Đề tài Cơ sở pháp lý và thực tiễn kí kết, thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại công ty Gạch ốp lát Hà Nội

Mở Đầu

 

Chương I : Cơ Sở Pháp Lý Hợp ĐồngXuất Nhập

 Khẩu Tại Việt Nam .

I. Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Tại Việt Nam.

II. Hợp Đồng Xuất Nhập Khẩu.

III. Hợp Đồng Xuất Nhập Khẩu Theo Quy Định Của Công Ước Viên và Pháp Luật Việt Nam.

IV. Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu.

 

Chương II : Thực Tiễn Ký Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Nhập Khẩu Thiễt Bị Tại Công Ty gạch ốp Lát Hà Nội.

 

I. Khái Quát Về Công Ty Gạch ốp Lát Hà Nội.

II. Thực Tiễn Ký Kết Thực Hiện Tại Công Ty Gạch ốp Lát Hà Nội.

ChươngIII : Đánh giá KIến Nghị Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Của Việc Ký Kết Và THực Hiện Hợp Đồng NHập Thiết Bị Tậi Công Ty gạch ốp Lát Hà Nội.

I. Đánh Giá Về Pháp Luật Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu của Việt Nam.

II. Đánh Giá Về Hoạt Động Ký Kết Thực Hiện Hợp Đồng Nhập Khẩu Thiết Bị Tại Công Ty Gạch Ốp Lát Hà Nội

III. Kiến Nghị Đối Với Việc Ký Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Nhập Khẩu Tại Việt Nam. .

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ sở pháp lý và thực tiễn kí kết, thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại công ty Gạch ốp lát Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10/05/1999 tổng cục hải quan ra thông tư số 01/1999/TT-TCHQ hướng dẫn về thr tục hải quan. Nghị định và thông tư đó đã giúp cho các doanh nghiệp nắm được các bước để làm thủ tục hải quan. Bên cạnh đó, tổng cục hải quan cũng chấn chỉnh lại đội ngũ cán bộ hải quan, có biện pháp xử lý kịp thời đối với những cán bộ tha hoá biến chất. Do vậy, những phiền hà, sách nhiễu cho doanh nghiệp trong khi làm thủ tục hải quan ngày một giảm và hiệu quả của công tác quản lý của Nhà nước đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua kiểm soát hải quan đã cao hơn trước đây rất nhiều. 4/. Chế độ kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hoá nhập khẩu. Tất cả các hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục hàng nhập khẩu đều phải qua kiểm tra Nhà nước về chất lượng do Bộ khoa học công nghệ và môi trường công bố hàng năm. Chương 2: THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI. I-Khái quát về công ty gạch ốp lát hà nội: 2.1.Sự hình thành và phát triển công ty: Nhu cầu về nhà ở tăng mạnh kéo theo hàng loạt các dự án về đô thị hoá ,xây dựng khu đô thị mới dẫn đến nhu cầu về vật liệu xây dựng trên thị trường tăng mạnh. Trên thực tế đó,được sự đồng ý của văn phòng Chính phủ,Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ra quyết định số 094A/BXD-TCLĐ ngày 24/03/1993 về việc thành lập doanh nghiêpNhà nước với tên gọi "xí nghiệp gạch ngói Hữu Hưng ".Là đơn vị trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp thuỷ tinh và gốm xây dựng-Bộ xây dựng.Xí ngiệp gạch hữu hưng tiến hành hạch toán kinh tế độc lập với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là công nghiệp sản xuất gạch ngói. Trong cơ chế mới ,các doanh nghiệp Nhà nước không còn được bao cấp về mọi mặt mà trên cơ sở nguồn vốn do Nhà nước cấp doanh nghiệp phải tự mình đứng vững trong cơ chế thị trường ,phải bảo toànvà phát triển nguồn vốn đó. Xuất phát từ nhu cầu thị trường , năm 1996 xí nghiệp đã bổ sung ngành nghề kinh doanh là sản xuất ,kinh doanh gạch ốp và lát nền tráng men(ceramic).