MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I / GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY NHÓM THỰC TẬP 3
1 / Thông tin chung 3
2 / Cơ cấu tổ chức 6
3 / Sản phẩm, thị trường 7
II / THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY. 8
1 / Quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất 9
2 / Nội dung kế hoạch sản xuất của công ty 11
3 / Phương pháp lập kế hoạch sản xuất của công ty 15
III / ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ 16
1 / Những đổi mới trong công tác lập kế hoạch tại công ty 16
2/ Nhận xét đánh giá công tác kế hoạch tại doanh nghiệp: 18
2.1.Những ưu điểm: 18
2.2.Những yếu điểm của công ty trong công tác lập kế hoạch sản xuất 19
3 / Kiến nghị, đề xuất của nhóm: 20
TỔNG KẾT ĐỀ TÀI 22
PHỤ LỤC 23
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9239 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng công trình 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh đặc biệt là trong những năm gần đây, công ty đã tham gia vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Trong các sản phẩm của công ty, sản phẩm chính vẫn là các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng, giao thông. Phương thức để có được các hợp đồng xây dựng của công ty là: đấu thầu ( với các hợp đồng có giá trị lớn và có mở thầu theo quy định của pháp luật), nhận đặt hàng, tìm kiếm ký kết các hợp đồng, chỉ định thi công…
Công ty đã có 52năm kinh nghiệm trong xây dựng dân dụng
Loại hình công trình xây dựng
Số năm kinh nghiệm (năm)
1- Xây dựng dân dụng và công nghiệp
52
2- Sản xuất vật liệu xây dựng
22
3- Thi công các công trình hạ tầng
26
4- Xây dựng giao thông , thủy lợi
16
5- Sản xuất kết cấu thép gỗ
36
6- Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn
22
b. Về thị trường:
Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng và một số lĩnh vực dịch vụ khác như: tư vấn, đầu tư, vận tải…Về phạm vi thị trường là trên cả nước. Công ty hiện nay nhận thi công các công trình từ Bắc vào Nam, bao gồm các công trình xây dựng trong ngành Đường sắt và ngoài ngành, các công trình dân dụng và chuyên dụng. . Khi nhận được hợp đồng xây, công ty sẽ giao cho các xí nghiệp thành viên cụ thể, các xí nghiệp thành viên sẽ thành lập các đội sản xuất di chuyển tới địa điểm xây dựng, thành lập văn phòng. Do vậy, dù các xí nghiệp của công ty đặt tại các tỉnh Miền Bắc nhưng công ty có thể nhận các hợp đồng xây dựng ở khắp các tỉnh. Công trình mới nhất đang thực hiện là công trình xây dựng cải tạo nhà chính (nhà đón tiếp) ga Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh
Một số công trình ( hợp đồng ) chính Công ty đã thi công – trình bày tại phụ lục số 1.
II / THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm thực tập đã đi sâu tìm hiểu mảng kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp vì lý do đây là kế hoạch thành phần có biểu hiện và vai trò rõ nét nhất tại doanh nghiệp. Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi giám sát thực hiện cũng là nhiệm vụ chính của bộ phận kế hoạch của công ty. Đây là bộ phận được chú trọng nhiều nhất tại công ty. Do sản phẩm chính của công ty là công trình xây dựng, hoạt động chủ yếu của công ty là xây dựng dân dụng và chuyên dụng nên kế hoạch sản xuất của công ty chỉ được lập cho mảng xây dựng, các mảng kinh doanh khác như sản xuất vật liệu xây dựng hay kinh doanh dịch vụ hầu như không được lập kế hoạch trước.
1 / Quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất
Quy trình lập kế hoạch tại doanh nghiệp được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Xác định các căn cứ để xây dựng kế hoạch.
Đây là bước được các nhà kế hoạch của công ty coi trọng nhất. Các căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất bao gồm :
Thứ nhất, Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty kỳ trước. Cuối mỗi kỳ kế hoạch công ty dựa vào báo cáo thực hiện được của kỳ trước để tiếp tục lên kế hoạch cho kỳ tiếp theo.
