Đề tài Công tác hạch toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại công ty TNHH kỹ thuật ASJ

Trong quá trình hội nhập hiện nay công ty có nhiều cơ hội để cạnh trạnh và phát triển. Bên cạnh đó công ty đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của khách hàng nên ngày càng tạo được uy tin của mình trên thị trường và cố gắng phấn đấu vì mục tiêu cao nhất của công ty là lợi nhuận. Công ty có quy mô và trình độ quản lý như hiện nay là cả một quá trình phấn đấu liên tục không ngừng của toàn bộ công nhân và ban giám độc công ty. Cùng với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, làm việc có kỉ luật, nhiệt tình, chu đáo công ty TNHH Thương mại và Vận tải Đức Hoàng đã tạo được nhiều thành tích đáng kể, không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên.

Đặc biệt công ty đã áp dụng hình thức ghi sổ kế toán làm nhật ký chung, bộ phận kế toán có thể ghi chép một cách dễ dàng, tính toán và phản ánh chính xác, kịp thời tính hình thực tế phát sinh trong kỳ kế toán.

 

docx44 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác hạch toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại công ty TNHH kỹ thuật ASJ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ kế toán. Lập báo cáo thuế và báo cáo thống kê theo định kỳ.Thực hiện việc kê khai và quyết toán thuế. Lập báo cáo tài chính theo quy định và theo yêu cầu của giám đốc. Thủ quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ thu chi, tiền mặt, nộp tiền và rút tiền gửi từ Ngân hàng. Tiến hành kiểm kê tồn quỹ hàng tuần và đối chiếu với số liệu với kế toán vốn bằng tiền Kế toán vốn bằng tiền: Phản ánh chính xác, kịp thời những khoản thu chi, và tình hình tăng giảm, thừa thiếu của từng lợi vốn bằng tiền. Kiểm tra thường xuyên tình hình thực hiện chế độ sử dụng và quản lý vốn bằng tiền. Phát hiện tham ô và lợi dụng tiền mặt trong kinh doanh. Thường xuyên đối chiếu số dư trên sổ quỹ với quỹ tiền mặt thực tế của thủ quỹ rồi tiến hành lập báo cáo quỹ tiền mặt định kỳ hàng tuần hoặc theo yêu cầu của kế toán trưởng và giám đốc. Thực hiện các giao dịch của ngân hàng nhưu hạch toán thu, chi qua ngân hàng, lập ủy nhiệm chi gửi đi. Đối chiếu thường xuyên giữa số tiền gửi đi tại công ty với sổ phụ ngân hàng. Theo dõi chi tiết công nợ đối với từng khách hàng và nhà cung cấp. Lập bảng theo dõi tuổi nợ để có kế hoạch xử lý phù hợp với từng khách hàng. Kế toán TSCĐ, chi phí, tiền lương: Theo dõi thời gian làm việc, lập bảng chấm công cho nhân viên công ty. Tính toán và hạch toán lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ nhân viên công ty. Theo dõi các khoán chi phí phát sinh trong hoạt động của công ty. Lập kế hoạch sử dụng chi phí sao cho hiệu quả và tiết kiệm. Theo dõi tình hình sử dụng và lập kế hoạch mua sắm, tính toán khấu hao cho tài sản cố định dùng trong công ty. Theo dõi tình hình hàng hóa nhập, xuất, tồn vầ mặt giá trị, số lượng, giá trị và ghi chép đối chiếu với số liệu của thủ kho. Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của kế toán trưởng. Kế toán doanh thu bán hàng: Tổ chức sổ sách kế toán phù hợp với tình hình bán hàng trong công ty. Theo dõi hạch toán các hóa đơn mua hàng, hóa đơn bán hàng để theo dõi tình hình bán hàng và biến động tăng giảm hàng hóa hàng ngày. Tổng hợp và báo cáo lập doanh thu hàng ngày trình giám đốc. 6. Hình thức kế toán và sổ sách kế toán áp dụng tại công ty TNHH thương mại và vận tải Đức Hoàng: 6.1. Hình thức kế toán: Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức Nhật kí chung Phương pháp tính giá thành theo phương pháp bình quân gia quyền: Giá mua hàng hóa trong kì= Số lượng hàng hóa xuất kho * Đơn giá mua BQGQ Giábình quân gia quyền = Giá thực tế của hàng tồn đầu kỳ + Giá thực tế của hàng nhập trong kỳ Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ 6.2. Hệ thống sổ sách kế toán áp dụng tại công ty: 6.2.1. Sổ tổng hợp bao gồm: Sổ cái: Là sổ tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong niên độ kế toán theo các tài khoản. Mỗi tài khoản được mở theo một hay một số trang liên tiếp trong toàn niên độ. Sổ cái cung cấp tông tin về ngày tháng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, số hiệu, ngày tháng của chứng từ, nội dung các nghiệp vụ, trang sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, số liệu tài khoản đối ứng với tài khoản này, số tiền phát sinh nợ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bảng cân đối số phát sinh: Là bảng kiểm tra tính chính xác trong việc ghi sổ của kế toán thông qua việc kiểm tra tính cân đối của các cặp số liệu trên bảng. 6.2.2.Sổ chi tiết: Thông thường được mở tùy thuộc vào nhu cầu quản lý cũng như sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Với hình thứcchứng từ ghi sổ, công ty hiện đang sử dụng các sổ chi tiết sau: Sổ quỹ tiền mặt: theo dõi thu chi tồn quỹ hàng ngày. Sổ chi tiết hàng hóa: được mở theo dõi tình hình nhập, xuất của từng loại hàng hóa xác định Sổ chi tiết tài sản cố định: được mở và theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định của công ty. Sổ chi tiết công nợ phải thu, phải trả: Được mở để theo dõi tình hình công nợ của đơn vị với khách hàng và nhà cung cấp. Sổ chi tiết thanh toán với công nhân viên được mở để theo dõi các khoản phải thnah toán với nhân viên công ty Sổ chi tiết giá vốn hàng bán: Được mở chi tiết cho từng mặt hàng tiêu thụ để theo dõi giá vốn hàng đã tiêu thụ. Căn cứ để ghi sổ này là các phiếu xuất kho, hóa đơn và các chứng từ khác có liên quan. Sổ chi tiết các doanh thu: Được mở chi tiết cho từng loại hàng bán, cơ sở ghi chép là các hóa đơn bán hàng và các chứng từ ghi giảm doanh thu. Ngoài ra công ty còn mở một số sổ chi tiết khác để phục vụ yêu cầu quản lý. Để cụ thể hơn mối quan hệ giữa các sổ trong hình thức kế toán nhật kí chung sẽ được trình bày dưới dạng sơ đồ sau: Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ nhật ký chung Bảng CĐKT Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Sổ chi tiết Báo cáo TC Sơ đồ 3: Hình thức sổ kế toán tại công ty Ghi chú: : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng. : Đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Nhật lý chung và sổ chi phí kinh doanh. Căn cứ vào Nhật kí chung để ghi váo Sổ cái các tài khoản. Cuối tháng phải khóa sổ, tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên Nhật kí chung. Tính ra tổng số phát sinh nợ, phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bẳng cân đối và phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải dảm bảo tổng số phát sinh nợ, phát sinh có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên Nhật kí chung. Tổng số dư nợ và tổng