Đề tài Công nghệ tái chế chất thải rắn

Một bãi chôn rác vệ sinh có vẻ là một giải pháp ít tốn kém nhất, nhưng thực ra đó chỉ là bề ngoài. Một bãi chôn rác vệ sinh và an toàn đòi hỏi phải được trang bị các lớp lót đắt tiền để bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm. Có hệ thống thu và xử lý khí và nước thải rò rỉ (nước rỉ rác), cũng như hệ thống giám sát bảo đảm an toàn. Một bãi chôn lấp cần phải đặt xa hơn, xa hơn nữa so với trung tâm thành phố, phí vận chuyển rác sẽ tăng dần. Hơn thế nữa, quỹ đất dành cho các bãi chôn rác đang ngày càng bị thu hẹp đến mức báo động và trở thành nguy cơ, bức xúc của toàn xã hội.

Về thực chất, Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh rất ít,trong đó chiếm tới 85-90% là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao bởi mùi và nước rỉ rác. đa số bãi chôn lấp CTR đó chỉ đơn thuần là nơi đổ rác, chưa được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành đúng theo quy định BCLVS: vị trí gần khu dân cư (cách 200 - 500m, thậm chí có bãi chỉ cách 100m); không có lớp chống thấm ở thành và đáy ô chôn lấp; không có hệ thống thu gom và xử lý nước rác, khí rác nên đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng

 

docx17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2682 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công nghệ tái chế chất thải rắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn. Tất cả những điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được mở rộng và phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao mức sống chung của xã hội; mặt khác cũng tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, v.v… Về chất thải rắn, theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 về chất thải rắn thì lượng chất rắn phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 15 triệu tấn/năm, trong đó khoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại. Đến năm 2010 lượng chất thải rắn tăng từ 24% đến 30%. Nguyên nhân là do các ngành chức năng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường mà chỉ tập trung phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.Chất thải ra không được xử lý an toàn đã tích tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người Trên thực tế, việc xử lý ô nhiễm môi trường và quản lý nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. B. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 1). KHÁI NIỆM CHẤT THẢI RẮN Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. 2)THỰC TRẠNG CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM Ước tính hiện nay, tổng lượng chất thải rắn ở Việt Nam vào khoảng 49,3 nghìn tấn/ngày, trong đó chất thải rắn công nghiệp chiếm khoảng 54,8% (khoảng 27 nghìn tấn), chất thải sinh hoạt chiếm khoảng 44,4% (khoảng 21,9 nghìn tấn) và chất thải bệnh viện chiếm khoảng 0,8% (khoảng 0,4 nghìn tấn). So với các nước trong khu vực và trên thế giới, tổng lượng chất thải rắn của Việt Nam là không lớn, nhưng lượng chất thải sinh hoạt và chất thải bệnh viện ở hầu hết các địa phương và thành phố còn chưa được xử lý hợp vệ sinh trước khi thải ra môi trường. Các chất thải rắn ở các đô thị và các khu công nghiệp hầu như không được phân loại trước khi chôn lấp. Tất cả các loại chất thải công nghiệp, sinh hoạt, y tế) đều được chôn lấp lẫn lộn, ngoài ra tỷ lệ thu gom chất thải chỉ đạt 