1.Nhóm chức năng quản lý đầu sách
Xem danh mục các đầu sách hiện có
Thêm, sửa, xóa thông tin đầu sách
Cập nhật thông tin đầu sách
2.Nhóm chức năng quản lý thông tin độc giả :
Xem danh sách độc giả
Thêm, sửa, xóa thông tin độc giả
Cập nhật thông tin độc giả
3.Nhóm chức năng quản lý thông tin mượn – trả sách
Xem thông tin mượn – trả sách hiện thời
Thêm, sửa, xóa thông tin mượn – trả sách
Cập nhật thông tin sách đến hạn trả
4.Nhóm chức năng quản lý chung
Quản lý danh mục lớp
Quản lý danh mục khoa
Quản lý danh mục ngành học
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6489 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công nghệ phần mềm - Xây dựng chương trình quản lý thư viện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
------------------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------
BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Trường Nguyên
Nguyễn Xuân Tiến
Phạm Quang Tuân
Nguyễn Văn Quyết
Thời gian: từ ngày ……………………. đến ngày ……………………….
Tên đề tài:
Xây dựng chương trình quản lý thư viện.
Mục đích, yêu cầu:
Khảo sát về công tác quản lý thư viện tại khoa CNTT.
Phân tích thiết kê hệ thống thông tin học hóa trong việc quản lý thư viện.
Cài đặt chương trình đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống.
Nội dung công việc cần thực hiện:
Phân tích thiết kế hệ thống.
Tìm hiểu ngôn ngữ Visual Basic và MS Access
Viết báo cáo
Tài liệu tham khảo:
Tài liêu hướng dẫn sử dụng ngôn ngữ Visual Basic và MS Access
Chương trình Visual Basic và MS Access
Yêu cầu về báo cáo:
- Nội dung và hình thức: Theo mẫu quy định
- Hạn nộp báo cáo:
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, sự phát triển của Công nghệ Thông tin ở nước ta đang bước vào thời kì mới với việc triển khai rộng rãi các ứng dụng tin học cho các tổ chức và xã hội. Không ai còn nghi ngờ gì về vai trò của Công nghệ Thông tin trong đời sống, trong khoa học kỹ thuật, kinh doanh, cũng như trong mọi mặt của xã hội, ngay cả đối với một cá nhân.
Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, Công nghệ Thông tin mới chỉ bước đầu được ứng dụng trong đời sống nói chung và giáo dục nói riêng. Việc sử dụng tài liệu điện tử trong dạy và học chưa thực sự phổ biến, chưa mang lại hiệu quả cao thì những quyển sách, giáo trình … vẫn có vai trò vô cùng quan trọng. Đối với những trường lớn như Đại học Hàng Hải, việc quản lý một hệ thống thư viện với hàng ngàn đầu sách và quản lý việc mượn – trả sách của hàng ngàn sinh viên là vô cùng phức tạp. Vì vậy chúng em đã nhận nghiên cứu đề tài:
“Xây dựng chương trình quản lý thư viện”
Chương trình được viết bằng ngôn ngữ Visual Basic với cơ sở dữ liệu MS Access
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Nguyễn Thế Cường, và các thầy cô trong khoa Công nghệ Thông tin Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam đã giúp chúng em hoàn thành đề tài này
Hải Phòng, ngày 05 tháng 05 năm 2008.
PHẦN 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ.
Cơ sở dữ liệu (CSDL) là nguồn cung cấp thông tin cho hệ thống thông tin trên máy tính, trong đó các dữ liệu được lưu trữ một cách có cấu trúc theo một quy định nào đó nhằm giảm thiểu sự dư thừa và đảm bảo toàn vẹn dữ liệu.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là hệ các chương trình để có thể xử lý, thay đổi dữ liệu. Theo nghĩa này, hệ quản trị CSDL có nhiệm vụ rất quan trọng như là một bộ diễn dịch với ngôn ngữ bậc cao nhằm giúp người sử dụng có thể dùng được hệ thống mà ít nhiều không cần quan tâm đến thuật toán chi tiết hoặc biểu diễn dữ liệu trong máy tính
Trong lịch sử phát triển của CSDL, có 3 mô hình CSDL chính thường được sử dụng, đó là:
- Mô hình phân cấp: Mô hình dữ liệu là một cây, trong đó các nút biểu diễn các tập thực thể, giữa các nút con và nút cha được liên hệ theo một mối quan hệ xác định
- Mô hình mạng: Mô hình được biểu diễn là một đồ thụ có hướng. Mô hình mạng cũng gần giống như mô hình cây, đó là một nút cha có thể có nhiều nút con, nhưng khác là một nút con không chỉ có một nút cha mà có thể có nhiều nút cha. Do vậy việc truy nhập thông tin mềm dẻo hơn.