số dư có của tài khoản trên bảng cân đối phải bằng nhau. Số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối, số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiêt. 7. Những thuận lợi và khó khăn của công ty TNHH Thương Mại Và Vận Tải Đức Hoàng: 7.1. Thuận lợi: Trong quá trình hội nhập hiện nay công ty có nhiều cơ hội để cạnh trạnh và phát triển. Bên cạnh đó công ty đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của khách hàng nên ngày càng tạo được uy tin của mình trên thị trường và cố gắng phấn đấu vì mục tiêu cao nhất của công ty là lợi nhuận. Công ty có quy mô và trình độ quản lý như hiện nay là cả một quá trình phấn đấu liên tục không ngừng của toàn bộ công nhân và ban giám độc công ty. Cùng với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, làm việc có kỉ luật, nhiệt tình, chu đáo công ty TNHH Thương mại và Vận tải Đức Hoàng đã tạo được nhiều thành tích đáng kể, không ngừng nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên. Đặc biệt công ty đã áp dụng hình thức ghi sổ kế toán làm nhật ký chung, bộ phận kế toán có thể ghi chép một cách dễ dàng, tính toán và phản ánh chính xác, kịp thời tính hình thực tế phát sinh trong kỳ kế toán. Khó khăn: Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế bên cạnh những cơ hội luôn tồn tại sự thách thức và cạnh tranh của các doanh nghiệp khác đòi hỏi công ty phải thay đổi thường xuyên phương thức bán hàng và hoạt động phù hợp với từng thời kỳ. Bên cạnh đó, công ty cũng nhận thấy còn nhiều máy móc thiết bị hiện đại nhưng hiệu quả sản xuất chưa cao do vốn đầu tư hoàn toàn là vốn vay với có lãi suất cao, thời gian thu hồi vốn quá nhanh, khấu hao lớn,…do phải cạnh tranh khốc liệt. Ngoài ra còn phải kể đến vật tư, nhiên liệu như: xăng, dầu,…thường xuyên biến động và có xu hướng tăng nhanh. PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI ĐỨC HOÀNG I. Đặc điểm phần hành kế toán tại công ty TNHH Thương mại và vận tải Đức Hoàng: 1. Phần hành kế toán vốn bằng tiền : Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn SXKD thuộc tài sản lưu động của công ty được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong các quan hệ thanh toán. Vốn bằng tiền của DN là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thức tiền tệ. Trong quá trình kinh doanh, vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu thanh toán các khoản nợ, nhập mua hàng hóa, vừa là kết quả của việc tiêu thụ, thu hồi nợ. Qui mô của vốn bằng tiền phản ánh khả năng thanh toán tức thời của DN. Vốn bằng tiền của công ty bao gồm: Tiền mặt tại quỹ: đáp ứng nhu cầu chi tiêu nhanh. Tiền gửi ngân hàng: sử dụng phương thức thanh toán tiên tiến, giúp các giao dịch thương mại trong và ngoài nước nhanh chóng, tiện lợi hơn. 1.1. Chứng từ sử dụng: Đối với tiền mặt: Phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền. Hóa đơn thuế GTGT. Giấy thanh toán tiền tạm ứng... Hàng ngày mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải có phiếu thu (phiếu chi) hợp lệ. Phiếu thu (phiếu chi) được lập thành 3 liên chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc công ty ký duyệt rồi chuyển cho thủ quỹ nhập quỹ ( xuất quỹ). Trong 3 liên phiếu thu phiếu chi thì một liên được thủ quỹ giữ lại để ghi sổ, 1 liên giao cho người nộp tiền (người nhận tiền), 1 liên lưu nơi lập phiếu. Riêng