Thứ hai, Các dự án hiện đang có của công ty. Do đặc tính sản xuất của công ty là sản xuất theo hợp đồng, theo dự án. Một công trình xây dựng của công ty thường kéo dài và có thể từ kỳ kế hoạch này sang kỳ kế hoạch khác. Vì thế khi lập kế hoạch sản xuất những dự án đang tiến hành sẽ tiếp tục được lồng vào kế hoạch thực hiện của năm kế hoạch. Đồng thời những dự án này cũng sẽ hạn chế khả năng nguồn lực của công ty để có thể nhận thêm các hợp đồng mới.
Thứ ba, Dự tính các công trình, các hợp đồng có thể nhận được trong kỳ kế hoạch. Thông qua các nguồn thông tin, các mối quan hệ, công ty sẽ dự tính những công trình có khả năng nhận được.
Thứ tư, Cân đối dự báo với nguồn lực hiện có của công ty : máy móc thiết bị, nhân công, khả năng kỹ thuật, khả năng tài chính.
Thứ năm, Dự báo những điều kiện khách quan có thể tác động đến công ty trong thời kỳ kế hoạch. Dự tính thay đổi của thị trường, tận dụng tốt các mối quan hệ với các khách hàng cũ cũng như dự định đầu tư của các khách hàng mới( tiềm năng).Quan trọng nhất là uy tín với khách hàng của công ty đã tạo được sự tin cậy với khách hàng.
Thứ sáu, Cân đối với định hướng của hội đồng quản trị trên cơ sở ý kiến của hội đồng quản trị là cao nhất.
Bước 2. Xây dựng kế hoạch sản xuất dự kiến cho năm kế hoạch
Dựa trên các căn cứ trên, phòng kế hoạch- kỹ thuật của công ty xây dựng bản kế hoạch sản xuất dự kiến trong năm kế hoạch gồm có tên các công trình dự kiến có được, số lượng, giá trị, thời hạn thi công, thời hạn hoàn thành. Từ đó xây dựng dự toán kinh phí của các hoạt động trong năm, dự tính thời gian, nhân lực, lên kế hoạch sản xuất dự trù. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất dự kiến, đề ra các biện pháp để có được các công trình như kế hoạch đã đạt ra. Có cả những biện pháp dài hạn như: tăng cường năng lực của công ty, tiếp tục cũng cố uy tín, danh tiếng của công ty….và những giải pháp trước mắt như: tăng cường mối quan hệ với các chủ đầu tư, tận dụng các mối quan hệ của khách hàng cũ đồng thời tăng cường tìm kiếm những khách hàng mới…Trong lĩnh vực xây dựng, để nhận được các hợp đồng xây dựng thì ngoài năng lực của công ty, vấn đề uy tín và quan hệ là vô cùng quan trọng và nhiều khi trở thành điều kiện quyết định trong việc có được các hợp đồng hay không.
Bước 3. Trình lên hội đồng quản trị và giám đốc công ty để phê duyệt và chỉnh sửa nếu chưa đạt yêu cầu.
Bước 4. Sau khi nhận được các hợp đồng mới, kết hợp với những công trình, dự án đang thi công, công ty tiến hành lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho cả năm kế hoạch và cho từng tháng với những công trình đã có àTrình lên hội đồng quản trị phê duyệt và chỉnh sửa kế hoạch chỉ đạo sản xuất.
Bước 5. Với kế hoạch chỉ đạo sản xuất, tổ chức phổ biến kế hoạch tới các bộ phận trong công ty, tới các phòng ban và đơn vị trực thuộc (bao gồm các XN xây dựng và đội xây dựng trực thuộc – đã trình bầy ở trên) àThu nhận ý kiến phản hồi từ các đơn vị thành viên (sau khi nghiên cứu và cân đối khả năng cũng như nguồn lực, các đơn vị thành viên có ý kiến phản hồi và đề xuất nếu có).
Bước 6. Bộ phận kế hoạch (phòng kế hoạch – kỹ thuật) tiếp nhận phản hồi của các đơn vị và thực hiện các điều chỉnh kế hoạch chỉ đạo sản xuất nếu cần thiết. Thống nhất kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho kỳ kế hoạch và trình lãnh đạo công ty (hội đồng quản trị và giám đốc) duyệt lần cuối.
