Lời nói đầu 1
Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 2
1.1. sự cần thiết của công tác kế toán bán hàng và xá định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp 2
1.1.1.Vai trò và yêu cầu quản lý quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng: 2
1.1.2.Yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng: 3
1.2. Nội dung kế toán bán hàng 3
1.2.1.Các khái niệm liên quan chủ yếu 3
1.2.2.Kế toán giá vốn hàng bán: 4
1.2.2.1.Kế toán giá vốn hàng xuất bán: 4
1.2.2.2.Kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán: 5
1.2.3.Kế toán doanh thu bán hàng: 7
1.2.3.1.Các phương thức bán hàng: 7
1.2.3.2.Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu: 8
1.2.4.Kế toán các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại: 11
1.24.1.Tài khoản sử dụng: 11
1.3. Nội dung kế toán xác định kết quả bán hàng 12
1.3.1.Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: 12
1.3.1.1.Kế toán chi phí bán hàng: 12
1.3.2.Kế toán xác định kết quả bán hàng: 15
1.3.2.1.Nội dung: 15
1.3.2.2.Các tài khoản sử dụng: 15
1.3.2.3.Kế toán xác định kết quả bán hàng theo sơ đồ sau: 15
1.4-CÁC HÌNH THỨC GHI SỔ 16
1.4.1 Hình thức kế tóan nhật ký chung: 16
1.4.2 Hình thức kế tóan chứng từ ghi sổ: 18
1.4.3 hình thức kế toán nhật ký - chứng từ: 23
1.4.4 Hình thức kế toán nhật ký – sổ cái: 26
1.4.5 -Hình thức kế toán máy 29
Chương 2: Thực trạng về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH TM Long Thịnh 32
2.1. Đặc điểm chung của công ty Long thịnh 32
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Long Thịnh : 32
2.1.2. Quá trình phát triển 33
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 33
2.1.2.1.Lĩnh vực hoạt động của công ty 34
2.1.2.2.Thị trường kinh doanh 34
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Long Thịnh: 36
2.1.4.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty: 39
2.1.4.1.Tổ chức bộ máy kế toán: 39
2.1.4.2.Hình thức tổ chức sổ kế toán 41
2.2. Thực trạng về công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Long Thịnh 42
2.2.1.Đặc điểm hoạt động bán hàng ở công ty: 42
2.2.1.1.Đặc điểm sản phẩm: 42
2.2.1.2. Các phương thức bán hàng: 43
2.2.1.3.Phương thức thanh toán: 43
2.2.2.Kế toán bán hàng và xác định kết quả tại công ty Long Thịnh: 44
2.2.2.1.Kế toán giá vốn hàng bán: 44
2.2.2.2.Kế toán doanh thu bán hàng Long Thịnh 44
2.2.2.3.Kế toán xác định kết quả bán hàng: 54
Chương 3: Một số đề xuất để hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty tnhh Thương mại Long Thịnh 64
3.1 Nhận xét chung 64
3.1.1.Ưu điểm: 64
3.1.2.Nhược điểm: 65
3.2.một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán BÁN HÀNG và xác định kết quả tại công ty Long thịnh: 66
3.2.1.Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường: 66
3.2.3.Hoàn thiện chính sách sản phẩm: 66
3.2.4.Hoàn thiện chính sách giá: 66
3.2.5.Tổ chức tốt dịch vụ sau bán hàng: 67
Kết luận 68
70 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH Thương mại Long Thịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số phát sinh nợ và tổng sổ phát sinh có của tất cả các tài khoản tổng hợp trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp nhau và khớp với tổng số tiền của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp nhau và số dư từng tài khỏan (dư nợ, dư có) trên bảng cân đối phải khớp với số dư của tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết thuộc phần kế toán chi tiết. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp với số liệu nói trên, bảng cân đối số phát sinh được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán và các báo biểu kế toán khác.
Đối với những tài khỏan có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc sau khi sử dụng để lập chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ sách kế toán tổng hợp được chuyển đên các bộ phận kế tóan chi tiết có liên quan để làm căn cứ ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khỏan. Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với sổ cái thông qua bảng cân đối số phát sinh. Các bảng tổng hợp chi tiết, sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu cùng với bảng cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứ để lập các báo cáo tài chính
C/ Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:
Ưu điểm: Kết cấu mẫu sổ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ làm, thuận lợi cho công tác phân công lao động kế toán, thuận tiện cho việc sử dụng phương tiện kĩ thuật tính toán hiện đại.
