MỤC LỤC
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG 2
I.Các mô hình tăng trưởng 2
1.Mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội trước 2
2.Mô hình nhấn mạnh tăng trưởng nhanh 2
3.Mô hình phát triển toàn diện 2
II.Các hệ thống chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng và phát triển 3
1.Tăng trưởng 3
2. Phát triển 3
III. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội 4
PHẦN II: CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC 6
I. Vài nét về đất nước Hàn Quốc. 6
II.Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc 9
III. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 28
PHẦN III. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC RÚT RA TỪ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC 31
Một số tài liệu tham khảo 35
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3541 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ sở lý thuyết về các mô hình tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng và phát triển. Thực trạng con đường phát triển kinh tế của Hàn Quốc, kinh nghiệm và bài học rút ra từ Hàn Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh giá nông sản nâng đỡ cho nhà nông); thay đổi cơ chế chính sách nông nghiệp. Nhờ đó, giá trị sản lượng nông nghiệp tăng gấp đôi so với 15 năm trước. Năm 2005, mặc dù tăng trưởng về nông nghiệp chậm lại nhưng Hàn Quốc đã đạt được mục tiêu hàng đầu là tự cung tự cấp về gạo – nguồn lương thực chủ yếu của đất nước – với sản lượng 4, 8 triệu tấn. Tuy nhiên, khi Hàn Quốc gia nhập WTO vào năm 1995, nông dân Hàn Quốc lại đứng trước một thách thức mới, đó là các cam kết cắt bỏ mọi khoản trợ cấp cho nông dân. Để thích ứng với những cam kết WTO, một lần nữa Chính phủ Hàn Quốc lại ban hành chiến lược nông nghiệp mới, trong đó chú trọng đổi mới khả năng cạnh tranh của nông nghiệp bằng cách huấn luyện nông dân, hiện đại hoá hệ thống marketing, áp dụng công nghệ thông tin; ổn định an sinh nông thôn thông qua đầu tư cho giáo dục, y tế và đặc biệt là hưu trí của nông dân xã viên. Ngoài ra, Nhà nước còn cải tiến cơ chế chính sách, đặc biệt là chuyển hướng mục tiêu hoạt động của HTXNN. Theo đó, thay vì hoạt động dàn trải trước đây, HTXNN tập trung vào những sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ có lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công cao. Thủ tục tài chính được cải cách với hình thức thanh toán trực tiếp thay vì qua trung gian. Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ đã gây ra những tác động tiêu cực cho thị trường mới nổi như HQ. Dự trữ ngoại tệ của HQ đã giảm 27 tỷ USD trong vòng 10 tháng và thị trường chứng khoán giảm gần 30%, trong bối cảnh đó Chính Phủ HQ đã khẳng định sẽ xây dựng một nền nông nghiệp vững mạnh trong thế kỷ 21 làm động lực để góp phần khôi phục kinh tế.
2. Về Công Nghiệp
Chính sách và cơ cấu ngành
+Thời kỳ 1945 đến 1960:giải phóng đất nước và tích luỹ tiềm năng cho quá trình công nghiệp hoá
+Thời kỳ 1961-1979:công nghiệp hoá ở giai đoạn đầu.Phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động,chi phí thấp,dần dần thay thế cho những sản phẩm công nghiệp thô và sơ cấp,tiến tới phát triển công nghiệp nặng và hoá chất, sử dụng nhiều vốn,lao động tay nghề cao và công nghệ cao
-Những năm 1960:Hàn Quốc tập trung vào việc chuẩn bị các điều kiện cất cánh công nghiệp hoá trên cơ sở sử dụng hợp lý các yếu tố thuận lợi trong nước và quốc tế
