MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TẬP TRUNG KINH TẾ.
1. Nguồn gốc hình thành tập trung kinh tế.
1.1. Trên thế giới.
1.2. Ở việt nam.
2. Khái niệm tập trung kinh tế.
3. Một số hình thức tập trung kinh tế.
4. Tác động của tập trung kinh tế.
5. Tính cấp thiết của tập trung kinh tế.
CHƯƠNG II. HÀNH LANG PHÁP LÝ VỀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM.
1. Quy định pháp lí về kiểm soát tập trung kinh tế
1.1. Khái niệm về tập trung kinh tế theo luật cạnh tranh và các và các văn bản pháp luật
có liên quan.
1.2. Các ngưỡng gây hạn chế cạnh tranh của tập trung kinh tế.
1.3. Thủ tục thông báo tập trung kinh tế
1.4. Chế tài
2. Cơ quan quản lí.
3. Đánh giá về môi trường pháp lí của hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM.
1. Những vấn đề bất cập khi áp dụng các quy phạm pháp luật về
hiện tượng tập trung kinh tế.
1.1.Nhưng vấn đề pháp luật còn để trống.
1.2. Những trở ngại khi tiến hành tập trung kinh tế tại việt nam.
2. Nhóm biện pháp thực hiện.
3. Một vài vụ kiểm soát tập trung kinh tế điển hình.
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1. Môi trường pháp lý.
2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tập trung kinh tế.
3. Đối với cộng đồng doanh nghiệp.
PHỤ LỤC 1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH
NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI TRONG NHỮNG NĂM QUA.
PHỤ LỤC 2. MẪU HỒ SƠ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2574 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ sở pháp lý kiểm soát tập trung kinh tế trong pháp luật cạnh tranh - Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn áp dụng cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uản lý cạnh tranh trả lời bằng văn bản
khẳng định việc tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cấm.
- Quy định về thời hạn trả lời thông báo tập trung kinh tế: 45 ngày kể từ ngày nhận
được đầy đủ hồ sơ, có thể gia hạn trong những trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp theo
quyết định của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh. Việc gia hạn không quá 02 lần, mỗi
lần không quá 30 ngày.
- Trách nhiệm đảm bảo tính trung thực của hồ sơ: Các doanh nghiệp nộp hồ sơ chịu
trách nhiệm này.
- Mẫu hồ sơ, giấy tờ ban hành kèm Quyết định 17/QĐ-QLCT của Cục QLCT về việc
ban hành một số mẫu giấy tờ theo quy định của Luật Cạnh tranh ban hành ngày
04/07/2006 (xem Phụ lục 1).
Quy trình và thủ tục xem xét miễn trừ đối với các vụ việc tập trung kinh tế được minh
họa như trong sơ đồ sau:
25
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
Hình 2.2: Thủ tục xem xét miễn trừ
Doanh nghiệp
Chưa
Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ
đầy
đủ
Các bên liên quan
hợp
lệ
Cơ quan cạnh tranh
Yêu cầu cung cấp thông
Trả lời bằng văn bản
Doanh nghiệp
Đầy
đủ
hợp
Hồ sơ hợp lệ đầy đủ
lệ
Cơ quan cạnh tranh
Xin ý
Bộ trưởng Bộ thương
Quyết định miễn trừ
Doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ thương
Thủ tướng Chính phủ
Quyết định miễn trừ
Doanh nghiệp
kiến
các cơ
quan
liên
quan
Thực hiện tập trung kinh tế(trường
hợp không bị cấm)
Nguồn: cục quản lý cạnh tranh.
