LỜI MỞ ĐẦU
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm xã hội 1
I. Sự cần thiết, đặc trưng cơ bản, ý nghĩa của BHXH đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 1
1 Sự cần thiết của BHXH 1
2 Đặc trưng cơ bản của BHXH 2
3 Ý nghĩa của BHXH 2
II Nội dung hoạt động của BHXH 3
1 Quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH 3
1.1.Người lao động 3
1.2 Người sử dụng lao động 4
1.3 Cơ quan BHXH 4
2 Nguồn quỹ BHXH 5
3 Nội dung chi của quỹ BHXH 6
4 Quản lý chi BHXH 7
Chương II: Thực trạng công tác chi trả BHXH ở huyện cẩm xuyên từ năm 2000-2002 13
I. Vài nét khái quát về BHXH ở huyện Cẩm Xuyên 13
1.Quá trình hình thành và phát triển BHXH huyện Cẩm Xuyên 13
2. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Cẩm Xuyên 14
3. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của BHXH huyện Cẩm Xuyên 15
4. Khó khăn, thuận lợi 15
5.Những kết quả đạt được 16
6.Những vấn đề còn tồn tại 19
II.Thực trạng công tác chi trả BHXH ở huyện Cẩm Xuyên năm 2000-2002 20
1. Tổ chức chi trả các chế độ BHXH tại huyện Cẩm xuyên 22
2. Thực hiện chi trả các chế độ 22
a. Chi trả chế độ Ốm đau 22
b. Chi trả chế độ Thai sản 24
c. Chi trả chế độ Dưỡng sức 26
d. Chi trả chế độ Hưu trí 27
e. Chi trả chế độ TNLĐ-BNN 29
g. Chi trả chế độ Tử tuất 31
3. Đánh giá chung 33
Chương III: Một số giải pháp 34
I.Phương hướng phát triển BHXH huyện Cẩm Xuyên trong thời gian
tới. 34
II.Các giải pháp về chính sách BHXH Việt Nam.34
1. Về văn bản pháp luật 35
2.Về đối tượng hưởng, chế độ hưởng BHXH 36
3. Về chế độ, chính sách BHXH 37
4. Tổ chức quản lý chi BHXH 39
5.Thực hiện công tác cấp sổ BHXH 39
KẾT LUẬN
46 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2131 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác chi trả Bảo hiểm xã hội ở huyện Cẩm xuyên - Hà Tĩnh giai đoạn 2000-2002. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có tính chất lâu dài. Chính sách BHXH chưa có quỹ riêng để thực hiện, 100% nguồn quỹ lấy từ ngân sách. Tuy vậy, trong suốt những năm kháng chiến chống xâm lược, chính sách BHXH nước ta cũng đã góp phần ổn định về mặt thu nhập, ổn định cuộc sống cho công nhân viên chức, quân nhân và gia đình họ, góp phần rất lớn trong việc động viên sức người sức của cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược thống nhất đất nước. Và Bộ luật lao động được quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15/7/1995 cho các đối tượng hưởng BHXH là công nhân viên chức và lực lượng vũ trang. Nhưng kể từ ngày 1/1/1995, các chế độ BHXH được thực hiện theo quy định của Bộ lao động và được cụ thể hoá bằng Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ. Nhưng nghị định này được bổ sung bằng NĐ số 01/2003/NĐ - CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo Hiểm Xã Hội ban hành.
Hệ thống BHXH Việt Nam ra đời có 61 cơ quan tại 61 tỉnh, thành trong cả nước.
Ngày 11/7/1995, BHXH huyện Cẩm Xuyên chính thức được thành lập theo quyết định của BHXH tỉnh Hà Tĩnh và BHXH Việt Nam, cơ sở biên chế từ công đoàn Lao động và Phòng thương binh xã hội chuyển sang, chịu sự quản lý theo ngành dọc:
• Bảo hiểm xã hội Việt Nam
• Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
• Bảo hiểm xã hội huyện thị, thành phố thuộc tỉnh.
BHXH tỉnh nói chung và BHXH Huyện Cẩm Xuyên nói riêng là đơn vị dự toán cấp 3 của hệ thống BHXH Việt Nam, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của BHXH tỉnh Hà Tĩnh.
2. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Cẩm Xuyên.
BHXH huyện Cẩm Xuyên có cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức của BHXH huyện Cẩm Xuyên
BHXH tỉnh
BHXH huyện
Giám đốc BHXH huyện
Bộ phận thu
Bộ phận chi
Bộ phận phụ trách kế toán
Giám đốc BHXH
- Làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cơ quan cấp trên về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được giao.
- Tổ chức, chỉ đạo và đề ra các biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện kế hoạch được giao.
Bộ phận phụ trách kế toán:
Tiếp nhận chuyển đến, chuyển đi của các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH.
- Duyệt chế độ ốm đau, thai sản
- Duyệt hồ sơ hưu trí
- Duyệt chế độ tử tuất.
Bộ phận kế toán chi:
- Lập dự toán chi hàng năm tích duyệt cấp trên
- Tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH, chế độ thai sản, nghỉ dưỡng sức.
- Đầu mối ngân hàng để tiền mặt chi trả hàng tháng theo kế hoạch cụ thể và thực hiện thanh quyết toán với BHXH cấp trên.
Bộ phận kế toán thu:
Thu BHXH các đơn vị trực thuộc thành phố, tổ chức thực hiện để hoàn thành kế hoạch hàng năm và phấn đấu thu năm sau cao hơn năm trước, tận thu các đơn vị tồn đọng nợ
3. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của BHXH huyện Cẩm Xuyên.
Huyện Cẩm Xuyên là địa bàn gồm 27 xã, có đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng hơn 6.000 người và trên 85 đơn vị tham gia BHXH.
+ Nhiệm vụ:
BHXH huyện Cẩm Xuyên là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Hà Tĩnh, thực hiện nhiệm vụ do BHXH tỉnh giao, bao gồm:
- Tiếp nhận đăng ký hưởng chế độ BHXH do BHXH tỉnh chuyển đến.
- Thực hiện việc đôn đốc, theo dõi nộp BHXH đối với người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn huyện.
- Tổ chức mạng lưới hoặc trực tiếp chi trả các chế độ BHXH cho người được hưởng trên địa bàn huyện.
+ Quyền hạn:
- Tạm ngừng hoặc từ chối chi trả cho đối tượng hưởng BHXH khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi sai phạm để hưởng chế độ BHXH.
- Uỷ quyền cho đơn vị sử dụng lao động chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản.
4. Khó khăn, thuận lợi.
Khó khăn:
- Là đơn vị có đông đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng (hơn 11.555 người) lại thường xuyên biến động.
- Thu nhập bình quân trên đầu người ở Cẩm Xuyên còn thấp, cuộc sống còn nhiều khó khăn, các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa nhiều.
- Đội ngũ cán bộ tuy đã có cố gắng, nhiệt tình trong công việc song một số trình độ về chuyên môn còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thuận lợi:
– Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của BHXH tỉnh Hà Tĩnh, huyện ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân huyện .
– Sự phối hợp của các ban ngành hữu quan, các đơn vị sử dụng lao động, các phường xã trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
– Sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên chức khắc phục khó khăn hoàn thành kế hoạch được giao.
5. Những kết quả đạt được.
Qua những năm thực hiện chính sách BHXH đổi mới, đến nay có thể khẳng định rằng những quan điểm, nội dung và phương pháp đổi mới chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước ta đã hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với mục tiêu đổi mới toàn diện đất nước. Công tác BHXH đã từng bước khẳng định tầm quan trọng và vị thế của mình đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và BHXH huyện Cẩm Xuyên nói riêng; cũng như việc đảm bảo quyền lợi về BHXH cho người lao động bằng những kết quả cụ thể. Trong những năm vừa qua, BHXH huyện Cẩm Xuyên đã đạt được những thành tích chủ yếu sau :
Về đối tượng tham gia BHXH.