-Những năm 1970:Hàn Quốc tập trung vào xây dựng ngành công nghiệp nặng và hoá chât,loại bỏ sự phụ thuộc các ngành công nghiệp vào nước ngoài
+Thời kỳ 1980 đến nay:công nghiệp hoá trong giai đoạn chín muồi .Phát triển công nghiệp dựa vào những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao và có tri thức để thay thế những sản phẩm cần nhiều vốn
Phát triển công nghiệp và cơ cấu ngành của Hàn Quốc
19980
1990
1980-1990
1990-1996
-Tỷ lệ tăng GDP
-2,7
7,1
9,4
7,3
-Tỷ lệ tăng của ngành công nghiệp(%)
-
-
13,1
7,5
-Tỷ lệ tăng của ngành công nghiệp chế tạo(%)
-
-
13,2
7,9
-Cơ cấu ngành(%)
+Nông nghiệp
15
6
-
-
+Công nghiệp
40
43
-
-
+Trong đó công nghiệp chế tạo
29
26
-
-
+Dịch vụ
45
51
-
-
-Cơ cấu ngành công nghiệp(%)
+Công nghiệp chế biến
17
9
-
-
+Diệt may
19
10
-
-
+Máy móc và thiết bị vận tải
17
38
-
-
+Hoá chất
10
8
-
-
+Khác
36
35
-
-
*Hệ Thống Chaebol
-Chaebol là tên của các tổ hợp công nghiệp thuộc sở hữu của các nhóm gia đình ở Hàn Quốc. Tính đến tháng 5-1974, ở Hàn Quốc có 50 Chaebol được chính phủ thành lập, trong đó có nhiều Chaebol sau này trở nên lừng danh thế giới như Daewoo, Lucky Golstar, Huyndai, Samsung, v.v.. Đóng góp của Chaebol đối với nền kinh tế Hàn Quốc cũng rất lớn. Năm 1995, 30 Chaebol lớn nhất Hàn Quốc nắm giữ tới 90% GDP và 60% giá trị kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Bốn Chaebol lớn nhất chiếm tới 60% doanh số bán ra, 55,7% tổng số tài sản và 78% lãi của 30 Chaebol trong năm 1993.Theo định nghĩa về các Chaebol, thì hầu hết các Chaebol được thành lập từ đầu năm 1960, trong kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ nhất. Sau đó, các Chaebol tiếp tục đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình trong những năm 1960, 1970 và 1980, và trở thành một hình thức gần giống như các Zaibatsu của Nhật Bản.
Đặc điểm: mỗi Chaebol trung bình có 29 công ty thành viên. Tổng số công ty của 10 Chaebol lớn nhất là 294, bốn Chaebol lớn nhất (Samsung, Huyndai, Lucky Golstar và Dawoo) có tới 166 công ty, trung bình 41 công ty/Chaebol, kinh doanh ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Mức độ đa dạng hoá của 10 chaebol hàng đầu(1982)
Chaebol
Số lượng các ngành công nghiệp mà chaebol hoạt động
Chỉ số đa dạng hoá H*
Samsung
57
0.94
Huyndai
33
0.847
Lucky goldstar
57
0.688
Daewoo
56
0.866
Sunkyung
21
0.464
SSangyoung
25
0.677
Korea Exploisive
23
0.771
Hyosung
33
0.777
Lykche
28
0.86
Lotte
26
0.667
Trung bình
35
0.772
-Cơ cấu Chaebol: Trước hết, Chaebol là thuộc sở hữu gia đình. Hầu hết các Chaebol đều có nguồn gốc từ kinh doanh gia đình quy mô nhỏ, trong một ngành công nghiệp cụ thể. Sau này, khi đã hoạt động kinh doanh trên quy mô lớn, mối quan hệ gia đình và theo đẳng cấp vẫn được duy trì. Mối quan hệ đẳng cấp thứ hai trong Chaebol thể hiện ở chỗ mọi quyết định quan trọng đều được chỉ định ở cấp cao nhất. Mỗi Chaebol đều có vai trò chi phối các thành viên khác trong hội đồng chủ tịch. Mối quan hệ giữa người quản lý và công nhân không phải là "quan hệ giai cấp" mà là "quan hệ cha con". Quyền kiểm soát Chaebol được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Báo cáo của Ủy ban Buôn bán công bằng Hàn Quốc cho biết, 90% quyền thừa kế Chaebol sẽ chuyển từ cha sang con trai hoặc anh em trai trong gia đình, mặc dù 30 Chaebol lớn nhất Hàn Quốc đã có thời gian hoạt động vài thập kỷ.
