Đề tài Công tác đầu tư của Sở Giao dịch Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẨN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ BIDV HÀ NỘI 3

1.1. Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam - Lịch sử hình thành và phát triển 3

1.1.1 Lịch sử hình thành 3

1.1.2. Chức năng & Nhiệm vụ: 6

1.2 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sở Giao dịch I : 7

1.2.1. Quá trình thành lập và phát triển của chi nhánh Sở giao dịch I 7

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ chung của Sở Giao dịch I 11

1.2.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 13

1.2.3.1 Mô hình tổ chức 13

1.2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 16

1.3 Tình hình hoạt động chung 21

1.3.1 Tình hình huy động vốn 21

1.3.2. Hoạt động tín dụng 23

PHẦN 2: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA SỞ GIAO DỊCH 26

2.1 Định hướng phát triển 26

2.2 Một số đề xuất cho hoạt động đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Sở Giao dịch I. 28

2.2.1 Về đầu tư vào tài sản cố định 28

2.2.2 Đối với hoạt động đầu tư cho nguồn nhân lực 30

2.2.3 Đối với hoạt động Marketing 32

2.2.4 Đối với hoạt động đầu tư tài chính 33

KẾT LUẬN 34

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác đầu tư của Sở Giao dịch Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mãn yêu cầu quản lý theo đặc điểm của dự án và yêu cầu đòi hỏi của ngân hàng. Thứ hai: trong xây dựng cơ bản, có những tổ chức xây lắp hoạt động trong cả một vùng hoặc cả nước như các Tổng công ty xây lắp, san nền, điện lực, bưu chính viễn thông… nên việc phục vụ và quản lý đòi hỏi có một đơn vị Ngân hàng ĐT&PT phục vụ theo lĩnh vực đặc thù này trong lĩnh vực xây dựng. Thứ ba: BIDV mới bước vào hoạt động thương mại nên cần phải có một “chi nhánh đặc biệt” bên cạnh BIDV Trung ương để có thể làm thử nghiệm các nghiệp vụ mới, qua đó rút kinh nghiệm, chỉ đạo triển khai cho toàn bộ hệ thống. Thứ tư: việc thành lập Sở Giao dịch sẽ thoả mãn điều kiện là tồn tại một bộ phận phụ trách kinh doanh bên cạnh sự quản lý chung của BIDV. Nằm trong hệ thống Ngân hàng ĐT&PTVN, và thuộc khối ngân hàng Sở Giao dịch thực hiện những chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng ĐT&PTVN. Cụ thể, theo Quyết định số 76 QĐ/TCCB, Sở Giao dịch được quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác của Ngân hàng ĐT&PTVN và các nguồn vốn huy động, tiếp nhận và đi vay theo quy định hướng dẫn. Sở Giao dịch có những chức năng và nhiệm vụ là: a. Sở Giao dịch có nghĩa vụ: - Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản và các nguồn lực khác của Ngân hàng ĐT&PTVN. - Hoàn trả đầy đủ và đúng hạn tiền vốn cho khách hàng gửi tiền theo thoả thuận. - Các khoản nợ, phí thu, phí trả trong bảng tổng kết tài sản trong phạm vi số vốn do Sở Giao dịch quản lý. - Hoàn trả các khoản tín dụng do Sở Giao dịch trực tiếp vay hoặc thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng được Sở Giao dịch bảo lãnh nếu khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. - Là nơi thử nghiệm các sản phẩm mới của hệ thống Ngân hàng ĐT&PTVN như hệ thống ATM, HomeBanking. b. Sở giao dịch có quyền thực hiện các nghiệp vụ: - Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, dân cư trong nước, nước ngoài bằng đồng Việt nam và ngoại tệ. - Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh Ngân hàng. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế, theo cơ chế tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng ĐT&PTVN. - Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng ĐT&PTVN. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng ĐT&PTVN. - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán khác như: thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chi trả kiều hối, thanh toán séc và các dịch vụ Ngân hàng khác. - Kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý. - Thực hiện nguyên tắc an toàn kho quỹ, bảo hiểm tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các ấn chỉ quan trọng. Đảm bảo chi trả tiền mặt, ngân phiếu thanh toán chính xác kịp thời. - Kinh doanh chứng khoán, làm môi giới, đại lý phát hành chứng khoán. Cất trữ, quản lý, bảo quản, quản lý chứng khoán và các giấy tờ có giá, các tài sản quý cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng ĐT&PTVN. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ngân hàng ĐT&PTVN giao. 1.2.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 1.2.3.1 Mô hình tổ chức Để phù hợp và đáp ứng ngày càng cao quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh. Trải qua các giai đoạn phát triển, về số lượng, cơ cấu các phòng ban cũng như về chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban có những sự thay đổi. Gần đây nhất là Quyết định số 4589/QĐ-TCCB2 ngày 4/9/2008 của Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PTVN ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng, tổ nghiệp vụ thuộc Chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng ĐT&PTVN. Theo quyết định này, số lượng các phòng ban cũng như tên gọi, chức năng một số phòng ban có sự thay đổi, nâng số phòng ban từ 15 phòng lên 19 phòng hay nếu trước kia khối tín dụng của Ngân hàng được chia ra thành các phòng tín dụng, phòng Thẩm định, phòng quản lý tín dụng thì nay chia ra thành các phòng quan hệ khách hàng, phòng quản lý rủi ro, phòng quản trị tín dụng, phòng tài trợ dự án. Sự phân chia rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng có tác dụng giới hạn nghĩa vụ, quyền hạn trên cơ sở đó thực hiện chuyên môn hoá sâu trong một lĩnh vực hoạt động của Sở Giao dịch, đảm bảo cho các phòng thực hiện được tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, sự phân chia chỉ có tính chất tương đối bởi các phòng đều có quan hệ hữu cơ với nhau trong một tổng thể chung, phụ trợ và tăng cường cho nhau. Các phòng ban có các trưởng phòng và phó phòng. Giám đốc chi nhánh sở giao dịch 1 qua các thời kỳ: Ông Võ Xuân Phúc - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN kiêm giám đốc chi nhánh sở giao dịch 1 (3/1991- 10/1996) Ông Vũ Quốc Sáu - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT VN kiêm giám đốc chi nhánh sở giao dịch 1 (11/1996- 3/1997). Ông Lê Đào Nguyên – Giám đốc chi nhánh sở giao dịch 1 (4/1997- 6/2001) Ông Lê Văn Lộc – Gián đốc chi nhánh sở giao dịch 1 ( 7/2001- 10/2002). Ông Nguyễn Khắc Thân – Giám đốc chi nhánh sở giao dịch 1 (11/2002- 4/2005) Bà Lê Thị Kim Khuyên – Giám đốc chi nhánh sở giao dịch 1(từ 5/2005) Ban giám đốc Khối tín dụng Khối dịch vụ Khối quản lý nội bộ Khối đơn vị trực thuộc P.Quan hệ khách hàng 1 P.Quan hệ khách hàng 2 P.Quan hệ khách hàng 3 P.Quản lý rủi ro 1 P.Quản lý rủi ro 2 P.Tài trợ dự án P. Dịch vụ KH cá nhân P.Dịch vụ KH doanh nghiệp 1 P.Dịch vụ KH doanh nghiệp 2 P.Quản lý và dịch vụ kho quỹ P.Thanh toán quốc tế P.Kế hoạch tổng hợp P. Điện toán P.Tài chính kế toán P.Tổ chức nhân sự Văn phòng 2 phòng giao dịch P.Quản trị tín dụng Mô hình tổ chức Sở Giao dịch I Ngân hàng ĐT&PTVN 1.2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Các phòng ban trong Sở Giao dịch dù có những nhiệm vụ khác nhau nhưng chúng đều thực hiện những chức năng cơ bản đó là: - Là đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc giám đốc Sở Giao dịch xây dựng kế hoạch, chương trình công tác các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ được giao. - Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao, trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao, theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Sở Giao dịch. - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn, chính xác các quy trình, quy định, chế độ nghiệp vụ, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của phòng được giao, góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Sở Giao dịch. - Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Sở Giao dịch theo quy trình, nghiệp vụ. - Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin, tổng hợp và lập các báo cáo trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ của phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành của Sở Giao dịch, của BIDV và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước… Khái quát các nhiệm vụ các phòng ban như sau: * Phòng quan hệ khách hàng: hiện nay Sở Giao dịch có 3 phòng quan hệ khách hàng 1, 2, 3 trong đó: - Trong đó phòng quan hệ khách hàng 1, 2 được triển khai với khách hàng doanh nghiệp và thực hiện các công tác chính sau: + Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng bao gồm: tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển khách hàng; trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm, chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng. + Công