Mục lục: 1
Lời mở đầu: 2
I. Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cấp nước Phú Thọ với kế toán tiền lương 5
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty 5
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 7
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 8
1.4. Đặc điểm công nghệ sản xuất 1 số hàng hoá, dịch vụ chủ yếu của Công ty 11
1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 15
1.6. Đặc điểm tổ chức, vận dụng chế độ kế toán của Công ty 17
II. Phần 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ 21
2.1. Đặc điểm chung về tổ chức hạch toán lao động tiền lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ 21
2.2. Kế toán tiền lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ 23
2.3. Kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ 32
IV. Phần 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà n¬ước một thành viên Cấp nước Phú Thọ 39
3.1. Đánh giá và kiến nghị công tác hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ 39
3.2. Một số ý kiến đóng góp về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ 43
Kết luận 46
70 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào nhật ký chứng từ.
Cuối tháng khoá sổ cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ kiểm tra đối chiếu số liệu trên các nhật ký với các sổ thẻ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng cộng các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái.
Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu trong nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
- Chế độ chứng từ: Các chứng từ kế toán của Công ty thực hiện theo đúng mẫu do Bộ Tài chính quy định áp dụng thống nhất trong cả nước.
- Hệ thống tài khoản: Hệ thống tài khoản kế toán là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức công tác kế toán. Nó thiết lập nhằm phục vụ cho việc hạch toán tổng hợp, chi tiết các nghiệp vụ kinh tế có thể phát sinh trong tất cả các hoạt động hàng ngày của đơn vị. Chính vì vậy, khi tổ chức công tác kế toán việc sử dụng các tài khoản nào trong hệ thống tài khoản chung cho phù hợp với hoạt động của đơn vị, phụ thuộc đặc thù hoạt động của đơn vị .
Đối với mỗi đơn vị khi áp dụng kế toán máy, việc xác định danh mục tài khoản cần sử dụng cho việc hạch toán của đơn vị phải căn cứ vào tình hình của đơn vị, yêu cầu quản lý của đơn vị và các cơ quan liên quan. Việc xác đụnh danh mục tài khoản kế toán bao gồm việc xác định danh mục các tài khoản sử dụng, xác định mức độ chi tiết của từng tài khoản, để từ đó xác định các thông tin cần thiết về danh mục tài khoản lưu trong máy tính.
- Hệ thống tài khoản kế toán Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ đang áp dụng cũng được xây dựng trên cơ sở Hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, được chi tiết theo yêu cầu của quản lý.
- Hệ thống báo cáo kế toán, tài chính: Trong tổ chức công tác kế toán áp dụng kế toán máy, Công ty đã xác định danh mục hệ thống báo cáo ban hành theo chế độ hiện hành, việc lập báo cáo kế toán giống như lập các sổ kế toán, các báo cáo kế toán cũng được in trực tiếp từ máy tính trên cơ sở số liệu của các chứng từ gốc và các số liệu có liên quan. Mẫu sổ và báo cáo kế toán được in ra từ máy đã tuân thủ đúng mẫu qui định của Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện hành.
- Chế độ và phương pháp hạch toán tài sản cố định hữu hình:
+ Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình theo nguyên giá.
+ Khấu hao tài sản cố định tính theo phương pháp đường thẳng.
- Chế độ và phương pháp tính và nộp thuế giá trị gia tăng:
+ Hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%.
+ Công ty đang áp dụng tính và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Niên độ kế toán được bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12/ năm tài chính.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán: Công ty sử dụng đơn vị đồng Việt Nam để ghi chép vào sổ kế toán.
Số quỹ
Chứng từ kế toán
Số (thẻ) kế toán
chi tiết
Bảng phân bổ
Nhật ký - Chứng từ
Chứng từ kế toán
Nhật ký - Chứng từ
Bảng phân bổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 4. Trình tự ghi số kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ.
