Ép đùn
Mục đích
Chế biến : sản phẩm tăng thể tích, được làm khô, trương nở.
Biến đổi
Giai đoạn phối trộn : phối trộn đều các nguyên liệu lại với nhau.
Giai đoạn nhào trộn
Liên kết hydro giữa nước và các phân tử có nhóm háo nước.
Nguyên liệu trở nên đặc hơn.
Giai đọan nấu
Phân tử khí và hơi phân bố đều giữa các khung mạng chính là các ―mầm
khí để tạo độ xốp cuối cho sản phẩm.
Yếu tố ảnh hưởng
Cấu hình của thiết bị.
Vận tốc quay của trục vis.
Lưu lượng nhập liệu và thời gian lưu của nguyên liệu trong thiết bị.
Tính chất của nguyên liệu.
39 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3153 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công nghệ sản xuất Chewing gum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng để kế bên. Chewing-gum này được đặt tên Bubble và
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 6
màu hồng của kẹo cao su thổi bóng ngày nay cũng chính là màu hồng mà ―ông tổ‖
Walter Diemer đã dùng hồi đó mà ra.
Thói nghiện kẹo cao su của người Mỹ cuối thập niên 1930 là kết quả của sự
thiếu thốn trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đường cũng như tinh chất bạc hà
được chia theo khẩu phần và nguồn nhựa tự nhiên dùng làm chewing-gum nhập từ
miền Viễn Đông gần như cạn kiệt. Lúc này, lượng hàng tích trữ được tung ra với giá
cắt cổ, đôi khi đến 1 đôla/viên. Một số người đã nghĩ ra cách bỏ chewing-gum nhai rồi
vào ly nước với hy vọng nó vẫn còn dẻo cho lần dùng sau. Chiến tranh kết thúc, nhu
cầu kẹo cao su còn dữ dội hơn. Một ý tưởng trong kinh doanh là bỏ danh thiếp hoặc
truyện tranh vào hộp kẹo. Danh thiếp doanh nghiệp từng có từ thập niên 1880, khi
người ta bỏ nó vào gói thuốc lá. Sau Thế chiến thứ hai, công việc kinh doanh trở nên
sôi nổi, với cuộc cạnh tranh sống mái giữa Công ty Topps và J. Warren Bowman với
sản phẩm Blony (được quảng cáo: ―Thanh kẹo cao su bự nhất giá chỉ 1 xu‖). Nhờ ký
hợp đồng với hầu hết ngôi sao bóng chày để in tên họ lên ―danh thiếp chewing-gum‖,
Topps trở thành công ty số một vào năm 1955 và một năm sau mua luôn Bowman.
Frank Henry Fleer trở thành công ty đầu tiên dùng dải giấy nhỏ in truyện tranh (cuốn
quanh thanh kẹo), đề cao chú bé gan dạ Pud và cậu bạn thân Rocky Roller. Năm 1953,
hình ảnh Pud bị lu mờ, khi Topps phát hành truyện tranh đầu tiên để xây dựng hình
tượng chàng nhóc Bazooka Joe. Chữ ―bazooka‖ không lấy từ nguồn gốc một loại vũ
khí mà ngẫu nhiên xuất phát từ tên loại nhạc cụ cho âm thanh vui nhộn làm từ ống và
phễu, được sáng chế bởi diễn viên hài Bob Burns năm 1930.
Các công ty kinh doanh kẹo cao su tiếp tục cạnh tranh để tồn tại và đưa ra thị
trường sản phẩm tốt cũng như hấp dẫn hơn. Kẹo cao su còn được dùng như dược phẩm
khi các nhà sản xuất cho ra đời loại chứa aspirin, nicotin, chất nhuận tràng và chống
say sóng. Các công ty còn sản xuất kẹo với đủ mùi, từ quế, dưa hấu, đinh hương đến
sâm. Công ty Gimmicks sản xuất loại kẹo cao su có hình dáng nhãn cầu.