Bước 7. Tổ chức phổ biến kế hoạch tới các đơn vị liên quan. Tổ chức thực hiện kế hoạch và giám sát thực hiện kế hoạch ( tại công ty, việc giám sát kế hoạch được phòng kế hoạch – kỹ thuật thực hiện song song với giám sát kỹ thuật do đó việc giám sát đạt được hiệu quả cao).
Cuối kỳ báo cáo tổng kết kế hoạch tổ chức xây dựng kế hoạch kỳ tới.(công tác xây dựng kế hoạch kỳ tiếp theo được bắt đầu từ khi kỳ kế hoạch cũ sắp kết thúc để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp không bị ngắt quãng).
Quy trình lập kế hoạch sản xuất tại doanh nghiệp
KQ kỳ trước
Kế hoạch dự kiến sản xuất
Kế hoạch nhu cầu sản xuất
Thực hiện, giám sát, đánh giá và điều chỉnh
Kế hoạch chỉ đạo sản xuất
Dự án
Dự báo
Nguồn lực
ĐK khách quan
Mục tiêu
2 / Nội dung kế hoạch sản xuất của công ty
Các kế hoạch sản xuất của công ty gồm có: kế hoạch sản xuất dự kiến, Kế hoạch chỉ đạo sản xuất, Kế hoạch nhu cầu sản xuất.
ØKế hoạch sản xuất dự kiến:
Là kế hoạch doanh nghiệp đặt ra trên cơ sở dự tính những công trình công ty có thể nhận được trong năm kế hoạch có tính tới khả năng của công ty cùng những giải pháp đề ra để có được công trình đó và xét tới cả những điều kiện khách quan khác. Kế hoạch dự kiến sản xuất thường không được phổ biến rộng, chỉ bộ phận kế hoạch và một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt thông qua kế hoạch dự kiến sản xuất. Kế hoạch dự kiến sản xuất xác định: danh mục các công trình có thể có, số lượng, trị giá hợp đồng, thời hạn thi công, thời hạn hoàn thành theo hợp đồng, dự toán kinh phí cho từng hợp đồng. Do hạn chế thông tin, nhóm không thu thập được mẫu kế hoạch sản xuất dự kiến của công ty nên nhóm lập mẫu theo thông tin điều tra được.
Kế hoạch dự kiến sản xuất
TÊN HỢP ĐỒNG
TỔNG GIÁ TRỊ
DỰ TRÙ KINH PHÍ
THỜI HẠN THI CÔNG
THỜI HẠN HOÀN THÀNH
ØKế hoạch chỉ đạo sản xuất của công ty
Là kế hoạch doanh nghiệp đặt ra dựa trên những hợp đồng đã có của công ty (cả những hợp đồng mới có và các dự án đang tiến hành). Bao gồm có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho cả năm và kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho từng tháng. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất năm có phân công các đơn vị và thời gian hoàn thành cũng như công tác giám sát. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất từng tháng có báo cáo giá trị sản xuất kinh doanh của tháng trước và dự kiến cho tháng tiếp theo
Dưới đây là 2 biểu mẫu mà nhóm thu thập được :
Bảng: KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO SẢN XUẤT NĂM 2007
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng công trình I
TT
Tên công trình
Thời gian khởi công
Thời gian hoàn thành
Đơn vị thi công
Giám sát KH -KT
Theo H.đồng
Thực tế
Theo H.đồng
Thực tế
1
Bền vững CSHT đường sắt gói 01 KV2
02/01/2007
02/01/2007
03/02/2008
XLĐN+703
2
Nhà xưởng và cầu trục nhà sửa chữa đầu máy Ấn
12/03/2007
12/03/2007
09/2008
XN 203
3
Nhà xưởng XN bao bì nhựa. Cty cơ điện và VL nổ 31
06/2007
06/2007
09/2007
XNXLĐN