Nhược điểm: Việc ghi chép trùng lặp, khối lượng công việc ghi chép nhiều, công việc đối chiếu, kiểm tra thường dồn vào cuối kỳ làm ảnh hưởng đến thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính.
Hình thức kết tóan chứng từ ghi sổ phù hợp với mọi loại hình đơn vị có quy mô khác nhau, đặc biệt là những đơn vị có nhiều cán bộ làm kế tóan.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chưng từ ghi sổ
Sổ Cái
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
:Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
:Quan hệ đối chiếu
1.4.3 hình thức kế toán nhật ký - chứng từ:
a/ Đặc điểm của hình thức kế toán nhật ký - chứng từ:
Các hoạt động kinh tế, tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại, hệ thống hóa để ghi vào bên có của các tài khỏan trên các sổ nhật ký – phân loại, hệ thống hóa để ghi vào bên có của các tài khoản trên các sổ nhật ký chứng từ, cuối kỳ tổng hợp số liệu từ nhật ký - chứng từ để ghi vào sổ cái các tài khoản.
Kết hợp ghi sổ theo thời gian với ghi sổ theo hệ thống để ghi vào một loại sổ kế toán tổng hợp là các sổ nhật ký - chứng từ. Kết hợp kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, đồng thời trên cùng một mẫu sổ và trong cùng thời gian.
b/ trình tự và phương pháp ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký – chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết, thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán ghi vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào nhật ký chứng từ.
Đối với các loại chi phí SXKD phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu từ các bảng phân bổ để ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan.
Cuối tháng (quý) khóa sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các nhật ký chúng từ với các sổ kế tóan chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chúng từ ghi trực tiếp vào sổ cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khỏan để đối chiếu với sổ cái.
Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
C/ Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng hình thức kế toán nhật ký – chứng từ:
Ưu điểm của hình thức kế toán này là giảm bớt khối lượng công việc ghi chép kế toán, khắc phục được việc sổ kế toán trùng lặp, việc kiểm tra đối chiếu số liệu được tiến hành thường xuyên ngay trên trang sổ, cung cấp số liệu kịp thời cho việc tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính.
Nhược điểm của hình thức kế toán này là mẫu sổ kế toán phức tạp nên việc ghi sổ kế toán đòi hỏi cán bộ nhân viên kế tóan phải có trình độ chuyên môn cao, không thuận lợi cho việc cơ giới hóa công tác kế toán.
Hình thức này thích hợp với các doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều, điều kiện kế toán thủ công, dễ chuyên môn hóa cán bộ kế toán. Tuy nhiên, nó đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán phải cao.
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Sổ quỹ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế tóan của hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu
1.4.4 Hình thức kế toán nhật ký – sổ cái:
a/ Đặc điểm của hình thức kế toán nhật ký - chứng từ:
Kết hợp ghi sổ theo thứ tự thời gian với ghi sổ phân loại theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế – tài chính phát sinh ghi vào một sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký – sổ cái.
Tách rời việc ghi sổ kế toán tổng hợp với việc ghi sổ kế toán chi tiết.
b/ Trình tự và phương pháp ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế tóan tiến hành định khoản rồi ghi vào nhật ký – sổ cái. Mỗi chứng từ hoặc bảng tổng hợp chứng từ ghi vào sổ nhật ký sổ cái một dòng, đồng thời cả ở 2 phần: Phần nhật ký (ngày, tháng ghi sổ, số hiệu và ngày, tháng chứng từ, diễn giải và số phát sinh) và phần sổ cái (ghi nợ ghi có của các tài khoản có liên quan), cuối kỳ , tháng, quý, năm tiên hành khóa sổ các tài khoản tính ra và dối chiếu số liệu nhằm đảm bảo các quan hệ cân đối sau:
Tổng số tiền ở phần nhật ký (Cột “ số phát sinh”)
=
Tổng số phát sinh nợ của các tài khoản (Phần sổ cái)
=
Tổng số phát sinh có của các tài khoản (phần sổ cái)
Tổng số dư nợ cuối kỳ Tổng số dư có cuối kỳ
Của tất cả các tài khoản = Của tất cả các tài khoản
Ngoài ra, để có những thông tin chi tiết, cụ thể về tình hình tài sản, vật tư tiền vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán còn sử dụng các sổ thẻ chi tiết.tùy theo nhu cầu quản lý mà các DN có thể mở nhiều loại sổ chi tiết cần thiết và phù hợp. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán để ghi vào sổ, thẻ chi tiếta liên quan,cuối tháng (quý) phải tổng hợp số liệu, khóa sổ và the chi tiết rồi lập các báo cáo tổng hợp chi tiết, thông thường kế toán có thể mở các sổ chi tiết sau:
-Sổ tài sản cố định
- Sổ chi tiết vật liệu. Sản phẩm, hàng hóa.