Kẹo cao su hiện nay có ít đường và ít dẻo hơn (tránh làm dính và lôi ra cả hàm
răng giả!), có thêm gia vị, chất tạo cảm giác dịu mát, hương trái cây hoặc bạc hà, làm
trắng răng, thơm miệng. Thanh chewing-gum cho dù chẳng giúp ích gì trong chiến
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 7
tranh cũng chẳng thay đổi lịch sử xã hội, nhưng quá trình phát triển của nó đã cho thấy
sự khéo léo và ý tưởng cách tân của giới doanh nghiệp Mỹ.
(Theo American History)
1.3. Phân loại
Chewing gum hiện nay có rất nhiều mùi vị khác nhau như bạc hà , quế và các
loại trái cây (dâu, táo, cam, …). Loại gum bạc hà thường được nhai cho hơi thở thơm
mát. Không có loại gum nào là tiêu chuẩn, vì nó có thể được tạo thành nhiều hình dạng
và kích thước khác nhau. Có thể kể một vài ví dụ như:
Gum bóng (Gum balls) – hình dạng tròn như quả bóng và được bao một lớp kẹo
cứng bên ngoài . Chúng thường được bán ở các máy bán gum . Ở Anh, loại này
thường được quy vào ‗Screwballs‘ (bóng xoáy), chúng thường được tìm thấy ở
cuối bữa tiệc kem lốc xoáy.
Gum bong bóng (Bubblegum): có thể thổi thành bong bóng.
Gum không đường (Sugarfree gum) – sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo.
Những dạng kết hợp giữa kẹo và gum (Candy & Gum combinations) – phần lớn
thường là gum bong bóng được dùng làm nhân của một số loại kẹo que
(lollipop), như là Charms Blow Pops.
Gum có nhân (Center-filled gum) – dạng gum bóng hay viên bao quanh lớp
nhân dẻo hoặc lỏng.
Gum cắt và gói (Cut & Wrap gum) – có liên quan đến tên của thiết bị dùng để
gói loại kẹo gum này , thường có dạng hình khoanh , hình lập phương hay hình
trụ.
Gum hạnh nhân hay gum viên (Dragée gum hay "pellet gum") – dạng viên được
bao tạo hình gối, thường được gói trong các túi phồng.
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 8
Gum chức năng (Functional gum) – là một loại gum có chức năng nhất định . Ví
dụ sử dụng gum như là một phương thức phân phát caffei ne, nhân sâm, guarana
và trà xanh.
Gum được tẩm thuốc (Medicated gum) – là một loại chewing gum đóng vai trò
như là một phương thức phân phát để đưa những cơ chất có đặc tính chữa bệnh
vào nước bọt từ đó vào máu nhanh hơn các viên thuốc.
Gum bột (Powdered gum) – dạng bột chảy tự do hay dạng bột được ép thành
các hình dạng độc nhất.
Gum thỏi (Stick gum) – miếng gum có hình chữ nhật, mỏng và phẳng.
Gum dải (Ribbon gum hay tape gum) – rất giống gum th ỏi về hình dạng nhưng
dài hơn , very similar to stick gum in shape, but much longer, được cuộn lại
thành các khối hình trụ , thường có dạng như là bóng khúc côn cầu . Người nhai
có thể xé thành các phần nhỏ hơn theo ý muốn.
Gum ống (Tube gum hay spaghetti gum) – là một loại gum bong bóng rất dẻo ,
có thể nặng thành ống hay tìm thấy trong các túi nhỏ.
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 9
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
2.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu để sản xuất kẹo gồm nhiều loại, tùy theo sản phẩm kẹo mà chọn
những nguyên liệu có yêu cầu chất lượng khác nhau. Việc chọn, dùng nguyên liệu có
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và chất lượng của kẹo. Vì thế phải nắm
vững tác dụng, tính chất của từng loại nguyên liệu và các biến đổi hóa lý, hóa học của
chúng trong quá trình gia công chế biến. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp kĩ thuật
thích đáng để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.2.1. Chất ngọt
Bất cứ loại kẹo nào cũng có thành phần chủ yếu là chất ngọt. Tùy theo sở thích
của người tiêu dùng, phong tục, tập quán của các dân tộc và đặc sản của từng địa
phương mà sử dụng nhiều chất ngọt khác nhau để là kẹo, thường sử dụng những chất
sau:
Saccharose
Saccharose là chất ngọt thường dùng nhất trong sản xuất kẹo, thường gọi là
đường kính, sản xuất từ mía hay củ cải đường.