20-30%. Lượng chất thải không được thu gom và chôn lấp (70-80%) đã và đang gây nên những tác động xấu tới môi trường, tới đời sống sinh hoạt và các hoạt động kinh tế. Nguyên nhân là do việc bố trí các cơ sở sản xuất công nghiệp không hợp lý, nằm xen kẽ trong các khu dân cư càng làm tăng mức dộ ô nhiễm. Theo số liệu thống kê củ Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường, 82% trong số 3.311 cơ sở sản xuất kinh doanh đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng lại nằm lẫn trong các khu dân cư. Nguồn phát sinh chất thải rắn tập trung chủ yếu ở những đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…Các khu đô thị tuy chiếm 24% dân số của cả nước, nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (gần bằng 50% tổng lượng chất thải của cả nước). Nguyên nhân chính là do dân số tập trung cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, hoạt động thương mại đa dạng và tốc độ đô thị hóa cao. Hiện nay, khoảng 80% trong số 2,6 triệu tấn chất thải công nghiệp phát sinh mỗi năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam. Trong đó 50% lượng chất thải công nghiệp của Việt Nam phát sinh ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, 30% còn lại phát sinh ở vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Trong các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại là mối hiểm họa đặc biệt. Trong khi đó lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hóa chiếm 27% tổng lượng chất thải y tế nguy hại của cả nước 3)TÁC HẠI CỦA CHẤT THẢI RẮN Chất thải rắn là nguồn ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống : nước, đất , không khí. Các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng... trong chất thải sẽ thấm vào đất, nước. Hậu quả là nguồn nước mặt, nước ngầm đều bị nhiễm độc, không dùng được. Khi nước đã bị nhiễm độc thì ảnh hưởng của nó rất lớn, thực vật xung quanh sống bằng đất, nước đó cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu sống bằng nguồn nước và thức ăn nhiễm độc đó, động vật và con người cũng mang theo mình nhiều chất độc hại. Khâu truyền độc chất trung gian này con người rất khó kiểm soát. Nếu chúng ta không biết thương môi trường, chính chúng ta phải gánh chịu hậu quả mà nó mang lại. C.CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN 1)Tác dụng của việc xử lý chất thải rắn Xử lý chất thải rắn là giai đoạn cuối cùng trong công tác quản lý chất thải rắn (thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý, kể cả tái sử dụng và tái chế). Xử lý chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, bởi nó không chỉ ngăn chặn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn (nếu không xử lý hoặc xử lý không hiệu quả, không đúng quy trình, yêu cầu), mà còn có thể thu hồi vật liệu, sản phẩm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. 2) Các công nghệ xử lý CTR 2.1. Chiến lược 3RVE Hiện nay, nhiều nước phát triển trên thế giới đang thực hiện chiến lược 3RVE trong quản lý và xử lý CTR. Đó là: Reduce (giảm thiểu), Reuse (sử dụng lại), Recycle (tái sinh, tái chế), Validate (nâng cao giá trị chất thải bằng cách áp dụng các công nghệ xử lý “sinh lợi” nhằm thu hồi lại vật chất và năng lượng từ CTR. Cuối cùng, những thành phần còn lại không thể tận dụng được nữa phải xử lý thải bỏ (Eliminate), chủ yếu là chôn lấp. Tuy nhiên, khi chôn lấp cũng phải xem xét khả năng có thể thu hồi khí gas phục vụ cuộc sống. Chiến lược 3RVE được thể hiện thứ tự ưu tiên để lựa chọn phương thức quản lý và công nghệ xử lý (nghĩa là giảm thiểu, sử dụng lại, tái chế/tái sinh, nâng cao giá trị CRT và thải bỏ). 