- Thẻ kho
- sổ chi phí sản xuất kinh doanh
- Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ.
- Sổ chi tiếta tiền gửi, tiền vay
- Sổ chi tiết thanh toán (với người mua, người bán, với ngân sách nhà nước...)
- Sổ chi tiết tiêu thụ và kết quả.
- Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh
Cuối kỳ căn cứ vào số liệu ở nhật ký-sổ cái và các bảng tổng hợp chi tiết tiến hành lập báo cáo tài chính.
C/ Ưu nhược điểm và hình thức áp dụng của hình thức Nhật ký - sổ cái
Ưu điểm của hình thức kế toán này là mẫu sổ đơn giản, cách ghi chép vào sổ dơn giản, dễ làm , dễ hiểu, dễ cân đối kiểm tra.
nhược điểm là hình thức kế toán nỳ khó phân công lao động kế toán tổng hợp đối với các đơn vị có quy mô vừa và lớn, sử dụng nhiều tài khoản, có nhiều hoạt động kinh tế tà chính, mẫu sổ kế toán sẽ cồng kềnh, không thuận tiện cho việc ghi sổ
hình thức kế toán Nhật ký – ssỏ cái được áp dụng ở các đơn vị có quy mô nhỏ, sử dụng ít tài khoản kế toán tổng hợp: như các đơn vịhành chính sự nghiệp các hợp tác xã...
Sơ đồ ghi sổ hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Nhật ký – Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiêu
Báo cáo tài chính
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
:Quan hệ đối chiếu
1.4.5 -Hình thức kế toán máy
a/ Đặc điểm của hình thức kế toán máy
Hình thức kế toán máy là sự kết hợp giữa CNTT với các hình thức ghi sổ kế toán và các chuẩn mực kế toán quy định chung của nhà nước để tạo ra phần mềm kế toán.
b/ Trình tự và phương pháp ghi sổ
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc. Kế toán tiến hành phân loại và cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào phần mềm kế toán.
- Do được xây dựng trên cơ sở các hình thức kế toán và các chuẩn mực về kế toán nên các phần mềm kế toán có thể áp dụng được tất cả các hình thức ghi sổ kế toán theo quy định của nhà nước. Tùy theo nhu cầu quản lý và đặc điiểm hoạt động sản xuấtd kinh doanh của DN mình mà kế toán lựa chon để làm việc với phần mềm kế toán.
- Ngoài các mẫu sổ thẻ tổng hợp chi tiết phần mềm kế toán còn thực hiện được các báo cáo quản trị cao phục vụ cho nhu cầu quản lý của DN mình:
+Báo cáo tình hình mua hàng, bán hàng
+ Báo cáo hạn mức công nợ
+ Báo cáo tổng hợp về TSCĐ
+ Báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng
+ ..........
Cuối kỳ căn cứ vào nhu cầu quản lý của DN và các báo cáo với cơ quan nhà nước. Kế toán thực hiện kiểm tra số liệu và kiết xuất ra các báo cáo cần lập.
c/ Ưu nhược điểm của hình thức kế toán máy
Ưu điểm hình thức kế toán máy do được xây dựng và áp dụng của CNTT vào công việc kế toán nên kế toán chỉ cần cập nhật số liệu từ các chứng từ gốc một lần duy nhất. Sau đó phầm mềm kế toán sẽ tự động định khoản kế toán và đưa ra các sổ chi tiết tổng hợp các tài khoản có liên quan.do đó giảm thiểu tối đa được công việc của kế toán làm hàng ngày và tính chính sác của phần mêm kế toán rất cao.
Nhược điểm do áp dụng CNTT vào công việc kế toán nên đòi hỏi DN phải có trang thiết bị nhât định như máy vi tính, máy in để phục vụ cho công tác kế toán. và người sử dụng (Kế toán) cũng phải có trình độ chuyên môn về CNTT thì mới có thể vân hành và sử dụng được các phần mềm kế toán.