Saccharose có công thức phân tử là C12H22O11
Hình 2.1. Cấu trúc phân tử saccharose
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 10
Khối lượng phân tử: M = 342.
Khối lượng riêng của đường d = 1.5879 g/cm3.
Saccharose là disaccharide do hai monosaccharide là D – glucose và D –
fructose tạo thành. Với sự có mặt của ion H+ hoặc một số enzym đặc hiệu, dung dịch
saccharose sẽ phân giải tạo thành hợp chất gồm một phân tử D – glucose và một phân
tử D – fructose. Hợp chất này gọi là đường nghịch đảo. Một lượng đường nghịch đảo
nhất định có thể phá hoại tính kết tinh của saccharose. Nếu tiếp tục phân giải sẽ tạo
thành những hợp chất hữu cơ sẫm màu khác như glucose anhydrite,
oxymethylfurfurol. . .
Đường nghịch đảo và sản phẩm phân giải của nó có tính hút ẩm rất mạnh làm
cho kẹo dễ cháy. Tính hút ẩm của saccharose chưa phân giải rất yếu, khi độ ẩm tương
đối của không khí đạt trên 90% thì saccharose mới bắt đầu hút ẩm không khí.
Khi gia nhiệt đến 1350C saccharose hầu như không hút ẩm. Nhưng gia nhiệt
trong thời gian dài (quá 2 giờ) hoặc trong thời gian ngắn với nhiệt độ cao có thể làm
tăng tính hút ẩm của saccharose.
Gia nhiệt saccharose với sự có mặt của ion OH–, saccharose sẽ phân giải tạo
thành furfurol, aceton, acid lactic, acid formic, acid acetic và các chất khác có màu
tương đối sẫm. Nhiệt độ nóng chảy của saccharose là 185 – 186oC, lượng phát nhiệt là
3955 cal/kg. Ở nhiệt độ dưới nhiệt độ nóng chảy saccharose phân giải rất chậm.
Nhưng nếu tiếp tục gia nhiệt cho saccharose đã nóng chảy, thì nó phân giả rất nhanh, ở
200
o
C sẽ tạo thành hợp chất nâu đen là caramen, không có vị ngọt cũng không lên men
được.
Saccharose có dạng tinh thể màu trắng, cỡ hạt không đều. Loại đường thô chưa
tẩy màu, chưa tách mật không dùng sản xuất kẹo được vì trong quá trình nấu kẹo
thường tạo ra nhiều bọt, dễ cháy, gây nhiều khó khăn cho quá trình chế biến. Dung
dịch saccharose bão hòa khi làm lạnh hay khi nước trong dung dịch bốc hơi sẽ thành
dung dịch bão hòa. Dung dịch bão hòa không ổn định: khi thay đổi một số điều kiện
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 11
như khuấy trộn cơ học, hạ nhiệt độ đột ngột, trộn tinh giống. . . saccharose sẽ tách ra từ
dung dịch và kết tinh trở lại. Hiện tượng này gọi là sự hồi đường hay lại đường.
Saccharose rất dễ tan trong nước. Ở nhiệt độ thường có thể tan trong nước với tỉ
lệ nước : đường là 1 : 2. Độ tan tăng dần theo nhiệt độ. Vì vậy trong quá trình làm kẹo,
khi hòa tan đường ta phải cấp nhiệt. Ở nhiệt độ khác nhau, độ hòa tan của saccharose
cũng khác nhau
Bảng 2.1. Nhiệt độ sôi của các dung dịch saccharose ở các nồng độ khác nhau
Nồng độ
Saccharose (%)
Nhiệt độ sôi
(
o
C)
Nồng độ
saccharose (%)
Nhiệt độ sôi
(
o
C)
0 100.0 60 103.0
10 100.4 70 106.5
20 100.6 80 112.0
30 101.0 90 130.0
40 101.5 99 160.0
50 102.0
Sự có mặt của các muối ảnh hưởng rất lớn đến độ hòa tan của saccharose. Khi
có mặt các muối KCl và NaCl thì độ tan của saccharose tăng nhưng khi có mặt CaCl2
thì độ tan lại giảm.