- Mô hình quan hệ: Mô hình này dựa trên cơ sở lý thuyết tập hợp của các quan hệ. Các dữ liệu được chuyển vào bảng hai chiều, mỗi bảng gồm các hàng và các cột, mỗi hàng xác định một bản ghi, mỗi cột xác định một trường dữ liệu. Các bảng có thể móc nối với nhau để thực hiện các mối quan hệ.
Trong ba loại mô hình trên thì mô hình quan hệ được nhiều người quan tâm hơn cả, bởi nó có tính độc lập dữ liệu rất cao, lại dễ dàng sử dụng và được hình thức hóa toán học tốt.
MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
Các khái niệm cơ bản.
Miền: là tập các giá trị. Ví dụ miền của các giá trị màu vẽ là tập hợp {đỏ, da cam, vàng...}.
Khái niệm tiếp theo là tích Đề-Các của các miền. Giả sử có các miền D1, D2, D3,..., Dn, tích Đề-Các của n miền D1×D2×D3×...×Dn là tập tất cả n-bộ (v1, v2, v3,..., vn) trong đó vi Є Di
Quan hệ: Là tập con các tích Đề-Các của một hoặc nhiều miền.
Quan hệ hay bảng quan hệ là bảng hai chiều. Quan hệ có các hàng và các cột, các cột ứng với các miền, các hàng ứng với các miền của tích Đề-Các.
Thuộc tính: Thuộc tính của một quan hệ là cột của bảng quan hệ, đặc trưng bởi một tên
Khóa: Khóa của quan hệ r trên tập thuộc tính R={A1,..., An} là tập con K R sao cho bất kì hai bộ khác nhau t1, t2 Є r luôn thỏa t1 (K) ≠ t2 (K), bất kì tập con thực sự K’ K nào đó đều không có tính chất đó.
Tập K là siêu khóa của quan hệ r nếu K là một khóa của quan hệ r.
Các phép tính trên CSDL quan hệ.
Các phép tính cơ bản thay đổi một CSDL là: chèn (insert), loại bỏ (delete) và thay đổi (change). Trong mô hình CSDL quan hệ, các phép tính này được áp dụng cho từng bộ của các quan hệ lưu trữ trong máy.
Phép chèn:
Phép chèn thêm một bộ vào quan hệ r{A1,...,An} có dạng r = r t.
Phép loại bỏ:
Là phép xóa một bộ ra khỏi quan hệ cho trước, có dạng r = r – t.
Phép thay đổi:
Gọi tập {C1,..., Cp} { A1,..., An} là tập các thuộc tính mà tại đó các giá trị của bộ cần thay đổi, khi đó phép thay đổi có dạng r = r \ t t’.
LÝ THUYẾT VỀ CHUẨN HÓA CÁC QUAN HỆ
Do việc cập nhật dữ liệu (chèn, loại bỏ, thay đổi) gây nên những dị thường cho nên các quan hệ cần được biến đổi thành dạng phù hợp. Quan hệ được chuẩn hóa là quan hệ trong đó mỗi miền của một thuộc tính chỉ chứa những giá trị nguyên tố tức là không phân nhỏ được nữa và do đó mỗi giá trị trong quan hệ cũng là nguyên tố. Một quan hệ được chuẩn hóa có thể thành một hoặc nhiều quan hệ chuẩn hóa khác và không làm mất mát thông tin.
Trước khi nghiên cứu các dạng chuẩn, ta xét một số khái niệm cần thiết.