Hình thức kế toán này áp dụng cho tất cả các lạo hinh DN, đơn vị hành chính sự nghiệp....
Sơ đồ hình thức kế toán máy
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Cập nhật vào phần mềm
Báo cáo tài chính
Sổ cái
: Cập nhập hàng ngày
: Cập nhật cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu
Chương 2
Thực trạng về công tác kế toán bán hàng
và xác định kết quả bán hàng tại
công ty tnhh TM Long thịnh
2.1. đặc điểm chung của công ty Long thịnh
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Long Thịnh :
Công ty TNHH TM long thịnh
Tên giao dịch: long thịnh trading company limitd
Tên viết tắt: long thịnh traco., ltd.
Trụ sở chính: số 3/150 Đường Trường Chinh, Phường khương Thượng, Quận Đống Đa Hà Nội
Điên thoại: 04.5658317
Fax: 04.5658317
Ngày thành lập: 16/09/1996
Giấy phép kinh doanh số 0102023925 do sở KHĐT Hà Nội cấp ngày 03/09/1996.
Mã số thuế: 0100369062.
Công ty Long Thịnh ra đời trong bối cảnh đâts nước đang trong thời kỳ đổi mới.với nền kinh tế phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự diều hành của Nhà Nước. Với số vốn ban đầu của công ty 35 tỷ đồng. Trong đó vốn điều lệ là 15 tỷ, vốn cố định là 20 tỷ.sau hai lần thay đổi đăng ký kinh doanh lần cuối ngỳ 15/04/2005 thì số vốn của công ty đã tăng lên 55 tỷ Long Thịnh là một công ty TM hoạt đông trong lĩnh vực điện máy với những mặt hàng chủ yếu:
-Mua bán cho thuê máy xây dựng, máy khai thác đá, máy phát điện, máy nén khí, máy công cụ dụng cu cầm tay.
-Dịch vụ thương mại.
-Đại lý mua,đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
-Xuất khẩu các mặt hàng hiện có của công ty.
2.1.2. Quá trình phát triển
Ngày nay, Công ty Long Thịnh là một trong nnhững công ty kinh doanh máy xây dựng và máy phát điện hàng đầu của Việt Nam với doanh số hơn 200 tỷ và đội ngũ nhân viên hơn 150 người. Công ty đang hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ, xuất khẩu xang lào, campuchia các loại máy phát điện, máy xây dựng, máy nén khí, máy công cụ dụng cụ cầm tay.
Hiện theo số liệu được lập tại ngày 31/12/2005 :
Vốn đăng ký: 55.000.000.000 đồng
Vốn lưu động: 107.604.704.979 đồng
Tổng vốn: 117.604.704.979 đồng
Là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng điện máy tại Việt Nam, công ty Long Thịnh nhận được sự hỗ trợ lớn về vốn kinh doanh từ nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn trong nước như Ngân hàng công thương Việt Nam (Industrial and Commercial Bank of Vietnam), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK), Ngân hàng Thương mại Cổ phần kỹ thương Việt Nam (TECHCOMBANK), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank)
Quan hệ đối tác của công ty:
- Đại lý chính thức của hãng Hon Da về mặt hàng máy phát điện với loại có công xuất nhỏ.
- Đại lý của hãng Buss về mặt hàng máy khoan đá, máy xây dựng.
- Ngoài ra công ty còn là đại lý, kinh doanh các loại máy công trình của nhiề hãng cảu Đài Loan, Trung Quốc, indonesia.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
2.1.2.1.Lĩnh vực hoạt động của công ty
Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty bao gồm:
*Mua bán cho thuê máy xây dựng, máy khai thác đá, máy phát điện, máy bơm nước,máy nén khí máy công trình, máy công cụ dụng cụ cầm tay thông qua mạng lưới các của hàng tại Hà Nội, các chi nhánh văn phòng đại diện và qua xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia
*Dịch vụ Thương Mại thông qua các hoạt động như nhận uỷ thác xuất nhập khẩu các mặt hàng của công ty Kinh doanh cho nhiều công ty là đối tác làm ăn của công ty.
