MỤC LỤC Trang
Mở đầu.01
I. Khái quát địa bàn Phường III – thành phố Vị Thanh.02
1. Đặc điểm tình hình.02
2. Thuận lợi.02
3. Khó khăn.02
II. Cơ sở lý luận.02
1. Một số khái quát.02
2. Quan điểm chỉ đạo.03
III. Các hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng.04
1. Thực hiện hồ sơ.04
2. Điều tra nhu cầu học tập.04
3. Các hoạt đông.04
IV. Những ưu khuyết điểm và giải pháp tăng cường công tác giáo dục Phường III – Thành phố Vị Thanh.06
1. Ưu điểm .06
2. Khuyết điểm.07
3. Giải pháp.07
V. Kết luận.08
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2331 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công tác giáo dục trên địa bàn phường III - Thành phố Vị Thanh - tỉnh Hậu Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH HẬU GIANG
&
BÀI THU HOẠCH
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG III - THÀNH PHỐ VỊ THANH - TỈNH HẬU GIANG
Họ tên học viên: Lê Minh Thắng
Lớp: Hoàn chỉnh trung cấp lý luận chính trị - hành chính K25
Tổ: 4
Đơn vị công tác: Trung Tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang
Vị Thanh, Tháng 11/ 2010
Nhận xét của giáo viên
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Ý KIẾN CỦA ĐỊA PHƯƠNG
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
XÁC NHẬN
MỞ ĐẦU
Giáo dục là nhân tố quan trọng để phát triển nguồn lực con người, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có đạo đức, có tri thức và kỹ năng lao động, mà tri thức liên quan mật thiết đến tăng trưởng kinh tê và phát triển xã hội, nó phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quyết định cho sự phát triển bền vững. Giáo dục đào tạo nhằm phát triển toàn diện phẩm chất nhân cách con người, tạo cơ sở nền tảng cho con người tham gia vào cuộc sống xã hội và lao động thực tiễn. Giáo dục phổ thông có vai trò to lớn, nó là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Giáo dục Đại học và giáo dục nghề nghiệp lại là yếu tố trực tiếp góp phần tăng trưởng kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới hiện nay, giáo dục, đào tạo ngày càng có vai trò to lớn, nó thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức, là phương thức đặc biệt để giữ gìn, sáng tạo và phát triển văn hóa, giáo dục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua ứng dụng và thúc đẩy tiến bộ công nghệ; giáo dục và đào tạo được coi là chìa khóa của sự phát triển.
Trước vai trò to lớn của giáo dục, Đảng và Nhà nước ta tập trung lãnh, chỉ đạo công tác giáo dục, trong những năm gần đây sự nghiệp giáo nước ta thu được kết quả rất khả quan. Chất lượng giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo đã có chuyển biến. Nội dung dạy học và kiến thức của học sinh phổ thông đã có tiến bộ, toàn diện hơn. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao. Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển rộng khắp trong toàn quốc, về cơ bản đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đã được công nhận chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở.
Tuy nhiên chất lượng giáo dục vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân chưa đồng bộ, thiếu tính liên thông giữa các cấp học và các trình độ đào tạo, trong đó giáo dục nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Nội dung, phương pháp giáo dục từ mầm non đến phổ thông đã được đổi mới nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế, chương trình giáo dục đại học chậm đổi mới, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường còn thiếu thốn và lạc hậu, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.
Đứng trước những thành tựu cũng như những hạn chế chung của ngành giáo dục nước ta, riêng ở địa bàn Phường III – Thành phố Vị Thanh - tỉnh Hậu Giang thì sao? Công tác giáo dục được thực hiện như thế nào? Đây là nội dung chủ yếu mà lớp hoàn chỉnh trung cấp lý luận chính trị tìm hiểu trong chuyến đi thực tế ở địa bàn trên.
I. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN PHƯỜNG III – THÀNH PHỐ VỊ THANH - HẬU GIANG:
Đến với địa bàn này chúng tôi được nghe báo cáo kết quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng và tham quan 2 trường đó là Trường THCS Lê Quí Đôn và Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thu được kết quả sau:
1. Đặc điểm tình hình:
Phường III có 6 khu vực, diện tích tự nhiên là 1.335,91 ha, có 1582 hộ với 7156 khẩu; trong đó dân tộc Khơ-me có 222 hộ với 1056 khẩu, dân tộc Hoa có 6 hộ với 27 khẩu, dân tộc Chàm có 2 hộ với 8 khẩu. Đóng trên địa bàn phường III có các trường : Trường THPT Vị Thanh, Trường THCS Lê Quí Đôn, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi với 2 điểm lẻ. Phường còn 251 hộ nghèo và 238 hộ cận nghèo.