26
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
1.4. Chế tài.
Việc xử lý vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế (tiến hành tập trung kinh tế trong
những trường hợp bị cấm hoặc tập trung kinh tế mà không thông báo khi thuộc những trường
hợp phải thông báo) được thực hiện theo quy trình tố tụng cạnh tranh, trong đó cơ quan quản
lý cạnh tranh có chức năng điều tra vụ việc và Hội đồng cạnh tranh có thẩm quyền xử lý hành
vi vi phạm bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định của Luật
Cạnh tranh và Nghị định 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 09 năm 2005 về
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
Các biện pháp xử phạt bao gồm: phạt tiền tùy theo hành vi vi phạm và mức độ
nghiêm trọng của hành vi. Theo đó, phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính
trước khi tiến hành tập trung kinh tế đối với sáp nhập, hợp nhất, mua lại liên doanh bị cấm;
phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước khi tiến hành tập trung
kinh tế đối với sáp nhập, mua lại bị cấm trong trường hợp có dấu hiệu chèn ép, buộc
doanh nghiệp khác phải sáp nhập hoặc bán toàn bộ hoặc một phần tài sản; phạt tiền từ 5%
đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước khi tiến hành tập trung kinh tế đối với
hợp nhất, liên doanh bị cấm trong trường hợp làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
liên quan một cách đáng kể; phạt tiền từ 1% đến 3% tổng doanh thu trong năm tài chính trước
khi tiến hành tập trung kinh tế trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thông báo theo
quy định của Luật Cạnh tranh. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bị buộc thực hiện chia tách
các doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bị
buộc phải bán tài sản đã mua
(Điều 25 đến điều 29 Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng
09 năm 2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh).
2. Cơ quan quản lý.
Theo pháp luật cạnh tranh và pháp luật doanh nghiệp, việc kiểm soát các hành vi nhập,
hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp có sự tham gia của các cơ quan là:
(i) Cơ quan quản lý cạnh tranh9 có chức năng: Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế;
9
Cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh là Cục Quản lý Canh tranh được thành lập theo Nghị Định 06/2006/NĐ-
CP ngày 09/01/2006.
27
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
Thẩm định hồ sơ thông báo, hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tập trung kinh tế; Thụ lý, tổ
chức điều tra vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh (gồm cả tập trung
kinh tế) ;
(ii) Hội đồng cạnh tranh10 xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như thực hiện tập trung
kinh tế trong trường hợp bị cấm, tập trung kinh tế mà không thực hiện việc thông báo;
(iii) Cơ quan đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch Đầu tư và các Sở Kế hoạch - Đầu tư) thực
hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sáp nhập, hợp nhất,
mua lại, liên doanh.
(iv) Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước,
) thực hiện chức năng thẩm định, cấp phép đối với các trường hợp tập
trung kinh tế trong lĩnh vực chuyên ngành theo pháp luật.
3. Đánh giá về môi trương pháp lý của hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam.
Qua việc phân tích pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế và các quy định có liên quan
trong một số lĩnh vực pháp luật khác trên đây, có thể đưa ra một số đánh giá khái quát trên
tinh thần pháp luật về tập trung kinh tế tại Việt Nam hiện nay về cơ bản đã hình thành với
đầy đủ những nội dung cần thiết về quy định pháp lý, thể chế giám sát, kiểm soát tập trung
kinh tế. Các quy định về các vấn đề này về cơ bản được xây dựng theo đúng truyền thống
của pháp luật cạnh tranh hiện đại. Tuy nhiên, vì ra đời trong bối cảnh một nền kinh tế
chuyển đổi, nên môi trường pháp lý về tập trung kinh tế vẫn còn một số điểm khiếm khuyết
cần được bổ sung, hoàn thiện như sau:
10
Hội đồng Cạnh tranh được thành lập theo Nghị Định 05/2006?NĐ-CP ngày 09/01/2006. Ngày 12/06/2006 theo đề
nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 843/2006/QĐ-TTg bổ nhiệm các
thành viên của Hội đồng Cạnh tranh. Chủ Tịch Hội đồng Cạnh tranh là ông Phan Thế Ruệ nguyên Thứ trưởng Bộ
Thương mại; 2 phó Chủ Tịch là các ông Đình Trung Tụng Thứ trưởng Bộ Tư pháp và Trương Chí Trung Thứ
Trưởng Bộ Tài chính cùng 8 vị Ủy viên Hội đồng. ngày 8/8/2008 Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định số 1076/QĐ-
TTg cử ông Lê Danh Vĩnh Thứ trưởng Bộ Công thương kiêm nhiệm chức Chủ Tịch Hội đồng Cạnh tranh thay cho
ông Phan Thế Ruệ.
