Đề tài Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

- MỤC LỤC

A. Giới thiệu đề tài 1

B. Nội dung 2

I. Nhận định của Mác và Lênin về hình thái kinh tế xã hội 2

1. Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. 2

2. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. 5

II. công nghiệp hoá - hiện đại hoá 6

1. Hình thái kinh tế xã hội là tất yếu. 6

2. Mục đích của công nghiệp hoá - hiện đại hoá 7

3. Kinh tế Việt Nam những khó khăn của công nghiệp hoá - hiện đại hoá 8

4. Những giải pháp. 9

5. Những thuận lợi. 9

6. Đường lối cụ thể của Nhà nước về công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 9

7. Những điểm thực tế của công nghiệp hoá - hiện đại hoá 10

C: Kết luận 13

Tài liệu tham khảo 14

 

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu đề tài Để đạt được những thành tựu to lớn và những bước tiến vượt bậc những thay đổi đó là bước ngoặt lịch sử trong cơ chế chuyển đổi nền kinh tế nước ta đó chính là công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Từ đất nước có nền kinh tế tiểu nông và nghèo nàn vậy để xoá bỏ đói nghèo lạc hậu và trở thành một đất nước có nền kinh tế phát triển thì sự tất yếu là phải đổi mới phải công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tại đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng định “Xây dựng đất nước thành một nước công nghiệp hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đời sống vật chất và tinh thần cao. Có như vậy thì quốc phòng an ninh mới vững chắc, dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Mục tiêu đó là sự cụ thẻ hoá về học thuyết Mác – Lênin về hình thái kinh tế – xã hội và hoàn cảnh ở Việt Nam. Đó cũng chính là mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta. B. Nội dung I. Nhận định của Mác và Lênin về hình thái kinh tế xã hội Có nhiều cách tiếp cận và nghiên cứu lịch sử phát triển kinh tế xã hội từ trước thời Mác với những ý tưởng khác nhau và nhận thức khác nhau. Chẳng hạn theo nhà duy tâm Hê - ghen (1770-18361) phân chia xã hội thành 3 thời kỳ: phương đông, cổ đại và Gree –ma-ni. Nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng của giai đoạn mông muội – dã man – gia tưởng và văn minh. Mỗi ý tưởng đều có điểm hợp lý nhất định nhưng chưa đánh giá được một cách tổng thể còn có hạn chế. Nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã vận dụng phép biện chứng duy vật để nghiên cứu lịch sử xã hội một cách tổng thể đó là duy vật lịch sử và hình thái kinh tế xã hội. Nó là biểu hiện tập chung về duy vật lịch sử, lý luận về hình thái kinh tế xã hội nghiên cứu lịch sử trên cơ sở lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, tức là tất cả các yếu tố cấu thành: kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và khoa khọc kỹ thuật ... Học thuyết của Mác đã cho ta nhận biết rõ hơn về quá trình phát triển của lịch sử tự nhiên theo trật tự từ thấp đến cao. Xã hội nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ phong kiến, tư bản và quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó chính là sự phát triển và diệt vong của mỗi giai đoạn, cái cũ lạc hậu sẽ mất đi và xuất hiện một phương thức sản xuất mới hoàn thiện hơn để thay thế. Đó là sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Vậy lực lượng sản xuất là quan hệ con người với tự nhiên là sự chinh phục tự nhiên của con người qua từng giai đoạn. Lực lượng sản xuất quyết định phương thức sản xuất. Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất thể hiện ở sự sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức quản lý, trao đổi và phân phối sản phẩm trong đó sở hữu tư liệu sản xuất quyết định các quan hệ khác. Quan hệ sản xuất do con người tạo ra song nó hình thành một cách khách quan không phụ thuộc yếu tố chủ quan của con người. Quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất biểu hiện: Sản xuất vật chất không ngừng phát triển bao giờ cũng bắt đầu bằng sự phát triển của lực lượng sản xuất trước hết là công cụ phát triển dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đòi hỏi sự khách quan. Xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ thay thế bằng quan hệ sản xuất mới. Quan hệ sản xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất (phù hợp) nhưng mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (tương đối ổn định) thì quan hệ sản xuất lại kìm hãm lực lượng sản xuất (không phù hợp). Phù hợp và không phù hợp đó là khách quan và phổ biến ở mọi phương thức sản xuất. Mác đã dùng mối quan hệ này như “Quan hệ song trùn” giưa 2 “Sự trao đổi chất” con người với tự nhiên, (lực lượng sản xuất ) và con người với con người là (quan hệ sản xuất ) quan hệ biện chứng này được Mác và Ăngghen. Đây là một quy luật cơ bản chỉ rõ động lực và xu thế phát triển của lịch sử. Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất của tư liệu lao động khi công cụ được sử dụng bởi một cá thể để sản xuất thì đó là sản xuất cá nhân, khi nhiều người sử dụng một máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất thì sản xuất mang tính xã hội. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở khoa học kỹ thuật, phân công lao động, quản lý và phân phối... quyết định sự hình thành và biến đổi của quan hệ sản xuất. Như Mác nói “cái cối xay = tay cho xã hội Tư bản”. Để nâng cao hiệu quả sản xuất tiết kiệm sức lao động con người thì cần có trình độ khoa học, thiết bị kỹ thuật hiện đại. Từ đó đòi hỏi quan hệ sản xuất phải thích ứng với môi trường nếu không nó sẽ kìm hãm, phá hoại lực lượng sản xuất. Biểu hiện này là biểu hiện giai cấp đối kháng. Lịch sử chứng minh sự phát triển của lực lượng sản xuất loại người đã trải qua 4 giai đoạn theo đó là 4 cuộc cách mạng dẫn đến sự ra đời hình thái kinh tế xã hội. Để trống lại thiên nhiên con người hợp nhau lại theo cộng đồng đó là xã hội nguyên thuỷ. Công cụ bằng kim loại thay thế đồ đá lực lượng sản xuất phát triển sẽ mở sản phẩm thặng dư ra đời sản xuất tư hữu chiếm hữu nô lệ. Mâu thuẫn gay gắt nô lệ và chủ nô sự ra đời của giai cấp phong kiến. Lực lượng sản xuất dần mang nhiều yếu tố xã hội tô tiến thay thế tô hiện vật, tô lao dịch quan hệ sản xuất phong kiến chật hẹp bị thay thế bằng sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự tiến bộ về khoa khọc kỹ thuật, người dân có trí thức và chuyên môn dẫn đến mâu thuẫn gay gắt chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa giải quyết vấn đề này đòi hỏi quan hệ sản xuất mới quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Theo Mác “Do có lực lượng sản xuất mới loài người phát triển sản xuất cho mình, làm ăn cho mình và quan hệ cho mình” “Quan hệ sản xuất bị chi phối bởi lực lượng sản xuất nhưng cũng có những tác động nhất định với lực lượng sản xuất, khi phù hợp với lực lượng sản xuất nó thúc đẩy lực lượng sản xuất. Sự phù hợp thể hiện ở nội dung cả 3 mặt của quan hệ sản xuất thích ứng với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phải tạo được điều kiện sản xuất và kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động đảm bảo trách nhiệm từ sản xuất mở rộng, mở ra sau những điều kiện thích hợp cho việc kích thích vật chất tinh thần. Vậy quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là quy luật chung của sự phát triển xã hội. 2. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Cơ sở hạ tâng gồm quan hệ sản xuất đang giữ vị trí thống trị nền kinh tế nhóm quan hệ sản xuất tần dư và quan hệ sản xuất mới là mầm mống quan hệ sản xuất sau. Kiến trúc thượng tầng hình thành trên tổng hợp quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế chế độ xã hội, cơ sở hạ tầng là toàn bộ tư tưởng xã hội, chính trị, đạo đức tôn giáo.... ở xã hội bao giờ cũng có đối kháng giai cấp nảy sinh từ cơ sở hạ tầng. Mâu thuẫn kinh tế và xung đột kinh tế nảy sinh từ kiến trúc thượng tầng đó là sự đối kháng giai cấp. Giai cấp thống trị kinh tế sẽ thống trị chính trị và thiết lập cả sự thống trị tư tưởng với xã hội, tất cả đó là quan hệ của cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng. a. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng thể hiện ở các mặt: Cơ sở hạ tầng nào thì kiến trúc thượng tầng đó. Mâu thuẫn trong xã hội xuất phát trực tiếp và gián tiếp từ cơ sở hạ tầng từ đó tạo ra kiến trúc thượng tầng tương ứng. Cơ sở hạ tầng thay đổi dẫn đến sự thay đổi kiến trúc thượng tầng qua đó xã hội chuyển từ hình thái này sang hình thái khác đương nhiên trong đó còn giữ lại một số kiến trúc thượng tầng gắn liền với cơ sở kinh tế nảy sinh từ nó. b. Tính độc lập tương đối của kiến trúc thượng tầng và tác động trở lại với cơ sở hạ tầng: Kiến trúc thượng tầng không chỉ phụ thuộc một chiều vào cơ sở hạ tầng mà còn có tác động qua lại giữa chúng và sự ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng kiến trúc thượng tầng cũ. Kiến trúc thượng tầng ngày một tăng lên tác động mạnh đến tiến trình lịch sử. Trong tư bản chủ nghĩa thì kiến trúc thượng tầng áp đảo cơ sở hạ tầng trong xã hội chủ nghĩa kiến trúc thượng tầng bảo vệ cơ sở hạ tầng xây dựng xã hội mới kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa. Tác động qua lại kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng sẽ có 2 mặt đối lập. Nếu nó phù hợp thì sẽ thúc đẩy phát triển của xã hội nếu kiến trúc thượng tầng là cơ sở của nền kinh tế lỗi thời nó sẽ kìm hãm kinh tế xã hội tuy nhiên nó sớm muộn sẽ bị diệt vong thay thế bằng kiến trúc thượng tầng mới phù hợp hơn. II. công nghiệp hoá - hiện đại hoá Hình thái kinh tế xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước ở Việt Nam, tình tất yếu và thực trạng của nước ta trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội – xã hội chủ nghĩa. 1. Hình thái kinh tế xã hội là tất yếu. Như đã nêu trrên loài người đã trải qua 5 thời kỳ hình thái kinh tế qua mỗi hình thái như vậy một hình thái mới tiến bộ và văn minh hơn hình thái cũ. Một hình thái kinh tế xã hội, tồn tại được thì chúng cũng phải có mặt tốt của nó mà chúng ta không thể phủ nhận nhưng cũng không chấp nhận mặt yếu kém và thô thiển của nó. Đâu tiên là hình thái kinh tế tự nhiên xã hội nguyên thuỷ đặt nền mòng cho sự phát triển của lịch sử loài người nhưng con người còn hoang dã chỉ sống phụ thuộc vào tự nhiên chưa biết sản xuất và chăn nuôi. Xã hội chiếm hữu nô lệ biết tích luỹ của cải cho xã hội nhưng mối quan hệ của chế độ này là hoàn toàn bóc lột nô lệ là công cụ của chủ nô. Sang chế độ phong kiến thì vẫn còn bóc lột nhưng được tự do hơn. Sự ra đời của sản phẩm thặng dư là sự ra đời của tư bản chủ nghĩa nhưng bóc lột sự phát triển thựng dư là bóc lột một tinh vi nhất mặc dù vậy tư bản chủ nghĩa tạo ra tất nhiều của cải không những vậy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa không còn là sản xuất Nông nghiệp mà con người đã tiếp cận với công nghiệp, những thành tựu khoa học kỹ thuật, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Mặc dù vậy thì sản phẩm phân bổ không công bằng sự đối kháng giữa 2 giai cấp bóc lột và bị bóc lột nảy sinh. Từ đó phải có nền văn minh đảm bảo công bằng cho xã hội. Hình thái kinh tế chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội bước đầu vừa phát huy thành quả của chủ nghĩa tư bản đồng thời khắc phục mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. Đây là hình thái kinh tế đỉnh cao của văn minh loài người, một hình thái, một xã hội mà quyền lực trong tay mọi người, tất cả phục vụ lợi ích chung, tất cả đều bình đẳng không còn bóc lột. Quan hệ sản xuất đựơc xây dựng trên cơ sở của lực lượng sản xuất và phát triển cao cơ sở hạ tầng phụ hợp kiến trúc thượng tầng. Đi lên chủ nghĩa xã hội nhân loại đã được chứng kiến một quốc gia, một dân tộc do điều kiện lịch sử của mình đã bỏ qua 1,2 giai đoạn nào đó để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Một xã hội tuyệt đỉnh đó chính là văn hoá. Song văn hoá là một nước có một nền kinh tế tiểu nông vì vậy muốn thoát khỏi nghèo nàn để trở thành một quốc gia có nền kinh tế phát triển thì nước ta cần công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 2. Mục đích của công nghiệp hoá - hiện đại hoá Đại hội Đảng lần VIII Đảng ta khẳng định xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở kỹ thuật hiện đại. Cơ cấu kinh tế lập hiến quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao quốc phòng an ninh vững chắc, dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Nước ta chuyển sang thời kỳ mới thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện đang là mục tiêu của toàn thế giới. Đối với nước ta theo tư tưởng cơ bản của học thuyết Mác về hình thái kinh tế nhận thức một cách khoa học và sâu sắc về cơ sở lý luận của công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta là tạo ra lực lượng sản xuất hiện đại thay thế cho nền kinh tế Nông nghiệp lạc hậu, quá trình dịch chuyển kinh tế gắn với đổi mới, về công nghiệp tạo nền tàng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả và lâu bền cho nền kinh tế quốc doanh. Vận dụng đúng đắn quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất bên cạnh đó xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Đặc biệt là xây dựng Nhà nước chủ nghĩa xã hội do dân và vì dân 3. Kinh tế Việt Nam những khó khăn của công nghiệp hoá - hiện đại hoá Những nhận thức sai lầm về công nghiệp hoá của quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cuối những năm 70 khủng hoảng kinh tế xã hội với khó khăn lạm phát phi mã. Khi đó là do tư duy lý luận lạc hậu, lý luận giữa thực tiễn và tư duy cũ cách quá xa. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo mô hình tập trung quan liêu bao cấp dẫn đến sự trí tuệ, ỷ lại, lười nhác phụ thuộc vào Nhà nước, lợi dụng sơ hở mưu lợi cá nhân, đục nước béo cò. Dẫn đến không có sự cạnh tranh, không công phát minh sáng kiến chậm học hỏi.... Sản phẩm không đủ chất và lượng càng dẫn đến lạm phát kìm hãm sự phát triển đất nước. Dựa trên cơ sở lý luận khoa khọc là sự vượt trượt kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng. Điều mà chúng ta đã mắc sai lầm là vì chúng ta rút ngắn thời kỳ quá độ, tuyệt đối hoá nhân tố chủ quan chưa thật sự thấu đáo về công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và công nghiệp hoá - hiện đại hoá dẫn đến kìm hoãm nền kinh tế, vay nợ, lạm phát trầm trọng. Đó là do tư tưởng chủ quan duy ý chí nông nổi đi lên chủ nghĩa xã hội. Cụ thể: Về Nông nghiệp lạc hậu làm lãng phí đâta, sức lao động, thiếu thốn lương thực do nông dân chây lười ỷ lại, công cụ lạc hậu thô sơ từ đó ảnh hưởng đến nền công nghiệp nước nhà. 4. Những giải pháp. Để thực hiện tốt mục tiêu mà Đảng đã đề ra là công nghiệp hoá - hiện đại hoá làm cho xã hội công bằng văn minh, chuyển mình lên chủ nghĩa xã hội thì đi đôi với củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất thì nhất thiết phải phát triển lực lượng sản xuất. Không chỉ dựa vào năng suất của Nông nghiệp mà còn phải phát triển mạnh cả công nghiệp với công nghệ hiện đại, kỹ thuật cao quan trọng nữa là học thức của nhân dân những người lao động có như vậy thì mới có thể hiện đại hoá nền kinh tế. Rút kinh nghiệm từ những năm đầu đổi mới Đảng ta đã nhận thức một cách đúng đắn hơn “không thể nhảy vọt khi chưa đựơc chuẩn bị đầy đủ. Phải luôn hướng về học thuyết kinh tế xã hội của Mác.được đây mới là giai đoạn đầu của thời kỳ quá độu lên chủ nghĩa xã hội và để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá phải có những phù hợp hơn đúng đắn hơn. Tất cả xuất phát từ thực trạng những điều kiện và thuận lợi trước mắt. 5. Những thuận lợi. Nhờ chuyển giao công nghệ nên ta chỉ việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ có thể chọn công nghệ mới phù hợp để phát triển. Ta có những bài học từ các nước đi trước để tránh sai lầm. Để hợp tác để tiến hành công nghiệp hoá chúng ta có một lực lượng lao động dồi dào con người chúng ta có một chí thông minh sáng tạo tuyệt vời cộng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước. 6. Đường lối cụ thể của Nhà nước về công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Quán triệt quan điểm thực tiễn cơ bản và hàng đầu của triết học Mác xít thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của Mác – Lênin. Mục tiêu mà Đảng VIII đề ra là sự hoà hợp cụ thể thống nhất về hình thức kinh tế xã hội. Luôn đúng đắn sáng tạo mối quan hệ cơ bản, bản chất giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Sự đổi mới phức tạp phải có khoa khọc soi sáng. Thực tiễn là cơ sở nhận thức của lý luận. Qua thực tiễn rồi mới có cơ sở để khẳng định thành lý luận. Trong thời hiện đại mọi sự phát triển đều chịu sự tác động mạnh mẽ của khoa khọc xã hội vì vậy con đường ngắn nhất để đuổi kịp các nước có nền kinh tế phát triển là phải công nghiệp hoá gắn liền với giao thông công nghệ. Đại hội Đảng khoá VII Đảng và Nhà nước ta đã có những nhận định đúng đắn về vấn đề này như sau “trong xu hướng quốc tế hoá sản xuất và đồi sống khoa khọc phải gắn liền với hiện đại hoá, nâng cao trình độ công nghệ... tận dụng thế của nước đi sau chúng ta tập trung hết cho việc tiếp thu những thành tựu khoa khọc thế giới. Nổ lực thúc đẩy những ngành mũi nhọn những điểm manh, tạo lợi thế cho việc cạnh tranh cả về kinh tế cũng như về công nghệ cho sự phát triển nhanh và vững chắc của nền kinh tế. Chuyển giao công nghệ, nhập công nghệ hiện đại đi đôi với việc phát triển nội sinh là biện pháp hữu hiệu để cho nền kinh tế nước nhà hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Đảng đưa ra một số giải pháp hữu hiệu trong công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào qua con đường trao đổi và mua bán thị trường thế giới. Kênh chuyển giao công nghệ còn đươc thực hiện dưới hình thức trao đổi thị trường, đào tạo huấn luyện các cán bộ khoa khọc, nhân viên kỹ thuật công nhân lành nghề. Song phải có trình độ đầu tư cao, ham hiểu biết đảm bảo tốt tích luỹ đầu tư trong nước, xuất nhập khẩu công nghệ phải tương đối cân bằng. Nâng cao năng lực quản lý vĩ mô. 7. Những điểm thực tế của công nghiệp hoá - hiện đại hoá Xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế mới. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá không đơn thuần là sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp mà còn là quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế phù hợp với sự đổi mới cơ bản về kinh tế và hiện đại hoá các ngành kinh tế quốc doanh cụ thể là: Đầu tiên là chuyển đổi cơ cấu công nông nghiệp và dịch vụ, phù hợp với kinh tế thời mở cửa. Hướng dịch chuyển đó là các ngành dịch vụ tăng nhanh, tỷ lệ sản lượng chiếm phần lớn trong GDP .. tỷ trọng giá trị sản lượng Nông nghiệp giảm nhưng tỷ trọng xuất hàng năm tăng. Nông nghiệp vẫn là hàng mũi nhọn khuyến khích đầu tư công nghệ kỹ thuật cho sản phẩm Nông nghiệp phù hợp với sinh thái nước ta. Công nghiệp hình thành một số ngành có công nghệ hiện đại hiệu quả kinh tế coa các ngành thuộc kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước (than, dầu khí, thuỷ hải sản...). Nâng cao trình độ và năng lực các ngành kỹ thuật, Ngân hàng và viễn thông. Giảm bớt một số ngành không có nhiều triển vọng. b. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá Nông nghiệp nông thôn: Nước ta phân hoá là người dân làm Nông nghiệp, sản phẩm Nông nghiệp là thế mạnh của nước ta hiện nay vì vậy cần có những nước đầu tư thích đáng. áp dụng khoa khọc kỹ thuật vào Nông nghiệp, chọn giống phù hợp với điều kiện sinh thái, chế biến tiêu thụ rau quả, phát triển ngành công nghiệp nhẹ có liên quan như công cụ nhà nông, thuốc trừ sâu không độc hại. Mạnh mẽ đầu tư cho nông dân vay vốn. Thu gom sản phẩm Nông nghiệp để xã hội khuyến khích người lao động. c. Xây dựng mới kết cấu hạ tầng kinh tế: Kết cấu hạ tầng là nền móng cho một nền kinh tế phát triển. Cần đảm bảo cho một cơ sở hạ tầng vững chắc để bước vào một trang sử mới của thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Hệ thống giao thông vận tải cần được nâng cấp, hiện đại hoá hệ thống viễn thông điện khí hoá, cung cấp nước sạch cho nhân dân cụ thể, xây dựng quốc lộ 1A, nhà máy thuỷ điện Hoà bình, gang théo Thái Nguyên, Xi măng Bỉm sơm. Xây dựng trung tâm đại học, y tế thể dục, thể thao quốc gia.... d. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi sự tham gia của các thành phần kinh tế sau những năm nước ta có chính sách mở cửa. Nền kinh tế của nước ta cộng với những chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước đã cạnh tranh nhau tạo sự phát triển có hiệu quả đẩy nước ta lên nấc thang công nghiệp hoá - hiện đại hoá xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa. C: Kết luận Đất nước ta được ví như con rồng châu á cũng hoàn toàn không phải là sai hay nói quá chỉ có điều con Rồng đó đang chuyển mình. Có nghĩa là cần công nghiệp hoá - hiện đại hoá để có con Rồng kinh tế Việt Nam có được những thành tựu về phát triển khoa khọc để con rồng ấy vươn mình lên tầm thế giới. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là vấn đề rất khó khăn và đa dạng vì vậy rất dễ bị mắc bệnh chủ quan duy ý chí vì vậy đòi hỏi chúng ta phải sáng suôtài sản, linh hoạt trong sự đổi mới nhưng luôn bám sát lý luận hình thái kinh tế Mác – Lênin. Đề tài công nghiệp hoá - hiện đại hoá là đề tài rất khó cộng với hạn chế về mặt kiến thức và khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu vì vậy bài viết của em còn nhiều thiếu sót Tài liệu tham khảo Giáo trình triết học Trường ĐHQL&KINH DOANH Giáo trình triết học trường ĐH thương mại Giáo trình triết học trường ĐHKTQD Báo lao động nhiều kỳ Các Mác – Anggen toàn tập Đảng cộng sản Việt Nam kinh tế thị trường trong phát triển đất nước mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60012.doc
Tài liệu liên quan