tác tín dụng: trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng… - Phòng quan hệ khách hàng 3: được triển khai với khách hàng là cá nhân với các công tác chính: + Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng: tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng hợp cho từng nhóm sản phẩm; tiếp nhận, triển khai và thực hiện các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng cá nhân. + Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ: xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân, tư vấn cho khách hàng về việc lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV, triển khai và chịu trách nhiệm về việc thực hiện bán sản phẩm, nâng cao thị phần, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cho Sở Giao dịch. + Công tác tín dụng với khách hàng là cá nhân… * Phòng quản lý rủi ro: hiện nay Sở Giao dịch có 2 phòng quản lý rủi ro 1, 2 trong đó: - Phòng quản lý rủi ro 1 thực hiện quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: + Quản lý tín dụng: tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Sở Giao dịch; quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Sở Giao dịch, nghiên cứu áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục tín dụng; nghiên cứu, điều tra, giám sát việc thực hiện giới hạn tín dụng; phân loại nợ, trích lập phòng rủi ro, đề xuất các kế hoạch giảm nợ xấu, quản lý nợ xấu… + Quản lý rủi ro tín dụng: tham mưu, đề xuất các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng; trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng; phối hợp, hỗ trợ phòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề; chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Sở Giao dịch… - Phòng quản lý rủi ro 2: thực hiện quản lý các rủi ro khác bao gồm: + Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp: đề xuất, hướng dẫn các chương trình biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại Sở Giao dịch; áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại Sở Giao dịch; đầu mối quản lý, tổng hợp thông tin về rủi ro tác nghiệp. + Công tác phòng chống rửa tiền: tiếp thu, phổ biến các văn bản, quy định, quy chế về phòng chống rửa tiền của Nhà nước và của BIDV, tham mưu cho Giám đốc Sở Giao dịch về việc hướng dẫn thực hiện trong Sở Giao dịch; hướng dẫn, kiểm tra phòng Dịch vụ khách hàng và các phòng có liên quan trong công tác phòng chống rửa tiền. + Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO: xây dựng, giám sát, kiểm tra, cải tiến chương trình hệ thống quản lý chất lượng; đo lường mức độ đáp ứng sự hài lòng của khách hàng… + Công tác kiểm tra nội bộ: tham mưu, giúp giám đốc Sở Giao dịch xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra và giám sát nội bộ; là đầu mối phối hợp với các đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra/thanh tra/kiểm toán tại Sở Giao dịch; tham mưu cho giám đốc Sở Giao dịch xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị… * Phòng tài trợ dự án: + Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng: tham mưu, đề xuất chính sách phát triển khách hàng trong lĩnh vực tài trợ dự án; trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm tín dụng tài trợ dự án. + Công tác tín dụng: trực tiếp thẩm định từ đầu các chỉ tiêu tài chính, kinh tế- kỹ thuật, hiệu quả dự án của khách hàng theo phân cấp, uỷ quyền; theo dõi, quản lý tình hình hoạt động đầu tư dự án của khách hàng; phân loại hoặc phối hợp với phòng quan hệ khách hàng phân loại rà soát rủi ro.. * Phòng quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Sở Giao dịch; thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại rủi ro của phòng quan hệ khách hàng, gửi kết quả cho phòng quản lý rủi ro 1 để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định… * Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch đối với khách hàng cá nhân; thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước và của BIDV, phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp và các nhiệm vụ khác. * Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Sở Giao dịch hiện nay bao gồm 2 phòng: phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 1 và 2. Trong đó: - Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 1: trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch đối với các khách hàng là tổ chức doanh nghiệp; thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước và của BIDV, phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp… - Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 2: làm đầu mối thanh toán của Sở Giao dịch và thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước và của BIDV, phát hiện, báo cáo và xử lý các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp. * Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với giám đốc Sở Giao dịch về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, triển khai thực hiện các dịch vụ ngân quỹ, chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, đảm bảo an toàn tài sản của ngân hàng và của khách hàng. * Phòng thanh toán quốc tế: trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng; chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tác nghiệp và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Sở Giao dịch; phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận, phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm tài trợ thương mại; nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới trong lĩnh vực tài trợ thương mại… * Phòng kế hoạch tổng hợp: + Công tác kế hoạch tổng hợp: thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp; tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; tổ chức triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh; giúp giám đốc quản lý đánh giá tổng quan hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch. + Công tác nguồn vốn: tổ chức và thực hiện điều hành nguồn vốn, chính sách, biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn; giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng… + Công tác dịch vụ: xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ của Sở Giao dịch, đề xuất các biện pháp, các chính sách phát triển dịch vụ của Sở Giao dịch; tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, phân tích mức độ cạnh tranh trong thị trường dịch vụ ngân hàng; xây dựng chính sách Marketing, chính sách phát triển khách hàng của Sở Giao dịch; xây dựng, triển khai các chương trình quảng bá, xúc tiến kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ mới… * Phòng điện toán: thực hiện các nhiệm vụ về công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của Sở Giao dịch như đào tạo, hỗ trợ các phòng, các cán bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hỗ trợ khách hàng sử dụng các dịch vụ tiện ích và ứng dụng công nghệ cao; tham mưu, đề xuất với giám đốc về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin… * Phòng tài chính kế toán: quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế hoạch tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động hạch toán kế toán của Sở Giao dịch; thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. * Phòng tổ chức nhân sự: đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Sở Giao dịch. * Văn phòng: thực hiện công tác hành chính như: công tác văn thư; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội quy, quy định thuộc lĩnh vực văn phòng thuộc Sở Giao dịch và công tác quản trị hậu cần như: quản lý, khai thác các tài sản cố định, công cụ lao động, trang thiết bị, phương tiện vận tải, đảm bảo các công tác hậu cần, lễ tân, tiếp khách… * Các phòng giao dịch: trực thuộc Sở Giao dịch, thực hiện các nhiệm vụ giao dịch với khách hàng; huy động vốn và các hoạt động tín dụng bao gồm: quan hệ với khách hàng, quản trị tín dụng; thực hiện cung cấp các dịch vụ của ngân hàng như dịch vụ thanh toán, thu đổi ngoại tệ… 1.3 Tình hình hoạt động chung 1.3.1 Tình hình huy động vốn Sở Giao dịch có nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, linh hoạt và hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của khách hàng gửi tiền. Ngay từ khi mới ra đời, Sở Giao dịch đã là đơn vị thử nghiệm thành công các sản phẩm huy động vốn dài hạn của BIDV thông qua các đợt phát hành trái phiếu, kỳ phiếu đặc biệt là phương thức phát hành kỳ phiếu đảm bảo theo giá trị vàng để huy động vốn dài hạn 3 năm, 5 năm phục vụ đầu tư phát triển, hình thức tiết kiệm xây dựng nhà… Cho đến nay, bằng việc mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và áp dụng hệ thống công nghệ hiện đại, Sở Giao dịch đã mở rộng các quan hệ khách hàng. Sở giao dịch không chỉ tiếp tục thành công trong việc phát hành các công cụ huy động vốn dài hạn mà còn được biết đến như một địa chỉ quen thuộc, tin cậy của dân cư đến gửi tiền tiết kiệm với những hình thức huy động vốn mới như là: tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm ổ trứng vàng… Bảng: Hoạt động huy động vốn của Sở Giao dịch (2007-2009) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối % TT Tuyệt đối % TT Tuyệt đối % TT Huy động vốn 15,304,462 51% 25,919,460 69% 29,025,485 12% 1. Tiền gửi TCKT 12,760,106 75% 23,485,352 84% 26,203,885 12% - TG không kỳ hạn 3,768,506 129% 7,953,210 111% 8,568,459 8% - TG có kỳ hạn 8,991,600 59% 15,532,142 73% 17,635,426 14% 2. Tiền gửi dân cư 2,491,021 -11% 2,355,873 -5% 2,732,587 16% - TG tiết kiệm 2,130,000 -7% 1,865,230 -12% 2,196,135 18% - Kỳ phiếu 125,350 3% 95,023 -24% 121,136 27% - CC TG, trái phiếu 235,671 -38% 395,620 68% 415,316 5% 3. Huy động khác 53,335 54% 78,235 47% 89,013 14% Nguồn: Bảng số liệu tín dụng chung Sở Giao dịch I Ngân hàng ĐT&PTVN Về tổng vốn huy động: tổng vốn huy động liên tục tăng qua các năm. Nếu năm 2007, tổng vốn huy động chỉ tăng 51% so với năm 2006 thì sang đến 2 năm 2007 và 2008, tốc độ tăng của tổng vốn huy động so với năm trước đó đã đạt con số 69%. Điều này có được là kết quả tổng hợp của việc không ngừng phát triển các sản phẩm, tiện ích, nâng cao ứng dụng công nghệ của ngân hàng cũng như thực hiện phong cách giao dịch văn minh, lịch sự của cán bộ ngân hàng… Tuy nhiên mức tăng trưởng nguồn vốn 2009 so với 2008 giảm còn 12% là do cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, vốn dân cư chiếm tỷ trọng thấp, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn và tập trung vào một số khách hàng nên tính ổn định chưa cao. Về cơ cấu nguồn vốn huy động: tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm liên tục qua hai năm 2007,2008 nhưng đến năm 2009 mới được hồi phục với tỷ lệ tăng trưởng 16% so với năm 2009. Có sự biến động này là do trong những năm gần đây, tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến động và không ổn định, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008; trong nước thì lạm phát có xu hướng tăng cao, với tâm lý lo sợ đồng tiền mất giá nhưng vẫn muốn đảm bảo an toàn và sinh lời từ đồng vốn của mình, các doanh nghiệp, các cá nhân thực hiện gửi tiết kiệm vào ngân hàng và chủ yếu là dưới các hình thức ngắn cho đến trung hạn. Trong đó, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thực hiện việc giữ và gửi tiền chủ yếu phục vụ cho các mục đích chuyên dùng như việc chi trả lương cho công nhân viên hay gửi tiền trong ngân hàng để dùng cho việc chi trả các khoản vốn lưu động khác. 1.3.2. Hoạt động tín dụng Trước yêu cầu của nhiệm vụ mới chuyển hoạt động sang hoạt động đa năng tổng hợp, có thể nói tín dụng là một hoạt động then chốt của hệ thống ngân hàng. Đối với riêng Sở Giao dịch I, hoạt động tín dụng là thế mạnh của Sở Giao dịch I Ngân hàng ĐT&PTVN. Với phương châm: “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng”. Sở giao dịch đã liên tục đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các sản phẩm tín dụng có thể kể đến là: Cho vay bổ sung vốn lưu động thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Cho vay hỗ trợ vốn trong khi chờ thanh toán của chủ đầu tư. Cho vay đối ứng bằng tiền gửi Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, triết khấu bộ chứng từ Cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên Cho vay cầm cố, chiết khấu chứng từ có giá Cho vay mua nhà, ô tô trả góp Cho vay phục vụ đầu tư, phát triển Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Đồng tài trợ các dự án Các sản phẩm tín dụng trên được thực hiện thông qua các nghiệp vụ tín dụng: nghiệp vụ bảo lãnh, tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn, cho vay cầm cố chứng từ có giá… Không chỉ đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng, các hình thức tín dụng, Sở Giao dịch còn mở rộng quan hệ khách hàng, mở rộng quy mô cho vay. Không chỉ phục vụ cho vay cho những khách hàng truyền thống, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Sở Giao dịch còn chú trọng đến mở rộng quan hệ khách hàng trên nguyên tắc “Hợp tác – Phát triển - Bền vững”. Có thể nói, hoạt động tín dụng của Sở Giao dịch trong những năm qua đã phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu từ đó góp phần thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển, mở rộng hoạt động đầu tư, hoạt động thương mại. Bảng: Hoạt động cho vay tại Sở Giao dịch (2007-2009) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 STĐ % TT STĐ % TT STĐ % TT Tín dụng 5,143,976 4% 5,843,208 14% 6,970,584 19% 1. Cho vay ngắn hạn 2,059,282 5% 2,615,689 27% 3,246,845 24% 2.Cho vay trung, dài hạn TM 2,652,034 8% 2,794,254 5% 3,833,821 37% 4. Cho vay KHNN 161,000 -37% 179,623 12% 181,264 1% 5.Cho vay ủy thác, ODA 271,660 2% 253,642 -7% 245,613 -3% Nguồn: Bảng số liệu tín dụng chung Sở Giao dịch I Ngân hàng ĐT&PTVN Cùng với hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng đã tăng lên về số liệu tuyệt đối trong thời gian qua. Tổng dư nợ tín dụng, tính đến ngày 31/12/2009 đạt 6.970 tỷ đồng. Có sự tăng trưởng này chủ yếu do sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn thương mại. Đặc biệt, năm 2009 so với năm 2008 hoạt động cho vay trung và dài hạn thương mại đã tăng 37% từ 2.794 tỷ đồng lên 3.833 tỷ đồng, hoạt động cho vay ngắn hạn đã tăng 19% từ 2.615 tỷ đồng lên tới 3.246 tỷ đồng. Các hoạt động cho vay kế hoạch nhà nước tăng nhẹ vào năm 2009 và cho vay uỷ thác, ODA đã giảm dần và tăng trưởng với mức số âm. Hầu hết các lĩnh vực xin vay, nhận tài trợ từ Sở Giao dịch I lại là những lĩnh vực tập trung nhiều dự án lớn trong đó có những dự án trọng điểm của quốc gia, của vùng kinh tế mà nhu cầu vay vốn luôn ở mức cao, những lĩnh vực nhà nước ưu tiên thực hiện. Các lĩnh vực đó bao gồm: lĩnh vực xây lắp, dân dụng, công nghiệp và đầu tư vào cơ sở hạ tầng; lĩnh vực bưu chính viễn thông, lĩnh vực giao thông vận tải, lĩnh vực công nghiệp khai khoáng; lĩnh vực chế biến nông, lâm thuỷ sản; lĩnh vực chế biến hàng xuất khẩu; lĩnh vực công nghiệp năng lượng và dầu khí… Hiện tại, những dự án, công trình trọng điểm cấp quốc gia nhận được sự thu xếp vốn, vay vốn tại Sở Giao dịch I như là: Thuỷ điện Yaly, Khí Nam Côn Sơn, đường ống dẫn PM3 khí Cà Mau và các nhà máy: lọc dầu Dung Quất, Điện Cà Mau 2, Nhiệt điện Uông Bí, trục cáp quang Bắc – Nam, thuỷ điện Sơn la, hệ thống tổng đài tự động của các bưu điện địa phương. PHẦN 2: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA SỞ GIAO DỊCH 2.1 Định hướng phát triển Sở Giao dịch trên tinh thần quán triệt những tư tưởng, đường lối phát triển của Ngân hàng ĐT&PTVN với định hướng của toàn bộ hệ thống và có hiệu quả nhất đối với Sở Giao dịch trước những yêu cầu của nền kinh tế xã hội. Trong những năm tiếp, Sở Giao dịch xác định tiếp tục theo đuổi các định hướng nền tảng đã đề ra với phương châm hoạt động: “Nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả kinh doanh và phát triển an toàn, bền vững”. Có thể nói, đây là phương châm nhưng đồng thời cũng là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động, trong quản trị điều hành của Sở Giao dịch hiện nay. Bên cạnh đó, Sở Giao dịch tiếp tục khẳng định là đơn vị chủ lực, phấn đấu đi đầu của Ngân hàng ĐT&PTVN trong hội nhập, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các mục tiêu chính: Tăng trưởng bình quân huy động vốn 20-22%/năm, tăng trưởng dư nợ vay bình quân 13-15%/năm, tăng trưởng thu dịch vụ bình quân 25-27%/năm, trích đủ dự phòng rủi ro, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách và đảm bảo doanh lợi của ngân hàng. Cụ thể: - Sở Giao dịch tiếp tục đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và cân đối các nguồn vốn huy động, tăng cường việc huy động các nguồn vốn giá rẻ nhưng ổn định. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai các sản phẩm huy động mới nhằm duy trì khách hàng hiện hữu đồng thời thu hút khách hàng mới. - Thực hiện tăng trưởng tín dụng ổn định gắn liền với chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát một cách chặt chẽ. Thực hiện phục vụ khách hàng một cách trọn gói, tăng cường bán chéo sản phẩm. - Bên cạnh tăng trưởng tín dụng, Sở Giao dịch cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, thanh toán quốc tế, hoạt động ngoại hối… nhằm đa dạng hoá thu nhập, phân tán rủi ro và nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu. Với mục tiêu đặt ra cho hoạt động kinh doanh như trên, Sở Giao dịch cũng đặt ra những mục tiêu, phương hướng trong hoạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc771.doc
Tài liệu liên quan