Đề tài Công tác hạch toán kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty Dệt Kim Thăng Long

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 3

I, Ý nghĩa của việc tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. 3

1, Thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm: 3

1.1, Thành phẩm và vai trò của thành phẩm. 3

1.2 Yêu cầu quản lý thành phẩm: 4

2, Tiêu thụ thành phẩm và yêu cầu quản lý tiêu thụ. 5

2.1, Tiêu thụ thành phẩm và vai trò của tiêu thụ thành phẩm. 5

2.2, Yêu cầu quản lý tiêu thụ. 6

3, Vai trò của kế toán đối với việc quản lý thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. 7

II, Nội dung công tác kế toán thành phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp. 8

1, Yêu cầu của công tác kế toán thành phẩm. 8

2, Đánh giá thành phẩm. 9

2.1 Đánh giá thành phẩm nhập kho. 9

2.2 Đánh giá thành phẩm xuất kho. 10

3, Chứng từ sử dụng: 12

4, Kế toán chi tiết thành phẩm. 12

4.1 Phương pháp ghi thẻ song song. 12

4.2 Phương pháp đối chiếu luân chuyển 14

4.3 Phương pháp sổ số dư. 15

5, Kế toán tổng hợp thành phẩm. 16

5.1 Các tài khoản sử dụng trong kế toán tổng hợp thành phẩm. 16

5.2 Phương pháp hạch toán: 16

5.2.1 Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.(sơ đồ số 1.4) 17

5.2.2 Trường hợp doanh nghiệp áp dụng hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.(sơ đồ số 1.5) 18

5.2.3 Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng trong quá trình tổng hợp thành phẩm. 19

6. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 20

6.2 Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 21

6.3 Phương pháp hạch toán 21

III, Nội dung công tác tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp. 21

1, Tiêu thụ thành phẩm và các trường hợp hàng hoá được xác định là tiêu thụ 21

2.Tổ chức kế toán bán hàng 23

2.1 Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ theo phương pháp kê khai thường xuyên trong những doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. 23

2.1.2 Phương thức bán hàng gửi bán: (sơ đồ số1.7) 24

2.1.3 Phương thức giao hàng đại lý. 25

2.1.4 Phương thức bán hàng trả góp: (sơ đồ 1.10) 26

2.1.5 Phương thức bán hàng nội bộ.(sơ đồ 1.11) 27

2.1.6 Trường hợp doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hoá cho khách hàng.(sơ đồ 1.12) 28

2.1.7 Một số trường hợp tiêu thụ khác.(sơ đồ 1.13) 29

2.2 Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ theo phương pháp kê khai thường xuyên trong những doanh nghiệp tính thuế GTGT bằng phương pháp trực tiếp.(Sơ đồ 1.14) 30

2.3 Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ ở các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.(Sơ đồ 1.15) 31

2.4 Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ở các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.(sơ đồ 1.16) 33

2.5 Chứng từ sử dụng trong kế toán bán hàng 35

2.6 Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng theo dõi quá trình bán hàng và sử dụng kết quả tiêu thụ 35

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM Ở CÔNG TY DỆT KIM THĂNG LONG 38

I, Đặc điểm tình hình chung của công ty Dệt kim Thăng Long 38

1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dệt kim Thăng Long 38

2.Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty Dệt kim Thăng Long. 39

2.1 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. 39

2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất: 40

2.3, Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty Dệt Kim Thăng Long:(sơ đồ 2.1) 41

2.4 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty.(sơ đồ 2.2) 41

2.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán: 43

II,Thực tế công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Dệt Kim Thăng Long. 46

A.Kế toán thành phẩm 46

1, Đặc điểm thành phẩm của Công ty Dệt Kim Thăng Long. 46

2, Tình hình quản lý và hạch toán thành phẩm. 48

2.1 Đánh giá thành phẩm. 48

2.2. Kế toán chi tiết thành phẩm 50

2.2.1: Chứng từ và thủ tục Xuất - Nhập kho thành phẩm. 50

2.2.2 Thủ tục nhập kho thành phẩm . 51

2.3 Thủ tục xuất kho thành phẩm. 53

2.4 Hạch toán chi tiết thành phẩm. 54

2.5. Kế toán tổng hợp thành phẩm 56

B, Kế toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Dệt Kim Thăng long 59

1, Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Dệt kim Thăng long 59

2, Phương thức bán hàng. 59

3, Chứng từ kế toán. 61

4, Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm. 62

4.1 Kế toán tiêu thụ hàng nội địa. 62

4.1.2 Phương thức bán hàng trả chậm: 65

5, Kế toán tiêu thụ hàng xuất khẩu: 68

6, Kế toán thuế giá trị gia tăng. 69

PHẦN III : MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM Ở CÔNG TY DỆT KIM THĂNG LONG 72

I, Một số nhận xét về kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Dệt Kim Thăng Long . 72

1, Nhận xét chung 72

2,Nhận xét về công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. 73

II, Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Dệt Kim Thăng Long. 77

1, Về bộ máy và phân công trong bộ máy kế toán. 77

2,Về tổ chức kỳ hạch toán kế toán 78

3, Về chứng từ luân chuyển 78

4,Về kế toán thành phẩm 79

4.1 Về hạch toán chi tiết sản phẩm. 80

4.2 Về giá thưc tế của thành phẩm xuất kho. 80

5, Về kế toán tiêu thụ 84

5.1 Trường hợp hàng bán trả chậm 84

6, Về việc sử dụng thêm một số tài khoản 87

6.1 Bổ sung TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi; TK 159- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 87

6.2 Bổ sung thêm TK 531-Hàng bán bị trả lại và TK 532-Giảm giá hàng bán. 90

7,Về ứng dụng phần mềm kế toán. 91

8, Phân tích kinh tế về thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm . 91

 