Các khái niệm
Thuộc tính khóa: Cho một lược đồ quan hệ R trên tập thuộc tính U={A1,...,An}. Thuộc tính AЄ U được gọi là thuộc tính khóa nếu A là thành phần thuộc một khóa nào đó của R, ngược lại A là thuộc tính không khóa.
Phụ thuộc hàm: Cho R là mọt lược đồ quan hệ trên tập thuộc tính U={A1,...,An} và X, Y là tập con của U. Nói rằng X Y (X xác định hàm Y hay Y phụ thuộc hàm vào X) nếu r là một quan hệ xác định trên R(U) sao cho bất kỳ hai bộ t1,t2 Є r mà
nếu t1[X] = t2[X] thì t1[Y] = t2[Y]
Nói cách khác, phụ thuộc hàm có nghĩa là với mọi giá trị của khóa tại mọi thời điềm được xét, chỉ có một giá trị cho từng thuộc tính khác trong quan hệ.
Phụ thuộc hàm đầy đủ: Y là phụ thuộc hàm đầy đủ vào X nếu Y là phụ thuộc hàm vào X nhưng không phụ thuộc vào bất kì một tập hợp con thực sự nào của X.
Các dạng chuẩn
Năm 1970, khi đề xuất mô hình CSDL quan hệ, trong lý thuyết ban đầu Codd E.F đưa ra ba dạng chuẩn của quan hệ. Đó là: dạng chuẩn thứ nhất (First Normal Form – 1NF), dạng chuẩn thứ hai (2NF), dạng chuẩn thứ ba (3NF). Ngoài ba dạng chuẩn trên trong lý thuyết chuẩn hóa còn có một số dạng chuẩn khác, tuy nhiên chúng không sử dụng rộng rãi nên ta không xét ở đây.
- Dạng chuẩn thứ nhất (First Normal Form – 1NF):
Một lược đồ quan hệ R được gọi là ở dạng chuẩn thứ nhất khi và chỉ khi toàn bộ các miền có mặt trong R đều chỉ chứa các giá trị nguyên tố, tức là các giá trị đơn.
- Dạng chuẩn thứ hai (2NF):
Lược đồ R ở dạng chuẩn hai nếu nó ở dạng chuẩn một và nếu mỗi thuộc tính không khóa của R là phụ thuộc hàm đầy đủ vào khóa chính, không phụ thuộc hàm vào một phần của khóa.
Dạng chuẩn thứ ba (3NF):
Lược đồ quan hệ R là ở dạng chuẩn ba nếu nó là dạng chuẩn hai và mỗi thuộc tính không khóa của R không phụ thuộc hàm bắc cầu vào khóa chính. Hay nói cách khác, các thuộc tính không khóa không phụ thuộc hàm vào bất kỳ phần tử không phải khóa nào.
CHƯƠNG 2
KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
THÔNG TIN QUẢN LÝ
I. HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
1. Khái niệm cơ bản về hệ thông tin.
Hệ thông tin được tạo ra từ phần cứng, phần mềm, con người, thủ tục và dữ liệu cung cấp khả năng xử lý dữ liệu và thông tin mà con người cần để làm quyết định cho tốt hơn, có đủ căn cứ hơn.
Có bốn loại hình hệ thông tin phổ biến, đó là: Hệ thông tin xử lý dữ liệu, Hệ thông tin quản lý, Hệ trợ giúp quyết định và Hệ chuyên gia.
2. Khả năng của hệ thông tin.
- Đưa vào: Khả năng đưa vào của hệ thông tin có thể chấp nhận: dữ liệu gốc, câu hỏi, trả lời cho lời nhắc, lệnh, thông báo cho người sử dụng hệ thống và thay đổi.
- Xử lý: Khả năng xử lý của hệ thông tin bao gồm: sắp xếp, cập nhật dữ liệu trong bộ nhớ, tổng lược, lựa chọn và thao tác.
- Lưu trữ: Khả năng lưu trữ của hệ thông tin cho phép chúng lưu trữ cả dữ liệu, văn bản, hình ảnh và các thông tin số hóa khác để có thể dễ dàng gọi lại cho xử lý về sau.