-Làm thế nào các Chaebol trở thành những tập đoàn lớn như vậy? Có hai yếu tố dẫn đến sự phát triển của Chaebol là vay nợ nước ngoài và những ưu đãi đặc biệt của chính phủ. Với nguồn vốn hạn hẹp ở trong nước, chính phủ đã dựa vào nguồn vốn nước ngoài và cấp vốn cho một số doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển kinh tế ở Hàn Quốc thực chất là dựa vào "chủ nghĩa tư bản mệnh lệnh". Theo phương thức này, hệ thống doanh nghiệp tự do được chính phủ khuyến khích và chịu sự can thiệp gián tiếp. Điều đó có nghĩa là chính phủ giành quyền kiểm soát các dự án và hướng các công ty vào thực hiện các dự án đặc biệt. Chính phủ đảm bảo việc thanh toán nợ nước ngoài, trong trường hợp doanh nghiệp đó không giành được quyền vay nợ từ các ngân hàng trong nước. Hơn nữa, chính phủ còn ưu đãi giá cả, chính sách thu nhập, chính sách thuế cho các Chaebol. Dưới sự giúp đỡ mở rộng của chính phủ, hầu hết các ngân hàng thương mại đều được lệnh cung cấp nhiều vốn hơn nữa cho các Chaebol.Chaebol Ssangyong không chỉ là tập đoàn tiếp nhận nguồn vay nợ nước ngoài lớn nhất, mà còn được ưu đãi nhiều nhất trong vay nợ các ngân hàng trong nước. Ngoài ra, những ưu đãi đặc biệt về ngoại thương cũng được áp dụng. Các hoạt động xuất nhập khẩu đều qua sự kiểm soát của chính phủ để hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu. Chính phủ còn thực hiện các biện pháp ưu đãi khác như cho vay bằng ngoại tệ, trợ cấp tài chính, qua xuất khẩu...
Có thể nói các Chaebol đã góp phần tạo nên mô hình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc. Mô hình đó được thể hiện như sau:
Công nghiệp nặng
Chaebol
Xuất khẩu
Chính phủ
2
1
Lợi từ xuất khẩu
Lợi từ xuất khẩu
1. hàm ý phần lớn chính sách và biện pháp của chính phủ,kể cả kinh tế và phi kinh tế,nhằm huy động mọi tài nguyên cho công nghiệp nặng 2. hàm ý các chính sách vừa thiên vị,vừa can thiệp của chính phủ đối với Chaebol,nhằm phát triển chúnh một cách nhanh nhất
-Những đóng góp Xét về mặt tích cực, các Chaebol chính là bộ xương sống của nền kinh tế đất nước, tiếp thu công nghệ từ các quốc gia tiên tiến (chủ yếu là Mỹ và Nhật Bản). Được sự giúp đỡ hết mình của chính phủ, các Chaebol đã có sức cạnh tranh quốc tế trong một số ngành công nghiệp nhất định. Trong chiến lược phát triển công nghiệp hóa cao, hướng vào xuất khẩu, các Chaebol chính là các hình thức tổ chức sử dụng công nghệ hiện đại nước ngoài để phát triển kinh tế. Sản phẩm của các Chaebol chiếm được vị trí đáng kể trên thị trường thế giới và 4 Chaebol lớn nhất Hàn Quốc đều nằm trong danh sách 50 công ty lớn nhất thế giới. Trước năm 1997, nền kinh tế Hàn Quốc đứng thứ 15 trong các nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong đó đóng góp của Chaebol có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tiềm lực của Chaebol mạnh đến mức họ kiểm soát cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và các hoạt động phi kinh tế khác. Đầu những năm 1990, 30 Chaebol lớn nhất Hàn Quốc chiếm tới 90% GDP của Hàn Quốc. Bốn Chaebol lớn nhất là Huyndai, Samsung, LG, Daewoo chiếm tới 84% GDP và 60% giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc.Xét về quy mô, các Chaebol không chỉ gây ảnh hưởng trong nước mà cả trên phạm vi toàn cầu. Ngay thời gian đầu thực hiện công nghiệp hóa, một số Chaebol đã vươn ra thị trường bên ngoài và sớm khẳng định vị trí của mình. Ví dụ như Huyndai, với số tài sản 54,6 tỷ USD, doanh số kinh doanh 75 tỷ USD (1995), có 45 công ty chi nhánh ở nước ngoài, là một tập đoàn sản xuất ôtô lớn nhất, nhà đóng tàu lớn nhất và là công ty xây dựng hàng đầu ở Hàn Quốc. Hoặc Samsung, có số tài sản 51 tỷ USD, doanh số kinh doanh 80 tỷ USD, có 140 chi nhánh ở nước ngoài, sản xuất trên 3000 mặt hàng khác nhau, là công ty sản xuất chất bán dẫn, điện tử, thương mại, bảo hiểm lớn nhất Hàn Quốc. Daewoo hiện đang chiếm 10% về các sản phẩm điện, điện tử, ôtô trên thị trường thế giới, có 1000 chi nhánh ở nước ngoài và phát triển mạnh ở khắp các châu lục.