Saccharose không hòa tan trong đa số các dung môi hữu cơ mà hòa tan trong
các dung môi có cực như NH3 lỏng, hợp chất của rượu và nước.
Trong quá trình sản xuất kẹo, khi làm nguội và tạo hình, khối kẹo có hiện tượng
co thể tích. Nguyên nhân là do các tạp chất bề mặt saccharose gây nên.
Vì hàm lượng nước trong saccharose thấp, nên khó bị vi sinh vật làm biến chất.
Nhưng trong quá trình bảo quản phải để saccharose ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, đóng
cục gây khó khăn cho quá trình sản xuất kẹo, nhất là công đoạn hòa tan đường.
Ngoài ra, một số saccharose có khuynh hướng chống lại sự chuyển hóa, đó là
do trong quá trình chế biến còn một phần các loại muối chưa loại trừ được.
Trong sản xuất, người ta sử dụng đường RE để sản xuất kẹo.
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 12
Chỉ tiêu chất lượng của đường RE dùng sản xuất kẹo như sau (theo tiêu chuẩn
đường RE của nhà máy đường Biên Hòa)
Bảng 2.2. Chỉ tiêu chất lượng của đường RE sử dụng
STT Chỉ tiêu Mức quy định
1 Độ Pol, tính bằng 0Z, không nhỏ hơn 99,90
2 Hàm lượng đường khử, tính bằng % khối lượng, không lớn hơn 0,03
3 Tro độ dẫn, tính bằng % khối lượng, không lớn hơn 0,03
4 Đổ ẩm, tính bằng % khối lượng, không lớn hơn 0,05
5 Độ màu, tính bằng độ ICUMSA, không lớn hơn 10
6 Hàm lượng tạp chất (ppm), không lớn hơn 2
Theo định nghĩa độ Pol là số gram đường saccharose có trong 100 g đường
tổng
Mạch nha
Mạch nha đã được sử dụng như một nguyên liệu chính trong công nghiệp chế
biến kẹo.
Định nghĩa
Mạch nha là một dung dịch đậm đặc và đã qua chế biến của đường D- glucose
và maltose cũng như các polyme khác của D- glucose thu được từ sự thuỷ phân tinh
bột. Các loại tinh bột dùng để sản xuất mạch nha là tinh bột bắp, tinh bột khoai tây hay
lúa mạch mà trong đó tinh bột bắp được dùng phổ biến hơn cả. Thực tế cho thấy nếu
thuỷ phân tinh bột bằng enzyme thì mạch nha thu được có chất lượng cao hơn so với
thuỷ phân bằng axit.
Thành phần mạch nha
_ Glucose
Công thức cấu tạo C6H12O6 (M=180).
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 13
Glucose là đường khử trong mạch nha tồn tại dưới dạng vô định hình. Glucose
ít hút ẩm nhưng sau khi được gia nhiệt thì khả năng hút ẩm tăng lên đặc biệt là khi nó
đạt tới nhiệt độ tới hạn (135oC). Thông thường hàm lượng glucose trong mạch nha là
25 - 30%. Rất dễ hấp thụ và là thành phần cố định trong máu.
_ Maltose
Công thức cấu tạo C12H22O11 (M=342).
Maltose cũng là đường khử thuộc loại disaccharide. Khi hoà tan vào nước tạo ra
dung dịch có tính nhớt. Maltose ít hút nước nhưng khi được đun nóng đến 90 - 100oC
thì bắt đầu phân huỷ diễn ra mãnh liệt và hút nước rất mạnh. Trong mạch nha thì hàm
lượng maltose vào khoảng 10-15%. Tạo vị ngọt thanh, tránh hiện tượng tái kết tinh
đường
_ Fructose
Công thức phân tử:C6H12O6.
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 14
Frutose không trực tiếp hình thành khi thuỷ phân tinh bột mà nó được tạo thành
là do sự chuyển hoá glucose thành fructose (sự chuyển hóa này thường xảy ra trong
môi trường axit và nhiệt độ cao) vì vậy hàm lượng frutose trong mạch nha không
nhiều. Fructose mang tính hút ẩm.