28
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
Thứ nhất, Luật Cạnh tranh chưa đề cập đến việc kiểm soát đối với tập trung kinh tế theo
chiều dọc, tập trung kinh tế hỗn hợp; trong các hình thức tập trung kinh tế vẫn chưa đề cập
đến hình thức liên kết bằng cách có chung đội ngũ lãnh đạo, quản lý . Những dạng tập trung
kinh tế này, có khả năng xảy ra trong tương lai cùng với sự đa dạng hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp trên thị trường, và vẫn có thể gây hạn chế cạnh tranh ở mức độ nhất
định trong những điều kiện nhất định.
Thứ hai, Ngoài các quy định có nội dung khái quát và mang tính nguyên tắc trong mục 3
chương II Luật Cạnh tranh, và tại Mục 5, Chương II - Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 15 tháng 09 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh
tranh, hiện nay vẫn chưa có các hướng dẫn cụ thể. Luật Cạnh tranh vẫn chưa có quy định để
trao quyền cho cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc xây dựng nội dung thẩm tra trong thủ
tục thông báo, thủ tục miễn trừ các trường hợp tập trung kinh tế và quy chế kiểm soát tập
trung kinh tế. Nếu khung pháp lý này được hoàn thiện, doanh nghiệp có thể hình dung được
phạm vi của quyền tự do kinh doanh liên quan đến hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại,
góp vốn thành lập doanh nghiệp
mà họ muốn thực hiện.
Thứ ba, về tổng thể pháp luật liên quan đến tập trung kinh tế bao gồm các quy định thuộc
nhiều chế định pháp luật khác nhau, trong đó cơ bản là pháp luật về tổ chức lại doanh
nghiệp, pháp luật về thực hiện quyền góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng vốn góp
;
pháp luật đầu tư, pháp luật chứng khoán
Trong các lĩnh vực này, bước đầu đã có sự quan tâm ở
mức độ nhất định đến việc kiểm soát kinh tế bằng quy định dẫn chiếu đến các quy định của
Luật Cạnh tranh. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định về cơ chế phối hợp giữa các thủ tục kiểm
soát tập trung kinh tế với thủ tục quản lý nhà nước trong việc đăng ký kinh doanh, thủ tục đầu
tư
., chưa có quy chế liên kết làm việc giữa cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát
tập trung kinh tế là Cục QLCT với các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực nói trên.
Mặc dù đã có sự liên kết về mặt pháp lý nhưng thiếu quy định về cơ chế phối hợp trong quá
trình thực thi thì việc kiểm soát tập trung kinh tế trên thực tế là khó thực hiện.
29
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI
VIỆT NAM.
1. Những vấn đề bất cập khi áp dụng các quy phạm pháp luật về hiện tượng tập
trung kinh tế.
Như đã phân tích ở chương II thì tại Việt Nam hiện nay, qui định của Nhà nước liên
quan đến hoạt động tập trung kinh tế được đề cập đến trong nhiều văn bản pháp luật khác
nhau như Bộ Luật Dân sự; Luật Cạnh tranh 2004; Luật Doanh nghiệp 2005; Luật Chứng
khoán 2006; Luật Đầu tư 2005,…
Do chịu sự điều tiết của nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên hoạt động tập trung kinh
tế vẫn tồn tại những cách hiểu khác nhau như:
- Luật Cạnh tranh 2004, hoạt động tập trung kinh tế được xem là hành vi tập trung kinh tế
thuộc nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh;
- Luật Doanh nghiệp 2005, hoạt động tập trung kinh tế được xem là hành vi “tổ chức lại
doanh nghiệp”;
Tuy nhiên các quy định trong các văn bản hiện hành không đối chọi nhau mà tạo ra cơ
chế phối hợp để kiểm soát tập trung kinh tế, ví dụ sự phối hợp giữa pháp luật canh tranh
và pháp Luật doanh nghiệp – theo đó pháp luật về doanh nghiệp sẽ thừa nhận quyền được
tập trung kinh tế của nhà kinh doanh, quy định về thủ tục pháp lý để họ thực hiện các hoạt
động sáp nhập, hợp nhất, mua lại và góp vốn để bảo đảm trật tự pháp lý trong kinh
doanh,còn Pháp luật cạnh tranh kiểm soát các hiện tượng tập trung kinh tế có khả năng đe
dọa đến trật tự cạnh tranh của thị trường bằng hai cơ chế, đó là: (1) Cấm đoán các trường
hợp tập trung kinh tế làm tổn hại đến tình trạng cạnh tranh; (2) Kiểm soát các trường hợp
có khả năng tổn hại đến cạnh tra. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận được những
30
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
lỗ hổng còn đang tồn tại trên thực tiễn cũng như nhưng trở ngại do chúng tạo ra cho
những người hoạt động trong lĩnh vực này.