2.2. Các công nghệ xử lý CTR đang áp dụng trên thế giới Tuỳ theo thành phần, tính chất, khối lượng CTR và tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương mà chọn công nghệ xử lý CTR cho thích hợp. Các công nghệ xử lý CTR được chia ra các loại sau: - Theo mục tiêu xử lý, gồm có: + Xử lý nhằm sử dụng lại thu hồi sản phẩm – vật liệu, tái tạo tài nguyên... để giải quyết yêu cầu kinh tế, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. + Xử lý thải bỏ nhằm giải quyết yêu cầu bảo vệ môi trường. - Theo nguyên tắc công nghệ , gồm có: + Xử lý sơ bộ (tách, phân loại, giảm thể tích, giảm kích thước chất thải). + Xử lý sinh học (ủ hiếu khí, ủ yếm khí để xử lý các chất thải có thành phần hữu cơ). + Xử lý hoá học và nhiệt (đốt, thuỷ phân, chưng không có không khí, nhiệt phân...). + Xử lý cơ học (nén, ép kiện, nghiền) Ngoài ra còn có một số công nghệ khác (hoá dầu, hydromex...) Các loại CTR (sinh hoạt, công nghiệp, y tế), sau khi thu gom, phân loại tách các thành phần có thể tái chế, sử dụng lại thường được xử lý theo các công nghệ sau: - CTR sinh hoạt: Ủ sinh học để chế biến phân compost, thu khí; chôn lấp (truyền thống và đặc biệt chế biến khí, SX phân Compost); đốt (có hoặc không thu hồi năng lượng). - CTR công nghiệp: Nếu không nguy hại thì xử lý như CTR sinh hoạt; CTR nguy hại thì xử lý: đốt, chôn lấp đặc biệt (có xử lý trước bằng các phương pháp hoá lý, sinh học), ổn định hoá rắn. - CTR y tế chứa nhiều thành phần nguy hại, cần xử lý: khử khuẩn (bằng các phản ứng hoá học trong những thiết bị đặc biệt, bằng nhiệt khô hoặc nhiệt ẩm, bằng vi sóng), đốt hoặc chôn lấp trong các hộc đặc biệt. 2.3.Xử lý chất thải rắn ở VIỆT NAM Theo số liệu của Bộ Xây dựng, hiện tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 21.500 tấn/ngày, nhưng công nghệ xử lý còn hạn chế Trong thực tế có 3 phương pháp chủ yếu để xử lý chất thải rắn đang được áp dụng phổ biến:   Đốt   Chôn lấp   Làm phân compost Như một quy luật, đốt rác là giải pháp tốn kém nhất. Để xây dựng một nhà máy đốt rác quy mô 300 tấn/ngày, vốn đầu tư sẽ lên đến 20 - 30 triệu USD. Chi phí vận hành và bảo trì thiết bị kèm theo cũng rất cao, khoảng 30 - 40 USD cho mỗi tấn rác được xử lý. Nhiệt năng và điện năng tái thu hồi được cũng không có thể bù đắp chi phí vận hành và bảo dưỡng. Vì vậy phương pháp này ,công nghệ thiêu đốt CTR,ngoài trừ thiêu đốt CTR nguy hại từ công nghiệp tại khu liên hợp xử lý CTR Nam Sơn (Hà Nội), hiện nay nước ta chỉ sử dụng công nghệ thiêu đốt đối với CTR y tế.  Một bãi chôn rác vệ sinh có vẻ là một giải pháp ít tốn kém nhất, nhưng thực ra đó chỉ là bề ngoài. Một bãi chôn rác vệ sinh và an toàn đòi hỏi phải được trang bị các lớp lót đắt tiền để bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm. Có hệ thống thu và xử lý khí và nước thải rò rỉ (nước rỉ rác), cũng như hệ thống giám sát bảo đảm an toàn. Một bãi chôn lấp cần phải đặt xa hơn, xa hơn nữa so với trung tâm thành phố, phí vận chuyển rác sẽ tăng dần. Hơn thế nữa, quỹ đất dành cho các bãi chôn rác đang ngày càng bị thu hẹp đến mức báo động và trở thành nguy cơ, bức xúc của toàn xã hội. Về thực