Bảng 1 : Số lao động đóng BHXH ở huyện Cẩm Xuyên 2000-2002
Năm
2000
2001
2002
Số lao động(người)
3.196
3.260
3.300
(Nguồn số liệu : BHXH huyện Cẩm Xuyên)
Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy, số lao động tham gia BHXH ở huyện Cẩm Xuyên tăng dần qua các năm. Năm 2001 tăng 64 người so với năm 2000 tương ứng với tỷ lệ tăng là 2%, còn năm 2002 tăng 40 người so với năm 2001 tức là tăng 1.2%. Nguyên nhân của sự tăng thêm này là do nền kinh tế xã hội phát triển. Mặt khác do sự tuyên truyền hướng dẫn tận tình của cán bộ trong cơ quan mà mọi người lao động cũng như người sử dụng lao động hiểu rõ tầm quan trọng của BHXH và sẵn sàng tham gia đóng BHXH.
Về đối tượng được hưởng BHXH.
Từ khi mới thành lập, BHXH Cẩm Xuyên được tỉnh Hà tĩnh giao cho quản lý gần 3000 lao động được hưởng BHXH thuộc địa bàn huyện Cẩm Xuyên. Và tính đến nay số đối tượng hưởng BHXH thường xuyên trên địa bàn huyện được thể hiện dưới bảng thống kê sau :
Bảng 2 : Số lao động hưởng BHXH ở huyện cẩm Xuyên 2000-2002
Năm
2000
2001
2002
Số lao động (người)
6.121
6.340
6.997
(Nguồn số liệu : BHXH huyện Cẩm Xuyên)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, số lượng đối tượng hưởng BHXH ở huyện Cẩm Xuyên biến đổi qua các năm. Sự biến đổi không ngừng của số lượng đối tượng hưởng BHXH do những nguyên nhân chính sau :
- Hàng năm, có những người trong độ tuổi lao động đến tuổi nghỉ hưu do quy định của Bộ luật lao động (nam : 60, nữ : 55 ) về hưu và hưởng trợ cấp hưu trí.
- Có những người đang trong độ tuổi lao động có tham gia BHXH không may gặp phải những tai nạn rủi ro trong qua trình lao động, làm giảm hoặc mất khả năng lao động cũng được hưởng trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo điều lệ BHXH Việt Nam....
Ngoài ra, ta thấy số lượt người lao động hưởng BHXH huyện Cẩm Xuyên là tương đối lớn so với số lao động đóng BHXH.
Công tác thu BHXH
Từ tháng 1/1995 đến tháng 9/1995, nhiệm vụ thu BHXH do ngành thuế và tài chính đảm nhiệm, chỉ đến tháng 10/1995 BHXH huyện Cẩm Xuyên mới trực tiếp thu. Theo điều lệ BHXH, bộ phận thu phải theo ghi chép đúng của từng đơn vị, chính xác đến từng người, từng tháng. Đây là nghiệp vụ mới đặt ra mà trước đây chưa có nên bước đầu thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng đó BHXH huyện Cẩm Xuyên đã đề ra những biện pháp sau :
- Cử cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở, nắm vững tình hình lao động- quỹ lương, tình hình sản xuất kinh doanh; tận tình hướng dẫn các chế độ và các biểu mẫu mới.
- Đối chiếu thu hàng quý cũng như thanh toán chế độ ốm đau, thai sản kịp thời, chính xác được cơ sở ghi nhận.
- Kết hợp chặt chẽ với phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện, Uỷ ban nhân dân các xã... trong việc vận động hướng dẫn các cơ sở tư nhân có sử dụng từ 10 lao động trở lên thực hiện chế độ BHXH theo qui định của pháp luật.