Để tên doanh nghiệp gắn với tên sản phẩm gạch ốp lát ceramic cao cấp,Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ra quyết định số 280/QĐ-BXD ngày 19/05/1998 về việc đổi tên doanh nghiệp thành: "Công ty gạch ốp lát hà nội" Khi thành lập công ty gạch ốp lát Hà Nội có tổng số vốn kinh doanh là 861.000.000 đồng trong đó vốn cố định là 473.200.000 đồng ,vốn lưu động là 347.800.000 đồng.Trong tổng vốn kinh doanh của công ty ngân sách Nhà nứơc cấp là 627.000.000 đồng còn lại 234.000.000 đồng là vốn doanh nghiệp tự bổ sung . Sau 7 năm thành lập , hoạt động của doanh nghiệp đã ổn định và đang trong quá trình phát triển .Năm 1999 qui mô vốn kinh doanh của công ty đã lên tới123.226.892.000 đồng (vốn cố định là 118.934.447.000 đồng và vốn lưu động là 4.332.445.000 đồng).Với tổng diện tích đất sử dụng là 22600 m2 công ty dù xây dựng nhà xưởng sản xuất 12000m2 ,nhà kho bãi 8000m2 và vườn hoa cây cảnh 600 m2. Hiện tại công ty đã lắp đặt và vận hành hai dây chuyền sản xuất gạch men hiện đại nhập từ Italy với tổng công suất thiết kế là 3000000 m2 gạch /năm.Hàng năm hai dây chuyền này đều được khai thác vượt công suất thiết kế . Vượt qua khó khăn trong những năm đầu hoạt động công ty gạch ốp lát Hà Nội đã tự khẳng định được vị trí của mình trên thị trường .Trước mắt ,nhiệm vụ chính của công ty là duy trì tiến đọ sản xuấ ,tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm ,giữ vững thị trường trong nước ,mở rộng thị trường ra nước ngoài để cùng với các doanh nghiệp Việt Nam vững bước trên con đường phát hội nhập với khu vực và thế giới. 2-Địa vị pháp lý công ty gạch ốp lát Hà Nội: 2.1:Vị trí,nhiệm vụ của công ty: Công ty gạch Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước tiến hành hạch toán kinh tế độc lập ,là đơn vị trực thuộc của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng-Bộ xây dựng.Công ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam,có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định .Công ty chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do công ty quản lý.Công ty có con dấu riêng ,được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong cả nước . Công ty gạch ốp lát Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng về các mặt sản xuất kinh doanh và doanh thu.Công ty có trách nhiệm thực hiện chủ trương ,chế độ ,chính sách tiêu chuẩn sản phẩm cấp ngành của Bộ xây dựng ,chịu sự chi phối quản lý Nhà nước và thanh tra kiểm tra tài chính của Bộ Tài Chính. Công ty thành lập với chức năng nhiệm vụ là sản xuất kinh doanh các loại gạch ốp tường ,lát nền ceramic;liên kết liên doanh với các tổ chức trong và ngoài nước theo qui định của tổng công ty phù hợp với luật pháp và chính sách của Nhà nước. 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty: Các phòng ban phân xưởng trong công ty được tổ chức dưới hình thức trực tuyến chức năng theo sơ đồ dưới đây: GIÁM ĐỐC P.G.Đ SẢN XUẤT P.G.Đ KINH DOANH P.G.Đ THIẾT BỊ CÁC PHÒNG BAN PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT HÀNH CHÍNH KỸ THUẬT KCS KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH TỔ CHỨC LAO ĐỘNG Điều hành công ty là giám đốc. Giám đốc Công ty do hội đồng quản trị tổng công ty quyết định điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc công ty. Giám đốc công ty có quyền qui định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của từng phòng ban phân xưởng trong công ty. Các phó giám đốc và kế toán trưởng do Tổng giám đốc tổng công ty quyết định điều động bổ nhiệm miễn nhiệm và khen thưởng kỷ luật theo đề nghị của giam đốc công ty; giúp giám đốc công ty điều hành sản xuất kinh doanh và thực hiện các công tác kế toán thống kê của công ty . Các phòng ban phân xưởng có chức năng như sau: Phòng tài chính kế toán: Lập kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện kế hoạch đó theo tháng quý năm. Phòng cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho giám đốc công ty. Thực hiện hạch toán kế toán theo qui địmh của nhà nước và theo điều lệ hoạt động của tổng công ty. Lập báo cáo tài chính phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty theo từng tháng, quí, năm. Phòng kế hoạch sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch giá thành theo tháng quí và năm. Lên kế hoạch, tổ chức cung cấp đầy đủ kịp thời đúng số lượng chất lượng các loại vật tư, nguyên nhiênn liệu, phụ tùng