đối với trường hợp chi tiền, trước khi kế toán tiền mặt lập phiếu chi cần kiểm tra sự hợp lệ của các giấy đề nghị chi tiền. Ngoài phiếu thu (phiếu chi) kế toán tiền mặt còn lập biên lai thu tiền, biên lai thu tiền được lập như phiếu thu Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý nhập, xuất quỹ tiền mặt. Do hàng ngày đều nhận được tiền hàng từ cửa hàng gửi về cho nên thủ quỹ phải tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt thực tế và đối chiếu với số liệu thủ quỹ tiền mặt với sổ kế toán tiền mặt của kế toán vốn bằng tiền. Đối với tiền gửi ngân hàng: Giấy báo nợ, giấy báo có. Bản sao kê của ngân hàng( kèm theo ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu...) Sổ phụ ngân hàng. Hóa đơn thuế GTGT. Chứng từ khác có liên quan... 1.2.Tài khỏan và sổ sách sử dụng: Tài khoản sử dụng : Tài khoản tiền mặt: Tài khoản 111: tiền mặt. Tài khoản 1111: tiền VNĐ. Tài khoản 1112: ngoại tệ. Tài khoản tiền gửi ngân hàng: Tài khoản 112: tiền gửi ngân hàng. Tài khoản 1121: tiền gửi ngân hàng VIB. Sổ sách sử dụng: Đối với tiền mặt: Sổ nhật kí chung, sổ cái 111. Sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật kí thu tiền, sổ quỹ, sổ chi tiết quỹ tiến mặt. Đối với tiền gửi ngân hàng: Sổ nhật kí chung, sổ cái 112. Sổ tiền gửi ngân hàng. 1.3.Quy trình hạch toán: Chứng từ kế toán:Chứng từ thanh toán,Phiếu thu, phiếu chi Nhật kí chung Sổ cái 111, 112 Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ quỹ TK 111, 112 Ghi chú: :Ghi hàng ngày :Đối chiếu ,kiểm tra : Ghi cuối tháng Hằng ngày ,từ các phiếu thu ,phiếu chi ,các chứng từ thanh toán… kế toán vào Nhật ký chung, sổ quỹ TK111,112.Từ Nhật ký chung vào sổ cái Tk 111,112… -Cuối tháng căn cứ vào sổ cái kế toán ghi Bảng cân đối số phát sinh. - Cuối quý kế toán tổng hợp số liệu vào Báo cáo tài chính Ví dụ: ngày 31/10 công ty trả lương cho nhân viên quản lý: Căn cứ vào bảng chấm công và bảng thanh toán lương tháng 10. Căn cứ vào phiếu chi, kế toán vào nhật ký chung. Căn cứ các số liệu ghi trên Nhật ký chung để ghi vào sổ cái TK111 Cuối quý kế toán cộng số liệu trên Sổ Cái ,lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng ,số liệu trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. Phần hành tiền lương : Các phòng ban Bảng chấm công Tính, lập bảng thanh toán lương Chi lương Kế toán lương Thủ quỹ Phòng hành chính nhân sự chịu trách tuyển dụng, quản lý và đào tạo. Tất cả các nhân viên được tuyển dụng đều được ghi chép trên một báo cáo và được giám đốc phê duyệt. Trên báo cáo này nêu rõ về phân công vị trí, trách nhiệm công việc, mức lương cũng như các khoản phúc lợi. Báo cáo được lập thành 2 bản, 1 bản dùng để vào sổ nhân sự và hồ sơ nhân viên được lưu tại phòng nhân sự, bản còn lại được chuyển tới phòng kế toán đêt kế toán tiền lương làm căn cứ tính lương. Định kỳ hàng tháng, bảng chấm công được lập riêng cho từng phòng ban. Mọi thời gian làm việc, nghỉ việc hay vắng mặt của nhân viên được ghi chép hàng ngày vào bảng chấm công. Căn cứ vào bảng chấm công và các chứng từ liên quan do các bộ phận khác gửi tới, kế toán tiền lương kiểm tra tất cả các chứng từ này nhằm đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của chứng từ. Sau đó, kế toán tiến hành tính lương, thưởng, phụ cấp và các khoản khấu trừ (nếu có) bằng việc lấy số thời gian lao động thực