1.1. Những vấn đề pháp luật còn để trống:
Theo một số chuyên gia, hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam trong thời gian gần
đây bùng nổ rầm rộ và phát triển mạnh mẽ trên thị trường, nhưng hiệu quả mang lại
không như mong muốn, bởi hệ thống pháp luật của chúng ta còn thiếu.
Điều 94 và điều 95 BLDS 2005 quy định việc sáp nhập hợp nhất chỉ được tiến hành
giữa các pháp nhân cùng loại, nhưng lại không đưa ra khái niệm pháp nhân cùng loại dẫn
đến nhiều kho khăn cho người áp dụng. Như vậy muốn thực hiện tập trung kinh tế giữa
các pháp nhân không cùng loại chỉ có hai cách là mua lại hoặc liên doanh, tuy nhiên hiện
tại lại chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn hoạt động tập trung kinh tế giữa các pháp
nhân không cùng loại.
Ngay cả trong Luật Cạnh tranh cũng không định nghĩa rõ ràng về hoạt động mua lại.
Chính điều này sẽ gây ra nhiều tranh cãi khi xác định giữa việc mua cổ phần và việc mua
lại tài sản của một doanh nghiệp.
Bên cạnh đó việc pháp luật cạnh tranh chỉ kiểm soát và cấm đoán các hành vi tập
trung theo chiều ngang cho thấy giới hạn điều chỉnh của pháp luật. Trong khi đó, các hiện
tượng tập trung kinh tế theo chiều dọc hoặc tập trung hỗn hợp cũng đã được các nhà kinh
tế học khuyến cáo về khả năng gây hại cho thị trường cạnh tranh.11
Luật Cạnh tranh hiện nay cấm những hoạt động sáp nhập và mua lại có thể dẫn tới
việc một doanh nghiệp có mức “tập trung kinh tế” lớn hơn 50% “thị trường liên quan”.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Luật Cạnh tranh và các văn bản dưới luật không có quy định
rõ ràng về khái niệm “thị trường liên quan”. Và trong trường hợp một doanh nghiệp kinh
11
Trích kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh và vấn đề của Việt Nam - “Nguyễn Ngọc
Sơn” - Nghiên cứu Lập pháp tháng 07/2006 .
31
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
doanh nhiều mặt hàng (có nhiều thị trường khác nhau) thì tuỳ theo các cách tính khác
nhau có thể dẫn tới kết quả là doanh nghiệp đó có thể bị coi là có “tập trung kinh tế” trên
50% hoặc có thể dưới.Ví dụ dưới đây là trong lĩnh vực ngân hàng có thể minh hoạ.
Ngân hàng A sáp nhập với Ngân hàng B. Các ngân hàng đều có 3 loại dịch vụ chính:
cho vay, mở thư tín dụng và bảo lãnh, và buôn bán ngoại hối. Ngân hàng A có thế mạnh
về việc cho vay, trong khi đó ngân hàng B là ngân hàng yếu về mọi dịch vụ. Để xác định
xem việc sáp nhập ngân hàng A với B có vi phạm quy định về cạnh tranh hay không thì
có thể có hai cách tính.