PHẦN 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƯỚC PHÚ THỌ
2.1. Đặc điểm chung về tổ chức hạch toán lao động tiền lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ
2.1.1. Phân loại lao động của Công ty:
Để xây dựng một cơ cấu lao động tối ưu đồng thời áp dụng các hình thức quản lí lao động và trả lương cho người lao động, Công ty phân chia lao động thành ba loại như sau:
+ Lao động trực tiếp sản xuất trong biên chế và hợp đồng dài hạn: là số lao động do Công ty trực tiếp quản lí và trả lương, họ là những người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ở các xí nghiệp, đội công trình, đặt dưới sự lãnh đạo của đội trưởng và giám đốc các xí nghiệp trực thuộc. Số lao động này lại được chia thành từng nhóm theo trình độ chuyên môn được đào tạo và theo trình độ lành nghề (bậc thợ).
+ Lao động gián tiếp sản xuất (cán bộ quản lý, nhân viên kinh tế, hành chính): là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty . Thuộc bộ phận này gồm cán bộ, nhân viên kỹ thuật; cán bộ, nhân viên quản lý kinh tế, cán bộ, nhân viên quản lý hành chính.
+ Lao động hợp đồng theo vụ việc (hợp đồng ngắn hạn): là những người lao động phổ thông do các xí nghiệp, các đội thi công công trình thuê, thực hiện khoán khối lượng công việc trả tiền công theo thoả thuận. Số lao động này không ổn định, tuỳ thuộc vào từng thời điểm nên họ không tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Hiện nay, về cơ cấu và chất lượng lao động đã đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Số lao động hợp đồng theo công việc chủ yếu thuê lao động phổ thông tại địa phương có công trình thi công. Tình hình lao động của Công ty được thể hiện qua biểu sau đây:
TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
T.số
%
T.số
%
T.số
%
T.số
%
T.số
%
1. Tổng lao động
137
100
163
100
199
100
211
100
247
100
- Biên chế
107
78,1
125
76,7
152
76,4
160
75,8
176
71,2
- H.đồng dài hạn
5
3,6
7
4,3
12
6,0
14
6,6
27
10,9
- H.đồng ngắn hạn
25
18,2
31
19,1
35
17,6
37
17,6
44
17,9
2. Trình độ ĐT
137
100
163
100
199
100
211
100
247
100
- Đại học
17
12,4
26
16
35
18
36
17
38
15
- Trung cấp
33
24,1
35
21,5
43
21
45
21
45
18
- Công nhân KT
87
63,5
102
62,5
121
61
130
62
164
67
Bảng 01: Tình hình lao động của Công ty
2.1.2. Tổ chức hạch toán lao động của Công ty:
Nội dung chủ yếu của công tác hạch toán lao động ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ là hạch toán số lượng, thời gian lao động, kết quả lao động của từng cá nhân người lao động, là cơ sở để kiểm tra tình hình sử dụng lao động, tổng hợp số lượng lao động làm việc trong ngày và là căn cứ để trả lương cho từng người, tính toán và phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng tính giá thành.
Cùng với công tác hạch toán thời gian lao động là việc theo dõi kết quả sản xuất (công việc hoàn thành ) của người lao động và tình hình sử dụng lao động ở các đội, xí nghiệp thành viên, các phòng ban. Tại đó các đội trưởng, trưởng các đơn vị, bộ phận trực tiếp ghi Bảng chấm công (mẫu 2-LĐTL), trong đó ghi rõ ngày làm việc, ngày nghỉ việc của mỗi người. Các chứng từ gốc thường được sử dụng để hạch toán lao động ở Công ty là: Bảng chấm công (mẫu 2 - LĐTL).
Cụ thể, ta xem xét các chứng từ sau:
- Bảng chấm công của phòng HC-TC và của Đội số 1 (trang 47, 48)
2.2. Kế toán tiền lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ
2.2.1. Các hình thức và chế độ tiền lương:
Hàng tháng Công ty có tiến hành nghiệm thu khối lượng công việc từng đợn vị, bộ phận và lập bảng thanh toán khối lượng công việc hoàn thành. Đồng thời căn cứ vào các chứng từ hạch toán thời gian lao động và các chế độ trả lương theo Quy chế của Công ty, phòng Tổ chức hành chính áp dụng các biện pháp tính lương phải trả cho từng người ở từng bộ phận và lập Bảng thanh toán lương cho từng bộ phận. Bảng thanh toán lương, sau khi Kế toán trưởng, Giám đốc ký duyệt được đưa về phòng Kế toán để làm cơ sở trả lương cho người lao động và tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo quy định.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty TNHH Nhà nớc một thành viên Cấp nớc Phú Thọ hiện nay đang thực hiện trả lương theo các hình thức: trả lương theo thời gian có điều chỉnh, trả lương theo sản phẩm (khối lượng công việc hoàn thành) và trả lương khoán khối lượng công việc.