thiết bị cho sản xuất. Lập kế hoạch cho đầu tư xây dựng cơ bản. Phân tích đánh giá tổng kết việc thực hiện kế hoạch sản xuất, cvung cấp vật tư nguyên nhiên liệu và báo cáo trước bna giám đốc và đơn vị có liên quan. Thực hiện công tác điều độ sản xuất và công tác bảo hộ lao động, quản lý tổ sơ chế nguyên liệu. Phòng kỹ thuật KCS: Chức năng kỹ thuật bao gồm: Xây dựng hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng cho vật tư nguyên nhiên liệu sản xuất, sản phẩm công ty. Nghiên cứu cải tiến và áp dụng công nghệ mới; sản xuất sản phẩm mớí. Xác định các thông số kỹ thuật của nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm. Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho sản phảm công ty. Chức năng KCS bao gồm: Kiểm tra đánh giá, giám sát chất lượng vật tư nguyên nhiên liệu nhập và việc thực hiện qui trình công nghệ. Phân loại sản phẩm. Tham gia thành viên nhập kho và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm nhập kho và cùng phòng kinh doanh làm công tác dịch vụ bán hàng. Phòng kinh doanh: Thực hiện các công việc về thương mại để tiêu thụ hết sản phảm của công ty sản xuất ra. Tiến hành nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược kinh doanh để sinh lời và công việc dịch vụ sau bán hàng. Phòng kinh doanh phối hợp vfới các phòng ban phyân xưởng lập ra kế hoạch sản xuất sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường. Phòng tổ chức lao đông: Phòng có chức năng quản lý số lượng lao động trong công ty, lên kế hoạch sử dụng lao dộng và kế hoạch phân phối quĩ lương, thưởng trong công ty. Đảm bảo lao động phục vụ sản xuất; trên cơ sở số liệu phòng kế hoạch cung cấp lên kế hoạch về bảo hộ lao động trong công ty. Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo công nhân, công tác nâng lương cho cán bộ công nhân viên hàng năm; công tác thi đua khen thưởng kỷ luật; công tác đối nội đối ngoại khi giám đốc yêu cầu. Phòng tổ chức lao động còn thực hiện chức năng xây dựng tiêu chuẩn chức danh, chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức trong công ty, chủ trì trong việc xây dựng đơn giá tièn lương và qui chế trả lương thưởng để trình trước giám đốc. Phòng hành chính: Quản lý và thực hiện toàn bộ công tác hành chính trong công ty theo qui định chung về pháp lý hành chínhhiện hành của Nhà nước. Theo dõi việc sử dụng tài sản của công ty như nhà cửa, đất đai, phương tiện, dụng cụ , thiết bị văn phòng... phục vụ cho hoạt động củ công ty. THực hiện công tác đối nội, đối ngoại, giao dịch hàng ngày, phục vụ hội họp ăn ca đảm bảo an ninh trật tự , thực hiện chính sách, qui định của các cơ quan chính quyền địc phương trên địa bàn đóng. Thực hiện công tác y tế cơ sở. Phân xưởng cơ điện: Là bộ phận quản lý kỹ thuật về máy móc thiết bị của công ty như bảo quản hồ sơ, thiết bị, lập hồ sơ lý lịch theo dõi tình trạng hoạt động thiết bị. Tổ chức thực hiện các công việc cụ thể để đảm bảo thiết bị dây chuyền hoạt động ổn định lâu dài. Cụ thể là theo dõi hoạt động, giám sát việc vận hành máy móc theo qui trình và bảo dưỡng sửa chữa hoàn thiện các máy móc theo qui trình và bảo dưỡng sửa chữa hoàn thiện các máy móc thiết bị đó. Bảo đảm an toàn cho người và thiết bị. Phân xưởng sản xuất: Chức năng của phân xưởng này là tổ chức sản xuất có hiệu quả gạch ốp tường, lát nền theo kế hoạch của công ty giao cho đảm bảo về cả số lượng và chất lượng. Chịu trách nhiệm quản lý, bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sảmn cố định, vật tư nguyên nhiên liệu và công cụ lao động. Quản lý lao động, công tác bảo hộ lao động và vệ sinh lao động. Phân xưởng phải giữ bí mật về côngnghệ, số liệu chủng loại trong quá trình sản xuất. Tham gia vào phong trào và công tác xã hội trong công ty. 2. Quyền và nghĩa vụ củ công ty: Thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước, là đơn vị thành viên của tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng. Công