Với những điều kiện trên trong quá trình hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) có những thuận lợi, khó khăn cụ thể như sau:
2. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của lảnh, chỉ đạo của Đảng uỷ, HĐND, UBND phường, sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, sự hổ trợ của BGH và đội ngũ giáo viên của các trường. Cùng với sự chỉ đạo, giúp đỡ của Phòng Giáo dục- đào tạo thành phố Vị Thanh, đã tạo điều kiện cho TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả.
- Nguồn kinh phí hoạt động đầy đủ, cơ sở vật chất đảm bảo, TTHTCĐ đã có địa điểm làm việc. Các hoạt động của trung tâm từng bước hoạt động có hiệu quả.
3. Khó khăn:
- Dân cư chưa ổn định, hộ tạm trú khá nhiều. Còn rất nhiều phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học văn hóa, chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình. Từ đó các em ham chơi, lêu lổng mà bỏ bê việc học tập.
- Học sinh bỏ hoc nhiều nhưng việc vận động ra lớp còn khó khăn. Đa số các em học quá yếu, mê chơi điện tử dẫn đến bỏ học.
- Phường III có số hộ nghèo và cận nghèo khá cao cũng gây ảnh hưởng không nhỏ cho việc giáo dục con em của họ.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Một số khái quát:
Giáo dục đào tạo là lĩnh vực truyền bá, cung cấp kiến thức khoa học, kỹ thuật nhằm phát triển trí tuệ, nâng cao hiểu biết, hình thành nên nhân cách lối sống và kỹ năng lao động, thông qua đó con người có thể vận dụng trí tuệ, kỹ năng, hiểu biết vào thực tiễn.
2. Quan điểm chỉ đạo:
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do đó, xác định giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam. Bắt đầu từ Nghị quyết Đại hội IV, sau đó Đảng ta đã ra Quyết định số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục với quan điểm: xem giáo dục là bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.
Quan điểm của Đảng về đường lối phát triển giáo dục và đào tạo chủ yếu tập trung ở Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII; Kết luận của Hội nghị lần thức sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IX; Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa IX; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và thứ X. Qua các văn kiện trên thể hiện một số quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục, đào tạo như sau:
a. Giáo dục và đào tạo nhằm xây dựng con người phát triển toàn diện, có đầy đủ phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ để xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
b. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo.
c. Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, cùng với khoa học và công nghệ giáo dục, đào tạo là yếu tố quyết định góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
d. Xây dựng nền giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”
e. Giáo dục và đạo tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân; mọi người, mọi cấp chăm lo cho giáo dục và đào tạo.
f. Giáo dục và đào tạo vừa phải gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, với khoa học công nghệ và cũng cố quốc phòng an ninh, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.
g. Phát triển giáo dục và đào tạo phải theo nguyên lý: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG NĂM 2010 :
1. Thực hiện hồ sơ:
Hồ sơ chuyên môn, nghiệp vụ: TTHTCĐ đã lập và lưu trữ tốt các loại hồ sơ mở lớp: các lớp Phổ cập, lớp tập huấn và các lớp học nghề.
2. Điều tra nhu cầu học tập:
- Số phiếu phát ra: 1582/1582 hộ.
- Số phiếu thu về : 1582.
- Số người đăng ký tham gia học tập:
+ Bổ túc văn hóa: 21
+ Sửa xe gắn máy: 13
+ May gia dụng: 30
+ Điện gia dụng: 30
+ Làm tóc: 15
+ Bảo vệ : 30
+ Nuôi trồng thủy sản: 40
+ Tập huấn nông nghiệp: 45
3. Các hoạt động:
* Vận động mở lớp phổ cập:
+ Tiếp tục duy trì lớp 9 Phổ cập với 15 học viên đầu năm. Xét tốt nghiệp 9 học viên vào tháng 06 / 2010.