Hình thức trả lương theo thời gian có điều chỉnh:
Hình thức trả lương theo thời gian có điều chỉnh được áp dụng để trả lương cho lao động quản lý, nhân viên chuyên môn nghiệp vụ và nhân viên phục vụ thuộc văn phòng Công ty, văn phòng các xí nghiệp thành viên như: Giám đốc, Phó Giám đốc, nhân viên quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật, quản lý hành chính và cán bộ y tế, lái xe,...
TLi = (TLbi ´ Nti ´ Hđc ´ Hp) + Lcđ + Lpc
Cách trả lương theo thời gian: vừa tính theo hệ số mức lương được xếp theo Nghị định số 205/2004/NĐ - CP của Chính phủ, vừa theo kết quả cuối cùng gắn với mức độ phức tạp, tinh thần trách nhiệm của người lao động đối với công việc được giao, ngày công lao động. Cụ thể công thức tính trả lương cho từng lao động như sau:
Trong đó:
TLi: Tiền lương tháng để trả cho người thứ i;
TLbi: Tiền lương ngày theo ngạch lương, bậc lương của người thứ i theo Nghị định số 205/2004/NĐ - CP của Chính phủ;
Nti: Số ngày làm việc thực tế hưởng lương thời gian của lao động thứ i.
Hđc: Hệ số điều chỉnh tiền lương dựa trên cơ sở mức độ hoàn thành kế hoạch doanh thu của Công ty.
Hp : Hệ số tính theo kết quả phân loại thi đua hàng tháng của lao động thứ i.
Lcđ: Tiền lương của những ngày nghỉ phép, họp, nghỉ việc riêng... hưởng 100% lương.
Lpc: Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp trách nhiệm...
(HSLi ´ TLmin )
TLi =
Ncđ
* Tính tiền lương ngày theo ngạch lương, bậc lương của người thứ i theo Nghị định số 205/2004/NĐ - CP của Chính phủ được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
HSLi: Hệ số tiền lương theo ngạch lương, bậc lương của người thứ i được quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ - CP của Chính phủ;
TLmin: Mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định, hiện nay tiền lương tối thiểu được quy định là 450.000đ/tháng.
Ncđ: Số ngày công làm việc theo chế độ quy định trong tháng;
Hệ số điều chỉnh tiền lương dựa trên cơ sở mức độ hoàn thành kế hoạch khối lượng công việc của Công ty và thu nhập thực tế của lao động trực tiếp so với tiền lương theo ngạch lương, bậc lương của họ được quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ - CP của Chính phủ.
Hệ số tính theo kết quả phân loại thi đua (Hp) căn cứ vào kết quả các phòng họp xét phân loại A, B, C hàng tháng của các đơn vị trực thuộc, dựa trên cơ sở mức độ hoàn thành công việc và mức độ đóng góp của từng người vào công việc chung của đơn vị và hệ số này được quy định như sau:
- Loại A: hệ số 1,0 là những người trong tháng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao có chất lượng và hiệu quả;
- Loại B: hệ số 0,9: là những người tuy hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng chất lượng công việc đạt yêu cầu ở mức thấp;
- Loại C: hệ số 0,7: là những người chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong tháng còn mắc khuyết điểm phải xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
Ví dụ : Tính lương theo thời gian có điều chỉnh của ông Trần Văn Tuấn-phó trưởng phòng Tổ chức hành chính tháng 12/2006: Ông Trần Văn Tuấn có: Hệ số lương cấp bậc là 3,89; Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (phó phòng) là 0,2; Số ngày công thực tế trong tháng là 21 công. Hệ số tính theo kết quả phân loại thi đua hàng tháng là 1. Biết rằng: Số ngày công làm việc theo chế độ qui định trong tháng là 22 công; Tháng 12, hệ số điều chỉnh lương của lao động gián tiếp tại các phòng, ban thuộc văn phòng Công ty là 1,2.