ty gạch ốp lát Hà Nội cũng có những quyền và nghiã vụ chung như các doanh nghiệp Nhà nước khác theo qui định của luật doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó công ty còn có những quyền và nghĩa vụ nhất định phù hợp với lĩnh vực hoạt động và vị trío của mình. Quyền hạn của công ty : Công ty được quản lý sử dụng vốn đất đai tài nghuyên và các nguồn lực khác của nhà nước do tổng công ty giao cho theo qui định của pháp luật để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Tổng công ty giao. Công ty có quyền giao lại cho các đơn vị trực thuộc sử dụng quản lý các nguồn lực đó và điều chính quyền lực giữa đơn vị trực thuộc khi cần thiết. Công ty được đầu tư phát triển sản xuất theo định hướng của tổng công ty; được liên doanh, liên kết, góp vốn, mua tài sản của doanh nghiệp khác theo qui định của tổng công ty và pháp luật. Công ty được tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh như sau: Đề nghị tổng công ty xem xét quyết định hoặc được uỷ quyền quyết định về việc thành lập, tổ chức laị,giải thể các đơn vị trực thuộc và bộ máy công ty. Đổi mới công nghệ trang thiết bị theo định hướng của công ty. Được đặt văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý, cửa hàng giới thiẹu sản phẩm trong và ngoài nước. Được tiến hành kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ được giao, mở rộng qui mô theo khả năng và nhu cầu thị trường,được mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Có quyền quyết định giá bán sản phẩm công ty ( Không được thấp hơn giá bán do tổng công ty quyết định). Xây dựng định mức lao động, đơn giá lương phù hợp với qui định của Tổng công ty và pháp luật. Công ty có quyền quản lý tài chính như sử dụng vốn quĩ để phục vụ cho sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc bảo toàn và hiệu quả. Tiến hành huy động các nguồn vốn , tín dụng để tổ chức sản xuất kinh doanh, đầu tư, hình thành quỹ phát triển sản xuất, khen thưởng theo quy chế tài chính. Sử dụng lợi nhuận sau thuế để lập quỹ và chia cho người lao động. Công ty được hưởng trợ cấp trợ giá, chế độ ưu đãi khi thực hiện những nhiệm vụ sản xuất cung ứng dịch vụ quốc phòng, an ninh, chống thiên tai, hoạt động công ích, cung cấp sản phẩm theo chính sách giá của Nhà nước. Công ty có quền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất ký các nhân tổ chức nào trừ khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân ddạo, công ích. Nghĩa vụ của Công ty: Đi song song với các quyền trên Công ty phải thực hiện những nghiã vụ sau: Công ty có nghĩa vụ nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo tồn và phát triển nguồn vốn cùng tài sản khác do Tổng công ty giao. Phải thực hiện các khoản phải thu phải trả trong bản cân đối tài sản của Công ty tại thời điểm thành lập trả các khoản tín dụng do trực tiếp hoặc do Tổng công ty bảo lãnh cho vay. Công ty có nghĩa vụ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký chịu tráchnhiệm trước khách và pháp luật về sản phẩm của mình , thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi quyền hạn đã giao. Công ty chịu trách nhiệm và thực hiện quy định về quản lý vốn tài sản... theo chế độ của Tổng công ty, của Nhà nước, các hoạt động tài chính của Công ty phải đảm bảo tính chính xác và hợp pháp. Công ty phải công khai các báo cáo tài chính hàng năm thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật. 3.Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2000 - mục tiêu phấn đấu năm 2001: 3.1 Hoạt động chung của toàn Công ty: Năm 2000 kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng và đời sống nhân dân cả nước cũng tăng lên đáng kể. Hoạt động xây dựng phát triển, nhu cầu về các loại gạch ốp lát ngày càng tăng, Công ty gạch ốp lát Hà Nội nhờ thế có thể tận dụng cơ hội để mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường. Công ty đã và đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các đơn vị sản xuất khác như: Đồng Tâm, Huecera, Hudera, Vĩnh phúc, CMC, Hồng Hà, Mỹ Đức, Thanh Thanh, Long Hầu, American Home, Vitaly, Taicera, Shijar... song nhờ có những biện pháp phối hợp hài hoà giữa sản xuất kinh doanh Công ty đã dứng vứng và ngày càng phát triển. Bảng 3: Kết quả năm 2000 được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: STT Chỉ tiêu Đ.v tính TH. 99 KH. 2000 TH. 2000 % so với cùng kỳ 99 % so với KH 2000 1 Mức trích KHTSCĐ Khấu hao cơbản Khấu hao SCL Triệu đồng " " 16714 16719 24711 20191 3950 23772 23772 142,19 142,19 96,08 114,34 2 Doanh thu thuần " 167960 190670 211733 126,06 111,05 3 Giá vốn " 124295 156292 159048 127796 101,76 4 Chi phí bán hàng " 5318 5460 14740 277,17 269,96 5 Chiphí quản lý DN Trong đó Lãi ngân hàng Chênh lệch tỷ giá " " " 34087 22626 7004 24034 15201 3293 32104 9918 14271 99,18 43,83 203,75 133,58 65,25 433,37 6 Lợi nhuận trước thuế " 4261 4884 5049 118,49 103,38 Trong năm 2000, hai dây chuyền sản xuất gạch ốp lát của Công ty luôn được duy trì liên tục; các phòng ban, phân xưởng đã tổ chức phối hợp để cho ra những sản phẩm đáp ứng theo thị hiếu của người tiêu dùng. Những biện pháp xiết chặt kỷ luật công nghệ được áp dụng, từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 mà Công ty đã được cấp để tăng uy tín sản phẩm trên thị trường trong nước và thâm nhập vào thị trường quốc tế. Các khâu từ chuẩn bị nguyên vật liệu cho sản xuất được duy trì ngay từ đầu năm. Để giảm giá thành và giữ chất lượng không đổi Công ty đã tìm kiếm những nguồn nguyên liệu mới thay thế như thay đát sét trắng Trúc Thôn bằng đất sét đỏ Kim Sen, thay Feldspar bán phong hoá Lao Cai bằng Feldspar Tuyên Quang... Các nguyên vật liệu đầu vào được kiểm tra kiểm soát đầy đủ. Công tác chuẩn bị mẫu mã, tổ chức sản xuất quản lý côngnghệ luôn được hoàn thành tốt. Công tác tiêu thụ sản phảm ở Công ty được quan tâm và thực hiện tốt từ khâu bán hàng, khâu tiếp thị mở rộng thị trường, phân vùng thị trường cho đến khâu hỗ trợ bán hàng. Khách hàng của Công ty là mọi đối tượng từ cá nhân đến Công ty nhỏ hay tập đoàn xây dựng lớn có nhu cầu về gạch ốp lát. Không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà Công ty còn rất chú trọng đến người lao động. Công ty luôn bảo đảm điều kiện lao động, bảo hộ lao động và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên.Mức lương thưởng của cán bộ công nhân viên khá cao bình quân là 1663000 đồng/người/năm. Năm 2000 số cán bộ công nhân viên trong Công ty lên tới 446 người với 70 cán bộ trình độ đại học, cao đẳng; 12 trình độ trung cấp. Trong tổng số đó có 60 nhân viên quản lý còn lại tham gia sản xuất kinh doanh. Cán bộ công nhân viên luôn được bố trí sắp xếp vào vị trí hợp lý phù hợp với năng lực trình độ của từng người. Năm 2000, Công ty đã đạt được kết quả cao, luôn vượt mức so với kế hoạc đặt ra. Trên cở sở phát trioển năm 2000 và khả năng của Công ty cũng như qua tìm hiểu thị trường năm 2001 Công ty gạch ốp lát Hà Nội đề ra mục tiêu phấn đấu cho hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: 1. Sản lượng sản xuất: Gạch lát nền 3900000m2 2.Sản lượng tiêu thụ: Gạch lát nền 3900000 m2 Gạch ốp tường 2000000 m2 Gạch Granite Tiên Sơn 500000m2 3. Doanh thu tiêu thụ: 325196 triệu đồng 4. Lợi nhuận trước thuế: 6371 triệu đồng 5. Tốc độ tăng trưởng so với năm 2000: 25,12% 6. Thu nhập bình quân người lao động: 1709610 đồng/người/tháng Để thực hiện mục tiêu đề ra Công ty đưa ra những biện pháp để tổ chức thực hiện từ công tác quản lý sản xuất, quản lý thiết bị, quản lý chất lượng theo ISO 9002, công tác tiêu thụ sản phẩm, công tác lao động tiền lương, công tác đầu tư phát triển và cải tiến kỹ thuật cho đến công tác tổ chức hoạt động quần chúng, văn hoá thể thao trong Công ty. Nhờ phối hợp đồng bộ các biệnp pháp mà trong những năm qua Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra. Năm 