Đề tài Công tác phát triển thị trường vận tải hành khách của Vietnam Airlines

Lời mở đầu 1

Chương I: Giới thiệu tổng quát về hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam 2

1.1. Giới thiệu tổng quát về hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines. 2

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Vietnam Airlines. 2

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vietnam Airlines. 4

1.1.3. Đặc điểm kinh doanh của Vietnam Airlines. 9

1.2. Thị trường vận tải hành khách và vai trò của vận tải hành khách bằng đường hàng không. 14

1.2.1. Khái quát về thị trường vận tải hành khách bằng đường hàng không. 14

1.2.2. Đặc điểm của vận tải hành khách bằng đường hàng không. 17

1.2.3. Vai trò của vận tải hành khách bằng đường hàng không. 18

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường vận tải hành khách của các hãng hàng không. 19

1.3.1. Các yếu tố chủ quan. 19

1.3.2. Các yếu tố khách quan: 21

a. Khách hàng: 21

b. Các đối thủ cạnh tranh. 23

c. Các nhân tố khác. 26

Chương II: Thực trạng phát triển thị trường vận tải hành khách của Vietnam Airlines giai đoạn 2001-2006. 27

2.1. Thực trạng phát triển thị trường vận tải hành khách của hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines. 27

2.1.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch. 27

2.1.2. Các hoạt động nhằm thực hiện kế hoạch phát triển thị trường. 31

2.1.2.1. Phát triển sản phẩm dịch vụ. 31

2.1.2.2. Xây dựng chính sách giá cước hợp lý để phát triển thị trường khách. 32

2.1.2.3. Xây dựng hệ thống phân phối phù hợp để phát triển thị trường vận tải hành khách. 34

2.1.2.4. Xây dựng logo và thương hiệu trên thị trường. 36

2.1.2.5. Hoạt động quảng cáo xúc tiến nhằm phát triển thị trường. 37

2.1.3. Các chương trình khách hàng của Vietnam Airlines. 40

2.1.4. Hoạt động mở đường bay mới và hợp tác. 43

2.2. các kết quả phát triển thị trường của vietnam airlines. 45

2.2.1. Mạng đường bay của Vietnam Airlines được mở rộng. 45

2.2.2. Vận chuyển hành khách. 47

2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines. 54

2.3. Đánh giá chung. 56

2.3.1. Điểm mạnh. 56

2.3.2. Điểm yếu. 58

2.3.3. Nguyên nhân. 59

Chương III: Phương hướng và kiến nghị nhằm phát triển thị trường vận tải hành khách của Vietnam Airlines trong thời gian tới. 61

3.1. Phương hướng phát triển của Vietnam Airlines đến năm 2010 và định hướng 2020. 61

3.2. Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường vận tải hành khách của Vietnam Airlines. 64