Lương thời gian có điều chỉnh của ông Trần Văn Tuấn là:
3,89 ´ 450.000
TLi = ´ 21 ´ 1,2 ´ 1 + 0,2 ´ 450.000 = 2.095.118 đ.
22
Với cách tính toán theo công thức như trên, tiền lương phải trả tháng 12/2006 của phòng Hành chính-Tổ chức như sau:
Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể:
Hình thức này được áp dụng để trả lương cho lao động là công nhân sản xuất tại các đội công trình. Cách trả lương theo sản phẩm như sau:
Căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu và đơn giá tiền lương, tính ra tổng tiền lương trả cho cả đội, trên cơ sở số ngày làm việc thực tế, bậc thợ kết hợp bình xét hàng tháng của từng người để tính ra số tiền lương của họ. Cách tính lương cụ thể áp dụng theo công thức như sau:
Tiền lương
của mỗi người trong tháng
Quỹ lương sản phẩm của cả tập thể
Số công qui đổi
của người thứ i
x
=
Tổng số công qui đổi
của cả tập thể
Bình xét thi đua căn cứ vào ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động, số ngày công thực tế làm việc, ý thức chấp hành quy định về an toàn lao động.
Ví dụ tính lương sản phẩm ở Đội số 1: Tổng tiền lương sản phẩm của cả tổ theo mức khoán theo khối lượng công việc hoàn thành là 17.846.250 đồng.
Tổng ngày công qui đổi là 758,74 ngày công. Tiền lương của Ông Đặng Xuân Trường có 83,98 ngày công qui đổi sẽ là:
Tiền lương SP của ông Trường
=
17.846.250
x
83,98
=
1.975.291 đồng
758,74
Ngoài ra, khi công nhân trực tiếp hoặc đội trưởng, đội phó đi họp, học tập, nghỉ việc riêng có lương (được sự cho phép của lãnh đạo Công ty) thì những ngày đi học hưởng lương thời gian, áp dụng theo công thức:
Tiền lương thời gian được hưởng
=
Hệ số lương cơ bản
x
Mức lương tối thiểu
x
Số ngày thực hiện (tháng)
Số ngày làm việc theo chế độ
Với các đội trưởng, đội phó thì ngoài tiền lương còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm quy định cho từng chức danh.
Cuối tháng kế toán tiền lương căn cứ vào chứng từ trên để làm cơ sở lập Bảng thanh toán tiền lương, tính lương cho từng người trong từng bộ phận.
2.2.2. Kế toán chi tiết tiền lương:
Căn cứ vào bảng chấm công, khối lượng công việc hoàn thành, đơn giá tiền lương kế toán tính ra tiền lương phải trả cho công nhân viên theo từng bộ phận công tác.
Trên cơ sở các Bảng thanh toán lương tháng của từng bộ phận, kế toán lập Bảng tổng hợp và bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của toàn Công ty.
Số liệu được thể hiện tại các Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương và Bảng phân bổ tiền lương và BHXH của Phòng Hành chính - Tổ chức (trang 48, 49, 50)
2.2.3. Kế toán tổng hợp tiền lương:
Tài khoản sử dụng
Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng tài khoản 334-Phải trả người lao động.
* Công dụng của tài khoản 334: Tài khoản 334 dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của Công ty về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động trong Công ty.
* Kết cấu và nội dung phản ánh cụ thể của tài khoản 334:
- Bên Nợ: phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã ứng cho người lao động và các khoản đã khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động trong kỳ.
- Bên Có: phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác Công ty phải trả cho người lao động trong kỳ hạch toán.
- Số dư cuối kỳ:
- Dư bên Có: phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác Công ty còn phải trả cho người lao động.