Cách tính 1:
Tính thị phần của ngân hàng A+B bằng cách tính gộp tất cả các dịch vụ của 2 ngân
hàng này lại và so sánh với tổng thị trường của các dịch vụ đó. Trong trường hợp
như trên, mức tập trung kinh tế là 44% - không vi phạm quy định về cạnh tranh.
Cách tính 2:
Tính thị phần của ngân hàng A+B bằng cách tính riêng rẽ từng dịch vụ một thì ta
sẽ thấy là đối với dịch vụ cho vay ngân hàng A+B sẽ có mức tập trung kinh tế là
56% thị phần của dịch vụ này – vi phạm quy định về cạnh tranh.
32
vay
(VND tỷ)
L/C và thư bảo
lãnh (VND tỷ)
Buôn bán
ngoại hối
(VND tỷ )
Thị trường tính
gộp (VND tỷ)
Tổng
Ngân hàng A
20
1
2
23
Ngân hàng B
5
5
3
13
Ngân hàng khác
20
10
15
45
Thị phần của Ngân
hàng A+B
56%
38%
25%
44%
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
Nếu như chúng ta không quy định rõ cách tính thị thị trường liên quan thì trong
tương lai sẽ có những trường hợp áp dụng luật pháp không thống nhất xảy ra như
trường hợp hai cách tính như trên.
Các doanh nghiệp luôn lúng túng với những vấn đề như các hình thức giao dịch, thẩm
định và điều tra, đàm phán và soạn thảo hợp đồng…
1.2. Những trở ngại khi tiến hành tập trung kinh tế tại việt nam.
Với những phân tích trên chúng tôi đưa ra những trở ngại trên thực tế thường gặp khi
tiến hành hoạt động tập trung kinh tế
·
Thiếu tính rõ rang trong luật sở hữu, bao gồm việc đưa ra các mức độ về quyền sở
hữu cho nhà đầu tư nước nước ngoài theo cam kết với WTO.
Pháp luật về quyền sở hữu quy định tại Hiến pháp và Bộ luật Dân sự đang có nhiều
điểm bất cập và bất hợp lý. Hiến pháp năm 1992 quy định có 3 hình thức sở hữu: toàn
dân, tập thể và tư nhân. Bộ luật Dân sự quy định các hình thức sở hữu: Nhà nước, tập thể,
tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Những quy định này
mang tính liệt kê, chung chung hiện không giải quyết được nhiều vấn đề cụ thể do thực
tiễn đặt ra, và sẽ gây nhiều bất lợi cho chính Việt Nam khi thực thi Hiệp định Thương mại
Việt Nam - Hoa Kỳ trong lĩnh vực này, cũng như khiến cho các nhà đầu tư khác e ngại.
·
·
·
Công ty nước ngoài không thể thành lập các công ty mẹ đầu tư tại Việt Nam.
Các vấn đề xung quanh việc hoàn tất việc mua bán tài sản.
Có những văn kiện mới chính thức về nguồn vốn, cơ cấu doanh nghiệp được pháp
luật cho phép nhừng các cơ quan có thẩm quyền chưa quen với việc áp dụng.
·
Thiếu các thông tin có sẵn trên các phượng tiện thong tin đại chúng.
33
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
Hiện nay, quy định về hoạt động tập trunh kinh tế của Việt Nam nằm rải rác trong
BLDS, Luật doanh nghiệp và Luật Cạnh tranh,... Việc thiếu thông tin trong các quyết định
tập trung kinh tế sẽ mang lại nhiều rủi ro cho chính doanh nghiệp. Ví dụ trong trường hợp
của Việt Nam - thông tin tài chính thiếu minh bạch cũng như chất lượng thông tin thấp;
khung khổ pháp lý chưa đầy đủ và chặt chẽ - tỷ lệ rủi ro được đánh giá là khá cao.
Bên cạnh đó việc thiếu thông cũng làm Các doanh nghiệp luôn lúng túng với những
vấn đề như các hình thức giao dịch, thẩm định và điều tra, đàm phán và soạn thảo hợp
đồng…
·
Các vấn đề xung quanh việc sửa đổi giấy phép, các yêu cầu hành chính khác làm
chậm tiến trình hoàn tất các giao dịch.