2001, năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới với những biện pháp trên cùng sự quyết tâm của toàn bộ cán bộ công nhân viên chắc chắn Công ty sẽ đạt mục tiêu của mình. 3.2 Hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty: Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của Công ty gạch ốp lát Hà Nội. Trước đây hoạt động của công ty chủ yếu là sản xuất gạch ngói cho xây dựng , hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh rất kém. Năm 1996 Công ty đã bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh gạch ốp và lát nền tráng men nên hoạt động nhập khẩu gắn liền với sự phát triển của Công ty. Đầu tiên là việc nhập khẩu hai dây chuyền sản xuất gạch men cao cấp của hãng Nassetti ettore SPA trezzno s/Naviglio - Italy với tổng giá trị là 8,3 triệu USD ( Dây chuyền thứ nhất có giá trị 3,3 triệu USD, dây chuyền thứ hai có giá trị 5 triệu USD) tổng công suất thiết kế là 3000000m2gạch/năm. HAi dây chuyền sản xuất gạch hiện đại đã tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm cao, sản phẩm Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường trong nước và đang thâm nhập vào thị trường thế giới. Năm 2001, với kế hoạch mở rộng sản xuất công ty thực hiện nhập khẩu dây chuyền sản xuất số 3 có tổng trị giá 1,2 triệu USD công suất thiết kế là 1000000m2 gạch/năm. Hàng năm Công ty thường tiến hành nhậpkhẩu thiệt bị cho sửa chữa lớn và nhập khẩu trong kế hoạch gồm thiết bị lẻ, phụ tùng thay thế phục vụ cho sản xuất, những thiết bị này trong nước đều chưa sản xuất được. Giá trị nhập khẩu năm 1999 của Công ty là 3237 triệu đồng, năm 2000 là 4433 triệu đồng. Kế hoạch nhập khẩu năm 2001 là 10.000 triệu đồng trong đó chi cho nhập khẩu thiết bị để sửa chữa lớn là 2900 triệu đồng, thiết bị lẻ là 2300 triệu đồng và phụ tùng sửa chữa lớn là 4800 triệu đồng. Các bạn hàng cung cấp thiết bị phụ tùng cho Công ty chủ yếu là các hãng sau: Nassetti ettore SPA. Italy, central cermic, Martineli Ettore Italy, Nelco Industiale SPA - Italy, B&T - Italy, Sami - Italy, Sity - Italy, Molcer Ldalaces Bucher GmBh - Đức... Hàng năm Công ty còn phải nhạp một lượng lớn men màu cho sản xuất gạch. Nguyên liệu sản xuất gạch trong nước chỉ có đát sét để tạo xương cho gạch. Công ty nhập men phục vụ cho sản xuất gạch trong năm 1999, 2000, 2001 như sau: Bảng 4: kết quả nhập nguyên liệu cho sản xuất của công ty giai đoạn năm 1999-2001. Năm Số lượng men nhập (kg) Giá trị ( USD) 1999 3460500 2941500 2000 4301600 3656500 2001 4300000 3655000 Các hãng cung cấp mem màu cho Công ty là Onix - Cristall, Quimicer - Tây Ban Nha, Minerall Réource Development Co.Ltd, Commercial mineral - Malaixia, Smallticeram Unicer SPA - Italy, Cerdec - Italy, CIM trading GmBh... Hoạt động nhập khẩu của Công ty được tiến hành thường xuyên để cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị phục vụ cho sản xuất. Sau 7 năm thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã ổn định và đang trên con đường phát triển hội nhập với khu vực và thế giới. Trongnhững năm qua Công ty chưa xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước người mà thị trường chỉ bó hẹp trong nước. Năm 2000 Công ty đã hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 nhờ đó đã làm tăng uy tín sản phẩm tạo tiền đề cho Công ty mở rộng thị trường ra nước ngoài. Trong năm, Công ty đã tham dự hội chợ triển làm tại Valencia - Tây Ban Nha và gửi thư chào hàng tới hội chợ tại mỹ và iraq, Băng la đét... Đầu năm 2001 Công ty thành lập phòng xuất khẩu trực thuộc giám đốc và mở đầu cho hoạt động xuất khẩu là lô, hàng 500.000 m2 gạch đã được xuất sang IRaq và trong thòi gian tới là Mỹ các nước ASEAN... Mục tiêu cho hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty trong thời gian tới là: Nhập khẩu để duy trì đẩy mạnh sản xuất thúc đẩy xuất khẩu, xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu mở rộng sản xuất. Các hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện thông qua một số hợp đồng sau: Hợp đồng nhập khẩu thiết bị Hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu Hợp đồng xuất khẩu gạch Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu Hợp đồng chuyên chở hàng hoá Hợp đồng bảo hiểm... II/.Thực tiễn ký kết thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại công ty gạch ốp lát Hà nội: 1,Nguyên tắc ký kết: Mọi hợp đồng nhập khẩu của công ty đều được ký kết trên cơ sở các nguyên tắc chung là tự nguyện, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, cùng có lợi, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và không trái pháp luật. Nguyên tắc tự nguyện thể hiện qua việc công ty được tự do lựa chọn bạn hàng, tự do thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng và tự do lựa chọn thời điểm giao kết hợp đồng. Không có cơ quan, tổ chức đơn vị nào có thể bắt buộc công ty thực hiện một hợp đồng trái với nguyên tắc này. Công ty và bạn hàng khi xác lập quan hệ hợp đồng đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, không bên nào có quyền nhiều hoặc ít hơn bên kia; Hai bên sẽ thoả thuận để đi đến thống nhất ký kết hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đều phải thực hiện song ( Nhận hàng - thanh toán, Giao hàng - Nhận tiền ). Hợp đồng nhập khẩu cũng chỉ được xác lập khi cả hai bên cùng có lợi, nếu có một bên không có lợi thì thường quan hệ hợp đồng đó không được xác lập. Khi ký kết hợp đồng công ty phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty; tổng công ty không chịu trách nhiệm trước các hoạt động nhập khẩu của công ty trừ trường hợp tổng công ty đứng ra bảo lãnh trong hợp đồng. Là doanh nghiệp nhà nước mọi hoạt động của công ty đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về kinh doanh xuất nhập khẩu khi công ty thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị cho đơn vị mình. Ký kết hợp đồng: Phương thức ký kết hợp đồng Khi quyết định mở rộng sản xuất công ty tiến hành nhập khẩu các dây chuyền thiết bị sản xuất gạch ốp lát từ nước ngoài. Hàng năm công ty còn phải nhập thêm một lượng thiết bị, phụ tùng cho sửa chữa lớn tren các dây chuyền đã nhập từ trước và bổ sung thêm một số máy lẻ cho sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được. Để nhập khẩu được thiết bị phụ tùng đó công ty gửi chào hàng tới các bạn hàng dưới hai hình thức sau: Chào hàng trực tiếp: Đối với những hợp đồng nhập khẩu máy lẻ, thiết bị phụ tùng có giá trị nhỏ hơn 500 triệu VND công ty gửi chào hàng trực tiếp đến các bạn hàng về các thiết bị mình cần. Với những chào hàng này công ty thường gửi tới các hãng cung cấp thiết bị quen thuộc của công ty. Sau khi chào hàng gửi đi bên đối tác chấp nhận chào hàng và đi đến đàm phán ký kết hợp đồng. Thông báo mời thầu: Đối với những hợp đồng nhập khẩu thiết bị phụ tùng có giá trị lớn 500 triệu VND sau khi có quyết định phê duyệt dự án đầu tư mở rộng công ty gạch ốp lát Hà nội và quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án đầu tư đó của chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng công ty gạch ốp lát Hà nội tiến hành thông báo mời thầu để chọn nhà cung cấp thiết bị cho công ty. Đấu thầu là việc mua hàng thông qua mời thầu để lựa chọn thương nhân dự thầu đáp ứng yêu cầu về giá cả, điều kiện kinh tế kỹ thuật do bên mời thầu đặt ra. Có hai hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi: Đây là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Đây là phương pháp tốt để mua sắm hàng hoá dịch vụ do có sự tham gia của nhiều nhà thầu, có sự cạnh tranh cao. Để đảm bảo tính hiệu quả và kinh tế thực sự thì chủ đầu tư phải tuân theo các quy tắc thông lệ quốc tế. Đấu thầu hạn chế: Là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu ( tối thiểu là 5 ) có đủ năng lực tham dự. Theo nghị định số 88/1999/NĐ/CP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0016.doc
Tài liệu liên quan