tế nhân với mức lương đã được phê duyệt bởi phòng nhân sự cho từng nhân viên, từng bộ phận. Các khoản trích lương được dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành. Sau khi tính toán xong kế toán lập bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng để làm căn cứ thanh toán cho nhân viên. Bên cạnh đó kế toán cũng phải lập bảng kê các khoản phải trả, phải nộp về các khoản trích theo lương để làm cơ sở cho việc kiểm tra việc thanh toán lương cho nhân viên và thanh toán nghĩa vụ với cơ quan chức năng. Trên cơ sở các bảng thanh toán lương và các chứng từ kèm theo, kế toán tiến hành vào sổ lương và sổ cái, đồng thời ciết các phiếu chi lương và gửi kèm bảng thanh toán tiền lương cho thủ quỹ sau khi được kế toán trưởng ký duyệt. Thủ quỹ nhận được phiếu chi lương kèm bảng thanh toán lương thì tiến hành kiểm tra đối chiếu tên, số tiền giữa phiếu chi lương và danh sách nhân viên trên bảng thanh toán tiền lương. Sau khi kiểm tra xong, thủ quỹ tiến hành chi lương cho nhân viên và yêu cầu nhân viên đó ký nhận. Phần hành tài sản cố định. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế, các bộ phận khi có nhu cầu mua tài sản cố định phục vụ cho công tác tại bộ phận mình lập các tục xin mua và giám đốc phê duyệt. Khi được duyệt mua sẽ được chuyển cho nhân viên thu mua(thuộc phòng kinh doanh) để lập đơn đặt hàng nêu rõ số lượng, chủng loại, quy cách hàng hóa sẽ được lập thành 3 liên ( 2 liên gửi cho người bán, 1 gửi cho phòng kế toán, 1 gửi tới bộ phận nhận hàng để làm căn cứ đối chiếu). Hàng hóa sau khi mua về sẽ được nhân viên nhận hàng (tại phòng kỹ thuật) căn cứ vào đơn đặt hàng để tiến hành kiểm tra, xác định đúng số lượng, chủng loại. Sau đó nhân viên nhận hàng sẽ lập biên bản nhận hàng và chuyển tới bộ phận có nhu cầu. Sau khi TSCĐ được đưa vào sử dụng, kế toán TSCĐ tiến hành lập sổ TSCĐ và sổ theo dõi tài sản cố định tại nơi sử dụng, định kỳ tiến hành trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Phần hành tiêu thụ Phòng KD Ký kết HĐ bán Hàng KT Doanh thu Giám đốc Thủ kho KT thanh toán Phê duyệt Lập hóa đơn GTGT Nhập hàng Theo dõi đốc thúc công nợ Đối với nghiệp vụ bán buôn: Phòng kinh doanh có trách nhiệm tìm kiếm đơn đặt hàng có số lượng lớn. Khi nhận được các đơn đặt hàng từ khách hàng, phòng kinh doanh phải phối hợp với các phòng ban khác để xem công ty có đủ khả năng cung cấp hay không. Sau khi đã xác nhận được khả năng cung cấp của công ty và một số điều kiện khác, phòng gkinh doanh sẽ tiến hành lập hợp đồng và trình giám đốc. Tại phòng kế toán, kế toán doanh thu dựa trên hợp đồng kinh tế để tiến hành lập hóa đơn bán hàng và phiếu xuất kho. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho sẽ tiến hành xuất hàng hóa giao cho người vận chuyển hoặc giao trực tiếp cho các bên thu mua tùy hình thức giao hàng mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế. Kế toán thanh toán có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải thu của khách hàng và đốc thúc việc thu hồi công nợ Đối với nghiệp vụ bán lẻ: Theo phương thức này các hàng hoá được được bày sẵn tại cửa hàng, người mua tự do chọn những hàng hoá mình cần. Nhân viên bán hàng là người trực tiếp thu tiền của khách hàng và giao hàng cho khách hàng, phương thức thanh toán chủ yếu là tiền mặt. Hoạch toán quá trình lưu chuyển