3.2.1. Đối với hãng: 64

3.2.2. Đối với nhà nước. 76

Kết luận 79

Danh mục tài liệu tham khảo 80

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác phát triển thị trường vận tải hành khách của Vietnam Airlines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tranh gay gắt thì Vietnam Airlines cũng phải giảm giá theo để đảm bảo thị phần. Với những khách thương quyền 6 (khai thác thương quyền 6 - khách có thêm) thì Vietnam Airlines đã áp dụng mức giá cước vô cùng rẻ để hấp dẫn khách. Như vậy, giá cước của Vietnam Airlines phụ thuộc rất nhiều vào giá của các hãng hàng không khác. Vào các dịp lễ, kỷ niệm như chiến thắng Điện Biên Phủ, Quốc khách 2-9, 30/4... trên các đường bay nội địa Vietnam Airlines cũng có các đợt giảm giá vé, nhất là đối với người có công với cách mạng, anh hùng, thương binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng. Giai đoạn từ 1/1/2003-31/12/2004, Vietnam Airlines đã hoàn thành lộ trình hoà đồng giá vé trên các tuyến bay nội địa, tức là người nước ngoài và người Việt Nam đi trên các chuyến bay nội địa sẽ phải trả giá cước như nhau. (Trước kia khách nước ngoài bay trên chuyến bay nội địa phải trả cao hơn so với người Việt Nam). 2.1.2.3. Xây dựng hệ thống phân phối phù hợp để phát triển thị trường vận tải hành khách. Để đẩy mạnh khả năng tiêu thụ và xâm nhập thị trường, Vietnam Airlines rất qua tâm đến việc thiết lập các kênh phân phối (kênh bán vé). Có một hệ thống phân phối được tổ chức tốt sẽ là cơ hội tiếp cận khách hàng và chiếm lĩnh thị trường. Trong ngành hàng không, phân phối không phải là khâu cuối, mà là khâu đầu của một chu trình marketing. Hệ thống kênh chủ yếu của Vietnam Airlines bao gồm các đại lý bán vé thuộc văn phòng khu vực, các văn phòng đại diện tại nước ngoài; các đại lý chỉ định (PSA); hệ thống bán lẻ chuyên nghiệp (BSP) của IATA ( Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế ) và hệ thống giữ chỗ toàn cầu Gabriel II (CRS). Kênh phân phối chủ yếu của Vietnam Airlines là các đại lý bán vé chiếm khoảng 80% số vé. Hãng thường chỉ lập các đại lý chính còn các đại lý nhỏ thì thuộc quyền kiểm soát của các đại lý chính. Sau đây là các kênh bán của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam: Sơ đồ 3: Hệ thống phân phối vé của Vietnam Airlines . Các Văn phòng khu vực trong nước Các đại lý thuộc văn phòng Các Văn phòng đại diện tại nước ngoài Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines Ban Tiếp Thị hành khách Các đại lý chính Hệ thống phân phối toàn cầu Gabriel, CRS Các đại lý thuộc văn phòng Đại lý PSA Đại lý bán lẻ BSP Khách Hàng Qua các hãng khác (Liên danh) Nguồn: Ban Tiếp thị hành khách * Hệ thống đặt giữ chỗ Gabriel II và phân phối toàn cầu CRS qua mạng máy tính: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đảm bảo dịch vụ cho hành khách, Vietnam Airlines đã tham gia một số hệ thống phân phối đặt chỗ toàn cầu như: Abacus, Infini, Axess, Amedeus, Sebre, Topas, Worldspan và Galileo. Vì vậy việc đặt chỗ trên các chuyến bay của Vietnam Airlines được tiến hành nhanh hơn và thuận tiện hơn từ hầu hết mọi nơi trên thế giới. * Các văn phòng khu vực trong nước: Vietnam Airlines có 3 văn phòng khu vực đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Đó là văn phòng khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Các văn phòng này có nhiệm vụ xúc tiến thương mại, phân phối vé đến các đại lý do họ quản lý. * Các văn phòng đại diện tại nước ngoài: Hiện nay, Hãng có khoảng gần 40 văn phòng đặt ở hơn 24 nước và vùng lãnh thổ. Các văn phòng này là đại diện của Vietnam Airlines tại thị trường nước ngoài, có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động marketing cho hãng tại các thị trường này. Các văn phòng thực hiện việc phân