chất, Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh rất ít,trong đó chiếm tới 85-90% là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao bởi mùi và nước rỉ rác. đa số bãi chôn lấp CTR đó chỉ đơn thuần là nơi đổ rác, chưa được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành đúng theo quy định BCLVS: vị trí gần khu dân cư (cách 200 - 500m, thậm chí có bãi chỉ cách 100m); không có lớp chống thấm ở thành và đáy ô chôn lấp; không có hệ thống thu gom và xử lý nước rác, khí rác nên đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng Phương pháp làm phân compost mà một số công ty nước ngoài đang triển khai áp dụng tại Việt Nam theo nguồn vốn ODA : - Nhà máy xử lý rác Cầu Diễn tại huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội, xây dựng năm 1994, công suất xử lý 60 tấn rác/ngày theo công nghệ và thiết bị Tây Ban Nha. Năm 2002 nhà máy này đã được nâng cấp và nâng công suất lên 150 tấn/ngày. - Nhà máy xử lý rác thành phố Nam Định xây dựng năm 2003, công suất xử lý 130 tấn rác/ngày theo công nghệ và thiết bị của Cộng hoà Pháp. Nhà máy này hiện được đánh giá là hiện đại nhất Việt Nam. Cả 2 nhà máy này, cho đến nay cũng chỉ xử lý phần hữu cơ dễ phân huỷ tái sinh thành mùn hữu cơ và sản xuất phân hữu cơ vi sinh với chất lượng không cao. Nhà máy vẫn cần bãi chôn rác, vì tỉ lệ chôn lấp vẫn còn cao trên 50%. Vì vậy những phương pháp trên chưa xử lý được triệt để chất thải rắn,chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường-phát triển bền vững. Chất thải gia tăng theo thời gian,trong khi đó công nghệ xử lý chưa hợp lý là điều đáng lo ngại.Rác thải là hiểm họa của môi trường, nhưng rác cũng là vàng nếu chúng ta biết tận dụng, khai thác và tái sử dụng. Trên thực tế, nhiều công ty trên thế giới đã và đang thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ rác. Tổng lượng chất thải rắn của cả nước phát sinh trong năm 2007 là khoảng 17 triệu tấn, dự báo đạt 50 triệu tấn vào năm 2020. Trong khi mới chỉ có 15-20% lượng chất thải rắn được phân loại, số còn lại được chôn lấp Nhằm đẩy mạnh chiến lược kiểm soát ô nhiễm môi trường. Theo đó, lấy phân loại và giảm thiểu chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, coi việc nâng cao nhận thức trách nhiệm của cộng đồng là giải pháp then chốt. Vì vậy xử lý chất thải rắn đến năm 2020: Phải áp dụng công nghệ tái chế Sử dụng lại chất thải rắn là một vấn đề thuộc chiến lược công nghệ sạch trong sản xuất,tạo điều kiện phát triển bền vững. Hiện nay nhiều nước đã nghiên cứu đề ra cac biện pháp sử dụng lại chất thải rắn.Vấn đề này vừa mang ý nghĩa vệ sinh vừa mang ý nghĩa kinh tế. Trong quá trình sử lý rác người ta có thể làm ra các loại nhiên liệu ,rắn và than cốc.Từ rác cuả thành phố cũng có thể thu được metannol,ammoniac và urê. Từ chất thải công nghiệp giấy có thể chế tạo được cồn etylic và các loại vật liệu xây dựng .Người ta cũng đã ứng dụng nguyên lý pin axit để thu diện năng từ các loại chất thải công nghiệp và sinh hoạt.Ở Thụy Sĩ,từ chất thải sinh hoạt và công nghiệp giấy người ta đã làm ra ván ép phục vụ xây dựng.