- Đưa ra: Khả năng đưa ra của hệ thông tin cho phép tạo ra cái ra nhiều khuôn dạng: sao cứng, sao mềm, hay điều khiển.
3. Hệ thông tin quản lý
a. Định nghĩa
Thật khó có thể định nghĩa chính xác và thống nhất thế nào là một hệ thông tin quản lý. Tuy nhiên, có một định nghĩa về hệ thống thông tin quản lý được dùng khá phổ biến, đó là:
- Hệ thống thông tin quản lý là một cấu trúc hợp nhất các cơ sở dữ liệu và dòng thông tin làm tối ưu cho việc thu nhập, truyền, và trình bày thông tin thông qua tổ chức nhiều cấp có các nhóm thành phần thực hiện nhiều nhiệm vụ để hoàn thành một mục tiêu thống nhất.
b. Đặc trưng của các hệ thông tin quản lý
- Hỗ trợ cho chức năng xử lý dữ liệu trong giao dịch và lưu trữ.
- Dùng cơ sở dữ liệu hợp nhất và hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực chức năng.
- Cung cấp cho các nhà quản lý các cấp tác nghiệp, sách lược, chiến lược khả năng dễ dàng thâm nhập các thông tin theo thời gian.
- Đủ mềm dẻo và có thể thích ứng với những thay đổi về nhu câu thông tin của tổ chức.
- Cung cấp lớp vỏ an toàn cho hệ thống để giới hạn việc thâm nhập của các nhân viên không có quyền.
c. Yêu cầu của hệ thông tin quản lý
Hệ thống thông tin phải đáp ứng được yêu cầu quản lý, đảm bào có hiệu quả kinh tế cao hơn, tốt hơn so với khi sử dụng hệ thống cũ, đồng thời phải có tính mở, đáp ứng sự phát triển trong tương lai. Đầu ra của hệ thống phải mềm dẻo, linh hoạt, đáp ứng cao và nhanh nhất yêu cầu về thông tin của nhà quản lý.
Hệ thống phải có khả năng lưu trữ, truy cập dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác. Các thao tác phải thuận lợi, đơn giản, dễ bảo trì, có thể điều chỉnh, có tính mở, có khả năng kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu, phát hiện và xử lý lỗi.
Giao diện giữa người và máy phải được thiết kế khoa học, thân thiện, đẹp, gọn và có tính thống nhất về phương pháp làm việc, cách trình bày.
Hệ thống có khả năng trợ giúp, giải đáp thắc mắc của người dùng khi sử dụng. Như vậy hệ thống không chỉ đáp ứng cho người dùng thông thạo về tin học mà còn đáp ứng được với những người dùng ít hiểu biết về tin học.
Hệ thống phải co khả năng thực hiện chế độ hội thoại ở mức độ nào đó nhằm cung cấp nhanh và chuẩn xác các yêu cầu bất thường của nhà quản lý, đảm bảo nhanh cho người dùng khai thác tối đa các chức năng mà hệ thóng cung cấp.
4. Sự phát triển hệ thống thông tin
Mọi hệ thống đều phải trải qua sự khởi đầu, triển khai, xây dựng, khai thác, bảo dưỡng và kết thúc. Quá trình đó là vòng đời của hệ thống. Nếu chỉ nhấn mạnh đến sự phát triển và xây dựng, thì gọi là sự phát triển hệ thống. Có nhiều loại chu trình phát triển của hệ thống, song có một số chu trình phát triển chính sau:
- Chu trình thác nước:
Đó là quá trình tiếp nối của các giai đoạn: Phân tích, thiết kế, mã hóa, kiểm nghiệm và nghiệm thu. Mỗi giai đoạn chỉ có thể bắt đầu khi giai đoạn trước đó đã được hoàn tất. Vì thế còn gọi là chu trình tuyến tính.
- Chu trình tăng trưởng:
Chu trình dựa trên các bước tăng trưởng dần dần, cho phép hoàn thành hệ thống từng mảng một. Mỗi bước tăng trưởng thực hiện một tiến trình tuyến tính: Phân tích, thiết kế, mã hóa, kiểm dịch để triển khai một phần có thể chuyển giao được của hệ thống. Quá trình này lặp lại nhiều lần cho tới khi có một phương án hoàn chỉnh của hệ thống.