phối vé đến các đại lý, tiến hành giao dịch với các hãng khác, nối chuyến cho hành khách, thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường. Vé sau khi được cung cấp tới các đại lý sẽ được bán cho khách (khách thương quyền 3, 4, 6, tour du lịch, khách group_nhóm) * Qua các hãng hàng không khác (liên danh_code share): Liên danh là hình thức hợp tác giữa các hãng hàng không mà các bên tham gia sử dụng chung chuyến bay của bên khai thác. Hiện nay, Vietnam Airlines đã tham gia liên danh với nhiều hãng trên các đường bay quốc tế. Từ đó các hãng khác (coi là inter-lines) sẽ bán vé và thu hút khách trên các chuyến bay của Vietnam Airlines (coi là on-line).Với hình thức này thì hai hãng tham gia liên danh đều có lợi và tạo điều kiện để Vietnam Airlines tiêu thụ được sản phẩm. 2.1.2.4. Xây dựng logo và thương hiệu trên thị trường. Nhằm đem lại cho Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines một hình ảnh mới rất riêng và mang bản sắc Việt Nam, ngày 20/10/2002 Vietnam Airlines đã tổ chức lễ giới thiệu biểu tượng mới “Bông Sen Vàng”. Đây là mốc đánh dấu sự thay đổi toàn diện của Hãng với chương trình hiện đại hoá đội ngũ máy bay, mở rộng mạng đường bay và hoàn thiện chất lượng dịch vụ để trở thành một Hãng hàng không có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới. Để đi đến lựa chọn biểu tượng mới, Vietnam Airlines và các bên tham gia đã dày công khảo sát nghiên cứu nhiều hình tượng khác nhau như Trống đồng, Cây tre, Nón lá... và cuối cùng lựa chọn “Bông Sen Vàng”. Hoa sen là một hình tượng có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với người Việt Nam. Hoa sen biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ; vừa đời thường lại vừa cao quý, linh thiêng; vừa duyên dáng mềm mại nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc. Đó là phẩm chất quý giá của Hoa sen và là lý do Vietnam Airlines chọn Bông Sen Vàng làm biểu tượng mới của mình. Màu vàng biểu hiện cho chất lượng, sự hoàn hảo và sang trọng. Biểu tượng Bông Sen Vàng đã chính thức được sử dụng vào năm 2003 khi Vietnam Airlines đón nhận máy bay thế hệ mới - Boeing 777, đánh dấu việc áp dụng công nghệ mới của Vietnam Airlines. Biểu tượng mới bao gồm một chương trình tổng thể được áp dụng trong toàn bộ sản phẩm và dịch vụ của Hãng. Với Bông Sen Vàng nổi bật trên nền những chiếc máy bay màu xanh thế hệ mới, khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra đó là Vietnam Airlines - Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. 2.1.2.5. Hoạt động quảng cáo xúc tiến nhằm phát triển thị trường. Trong những năm gần đây, Vietnam Airlines không ngừng tạo dựng thương hiệu của mình, đặc biệt là sau sự kiện biểu tượng “Bông sen vàng” trở thành logo chính thức của Hãng. Hoạt động quảng cáo của Hãng gồm có hai loại là quảng cáo chiến lược và quảng cáo chiến thuật. Quảng cáo chiến lược do Ban Kế hoạch thị trường thực hiện kết hợp với Ban tiếp thị hành khách. Quảng cáo chiến thuật ở tầm vi mô, nhắm vào từng thị trường cụ thể do các văn phòng, chi nhánh thực hiện. Mục tiêu của hoạt động quảng cáo chiến lược quốc tế là “ tiếp tục chiến lược định vị uy tín và sản phẩm đã được bắt đầu từ năm 1999 đến nay, cụ thể là tạo dựng hình ảnh Vietnam Airlines như một hãng hàng không trẻ, hiện đại, với dịch vụ mang đậm bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc, có mạng bay ngày càng được mở rộng”. Tiếp tục thực hiện bước 5 trong chiến lược quảng cáo xúc tiến với nội dung "Củng cố giá trị thương hiệu" đã được thực hiện từ năm 2001. Tập trung quảng cáo các điểm nổi bật của Vietnam Airlines như sự phát triển mạng đường bay, đội máy bay mới, hiện đại, biểu tượng mới và chất lượng dịch vụ và sản phẩm hạng C được cải thiện. Tổng ngân sách xúc