*Đại lý ký gửi hàng hoá, cho thuê kho bãi. hiện công ty làm đại lý ký gửi hàng hoá cho rất nhiều công ty trong địa bàn Hà Nội và cho thuê kho bãi ở các tỉnh miền bắc như Vĩnh Phúc, Phú Thọ
2.1.2.2.Thị trường kinh doanh
Công ty có một hệ thống bán hàng rộng khắp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và một số nước trong khu vực. Khách hàng của công ty bao gồm các tổ chức, cơ quan của chính phủ, các bộ, ngành, các tổng công ty, hệ thống các trường đại học và cao đẳng, hệ thống các thư viện, các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thôngcác doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ tiêu dùng trên toàn quốc.
Vì thị trường kinh doanh rộng khắp của công ty, nên trong công tác kế toán của công ty cũng có sự phân chia công việc trong kế toán công nợ. Kế toán công nợ phải thu và kế toán dự án. Vì phần doanh thu rất lớn trong tổng doanh thu có được là từ các dự án nên phải theo dõi phần công nợ phải thu theo cả dự án. Hơn nữa để chi tiết, tài khoản phải thu khách hàng được chi tiết cụ thể cho từng khách hàng lớn theo từng dự án, tài khoản doanh thu bán hàng và bán thành phẩm được chi tiết tới cấp 4.
Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của công ty Long Thịnh ngày càng được mở rộng và phát triển. Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình, công ty Long Thịnh luôn tìm cách mở rộng thị trường kinh doanh và đã thu được rất nhiều những thành tựu. Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên và quy mô hoạt động của công ty cũng không ngừng phát triển. Điều đó được thể hiện qua số liệu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Long Thịnh trong 3 năm gần đây:
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Long Thịnh trong 3 năm gần đây:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
2007
Dự kiến 2008
Tổng doanh thu
224 566 300
271 790 884
355 095 517
Giá vốn hàng bán
179 580 286
225 459 444
301 144 096
Tổng chi phí
37 200 054
38 158 423
42 068 821
Tổng LN trước thuế
7 785 960
8 173 017
11 882 600
Thuế TNDN phải nộp
2 180 068,8
2 288 444.76
3 327 128
Lợi nhuận sau thuế
5 605 891,2
5 884 572,24
8 555 472
TNBQ 1người/tháng
2 700
3 100
3 700
Chỉ tiêu
Tỷ lệ%
2007 so với 2006
Dự kiến 2008 so với 2007
Tổng doanh thu
121,03%
130,65%
Giá vốn hàng bán
114,11%
133,56%
Tổng chi phí
102,5%%
110,24%
Tổng LN trước thuế
104,97%
145,39%
Thuế TNDN phải nộp
105%
145,39%
Lợi nhuận sau thuế
104,97%
145,38%
TNBQ 1người/tháng
114,81%
119,35%
Doanh thu của công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là 21,03%, và dự kiến năm 2008 tăng so với năm 2007 là 30,65%. Điều đó chứng tỏ công ty đã không ngừng phấn đấu nâng cao khả năng cạnh tranh, tìm kiếm các hợp đồng có giá trị, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao doanh thu từng năm, năm sau cao hơn năm trước. Cùng với những cố gắng, nỗ lực tìm kiếm các hợp đồng, công ty cũng không ngừng nâng cao chất lượng bán hàng kinh doanh các sản phẩm nổi tiếngh làm cho uy tín của công ty ngày càng được nâng cao.
Tương ứng với sự tăng lên của doanh thu, lợi nhuận của công ty cũng tăng lên hàng năm. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là 4,97%, và dự kiến năm 2008 so với năm 2007 là 45,39%. Điều này cho thấy bên cạnh những nỗ lực tìm kiếm các hợp đồng, công ty cũng đã có những biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận. Lợi nhuận ngày càng cao đó không chỉ đóng góp cho sự phát triển chung của công ty mà còn đóng góp vào Ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cụ thể là thuế thu nhập doanh nghiệp nộp Ngân sách Nhà nước năm 2007 so với năm 2006 tăng 108,375.96 (nghìn đồng) tương ứng là 5%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 1,038,683.24(nghìn đồng) tương ứng là 45%.
