Đề tài Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

a) Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính (chỉ đo bao ranh giới thửa đất, không đo vẽ công trình quốc phòng, an ninh, công trình kiến trúc trên khu đất), trích sao hồ sơ địa chính; gửi trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính kèm theo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường;

b) Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp được ủy quyền; trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp không được uỷ quyền;

c) Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xem xét, ký và gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

 

doc86 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2729 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình; c) Văn bản ủy quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có); d) Bản sao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn các quân khu, trên địa bàn các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng, trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà có tên đơn vị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giấy tờ xác minh là đất tiếp quản hoặc có tên trong sổ địa chính của xã, phường, thị trấn được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận đã sử dụng ổn định và không có tranh chấp. 2. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau: a) Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính (chỉ đo bao ranh giới thửa đất, không đo vẽ công trình quốc phòng, an ninh, công trình kiến trúc trên khu đất), trích sao hồ sơ địa chính; gửi trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính kèm theo hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường; b) Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp được ủy quyền; trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp không được uỷ quyền; c) Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xem xét, ký và gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; d) Trong thời hạn không quá sáu (06) ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đơn vị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất 1. Tổ chức đã thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất có trách nhiệm nộp thay người trúng đấu giá, đấu thầu một (01) bộ hồ sơ gồm có: a) Văn bản công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất; b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính; c) Chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). 2. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm theo hồ sơ đến cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp. 3. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo uỷ quyền; Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cơ quan tài nguyên và môi trường gửi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã ký cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để trao cho người trúng đấu giá, đấu thầu. + Trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất cho người nhận quyền sử dụng đất thuộc trường hợp: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài được nhận QSD đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận, thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh để xử lý nợ; quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai; quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; văn bản công nhận kết quả đấu giá QSD đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách QSD đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có QSD đất chung. 1. Người nhận quyền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: a) Một trong các loại văn bản gồm biên bản về kết quả hoà giải thành về tranh chấp đất đai được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thoả thuận xử lý nợ theo hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, trÝch lôc bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung; quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức; văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật; b) Chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). 2. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm theo hồ sơ đến cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp. 3. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo uỷ quyền; Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai và cấp giấy CNQSD đất. 1.3.1. Chính sách pháp luật: Quản lý Nhà nước nói chung cũng như quản lý Nhà nước về đất đai nói riêng đều phải dựa trên cơ sở quy định của pháp luật như luật và các văn bản dưới luật. Chính sách pháp luật triệt để, rõ ràng giúp cho việc đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất được dễ dàng, nhanh chóng hơn, tránh thủ tục rườm rà; ngược lại chính sách pháp luật chồng chéo, không cụ thể, rõ ràng gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, có thể dẫn tới việc trì trệ, tranh cãi, kiện tụng. Hiện nay, chúng ta có Luật đất đai 2003, các Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường, …liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Ngoài ra ở mỗi đại phương còn có các Quyết định của UBND được sự cho phép của cấp cao hơn để phù hợp điều kiện của địa phương. Có thể nói đối với yêu cầu của người dân thì thời gian là rất quan trọng, và hầu hết ở các địa phương hiện nay, công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất thường mắc phải vấn đề đó là sự chậm trễ. Ngoài việc đảm bảo quy định chung thì mỗi địâ phương do có nhiều điều kiện khác nhau nên quy trình thực hiện cũng có những điểm khác nhau, sau đây ví dụ về quy trình cấp GCNQSD đất thành phố Vinh: a. Quy trình cấp GCNQSD đất theo hình thức cuốn chiếu: Hình thức cấp GCNQSD đất này là nhiệm vụ trọng tâm nhằm phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai lâu dài và đẩy nhanh tiến độ cấp giấy trên địa bàn thành phố. Hình thức này thực hiện cấp giấy đồng loạt theo từng khối,xóm trong thành phố. Hiện nay chủ yếu là tiếp tục giải quyết các trường hợp hồ sơ tồn đọng ở các phường, xã sau đợt thực hiện Nghị định 60/CP còn sót lại. Với những hồ sơ tồn đọng từ đợt thực hiện cấp GCNQSD đất theo Nghị định 60/CP của Chính phủ thì UBND cấp xã nơi có đất có trách nhiệm tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, bổ sung những giấy tờ cần thiết theo quy định mới và gửi lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để tiếp tục thực hiện. Với những hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu cấp GCNQSD đất nộp hồ sơ tại UBND xã được UBND xã thẩm tra xác nhận vào dơn xin cấp giấy chứng nhận các thông tin về người sử dụng đất, thời điểm, nguồn gốc sử dụng theo hiện trạng, công bố danh sách công khai các trường hợp có đủ và không đủ điều kiện cấp GCNQSD đất tại trụ sở UBND trong 15 ngày, xem xét ý kiến đóng góp và gửi lên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố. Các bước giải quyết tiếp theo được thực hiện giống như trình tự cấp GCNQSD đất theo quy định của Quyết định 146/2007/QĐ-UBND ngày 19/12/2007 của UBND tỉnh Nghệ An. Tổng thời gian thực hiện các bước giải quyết trên là 5 ngày, không kể thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính. b. Quy trình cấp GCNQSD đất theo nhu cầu của nhân dân qua trung tâm giao dịch “một cửa” Quy trình cấp GCNQSD đất theo nhu cầu qua trung tâm giao dịch “một cửa” có thể thực hiện qua sơ đồ sau: Trách nhiệm thực hiện Nội dung Bước 1: Bộ phận tiếp nhận Lập danh sách, in GCN Nhận hóa đơn đỏ Nhận thông báo nộp tiền Xác định nghĩa vụ tài chính, lập thông báo thuế Hướng dẫn dân kê khai Trả kết quả, thu phí, lệ phí Vào sổ cấp giấy, lưu hồ sơ Làm thủ tục đăng ký, phát hành văn bản Kiểm tra, ký duyệt Kiểm tra hồ sơ, lập tờ trình Thực hiện nghĩa vụ tài chính Tiếp nhận hồ sơ Phân công xử lý Thẩm tra hồ sơ Kiểm tra hồ sơ, chuyển thông tin địa chính Bước 2: Giám đốc VPĐK Bước 3: Cán bộ VPĐK Bước 4: Giám đốc VPĐK Bước 5: Bộ phận tiếp nhận Bước 6: Chi cục thuế Bước 7: Bộ phận tiếp nhận Bước 8: Người dân Bước 9: Bộ phận tiếp nhận Bước 10: VPĐK-QSD đất Bước 11: Phòng TNMT Bước 12: Lãnh đạo UBND Bước 13: Chuyên viên phòng TNMT Bước 14: Cán bộ VPĐK Bước 15: Bộ phân tiếp nhận Nội dung cấp GCNQSD đất theo nhu cầu: * Hồ sơ xin cấp GCNQSD đất bao gồm . Đơn xin cấp GCNQSD đất theo mẫu quy định. UBND cấp phường (xã) có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; trường hợp thửa đất không có giấy tờ về QSD đất quy định tại điều 50 Luật đất đai 2003 thì thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; niêm yết công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp GCNQSD đất tại trụ sở UBND phường, xã trong thời gian 15 ngày; xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp GCNQSD đất. Trường hợp đủ điều kiện thì trong vòng 5 ngày làm việc, xác nhận vào Đơn xin cấp GCNQSD đất và gh ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện. . Giấy chứng minh về QSD đất theo quy định tại điều 50 Luật đất đai 2003 (01 bản chính thức và 01 bản phô tô). . Văn bản ủy quyền xin cấp GCNQSD đất (nếu có). . Bản phô tô các giấy tờ tùy thân (CMND, hộ khẩu, …) của người sử dụng đất. Trường hợp có biến động về ranh giới thửa đất, hiện trạng tửa đất khác so với hồ sơ kỹ thuật thửa đất thì người xin cấp giấy chứng nhận thuê tổ chức có tư cách pháp nhân về đo đạc bản đồ thực hiện trích đo địa chính. Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tại trung tâm giao dịch “một cửa” thành phố Vinh sau khi có đủ các loại giấy tờ nêu trên. Nếu hồ sơ không đầy đủ thì trả lại và hướng dẫn bổ sung, nếu đầy đủ hợp lệ thì ghi phiếu tiếp nhận vào hồ sơ, vào sổ tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ cho Giám đốc Văn phòng đăng ký QSD đất. Bước 2: Trong thời hạn không quá 01 ngày làmviệc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ bộ phận tiếp nhận, Giám đốc Văn phòng đăng ký QSD đất có trách nhiệm phân công xử lý hồ sơ cho cán bộ đơn vị mình bằng phiếu giao nhiệm vụ. Bước 3: T rong thời gian không quá 10 ngày làm việc cán bộ phòng nghiệp vụ thuộc văn phòng đăng ký QSD đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết. Đối với trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì trả hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp đủ điều kiện xét cấp giấy chứng nhận thì ghi ý kiến vào phiếu thẩm tra hồ sơ, làm trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trích sao hồ sơ địa chính, viết phiếu chuyển thông tin địa chính, vào sổ chu chuyển hồ sơ. Sau đó hồ sơ được chuyển cho Giám đốc Văn phòng đăng ký QSD đất. Bước 4: Trong thời gian không quá 04 ngày làm việc, Giám đốc Văn phòng đăng ký QSD đất kiểm tra hồ sơ, phân loại hồ sơ, ký duyệt vao phiếu chuyển thông tin địa chính đối với hồ sơ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, chuyển hò sơ cho cán bộ chu chuyển hồ sơ của đơn vị. Cán bộ chu chuyển hồ sơ của Văn phòng đăng ký QSD đất có nhiệm vụ: Chuyển hồ sơ cho phòng in GCNQSD đất đối với trường hợp hồ sơ không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, nếu hồ sơ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải trích sao 01 bộ hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính gửi bộ phận tiếp nhận hồ sơ (thời gian thực hiện 01 ngày). Bước 5: Đối với trưòng hợp hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, bộ phận tiếp nhận gửi thông báo cho người sử dụng đất đến kê khai các khoản thu người sử dụng đất phải nộp, đồng thời có trách nhiệm cấp phát đầy đủ các tờ khai và hướng dẫn người sử dụng đất kê khai theo mẫu quy định; vào sổ giao nhận hố sơ về nghĩa vụ tài chính để gửi số liệu địa chính đến Chi cục thuế xác định mức nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (thời gian thực hiện không quá 01 ngày). Bước 6: Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được số liệu địa chính, Chi cục thuế có trách nhiệm xác định nghĩa vụ tài chính và gửi thông báo nộp tiền, vào sổ giao nhận hồ sơ về nghĩa vụ tài chính cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Bước 7: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nộp các khoản nghĩa vụ tài chính, bộ phận tiếp nhận hồ sơ gửi thông báo nộp nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất. Bước 8: Người sử dụng đất có trách nhiệm nộp tiền vào ngân sách Nhà nước theo thông báo gửi lại chứng từ gốc cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Bước 9: Trong thời gian không quá 01 ngày làm việc, bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm gửi: Tờ khai, thông báo nộp tiền, hóa đơn đỏ (nếu có) cho Văn phòng đăng ký QSD. Bước 10: Trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký QSD đất lập danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp GCNQSD đất, in Quyết định và giấy chứng nhận, gửi toàn bộ hồ sơ đến Phòng TNMT. Bộ phận in giấy chứng nhận, lập danh sách (03 ngày), cán bộ kiểm tra (01 ngày), Giám đốc phê duyệt (02 ngày). Bước 11: Trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc, Phòng TMMT có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, lập tờ trình trình UBND cùng cấp quyếtđịnh cấp giấy chứng nhận đối với hồ sơ đủ điều kiện; trả lại Văn phòng đăng ký QSD đất những hồ sơ không đủ điều kiện và thông báo rõ lý do. Bước 12: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình, UBND có trách nhiệm xem xét, ký và gửi lại hồ sơ cho Phòng TNMT giấy chứng nhận đối với những truờng hợp đủ điều kiện, trả lại Văn phòng đăng ký QSD đất (qua Phòng TNMT) đối với trường hợp không đủ điều kiện và thông báo rõ lý do. Bước 13: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc sau khi nhận quyết định cấp giấy chứng nhận, Phòng TNMT bàn giao toàn bộ hồ sơ cho Văn phòng đăng ký QSD đất. Bước 14: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả từ Phòng TNMT, Văn phòng đăng ký QSD đất có trách nhiệm vào sổ cấp giấy chứng nhận, lưu hồ sơ và bàn giao GCNQSD đất (bản gốc) cho bộ phận tiếp nhận. Bước 15: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận, bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm trao GCNQSD đất cho người sử dụng đất, trả hồ sơ đối với trường hợp không đủ điều kiện và thông báo rõ lý do. Tổng thời gian thực hiện là 45 ngày kể từ ngày người dân nộp hồ sơ (không tính thời gian làm các thủ tục xin xác nhận và công khai danh sách ở UBND phường, xã, không tính thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính). Nhận