tiến quốc tế đã thực hiện trong năm 2004 là 42,142 tỷ đồng (tương đương 2.718.855 USD), tăng 9,4% so với năm 2003. Tính đến 31/12/2004, thực hiện được 84,05% kế hoạch ngân sách đã được phê duyệt (15,95% ngân sách chưa thực hiện do huỷ kế hoạch quảng cáo truyền hình tại Pháp, tiết kiệm các khoản ngân sách “quảng cáo hỗ trợ báo chí và tổ chức sự kiện đặc biệt” và “tài trợ làm phim quảng cáo điểm đến”..v.v). Tổng ngân sách xúc tiến tại thị trường Việt Nam đã thực hiện trong năm 2004 là 5,4 tỷ đồng đạt 87% so với kế hoạch (13% chưa thực hiện do tiết kiệm ngân sách chi cho hoạt động Tuyên truyền công chúng, quảng cáo chiến lược với mục đích dành một khoản để thường trực phục vụ các biến cố bất thường của thị trường do ảnh hưởng bởi dịch bệnh cúm gà, giảm 63% so với thực hiện cùng kỳ năm 2003 (do năm 2003 dành một số lớn ngân sách thực hiện tài trợ Đội bóng HKVN, Sea Games 22..). bảng số 4: Ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến của Vietnam Airlines Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm Thị trường Quốc Tế Thị trường Nội Địa Tổng ngân sách Tốc độ tăng trưởng(% ) 2001 27.081.196.000 4.685.350.000 31.766.546.000 2002 23.219.586.000 2.627.560.000 25.847.146.000 - 0,18 2003 24.546.437.000 3.165.135.000 27.708.572.000 1,072 2004 38.521.154.000 8.395.656.000 46.916.810.000 1,69 2005 42.142.000.000 5.400.000.000 47.542.000.000 1,012 Nguồn: Ban Kế hoạch thị trường ủ Quảng cáo trên thị trường quốc tế: Mỗi chiến dịch đều có những mẫu quảng cáo hình ảnh riêng, ngôn ngữ phù hợp với từng thị trường nhằm đáp ứng cao nhất thông tin về đường bay của Vietnam Airlines. Hình ảnh của Vietnam Airlines đã xuất hiện trên các đầu báo lớn có uy tín trên thế giới và trong khu vực như Newsweek, Asiaweek, Business Week, FEER; tại Nhật Bản, quảng cáo trên Tabi Meiji, Hanako, West, Nikkei Business; tại Hàn Quốc, quảng cáo trên Weekly Chosun, Korean EconomicDaily; tại Pháp, quảng cáo trên L’express, Geo. Ngoài ra quảng cáo trên một số báo, tạp chí tại úc và Bắc Mỹ; trên các đài truyền hình CNBC, BBC châu á và các đài truyền hình Cannel Plus, LCI và Odysee của Pháp; trên các trang web nổi tiếng của Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore. Với mẫu quảng cáo “Việt Nam - Điểm đến của Thiên niên kỷ mới" để phát động khách du lịch vào Việt Nam.; 2 mẫu quảng cáo hình ảnh “Hạ Long” và “Huế” với thông điệp ”You see art, we see life” (giới thiệu với bạn bè quốc tế hình ảnh một đất nước Việt Nam giàu văn hoá với phong cảnh hữu tình). ủ Quảng cáo trên thị trường nội địa: Tại thị trường Việt Nam, hoạt động quảng cáo nhằm khẳng định hình ảnh hãng hàng không quốc gia hiện đại, phát triển nhanh với dịch vụ mang truyền thống bản sắc dân tộc. Mục tiêu của hoạt động quảng cáo là không những thu hút người Việt Nam sử dụng Vietnam Airlines khi đi ra nước ngoài, mà còn xây dựng uy tín về mặt lâu dài cho Hãng tại thị trường nhà có tầm quan trọng sống còn. Hình ảnh quảng cáo với mẫu quảng cáo in ấn “Không gì thay đổi được truyền thống tốt đẹp ngàn đời” và phim quảng cáo tivi “Cánh diều dân gian”;“Tiếp viên tặng gấu bông cho em bé”; “Vietnam Airlines - Chúc mừng năm mới”; được đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật. Phim quảng cáo“Mạng đường bay” và “Đội bay” với thông điệp “mang Việt Nam đến với thế giới và đem thế giới đến với Việt Nam và Vietnam Airlines tự hào sánh vai cùng thế giới” đã nhận được nhiều lời khen về ý tưởng và chất lượng hình ảnh. Vietnam Airlines quảng cáo trên các đầu báo, tạp chí lớn trong nước như: Việt Nam News, Vietnam Investment Review, Lao Động, Sài Gòn Giải Phóng, Vietnam Economic Times, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Quốc Tế...và trên các đài truyền hình VTV1, VTV3, VTV4, HTV, HCMTV