Trong quá trình hoạt động của mình, công ty cũng có những lúc gặp phải những khó khăn do các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan gây ra, tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của ban Giám đốc cùng với sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, công ty đã vượt qua những khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên hoàn thành kế hoạch. Bên cạnh việc nỗ lực hoàn thành kế hoạch sản xuất đề ra, công ty cũng luôn quan tâm đến thu nhập, đời sống của người lao động (thu nhập bình quân 1người/tháng năm 2007 tăng so với năm 2006 là 400.000VND tương ứng với 18,52% và năm 2008 tăng so với năm 2007 là 600.000VND tương ứng với 19,35%). Điều đó đã tạo ra động lực to lớn thúc đẩy cán bộ công nhân viên trong công ty tiếp tục cố gắng phấn đấu không ngừng để đưa công ty đi lên, ngày càng phát triển.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Long Thịnh:
Tại công ty Long Thịnh, cơ cấu bộ máy tổ chức như sau :
Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty Long Thịnh
Ban Giám đốc
Phòng
Kế Toán
Phòng
Hành Chính
Phòng
Kỹ Thuật
Phòng
Kinh Doanh
Chức năng nhiệm vụ của phòng ban
* Ban giám đốc: Là cơ quan điều hành cao nhất của công ty, thực hiện các nhiệm vụ quản lý, kinh doanh phù hợp với luật pháp Việt nam, hợp đồng lao động và điều lệ Công ty.
Đứng đầu ban giám đốc là giám đốc công ty, dưới đó là giám đốc điều hành và các phó giám đốc.
- Điều hành mọi nghiệp vụ của công ty theo đúng pháp luật, điều lệ của công ty
- Tổ chức hoạt động kinh doanh đảm bảo ngày càng phát triển và có lãi
- Hoạch định các chiến lược phát triển của công ty.
* Tiếp thị- bán hàng (phòng kinh doanh)
Tiếp thị đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra và hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu bán hàng của công ty.Tiếp thị định hướng cho các hoạt động bán hàng và cung cấp các bảo trợ có tính chiến lược như việc phát triển, nâng cấp và quyết định giá sản phẩm
Các hoạt động, nhiệm vụ của bộ phận tiếp thị-bán hàng:
Lập kế hoạch kinh doanh, marketing cho từng tháng, quý,năm/
Thực hiện các hoạt động marketing và bán hàng
Tư vấn cho khách hàng về sản phẩm và các thông số kỹ thuật cần thiết
Chịu trách nhiệm theo dõi, thực hiện hợp đồng cho đến khi thanh lý hợp đồng
Phối hợp với phòng kỹ thuật để đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu (hợp lý) của khách hàng
* Bộ phận kỹ thuậtt
Long Thịnh đồng nghĩa với chất lượng kỹ thuật hoàn hảo. Bộ phận kỹ thuật có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm thông qua thủ tục kiểm nghiệm nghiêm ngặt. Bộ phận này cũng có trách nhiệm đánh giá nguyên vật liệu, đánh giá nhà cung cấp và các phương tiện phục vụ sản xuất của nhà máy. Bộ phận này còn có một trách nhiệm lớn lao là phải duy trì thế vượt trội về mặt kỹ thuật đối với các đối thủ cạnh tranh khác.
Bộ phận kỹ thuật hỗ trợ rất hiệu quả và mang tính chất quyết định cho sự thành công của bộ phận tiếp thị-bán hàng thông qua các thông số kỹ thuật, các hình thức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật
*Phong Tài vụ:
Giữ vai trò then chốt trong việc duy trì tình trạng tài chính của công ty. Nó không chỉ có trách nhiệm xây dựng các chính sách tài chính của công ty mà còn có vai trò trực tiếp trong việc áp dụng những chính sách đó. Hoạt động của bộ phận tài vụ bao gồm những lĩnh vực sau:
Quản lý ngân quỹ, cân đối việc lưu thông tiền tệ
Quản lý sổ sách kế toán, theo dõi công nợ khách hàng
Quản lý kho, làm các thủ tục xuất, nhập và giao hàng cho khách
Kiểm tra sổ sách nội bộ, các vấn đề liên quan đến vấn đề tài chính
Quản lý văn phòng phẩm, xe của công ty, các công văn giấy tờ đến, đi
* Hành chính và nhân sự
Đây là bộ phận có trách nhiệm sọan thảo, thực hiện thống nhất các chính sách quản lý nhân sự, tuyển dụng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của công ty. Việc quản lý nhân sự và phúc lợi cũng là một phần không thể thiếu của bộ phận này. Các hoạt động mang tính chất phát triển là trọng tâm của bộ phận. Điều này thể hiện qua việc: Đào tạo nhân viên mới về Cẩm nang công ty, Nội quy công ty, các chính sách và quy định; luân chuyển công việc, nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả làm việc
Bộ phận này cũng có trách nhiệm bảo đảm việc tuân theo các quy định của luật pháp, áp dụng cho mọi hoạt động của công ty, thu xếp việc xử lý mọi vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính.