- Chu trình xoắn ốc:
Là quá trình lặp đi lặp lại một dãy các giai đoạn chính. Sau mỗi vòng lặp, tạo ra một nguyên mẫu hoàn thiện dần bằng cách khắc phục các thiếu xót từ nguyên mẫu trước. Có bốn giai đoạn chính cho mỗi vòng lặp, đó là:
. Xác định mục tiêu, phương án và các ràng buộc.
. Đánh giá các phương án.
. Thiết kế và tạo lập một nguyên mẫu.
. Thử nghiệm.
Chu trình lắp ráp các thành phần:
Chu trình này dựa trên việc sử dụng lại các thành phần phần mềm. Việc tạo lập hệ thống được thực hiện bằng cách lắp ráp các thành phần có sẵn, được điều chỉnh, thích ứng với hệ thống, bao gồm các giai đoạn:
. Nhận thức bài toán
. Hình thành giải pháp
. Tìm kiếm thành phần
. Điều chỉnh và thích ứng các thành phần
. Đánh giá
II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Khảo sát hiện trạng và tìm hiểu nhu cầu.
Đây là bước mở đầu của quá trình phân tích thiết kế một hệ thống. Mục đích của khảo sát hiện trạng là nhằm để tiếp cận với nghiệp vụ chuyên môn, môi trường làm việc của hệ thống, tìm hiểu các chức năng, nhiệm vụ và cung cách hoạt động của hệ thống, chỉ ra chỗ hợp lý của hệ thống cần được kế thừa và các chỗ bất hợp lý cần được nghiên cứu khắc phục.
Sau khi đã thấy rõ được những yêu cầu phát triển của hệ thống, từ đó cần xác lập và khởi đầu một dự án xây dựng hệ thống mới đó, bao gồm các công việc chính sau:
- Xác định phạm vi và các hạn chế của dự án.
- Xác định mục tiêu và ưu tiên cho dự án.
- Phác họa giải pháp và cân nhắc tính khả thi.
- Lập kế hoạch triển khai dự án.
Phân tích hệ thống
Phân tích hệ thống về chức năng.
Phân tích thống về chức năng hiểu một cách đơn giản là xác định các chức năng nghiệp vụ cần được tiến hành của hệ thống sau khi đã khảo sát thực tế và đi sâu vào các thành phần của hệ thống.
Các bước tiến hành:
- Diễn tả chức năng từ mức vật lý về mức lôgic, từ mức đại thể về mức chi tiết.
- Xây dựng sơ đồ phân cấp chức năng.
- Xây dựng sơ đồ dòng dữ liệu
Phân tích hệ thống về dữ liệu.
Phân tích hệ thống dữ liệu là việc phân tích về cấu trúc thông tin được dùng và được tổ chức bên trong hệ thống đang khảo sát, xác định được mối quan hệ tự nhiên giữa các thành phần thông tin, hay nói cách khác, đây là quá trình lập lược đồ khái niệm về dữ liệu, làm căn cứ cho việc thiết kế cơ sở dữ liệu sau này.
Việc phân tích dữ liệu thường thực hiện qua hai giai đoạn:
- Đầu tiên lập lược đồ dữ liệu theo mô hình thực thể/ liên kết, nhằm phát huy thế mạnh về tính trực quan và dễ vận dụng của mô hình này, bao gồm:
. Xác định các kiểu thực thể cùng với các kiểu thuộc tính của nó.
. Xác định các mối quan hệ giữa các kiểu thực thể
- Tiếp đó hoàn thiện lược đồ dữ liệu theo mô hình quan hệ nhằm lợi dụng cơ sở lý luận chặt chẽ của mô hình này trong việc chuẩn hóa lược đồ, bao gồm:
. Xác định các kiểu thuộc tính của các thực thể.
. Chuẩn hóa danh sách các thuộc tính, từ đó xác định các kiểu thực thể đã được chuẩn hóa.
. Xác định mối quan hệ.
Thiết kế hệ thống
Trong khi giai đoạn phân tích nghiệp vụ thuần túy xử lý cho quan điểm logic về hệ thống, thì giai đoạn thiết kế hệ thống bao gồm việc xem xét ngay lập tức các khả năng cài đặt các yêu cầu nghiệp vụ này bằng cách sử dụng máy tính.