doc96 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác hạch toán kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở công ty Dệt Kim Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i số vốn ít ỏi,máy móc thiết bị cũ và lạc hậu, công ty đã đẩy mạnh đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công ty không chỉ sản xuất hàng may mặc bằng nguyên liệu tự cung tự cấp mà giờ đây công ty còn mở rộng sản xuất bằng cách may gia công theo các đơn đặt hàng. Công ty không những cung cấp các loại quần áo cho người tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu chúng ra nước ngoài. Bên cạnh đó Ban lãnh đạo công ty còn đổi mới phương thức quản lý để đạt hiệu quả sản xuất cao, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và đóng góp nghĩa vụ đối với ngân sách ngày càng lớn. Hiện nay, Công ty có 625 người, trong đó số cán bộ công nhân viên phục vụ gián tiếp là 156 người, số lao động trực tiếp sản xuất là 469 người. Tài sản của công ty vào năm 1986 là: Vốn cố định: 22.837.617 đồng Vốn lưu động: 74.791.809 đồng Với sự cố gắng và nỗ lực của toàn doanh nghiệp, đến nay số vốn của công ty đã tăng lên đáng kể mà cụ thể là: (tính đến cuối năm 2000) Vốn cố định: 7.149.460.447 đồng Vốn lưu động: 588.430.637 đồng 2.Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty Dệt kim Thăng Long. 2.1 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty Dệt Kim Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại ngân hàng và được sử dụng con dấu theo quy định của Nhà nước. Với nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm may mặc, dệt kim và sản phẩm liên doanh liên kết phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, phụ tùng thiết bị về ngành dệt và may mặc nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất của Công ty và thị trường. Bằng sự sáng tạo, sự đổi mới, dám nghĩ dám làm của đội ngũ cán bộ công ty Dệt Kim Thăng Long mấy chục năm qua đã đưa công ty phát triển ngày càng lớn mạnh, làm ăn có hiệu quả Trong những năm gần đây, Công ty đã tìm được các đối tác làm ăn lớn trong khu vực và xuất khẩu hàng hoá sang nhiều nước trên thế giới như Hàn quốc, Đài loan, Hà lan... . 2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất: Công ty Dệt kim Thăng Long trước đây là một doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng dệt kim. Đối tượng phục vụ chủ yếu của công ty là ngành may mặc. Sau khi được sát nhập với xí nghiệp May Hà Nội thì Công ty Dệt kim Thăng Long vừa sản xuất hàng dệt kim vừa sản xuất hàng may mặc. Quá trình sản xuất phải trải qua ba quá trình chế biến liên tục, ứng với mỗi giai đoạn sản xuất là một phân xưởng với các chức năng khác nhau. Phân xưởng Dệt: là giai đoạn sản xuất khởi đầu của quá trình sản xuất sản phẩm. Nó có nhiệm vụ sản xuất ra vải mộc từ sợi bông. Chất lượng của sản phẩm sản xuất ra 70% phụ thuộc vào phân xưởng này. Phân xưởng Tẩy: Có chức năng tẩy trắng toàn bộ vải mộc của phân xưởng dệt và nhuộm màu cho số vải đó. Phân xưởng Cắt May: có nhiệm vụ cắt và may vải đã nhuộm thành sản phẩm cuối cùng. Mỗi phân xưởng đều có một quản đốc và một phó quản đốc. Tuỳ thuộc vào đặc tính của sản xuất và khối lượng công việc mà bố trí thêm hai đến ba nhân viên chuyên ngành kinh tế kỹ thuật giúp việc cho quản đốc. Tuy nhiên, từ nhiều năm trở lại đây do sự chuyển đổi cơ chế và những khó khăn chung cho ngành Dệt cho nên phân xưởng Dệt của công ty hầu như không còn hoạt động nữa. Hiện nay, công ty chủ yếu chú trọng vào sản xuất và gia công hàng may mặc theo quy trình công nghệ khép kín, các công đoạn sản xuất được thực hiện trọn vẹn trong doanh nghiệp bao gồm: Cắt - May - Là - Đóng gói - Nhập kho. 2.3, Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty Dệt Kim Thăng Long:(sơ đồ 2.1) Công ty Dệt Kim Thăng Long là một doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng dệt kim. Sau khi được sáp nhập với xí nghiệp may Hà Nội Công ty có thêm nhiệm vụ mới là may mặc và gia công hàng may mặc. Như vậy, nguyên vật liệu chính của công ty là sợi và vải. Sợi được đưa vào guồng đảo sợi rồi dệt thành vải, vải sau khi được kiểm tra được đưa vào kho vải mộc. Vải mộc qua quá trình tẩy giặt, sấy khô, kiểm tra được nhập kho vải trắng. Vải trắng được đưa sang phân xưởng nhuộm để có thành phẩm vải với màu sắc khác nhau. Vải đó lại được đưa vào phân xưởng may để tạo ra quần áo. ở phân xưởng may được tổ chức trên dây chuyền khép kín bao gồm Cắt-May-Là-Đóng gói-Nhập kho thành phẩm. 2.4 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty.(sơ đồ 2.2) Công ty Dệt kim Thăng Long là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội. Xuất phát từ yêu cầu quản lý, hệ thống quản lý của công ty được tổ chức theo hệ trực tuyến chức năng gồm 5 phòng ban và 3 phân xưởng : Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty như sau: Đứng đầu công ty là ban giám đốc dưới là các phòng ban trực thuộc làm nhiệm vụ điều hành sản xuâts kinh doanh của công ty. Ban giám đốc bao gồm: Một giám đốc và hai phó giám đốc, trong đó một phó giám đốc phụ trách về kỹ thuật , một phó giám đốc phụ trách về đời sống. -Giám đốc: điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới sự trợ giúp của các phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ. -Phó giám đốc phụ trách về kỹ thuật: -Phó giám đốc phụ trách về đời sống: phụ trách đời sống cho anh chị em công nhân đảm bảo cuộc sống cho họ cả về vật chất lẫn tinh thần. Các phòng ban chức năng của công ty bao gồm 5 phòng ban +Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ đôn đốc kiểm tra, hạch toán các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, tính đúng, tính đủ phục vụ cho việc hạch toán kế toán đảm bảo chính xác. Theo dõi các khoản thu chi tài chính để phản ánh vào các tài khoản liên quan, sau một thời gian nhất định lập báo cáo tài chính gửi giám đốc tạo điều kiện thuận lợi giúp cho ban lãnh đạo công ty đề ra các biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. +Phòng kế hoạch vật tư xuất nhập khẩu: Sau khi nhận được hợp đồng thì lên kế hoạch triển khaiviệc mua nguyên vật liệu, giao kế hoạch xuống từng phân xưởng sản xuất và chịu trách nhiệm đôn đốc sản xuất để kịp thời giao hàng đúng tiến độ đã ký với khách hàng, tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp xử lý những phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. +Phòng kỹ thuật: Trực tiếp thu mua nguyên vật liệu và sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo đúng chất lượng. Nếu sản phẩm sản xuất ra không đủ các tiêu chuẩn chất lượng do nguyên vật liệu thì phòng kỹ thuật hoàn toàn chịu trách nhiệm trước công ty về mặt kinh tế. Đồng thời, có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm loại sản phẩm hỏng, lỗi trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm. +Phòng tổ chức hành chính: Quản lý về mặt lao động, số ngày công lao động cũng như tiền công của công nhân viên trong công ty, tuyển dụng lao động khi có yêu cầu. Nắm vững thông tin về tình hình lao động sản xuất của công nhân, thường xuyên tổ chức thăm hỏi động viên anh chị em có hoàn cảnh khó khăn và giúp đỡ họ về mặt vật chất cũng như tinh thần nếu có thể. +Phòng bảo vệ dịch vụ: làm công tác dịch vụ, phục vụ thêm cho đời sống công nhân viên trong xí nghiệp 2.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán: Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản riêng tại ngân hàng và có quyền quyết định về mọi hoạt động kinh tế tài chính của mình. Cán bộ kế toán của công ty đều có trình độ đại học và có kinh nghiệm trong nghề nghiệp. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, kỳ hạch toán của công ty theo tháng dương lịch.Tổ chức công tác kế toán của công ty vận dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ,với hình thức kế toán này tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết đảm bảo các mặt của quá trình hạch toán tiến hành song song. * Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán ở công ty Dệt Kim Thăng Long(sơ đồ 2.3) Kế toán trưởng Kế toán vật liệu Kế toán tiền lương Kế toán thanh toán ,tscđ, tiêu thụ và xđkq Kế toán giá thành Thủ quỹ Sơ đồ 2.3: Kế toán trưởng: là người phụ trách chung của phòng, có trách nhiệm chỉ đạo công việc chung cho các nhân viên trong phòng cà chịu hoàn toàn trách nhiệm về những sai sót của mình trước pháp luật trong công tác quản lý tài chính của Công ty. Đồng thời cũng là người lập kế hoạch tài chính với nhà nước, báo cáo các thông tin kinh tế tài chính với giám đốc và cơ quan có thẩm quyền. Kế toán thanh toán, TSCĐ, tiêu thụ và xác định KQKD: phụ trách giao dịch với ngân hàng, có nhiệm vụ hạch toán các khoản thu, chi của công ty. Đồng thời, có nhiệm vụ hạch toán tăng, giảm TSCĐ cũng như là theo dõi, hạch toán quá trình nhập, xuất thành phẩm. Cuối mỗi tháng, xác định kết quả kinh doanh của toàn công ty. Do đơn giản hoá bộ máy kế toán lên một kế toán ở Công ty Dệt Kim Thăng Long có thể kiêm nhiều mảng kế toán . Do đó, đòi hỏi kế toán phải có trình độ, nghiệp vụ vững vàng. Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: có nhiệm vụ theo dõi và chi trả lương, thanh toán bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên. Kế toán vật liệu: theo dõi về vật liệu đưa vào sản xuất, lập kế hoạch thu mua, dự trữ NVL Kế toán giá thành: Tập hợp các chi phí phát sinh cuối tháng tính ra giá thành công xưởng của thành phẩm nhập kho. Đông thời phụ trách công việc chung khi kế toán trưởng đi vắng. Thủ quỹ: thực hiện chi các khoản như tạm ứng.. bảo quản quỹ tiền mặt của công ty. Sự phân công trong phòng tài chính kế toán của công ty tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên, theo tôi thì nên kết hợp kế toán vật liệu với kế toán tính giá thành vì giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ và cũng tránh tình trạng quá tải công việc cho kế toán thanh toán, TSCĐ, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh. Trình tự ghi sổ ở Công ty Dệt Kim Thăng Long được thể hiện qua sơ đồ 2.4 sơ đồ 2.4: trình tự kế toán ghi sổ ở công ty dệt kim thăng long Sổ quỹ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ và thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo biểu kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu II,Thực tế công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Dệt Kim Thăng Long. A.Kế toán thành phẩm 1, Đặc điểm thành phẩm của Công ty Dệt Kim Thăng Long. May mặc là một trong những nhu cầu không thể thiếu được trong xã hội loài người. Công ty Dệt Kim Thăng Long ra đời cũng chính là để thoả mãn nhu cầu đó. Chính vì thế mà sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú. Với nhiệm vụ sản xuất ra vải vóc, quần áo phục vụ cho nhu cầu về mặc của mọi đối tượng, mọi tầng lớp trong xã hội, sản phẩm của công ty chủ yếu là vải thô và các loại quần áo có kiểu cách, chủng loại, kích cỡ khác nhau như áo T-shirt, quần áo thể thao,quần áo trẻ em ........v..v..Cũng giống như các doanh nghiệp thuộc ngành Dệt- May khác, sản phẩm của công ty có những đặc điểm chính sau: + Đối với thành phẩm của phân xưởng Dệt: Thành phẩm của phân xưởng Dệt là vải mộc, đây cũng chính là nguyên liệu chính của phân xưởng May và cũng là đối tượng tiếp theo của phân xưởng Nhuộm cho nên yêu cầu về chất lượng là rất cao. Do yêu cầu khắt khe về chất lượng như vậy nên ban quản đốc cũng như nhân viên kỹ thuật kết hợp với phòng KCS kiểm tra từ chủng loại sợi đưa vào cho tới việc bố trí kim, khuy màn sao cho sản phẩm mịn, mát tay, đảm bảo chịu nhiệt và độ co theo tiêu chuẩn quy định. + Đối với thành phẩm của phân xưởng May: Thành phẩm của phân xưởng May là sản phẩm trực tiếp cho nhu cầu về mặc cho mọi đối tượng, mọi tầng lớp trong xã hội. Chính vì vậy mà các sản phẩm phải có nhiều kiểu cách, mầu sắc và kích cỡ phù hợp với người tiêu dùng. Chính đặc điểm này đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty Là sản phẩm luôn phải thay đổi kiểu dáng mầu sắc cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng do vậy công tác quản lý thành phẩm là tương đối phức tạp. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng phong phú, đa dạng và ngày càng cao của người tiêu dùng, Công ty chủ yếu tập trung vào các mặt hàng sau: -Hàng nội địa (quần và áo các loại): là sản phẩm mà công ty sản xuất ra rồi đem tiêu thụ ngay trong nước. -Hàng xuất khẩu (hàng gia công và hàng bán ra): là những sản phẩm mà Công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng của các bạn hàng nước ngoài. Những mặt hàng trên có thể được sản xuất bằng nguyên vật liệu của khách hàng (hàng gia công) nhưng cũng có thể doanh nghiệp tự cung cấp lấy. Sau khi sản xuất ra thành phẩm thì giao lại cho khách hàng rồi thu tiền đã được ký kết theo hợp đồng đặt hàng. Về chủng loại mặt hàng của công ty thì rất đa dạng và phong phú, trong đó mỗi loại có kiểu dáng, kích cỡ khác nhau. Về số lượng: ở Công ty Dệt Kim Thăng Long sản phẩm được sản xuất ra nhiều hay ít trước hết là căn cứ vào các hợp đồng kinh tế đã ký kết, đồng thời căn cứ vào nhu cầu thị trường ở từng thời kỳ. Về chất lượng: Do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao cho nên chất lượng sản phẩm cũng ngày một nâng cao. Bởi vậy cho nên mọi sản phẩm của công ty xuất ra đều phải trải qua bộ phận kiểm tra chất lượng (KCS) để đánh giá chất lượng và chỉ nhập kho những mặt hàng đạt yêu cầu. Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, mức sống người lao động không ngừng được cải thiện vì thế nhu cầu về ăn mặc ngày càng cao, mọi người đều quan tâm tới cách ăn mặc của mình sao cho đẹp hơn, lịch sự hơn, sản phẩm của ngành May mặc đã góp phần không nhỏ trong việc làm đẹp cho cuộc sống con người. Nhận thức được điều đó Công ty Dệt Kim Thăng Long đã không ngừng đổi mới và cải tiến các sản phẩm của mình cả về kiểu dáng, mẫu mã lẫn màu sắc kích cỡ của sản phẩm. Do đó, sản phẩm của công ty đã từng bước chiếm lĩnh thị trường cho đến nay sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh trong cả nước và thị trường nước ngoài. 2, Tình hình quản lý và hạch toán thành phẩm. 2.1 Đánh giá thành phẩm. Công ty Dệt Kim Thăng Long là một doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng với khối lượng lớn, công tác quản lý thành phẩm của công ty được tiến hành cả về mặt hiện vật và giá trị. Công tác hạch toán kế toán thành phẩm ở Công ty Dệt Kim Thăng Long chỉ được đánh giá theo một giá trị là giá thành công xưởng thực tế. Thành phẩm của công ty được nhập kho hàng tháng và phân ra thành các kho riêng như kho thành phẩm nội địa, kho thành phẩm xuất khẩu. Thành phẩm trong các kho được xếp theo chủng loại riêng biệt như hàng kiện, hàng rời để tiện theo dõi trong quá trình kiểm kê, nhập, xuất. ở kho: quản lý thành phẩm về mặt số lượng, chủng loại, quy cách của từng loại thành phẩm ở phòng kế toán: quản lý thành phẩm cả về mặt số lượng chủng loại cũng như về mặt giá trị. Về giá thành thực tế thành phẩm nhập kho: Cuối mỗi quý, bộ phận kế toán giá thành tập hợp chi phí và tính giá thành công xưởng thực tế của từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho căn cứ vào các khoản chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung phát sinh trong quý. Sau đó chuyển số liệu này cho kế toán thành phẩm cụ thể là: Trong quý I /2001 giá thành thực tế của một số sản phẩm nhập kho do kế toán giá thành chuyển sang như sau: Trích bảng tính giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho Quý I / 2001 Biểu 1: stt Tên sản phẩm Số lượng 621 622 627 ồgiá thành Giá thành đơn vị 1 Hàng nội địa Polo Shirt 1560 19.500.000 11.700.000 7.020.000 38.220.000 24.500 A1120 1800 21.070.000 11.040.000 6.956.000 39.870.000 22.150 Coston thêu 2325 22.203.750 13.094.250 8.172.375 44.070.575 18.955 TShirt 2250 8.010.000 4.613.500 1.665.000 14.287.500 6.350 2 Hàng xuất khẩu Blouson 5725 49.807.500 16.087.280 71.906.000 12.560 Jacket đức 5725 49.807.500 23.415.250 67.211.500 11.740 TShirt đai 1950 8.424.000 4.050.759 1.474.759 6.397 DK trẻ em 425 1.466.250 1.026.375 2.492.625 5.865 Cộng 104.386 1.010.425.000 625.780.622 304.071.000 1.940.276.622 Đối với thành phẩm xuất kho: Công ty tính giá thành thực tế của thành phẩm xuất theo phương pháp bình quân gia quyền đối với tất cả các thành phẩm xuất kho là hàng nội địa, còn hàng xuất khẩu thì giá thành thực tế của hàng xuất kho cũng là giá thực tế của thành phẩm nhập kho vì phần lớn là hàng gia công. Giá thực tế xuâ TP xuất kho = Giá thực tế TP tồn ĐK + Giá thực tế TP nhập trong kỳ Số lượng TP tồn ĐK + Số lượng TP nhập trong kỳ Ví dụ: -Giá vốn bán áo Polo Shirt (hàng nội địa) trong quý I năm 2001 là: Giá ttế của TP xuất kho = 25 x24.000 +1.560 x24.500 = 24.492 đ 25 + 1.560 Trong quý xuất đi 1.545 áo Polo Shirt. Vậy giá thành thực tế của thành phẩm xuất kho đối với áo Polo Shirt = 1.545 x 24.492 = 37.840.140 đ -Giá vốn hàng áo xuất khẩu Blouse trong kỳ chính bằng giá thành công xưởng thực tế và giá thành đơn vị thực tế của áo Blouse là 12.560 đ Do chỉ sử dụng giá thực tế nên chỉ có thể tính được giá thành xuất kho vào cuối tháng, cuối quý. Vì vậy, khi xuất kho thành phẩm để bán hoặc giới thiệu sản phẩm, kế toán chỉ ghi theo chỉ tiêu số lượng. áp dụng phương pháp tính giá này sẽ thu được kết quả chính xác, song chưa theo dõi chặt chẽ, tỉ mỉ từng mã sản phẩm, chưa