Ở Mỹ đã nghiên cứu và ứng dụng các thiết bị mới phân loai rác và chất thải công nghiệp.Hàng năm trong 134 triệu tấn chất thải rắn của nước này chưa tới 11.3 triệu tấn sắt,860 ngàn tấn nhôm,430 ngàn tấn kim loại khác,trên 13 triệu tấn thủy tinh và hơn 60 triệu tấn giâý.Lượng rác này đốt thu dược lượng nhiệt tương đương với đốt 20 triệu tấn dầu mỏ. D.Các công nghệ tái chế chất thải rắn ở VIỆT NAM Gần đây đã có một số công nghệ trong nước được nghiên cứu, phát triển với nhiều ưu điểm như khả năng phân loại rác tốt hơn, đặc biệt là đã tái chế, tái sử dụng được phần lớn lượng chất thải, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường như công nghệ SERAPHIN, ANSINH-ASC và MBT-CD.08 với sản phẩm là phân hữu cơ, các sản phẩm nhựa tái chế và viên nhiên liệu, đã được triển khai áp dụng tại Nhà máy xử lý rác Đông Vinh (Nghệ An), Nhà máy xử lý rác Sơn Tây, (Hà Nội); Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (TT-Huế); Nhà máy xử lý rác Đồng Văn (Hà Nam), bước đầu đã đạt kết quả nhất định. Công nghệ Seraphin Sau một thời gian áp dụng thử nghiệm công nghệ xử lý chất thải rắn không chôn lấp, Nhà máy xử lý chất thải rắn Sơn Tây (Hà Nội) tiếp tục bổ sung, hoàn thiện công nghệ, nâng cao mức độ tự động hóa và hiệu quả xử lý rác, kiểm soát triệt để ô nhiễm môi trường. Công nghệ này đã được chọn tham gia “Chương trình đầu tư các nhà máy xử lý rác cho các địa phương trong cả nước”. Quy trình xử lý chất thải rắn đô thị không chôn lấp theo công nghệ Seraphin mà Nhà máy xử lý chất thải XLCT Sơn Tây đang áp dụng là quy trình được nghiên cứu trong nước, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội nước ta. Công nghệ này thích hợp với điều kiện xử lý rác tươi chưa phân loại nguồn. Hiện tại, Nhà máy XLCT Sơn Tây với công suất thiết kế 200 tấn/ngày, có thể xử lý cả chất thải công nghiệp và sinh hoạt, để cho ra sản phẩm là hạt nhựa 1.800 tấn/năm, phân hữu cơ 18.000 tấn/năm, gạch block không nung 10.800 tấn/năm.  Công nghệ Seraphin gồm 5 quá trình: Đầu tiên, rác thải được phân loại và xử lý sơ bộ để cho ra các nhóm nguyên liệu nhựa để tái chế, chất thải hữu cơ, vô cơ. Chất thải nguy hại được thu gom riêng. Chất thải nhựa được tái chế, làm sạch để làm nguyên liệu chuyển đến nhà máy tái chế tập trung có đủ kỹ thuật và năng lực sản xuất cao hơn. Trước mắt Nhà máy XLCT Sơn Tây có thể sản xuất ra loại bóng sàn bubbdek đạt tiêu chuẩn Đan Mạch, sử dụng trong thiết kế thi công nhà cao tầng. Các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy được ủ compost, xử lý khí thải bằng biofilter trong nhà kín để cho ra sản phẩm là phân bón hữu cơ sinh học và khoáng ép viên sử dụng thuận tiện trong sản xuất nông nghiệp. Một số thành phần vô cơ khó phân hủy còn lại được cắt đồng nhất tương đối về thành phần, kích thước sau đó đem tới lò đốt để thu năng lượng và tro, sau công đoạn hóa rắn sẽ tạo thành cốt liệu, phối trộn làm nguyên liệu cho sản xuất gạch block.  So với các công nghệ đã và đang được áp dụng tại một số nhà máy xử lý chất thải, công nghệ Seraphin có nhiều ưu điểm hơn hẳn. Nhà máy xử lý rác thải Cầu Diễn áp dụng công nghệ Tây Ban Nha có tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng giá năm 2007, công suất xử lý 140 tấn/ngày; sản phẩm sử dụng lại chỉ là phân hữu cơ, lượng chất thải còn lại sau xử lý cần phải chôn lấp chiếm trên 50%. Nhà máy xử lý rác Nam Định áp dụng công nghệ Cộng hòa Pháp có tổng mức đầu tư 75 tỷ đồng, công suất đạt 250 tấn/ngày, nhưng lượng chất thải sau khi xử lý vẫn lên đến trên 50%. Trong khi đó, Nhà máy XLCT Sơn Tây áp dụng công nghệ Seraphin với công suất 200 tấn/ngày, mức đầu tư 45 tỷ đồng, nhưng sản phẩm thu được ngoài phân hữu cơ còn có vật liệu