hàng hóa: Hoạch toán quá trình mua hàng hóa: Trình tự luân chuyển theo sơ đồ sau: nghiệp vụ mua hàng hoá Phòng KD Đề nghị mua hàng KTT Ký duyệt mua Phòng kinh doanh Đơn đặt hàng Nhân viên nhậnhàng Kiểm nhận Thủ kho Nhận hàng Thủ quỹ Chi tiền Kế toán Ghi sổ hi sổ Nghiệp vụ BH Giải trình sơ đồ: Căn cứ vào bản điều tra nhu cầu thị trường và tình hình tiêu thụ tại cửa hàng, phòng kinh doanh sẽ tiến hành lập danh sách các mặt hàng cần nhập về, lập đề nghị mua hàng và trình giám đốc, kế toán trưởng ký duyệt. Tiếp đó, phòng kinh doanh lập đơn đặt hàng gửi cho nhà cung cấp và tiến hành ký các hợp đồng kinh tế cần thiết. Khi nhà cung cấp giao hàng tới nhân viên kiểm nhận thuộc phòng kế toán sẽ tiến hành kiểm nhận hàng hóa trên cơ sở đảm bảo số lượng, chất lượng, quy cách hàng hóa như trong thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng kinh tế và lập biên bản kiểm nghiệm hàng hóa. Sau đó, số hàng này được chuyển tới kho và thủ kho kiểm nhận một lần nữa rồi nhập kho và ghi vào thẻ kho. Dựa trên các điều khoản thanh toán trên hợp đồng kinh tế thủ quỹ tiến hành chi tiền để thanh toán tiền mua hàng trên cơ sở phiếu chi được kế toán lập. Kế toán thực hiện ghi sổ kế toán, các nhiệm vụ kinh tế liên quan tới chứng từ gốc. Ví dụ: Về một hóa đơn mua hàng tại công ty TNHH Thương mại và Vận tải Đức Hoàng Ngày 29/10/2011 Công ty tiến hành mua cát, đá của công ty TNHH Hoàng Nga. Biểu số 1: HÓA ĐƠN MS: 01 GTGT- 3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG B2/2009B Liên 2 : (Giao khách hàng) Số 0033445 Ngày 29 tháng 10 năm 2011 Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH Thương mại Hoàng Nga Đia chỉ : Tổ dân phố 1C, P.Hải Thành, Q.Dương Kinh, Hải Phòng. Số tài khoản : Ngân hàng : Số điện thoại : Mã số thuế : 0201079024 Họ tên người mua hàng : Bà Nguyễn Thị Quyết Tên đơn vị :Công Ty TNHH Thương mại và Vận Tải Đức Hoàng Địa chỉ : Khu Vĩnh Phú – Mạo Khê – Đông Triều - Quảng Ninh. Tài khoản : Ngân hàng : Số điện thoại : 0984.796.722 MST : 5701067322 Hinh thức thanh toán : Tiền gửi ngân hàng STT Tên hàng hóa , dịch vụ ĐVT Số lương Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1*2 1 Cát bê tong M3 200 169.000 33.800.000 2 Đá 2*4 M3 1000 239.000 239.000.000 3 Đá 1*2 M3 500 239.000 119.500.000 4 Đá 4*6 M3 400 219.000 87.600.000 5 Đá hộc M3 300 199.000 59.700.000 6 Cát vàng M3 500 179.000 89.500.000 Tổng tiền hàng hóa , dịch vụ : 629.100.000 Thuế GTGT :10% Tiền thuế GTGT: 62.910.000 Tổng giá trị thanh toán : 692.010.000 Số tiền viết bằng chữ: sáu trăm chin mươi hai triệu không trăm mười ngàn đồng chẵn./. Người mua Người bán Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên,đóng dấu) Căn cứ vào hóa đơn mua hàng, kế toán lập phiếu nhập kho và ghi sổ chi tiết: Biểu số 2: Đơn vị: công ty TNHH Thương mại và Vận tải Đức Hoàng. Địa chỉ: khu Vĩnh Phú-Mạo Khê-Đông triều- QN. Mẫu số: 01-VT PHIẾU NHẬP KHO Số:25 Ngày 29 thá ng 10 năm 2011 Nợ TK 156 Có TK 112 Họ tên người giao hàng: Nguyễn Hữu Tùng Theo HĐ số 0033445 ngày 29 tháng 10 năm 2011 của công ty TNHH thương mại Hoàng Nga. Nhập tại kho: công ty TNNHH TM và VT Đức Hoàng. STT Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Cát bê tong M3 200 169.000 33.800.000 2 Đá 2*4 M3 1000 239.000 239.000.000 3 Đá 1*2 M3 500 239.000 119.500.000 4 Đá 4*6 M3 400 219.000 87.600.000 5 