4
Nhà làm việc Hiệu bộ. Trường CĐ nghề ĐS
17/07/2007
17/07/2007
08/2008
XN 203
5
Hệ thống cấp nước SH. Trường CĐ nghề ĐS
08/2007
08/2007
03/2008
XN 203
6
Trường THCS Quảng Chu - Bắc Kạn
20/09/2007
20/09/2007
03/2008
XN 203
7
Cấp nước ga Xuân Giao
08/10/2007
08/10/2007
12/2007
XN 203
8
Nhà kho, để xe XN VD toa xe khách
24/10/2007
24/10/2007
10/03/2008
XN 203
9
Nhà ga Thịnh Châu
26/11/2007
26/11/2007
24/03/2008
XN 203
10
Nhà kho Đông Anh
XN 203
11
Nhà LT Bắc Giang + Nhà cung nguồn Uông Bí
10/2007
10/2007
12/2007
XN 203
12
Nhà ắc qui Lưu Xá + Nhà trực TT Trung Giã
10/2007
10/2007
12/2007
Đội KT6
13
Nâng tầng. Phân đoạn đầu máy Yên Viên
06/2007
06/2007
09/2007
XN VTXD
14
Sửa chữa 75 Đinh Tiên Hoàng
07/2007
07/2007
10/2007
XN 107
Bảng: KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO SẢN XUẤT THÁNG 12/2006
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng công trình I
STT
Tên công trình
Giá trị dự toán
Thực hiện năm 2005
Thực hiện tháng 11/2006
Giá trị cộng dồn T01/06-hết T111/06
Dự kiến T12/2006
Ghi chú (Đơn vị thi công)
1
2
3
4
5
6
7
8
I
Tổng GT sxkd (A+B)
a
GT SX xây lắp
Trong ngành
Ngoài ngành
b
GT SXKD khác
1
Khách sạn
2
Thuê nhà,kho
II
GT SXKD theo công trình
a
Trong ngành
1
Sửa chữa lớn ga Sài Gòn
2
Ga Lang thíp
3
Đầu máy Ấn
…
…
b
Ngoài ngành
1
Nhà ăn ca, cổng và trạm gác XN 951
2
Nhà cơ khí quốc phòng131
3
Tuyến mương thoát nước Phúc Xá
Hà Nội,ngày…tháng…năm…
Người lập biểu Phòng TCCB-LĐ Phòng KH-KT Giám đốc công ty
Trong đó, người phụ trách lập kế hoạch là cán bộ thuộc phòng kế hoạch, có sự phối hợp với các phòng ban khác như phòng TCCB-LĐ có nhiệm vụ phối hợp trong thống kê, giám đốc công chịu trách nhiệm xác minh khối lượng công việc và giám sát, đại diện phòng kế hoạch (trưởng phòng) duyệt cuối cùng và báo cáo cấp lãnh đạo.
ØKế hoạch nhu cầu sản xuất
Dựa vào kế hoạch chỉ đạo sản xuất, công ty xác định kế hoạch nhu cầu phục vụ cho sản xuất. Các nhu cầu chủ yếu được lên kế hoạch là: thiết bị thi công, vật liệu phục vụ cho xây dựng… Từ kế hoạch đó công ty sẽ lên các kế hoạch cung cấp kịp thời nhằm đảm bảo tiến độ kế hoạch đã đề ra.
Ngoài ra, ở công ty còn có các kế hoạch sản xuất chi tiết đến từng đơn vị thành viên trực thuộc của công ty.
3 / Phương pháp lập kế hoạch sản xuất của công ty
a. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất dự kiến
Công ty tiến hành dự báo những hợp đồng có thể nhận được trong năm kế hoạch trên cơ sở những thông tin thu thập được từ các dự án, các kế hoạch đầu tư, các mối quan hệ của công ty với khách hàng…Sau đó cân đối với năng lực, khả năng hiện tại của công ty về tài chính, nhân lực, kỹ thuật, uy tín,…Xem xét các yếu tố khách quan và chủ quan có thể ảnh hưởng tới công ty trong năm kế hoạch, xét tới những mục tiêu đã đề ra của công ty. Trên cơ sở đó, dựa vào kinh nghiệm và những phân tích của mình các nhà kế hoạch sẽ đưa ra dự kiến các hợp đồng có thể nhận được trong năm kế hoạch, sau đó lập kế hoạch trình hội đồng quản trị chỉnh sửa và phê duyệt.