xét: Hai quy trình cấp GCNQSD đất trên đã thể hiện rõ ràng các trình tự thủ tục cấp GCNQSD đất. cả hai quy trình này đã có được những ưu điểm tiến bộ hơn so với quy trình trước đây khi đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc giảm bớt “cửa” khi đi làm thủ tục, thời gian tiếp nhận và xử lý hồ sơ nhanh gọn, thuận tiện và khoa học. Tuy nhiên, thời gian dành cho việc thẩm định hồ sơ của Văn phòng đăng ký QSD đất là ngắn (06 ngày đối với quy trình cấp giấy chứng nhận cuốn chiếu và 14 ngày đối với quy trình cấp giấy chứng nhận theo nhu cầu) dẫn đến dễ sai sót, đặc biệt là những hồ sơ xin cấp giấy phức tạp, vướng mắc sẽ giải quyết không kịp, sai hện với người dân, nhất là những trường hợp cần xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.Thành phố cần tiếp tục triển khai cả hai hình thức cấp GCNQSD đất trên để vừa đảm bảo tiến độ cấp GCNQSD đất vừa giải quyết các hồ sơ biến động đất đai hiệu quả. Ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất, cấp GCNQSD đất còn phải kể đến các chính sách về mẫu biểu liên quan đến cải cách hành chính, chính sách liên quan đến thuế đất đai. 1.3.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Mang tính vĩ mô và có tính dài hạn Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất rất lớn. Đây cũng là cơ sở để đánh giá tổng quát về nguồn tài nguyên đất đai, đảm bảo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đất đai, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và dự báo tài chính liên quan đến đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng của vùng, địa phương. Qua đó đưa ra hướng giải quyết cho công tác đăng ký đất, cấp GCNQSD đất. 1.3.3. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của cấp dưới Công tác quản lý Nhà nước về đất đai của cấp dưới ảnh hưởng đến công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất của cấp trên. Hiện nay, ở nhiều địa phương, nhất là cấp chính quyền cơ sở chưa thực hiện nghiêm các quy định về quản lý đất đai. Vẫn diễn ra tình trạng lãnh đạo xã, phường bao che, dung túng cho những cá nhân sai phạm. Không ít gia đình lấn chiếm đất công, đất của người khác, rồi được chính quyền "tiếp tay" làm thủ tục cấp sổ đỏ. Nhiều người ngang nhiên chiếm đoạt đất thuê, mượn. Gây khó khăn cho hoạt động cán bộ cấp trên. Công tác quản lý và sử dụng đất đai là một trong 6 lĩnh vực trọng tâm của ngành TNMT, đây là lĩnh vực có nhiều vấn đề nhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Với mục tiêu đảm bảo bền vững, thời gian tới, toàn ngành tiếp tục tăng cường, củng cố công tác quản lý đất đai ở các cấp; đảm bảo về kinh phí, nâng cao hoạt động kiểm tra, đôn đốc. Nhất là củng cố về tổ chức, bộ máy quản lý đất đai các cấp để đáp ứng nhiệm vụ trong thời kỳ mới. 1.3.4. Sự hiểu biết của nhân dân đối với công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất. Đất đai là vấn đề cực kỳ lớn, có thể gây bức xúc cả về phương diện lý luận và thực tiễn, vi mô lẫn vĩ mô, chính sách và thực thi chính sách; đối với người dân cũng như với các cấp chính quyền. Hiểu biết của nhân dân đối với vấn đề quản lý đất đai rất quan trọng. Nhân daâ nắm rõ về luật và các quy định hiện hành giúp cho cán bộ địa chính dễ dàng xử lý hồ sơ và các công tác khác liên quan đến việc đăng ký đất đai, tiến trình cấp GCNQSD đất. Đại đa số các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp, khó giải quyết; số cán bộ có khuyết điểm, làm sai, bị kỷ luật nhiều hơn cả cũng là liên quan đến đất đai. Tiêu cực, tham nhũng xảy ra cả với cán bộ lẫn người dân cũng liên quan nhiều đến đất đai...tuy nhiên, bên cạnh đó là nguyên nhân do người dân hiểu sai, làm sai, hoặc cố tình đòi hỏi những lợi ích không thể đáp ứng được. 1.3.5. Công tác kiểm kê, đo đạc bản đồ: Đây là công tác bổ trợ rất lớn dẫn đến kết quả cấp GCNQSD đất. Việc kiểm kê đất đai giúp cho việc quản lý chặt chẽ quỹ đất, đo đạc bản đồ chính xác giúp công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSD đất giảm được nhiều thời gian thanh tra kiểm tra. 2008 là năm bản lề thực hiện kế hoạch 5 năm với mục tiêu tới 2010 cơ bản hoàn thành hồ sơ địa chính trên cả nước, Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai sẽ đôn đốc các địa phương rà soát toàn diện, đẩy nhanh tiến độ công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính và lập kế hoạch triển khai tiếp nhằm giải quyết yêu cầu đến năm 2010 sẽ cơ bản hoàn thành việc đo đạc bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính trên phạm vi toàn quốc. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI VÀ CẤP GCNQSD ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 2.