+ Mở lớp 6 phổ cập gồm 9 học viên khai giảng ngày 04/ 06/ 2010
+ Mở lớp 9 phổ cập có 8 học viên khai giảng ngày 04 / 06 / 2010
+ 2 học viên lớp 7 và 2 học viên lớp 8 đang gửi học tai trường THCS Lê Quí Đôn.
Tiến hành rà soát trẻ em trong độ tuổi đến trường trong địa bàn để huy động ra lớp. Thực hiện công tác tuyển sinh vào lớp 1 và lớp 6. Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1 (116 em).
Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, giúp đỡ các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đến trường. Phối hợp với đoàn thể, cán bộ trong phường vận động mạnh thường quân tặng 840.000 quyển tập và 28 xuất học bổng ( trị giá 4.400.000 đ) cho các trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, trường THCS Lê Qúi Đôn và Trường THPT Vị Thanh nhân dịp khai giảng năm học mới.
Phối hợp với cán bộ phổ cập tiếp đoàn kiểm tra công tác phổ cập để tái công nhận phường đạt chuẩn công tác phổ cập đúng độ tuổi.
Kết quả phổ cập giáo dục bậc Tiểu học đúng độ tuổi:
+ Tỉ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 147/ 147 đạt: 100 %
+ Tỉ lệ trẻ 11 tuổi tốt nghiệp Trung học: 85/ 99 đạt: 89,4 %
+ Tỉ lệ trẻ 14 tuổi tốt nghiệp Trung học: 98/ 100 đạt: 98 %
+ Tỉ lệ trẻ 11 – 14 tuổi tốt nghiệp Trung học: 356/ 374 đạt: 95,2 %
+ Số người 15 – 35 tuổi biết chữ: 1878/ 1885 đạt : 99,6 %
Kết quả phổ cập giáo dục THCS:
+ Tỉ lệ trẻ tốt nghiệp Tiểu học vào lớp 6 ( 2 hệ ): 95/96 đạt 99 %
+ Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS ( 2 hệ ) năm qua: 47/48 đạt 99 %
+ Tỉ lệ thanh thiếu niên 15 – 18 tuổi TNTHCS (2 hệ): 251/294 đạt 85,4 %
*Công tác phối hợp với các tổ chức và đoàn thể khác:
+ Tổ chức Đại hội khuyến học năm 2010.
+ Vận động mở lớp theo nhu cầu học tập của người dân: TTHTCĐ phối hợp với các ban ngành đoàn thể của phường mở các lớp dạy nghề. Phối hợp với Ban Lao Động TB- XH phường, mở một lớp Điện gia dụng gồm 30 học viên đăng ký học, khai giảng từ tháng 8, kết thúc vào tháng 12/2010.
+ Mở 1 lớp Bảo vệ 30 học viên; khai giảng ngày 24 /11/2010.
+ 1 lớp May gia dụng 30 học viên khai giảng ngày 29 / 11 /2010
+ Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ phường mở một câu lạc bộ Rau xanh gồm 20 thành viên – khu vực 6. Mỗi tháng ở 6 khu vực sinh hoạt các hội viên một lần, lồng ghép vào đó những kiến thức về chăm sóc sức khỏe gia đình, cách nuôi dạy con cái, kế hoạch hóa gia đình… Mỗi khu vực có khoảng 20-30 chị em tham dự các buổi sinh hoạt.
+ Kết hợp với tổ Kỹ thuật mở các lớp tập huấn về nông nghiệp:
2 cuộc tập huấn nuôi cá thác lác tại khu vực 3, gồm 60 thành viên tham gia.
1 cuộc tập huấn về sử dụng an toàn nông dược, 20 nông dân tham dự.
5 cuộc hội thảo đầu bờ với chuyên đề Phòng trừ Rày nâu, có 150 nông dân tham dự.
Phối hợp với Ban VH-TT tổng kết 10 năm thực hiện phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”. Tổ chức cuộc thi “Mô hình có cảnh quan môi trường sáng xanh sạch đẹp” cấp tổ nhân dân tự quản, cấp phường và cấp thành phố. Sinh hoạt các câu lạc bộ (CLB) thông tin văn nghệ, CLB hát với nhau, CLB TD-TT. Phường có 11 CLB. Mỗi CLB có từ 9 - 20 thành viên. Tổng số thành viên là 170 người. Các CLB thường xuyên tập luyện tham gia các hội thi, hội diễn do Thị Xã, Tỉnh tổ chức. Phối hợp Đoàn thanh niên tổ chức giải bóng chuyền mừng kỉ niệm ngày công an nhân dân có 60 vận động viên tham gia.