Nhờ những biện pháp trên, BHXH đã xác định tương đối đầy đủ số đơn vị đóng trên địa bàn huyện cùng với số lao động và tổng quỹ tiền lương để xác định được số thu BHXH. Nhìn chung, công tác thu đạt được kết quả tốt, tổng thu BHXH năm sau cao hơn năm trước. Số đơn vị và số lao động tham gia BHXH tăng lên cũng là một nguyên nhân cơ bản làm cho số thu của huyện Cẩm xuyên tăng lên. Thực tế, số thu của BHXH huyện Cẩm Xuyên trong những năm qua như sau :
Bảng 3 : Công tác thu BHXH ở huyện Cẩm Xuyên 2000-2002
Năm
Kế hoạch thu
(đơn vị : triệu VNĐ)
Thực hiện thu
(đơn vị : triệu VNĐ)
Tỷ lệ thực hiện được so với kế hoạch (%)
2000
3.017
3.014
99,90
2001
3.610
3.613
100,08
2002
3.660
3.590
98,09
(Nguồn số liệu : BHXH huyện Cẩm Xuyên)
Bằng những cố gắng, BHXH huyện Cẩm xuyên đã thực hiện công tác thu với một kết quả khả quan. Hàng năm, tổng thu luôn xấp xỉ bằng chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Cụ thể, năm 2000, số tiền thu BHXH là hơn 3 tỉ đồng, đạt tỉ lệ 99,90% so với kế hoạch đã đề ra.Năm 2002, con số này lên tới gần 3,6 tỉ đồng, đạt 98,09% so với kế hoạch đã đề ra. Đặc biệt năm 2001, số tiền thu được là hơn 3,6 tỉ, vượt mức kế hoạch đã đề ra là 0,08%.
Công tác chi trả các chế độ BHXH.
BHXH huyện Cẩm Xuyên đã có nhiều cố gắng để đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Để hiểu rõ hơn về công tác chi trả cũng như những kết quả đạt được, phần II sẽ trình bày chi tiết về thực trạng chi trả BHXH ở huyện Cẩm Xuyên.
Công tác đối chiếu tờ khai và cấp sổ BHXH.
Thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo của BHXH huyện cẩm xuyên, BHXH huyện tập trung đôn đốc các cơ sở hoàn thiện tờ khai cấp sổ BHXH đã được đối chiếu, viết bổ sung sổ BHXH đã được cấp và tiếp tục đối chiếu tờ khai cấp sổ BHXH ở những đơn vị còn đông người lao động chưa được cấp sổ BHXH.
Đến ngày 31/12/2002, toàn huyện đã :
- Đối chiếu được 2.955 tờ khai cấp sổ BHXH đạt 89,54% so với số lao động đóng BHXH năm 2002.
- Cấp được 2.843 sổ BHXH, đạt 86,15% so với số lao động đóng BHXH năm 2002.
Qua công tác cấp sổ BHXH, công tác quản lý lao động, quản lý hồ sơ của các đơn vị sử dụng lao động cũng được chấn chỉnh, kiện toàn và được quan tâm hơn trước.
6. Những vấn đề còn tồn tại:
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác chi trả còn một số tồn tại cần được khắc phục.
- Quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường kéo theo sự chuyển đổi cơ chế BHXH. Sự chuyển đổi này gây ra một số vướng mắc trong việc giải quyết quyền lợi giữa một số chính sách cũ và chính sách mới, giữa thời gian đóng bảo hiểm và thời gian hưởngMặt khác, trong quy định về BHXH còn những điểm chưa thật sự phù hợp như tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ, giữa các nhóm lao độngĐiều này gây khó khăn trong tổ chức thực hiện của BHXH huyện với các đơn vị, với người lao động khi đi giải quyết quyền lợi cụ thể của họ.
- Số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh nhưng số người tham gia BHXH chỉ chiếm khoảng 40% tổng số lao động trong địa bàn huyện. Phần lớn số người tham gia BHXH đều nằm trong đối tượng bắt buộc. Các chủ sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn tìm cách tránh né hoặc cố tình vi phạm luật lao động, ký hợp đồng ngắn hạn, thậm chí không ký hợp đồng lao động, ký quyết định lương thấp hơn mức hưởng để không thực hiện việc trích nộp BHXH hoặc thực hiện hiện ở mức tượng trưng nhằm đối phó.
- Nhận thức của người lao động còn hạn chế, chưa thấy rõ được ý nghĩa của 5% tiền lương đóng BHXH để hưởng cao hơn do có phần của chủ sử dụng lao động đóng 15% tổng quỹ lương và được Nhà nước hỗ trợ, là lợi ích thiết thực lâu dài như ốm đau, thai sảnBên cạnh đó còn nhiều cơ quan chây ỳ, né tránh nợ BHXH, ý thức chấp hành điều lệ BHXH còn thấp. Do đó cần phải có những luật định chặt chẽ hơn.
Tất cả những khó khăn đó đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện công tác BHXH trên địa bàn huyện.
II. Thực trạng công tác chi trả BHXH ở huyện Cẩm Xuyên năm 2000-2002.
Có thể nói rằng : chi trả là kết quả cuối cùng của quá trình thực hiện chính sách BHXH, là khâu cuối cùng của công tác giải quyết các chính sách BHXH liên quan đến người lao động bị suy giảm sức lao động, chế độ TNLĐ- BNN, chế độ thai sản, ốm đau...cho đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH khi hoàn thành nghĩa vụ.
Bảo đảm chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng đầy đủ và nhanh chóng là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của hệ thống BHXH huyện Cẩm Xuyên.
Trong 3 năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng cơ quan vẫn không ngừng phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bảng 4 : Tình hình chi trả BHXH ở huyện Cẩm Xuyên 2000-2002
Năm
2000
2001
2002
Tổng chi (đơn vị : triệu VNĐ)
19.391,248
19.044,111
17.930,469
(Nguồn số liệu : BHXH huyện Cẩm Xuyên)
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2002, số tiền đã chi trả BHXH cho các đối tượng là hơn 56 tỉ VNĐ. Số chi từ quỹ BHXH tăng dần qua các năm là một dấu hiệu cho thấy số người tham gia BHXH ngày càng tăng. Tuy nhiên, tổng chi BHXH thì lại giảm qua các năm, điều này là do chi từ NSNN giảm. Năm 2000, tổng chi BHXH đạt gần 19,4 tỉ VNĐ thì đến năm 2001 tổng chi giảm xuống còn xấp xỉ 19 tỉ VNĐ và con số này sang năm 2002 chỉ còn gần 18 tỉ VNĐ. Tỷ lệ chi BHXH thông qua hai nguồn thể hiện qua bảng thống kê sau :
Bảng 5 : Bảng thống kê các nguồn chi BHXH ở huyện Cẩm Xuyên
2000-2002
Chỉ tiêu
năm
Chi từ ngân sách Nhà nước
(đơn vị: triệuVNĐ)
Chi từ
quỹ BHXH
(đơn vị : triệuVNĐ)
Tỉ lệ chi từ ngân sách so với tổng chi
(đơn vị:triệuVNĐ)
2000
18.015,485
1.375,763
92,91%
2001
17.459,901
1.584,210
91,92%
2002
16.601,972
2.328,497
87,70%
(Nguồn số liệu : BHXH huyện Cẩm Xuyên)
Bảng số liệu trên cho thấy rõ tỷ lệ chi từ nguồn NSNN so với tổng chi giảm dần qua các năm.
Hiện nay có 6.997 người hưởng BHXH. Đặc biệt những người đã đóng góp rất nhiều công sức của mình cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, phần lớn trong số họ có thu nhập chính từ nguồn BHXH, nhất là chế độ trợ cấp thường xuyên. Hiểu rõ vai trò quan trọng đó, ngành BHXH huyện đã thực hiện tốt công tác chi trả các chế độ BHXH.
Để thấy rõ hơn về hoạt động này tại BHXH huyện Cẩm Xuyên chúng ta cùng đi vào nghiên cứu các chế độ chi trả.
1. Tổ chức chi trả các chế độ BHXH tại huyện Cẩm Xuyên.
Phần chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH sẽ giao cho UBND các xã chịu trách nhiệm chi trả đến tận tay người hưởng.
Phần chi trả 3 chế độ ốm đau, thai sản và dưỡng sức chuyển cho người lao động thông qua các chủ sử dụng lao động.
Còn danh sách bảng lương được lập trước một tháng và gửi lên BHXH tỉnh Hà Tĩnh để BHXH tỉnh quản lý chính xác số chi của huyện. Vào ngày 4 hàng tháng, cơ quan sẽ đi lĩnh tiền ở Kho bạc và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH. BHXH huyện luôn tranh thủ sự chỉ đạo của huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện, phối kết hợp chặt chẽ với các xã trong việc rà soát, nắm chắc sự biến động về số lượng các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH ; nhờ đó đã kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp hưởng sai, hưởng quá thời gian...Đồng thời, cơ quan cũng phân công cán bộ theo dõi chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH của từng xã, tổ chức kiểm tra luân phiên việc chi trả lương hưu và trợ cấp của các xã, qua đó kịp thời cùng xã giải quyết những phát sinh hoặc rút kinh nghiệm để tổ chức chi trả ngày càng tốt hơn.