- Dư bên Nợ (cá biệt): phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác Công ty đã trả nhiều hơn số phải trả cho người lao động.
Tài khoản 334 có 2 tài khoản cấp 2 sau:
+ Tài khoản 3341 "Phải trả công nhân viên": phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động trong Công ty.
+ Tài khoản 3348 "Phải trả người lao động khác”: phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng có tính chất tiền công và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
Trình tự hạch toán:
- Tính lương và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, kế toán ghi:
Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản
Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công (6231)
Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung (6271)
Nợ TK 641- Chi phí bán hàng (6411)
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
- Tiền thưởng trả cho công nhân viên:
+ Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 431- Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311)
Có TK 334- Phải trả người lao động (3341)
+ Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 334- Phải trả người lao động (3341)
Có TK 111, 112,...
- Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, kế toán ghi:
Nợ TK 623, 627, 641, 642
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (DN trích trước tiền lương nghỉ phép)
Có TK 334- Phải trả người lao động (3341)
- Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thu tiền bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý,... kế toán ghi:
Nợ TK 334- Phải trả người lao động (3341,3348)
Có TK 141- Tạm ứng
Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác
Có TK 138- Phải thu khác
+ Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp phải nộp nhà nước, kế toán ghi:
Nợ TK 334- Phải trả người lao động (3341,3348)
Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
+ Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 334- Phải trả người lao động (3341,3348)
Có TK 111, 112,...
+ Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 334- Phải trả người lao động (3341)
Có TK 111, 112,...
+ Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hoá:
- Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuế GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 334- Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
- Đối với sản phẩm, hàng hoá không đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGt tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 334- Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
+ Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiêp:
- Khi xác định được số tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642
Có TK 334- Phải trả người lao động (3341, 3348)
- Khi chi tiền ăn ca cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 334- Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 111, 112,...
Vì Công ty đã thực hiện kế toán trên máy vi tính nên dựa trên cơ sở các Bảng thanh toán tiền lương, kế toán nhập dữ liệu vào máy tính.
Dữ liệu nhập vào được máy tính tự động xử lý ghi vào các sổ kế toán liên quan. Cuối tháng để phục vụ cho việc tính giá thành, cung cấp thông tin cho lãnh đạo Công ty, kế toán chỉ việc lựa chọn các sổ cần thiết và in ra để báo cáo và lưu trữ là xong. Cụ thể, số liệu tập hợp tháng 01/2008 như sau:
- Tổng tiền lương phải trả: 454.273.844đ; trong đó:
+ CNSX trực tiếp: 364.253.648 đ
+ Nhân viên quản lý đội sx: 28.741.256 đ
+ Nhân viên quản lí doanh nghiệp: 61.278.940 đ.
- Tiền lương theo ngạch, bậc được sử dụng để khấu trừ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) vào lương người lao động là: 286.245.604đ. Vì vậy khấu trừ vào lương người lao động với số tiền như sau:
+ BHXH: 14.312.280 đ
+ BHYT: 2.862.456 đ.
Số liệu trên được nhập vào máy và in ra sổ Nhật ký Chứng từ, Sổ Cái TK334 (Xem tại trang: 55, 56, 57, 58)
2.3. Kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ
2.3.1. Nội dung các khoản trích theo lương:
a. Bảo hiểm xã hội:
Theo qui định hiện hành, bảo hiểm xã hội được trích 20% tiền lương ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ, chức vụ, thâm niên chức vụ, bầu cử, hệ số chênh lệch bảo lưu. Trong đó:
- Người sử dụng lao động đóng góp: tỷ lệ đóng góp bằng 15 % so với tổng quỹ tiền lương (lương theo ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp thường xuyên như: phụ cấp khu vực, đắt đỏ, chức vụ lãnh đạo,...) của những người tham gia bảo hiễm xã hội trong đơn vị; trong đó 10% để chi cho chế độ hưu trí, tử tuất, 5% chi cho các chế độ ốm đau, con ốm mẹ nghỉ, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Người lao động đóng góp: Mức đóng góp bằng 5% tiền lương (lương theo ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, chức vụ lãnh đạo,..) để chi các chế độ hưu trí và tử tuất;
Ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ việc trích bảo hiểm xã hội đưa vào chi phí kinh doanh và khấu trừ vào lương người lao động đã thực hiện theo đúng chính sách, chế độ mà Nhà nước đã quy định.