xây dựng, năng lượng... Do đó lượng chất thải sau xử lý chỉ còn dưới 10%. Công nghệ An Sinh - ASC Xử lý chất thải rắn sinh hoạt hướng theo tiêu chí 3T • Tái sinh mùn hữu cơ để cải tạo đất canh tác và sản xuất phân bón cho nền nông nghiệp bền vững phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên. • Tái chế phế thải dẻo để sản xuất nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhựa dẻo, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên từ rác thải. • Tránh chôn lấp rác thải sinh họat, góp phần đảm bảo an toàn cho môi trường trái đất. Công nghệ này xử lý cả rác tươi (xuất hiện hàng ngày) và rác đã qua bãi chôn lấp theo quy mô công nghiệp đảm bảo vệ sinh môi trường. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt chưa qua phân loại đầu nguồn tiếp nhận nguồn rác thải sinh hoạt do Công ty Môi trường & Công trình Đô thị  thu gom, vận chuyển đến tập kết tại nhà máy thông thường vào ban đêm từ 20h – 2h30 sáng. Các công nghệ chủ yếu được thực hiện để xử lý rác thải sinh hoạt bao gồm : • Công nghệ phân loại rác thải : tách lọc hỗn hợp rác thải ra 10 nhóm nguyên liệu để phục vụ tái sinh, tái chế, tái sử dụng, đóng rắn và đốt thu hồi nhiệt sinh. Tận dụng tài nguyên từ rác. Tạo nguyên liệu cho các công nghệ tái chế tại nhà máy hay cung cấp cho các cơ sở tái chế chuyên ngành sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn thương mại hoá trên thị trường. • Công nghệ xử lý phân huỷ chất thải hữu cơ, tái sinh mùn hữu cơ, sản xuất các dạng phân bón hữu cơ (hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng đa vi lượng, mùn hữu cơ cải tạo đất, …). • Công nghệ xử lý tái chế phế thải chất dẻo tách lọc, thu hồi từ rác. Sản xuất nhiều loại sản phẩm nhựa dẻo tái chế thân thiện môi trường, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng và tạo nguồn nguyên liệu cho ngành nhựa dẻo tái chế. • Công nghệ xử lý nhiệt, đốt các chất thải hữu cơ khó phân hủy, tạo nhiệt cung cấp cho các khâu sấy khô giảm ẩm trong dây chuyền xử lý rác. • Công nghệ đóng rắn áp lực, tận dụng các phế thải trơ, vô cơ thay thế một phần nguyên liệu để sản xuất các loại gạch lát đường, bó vỉa hè đường và các loại gạch xây dựng công trình phụ Công nghệ MBT - CD.08 Tái chế chất thải rắn thành nhiên liệu Công nghệ mới MBT - CD.08 này sẽ thay thế hệ thống dây chuyền cũ của Công ty Môi trường xanh Seraphin để cải thiện tình hình xử lý tái chế chất thải của Nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây. Thay thế cho định hướng sản xuất phân Compost từ rác thải (vì thiếu thị trường), và một số yếu điểm bất cập khác mà quá trình xử lý tái chế Compost đem lại bằng định hướng tái tạo nhiên liệu từ rác thải theo Công nghệ MBT - CD.08 tạo ra năng lượng mới thân thiện môi trường và phát triển bền vững. đây là công nghệ xử lý chất thải rắn mới đặc biệt quan tâm vì tính ưu việt của nó (hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội) đem lại. Trên cơ sở nghiên cứu và áp dụng công nghệ tái chế trong nước và các nước phát triển hàng loạt các các nhà máy tái chế chất thải rắn đã được đưa vào sản xuất phuc vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt mang lại hiểu quả kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường như: Nhà máy xử lý chất thải rắn thành dầu đốt PO, RO, than kỹ thuật, hạt nhựa tái sinh…do Công ty cổ phần Môi trường VN xây dựng tại ĐÀ NẴNG Nhà máy