cần phải có chính sách và các đối sách để giải quyết vấn đề thất nghiệp.
2. Nguyên nhân.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp:
Lực lượng lao động đang ra tăng với tỷ lệ nhanh chóng với hơn một triệu việc làm mới mỗi năm. Tỷ lệ thất nghiệp giữa thanh niên đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam, nơi mà dân số dưới độ tuổi 24, chiếm phần lớn trong số người thất nghiệp. Tỷ lệ của những người tìm việc làm lần đầu, đa số họ là những người lao động trẻ và phụ nữ, trong tổng số người thất nghiệp đã tăng lên trong thập kỷ qua.
Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm suy giảm số người lao động hiện đang làm việc tại các xí nghiệp, hợp tác xã quốc doanh. Trong vòng từ 3-5 năm tới, dự tính hơn 500.000 công nhân sẽ bị mất việc làm tại các xí nghiệp quốc doanh, đấy là chưa tính số công nhân về hưu trước tuổi. Tương tự như một số nước, việc tự do hoá nền kinh tế và cải cách cơ cấu đã khuyến khích cho các doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực phi chính quy và khuyến khích vuệc ký hợp đồng lao động. Những yếu này được xem là sẽ tạo ra một thị trường năng động, tích cực hơn, giảm các chi phí về lao động, năng suất cao hơn nhưng cũng là cách thức để lẩn tránh các điều luật và quy định về lao động . Điều này dẫn tới mất sự bảo đảm về nghề nghiệp, những lợi ích về kinh tế, xã hội và sự suy giảm có thể về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100871.doc