Tùy theo quy mô của hệ thống mà các giai đoạn thiết kế có thể áp dụng khác nhau. Sau đây là các tiến trình đơn giản nhất trong thiết kế hệ thống:
- Thiết lập giao diện người/máy: Thiết kế màn hình, menu để hội thoại giữa người và máy. Thiết kế báo cacos xuất lên màn hình, in ra giấy chính xác, dễ đọc, dễ hiểu.
- Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý: Nhà thiết kế tệp/cơ sở dữ liệu tạo ra các định nghĩa dữ liệu cho hệ thống dự kiến và thiết lập các cấu trúc tệp sẵn sàng cho cài đặt.
- Hoàn thiện thiết kế chương trình
PHẦN 2
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
CHƯƠNG 1
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ VỀ HỆ THỐNG DỮ LIỆU
I. KHẢO SÁT THÔNG TIN HỆ THỐNG QUẢN LÝ
Thông tin về đầu sách:
Thông tin đầu sách bao gồm các thông tin liên quan đến:
Tên sách
Tác giả
Nhà xuất bản
Năm xuất bản
Số trang
Giá tiền
Tình trạng
Thông tin về độc giả:
Các thông tin về độc giả gồm:
Mã thẻ
Họ và tên
Ngày sinh
Lớp, khoa
Địa chỉ
Số điện thoại
Email
Thông tin về hoạt động mượn – trả sách
Các thông tin về hoạt động mượn – trả sách
Mã sách
Mã độc giả
Ngày mượn
Hạn trả
Ngày trả
Số ngày trễ
Tiền phạt
II. THIẾT KẾ THỰC THỂ DỮ LIỆU
Dựa trên các thông đã khảo sát ở trên ta xây dựng được các thực thể dữ liệu như sau:
Bảng đầu sách
Tên trường
Kiểu DL
Độ rộng
Giải thích
ID
Number
Book_ID
Text
255
Mã sách
Cat_ID
Number
Mã nhà xuất bản
Title
Text
255
Tiêu đề sách
ISBN
Text
15
Mã vạch
Author
Text
50
Tác giả
Publish
Text
50
Nhà xuất bản
Year_Published
Date/Time
8
Năm xuất bản
Pages_count
Number
Số trang
Price
Currency
Giá tiền
Date_Arrived
Date/Time
8
Ngày nhập kho
Qty
Number
Số lượng
Borrowed
Number
Đang mượn
LoseAndBad
Number
Mất & Hỏng
Desc
Memo
Thông tin khác
Active
Yes/No
Tình trạng
Bảng độc giả
Tên trường
Kiểu DL
Độ rộng
Giải thích
ID
Number
User_ID
Text
255
Mã độc giả
Last_Name
Text
25
Tên
Mid_Name
Text
25
Đệm
First_Name
Text
25
Họ
Birthday
Date/Time
8
Ngày sinh
Address
Text
255
Địa chỉ
Phone
Text
15
Điện thoại
Email
Text
255
Class_ID
Number
Mã lớp
CardType
Number
Loại thẻ
Active
Yes/No
Tình trạng
Bảng mượn – trả
Tên trường
Kiểu DL
Độ rộng
Giải thích
ID
Number
Book_ID
Text
Mã sách
User_ID
Text
Mã độc giả
Date_Borrowed
Date/Time
8
Ngày mượn
Date_Due
Date/Time
8
Ngày hết hạn
Date_Returned
Date/Time
8
Ngày trả
Date_Delay
Number
Quá hạn
Fine
Currency
Tiền phạt
Note
Memo
Ghi chú
Lended_By
Text
NV cho mượn
Received_By
Text
NV nhận về
Is_Returned
Yes/No
Đã trả
Is_Lost
Yes/No
Đã mất
Bảng nhân viên
Tên trường
Kiểu DL
Độ rộng
Giải thích
ID
Number
Agent_ID
Text
Mã NV
Agent_UID
Text
25
Tên truy cập
Agent_Pwd
Text
50
Mật khẩu
Last_Name
Text
25
Tên
Mid_Name
Text
25
Đệm
First_Name
Text
25
Họ
Address
Text
255
Địa chỉ
Phone
Text
15
Điện thoại
Email
Text
100
Level
Number
Cấp