phục được yêu cầu kế toán quản trị của công ty Số lượng thành phẩm xuất kho được lấy trên sổ tổng hợp xuất thành phẩm quý I /2001. Đối với các loại thành phẩm khác cũng được tính tương tự như trên. Việc tính giá thành thực tế của thành phẩm xuất kho được tiến hành ngoài hệ thống sổ kế toán. Do vậy, công ty không sử dụng bảng kê số 9- Bảng tính giá thành thực tế sản phẩm, hàng hoá vì không sử dụng giá hạch toán. Đối với thành phẩm là hàng gia công xuất khẩu thì khi xuất kho giá thành hàng xuất bán cũng chính là giá gia công thực tế cho khách hàng bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp, chi phí lương nhân công gia công, chi phí chung và các chi phí có liên quan khác. Như vậy, để quản lý thành phẩm một cách khoa học, chặt chẽ thì cán bộ công nhân viên trong công ty phải nâng cao ý thức trách nhiệm bảo quản thành phẩm nói riêng, tài sản của công ty nói chung. Đồng thời, ra các quy chế bảo quản nhập, xuất kho thành phẩm, các chứng từ nhập, xuất kho đều phải có xác nhận của thủ kho, thường xuyên kiểm kê thực tế số hàng trong kho có khớp với số liệu sổ sách không. 2.2. Kế toán chi tiết thành phẩm 2.2..1: Chứng từ và thủ tục Xuất - Nhập kho thành phẩm. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh vào chứng từ kinh tế. Cho nên, các hoạt động Nhập -Xuất kho thành phẩm diễn ra phải được lập chứng từ một cách đầy đủ, kịp thời vì đây là khâu hạch toán ban đầu đối với các nghiệp vụ Nhập- Xuất kho thành phẩm,là cơ sở pháp lý để tiến hành hạch toán kho thành phẩm. Hiện nay, việc Nhập- Xuất kho thành phẩm ở công ty sử dụng các chứng từ sau: Phiếu nhập kho thành phẩm ( mẫu số 1) Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (mẫu số 4) Phiếu xuất kho kiêm hoá đơn vận chuyển nội bộ( mẫu số 5) 2.2.2 Thủ tục nhập kho thành phẩm . Sau khi kết thúc quá trình sản xuất, những sản phẩm hoàn thành được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng, xác nhận sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, ghi rõ số lượng thực tế từng loại sản phẩm, xác nhận vào biên bản xác nhận vào biên bản kỹ thuật, sau đó sẽ được đóng gói và nhập ko thành phẩm. Phiếu nhập kho do nhân viên kinh tế phân xưởng lập gồm 4 liên: Liên 1: Do nhân viên kinh tế phân xưởng giữ Liên 2: Do phòng kế hoạch giữ Liên 3: Do phòng tài chính kế toán giữ Liên 4: Do thủ kho giữ Trình tự luân chuyển phiếu nhập kho như sau: kho thành phẩm phòng kế hoạch phòng tài vụ phân xưởng cắt may (1) ( (2) (3) 1 (1) Thành phẩm sau khi hoàn thành được phòng KCS kiểm tra đạt yêu cầu mới được nhập kho. Nhân viên kinh tế phân xưởng nhập kho chỉ theo dõi số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho rồi chuyển thủ kho. (2) Thủ kho nhận phiếu nhập kho, kiểm tra hàng nhập kho, ký nhận vào phiếu. Thủ kho giữ lại một liên làm căn cứ để ghi thẻ kho. (3) Phòng kế hoạch giữ một liên làm căn cứ theo dõi tình hình thực hiện giá trị hàng hoá và số lượng còn tồn kho trên cơ sở đó ký kết hợp đồng, giao hàng cho người mua và cung cấp tài liệu cho phòng kế toán. (4) Phòng tài vụ giữ một liên để vào sổ theo dõi tình hình Nhập- Xuất trong tháng, đồng thời cuối tháng tiến hành việc đối chiếu số liệu với kho. Phiếu nhập kho được trình bày theo mẫu số 1( xin xem trang sau) -Phòng tài vụ sau khi đối chiếu số liệu giữa hai phòng kinh doanh và phòng điều hành thì lấy số liệu tổng cộng để ghi vào sổ nhập thành phẩm. Mẫu số 2: Sổ nhập thành phẩm (hàng nội địa) Quý I / 2001 Tên sản phẩm Dư đầu kỳ Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Cộng PS quý Polo Shirt 25 500 425 635 1560 Coston thêu 50 750 780 795 2.325 TShirt 45 800 300 1050 2.150 ... ... ... ... ... ... Cộng 5.000 32.784 28.956 29.221 90.961 -Đối với hàng xuất khẩu thì cách ghi sổ có thay đổi so với hàng nội địa do có giá gia công hàng xuất khẩu, nguyên vật liệu nhập từ đơn vị bạn, Công ty thực hiện gia công hàng sau đó xuất lại cho đơn vị bạn. Sổ nhập kho thành phẩm đối với hàng xuất khẩu được trình bày theo mẫu số 3 (xin xem trang bên). Trình tự nhập kho thành phẩm ở công ty nói chung là chặt chẽ, đảm bảo cho việc nhập kho thành phẩm đúng số lượng, mặc dù thành phẩm nhập kho chỉ được theo dõi về mặt số lượng. Phiếu nhập kho của công ty cũng là chứng từ để kế toán tính lương cho công nhân theo số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho. 2.3 Thủ tục xuất kho thành phẩm. Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng tại kho của công ty kế toán sử dụng hoá đơn kiêm phiếu xuất kho. Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho là một loại chứng từ phản ánh xuất kho thành phẩm bán cho khách. Hoá đơn này được lập thành 4 liên. Liên 1: Lưu tại phòng cung tiêu Liên 2: Lưu tại phòng tài vụ Liên 3: Lưu tại kho Liên 4: Giao cho khách hàng Trình tự luân chuyển hoá đơn kiêm phiếu xuất kho như sau: phòng tài vụ phòng kế hoạch kho thành phẩm khách hàng -Phòng kế hoạch: Lập hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, một liên giao cho khách hàng, một liên chuyển phòng kế toán. Sau đó xuống kho nhận hàng cùng người mua. -Tại kho: thủ kho căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho đã có chữ ký của các bên có liên quan tiến hành giao hàng theo số lượng và chủng loại ghi trong hoá đơn và lưu một liên hoá đơn đó. Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho được trình bầy trong mẫu 4 trang bên. *Đối với việc xuất kho giao cho đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm thì khi khách hàng cầm lệnh xuất kho đã có số thực xuất lên phòng kinh doanh để nhân viên phụ trách phần đó viết phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Phiếu này được lập 3 liên: Liên 1: Lưu tại phòng kế hoạch vật tư Liên 2: Dùng để vận chuyển nội bộ Liên 3: Dùng để thanh toán. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được trình bày theo mẫu 5 trang bên. 2.4 Hạch toán chi tiết thành phẩm. Để đáp ứng yêu cầu quản lý thành phẩm, phải tổ chức kế toán chi tiết thành phẩm . ở Công ty Dệt Kim Thăng Long kế toán chi tiết được tiến hành theo trình tự sau: Các số liệu từ các chứng từ, phiếu nhập kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho được ghi chép vào thẻ kho, sổ chi tiết theo dõi nhập, xuất tồn kho của phòng tài chính kế toán, sổ theo dõi nhập, xuất tồn kho của phòng kế hoạch vật tư. Công tác hạch toán chi tiết thành phẩm được tổ chức bằng sự kết hợp chặt chẽ giữa thủ kho, phòng tài chính kế toán và phòng kế hoạch vật tư. cụ thể: ở kho: Việc hạch toán được tiến hành trên thẻ kho. Thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nhận được để nhập, xuất hàng hoá trong ngày. Đồng thời, căn cứ vào các chứng từ đó để vào thẻ kho, cuối ngày tính ra số tồn. Cách lập thẻ kho: Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm , thủ kho kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ; sau đó dùng các chứng từ nàyđể ghi vào thẻ kho số lượng thành phẩm thực nhập, thực xuất theo nguyên tắc mỗi chứng từ ghi vào một dòng theo thứ tự thời gian. Cuối tháng, thủ kho tiến hành cộng trên thẻ kho và tính ra thành phẩm tồn kho. Đồng thời tiến hành kiểm kê thành phẩm tồn kho thực tế. Mẫu thẻ kho được trình bày theo mẫu số 6 trang bên. ở phòng kế hoạch vật tư: Tiến hành ghi chép tình hình nhập, xuất thành phẩm trên sổ nhập xuất thành phẩm, số liệu trên sổ được theo dõi theo chỉ tiêu số lượng. Mẫu sổ như sau: Mẫu số 7: Sổ xuất kho thành phẩm (hàng nội địa) Quý I / 2001 Ngày Tên khách hàng Số lượng Polo Shirt Coston thêu ... TShirt 25/1 Anh Tùng 43 20 15 8 26/1 Anh Minh 35 10 15 ... ... ... ... ... ... Cộng 94.348 2.000 1.580 1.560 Mẫu sổ nhập kho thành phẩm cũng tương tự mẫu xuất kho thành phẩm. Dựa vào các sổ chi tiết này, phòng kế hoạch vật tư sẽ lập báo cáo về khả năng tiêu thụ của từng chủng loạihàng để gửi cho Ban Giám đốc để có thể quyết định hướng sản xuất của chu kỳ hạch toán tiếp theo. Tại phòng kế toán: Kế toán thành phẩm theo dõi tình hình nhập, xuất kho thành phẩm căn cứ vào các chứng từ do thủ kho và phòng kinh doanh gửi lên đã hợp lý hợp pháp chưa. Đồng thời phòng kế toán lập sổ tổng hợp nhập, xuất thành phẩm(Mẫu số 8). Cuối tháng hoặc cuối quý, thủ kho cùng nhân viên ghi chép ở phòng cung tiêu đối chiếu số liệu sau đó đối chiếu với phòng tài chính kế toán. Do cuối tháng mới tính được giá thành cho nên sau khi đối chiếu được số chính xác nhập - xuất - Tồn trong kỳ kế toán thành phẩm lập bảng kê nhập- xuất- tồn kho thành phẩm để theo dõi sự biến động của thành phẩm trên cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị và được lập riêng cho hàng nội địa , hàng xuất khẩu. Phươ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6294.doc
Tài liệu liên quan