_ Dextrin
Công thức phân tử (C6H10O5)n.
Dextrin thuộc loại polysaccharide, không có tính ngọt, có khối lượng phân tử
lớn nên dextrin có độ nhớt cao và tính dính. Dextrin có khả năng tạo keo tốt. Trong
mạch nha hàm lượng dextrin thường vào khoảng 35-40%.
Mạch nha thường dễ bị lên men tạo ra vị chua và mùi rượu. Để tránh tình trạng
này người ta thường cô đặc mạch nha cho đến nồng độ chất khô khoảng 80%, nếu đạt
nồng độ chất khô cao hơn thì rất khó cô đặc đồng thời cũng khó sử dụng khi lấy mạch
nha ra khỏi bao bì.
Để đánh giá mức độ thuỷ phân của tinh bột trong chế biến mạch nha người ta
đưa ra chỉ số DE. Chỉ số DE là chỉ số đặc trưng cho khả năng khử của các sản phẩm
thuỷ phân từ tinh bột, liên quan đến các đầu khử. Chỉ số này được mô tả bằng số gam
đường khử qui thành D-glucose trên 100 gam chất khô của sản phẩm và vì thế đường
D- glucose theo định nghĩa có chỉ số DE là 100. Các loại mật từ đường glucose (syrup
glucose) đã sấy khô là sản phẩm thuỷ phân tinh bột khô có chỉ số DE lớn hơn 20 và
maltodextrin có chỉ số DE từ 20 trở xuống.
Mạch nha cũng có thể được phân làm 2 nhóm: ngọt và không ngọt.
Nhóm ngọt có DE cao bao gồm nhiều maltose, fructose, glucose nên kẹo dễ hút
ẩm.
Nhóm không ngọt có DE thấp, nghĩa là hàm lượng dextrin cao nên kẹo có tính keo,
truyền nhiệt kém.
Chỉ tiêu chất lượng mạch nha dùng trong sản xuất kẹo (theo chỉ tiêu mạch nha
của nhà máy đường Biên Hòa
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 15
Bảng 2.3. Chỉ tiêu chất lượng mạch nha
Chỉ tiêu Yêu cầu
Nồng độ chất khô
Đường khử (DE)
pH
Tổng số nấm men
Màu
Tro
Kim loại nặng
Muối NaCl
74 - 82%
35 - 75%
4.5– 6
< 100 CFU/g
50–100 ICUMSA
0.1 – 0.5%
< 20 ppm
0.5%
ICUMSA: xác định độ phân cực ánh sáng theo phương pháp ICUMSA
Tác dụng của mạch nha đối với kẹo
Chức năng của mạch nha trong công nghiệp chế biến kẹo gắn liền với những
tính chất của kẹo. Như đã trình bày thì kẹo cần các yêu cầu sau:
Kẹo không được để cho lên men cũng như không để cho các loại nấm mọc và
các hư hỏng vi sinh khác trong suốt thời gian tồn trữ.
Các kinh nghiệm thực tế trong sản xuất kẹo cho thấy nếu hàm lượng chất khô
trong kẹo thấp hơn 75% khối lượng thì chắc chắn rằng nấm mốc và nấm men sẽ phát
triển và gây hư hỏng cho kẹo, còn ngược lại nếu hàm lượng chất khô cao hơn 75% thì
điều đó rất khó xảy ra.
Nồng độ saccharose bão hoà trong nước ở 20oC là 67.1% khối lượng. Bởi vậy
nếu chỉ dùng saccharose thì không thể thu được sản phẩm có hàm lượng chất khô cao
trên 75% để đề phòng các hư hỏng như đã đề cập ở trên. Chính vì vậy chúng ta sử
dụng mạch nha để tạo dung dịch ổn định không bị kết tinh và có hàm lượng chất khô
đạt yêu cầu.
Kẹo phải không thay đổi các tính chất vật lý.
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 16
Những thay đổi chủ yếu của kẹo là xuất hiện các tinh thể không mong muốn mà
chủ yếu là tinh thể đường saccharose, kết quả là làm giảm giá trị cảm quan do tạo cảm
giác nhám, thô đối với lưỡi khi ngậm kẹo.