Active
Yes/No
Tình trạng
Bảng lớp
Tên trường
Kiểu DL
Độ rộng
Giải thích
Class_ID
Number
Mã lớp
Course_id
Number
Class_Name
Text
50
Tên lớp
Class_Desc
Text
255
Thông tin
Bảng khoa
Tên trường
Kiểu DL
Độ rộng
Giải thích
Faculty_ID
Number
Mã khoa
Faculty_Name
Text
50
Tên khoa
Faculty_Desc
Text
255
Thông tin
Bảng loại sách
Tên trường
Kiểu DL
Độ rộng
Giải thích
Cat_ID
Number
Mã loại
Cat_Name
Text
50
Tên loại
Cat_Desc
Text
50
Thông tin
Bàng loại thẻ
Tên trường
Kiểu DL
Độ rộng
Giải thích
ID
Number
CardType
Text
255
Loại thẻ
MaxBook
Number
Số sách được mượn tối đa
9. Bảng ngành học
Tên trường
Kiểu DL
Độ rộng
Giải thích
Course_ID
Number
Mã ngành
Course_Name
Text
255
Tên ngành học
Faculty_ID
Number
Mã khoa
Couese_Desc
Memo
Thông tin
III.SƠ ĐỒ QUAN HỆ GIỮA CÁC THỰC THỂ DỮ LIỆU :
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG
I.NHÓM CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA HỆ THỐNG :
1.Nhóm chức năng quản lý đầu sách
Xem danh mục các đầu sách hiện có
Thêm, sửa, xóa thông tin đầu sách
Cập nhật thông tin đầu sách
2.Nhóm chức năng quản lý thông tin độc giả :
Xem danh sách độc giả
Thêm, sửa, xóa thông tin độc giả
Cập nhật thông tin độc giả
3.Nhóm chức năng quản lý thông tin mượn – trả sách
Xem thông tin mượn – trả sách hiện thời
Thêm, sửa, xóa thông tin mượn – trả sách
Cập nhật thông tin sách đến hạn trả
4.Nhóm chức năng quản lý chung
Quản lý danh mục lớp
Quản lý danh mục khoa
Quản lý danh mục ngành học
5. Báo cáo, thống kê
II.SƠ ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG:
Sinh viên
Cập nhật sách đến hạn trả
QL trả sách
QL mươn sách
Thống kê đọc giả
Xoá
Sửa
Thống kê đầu sách
Thêm
Xoá
Sửa
Thêm
Tình trạng sách
Loại Sách
Lớp
Khoa
Trường
Báo cáo/Thống kê
QL Mượn/Trả
QL Đọc Giả
QL sách
QL Danh Mục
QL Thư Viện
1: Chức năng quản lý Sách :
Ghi chú :
Cập nhật thêm sách mới
Áp dụng cho môn học mới hoặc sách mới cải cách
Cập nhật sửa thông tin sách
Cập nhật xóa thông tin sách
Áp dụng cho sách hỏng hoặc bị mất
Thống kê tìm kiếm, in báo cáo về các đầu mục sách
2: Chức năng quản lý độc giả :
Thêm
Trường
Trường
Sửa
Khoa
Trường
Nhân viên thư viện
Lớp
Lớp
Xoá
Thư viện
Thống kê,tìm kiếm
3: Chức năng quản lý hoạt động mượn trả sách:
Nhân viên
Muợn
Trả
Sách đến hạn trả
truờng
khoa
lớp
sinhvien
đầu sách
kho
đòi
trả
mượn
III MỘT SỐ GIAO DIỆN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1.LOGIN
2.Main form
3.Quản lý mượn trả sách
4.Quản lý loại sách
5.Quản lý lớp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Nguyễn Văn Ba, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2000.
Nhập môn Cơ sở dữ liệu quan hệ, Lê Tiến Vương, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 1995.
Cơ sở dữ liệu, Đỗ Trung Tuấn, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998..