với lượng khán giả xem đông đảo, là phương tiện rất phù hợp với việc xây dựng hình ảnh lâu dài. ủ Press tour: Tổ chức nhiều đoàn press tour của Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, úc và Thái Lan vào Việt Nam thực tế và viết bài sau khi dịch SARS được khống chế tại Việt Nam; các đoàn đi Mỹ, Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc; cũng như trong các đợt mở đường bay mới nhằm phát động và khuếch trương nguồn khách kết hợp du lịch Việt Nam với các điểm du lịch khác trong khu vực. Thông qua việc tổ chức tốt cho các đoàn press tour vào Việt Nam đã xây dựng tốt quan hệ thân thiện với báo giới và thông qua báo giới để xây dựng quan niệm đúng đắn của hành khách trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ cũng như sự phát triển nhanh chóng của Vietnam Airlines. ủ Roadshow: Phối hợp các văn phòng đại diện tại Nhật Bản, Đức, Pháp và các đơn vị trong Tổng công ty tổ chức thành công các sự kiện Roadshow tại Nhật Bản, Đức, Anh và Thụy Điển góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam tới du khách nước ngoài, đồng thời quảng bá tích cực cho hình ảnh của Vietnam Airlines. ủ Tài trợ: Thực hiện một số hoạt động tài trợ cho các sự kiện lớn văn hoá, thể thao lớn qua đó phát triển hình ảnh, uy tín, gây thiện cảm của công chúng đối với Vietnam Airlines. Điển hình như Sea Games 22, liên hoan văn hoá ẩm thực tại Philippin, tài trợ cho các đoàn làm phim của nước ngoài giới thiệu về Việt Nam; phim khuyếch trương du lịch đến Đông Dương, cuộc thi Trí tuệ Việt Nam, giải bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc, lễ hội rượu bia quốc tế năm 2004 tại Việt Nam, Giải golf BMV Vietnam Classic-Hanoi 2004, Festival Huế 2004, năm du lịch Điện Biên ... 2.1.3. Các chương trình khách hàng của Vietnam Airlines. ủ Chương trình khách hàng thường xuyên (FFP - Frequent Flyer Program). Cung cấp ngày càng tốt hơn dịch vụ cho khách hàng luôn là mục tiêu phấn đấu của Vietnam Airlines. Được áp dụng từ cuối năm 1999, chương trình khách hàng thường xuyên của Vietnam Airlines có tên giao dịch là Bông Sen Vàng (Golden Lotus Plus - GLP) ngày càng được mở rộng và phát triển. Chương trình khách hàng thường xuyên Bông Sen Vàng là một trong rất nhiều nỗ lực của Hãng mong muốn đem lại cho khách hàng những phần thưởng có giá trị, những ưu đãi xứng đáng về dịch vụ với những đóng góp của họ khi thường xuyên sử dụng các chuyến bay của Vietnam Airlines. GLP là một loại hình sản phẩm được xây dựng và phát triển trên cơ sở sản phẩm chính của Vietnam Airlines là vận chuyển hành khách nhằm góp phần củng cố và phát triển quan hệ lâu dài, bền vững giữa hành khách và nhà vận chuyển hàng không. GLP là bước chuẩn bị quan trọng để thực hiện định hướng Vietnam Airlines tham gia các liên minh hàng không toàn cầu trên thế giới. Đến cuối năm 2004, chương trình đã được triển khai áp dụng cho hành khách ở tất cả các thị trường mà Vietnam Airlines có đường bay tới. Hội viên tham gia chương trình Bông Sen Vàng sẽ được cộng điểm mỗi khi bay trên các chuyến bay của Vietnam Airlines và dùng điểm tích luỹ được để đổi lấy rất nhiều phần thưởng hấp dẫn của hãng. Hội viên thẻ vàng của chương trình (Golden member) được ưu tiên khi đặt chỗ, làm thủ tục ở quầy riêng, được thêm 50% hành lý miễn cước và được mời vào phòng chờ hạng thương gia ngay cả khi sử dụng vé hạng phổ thông. Ngoài các ưu tiên về dịch vụ, hội viên còn có thể đổi điểm trong các tài khoản lấy các vé thưởng miễn phí trên các chuyến bay của Vietnam Airlines. Bên cạnh đó từ năm 2001, hành khách sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các đối tác của chương trình là các tập đoàn khách sạn Accor, MarcoPolo HongKong, Daewoo Hanoi Hotel...; các hãng hàng không Cathay Pacific