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố Vinh (ảnh hưởng đến việc đăng ký và cấp GCNQSD đất) 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý: Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Nghệ An cũng là đô thị trung tâm của khu vực Bắc miền Trung. Nằm trong tọa độ địa lý từ 18o38’0’’ vĩ độ Bắc và từ 105o56’30’’ đến 105o49’50’’ kinh độ Đông, với diện tích 67.51 km2. . Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc, . Phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên, . Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, . Phía Đông giáp tỉnh Hà Tĩnh và Huyện Nghi Lộc Vị trí của thành phố Vinh nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc Nam, giữa hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất đất nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía Bắc, cách Huế 350 km, cách Đà Nẵng 472 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1447 km về phía Nam. Với vị trí này, Vinh có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuậ t, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển một nền sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh cao với những ngành mũi nhọn đặc thù, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, mở rộng liên kết kinh tế trong nước và thế giới, đưa nền kinh tế của thành phố nhanh chóng hòa nhập theo xu thế chung. 2.1.1.2. Địa hình địa mạo: Địa hình của thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa biển có địa hình tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng về phía Đông Nam, độ cao trung bình từ 3 – 5 m so với mực nước biển. Thành phố Vinh có núi Quyết nằm ven bờ sông Lam ở phía Đông thành phố, dài trên 2 km, đỉnh cao nhất 101.5m, nơi đây là địa danh gắn với Phượng Hoàng Trung Đô, với sự nghiệp lẫy lừng của hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ. 2.1.1.3. Khí hậu: Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm của thành phố khoảng 23 – 24oC. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,1oC. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ thấp tuyệt đối 4oC. Với nhiệt độ cao và ổn định đảm bảo cho tổng tích nhiệt của thành phố đạt trị số 8600-9000oC, biên độ chênh lệch giữa ngày và đêm từ 5-8oC, số giờ nắng trung bình trong ngày 6 giờ. Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm toàn thành phố khoảng 200mm, chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập rung chiếm khoảng 80-85% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 8 , 9 với lượng mưa trung bình 200-500 mm, mùa này thường trùng với mùa bão lũ, áp thấp nhiệt đới nên dễ gây ra lụt ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mưa ít, lượng mưa chiếm khoảng 15-20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2 lượng mưa chỉ khoảng 20-60 mm. Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí hàng năm ở Vinh khá cao, trung bình năm dao động từ 80-90%. Độ ẩm không khí thấp nhất là 15%, độ ẩm không khí cao nhất là 100%. Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi cả năm trung bình 928 mm. Tháng 7 là tháng có lượng bốc hơi cao nhất 183 mm, tháng 2 có lượng bốc hơi thấp nhất 27 mm. Gió bão: Thành phố Vinh là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, hàng năm có một vài cơn bão đổ bộ vào với sức gió trung bình từ cấp 8-10, có khi đến cấp 12. Bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, gây nhiều hậu quả đến sản xuất và đời sống của nhân dân thành phố. 2.1.1.4. Thủy văn và nguồn nước: Trên địa bàn thành phố Vinh có các con sông chính là: sông Lam, sông Cửa Tiền, sông Đừng, trong đó sông Lam (sông Cả) là con sông lớn nhất tỉnh Nghệ An bắt nguồn từ thượng Lào, đoạn chảy qua thành phố có chiều dài 2,6 km thuộc phần hạ lưu. Ngoài ra thành phố có hệ thống ao, hồ tự nhiên và nhân tạo khá phong phú như hồ Goong, hồ Cửa nam và các ao hồ xenkẽ trong các khu dân cư. Hồ Goong là hồ nước ngọt nằm giữa trung tâm thành phố, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sạch cho thành phố, với trữ lượng khai thác khoảng 9000m3/ngày đêm. Thành phố đang hoàn thiện hệ thống cấp thoát nước sạch từ hồ Goong với công suất 19000 m3/ngày đêm. Về nước ngầm có hai lớp: Lớp trên nằm trong tầng cát ở độ sâu 0,5 – 2 m, không có áp lực. Lớp dưới nằm ở tầng cát nhỏ, ngăn cách với lớp trên bởi tầng sét pha. 2.1.1.5. Thổ nhưỡng: Thành phố Vinh có 4 nhóm đất chính (theo kết quả điều tra của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn): . Nhóm đất cát biển: loại đất này có diện tích 3.345 ha, chiếm 7,28% tổng diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở xã Nghi Pú và Hưng Lộc. Đất có thành phần cơ giới cấp hạt thô, tỉ lệ cát thường 80 – 90%, dung tích hấp thu thấp. Hàm lượng các chất dinh dưỡng như mùn, đạm, lân đều nghèo. Kali tổng số trung bình ở tất cả c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử đất trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.doc
Tài liệu liên quan