Mặc dù đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH đông, số tiền chi trả lớn, song BHXH huyện đã cùng với các xã có sự tham gia tích cực các đồng chí công an trong huyện đã thực hiện chi trả kịp thời, đủ số, đúng đối tượng, an toàn tuyệt đối, đảm bảo đến tận tay người hưởng trước ngày 15 hàng tháng.
2. Thực hiện chi trả các chế độ.
a. Chi trả chế độ ốm đau.
Những người bị ốm đau, tai nạn ( không phải tai nạn lao động) có xác nhận của y tế phải nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp ốm đau thay bằng tiền lương hoặc tiền công được quy định trong Nghị định 12/CP của Chính phủ như sau :
Các trường hợp được nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau:
Bản thân người lao động có tham gia BHXH bị ốm
Người lao động có con dưới 7 tuổi bị ốm
Người lao động thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số.
Điều kiện được hưởng trợ cấp :
Phải đóng BHXH, thời hạn hưởng trợ cấp phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH.
Có giấy xác nhận của tổ chức y tế (do Bộ y tế quy định).
Thời hạn trợ cấp và mức trợ cấp :
Đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường :
30 ngày trong một năm nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
40 ngày trong một năm nếu đã đóng BHXH từ 15 đến 30 năm.
50 ngày trong một năm nếu đóng BHXH từ 30 năm trở lên.
Đối với người làm trong ngành nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên được nghỉ dài hơn 10 ngày so với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường có thời gian tương ứng như trên.
Người lao động bị mắc các loại bệnh cần chữa trị dài ngày (theo quy định của Bộ Y tế) thì thời gian hưởng trợ cấp tối đa là 180 ngày không phụ thuộc vào thời gian đã đóng BHXH. Trường hợp hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng trợ cấp tiếp nhưng mức thấp hơn.
Người lao động thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số thì được nghỉ từ 7-20 ngày tuỳ từng trường hợp cụ thể.
Người lao động được nghỉ chăm sóc con ốm 20 ngày trong năm đối với con dưới 3 tuổi và 15 ngày trong năm đối với con từ 3- 7 tuổi.
Trong thời gian nghỉ theo quy định người lao động được hưởng trợ cấp BHXH bằng 75% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH dưới 30 năm. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bao gồm lương theo cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ (nếu có). Và đây là kết quả mà BHXH huyện đạt được, thể hiện qua bảng số liệu sau.
Bảng6 : Chi trả chế độ ốm đau năm 2000-2002.
Năm
Chỉ tiêu
Tăng giảm qua các năm
Số người được hưởng chi trợ cấp ốm đau (người)
Số tiền được hưởng
(đv : 1000 VNĐ )
Số tiền
(đv :1000 VNĐ )
Tỷ lệ (%)
2000
398
87.405
-
-
2001
417
90.574
3.169
3,63
2002
662
121.973
31.399
34,67
(Nguồn số liệu : BHXH huyện Cẩm Xuyên)
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy:
Số tiền được hưởng của năm 2001 tăng 3.169.000 VNĐ tương ứng với tỉ lệ 3,63% so với năm 2000.
Đặc biệt là năm 2002 số tiền được hưởng có sự tăng đột biến về số tuyệt đối lên tới 31.399.000 tức là tăng 34,67% so với năm 2001.
Sở dĩ qua các năm số tiền được hưởng đều tăng như vậy là do số người được hưởng BHXH tăng lên, mà số người tăng lên là do Nhà nước ngày càng quan tâm đến sức khoẻ của người lao động nên các khoản trợ cấp được giải quyết nhanh và các khoản trợ cấp cũng được tăng lên. Bên cạnh đó, số người tham gia vào BHXH càng nhiều nên khoản trợ cấp cũng tăng lên. Một số người được hưởng vì phải chăm sóc con cái ốm đau, có người được hưởng vì bận việc riêng của gia đình và còn một số người nữa vì mắc bệnh cần điều trị dài ngày.
b. Chi trả chế độ Thai sản.