Đá hộc M3 300 199.000 59.700.000 6 Cát vàng M3 500 179.000 89.500.000 Cộng 629.100.000 Tổng số tiền( viết bằng chữ): sáu tram hai chin ngàn một trăm đồng chẵn. Sổ chứng từ gốc kèm theo: Nhập ngày 29 tháng 10 năm 2011 Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hạch toán quá trình tiêu thụ hàng hóa: Trình tự luân chuyển chứng từ thường được bắt đầu từ việc kí kết các hợp đồng kinh tế do phòng kinh doanh lập và gửi lên phòng kế toán, khi kết thúc hợp đồng, kế toán tiền hành lập hóa đơn giá trị gia tăng. Trình tự luân chuyển chứng từ như sau: NGhiệp vụ bán hàng hoá Ngườii mua Đề nghị mua hàng Kế toán thanh toán Lập hoá đơn GTGT Gi iám đốc, Kế toán trưởng Ký hoá đơn GTGT Kế toán thanh toán Lập phếu thu Thủ quỹ th Thủ kho Xuất hàng Kế toán Ghi sổ Bảo quản lưu trữ Sơ đồ 4: trình tự luân chuyển chứng từ tại công ty. Bước 1: Người có nhu cầu mua hàng đề nghị mua hàng có thể đề nghị trực tiếp hoặc thông qua đơn đề nghị mua hàng. Với trường hợp mua hàng theo hợp đồng thì căn cứ ở đây là hợp đồng kinh tế được kí kết giữa cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu mua hàng và phòng kinh doanh. Bước 2: Căn cứ vào để nghị mua hàng của khách hàng hoặc hợp đồng kinh tế do phòng kinh doanh chuyển lên, kế toán thanh toán tiến hành lập HĐ GTGT. Bước 3: Kế toán thanh toán chuyển HĐ GTGT lên thủ trưởng, kế toán trưởng để kí. Bước 4, 5: Thực hiện thủ tục thu tiền, trường hợp khách hàng chưa thanh toán không được thực hiện 2 bước này. Bước 6: Thủ kho tiến hành xuất hàng trên cơ sở HĐ GTGT và phiếu xuất kho đã hoàn thành thủ tục thu tiền, hoặc khách hàng chưa thanh toán. Bước 7: Kế toán ghi sổ các chỉ tiêu: giá vốn hàng bán, doanh thu, thuế GTGT,… Kết thúc hợp đồng, theo đúng thủ tục hai bên sẽ lập ra biên bản thanh lý hợp đồng để làm căn cứ cho kế toán ghi doanh thu và giá vốn. Biên bản thanh lý hợp đồng có nội dung tương tự như hợp đồng nhưng chỉ khác là 2 bên lúc này sẽ đánh giá việc thực hiện hợp đồng kinh tế đã kí về các phương diện như: số lượng, chủng loại, mẫu mã, qui cách hàng hóa… Căn cứ vào bản thanh lý hợp đồng kinh tế, kế toán sẽ viết hóa đơn GTGT cho khách hàng, trường hợp khách hàng mua hàng trực tiếp theo phương thức bán lẻ (bán trực tiếp) thì kế toán (nhân viên bán hàng) căn cứ vào lượng hàng thực tế giao cho khách hàng để lập hóa đơn GTGT. Hóa đơn GTGT sẽ là căn cứ để kế toán hạch toán doanh thu, thuế VAT. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU,CHI PHÍ, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI ĐỨC HOÀNG. Kế toán doanh thu doanh thu bán hàng (DTBH): Đặc điểm kinh doanh của công ty: Kế toán doanh thu bán hàng là bộ phận quan trọng trong hệ thống kế toán của công ty. Nó là căn cứ để phân tích về tình hình thực tế và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán bán hàng có nhiệm vụ theo dõi doanh thu bán hàng của công ty, doanh thu từng bộ phận bán hàng, tưng nhóm mặt hàng. Kế toán doanh thu bán hàng phải cung cấp thông tin một cách chính xác cho các bộ phận để có biện pháp xử lí và thay đổi chiến lược kinh doanh, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp và các bộ phận kế toán khác để xác định được KQKD một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó nó cũng là cơ sở để đánh giá trình độ tổ chức quản lý hiệu quả SXKD của DN. Vì vậy, công tác bán hàng có