Phối hợp với Cán bộ Y tế và ban Dân số kế hoach hóa gia đình (KHHGĐ), mở lớp truyền thông dân số KHHGĐ cho các đối tượng trong độ tuổi sinh con. Mở lớp truyền thông chống bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, phòng chống dịch cúm A/H1N1, HIV/ADS, phát tờ bướm đến các hộ dân. Kiểm tra các cơ sở ăn uống trên địa bàn.
Sinh hoạt Câu lạc bộ Gia đình trẻ, 20 người dự. Kết hợp cùng khu vực vận động gia đình không sinh con lần 3.
Phối hợp với Đoàn Thanh niên tham gia làm vệ sinh môi trường, phát quang tuyến đường Trần Ngọc Quế.
Thăm và tặng quà cho 6 em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi.
Phối hợp với Công an và cán bộ Tư pháp phường mở 2 lớp Cảm hóa giáo dục cho thanh thiếu niên, có 36 đối tượng.
Phối hợp với các ban ngành đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục Pháp luật bằng nhiều phương thức như thông qua các cuộc họp, phương tiện đại chúng, tờ tin nhằm giúp cho nhân dân ngày càng am hiểu, sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật.
Phối hợp với Ban Xóa đói giảm nghèo thực hiện đổi bóng đèn Compac (tiết kiệm điện) cho 108 hộ với 199 bóng đèn. Tổ chức họp xét thoát nghèo năm 2010 (tiêu chí cũ) 53 hộ.
IV. NHƯNG ƯU KHUYẾT ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN PHƯƠNG III – THÀNH PHỐ VỊ THANH:
1. Ưu điểm:
- Xây dựng kế hoạch có dựa trên cơ sở điều tra nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn
- Chủ động liên kết, phối hợp với các ban ngành đoàn thể của phường để thực hiện kế hoạch.
- Có phối hợp chặt chẽ với Ban Giám Hiệu của các Trường cũng như cán bộ phổ cập để từ đó nắm được số lượng học sinh bỏ học và vận động học sinh bỏ học trở lại lớp.
- Công tác phổ cập bậc tiểu học và THCS đạt kết quả cao, từ công tác vận dộng đến việc phối hợp các trường để tổ chức thực hiện.
- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, giúp đỡ các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đến trường.
*Nguyên nhân:
Cấp ủy các cấp và chính quyền ở cơ sở quán triệt được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, từ đó nhận thức được trách nhiệm của mình quyết tâm trong việc lãnh, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, biến đường lối, chính sách của Đảng thành thực tiễn. Mặt khác được sự đồng tình ủng hộ và tham gia nhiệt tình của phụ huynh học sinh và các mạnh thường quân.
2. Khuyết điểm
Chưa có quy chế làm việc cụ thể của ban giám đốc TTHTCĐ, việc hoàn thành các hồ sơ của TTHTCĐ còn chậm, phân công giao nhiệm vụ chưa rõ ràng cho từng thành viên dẫn đến việc tổ chức thực hiện còn bất cập, chồng chéo.
Sau mỗi buổi tập huấn hay buổi tuyên truyền chưa thường xuyên sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ.
Việc lãnh đạo của Cấp uỷ, vấn đề quản lý điều hành của Chính quyền trong việc kết hợp phát triển kinh tế với giáo dục còn nhiều bất cập chưa đồng bộ.
* Nguyên nhân:
Do địa bàn Phường III dân cư chưa ổn định, hộ tạm trú khá nhiều. Còn rất nhiều phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học văn hóa, chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình. Từ đó gây khó khăn trong công tác vận động con em đến lớp. Phường III có số hộ nghèo và cận nghèo khá cao cũng gây ảnh hưởng không nhỏ cho công tác giáo dục con em của họ. Mặt khác do cán bộ chuyên trách của công tác giáo dục của Phường còn hạn chế kinh nghiệm dẫn đến thiếu xót trong công tác. Tất cả những điều nêu trên cũng là khó khăn trong việc áp dụng lý luận vào thực tiễn.