b. Bảo hiểm y tế:
Theo Điều lệ Bảo hiểm y tế hiện hành, quỹ bảo hiểm y tế bắt buộc được hình thành từ các nguồn:
- Người sử dụng lao động đóng góp: tỷ lệ đóng góp bằng 2% so với tổng quỹ tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp thường xuyên như: phụ cấp khu vực, đắt đỏ, chức vụ lãnh đạo,...của những người tham gia bảo hiểm y tế trong đơn vị;
- Người lao động đóng góp: Mức đóng góp bằng 1% tiền lương (lương theo ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, chức vụ lãnh đạo,...);
Ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ việc trích bảo hiểm y tế đưa vào chi phí kinh doanh và khấu trừ vào lương người lao động cũng đã thực hiện theo đúng chính sách, chế độ mà Nhà nước đã quy định.
c. Kinh phí công đoàn:
Để đảm bảo kinh phí hoạt động của tổ chức công đoàn, theo quy định của Liên Bộ Tài chính-Nội vụ-Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các đơn vị phải trích lập 2% kinh phí công đoàn để đưa vào chi phí kinh doanh. Cơ sở để trích là tổng tiền lương phải trả công nhân viên chức trong đơn vị.
Toàn bộ kinh phí công đoàn trích được, một phần nộp lên công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
2.3.2. Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương:
a. Kế toán chi tiết bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
* Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vào chi phí và khấu trừ lương:
Cuối tháng, căn cứ vào bảng danh sách đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của từng đơn vị, kế toán lập danh sách đóng bảo hiểm xã hội toàn Công ty, sau đó kết hợp với các Bảng thanh toán lương của các đơn vị trực thuộc để tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
* Tính bảo hiểm xã hội thay lương:
Chứng từ sử dụng để thanh toán bảo hiểm xã hội là Giấy chứng nhận của bệnh viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH. Chứng từ phải có xác nhận của phụ trách đơn vị, chữ ký của y, bác sỹ khám chữa bệnh. Sau đó đưa về phòng Tổ chức hành chính xác nhận rồi mới chuyển về phòng Tài chính - Kế toán của Công ty để thanh toán.
Kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán bảo hiểm xã hội toàn Xí nghiệp và gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội để thanh toán bảo hiểm xã hội cho tất cả những người nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội trong tháng. Có thể minh hoạ bằng một chứng từ. Xem tại các trang:
b. Kế toán chi tiết bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
Với kinh phí công đoàn, kế toán căn cứ vào Bảng thanh toán lương để tính số kinh phí công đoànđưa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
2.3.3. Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương:
a. Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán các khoản trích theo lương, Công ty sử dụng tài khoản 338 “phải trả phải nộp khác”
Kết cấu và nội dung phản ánh cụ thể của tài khoản 338
+ Bên Nợ:
- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý.
- Bảo hiểm xã hội phải trả người lao động.
- Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị.
- Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn đã nộp cho các cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
- Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện tương ứng.
- Các khoản đã trả, đã nộp khác.
+ Bên Có:
- Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết (chưa xác định rõ nguyên nhân)
- Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể trong và ngoài đơn vị theo quyết định ghi trong biên bản xử lý (xác định được nguyên nhân).
- Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khấu trừ vào lương của người lao động.
- Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù.
- Tổng số doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ.
- Các khoản phải trả, phải nộp khác.
+ Số dư cuối kỳ:
- Dư bên Có:
Số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị tài sản thừa chờ giải quyết.
- Dư bên Nợ (cá biệt):
Số đã trả, đã nộp thừa, số vượt chi chưa được thanh toán.
TK 338 có 8 TK cấp 2
- TK 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết;
- TK 3382 - Kinh phí công đoàn;
- TK 3383 - Bảo hiểm xã hội;
- TK 3384 - Bảo hiểm y tế;
- TK 3385 - Phải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6407.doc