Chẳng hạn như, trên cở sở dự kiến được nhu cầu xây dựng sửa chữa kiến trúc của ngành đường sắt, thấy rằng phù hợp với khả năng thực hiện của doanh nghiệp, bộ phận kế hoạch có thể đưa được vào kế hoạch dự kiên của mình; hoặc như nhờ vào mối quan hệ với các nhà đầu tư, doanh nghiệp biết được trong kỳ kế hoạch họ có nhu cầu xây dựng và có ý định ký kết hợp đồng với công ty thì công ty có thể đưa vào kế hoạch sản xuất dự kiến cho năm kế hoạch...Tuy nhiên, với các hợp đồng phát sinh bất ngờ công ty thường khó dự báo và chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm của các nhà kế hoạch.
Vậy việc lập kế hoạch sản xuất dự kiến của công ty không theo một phương pháp toán học hay thống kê mà chủ yếu dựa vào phân tích, kinh nghiệm và khả năng của các nhà kế hoạch và lãnh đạo nhằm dự kiến công trình có được trong tương lai.
b. Phương pháp lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất
Đối với các công ty xây dựng thì tiến độ thi công là vấn đề khá quan trọng. Trên cơ sở những hợp đồng, công trình đã có và tình hình hiện tại của các xí nghiệp trực thuộc công ty tiến hành lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất năm kế hoạch có xác định đơn vị thi công và đơn vị theo dõi, kiểm tra. Dựa vào kế hoạch chỉ đạo năm, tiến độ công việc đã tiến hành tới đâu,thời hạn hợp đồng và tình hình của xí nghiệp thi công được giao cán bộ kế hoạch lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất tháng, xác định giá trị phải thực hiện trong tháng. Khi có kế hoạch chỉ đạo sản xuất theo tháng các xí nghiệp, đội xây dựng thành viên được giao nhiệm vụ sẽ lập kế hoạch chi tiết cho đơn vị mình. Để xây dựng kế hoạch tiến độ chung cho toàn công ty trong tháng, doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch cho từng dự án mình tham gia. Phương pháp như sau :
Sau khi xác định dự án tham gia và các thông báo thầu nhận được, đối chiếu yêu cầu chủ đầu tư với khả năng doanh nghiệp, nếu thấy phù hợp, phòng KH-KT lập hồ sơ dự thầu, hồ sơ năng lực, dự toán, phương án thực hiện, bảng tiến độ để tham gia đấu thầu. Nếu trúng thầu, căn cứ vào tiến độ yêu cầu , bộ phận kế hoạch xây dựng kế hoạch tiến độ riêng cho dự án ( có phân công cụ thể như nội dung ở trên ). Lập báo cáo gửi cấp lãnh đạo, tổ chức lưu trữ. Đối với các hợp đồng không qua thầu cũng đều có yêu cầu về tiến độ công trình. Dựa trên các kế hoạch dự án đã có, bộ phận kế hoạch tiếp tục tổng hợp và xây dựng kế hoạch chỉ đạo chung như cho từng tháng như mẫu bảng trên.
c.Phương tổ chức thực hiện kế hoạch :
Việc thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp được đảm bảo bằng sự thống nhất trong ý kiến chỉ đạo của hội đồng quản trị và bộ phận kế hoạch có vai trò giám sát thực hiện kế hoạch (đi đôi với chức năng thứ 2 của phòng là kỹ thuật). trong tổ chức quản lý kế hoạch, phòng căn cứ vào các kế hoạch đã đề ra, trưởng phòng tổ chức phân công nhiệm vụ cho các cán bộ thành viên theo cơ chế chịu trách nhiệm trực tiếp.
III / ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ
1 / Những đổi mới trong công tác lập kế hoạch tại công ty
Trong suốt quá trình tìm hiểu tại doanh nghiệp, câu nói mà cán bộ hướng dẫn nhắc tới nhiều nhất và gây ấn tượng nhất với nhóm thực hiện là: kế hoạch hiện nay đã khác trước rất nhiều, nó có nhiều vấn đề phức tạp và mang tính động rất nhiều. Làm kế hoạch hiện nay là làm kế hoạch trong nền kinh tế không có kế hoạch. Giải thích cho câu nói này, lý do là hoàn cảnh làm kế hoạch đã khác trước rất nhiều dẫn tới những thay đổi đáng kể của công tác kế hoạch. Sự thay đổi trong công tác kế hoạch không bắt đầu trùng với thời điểm chủ trương xóa bỏ cơ chế KHH tập trung sang cơ chế thị trường, nó chỉ thực sự bắt đầu từ khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa năm 2003. Trước kia, doanh nghiệp trực thuộc ngành đường sắt quản lý, vì vậy, các quyết định đưa ra là của liên hiệp đường sắt, nói nôm na là ông chủ của doanh nghiệp trước kia là liên hiệp đường sắt khu vực I. Vì vậy, hoạt động của doanh nghiệp phải thống nhất và chịu sự chi phối của cấp trên. Biểu hiện của nó là các mẫu biểu kế hoạch từ trên cấp xuống theo cơ chế cũ – mang tính điều chỉnh trực tiếp và doanh nghiệp phải thực hiện theo kế hoạch đã giao. Cụ thể hàng năm, ban kế hoạch lập kế hoạch cho toàn bộ khối liên hiệp và phân chia cho các đơn vị dưới dạng các chỉ tiêu định mức, các đơn vị cấp dưới có trách nhiệm thực thi kế hoạch được giao, doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh vì được nhà nước bao cấp toàn bộ. Kể từ khi thực hiện cổ phần hóa, theo chủ trương tăng cường sự tự chủ của doanh nghiệp, nhà nước – tổng công ty đường sắt Việt Nam - không nắm giữ mức cổ phần khống chế > 50% nữa mà thay vào đó là 37% cổ phần, tức là từ vai trò chủ trực tiếp sang vai trò cổ đông lớn nhất giữ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị, doanh nghiệp đã có những bước chuyển biến đáng kể. Từ bị động chuyển sang chủ động linh hoạt, tự làm tự chịu trách nhiệm với hội đồng quản trị, cùng với những thay đổi lớn để thích ứng như cắt giảm bộ máy nhân lực ( từ trên 2000 người xuống còn hơn 500 người kể cả cán bộ quản lý điều hành và công nhân trực tiếp) hay tổ chức lại bộ máy hành chính và nâng cao hiệu quả hoạt động, công tác kế hoạch đã được tổ chức lại theo hướng hiệu quả, linh hoạt, hướng tới thị trường nhiều hơn. Kế hoạch hiện nay của công ty đã dựa trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường, xuất phát từ thị trường, cân đối với các nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp và những dự báo những điều kiện khách quan, chủ quan có thể tác động tới công ty trong năm kế hoạch. Từ đó cán bộ kế hoạch đưa ra dự báo cho năm kế hoạch. Thực tế đó đòi hỏi người làm kế hoạch có những thay đổi đáng kể trong tư duy hành động:
Để làm tốt nghiệp vụ của mình, nhất thiết phải có kinh nghiệm, chuyên môn, có óc quan sát thực tế và được tiếp xúc nhiều. làm kế hoạch theo thị trường tức là : kế hoạch không theo một mẫu biểu cố định nào, các kế hoạch khác nhau cũng có cách làm khác nhau không theo một bài bản nào cả. Điều quan trọng hàng đầu là kế hoạch đề ra có đạt được các yêu cầu mà doanh nghiệp cần hay không, có đạt hiẹu quả và khả thi hay không, có giúp cho doanh nghiệp tiếp cận gần hơn tới thị trường hay không. Để làm được thì trong căn cứ xây dựng kế hoạch buộc phải đảm bảo có các kế hoạch do đơn vị đưa ra từ dưới lên, các điều kiện của doanh nghiệp cả khách quan và chủ quan. Bên cạnh đó, trong các doanh nghiệp như công ty hiện nay, bộ phận kế hoạch thường đóng luôn vai trò tìm kiếm đầu mối hợp đồng và tham gia trực tiếp vào các cuộc đấu thầu. Vì vậy, các mối quan hệ được đặt vị trí rất quan trọng. Nhờ có nó mà người làm kế hoạch sẽ có được những kết quả mong muốn.