Ngoài ra về thủ tục còn nhiều khâu của Việt Nam đã làm nhiều nhà đầu tư “ngán” mỗi
khi có ý định tập trung kinh tế tại Việt Nam. Chẳng hạn, khi mua 10% hoặc 20% cổ phần
của một doanh nghiệp, ở nước ngoài chỉ cần mất khoảng 1 đến 2 ngày thì thời gian đó tại
Việt Nam ít nhất cũng phải mất vài tháng mới xong khâu thẩm tra, phê duyệt…
Mặt khác pháp luật quy định kết quả của tập trung kinh tế tạo thị phần từ 30% trở lên
phải thông báo với cơ quan quản lý. Tuy nhiên việc xác định được bao nhiêu phần trăm là
điều rất khó mà doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý cũng khó xác định được.
2. Nhóm biện pháp thực hiện
Theo nhận định của một chuyên gia trong lĩnh vực tập trung kinh tế thì hoạt động tập
trung kinh tế có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng và tính chất ngày càng phức tạp. Do
đó, khó tránh khỏi xu hướng tập trung kinh tế chỉ tập trung vào vài lĩnh vực nhằm thống
lĩnh thị trường và hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp khác => để kiểm soát cần có
biện pháp phát hiện và ngăn ngừa kịp thời. Cục Quản lý cạnh tranh cũng thừa nhận, số vụ
tập trung kinh tế được báo cáo đến Cục là rất ít so với thực tế. Điều này khiến cơ quan
quản lý bị động trước những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình tập trung kinh tế.
Thực tế, ai cũng biết tập trung kinh tế là giải pháp tăng cường quy mô vốn, công nghệ và
quản lý trong điều kiện bình thường của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng
34
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay thì tập trung kinh tế theo nhận định của các chuyên gia nó
sẽ gia tăng mạnh bởi nó là giải pháp phù hợp.
Đồng thời, các văn bản pháp luật hiện cũng chưa có cơ chế phối hợp giữa cơ quan
quản lý cạnh tranh với cơ quan hữu quan trong việc xử lý vụ việc tập trung kinh tế, vì vậy
sẽ rất khó phối hợp kiểm soát khi tiến hành vụ việc cụ thể.
Những lo ngại cho số phận của các doanh nghiệp nội địa trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế dường như lại sôi động khi các diễn biến của lộ trình Việt Nam gia nhập WTO
phát triển theo chiều hướng thuận lợi. Những lo ngại xuất phát từ tình trạng hơn 90%
doanh nghiệp nội địa có quy mô vừa và nhỏ. Điều đó phản ánh tình trạng manh mún trong
đầu tư và năng lực cạnh tranh hạn chế của doanh nhgiệp trong nước. Cũng cần khẳng định
rằng, trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa, nhà nước chỉ
đóng vai trò hỗ trợ, còn các doanh nghiệp phải chủ động, tích cực tìm cách nâng cao khả
năng kinh doanh và cạnh tranh cho chính mình. Lịch sử phát triển của thị trường đã cho
thấy, khi cạnh tranh diễn ra khốc liệt thì tất yếu nảy sinh nhu cầu liên kết hoặc tập trung
các nguồn lực kinh tế từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa hòng tìm kiếm cơ hội tồn tại, phát
triển. Mặt khác, có một vài tập đoàn kinh tế đa quốc gia khi đầu tư vào Việt Nam đã thực
hiện chiến lược phân khúc thị trường để chiếm lĩnh bằng các liên doanh theo vùng, miền.