và Korean và một số nhà hàng sang trọng tại Việt Nam. Liên kết với Vietcombank phát hành thẻ tín dụng liên kết thương hiệu American Express cho hội viên. Được nhận biết ở mọi khâu giao dịch và được cá nhân hoá các mối quan hệ với Vietnam Airlines có lẽ là lợi ích lớn nhất mà Vietnam Airlines mong muốn đưa đến cho khách hàng của mình. Tính tới hết năm 2004. Chương trình đã có 54.000 hội viên, 4.000 hội viên hạng Vàng chiếm 7%, 33.000 hội viên hạng Bạc chiếm 62% và 17.000 hội viên hạng Đăng ký chiếm 31%, tăng thêm 20.273 hội viên (60.1%) so với năm 2003. Trong đó hội viên có địa chỉ tại nước ngoài chiếm khoảng 32.5% tổng số Hội viên. Trong năm 2004 hội viên của Chương trình đã thực hiện tổng số 269.553 lượt chuyến bay, các chuyến bay Quốc tế chiếm 31%. Bình quân mỗi hội viên chính thức (Vàng và Bạc) thực hiện gần 8 chuyến/năm. Trong đó tỷ lệ hội viên mua vé hạng Thương nhân chiếm tới 13%. Bảng số 5: Số lượng hội viên FFP. Loại thẻ Miền Bắc Miền Nam Miền Trung Nước ngoài Tổng số Số HV % Số HV % Số HV % Số HV % Số HV % Vàng 1.534 10 1.435 8 144 5 887 5 4.000 7 Bạc 9.379 62 11.484 62 1.684 61 10.453 59 33.000 62 Đăng ký 4.320 28 5.497 30 927 34 6.256 36 17.000 31 Tổng số 15.233 100 18.416 100 2.755 100 17.596 100 54.000 100 Nguồn: Ban Kế hoạch thị trường ủ Chương trình khách hàng lớn (Coporate Account - CA). Bên cạnh chương trình khách hàng thường xuyên FFP, từ năm 2000 Vietnam Airlines đã áp dụng chính sách ưu đãi với khách hàng lớn (CA) nhằm đem lại nhiều lợi ích cho nhóm khách hàng quan trọng này. Đối tượng được coi là những khách hàng lớn bao gồm: Những cơ quan Bộ, ngành của Nhà nước; các công ty, tổ chức quốc tế; các đại sứ quán... có nguồn khách đi lại nhiều, tập trung, theo nhiều hành trình khác nhau và có ngân sách dành cho đi lại bằng máy bay khá lớn. Các CA có thể ký hợp đồng trực tiếp hoặc thông qua các đại lý của Vietnam Airlines. Tại thị trường Việt Nam những năm qua, hoạt động của chương trình CA đã thu được những kết quả khả quan. Cũng giống chương trình FFP, các thành viên sẽ được tính điểm theo doanh số sử dụng sản phẩm để hưởng những chính sách ưu đãi của Vietnam Airlines như: chính sách giá đàm phán ưu đãi, các chính sách về miễn giảm cước, hành lý quá cước, ưu tiên đặt giữ chõ và chính sách hoa hồng... Trong năm 2003 những người đứng đầu các CA tại thị trường Việt Nam khi mua vé hạng phổ thông (Y) đi châu Âu thì sẽ được nâng lên hạng thương gia (C) trên máy bay B777 hiện đại. Với các thị trường nước ngoài, chính sách CA của Vietnam Airlines cũng được đẩy mạnh. Hiện tại hãng đã đưa ra chính sách CA phục vụ tại Singapore, Pháp, úc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Luôn vươn tới sự hoàn thiện để phục vụ khách hàng tốt hơn nhằm thu hút khách đến với Vietnam Airlines, chương trình CA đang dần trở thành người bạn tin cậy, đem đến cho khách hàng nhiều lợi ích xứng đáng, góp phần nâng cao uy tín của hãng trên đường hội nhập và phát triển. 2.1.4. Hoạt động mở đường bay mới và hợp tác. Trên cơ sở quy hoạch mạng đường bay của Vietnam Airlines, nghiên cứu khảo sát thị trường, phát hiện các thị trường tiềm năng, phân tích đánh giá các nguồn khách, cơ cấu, đặc điểm và tình hình khai thác cạnh tranh trên thị trường, khả năng khai thác, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã tiến hành mở một số đường bay mới và hợp tác liên doanh khai thác với các hãng khác trên một số đường bay. ủ Năm 2001: * VNA mở hoặc phục hồi một số đường bay quốc tế mới. Đây là số lượng đường bay mới nhiều nhất được mở trong một năm từ trước tới nay, cụ thể: - Mở đường bay SGN-REP (xem phụ lục ký hiệu) từ tháng 01/2000, liên tục tăng tần suất lên tới 3 chuyến/ngày. Cho tới nay, VN là hãng duy nhất khai thác đường bay này. - Mở