Trong Nghị định 12/CP của Chính phủ quy định :
4Các trường hợp được hưởng :
Lao động nữ có thai, sinh con thứ nhất, thứ hai.
Lao động nữ nuôi con sơ sinh.
4Điều kiện :
- Có tham gia đóng góp BHXH.
4 Thời hạn hưởng và mức hưởng BHXH :
i Thời hạn.
- Khi có thai được nghỉ khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày.
- Sẩy thai nghỉ từ 20 ngày đến 30 ngày tuỳ theo tháng thai.
- Khi sinh con được nghỉ từ 4 đến 6 tháng tuỳ theo điều kiện làm việc.
- Sinh 1 lần nhiều con thì tính từ con thứ 2 trở đi, mỗi con sinh thêm mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.
- Trường hợp sau khi sinh con chết, người mẹ được nghỉ 75 ngày kể từ ngày sinh, nếu con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì người mẹ được nghỉ thêm 15 ngày kể từ khi con bị chết nhưng không quá thời hạn nghỉ sinh con theo quy định chung.
‐ Nếu nuôi con sơ sinh thì người nuôi được nghỉ cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.
iMức trợ cấp :
- Được hưởng trợ cấp bằng 100% mức tiền lương làm cơ sở đóng BHXH trước khi nghỉ trong thời hạn đã nêu.
- Được trợ cấp thêm một tháng tiền lương.
Chế độ này nhằm giúp người lao động nữ có khoản trợ cấp để thay thế cho khoản thu nhập bị mất đi do không làm việc vì sinh con. Hơn nữa, việc quy định thời gian nghỉ đã tính đến yếu tố điều kiện và môi trường lao động nhằm đảm bảo sức khoẻ cho sản phụ thuộc các nhóm lao động khác nhau.Và đây là kết quả đạt được khi thực hiện chế độ này.
Bảng 7: Chi trả chế độ thai sản 2000 -2002 .
Năm
Chỉ tiêu
Tăng giảm qua các năm
Số người được hưởng (người)
Số tiền được hưởng
(đv :1000 VNĐ )
Số tiền
(đv :1000 VNĐ)
Tỷ lệ (% )
2000
117
186.404
-
-
2001
129
187.402
+ 998
0,54
2002
119
275.378
+ 87.976
46,95
(Nguồn số liệu: BHXH huyện Cẩm Xuyên)
Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy:
Năm 2001 số tiền được hưởng tăng 998.000 VNĐ hay tăng 0,54% so với năm 2000. Điều này là do số người được hưởng trợ cấp thai sản năm 2001 nhiều hơn năm 2000. Số người được hưởng tăng lên như vậy là do số lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ và những người sinh con thứ nhất, thứ hai tương đối lớn cho nên việc tăng số tiền chi trả trợ cấp thai sản cho người tham gia đóng BHXH đó là điều tất yếu. Năm 2002 số tiền được hưởng tăng số tuyệt đối là 87.976.000 VNĐ tức 46,95%, nhưng số nguời được hưởng chế độ thai sản giảm so với năm 2001. Số người được hưởng giảm đi mà số tiền được hưởng lại tăng lên đột biến như vậy là do năm 2002 số người sinh con ít hơn năm 2001 và đặc biệt là do điều kiện và trang thiết bị y tế, thuốc men ngày càng hiện đại hơn, giá cả những trang thiết bị y tế ngày một đắt hơn, và hơn nữa ngày càng có nhiều doanh nghiệp, xuất hiện trong nhiều thành phần kinh tế, nên mức độ chi trả ngày một nhiều và tăng lên một cách đáng kể.
c. Chi trả chế độ Dưỡng sức.
Điều kiện hưởng : Người lao động đã đóng đủ BHXH theo quy định thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ khi có trong 3 điều kiện sau đây :
- Có đủ 3 năm đóng BHXH trở lên tại đơn vị mà bị suy giảm sức khoẻ.
- Sau khi điều trị nội trú hoặc ngoại trú do ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp mà chưa phục hồi sức khoẻ.