sẽ tận thu tối đa chất hữu cơ, nylon, chất dẻo… từ rác thải để sản xuất ra dầu PO và RO, các sản phẩm than kỹ thuật, hạt nhựa tái sinh… Đặc biệt, sản phẩm dầu đốt PO và RO là nguồn năng lượng giá trị, rất hiệu quả để phục vụ công nghiệp, nông nghiệp và đời sống, giá thành thấp nên hoàn toàn có khả năng thay thế dầu DO, FO nhập khẩu. không để lại ô nhiễm thứ cấp do nước rỉ rác và khí thải; xử lý mùi hôi ngay khi tiếp nhận rác và các công đoạn sau; tránh chôn lấp, đạt tỷ lệ chôn lấp rác dưới 10%; phần lớn vật chất từ rác được tái chế và tái sử dụng… Nhà máy xử lý chất thải rắn hiện đại nhất Đông Nam Á tại TP,HCM Chất thải rắn sẽ được chuyển hóa thành phân bón hữu cơ, phân trộn và hạt nhựa bằng công nghệ xử lý thân thiện với môi trường. Nhà máy xử lý chất thải rắn với công suất 1.200 tấn/ngày Ngày 8/12, ông Michael Michalak - Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - đã khảo sát quy trình xử lý, kiểm soát mùi tại Nhà máy xử lý rác thải rắn với công nghệ cao Vietstar Lemna Eco Center, đặt tại Củ Chi, TPHCM. Bà Poldi Gerard, Chủ tịch Điều hành kiêm Tổng giám đốc thường trực của Vietstar cho biết, đây là Trung tâm xử lý chất thải rắn lớn nhất và hiện đại nhất tại khu vực Đông Nam Á “Bản quyền công nghệ Lemna đặc biệt thích hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Toàn bộ nhà máy được thiết kế và xây dựng nhằm mang lại những giải pháp toàn diện cho nhu cầu cấp bách tại TPHCM về vấn đề xử lý rác thải rắn. Dự án mang lại lợi ích cả về kinh tế và môi trường. Đồng thời, còn tạo việc làm cho hơn 600 người lao động” Bên cạnh những nhà máy có quy mô lớn thì một số sản phẩm tái chế từ chất thải rắn cũng được áp dụng vào thưc tế: Sản xuất hạt nhựa cao cấp từ rác nhựa Mới đây, ở TP HCM đã có 2 doanh nghiệp đột phá trong lĩnh vực giải quyết chất thải nhựa khó phân hủy, bằng cách tái tạo hạt nhựa cao cấp từ rác nhựa. Chiến lược này nhằm tạo ra sản phẩm mới, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa giải quyết nạn ô nhiễm môi trường.Hiện nay, tổng sản phẩm nhựa của cả nước đã trên một triệu tấn mỗi năm, trong đó, 80% tập trung ở TP HCM. Loại vật liệu này có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên cả thế kỷ, vì vậy, từ nhiều năm qua, rác nhựa đã trở thành mối đe dọa lớn đối với môi trường TP Hồ Chí Minh, cũng như ở nhiều đô thị khác. Áp dụng công nghệ mới vừa không gây ô nhiễm môi trường, chất lượng hạt nhựa sản xuất ra có thể bằng 90% so với hạt nhựa chính phẩm nhập khẩu, giá thành lại rẻ hơn nhiều. Dây chuyền có thể dùng chai PET đã qua sử dụng (các chai nhựa trong chứa đồ uống) để sản xuất lại hạt nhựa PET và từ hạt nhựa này, tái sử dụng để sản xuất chai PET. Một doanh nghiệp khác cũng dẫn đầu trong cuộc "đột phá" này là Công ty Nhựa Sài Gòn. Với dây chuyền tái tạo hạt nhựa cao cấp mới nhập về, thì thay cho việc nhập khẩu hạt nhựa, dự kiến công ty sẽ tiết kiệm được 3 triệu USD mỗi năm. Đối với Nhựa Sài Gòn, việc đầu tư này sẽ làm cho doanh nghiệp không chỉ chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất, mà còn có thể hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, còn góp phần tạo ra nhiều việc làm cho hệ thống thu gom, phân loại rác nhựa. Chế tạo dây chuyền xử lý rác thành dầu mỡ bôi trơn Một doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng đã chế tạo, lắp đặt và thử nghiệm thành công dây chuyền xử lý chất thải rắn (cao su, nhựa phế thải) thành xăng, dầu, mỡ bôi trơn, nhựa đường, dầu FO trên cơ sở nghiên cứu và áp dụng công nghệ của các nước phát triển. Công ty Hoàng Đạt đã áp dụng phương pháp hóa dầu từ cao su và nhựa phế thải gồm 10 công đoạn với nguyên liệu lấy từ bãi rác được phân loại, ép đóng thành bánh, làm vệ sinh, sấy khô, nghiền nhỏ, trộn phụ gia, đưa vào lò - cấp nhiệt - làm ngưng và ra thành phẩm. Toàn bộ quá trình được tự động hóa hoàn toàn. Ngoài tác dụng hóa dầu từ cao su và nhựa phế thải, dây chuyền công nghệ này còn được sử dụng vào việc chưng cất tận dụng dầu phế thải công nghiệp, dầu FO. Đáng chú ý là dây chuyền công nghệ hóa dầu được chế tạo bằng các nguyên liệu trong nước nên rất thuận lợi việc sản xuất, giá thành đầu tư thấp, phù hợp với điều kiện và khả năng của các doanh nghiệp và cá nhân. Mặt khác, nguồn nguyên liệu dồi dào, tại chỗ bảo đảm dây chuyền hoạt động liên tục, hiệu quả kinh tế cao. Mỗi ngày thành phố Hải Phòng phải thu gom, xử lý từ 1.500 đến 2.000m3 rác thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp chôn lấp, chưa có cơ sở chế biến rác thải thành chất hữu ích. Thành công bước đầu của công ty Hoàng Đạt không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn có ý nghĩa góp phần làm trong sạch môi trường của thành phố. Biến phế thải xây dựng thành gạch lát đường Xí nghiệp xây dựng Tuổi Trẻ (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) vừa sản xuất thành công gạch lát ngoài trời dùng cho lát công viên, đường phố, vỉa hè và các công trình công cộng khác từ rác thải của Nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì (thuộc Công ty cấp nước Phú Thọ).Sản phẩm đã đáp ứng được các chỉ số kỹ thuật về độ bền, kết cấu, chịu lực, mẫu mã đẹp, giá thành rẻ, loại gạch đang được sử dụng để lát đường, công viên, vườn hoa hiện nay. Ngoài ra các chất kết dính thông thường, thành phần chủ yếu của gạch là từ chất thải rắn do Nhà máy chế biến phế thải đô thị thải ra trong quá trình xử lý rác như: Cát, sỏi, thủy tinh vụn và các chất vô cơ khác.   Sản xuất xăng dầu từ rác thải Rác thải, đặc biệt là nhựa phế liệu, đang trở thành gánh nặng cho xã hội. Nhưng mới đây, tại Hải Phòng, có hai cha con đã bước đầu thành công trong ý tưởng biến rác thành dầu - thứ "vàng đen" đang ngày càng đắt đỏ hiện nay. Thứ chất lỏng màu đen, đem đổ vào máy nổ rồi khởi động. Tiếng máy giòn tan như đang chạy dầu thứ thiệt. Nhưng ít ai biết, cái chất lỏng đen đen hữu ích ấy lại được chiết xuất từ các bao tải. Anh Vũ Đức Hoà, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Đông Hải, Kiến An, Hải Phòng cho biết: "Chúng tôi thu gom các loại nhựa phế liệu. Đây là loại nhựa không thể tái chế được nữa. Mình thu gom về để chế biến thành dầu. Rác này có thể là nhựa phế thải, cao su thừa của giày da, hay dầu phế thải của ô tô xe máy". Từ những hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ tái chế chất thải rắn đã làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường,đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất là một giải pháp hợp lý,phù hơp với điều kiện VIỆT NAM 4. Kết luận Xử lý chất thải rắn bằng công nghệ tái chế không chỉ ngăn chặn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn mà còn có thể thu hồi vật liệu, sản phẩm để tiết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCông nghệ tái chế chất thải rắn.docx
Tài liệu liên quan