2/ Nhận xét đánh giá công tác kế hoạch tại doanh nghiệp:
Sau khi nghiên cứu công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty, dưới giác độ của người thực tập, nhóm thực hiện nhận thấy vốn kiến thức của mình còn nhiều thiếu sót. Mặc dù vậy, trong giới hạn nghiên cứu của bản thân,nhóm xin đóng góp một số ý kiến sau.
2.1.Những ưu điểm:
Công tác kế hoạch trong doanh nghiệp hiện nay là tương đối phù hợp nhằm đảm bảo cho sự hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
ØVề tổ chức bộ phận kế hoạch trong công ty: Phòng kế hoạch được bố trí với bộ phận kỹ thuật. Việc bố trí tổ chức kế hoạch gắn với kỹ thuật trong doanh nghiệp là rất phù hợp, đặc biệt là với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng như công ty. Điều này làm tăng hiểu quả của công tác giám sát cả về thi công và kỹ thuật. Hơn nữa, quy mô của công ty là vừa việc bố trí kết hợp như vậy có thể tăng năng lực của cả bộ phận kế hoạch lẫn kỹ thuật, giảm bớt biên chế.
Ø Kế hoạch sản xuất của công ty được xây dựng dựa trên những cơ sở tương đối đầy đủ, khoa học. Công ty đã xét tới cả những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tiến hành dự báo và xem xét tới các cân đối giữa nhu cầu và khả năng. Kế hoạch sản xuất đã được xây dựng từ dưới lên, từ phòng kế hoạch sau khi phân tích, tính toán trên các cơ sở đã nêu xây dựng kế hoạch trình lên hội đồng quản trị phê duyệt. Do vậy bản kế hoạch đã tăng được tính thực tế, ngày càng sát với thị trường và đảm bảo tính khả thi cao hơn. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất còn được phổ biến rộng rãi xuống các đơn vị thành viên để thu nhận ý kiến phản hồi và chỉnh sửa nếu cần thiết, do vậy đã tăng tính chủ động và tiếng nói cho các đơn vị thành viên. Các dự án dài hạn đã được lồng ghép vào kế hoạch sản xuất hàng năm, hàng tháng của công ty để đảm bảo hoạt động tác nghiệp. Thông qua quy trình lập kế hoạch sản xuất của công ty có thể nhận thấy kế hoạch sản xuất của công ty được lập khá cẩn thận và cụ thể. Sở dĩ có được những ưu điểm lớn trong quy trình lập kế hoạch là do công ty đã ý thức được sự thay đổi trong công tác lập kế hoạch trong nền kinh tế hiện nay. Nhận thấy sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn buộc kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp phải chủ động linh hoạt và phù hợp với thị trường để có thể giành được các hợp đồng.
ØCông ty lập kế hoạch theo phương pháp sử dụng kinh nghiệm, phân tích của cán bộ kế hoạch và lãnh đạo công ty là chủ yếu, không dựa trên một mô hình toán học hay thống kê nào. Phương pháp này thường là không phức tạp quá, tận dụng được kinh nghiệm và trình độ của cán bộ và các nguồn thông tin, các mối quan hệ mà công ty có.
ØNội dung của bản kế hoạch khá đầy đủ chi tiết đến đơn vị thi công và đơn vị giám sát, thời gian khởi công cũng như hoàn thành( do đặc tính của lĩnh vực xây dựng). Kế hoạch sản xuất của công ty được chia ra thành kế hoạch sản xuất dự kiến, kế hoạch chỉ đạo sản xuất, kế hoạch nhu cầu sản xuất, do vậy đảm bảo cho hoạt động của công ty khá chủ động, cụ thể tới từng tháng, từng đơn vị nên công việc theo dõi, giám sát là tương đối thuận tiện. Trong bản kế hoạch sản xuất của công ty đã đưa ra các biện pháp để thực hiện được kế hoạch đã đề ra. Đó là các biện pháp để nhận được các hợp đồng xây dựng mà công ty đã dự kiến. Đây là phần mà thường các kế hoạch sản xuất không hay có. Do vậy, bản kế hoạch sản xuất của công ty không chỉ đơn thuần là những chỉ tiêu, con số mà đã mang tính biện pháp. Cũng vì lý do đó mà bản kế hoạch dự kiến sản xuất không được phổ biến rộng rãi, chỉ bộ phận kế hoạch và các lãnh đạo doanh nghiệp có thông tin.