2.Những mặt trái của Chaebol
Những đóng góp của Chaebol đối với nền kinh tế Hàn Quốc là không thể phủ định. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh, mạnh của các Chaebol đã làm khuynh đảo nền kinh tế Hàn Quốc, khiến mô hình công nghiệp hóa của nước này vừa mang tính độc đáo, vừa mang tính khắc nghiệt. Mặt trái của Chaebol thể hiện qua những đặc điểm sau: Khống chế, làm mất cân bằng nền kinh tế Có thể nói, các Chaebol Hàn Quốc, do có mức độ quy tụ và tập trung thế lực kinh tế lớn, đã phat triển vượt quá giới hạn hợp lý của các nền kinh tế cân bằng. Nếu so sánh Đài Loan với Hàn Quốc, thì trình độ công nghiếp hóa của hai nước là tương đương nhau. Nhưng quyền lực kinh tế của hai khu vực tư nhân ở hai nước lại khác nhau. Năm 1981, Chaebol Huyndai có tổng doanh thu đạt 10 tỷ USD, gấp 3 lần tổng doanh thu của 10 công ty loại lớn ở Đài Loan cộng lại (3,5 tỷ USD).Với quy mô khổng lồ và đa dạng của mình, các Chaebol Hàn Quốc nắm trong tay hầu hết các hoạt động kinh tế. Theo viện quản lý công nghiệp Hàn Quốc, tổng giá trị bổ sung của 30 Chaebol có tài sản từ 3,5 tỷ USD trở lên đã lên tới 72,2 tỷ USD năm 1995, tăng 30,5% so với năm 1994 và gấp hơn 2 lần tốc độ tăng GNP của Hàn Quốc trong cùng một năm. Bốn Chaebol lớn nhất chiếm 60% doanh số bán ra, 55,7% tổng số tài sản và 78% tổng số lợi nhuận của 30 Chaebol trong năm 1993. Hiện nay, bốn Chaebol này đã trở thành thành viên chính thức trong các tập đoàn công nghiệp lớn nhất thế giới. Giới Chaebol còn chiếm hữu một khoản tiền lớn của hệ thống ngân hàng, 30 Chaebol chiếm dụng 5,5 tỷ USD của ngân hàng. Kể cả các khoản nợ của các cơ quan tài chính khác, tổng số tiền nợ của 30 Chaebol là 65 tỷ USD, chiếm 39% GNP năm 1998 của Hàn Quốc và 41% doanh thu cộng lại của giới Chaebol năm 1988. Chính phủ hầu như kiểm soát mối quan hệ kinh doanh trong các Chaebol. Với chính sách đãi ngộ hào phóng của chính phủ như sự tập trung cao độ tiền vốn, công nghệ vào tay các Chaebol đã đẫn đến tình trạng khan hiếm cho các công ty khác ở Hàn Quốc. Quyền lực của Chaebol lớn tới mức chúng tạo nên một chế độ riêng, một "nền cộng hòa Chaebol", làm mất cân đối nền kinh tế, ảnh hưởng lớn đến các khu vực kinh doanh khác, dẫn đến sự phá sản hàng loạt của các công ty vừa và nhỏ (SMCs). Theo báo cáo của Hiệp hội những nhà kinh doanh nhỏ của Hàn Quốc, năm 1994 có 5415 SMCs bị phá sản, 1676 SMCs khác phải ngừng hoạt động so với 3818 SMCs mới được thành lập. Con số dó có nghĩa là, ở Hàn Quốc hàng ngày có 20 SMCs bị đóng cửa, 6 SMCs bị tạm ngừng sản xuất và chỉ co 14 SMCs mới được thành lập. Năm 1995, Hàn Quốc có 13.992 SMCs bị phá sản mặc dù nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng 9%, bảy tháng đầu năm 1996, 6425 SMCs bị loại bỏ khỏi môi trường kinh doanh. Mưu cầu lợi ích kinh tế, các Chaebol bất chấp trách nhiệm xã hộiCơ cấu kinh doanh đa dạng và đặc thù gia đình của các Chaebol cùng với những mục đích phát triển kinh tế áp đặt của chính phủ đã làm cho nền kinh tế Hàn Quốc rơi vào thế mất cân đối nghiêm trọng. Nền công nghiệp nhẹ bị bỏ rơi, lạm phát tăng vọt, giá cả độc quyền, buôn lậu, trốn thuế xảy ra ở bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào sinh lợi. Ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh chóng chỉ trong một số ngành nhất định. Sự tập trung tài sản vào trong tay các Chaebol và sự thiên vị của Chính phủ đã dẫn đến tình trạng nợ nần nghiêm trọng trong các Chaebol. Sự phá sản của 8 tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc trong năm 1997 là kết quả của tư tưởng "quy mô hóa", "đa dạng hóa" dẫn đến sự khủng hoảng trong khâu vay và thanh toán tín dụng. Trong những năm gần đây, các ngân hàng Hàn Quốc rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ nước ngoài nặng nề. Phải chăng sự sụp đổ của một số Chaebol lớn là dấu hiệu của chuỗi dây chuyền khủng hoảng của hệ thống Chaebol? Theo tài liệu "Business Korea" (1989), chỉ số nợ trên vốn tự có của 30 Chaebol hàng đầu trung bình là 484%. Nền kinh tế của Hàn Quốc sẽ rất mong manh nếu những tập đoàn nợ nhiều nhất Hàn Quốc đứng trước bờ vực phá sản.Nền kinh tế quá nóng do sức nặng Chaebol đã gây ra lạm phát kinh niên. Mức lạm phát của Hàn Quốc tương đối cao so với các nước khác trên thế giới: 12,3% giai đoạn 1966 - 1972; 17,8% (1973 - 1981), và 6,4% (1987 - 1995). Mặt khác, chế độ làm việc nhiều giờ, tiền lương thấp do tính ích kỷ hẹp hòi của hệ thống gia đình trị đã đẩy giá tiêu dùng lên cao, gây nên sự chênh lệch về mức sống của người dân Hàn Quốc. Mấy năm gần đây, chi phí lao động của Hàn Quốc đã tăng khá cao. Tuy nhiên ngguwowif dân Hàn Quốc vẫn cảm thấy họ bị bóc lột, bị đối xử không công bằng so với khả năng của họ. Đó chính là nguyên nhân gây ra những cuộc đình công, khủng hoảng chính trị, tham nhũng, tạo ra hố ngăn cách giàu nghèo và đe dọa đến tổ chức xã hội của Hàn Quốc. Chính sách hạn chế quyền lực của giới Chaebol gần đây do chính phủ đề ra nhằm tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh hơn nữa giữa các ngành vẫn chưa dem lại hiệu quả tích cực. Cổ phần gia đình của các Chaebol theo kế hoạch phai giảm từ 40% (1994) xuống 25% (1997), các công ty chi nhánh được khuyến khích tách khỏi công ty mẹ. Song các Chaebol vẫn tiếp tục gây áp lực đối với các công ty vừa và nhỏ trong nước, làm khuynh đảo nền kinh tế - xã hội của Hàn Quốc.