Đối với việc sản xuất các loại kẹo từ đường hàm lượng cao thì rõ ràng là không
thể tạo được sản phẩm có hàm lượng chất khô 97% mà không bị hiện tượng ―lại
đường‖. Tuy nhiên vấn đề này có thể được giải quyết nhờ sử dụng mạch nha, đó là
nhờ mạch nha có thể tạo cho dung dịch độ nhớt cao hơn, điều này giúp làm giảm tốc
độ kết dính của các phân tử vào các mầm hạt trong sự kết tinh, bởi vậy một dung dịch
có độ nhớt thật cao mà người ta gọi là trạng thái đặc giả của kẹo đường sẽ ngăn cản sự
kết tinh hạt.
Khảo sát hàm lượng mạch nha đến độ ngọt của kẹo
Ta cố định hàm lượng đường và thay đổi hàm lượng mạch nha sử dụng với các
tỉ lệ 30%, 40%, 50%, 60%, 70% về khối lượng so với đường và thu được bảng kết quả
như sau:
Bảng 2.4. Tỉ lệ phối trộn đường và mạch nha DE 35
Chỉ tiêu
Hàm lượng mạch nha
30% 40% 50% 60% 70%
Mùi vị Không ngọt lắm Ngọt Ngọt thanh Hơi ngọt Rất ngọt
Bảng 2.5. Tỉ lệ phối trộn đường và mạch nha DE 42
Chỉ tiêu
Hàm lượng mạch nha
30% 40% 50% 60% 70%
Mùi vị Ngọt Ngọt thanh Khá ngọt Rất ngọt Rất ngọt
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 17
Bảng 2.6. Tỉ lệ phối trộn đường và mạch nha DE 50
Chỉ tiêu
Hàm lượng mạch nha
30% 40% 50% 60% 70%
Mùi vị Ngọt thanh Khá ngọt Rất ngọt Rất ngọt Rất ngọt
Kết luận
‒ Đối với mạch nha DE 35: tỉ lệ mạch nha thích hợp nhất là 50%.
‒ Đối với mạch nha DE 42: tỉ lệ mạch nha thích hợp nhất là 40%.
‒ Đối với mạch nha DE 50: tỉ lệ mạch nha thích hợp nhất là 30%.
Chỉ số DE của Malto dextrin càng cao thì hàm lượng sử dụng để chế biến sẽ
giảm đi do độ ngọt của nó cao.
Ngoài các chất ngọt kể trên, ngày này các công ty sản xuất kẹo chewing gum
thường dùng các chất ngọt tổng hợp dùng sản xuất các dòng sản phẩm chewing gum
không đường như : Acesulfame K, Aspartame, Maltitol, Sucralose, Sorbitol, Xylitol
2.1.2. Chất nền gum (gum base)
Chất nền gum có tác dụng liên kết tất cả các thành phần nguyên liệu lại với
nhau tạo thành cấu trúc mềm dẻo đặc trưng cho sản phẩm kẹo chewing gum.
Chất nền gum truyền thống được sản xuất từ các loại nhựa cây, phổ biến nhất là
nhựa cây chicle. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ chewing gum ngày
càng cao, người ta đã tìm ra các loại nhựa tổng hợp làm chất nền gum, giúp giữ hương
vị tốt hơn và nâng cao cấu trúc cho sản phẩm.
Chất nền gum tổng hợp thường dùng là polyacetat etylen. Polyacetat etylen là
một resin cao phân tử, khi gia nhiệt sẽ hóa mềm, có tính dẻo và tan trong dung môi
hữu cơ. Phân tử lượng của polyacetat etylen lớn hay nhỏ sẽ quyết định đặc tính của
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 18
chất keo. Đặc tính của chất keo lại trực tiếp ảnh hưởng đến tính đàn hồi, mềm, dẻo,
trơn, bóng nhẵn của kẹo cao su.
2.1.3. Chất độn
Thường dùng là cao su trắng và sáp trắng, có tính dẻo và đàn hồi cao.
2.1.4. Ttác nhân tạo tính mềm dẻo
Glycerin và một số loại dầu thực vật có thể giữ cho gum được mềm dẻo bằng
cách giữ lại một lượng ẩm trong sản phẩm. Các thánh phần như mannitol và sorbitol
đảm bảo tỷ trọng thích hợp cho sản phẩm.
