- Đất nước ta còn nghèo, các địa phương chưa có chính sách đãi ngộ, thu hút các nhà làm công tác giáo dục.
- Chưa có các khu vui chơi, giải trí lành mạnh, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
2. Về phía gia đình:
- Thiếu hiểu biết về sự nghiệp giáo dục mà Đảng và Nhà nước cùng nhân dân đang cố gắng thực hiện.
- Chăm lo làm kinh tế gia đình, thiếu sự quan tâm đến con trẻ, buông lỏng các em khi các em đi khỏi nhà.
- Thiếu sự kết hợp với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm.
3. Về phía nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp:
- Chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên- Tổng phụ trách Đội để giáo dục đạo đức cho các em mà chỉ chú trọng vào việc dạy chữ.
- Cán bộ giáo viên trong giảng dạy có số ít đôi lúc chưa tâm huyết nhiệt tình, chưa nêu cao được khẩu hiệu:”Tất cả vì học sinh thân yêu”.
4 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 882 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Những nhu cầu thực tiễn của xã hội quyết định sự ra đời và phát triển của bất kỳ ngành khoa học nào cũng nhằm mục đích giáo dục con người phát triển toàn diện, như Bác Hồ đã nói: “Vừa hồng vừa chuyên”.
Giáo dục đào tạo đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người, tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thời đại.
Nền giáo dục Việt Nam từ xa xưa đã coi trọng đến giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách. Cho đến nay Đảng, Nhà nước, dân ta đang tạo mọi điều kiện về nhân lực để không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức Cách mạng, nhân cách Hồ Chí Minh coi đây là nền tảng và động lực để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam trên con đường công nghiệp hóa đất nước.
Trường học là môi trường giáo dục toàn diện cho học sinh, ở đây người giáo viên – Tổng phụ trách đội có một vị trí vai trò quan trọng để giáo dục đạo đức cho các em. Qua thực tiễn cho thấy làm tốt công tác Đội là quyết định sự thành công cho việc giáo dục đạo đức của học sinh. Đây là một nhiệm vụ mang tính lâu dài và cũng gặp không ít khó khăn. Hơn nữa học sinh tiểu học còn ngây thơ, hiếu động, ham chơi, dễ bắt chước. Khi tổ chức các buổi sinh hoạt Đội thì đòi hỏi người giáo viên – phụ trách Đội phải kèm cặp giúp đỡ, làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; Đồng thời cũng có nhu cầu hoàn thiện về kỹ năng, kỹ xảo phương pháp tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trong những năm học qua để thực hiện tốt điều đó, Hiệu trưởng nhà trường đã có nhiều phương pháp chỉ đạo cho toàn thể giáo viên, các tổ chức đoàn thể nhà trường nhằm phối hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức toàn diện cho các em.
Riêng bản thân tôi muốn kết hợp giữa lý luận và thực tiễn tìm ra những biện pháp cho việc thực hiện nghiêm túc tinh thần chỉ đạo trên.
Do năng lực và vốn thực tiễn còn có hạn nên không thể không còn thiếu sót. Qua đây cũng mong rằng phần nào đóng góp bổ sung thêm một số biện pháp thiết thực vào quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
A. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CƠ BẢN VÀ THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC HỌC SINH HIỆN NAY:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của ngành, chi bộ Đảng và BGH nhà trường.
- Sự ủng hộ và giúp đỡ của Hội cha mẹ học sinh cũng như của giáo viên chủ nhiệm từng khối lớp.
- Đội ngũ cán bộ – giáo viên có trình độ chuyên môn chuẩn.
- Lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh tương đối đồng đều.
2. Khó khăn:
- Môi trường xã hội phức tạp.
- Phụ huynh chưa thường xuyên quan tâm chăm sóc giáo dục đạo đức cho con em mình.
- Số ít học sinh cá biệt, chậm tiến kết quả học tập yếu, ham chơi đua đòi.
3. Thực trạng:
Do bối cảnh xã hội, do nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của nền văn hóa ngoại lai và các điều kiện khácxâm hại vào lớp trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên và nhi đồng nên đạo đức học sinh có phần bị xuống dốc. Do đó những người làm công tác giáo dục cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức học sinh.
B. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHÍNH:
1. Về phía xã hội:
- Đất nước ta còn nghèo, các địa phương chưa có chính sách đãi ngộ, thu hút các nhà làm công tác giáo dục.
- Chưa có các khu vui chơi, giải trí lành mạnh, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
2. Về phía gia đình:
- Thiếu hiểu biết về sự nghiệp giáo dục mà Đảng và Nhà nước cùng nhân dân đang cố gắng thực hiện.
- Chăm lo làm kinh tế gia đình, thiếu sự quan tâm đến con trẻ, buông lỏng các em khi các em đi khỏi nhà.
- Thiếu sự kết hợp với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm.
3. Về phía nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp:
- Chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên- Tổng phụ trách Đội để giáo dục đạo đức cho các em mà chỉ chú trọng vào việc dạy chữ.
- Cán bộ giáo viên trong giảng dạy có số ít đôi lúc chưa tâm huyết nhiệt tình, chưa nêu cao được khẩu hiệu:”Tất cả vì học sinh thân yêu”.
4. Về phía các em học sinh:
Một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, mồ côi, cha mẹ ly thân, có học sinh chậm tiến, kết quả học tập yếu kém nên sinh ra bất mãn, lười học đua đòi.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC:
Trong giáo dục, giáo viên – Tổng phụ trách Đội và tập thể sư phạm nhà trường là động lực chủ yếu đóng vai trò quyết định chất lượng giáo cdục của nhà trường. Do đó việc xây dựng tinh thần đoàn kết thống nhất trong sinh hoạt là biện pháp nhằm nâng cao khả năng giảng dạy của giáo viên và hiệu quả giáo dục đạo đức của học sinh .Muốn làm được như vậy, người giáo viên tổng phụ trách đội phải :
1. Làm tốt công tác tham mưu, phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.Nêu cao khẩu hiệu hành động”Tất cả vì học sinh thân yêu” Kỷ cương ,tình thương, trách nhiệm.
2. Tổ chức có hiệu quả việc sinh hoạt dưới cờ đầu tuần nêu gương người tốt việc tốt nhằn khích lệ tinh thần học tập của học sinh, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức cho các em ngay trong các buổi sinh hoạt đầu giờ, đầu buổi, sinh hoạt cuối tuần, kết hợp với công đoàn nhà trường đăng ký xây dựng các chỉ tiêu thi đua của phân đội, chi đội, sao nhi đồng. Các tiêu chuẩn của lớp cuối tháng có sơ tổng kết nhằm đánh giá rút kinh nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn kết nạp Đội chung của trường. Tham mưu với BGH xếp loại thi đua cho lớp, cho từng cá nhân học sinh qua mỗi tuần học để từ đó kịp thời uốn nắn sửa sai cho các em, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu từ học sinh cá biệt hoặc từ bên ngoài tác động vào.
3. Giáo dục đạo đức cho học sinh qua các buổi sinh hoạt đội, sinh hoạt dưới cờ:
- Qua mỗi lần sinh hoạt Đội, sinh hoạt dưới cờ giáo viên phải lồng ghép nội dung, ý nghĩa để giáo dục các em về thái độ, hành vi đạo đức. nêu gương người tốt việc tốt, gương vượt khó học tốt, các biểu hiện việc làm đúng sai việc nên làm và việc không nên làm.
- Giáo dục cho các em về truyền thống của dân tộc Việt Nam từ thời dựng nước và giữ nước như: Truyền thống yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm qua các bài tập đọc, đạo đức, kể chuyện, giáo dục tình yêu quê hương Đất nước, kính yêu Bác Hồ, yêu dân tộc Việt Nam, yêu lao động, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Giáo viên – Tổng phụ trách kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp quản lý chặt chẽ học sinh kể cả trong trường và ngoài xã hội. Điều này người giáo viên – Tổng phụ trách thường xuyên nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm gặp gỡ trao dổi với cha mẹ học sinh để nắm bắt thông tin kịp thời. Những việc làm của các em như: Ở nhà có vâng lời, có học bài không, ở trường các Thầy cô giáo như thế nào? với bạn đối xử ra sao? có thực hiện tốt nhiệm vụ học tập không?
5.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM.doc