Các nhiệm vụ chính:
- Soạn thảo các chính sách, quy định của công ty
- Tuyển dụng
- Đào tạo và phát triển
- Quản trị tiền lương, BHXH, BHYT
- Giải quyết các quan hệ lao động, đảm bảo cho công ty thực hiện kế hoạch kinh doanh ổn định và phát triển
- Thực hiện các phúc lợi
- Phối hợp với các trưởng phòng, trưởng bộ phận kiểm tra, đánh giá về nhân sự từng phòng.
2.1.4.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty:
2.1.4.1.Tổ chức bộ máy kế toán:
Phòng kế toán tài vụ :Phòng có nhiệm vụ quản lý và kiểm tra toàn bộ công tác tài chính của cả công ty thông qua việc mở sổ sách kế toán, tổng hợp số liệu kế toán toàn công ty, cung cấp các thông tin kịp thời, chính xác giúp ban giám đốc có căn cứ tin cậy để phân tích đánh giá tình hình kinh doanh của công ty để đưa ra quyết định đúng đắn trong kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao . Đồng thời tham mưu cho ban giám đốc về các chế độ, chính sách quản lý kinh tế của nhà nước để có các quyết định hơp lý trong tổ chức quản lý, điều hành hoạt động quản lý kinh doanh. Phòng còn có nhiệm vụ đôn đúc, kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính kế toán và công tác kế toán tại các trung tâm chi nhánh
Công ty tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung tại phòng kế toán của công ty .
Tất cả các công việc hạch toán chi tiết,lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế đều được thực hiện tập trung tại phòng kế toán, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất trực tiếp của giám đốc, trưởng phòng kế toán đến các nhân viên.
Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty gọn nhẹ và có sự phân công chuyên môn hóa rõ ràng. Phòng kế toán có 4 người trong đó có 1 kế toán trưởng và 4 kế toán viên:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán hàng hóa
Thủ kho
- Chức năng nhiệmvụ của các kế toán phân thành:
Kế toán trưởng: do BGĐ bổ nhiệm , miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước BGĐ và công ty về việc thực hiện các nhiệm vụ chế độ kế toán thống kê.Tham mưu cho BGĐ và các bộ phận chức năng khác của công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình công nợ và hàng hóa tiêu thụ. Giúp BGĐ chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty, có quyền và nhiệm vụ(công việc) theo quy định của pháp luật và công ty. Là người chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ công việc cho các nhân viên, phụ trách tổng hợp về công việc của mình.
Kế toán tổng hợp: Nhiệm vụ chính là bao cáo thuế, báo cáo kế toán trưởng về việc xử lý số liệu kế toán trước khi khóa sổ kế toán. Lưu trữ toàn bộ chứng từ kế toán và báo cáo kế toán của công ty theo quý, năm. Lập chứng từ hạch toán của công ty, kế toán tổng hợp toàn công ty. Nhận kiểm tra tính chính xác số liệu báo cáo của các đơn vị nội bộ.
Kế toán hàng hóa:có nhiệm vụ hàng ngày viết phiếu thu , phiếu chi cuối ngày đối chiếu với thủ quỹ, kiểm kê quỹ, và chuyển giao chứng từ cho kế toán tổng hợp vào sổ nhật ký chung.Thanh toán theo dõi nợ, tham gia lập báo cáo quyết toán, đồng thời, kế toán thanh toán có nhiệm vụ lập kế hoạch tín dụng vốn lưu động, kế hoạch tiền mặt hàng tháng, hàng quý, hàng năm gửi tới các ngân hàng công ty có tài khoản. Chịu trách nhiệm kiểm tra số dư tiền gửi, tiền vay cho kế toán trưởng và BGĐ .Có trách nhiệm kiểm tra số lượng hàng hóa nhập xuất hàng ngày, đối chiếu với thủ kho về lượng hàng hóa. Theo dõi hạch toán nguyên vạt liệu,công cụ dụng cụ nhập xuất dùng trong kỳ.Hàng tháng lập báo cáo chỉ tiêu tổng hợp gửi đẻ trình BGĐ.
Thủ quỹ:Có trách nhiệm quản lý việc thu ,chi tiền trong công ty theo đúng các khoản và số tiền đã được BGĐ ký
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6646.doc