___________________________
Là nền kinh tế đứng thứ 10 thế giới HQ nổi lên như một câu chuyện thành đạt trong nhiều lĩnh vực. -Trong những năm 1970 đến 1980 kinh tế HQ tập trung vào ngành công nghiệp nặng và sản xuất ô tô. Với sự hỗ trợ của chính phủ ngành sản xuất thép đã phát triển nhanh chóng và là một xương sống đầu tiên cho nền kinh tế HQ trong những năm tiếp theo. Hàn Quốc còn là nước đóng tàu lớn nhất trên thế giới hiện nay với một loạt các công ty hoạt động đa quốc gia như Hyundai Heavy Industries và Samsung Heavy Industries luôn thống trị thị trường đóng tàu toàn cầu. Cùng với nền tảng đó HQ đã phát triển những ngành CN hiện đại như chất bán dẫn, hàng điện tử, may mặc, sắt thép, … -Định hướng chính sách công nghiệp của Hàn Quốc đã thay đổi rất lớn trong từng thập kỷ, trợ giúp cho việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tới một tương lai tươi sáng và thịnh vượng hơn. Từ những năm 1960, Hàn Quốc bắt đầu xúc tiến xuất khẩu khi cho ra đời hàng loạt các luật và quy định có liên quan và lập ra những chương trình phát triển hướng tới xuất khẩu. Công nghiệp nặng về hóa chất là trung tâm của chính sách công nghiệp quốc gia trong những năm 1970 và có sự tái cơ cấu công nghiệp trong những năm 1980. Việc tái cơ cấu là nhằm vào phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs).Mở cửa và tự do hóa thị trường là điểm nhấn trong những năm 1990. Khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra năm 1997, Hàn Quốc đã thực hiện những bước dũng cảm để đem lại sự phục hồi nhanh chóng. Các doanh nghiệp Hàn Quốc đi đầu trong việc tăng cường sự minh bạch và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế trong khi các chính sách hỗ trợ các công ty liên doanh được ra đời. -Kể từ năm 2000, công cuộc đổi mới là trọng tâm của chính sách quốc gia. Để tạo ra nhiều đổi mới hơn trong các ngành công nghiệp, Hàn Quốc đang xúc tiến các chính sách thân thiện với doanh nghiệp cũng như là các chính sách củng cố hợp tác giữa các công ty lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trải qua giai đoạn phát triển ngoạn mục trong một thời gian tương đối ngắn, chính phủ Hàn Quốc hiện nay đang chú ý tới chất lượng của tăng trưởng. Để đạt được mục tiêu này, Hàn Quốc đề cập tới 3 trụ cột cho tăng trưởng trong tương lai: tăng trưởng mà thúc đẩy tạo ra việc làm, tăng trưởng mà thúc đẩy sáng tạo trong các ngành công nghiệp và tăng trưởng đem lại sự phát triển cân bằng giữa các tỉnh cũng như giữa các vùng đô thị, và giữa các công ty lớn và nhỏ. Bên cạnh phát triển mạnh mẽ và cân bằng, chính phủ cũng chủ định kiểm soát lạm phát. Trong những năm đầu của thập kỷ 90, giá tiêu dùng lên đến 8-9% mức lạm phát. Tuy nhiên vào năm 2003, giá tiêu dùng và giá sản xuống đã giảm tương ứng xuống còn 3.6% và 2.2%. Nhờ những nỗ lực ngăn chặn lạm phát của Chính phủ và sự cải thiện cơ cấu phân phối nông sản và hải sản, lạm phát đã giảm xuống đáng kể.
Và duy trì sự tăng trưởng của kinh tế HQ cũng chính là những ngành công nghiệp then chốt trên và đã được thế giới công nhận. HQ là quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới; đối với chất bán dẫn đứng thứ 3 thế giới; hàng điện tử đứng thứ 4 thế giới; may mặc sắt thép và các sản phẩm hóa dầu của HQ đứng thứ 5 thế giới nếu xét về tổng giá trị và ô tô đứng thứ 6 trên thế giới.