một vai trò đặc biệt, là nhân tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của DN thể hiện sức cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Mục đích sử dụng thông tin về KQKD của các bộ phận là xem xét, đánh giá hoạt động theo từng tháng để đưa ra quyết định cho hoạt động bán hàng của tháng sau. Do đó, thông tin chi tiết về KQBH phải được kế toán cung cấp hàng tháng hay nói cách khác là công tác phân tích phải được thực hiện hàng tháng. Như vậy, kế toán có thể cũng cấp thông tin cho các bộ phận khác biết được nhu cầu của khách hàng và điểm mạnh của công ty để có phương hướng phát triển hợp lí. Để thực sự là công cụ cho quá trình quản lí, kế toán bán hàng và kết quả bán hàng phải thực hiện tốt, đầy đủ các nhiệm vụ sau: Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời, giám sát chạt chẽ tình hình hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm. Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanh thu, khoản giám trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong DN. Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho việc lập BCTC và định kì phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác định và phân phối kết quả. Nhiện vụ kế toán bán hàng và kết quả bán hàng phải luôn gắn liền với nhau. Phương pháp hạch toán: Kế toán doanh thu BH tại công ty TNHH Thương mại và Vận tải Đức Hoàng sử dụng tài khoản 511( doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ). Tài khoản này được dùng để phản ánh DTBH thực tế của 1 DN, thuế DN, các khoản giảm trừ DT và xác định DT thuần thực hiện được trong một kì kinh doanh. DTBH là giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ mà DN đã bán, đã cung cấp cho khách hàng theo giá mà 2 bên đã thỏa thuận. Giá này ghi trên hoa đơn BH hay các chứng từ có liên quan. Doanh thu bán hàng thuần là doanh thu bán hàng mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một kì hạch toán trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu bán hàng, hàng bán bị trả lại và trừ đi các khoản thuế( nếu có)... - Tài khoản 511 cuối kì không có số dư. Hiện tại công ty đang sử dụng hóa đơn GTGT theo mẫu số 01-BTC của Bộ Tài Chính ban hành. Hóa đơn GTGT được lập thành 3 liên: Liên 1: Lưu tại quyển. Liên 2: Giao khách hàng. Liên 3: Dùng cho kế toán thanh toán. Trên hoá đơn ghi đầy đủ mã số thuế, tên khách hàng, địa chỉ khách hàng, thanh toán ngay hay công nợ, hình thức thanh toán và đầy đủ chữ ký. - Ngoài ra còn có các chứng từ: +Phiếu xuất kho. +Giấy báo nợ, giấy báo có của Ngân hàng. +Bảng sao kê của ngân hàng Hàng ngày căn cứ vào hóa đơn bán hàng ( HĐ GTGT ) kế toán vào bảng kê hóa đơn bán hàng. Bảng kê hóa đơn bán hàng là sổ tổng hợp tất cả các hóa đơn bán hàng trong ngày, được dùng để đối chiếu, kiểm tra với chứng từ gốc. Trình tự hoạch toán: Thông thường hàng hóa của công ty được tiêu thụ theo phương thức ký hợp đồng và bán hàng trực tiếp cho khách hàng qua của hàng. Số hàng khi bàn giao cho khách hàng được chính coi là tiêu thụ và công ty mất quyền sở hữu về số hàng này. Người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán số hàng mà công ty giao. Ví dụ , kế toá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCông tác hạch toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa tại công ty TNHH Kỹ Thuật ASJ.docx
Tài liệu liên quan