3. Giải pháp:
- Cấp Ủy và Chính quyền phải tập trung chỉ đạo việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
- Tăng cường phối hợp tốt các trường học, tổ chức đăng ký, huy động tích cực hơn để trẻ em vào lớp 1 đúng độ tuổi và hoàn thành tốt chương trình phổ cập giáo dục. Thực hiện triệt để việc xóa mù chữ và tái mù chữ cho những người dân trong độ tuổi.
- Thường xuyên tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục bậc mầm non và tiểu học trên địa bàn.
- Tranh thủ việc tham mưu đề xuất và phối hợp với các cơ quan hành chính cấp trên để thực hiện tốt hơn việc quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn.
- Tăng cường công tác vận động trong việc tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, kêu gọi sự tham gia của các tổ chức, cá nhân nhất là nhân dân sống trên địa bàn phường, tham gia tích cực hơn nữa vào công tác giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
- Tạo mối quan hệ tốt và có sự phối hợp chặt chẽ với các trường phổ thông trên địa bàn phường, giúp Thành phố Vị Thanh quản lý tốt các trường đang được đầu tư xây dựng, giúp cấp trên quản lý tốt hơn các giáo viên dạy trong phường. Tham gia với các trường thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục học sinh với phương châm kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
- Chính quyền cơ sở cần dựa vào Luật giáo dục (2005) để quản lý hoạt động giáo dục, đào tạo trên địa bàn phường theo thẩm quyền của mình. Ngoài ra Chính quyền cơ sở cần xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, để thực hiện được điều đó cần phải ban hành và thực hiện các chính sách, trong đó đặc biệt là chính sách giáo viên, chính sách học sinh nghèo, học sinh dân tộc, miền núi.... Dựa trên những chính sách này cán bộ phụ trách giáo dục xây dựng các biện pháp thực hiện nhằm đưa chính sách đến cho đối tượng thụ hưởng, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong giáo dục.
V. KẾT LUẬN:
Công tác giáo dục đang có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa của cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở đó Cấp ủy và chính quyền của Phường III – Thành phố Vị Thanh - Hậu Giang đã thấy được tầm quan trọng đó, nên đã quyết tâm khắc phục mọi khó khăn thách thức để lãnh, chỉ đạo và quản lý công tác giáo dục của Phường đạt được kết quả không nhỏ. Kết quả này góp phần rất lớn cho sự phát triển của ngành giáo dục tỉnh Hậu Giang nói riêng và của cả nước nói chung.
Tuy nhiên, công tác giáo dục của phường, bên cạnh những ưu điểm cũng không thể tránh khỏi những khuyết điểm, hạn chế rất cần khắc phục trong giai đoạn tiếp theo. Để có thể phát huy cao nhất những ưu điểm vốn và đồng thời khắc phục tốt những hạn chế tồn tại, Cấp Ủy và Chính quyền của Phường cần phải có giải pháp hết sức phù hợp với yêu cầu cấp thiết đang đặt ra trong giai đoạn mới, có như vậy tin rằng trong tương lai Phường sẽ có bước phát triển vượt bậc và bền vững không chỉ riêng về giáo dục mà kể về khinh tế - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.
MỤC LỤC Trang
Mở đầu...........................................................................................................01
I. Khái quát địa bàn Phường III – thành phố Vị Thanh..........................02
1. Đặc điểm tình hình...........................................................................02
2. Thuận lợi..........................................................................................02
3. Khó khăn..........................................................................................02
II. Cơ sở lý luận.............................................................................................02
1. Một số khái quát...............................................................................02
2. Quan điểm chỉ đạo...........................................................................03
III. Các hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng..............................04
1. Thực hiện hồ sơ................................................................................04
2. Điều tra nhu cầu học tập...................................................................04
3. Các hoạt đông...................................................................................04
IV. Những ưu khuyết điểm và giải pháp tăng cường công tác giáo dục Phường III – Thành phố Vị Thanh.............................................................06
1. Ưu điểm ...........................................................................................06
2. Khuyết điểm.....................................................................................07
3. Giải pháp..........................................................................................07
V. Kết luận.....................................................................................................08
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo tổng kết hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng năm 2010 và phương hướng năm 2011.
2. Giáo trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính về khoa học hành chính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GDuc (8).doc