a. Ngành đóng tàu: -Góp phần quan trọng nâng con tàu kinh tế Hàn Quốc cất cánh, không thể không nói đến một ngành công nghiệp “xương sống”- đó là ngành đóng tàu. Thủa ban đầu, Tập đoàn Huyndai đã mạnh dạn đóng vai trò dẫn đầu, khai phá và đặt nền móng cho ngành đóng tàu Hàn Quốc phát triển. Đến nay, các công ty đóng tàu Hàn Quốc hiện đang đóng những con tàu 300.000 tấn, một bước tiến nhảy vọt, so với các con tàu trọng tải 2.600 tấn được đóng khi ngành công nghiệp đóng tàu của Hàn Quốc mới bắt đầu hình thành vào những năm 1960. Năm 1993, lần đầu tiên Hàn Quốc trở thành nhà sản xuất tàu lớn nhất trên thế giới, vượt qua cả Nhật Bản. Nhiều năm liên tục, Hàn Quốc dẫn đầu về lượng đơn đặt hàng đóng tàu với 44% thị phần thế giới. Ngành đóng tàu Hàn Quốc có tính cạnh tranh mạnh mẽ do các hãng đóng tàu hoạt động có hiệu quả, công nghệ đạt trình độ cao, đi kèm với những lợi thế rõ ràng về cảng biển và thềm lục địa. Họ rất thành thạo trong việc đóng các tàu lớn chất lượng cao, như các tàu chở công-ten-nơ, tàu chở dầu thô và khí ga thiên nhiên hóa lỏng. Samsung Heavy, Huyndai Heavy Industries và Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering của Hàn Quốc hiện là 3 tập đoàn đóng tàu lớn nhất thế giới. -Tuy nhiên tăng trưởng của ngành đóng tàu Hàn Quốc đã đi xuống trong những tháng gần đây. Những công ty sản xuất thép cắt giảm sản lượng và các mỏ khai thác cũng tung ra thị trường ít quặng hơn. Các công ty xuất khẩu mắc kẹt tại cảng do không còn nhận được hỗ trợ từ phía các ngân hàng nữa. Tháng 10/2008 là tháng thứ 3 liên tiếp số lượng tàu đặt đóng mới trên toàn thế giới giảm. Con số tàu đặt đóng mới tháng 6/2008 là 69. Tổng giá trị hợp đồng đóng tàu năm 2008 tính đến hết ngày 01/11/2008 là 129,6 tỷ USD, thấp hơn 38% so với 1 năm trước.Tại Hàn Quốc, công ty chịu ảnh hưởng đầu tiên là C& Heavy Industries. Công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng với tổng số 60 tàu trị giá 2,3 tỷ USD. Sau đó, tiềm lực tài chính không đủ, công ty đã không thể hoàn thành số đơn hàng trên. Trưởng cơ quan giám sát tài chính của chính phủ Hàn Quốc cho biết bắt đầu từ tháng 1/2009, các ngân hàng sẽ điều tra về sổ sách của khoảng 26 hãng tàu quy mô trung bình để quyết định xem hãng nào sẽ nhận được hỗ trợ tài chính. Năm 2008, Hàn Quốc không mấy vui vẻ bởi ngành đóng tàu – vốn là niềm tự hào của Hàn Quốc và là lĩnh vực duy nhất Hàn Quốc chiến thắng Nhật – đang gặp cực kỳ nhiều khó khăn. 6/10 hãng tàu lớn nhất thế giới thuộc về Hàn Quốc, bốn hãng đóng tàu lớn nhất là Hyundai, Daewoo, Samsung và STX. Năm nay, lĩnh vực đóng tàu mang lại doanh thu lớn cho Hàn Quốc bù lại cho việc ngành xuất khẩu đi xuống, doanh số hàng bán dẫn và xe ô tô ở thị trường nước ngoài giảm mạnh. Tại Tongyeong, một thành phố cảng nằm cách thủ đô Seoul 330km về phía Nam, quê hương của 5 hãng tàu lớn, người ta dường như không thấy sự đi xuống của ngành. Các xưởng đóng tàu, công nhân vẫn hoạt động tích cực như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, thật ra những người công nhân ở đây đang hoàn thành những chiếc tàu được đặt hàng từ cách đây 2 đến 3 năm khi ngành đóng tàu còn phát triển bùng nổ. Những công ty đóng tàu ở đây hết sức lo lắng về tương lai, thông thường mất nhiều tháng cho đến hàng năm người ta mới có thể đóng xong một con tàu, vì thế các
hãng đóng tàu phải luôn nhận được đơn đặt hàng mà sản phẩm sẽ được xuất xưởng sau khoảng 3 năm nữa. Họ lo lắng cho biết, cho đến hết quý 1/2009, chưa hề có một đơn đặt hàng mới nào. Ông Lee Jong Sung, một chuyên gia phân tích tại NH Investment and Securities, còn bi quan hơn. Ông dự đoán các hãng đóng tàu Hàn Quốc sẽ phải trải qua tình trạng đơn đặt hàng suy giảm trong ít nhất 2 năm nữa. Đầu tư trên toàn thế giới vào những tàu mới tăng lên từ mức 31,9 tỷ USD năm 2002 lên 249,3 tỷ USD năm 2007. Trong tổng số 556,7 tỷ USD giá trị các hợp đồng tàu hiện nay, giá trị đơn đặt hàng cho ngành đóng tàu Hàn Quốc là 212,4 tỷ USD và Trung Quốc là 158,6 tỷ USD.