2.2.Những yếu điểm của công ty trong công tác lập kế hoạch sản xuất
ØMặc dù công tác kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp hiện nay tương đối phù hợp với công ty. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng trong công ty, bộ phận kế hoạch còn phải tham gia quá nhiều công việc. Đơn cử như công tác tiếp nhận thông tin đấu thầu và làm thủ tục đấu thầu, tham gia đấu thầu cho đến xây dựng kế hoạch cho doanh nghiệp và tham gia công tác chuyên môn kỹ thuật. Với khối lượng công việc ấy, số lượng cán bộ phụ trách trong phòng hiện nay là hơi ít. Có lẽ vì lý do này mà kế hoạch tài chính của doanh nghiệp đã được chuyển cho bộ phận tài vụ thực hiện ( có phối hợp với các kế hoạch khác. Mặt khác, thực tế hiện nay trong biên chế của phòng, các cán bộ chuyên môn ngoài trưởng phòng là có trình độ chuyên môn và đã qua đào tạo chuyên nghiệp thì toàn bộ đều là các kỹ sư với bằng tốt nghiệp của các trường ĐH GTVT và xây dựng. Vì vậy, trong quá trình thực tập, nhóm nhận thấy việc tham gia vào lập kế hoạch của các cán bộ này là khá khó và cần nhiều sự hướng dẫn của cấn bộ lãnh đạo. Có thể thấy chuyên môn nghiệp vụ của họ thiên về kỹ thuật nhiều hơn nên công tác kế hoạch cũng có một số khó khăn nhất định, và phải phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của cán bộ chỉ đạo trực tiếp (trưởng phòng). Trong tương lai, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người thay thế khi cần.
ØTrong quy trình lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất của doanh nghiệp còn khá rườm rà, phức tạp, phải thông qua nhiều giai đoạn từ xây dựng kế hoạch ở phòng kế hoạchàtrình hội đồng quản trịàchỉnh sửaàPhổ biến xuống đơn vịàtiếp nhận ý kiếnàchỉnh sửa.
ØPhương pháp lập kế hoạch của doanh nghiệp mặc dù đã tính tới hệ thống các căn cứ tương đối đầy đủ song việc phân tích, dự báo và tính toán chủ yếu còn dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kế hoạch và nhà quản lý. Khi lập kế hoạch, cán bộ kế hoạch trên cơ sở những thông tin đã có, những mối quan hệ…và xem xét khả năng của công ty lập kế hoạch dự kiến sản xuất sau đó trình lên lãnh đạo phê duyệt và chỉnh sửa. Do vậy bản kế hoạch phần nào còn hơi chủ quan và phụ thuộc lớn vào trình độ của cán bộ. Nếu trình độ và kinh nghiệm của cán bộ kế hoạch tốt, cộng thêm mối quan hệ của công ty với các phía là khá tốt thì tính khả thi của kế hoạch dự kiến sản xuất là khá cao.
ØVề nội dung, kế hoạch nhu cầu sản xuất chưa được chú trọng nhiều. Công ty chú ý nhiều tới tiến độ chung và đơn vị phụ trách nhưng chưa chú trọng tới lên kế hoạch tính toán các nhu cầu phục vụ sản xuất. Kế hoạch tiến độ mới chỉ dừng ở việc bố trí các máy móc thiết bị thi công của công ty cho từng công trình. Phần cụ thể, chi tiết thường dành cho từng đơn vị thành viên tính toán cho từng công trình mà mình đang phụ trách.
3 / Kiến nghị, đề xuất của nhóm:
Xuất phát từ một số nhận xét trên, nhóm xin đưa ra một số đề xuất sau nhằm tăng cường hơn hiệu quả công tác lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp:
ØTrong thời gian tới, theo định hướng phát triển của công ty đã được thông qua là nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh, phấn đấu nâng c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 74137.DOC