2.1.5. Hương và chất màu
Hương vị đặc trưng nhất của kẹo chewing gum là hương bạc hà. Ngoài ra các
loại kẹo chewing gum ngày này có hương vị rất đa dạng, như các loại trái cây: nho,
dâu, cam…
Thông thường, để phân biệt các loại hương vị khác nhau của kẹo chewing,
người ta sử dụng các chất tạo màu khác nhau, biểu lộ màu đặc trưng cho sản phẩm.
Ví dụ: kẹo bạc hà có màu xanh lục, kẹo nho có màu tím, kẹo cam có màu
cam…
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 19
Nấu chảy
Chất nền gum tự
nhiên đã xử lý/chất
nền gum tổng hợp
Chất tăng dẻo, đường
tinh luyện, syrup bắp,
hương …
Phối trộn
Ép đùn
Bao gói
Cắt
Chewing
gum
Cán – Tạo hình Đường bột
Ổn định
Làm nguội
2.2. Quy trình sản xuất
Hình 2.2. Quy trình sản xuất chewing gum
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 20
THUYẾT MINH QUY TRÌNH
2.2.1. Nấu chảy
Mục đích
Chuẩn bị: hóa lỏng nguyên liệu để chuẩn bị cho quá trình phối trộn tiếp theo.
Biến đổi
Vật lý: nhiệt độ tăng, độ nhớt dung dịch giảm
Hóa học : hầu như không xảy ra biến đổi hóa hóa học.
Hóa lý : ổn định thành phần chất nền gum, chuyển pha từ rắn sang lỏng.
Sinh học: vi sinh vật không phát triển.
Thiết bị
Quá trình nấu chảy có thể thực hiện trong nồi nấu áp suất thường hay áp suất chân
không, gián đoạn hay liên tục.
Thông số công nghệ
T = 115
o
C
= 20 25 phút
Hình 2.3. Thiết bị nấu gum
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 21
2.2.2. Phối trộn
Mục đích
Chuẩn bị : đồng nhất các thành phần nguyên liệu để chuẩn bị cho quá trình chế
biến tiếp sau.
Biến đổi
Vật lý :
Thay đổi độ nhớt, thể tích, tỷ trọng và tính chất quang học của sản phẩm
sau phối trộn.
Thay đổi nhiệt độ do hiện tượng hydrate hóa.
Hóa lý :
Chuyển hỗn hợp từ trạng thái rắn lỏng phân biệt sang dạng paste.
Góp phần tạo cấu trúc cho sản phẩm, do tác động của lực cơ học.
Yếu tố ảnh hưởng
Tính chất của nguyên liệu
Tỷ trọng, độ nhớt và tính chất lưu biến của nguyên liệu có ảnh hưởng
mang tích chất quyết định đến quá trình phối trộn.
Khả năng hòa tan
Thông số công nghệ
Tốc độ khuấy v = 20 ÷ 30 rpm
Nhiệt độ T = 115oC (240oF)
Loại thiết bị và cách khuấy thực hiện quá trình phối trộn
Phương pháp thực hiện và thiết bị
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 22
Hình 2.4. Thiết bị phối trộn
2.2.3. Làm nguội
Mục đích
Chuẩn bị : giảm nhiệt độ chuẩn bị cho quá trình ép đùn.
Biến đổi
Vật lý :
Nhiệt độ khối kẹo giảm.
Độ nhớt dung dịch tăng.
Yếu tố ảnh hưởng
Bản chất của nguyên liệu : thành phần hóa học và cấu trúc nguyên liệu nhiệt
dung riêng, tính chất dẫn nhiệt .
Kích thước và hình dạng của nguyên liệu : diện tích tiếp xúc tốc độ làm
nguội.
Nhiệt độ ban đầu của nguyên liệu.
Thông số công nghệ
Nhiệt độ T = 60 – 750C
Kích thước băng tải : 6000 × 350mm
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 23
Hình 2.5. Thiết bị làm nguội dạng đường hầm
Tốc độ băng tải : 0 ÷ 0.5 m/s
Phương pháp thực hiện và thiết bị
2.2.4. Ép đùn
Mục đích
Chế biến : sản phẩm tăng thể tích, được làm khô, trương nở.