Sau khi khẳng định được vị trí, những tập đoàn này đã thực hiện hành vi sáp nhập hoặc
hợp nhất để thành lập nên tập đoàn duy nhất trên thị trường. Những điều trên cho thấy
nhu cầu và triển vọng sáng sủa của lĩnh vực pháp luật kiểm soát độc quyền trong thời gian
tời trên thị trường Việt Nam.12
Mặt khác là loại pháp luật điều tiết thị trường, pháp luật cạnh tranh có mối liên hệ chặt
chẽ với kinh tế và phải phù hợp với các chuẩn mực kinh tế. Do đó, khi thực thi pháp luật
cạnh tranh, phân tích kinh tế là những thao tác rất quan trọng không thể thiếu. Vì vậy, các
điều tra viên trong tố tụng cạnh tranh không chỉ phải biết kiến thức pháp luật và/hoặc
quản trị doanh nghiệp thuần túy. Họ phải có khả năng nhìn thấu cả cấu trúc thị trường và
phân tích được hệ quả tích cực và tiêu cực, so sánh chúng với nhau để tìm giải pháp có lợi
12
Trích Kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh và vấn đề của Việt Nam (Nguyễn Ngọc Sơn
- Nghiên cứu Lập pháp tháng 07/2006).
35
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
chung cho nền kinh tế, cho môi trường cạnh tranh mà không làm tổn hại đến lợi ích chính
đáng của doanh nghiệp. Và pháp luật cạnh tranh là pháp luật lưỡng tính, bao gồm cả mảng
luật công và luật tư. Vì vậy, các chế tài được áp dụng là cũng đa dạng ( dân sự, hành
chính, kinh tế…). Theo đó, việc áp dụng các chế tài phạt của Cục quản lý cạnh tranh
không chỉ đơn thuần là phạt hành chính theo nghĩa thông trường.
Những thiết chế thực thi Luật Cạnh tranh đều cần có các yếu tố sau: (i) Phải được
trao đầy đủ quyền hạn; (ii) Hoạt động phải đảm bảo tính tin cậy cao; (iii) Phải đảm bảo
việc hoạt động và ra quyết định một cách độc lập; (iv) Phải đảm bảo tính minh bạch trong
thực thi nhiệm vụ.13
3. Một số giao dịch M&A điển hình14
Bảng dưới đây tóm lược một số giao dịch M&A được công bố đáng chú ý trong những năm
gần đây. Phần lớn các giao dịch lớn thường là do các công ty nước ngoài mua lại một phần
hoặc toàn bộ một doanh nghiệp Việt Nam hoặc giữa các doanh nghiệp trong nước, tuy
nhiên cũng có những trường hợp ngược lại khi công ty Việt Nam mua lại công ty nước
ngoài. Các thương vụ thành công đáng kể nhất có thể kể đến là trường hợp Kinh Đô - một
doanh nghiệp tư nhân lớn trong ngành sản xuất, chế biến thực phẩm, bánh kẹo đã mua lại bộ
phận kinh doanh Kem Wall's của tập đoàn đa quốc gia Unilever và tận dụng tốt hệ thống
phân phối sẵn có để phát triển. Ngoài ra, công ty này còn mua lại một phần hàng loạt các
doanh nghiệp khác hoạt động trong những ngành liên quan như Công ty nước giải khát Sài
Gòn và có kế hoạch tiến hành sáp nhập hai công ty Kinh Đô và Kinh Đô Miền Bắc. Một
trường hợp tương tự là thương vụ ICA Pharmaceuticals Việt Nam mua lại thương hiệu
Tobicom của hãng dược phẩm Hàn Quốc Ahn Gook Pharm.
Hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam cũng đã xuất hiện hình thức mua lại giữa các
công ty 100% vốn nước ngoài (chẳng hạn, vụ Savills Vietnam mua lại toàn bộ Chesterton
Petty trong lĩnh vực dịch vụ bất động sản).
13
Trích Khía cạnh pháp lý và cấu trúc thương vụ M&A ( Nguyễn Như Phát - TẠP CHÍ KHPL SỐ
4(41)/2007).