- Lao động nữ yếu sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản( kể cả trường hợp nghỉ việc do sẩy thai). Đây là kết quả BHXH huyện đã chi trả.
Bảng 8: Chi trả chế độ dưỡng sức 2000-2002
Năm
Chỉ tiêu
Tăng giảm qua các năm
Số người được hưởng
( người)
Số tiền được hưởng
(đv :1000 VNĐ )
Số tiền
(đv :1000 VNĐ)
Tỷ lệ (%)
2001
195
14.650
-
-
2002
612
101.750
+ 87.100
594,54
(Nguồn số liệu:BHXH huyện Cẩm Xuyên)
Từ bảng số liệu trên ta thấy:
Năm 2000 chưa có số liệu về chế độ dưỡng sức, vì chế độ này được thực hiện từ năm 2001 khi có quyết định số 37/2001/QĐ- TTG của Chính phủ. Năm 2002,số tiền hưởng tăng so với năm 2001 là 87.100.000 VNĐ tức là tăng 594,54%( nghĩa là tăng gần 7 lần). Lí do số tiền hưởng đạt được kết quả như vậy là do số người được nghỉ dưỡng sức nhiều hơn, có sự thay đổi về số lượng người tham gia đóng BHXH. Và số người lao động ốm đau, thai sản đều ảnh hưởng đến nhu cầu nghỉ dưỡng sức của người lao động.
d. Chi trả chế độ Hưu trí.
Nghị định số 12/CP của Chính phủ ban hành ngày 26/01/1995 quy định những đối tượng sau đây được hưởng chế độ hưu trí :
4Điều kiện :
Trong chế độ hưu trí, điều kiện để hưởng trợ cấp gồm tuổi đời và số năm đóng BHXH.
(Trong chế độ hưu trí điều kiện để hưởng trợ cấp gồm tuổi đời và số năm đóng BHXH.)
iĐể được hưởng trợ cấp hưu trí đầy đủ thì về tuổi đời :
+ Nam phải đủ 60 tuổi trong điều kiện lao động bình thường và đủ 55 tuổi nếu làm ở ngành nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, hoặc ở nơi khó khăn có phụ cấp khu vực với hệ số 0,7 trở lên, hoặc công tác ở chiến trường B,C...
+ Nữ phải có đủ 55 tuổi trong điều kiện lao động bình thường hoặc đủ 50 tuổi nếu làm ở các công việc và khu vực nêu trên như nam giới.
i Về thời gian đóng BHXH phải có đủ 20 năm đóng đối với các loại lao động và đối với các trường hợp giảm tiền thì trong đó phải có 15 năm ở ngành nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại hoặc ở nơi khó khăn gian khổ có phụ cấp với hệ số 0,7 trở lên, hoặc công tác ở chiến trường B, C, ...
i Những người nghỉ hưu nhưng được hưởng trợ cấp thấp hơn với các điều kiện sau :
+ Nam đủ 60 tuổi, nữ 55 tuổi nhưng có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20 năm.
+ Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
+ Người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại đã đóng BHXH đủ 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không phụ thuộc vào tuổi đời.
4Sự thay đổi chế độ hưu :
Ngày 12/11/1998 Chính phủ ban hành Nghị định 39/CP sửa đổi một số quy định đối với chế độ hưu như sau :
- Đối với những người đủ 55 tuổi ( đối với nam ) và 50 tuổi (đối với nữ) mà có đủ 30 năm đóng BHXH trở lên thì hưởng đủ 75% tiền lương bình quân của 5 năm cuối mà không bị trừ tỷ lệ % như trước. Còn đối với những người không đủ điều kiện được hưởng hưu đầy đủ thì thay vì trừ 2% nay chỉ trừ 1%.
- Đối với những người đã từng có 15 năm làm công việc nặng nhọc độc hại mà sau đó chuyển sang làm công việc khác có mức tiền lương thấp hơn thì khi tính tiền lương bình quân, được tính bình quân của 5 năm liền kề có mức lương cao nhất.
Chi trả lương hưu chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng chi của BHXH huyện Cẩm Xuyên trong các năm. Những người hưởng lương hưu được phân chia thành hai loại đối tượng : hưu quân đội và hưu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2966.doc