đường bay SGN-CAN từ tháng 07/2000 với tần suất 2 chuyến/tuần. - Mở đường bay xuyên Đông Dương HAN-VTE-PNH-SGN với tần suất chuyến/tuần từ lịch bay mùa Đông 2000. - Mở lại đường bay HAN-SEL với tần suất 3 chuyến/tuần từ lịch bay mùa Đông 2000. - Mở lại đường bay SGN-SEL với tần suất 3 chuyến/tuần từ lịch bay mùa Đông 2000. * Hợp tác: - Mở rộng hợp tác liên danh với JL trên đường bay SGN-NRT từ tháng 11/2000. - Hợp tác liên danh dành cho QV trên chặng bay VTE-PNH - Hợp tác mua chỗ mềm của MH trên đường bay KUL-HAN. ủ Năm 2002: * Mở đường bay mới. - SGN/HAN-PEK: bằng A320, tần suất 3 chuyến/tuần từ 28/9/2001 - HAN-KMG: bằng A320, tần suất 3 chuyến/tuần từ 29/10/2001 - Đường bay DAD-HPH được mở lại. * Hợp tác - SGN-NRT: liên danh mua chỗ trên 2 chuyến/tuần của NH, kết hợp với 2 chuyến hợp tác liên danh trao đổi chỗ với JL, VN có 4 chuyến/tuần giữa Tp Hồ chí Minh và Tô-ky-ô. - SGN-MNL: liên danh mua chỗ trên các chuyến bay của PR từ tháng 11/2001 - DAD-BKK: liên danh mua chỗ mềm trên các chuyến bay của TG từ tháng 11/2001 ủ Năm 2003: - Mở đường bay SGN-NRT với tần suất 4 chuyến/tuần bằng B767 từ tháng 4/2002, nâng lên 6 chuyến/tuần từ tháng 7/2002 và 7 chuyến/tuần từ tháng 11/2002. - Mở đường bay HAN-NRT tần suất 2 chuyến/tuần bay bằng B763 từ tháng 6/2002, nâng lên 3 chuyến/tuần từ tháng 11/2002 - VN mở thêm đường bay SGN-VII. ủ Năm 2004: - Bay thẳng non-stop HAN/SGN-PAR 6 chuyến/tuần từ thâng 7/2003 - Mở đường bay SGN-FUK 3 chuyến/tuần từ tháng 9/2003 - Mở đường bay SGN-PUS 2 chuyến/tuần từ tháng 11/2003 - Mở đường bay thẳng HAN-SIN: 4 chuyến/tuần,HAN-KUL: 3 chuyến/tuần - Mở đường bay HAN-REP: 4 chuyến/tuần từ tháng 7/2003, tăng lên 7 chuyến/tuần từ tháng 9/2003. ủ Năm 2005: * Mở đường bay mới: - Kéo dài đường bay HAN/SGN-DME tới FRA từ tháng 3/2004. - Mở đường bay HAN-DLI từ tháng 11/2004. - Sử dụng máy bay B777 trên đường bay tới SYD/MEL. - Mở đường bay DAD-UIH. * Hợp tác: - Hợp tác liên danh VN/AF trên đường bay SGN/HAN - CDG. - Mở rộng hợp tác với LH. 2.2. các kết quả phát triển thị trường của vietnam airlines. 2.2.1. Mạng đường bay của Vietnam Airlines được mở rộng. Nhờ vào hoạt động phát triển thị trường, phát triển mạng đường bay đến nay Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines đã có một mạng đường bay rộng khắp. ủ Mạng đường bay quốc tế của Vietnam Airlines: thời điểm đầu năm 2005 gồm 40 đường bay từ Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh đến 25 điểm ở 16 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cụ thể mạng đường bay có 22 điểm bay trực tiếp, trong đó có 11 điểm ở khu vực Đông Bắc á (Quảng Châu, Bắc Kinh, Côn Minh, Hồng Kông, Đài Bắc, Cao Hùng, Osaca, Tokyo, Seoul, Pusan, Fukuoka), 6 điểm ở Đông Nam á (Băng Cốc, Xingapo, Kualalumpur, Manila, Viên Chăn, Phnompenh và Xiêm Riệp), 3 điểm ở Châu Âu (Matxcơva, Pari, Frankfurt ) và 2 điểm ở úc (Sydney và Menbơn). Bằng các hình thức hợp tác với các hãng Hàng không đối tác, Vietnam Airlines gián tiếp khai thác 3 điểm quốc tế khác (San Francisco, Los Angeles và Manila). Mạng đường bay quốc tế của Vietnam Airlines được khai thác với tần suất cao và bằng các loại máy bay hiện đại. Về nhược điểm, máy bay của Vietnam Airlines thường nhỏ, khó có điều kiện cung ứng các dịch vụ trên không có chất lượng cao, giá thành khai thác cao, chất lượng dịch vụ nối chuyến tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất kém, số lượng nối chuyến chưa nhiều. * Mạng đường bay Đông Bắc á: Đông Bắc á luôn được coi là khu vực thị trường quan trọng nhất của Vietnam Airlines, đóng góp nhiều khách và doanh thu cho Vietnam Airlines trong suốt những năm qua với sự đóng góp của các thị trường trọng điểm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Hiện nay, hãng