b. Ngành bán dẫn -Cùng với các ngành ô tô, hóa dầu và thép, công nghiệp sản xuất bán dẫn là một trong những trụ cột của kinh tế Hàn Quốc. Chiếm khoảng 11% thị phần toàn cầu, ngành sản xuất chất bán dẫn của Hàn Quốc là một ngành công nghiệp mũi nhọn đặc biệt là khi nói tới bộ nhớ động và chíp hệ thống (SOC). Trong năm 2004, thanh DRAM (bộ nhớ truy xuất động) của Hàn Quốc đứng thứ nhất trên thế giới với thị phần 47.1%. -Trong khi các ngành còn lại đang phải vật lộn với suy thoái, ngành bán dẫn lại đang có dấu hiệu phục hồi nhờ những thay đổi trên thị trường thế giới. Trong 2 năm qua, thị trường D-Ram thế giới đã chứng kiến cuộc chiến 1 mất 1 còn giữa các nhà sản xuất chip bán dẫn. Các công ty liên tục hạ giá sản phẩm, thậm chí còn chấp nhận chịu lỗ nặng để quật ngã đối thủ. Trong khi giá D-Ram đã xuống thấp hơn cả chi phí sản xuất kể từ cuối năm ngoái, ngành chip bán dẫn đã phải chịu tiếp 1 đòn nặng khi khủng hoảng kinh tế lan rộng ra toàn thế giới. Trong cuộc chiến sinh tử này, đối thủ gục ngã đầu tiên là công ty Quimonda của Đức. Nhà sản xuất chip lớn thứ 5 thế giới đã tuyên bố phá sản hôm thứ 6 tuần trước khi không thể chịu đựng thêm gánh nặng tài chính. Sự sụp đổ của công ty chiếm 9,8% thị phần D-Ram thế giới được dự kiến sẽ góp phần giải quyết vấn đề cung đang vượt cầu, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đại hạ giá đối với các sản phẩm chip bán dẫn. Các công ty Hàn Quốc cũng sẽ dễ thở hơn do Qimonda là đối thủ chính trên thị trường chip D-Ram dành cho đồ họa và server. Ngành công nghiệp bán dẫn thường trồi sụt theo chu kỳ 4 hoặc 5 năm, có nghĩa là cứ sau khoảng 5 năm là lại có 1 nhà sản xuất nổi lên và thống trị thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để dự báo liệu sự phá sản của Qimonda và những thay đổi liên quan có mang lại sự hồi sinh cho ngành công nghiệp bán dẫn hay không. Vấn đề “cung” đã được phải quyết nhưng không biết liệu “cầu” có tăng hay không khi kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi suy thoái. Các công ty Điện tử Samsung và Hynix của Hàn Quốc đang chiếm lĩnh thị trường D-Ram thế giới với thị phần lần lượt là 30% và 20%. Nếu trụ thêm được 1 năm nữa, 2 công ty này có thể sẽ có lãi sau khi kinh tế thế giới phục hồi. Công ty tài chính JP Morgan thậm chí còn dự báo, Công ty Điện tử Samsung sẽ là người sống sót duy nhất trong cuộc chiến hiện nay. Các chuyên gia đã dự báo, ngành công nghiệp bán dẫn chỉ có thể phục hồi sớm nhất là vào nửa cuối năm 2009, nhưng những tín hiệu đáng mừng đã đến ngay trong tháng đầu tiên của năm mới.
c. Ngành điện tử - Là một thế mạnh của Hàn Quốc với nhiều tập đoàn nổi tiếng đã thực sự có thương hiệu và uy tín trên thị trường thế giới như: Samsung Electronics, Sony, … Theo đánh giá năm 2006 của Cơ quan nghiên cứu thị trường Mỹ NPD, Samsung Electronics của Hàn Quốc đứng số 1 về doanh thu các sản phẩm ti-vi kỹ thuật số, LCD và ti-vi màn hình phẳng trên thị trường Mỹ, đánh bại đối thủ Nhật Bản như Sony và Panasonic. Tăng cao nhờ doanh thu cao của Bordeaux LCD ti-vi, Samsung chiếm tới 20% thị phần Mỹ. Sony đạt 17,2% trong cùng thị trường sản phẩm LCD. Tỉ lệ này trong năm 2005 là 14,5% của Samsung và 21,4% của Sony. Trước khi ra mắt Bordeaux ti-vi tháng 3-2006, thị phần của Samsung chỉ đạt 11,9%. Thị phần của công ty này tăng đều từ mức 12,2% trong tháng 4, 14,8% trong tháng 5, 17,2% trong tháng 6, 17,3% trong tháng 7 – mở đường cho công ty tới đích giành vị trí số 1. LCD của Samsung hiện nay chiếm 15,1% thị phần Mỹ, theo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25516.doc