14
Chưa bao gồm các giao dịch thâu tóm cổ phiếu diễn ra trên thị trường chứng khoán
36
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
Bảng 2.6: Một số giao dịch M&A điển hình
37
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾSTT
Thời
điểm
Bên mua
Bên bán
Tỷ lệ sở hữu/ Giá trị
giao dịch
1
2003
Vinabico
CTLD Kotobuki Việt
Nam
Không được công
bố
2
2003
Kinh Đô
Kem Wall’s ( Unilever)
Không được công
bố
3
2003
ICA Phannaceutical
Tobicom ( Ahn Gook
phann)
Không được công
bố
4
2005
Công ty CP kinh đô
Công ty CP nước giải
khát Sài Gòn
35.60%
5
2004
vinamilk
Saigon Milk
Sáp nhập và mua lại
phần vốn góp liên
doanh
6
2005
vinamilk
Công ty sữa Bình Định
Sáp nhập và mua lại
phần vốn góp liên
doanh
7
2006
CTCP Doanh nghiệp
trẻ Đồng Nai
Cheefield rama
Không được công
bố
8
2006
CTCP Giấy Hải
Phòng
Dệt Hải Phòng
Không được công
bố
9
2006
Công ty liên doanh
nhà máy bia VN
Bia Foster’s
105 triệu USD
10
2006
vinaland
Khách sạn Hilton Hà
Nội
70%
11
2006
Prudentical
Công ty CP Giảng Võ
65%
12
2007
vinaland
Omni Saison
52% ( 21 triệu
USD)
13
2007
Daiichi mutual Life(
Bảo Minh CMG
38
100%
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
39
Nhật Bản)
14
2007
Đong Tâm
Đá trang trí Vĩnh Cửu
20%
15
2007
CPR ( Nhật Bản)
Sara
15%
16
2007
Anco
Nhà máy sữa Nétle
100%
17
2007
Qantas ( australia)
Pacific Arilines
30% CP ( 50 triệu
USD)
18
2007
Đông Tâm
CTCP Thiên Thanh
70,85% CP
19
2007
PVFC, ABC, Kinh
Đô, SINCO
eximbank
17,8% CP ( 248
triệu USD)
20
2007
Indochina Capital
CTCP Địa ốc Hải Quân
20% CP ( 20 triệu
USD)
21
2007
Indochina Capital
Vietnam Holding
CTCP Tư vấn, Thương
mại và Dịch vụ Địa ốc
Hoàng Quân-
MEKONG
20% CP ( 12 triệu
USD)
22
2007
Indochina Capital
Vietnam Holding
CTCP Vietnam
20% CP
23
2007
Sojitz ( nhật Bản)
Interflour VietNam
20% CP ( 80 triệu
USD)
24
2007
HSBC Isurance
Holding Limited
CTCP VietNam
10%
25
2007
Lotte confectionery
Co Ltd
Công CP Bánh kẹo Biên
Hòa
330%
26
2007
Morgan Stanley
international
Công ty Tài chính Dầu
10%
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
Nguồn: cục quản lý cạnh tranh
Một số giao dịch thâu tóm điển hình trên thị trường chứng khoán
Đặc điểm đáng chú ý của các giao dịch thâu tóm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
là: các giao dịch (mua) thường do các quỹ đầu tư hoặc các định chế tài chính nước ngoài tiến
hành và với mục đích chủ yếu là đầu tư sinh lợi dựa trên sự biến động giá chứng khoán. Chỉ có
40
Holdings
khí
27
2007
HSBC
Techcombank
15%( 33,7 triệu
USD)
28
2007
Prudential Vietnam
Investment Fund
Management,
Temaseek Holding…
vinasun
41%
29
2007
vinaCapital,Dragon
Capital và Temasek
Holding
CTCp Đầu tư và Xây
dựng Bình Chánh
18% Cp
30
2007
Prudential Vietnam
Investment Fund
Management
CTCP Âu Lạc
15.60%
31
2007
Saint Gobain
Vĩnh Tưởng
100%
32
2007
Sojitz (Nhật Bản)
CT TM và Hương Thủy
25.01%
33
2007
IDJ Venture
CTCP Tài Việt
20%
34
2007
CT Đường Quảng
Ngãi
Nhà Máy Đường Quảng
Bình
100%
35
2007
Savills Việt Nam
Chesterton petty Việt
Nam
100%
KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ
một số không nhiều trường hợp thâu tóm cổ phiếu của một doanh nghiệp để tham gia điều
hành, quản lý doanh nghiệp đó (như ANZ, Daiwa với SSI, Swiss Rein
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- co so phap ly tap trung kinh te.docx
- co so phap ly tap trung kinh te.pdf