đang sử dụng máy bay thế hệ mới B767-B777 với tần suất bay cao để khai thác khu vực thị trường này. Đối tượng khách mà Vietnam Airlines quan tâm nhất là khách thương quyền 3,4 đi giữa Đông Bắc á và Việt Nam; khách thương quyền 6 giữa các nước Đông Bắc á sang Asean quá cảnh qua Việt Nam. * Mạng đường bay Asean: Thị trường Đông Nam á là khu vực thị trường truyền thống của Vietnam Airlines. Đối tượng khách chủ yếu là khách thương quyền 6 từ Đông Bắc á và Châu Âu; khách thương quyền 3,4 giữa Việt Nam và các nước Asean. Trên đường bay này hãng sử dụng loại máy bay A320, A321. Trong năm 2005 Vietnam Airlines sẽ nghiên cứu mở đường bay đến ấn Độ (Bom-bay bằng việc kéo dài các đường bay Băng Cốc (có khai thác thương quyền 5). * Mạng đường bay Châu Âu: Châu Âu là thị trường đầy tiềm năng của Vietnam Airlines. Trong năm 2004, tổng lượng khách châu Âu vào Việt Nam đạt 331.593 khách, tăng 22% so với năm 2003. Dự đoỏn trong năm 2005, thị trường chõu Âu sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 15% và đạt khoảng 381.860 khỏch. Đối tượng khách chủ yếu là khách thương quyền 3,4 giữa Châu Âu và Việt Nam; khách thương quyền 6 qua Việt Nam. Máy bay sử dụng là B777 hiện đại nhất của Vietnam Airlines. Trong năm 2005 sẽ tăng cường hợp tác với Lufthansa(LH) đồng thời với hợp tác với Airfrance (AF) để khai thác tốt tổng thể mạng bay Châu Âu. * Mạng đường bay Châu úc: Trên đường bay thẳng giữa úc và Việt Nam chỉ có Vietnam Airlines khai thác, với sản phẩm 07 chuyến/tuần bằng B777. Khách chủ yếu là Việt Kiều sinh sống và học tập tại úc vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng tốc độ tăng trưởng đang có chiều hướng chững lại, trong khi khách úc đang có dấu hiệu tăng trưởng. * Mạng đường bay khu vực Bắc Mỹ: Hiện nay Vietnam Airlines chưa bay trực tiếp sang Mỹ mà chỉ khai thác gián tiếp qua liên danh với Philippines Airlines (PR) trên đường bay SGN-MNL (TPHCM-Manila); China Airlines(CI) trên TPE-SFO (Taipei- Xan-phran-xit-co) và TPE-LAX (Taipei-Lot-an-gio-let). Dự kiến năm 2007, hãng sẽ bay trực tiếp đến Bắc Mỹ. ủ Mạng đường bay nội địa: Không ngừng mở rộng với hơn 22 đường bay nội địa nối Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng tới 12 điểm khác trong cả nước. Mạng đường bay nội địa của Vietnam Airlines được tổ chức theo hình “Trục -nan” theo suốt chiều dài đất nước; trục chính là Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Đây là những điểm mà Vietnam Airlines phải tận dụng để nối chuyến với các chuyến bay quốc tế và tạo thuận lợi cho khách hàng, nâng cao hiệu quả khai thác. Hiện nay, hầu hết các đường bay chưa có khả năng sinh lời, trừ đường bay Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh là có khả năng thu đủ bù chi. Các tuyến bay lẻ được khai thác bằng các loại máy bay nhỏ, chi phí cao (A320, A321, ATR-72, Fokker-70). 2.2.2. Vận chuyển hành khách. Trong giai đoạn 2001-2006, thị trường vận tải hàng không thế giới luôn chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi. Nền kinh tế thế giới dần phục hồi sau khủng hoảng tài chính tại Châu á năm 1998 thì lại đến sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 làm nhiều hãng hàng không trên thế giới lâm vào nguy cơ phá sản. Khủng bố ở nhiều nước và chiến tranh tại Apganistan, Irắc có ảnh hưởng đến tâm lý hành khách. Họ luôn e ngại khi đi lại bằng máy bay. Trong năm 2003 và 2004 hết dịch viêm đường hô hấp SARS lại đến cúm gia cầm đã gây ra tác động tiêu cực đến các hãng hàng không ở các nước có dịch bệnh, trong đó có Việt Nam. Vietnam Airlines là một hãng hàng không cũng chịu không ít tác động tiêu cực từ những sự kiện trên. Tuy nhiên với những biện pháp du

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36588.doc
Tài liệu liên quan