Biến đổi
Giai đoạn phối trộn : phối trộn đều các nguyên liệu lại với nhau.
Giai đoạn nhào trộn
Liên kết hydro giữa nước và các phân tử có nhóm háo nước.
Nguyên liệu trở nên đặc hơn.
Giai đọan nấu
Phân tử khí và hơi phân bố đều giữa các khung mạng chính là các ―mầm‖
khí để tạo độ xốp cuối cho sản phẩm.
Yếu tố ảnh hưởng
Cấu hình của thiết bị.
Vận tốc quay của trục vis.
Lưu lượng nhập liệu và thời gian lưu của nguyên liệu trong thiết bị.
Tính chất của nguyên liệu.
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 24
Phương pháp thực hiện và thiết bị
2.2.5. Cán – tạo hình
Mục đích
Chế biến : loại bỏ bớt không khí.
Hoàn thiện : hỗn hợp nhẵn trơn, nhiệt độ đồng đều hơn.
Biến đổi
Vật lý :
Thay đổi kích thước và hình dạng của sản phẩm.
Thay đổi tỷ trọng, tính chất cơ lý của nguyên liệu.
Yếu tố ảnh hưởng
Tỷ trọng của nguyên liệu.
Tính chất cơ lý của nguyên liệu : độ cứng, độ đàn hồi, độ bền cơ học…
Tính chất lưu biến của nguyên.
Độ dính của sản phẩm
1. Motor quay trục vis
2. Khoang nhập liệu
3. Bộ kiểm soát nhiệt độ
4. Phễu nhập liệu
5. Bộ phận thông khí
6. Buồng ép đùn
7. Trục vis
Hình 2.6. Thiết bị ép đùn
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 25
Phương pháp thực hiện và thiết bị
2.2.6. Ổn định
Mục đích
Hoàn thiện : cấu trúc sản phẩm trở nên ổn định, nguyên liệu bao gói kết dính tốt
hơn.
Yếu tố ảnh hưởng
Nhiệt độ : 300C
Thời gian: ≥ 48 giờ
Phương pháp thực hiện và thiết bị
Nguyên liệu được đặt trong phòng lạnh ít nhất 48h
Hình 2.8. Phòng lạnh
Hình 2.7. Thiết bị cán tạo hình
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 26
2.2.7. Cắt
Mục đích
Chế biến : tạo sản phẩm có kích thước và hình dạng phù hợp.
Biến đổi
Vật lý :
Nhiệt độ khối kẹo giảm.
Khối kẹo được chia thành những viên kẹo có kích thước xác định.
Yếu tố ảnh hưởng
Nhiệt độ T = 75 ÷ 800C
Quá cao : khối kẹo linh động khó tạo hình, dễ bị biến dạng, dính với nhau
thành cục.
Quá thấp : khối kẹo cứng, không thể tạo hình hay khi tạo vừa trở thành
dạng rắn đã mất ngay tính dẻo, bề mặt không hoàn chỉnh.
Phương pháp thực hiện và thiết bị
Hình 2.9. Thiết bị cắt
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 27
2.2.8. Bao gói
Mục đích
Hoàn thiện sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản của sản phẩm.
Thông số công nghệ
Nhiệt độ T = 20 ÷ 25oC
Độ ẩm tương đối : 60%
Phương pháp thực hiện và thiết bị
Kẹo cao su thường được gói bằng hai lớp giấy
Lớp trong là giấy nhôm hoặc giấy nhôm có lát màng mỏng.
Bên ngoài là lớp giấy dày có độ bóng cao và in nhãn nhiều màu.
Hình 2.10. Thiết bị bao gói
Hình 2.10. Các bước bao gói
Chewing gum GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
Trang 28
CHƯƠNG 3: SẢN PHẨM
3.1. Thành phần dinh dưỡng
Bảng 3.1. Thành phần dinh dưỡng trong một thanh kẹo chewing gum (3g)
3.2. Chỉ tiêu chất lư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công nghệ sản xuất CHEWING GUM.pdf