MỤC LỤC
MỤC LỤC trang 1
PHẦN I: BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP. TỔNG QUAN VỀ QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH trang 3
1. Quá trình thực tập trang 3
2. Tổng quan về Quận 6 trang 4
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trang 4
2.2. Cơ cấu tổ chức, vị trí chức năng, nhiệm vụ Phòng Văn hóa và Thông tin
Quận 6 trang 6
2.2.1. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, vị trí chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
Phòng Văn hoá và Thông tin Quận 6 trang 6
2.2.2. Mối quan hệ Phòng Văn hóa và Thông tin với các phòng, ban khác trang 8
PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH trang 9
Chương 1: Cơ sở lý luận trang 9
1.1. Khái niệm trang 9
1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trang 13
1.3. Hiệu quả quản lý nhà nươc đối với công tác phòng, chống bạo lực
gia đình trang 16
1.4. Các hình thức quản lý phòng, chống bạo lực gia đình trang 17
1.4.1. Ban hành và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trang 17
1.4.2. Ban hành kế hoạch, chính sách trang 19
1.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý trang 21
1.4.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá trang 21
Chương 2: Công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 thành
phố Hồ Chí Minh trang 23
2.1. Thực trạng công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 trang 23
2.1.1. Thực trạng công tác quản lý trang 23
2.1.1.1. Ban hành và áp dụng văn bản pháp luật trang 23
2.1.1.2. Công tác truyền thông, giáo dục, vận động trang 24
2.1.1.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng trang 27
2.1.1.4. Tổ chức bộ máy trang 27
2.1.1.5. Công tác giám sát, thu thập thông tin, kiểm tra xử lý trang 29
2.1.2. Nhận xét chung về thực trạng trang 30
2.2. Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình của Quận
năm 2011 trang 37
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác phòng
chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh trang 39
3.1. Đối với các văn bản qui phạm pháp luật trang 39
3.2. Đối với công tác truyền thông, vận động trang 40
3.2. Đối với tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực
gia đình trang 42
3.4. Đối với mạng lưới trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình trang 43
3.5. Đối với hoạt động giám sát, kiểm tra, xử lý trang 45
3.6. Các chính sách hỗ trợ phát triển gia đình trang 45
PHỤ LỤC trang 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 48
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7028 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn quận 6 thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính là cơ sở để nhà nước thực hiện tốt công tác quản lý về gia đình. Đây cũng là những cơ sở để chính quyền địa phương các cấp ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác phòng chống bạo lực gia đình. Vì vậy, không những ở Trung ương mà ngay cả các cơ quan địa phương đều phải coi trọng khâu ban hành, hướng dẫn và áp dụng văn bản luật vào trong thực tế.
1.4.2. Ban hành kế hoạch, chính sách
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình, Nhà nước ta đã có các chủ trương, chính sách như sau:
a) Các chương trình, kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình:
- Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình và công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
- Xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của chương trình, kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình;
- Xác định các giải pháp và nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của cả nước hoặc của địa phương;
- Phân công trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình;
- Thống kê số liệu về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Dự toán kinh phí cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
b) Các chính sách về công tác phòng chống bạo lực gia đình:
+ Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình:
Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm ngân sách nhà nước và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Việc bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như sau:
- Hàng năm, Nhà nước bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cơ quan, tổ chức này.
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình của các địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cấp ngân sách ở địa phương.
+ Khuyến khích các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình
Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình hoặc các mô hình khác về phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa như đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường theo quy định hiện hành.
Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, sáng tác, công bố, phổ biến đối với những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị và chất lượng cao về phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Chính sách đối với người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
Người có hành vi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi trực tiếp thực hiện việc ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, nếu bị chết thì được xem xét để công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật;
Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản thì được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra bạo lực gia đình hoàn trả thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại; kinh phí hoàn trả được lấy từ ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành dành cho thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Trên đây là các chính sách, kế hoạch mà nhà nước đã vạch ra chung cho công tác phòng chống bạo lực trên cả nước. Như vậy, từng địa phương tùy theo tình hình cụ thể mà áp dụng các chính sách, kế hoạch trên một cách thích hợp và hiệu quả.
Vấn đề đáng lưu ý ở đây là chính sách khuyến khích các hoạt động hỗ trợ, các cơ sở hỗ trợ, tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình còn chưa phù hợp. Các hoạt động của các tổ chức này chỉ được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa như đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa…mà không được hỗ trợ kinh phí từ nhà nước. Nó gây ra nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
1.4.3. Tổ chức bộ máy quản lý
Căn cứ vào Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, cơ quan quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình được tổ chức như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng chống bạo lực gia đình trong phạm vi cả nước.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất về công tác phòng chống bạo lực gia đình.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng chống bạo lực gia đình.
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác gia đình nói chung và phòng chống bạo lực gia đình nói riêng trên địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ.
1.4.4. Công tác kiểm tra, giám sát
- Ban chỉ đạo cấp phường theo dõi, tổng hợp các hoạt động của ban mình và hoạt động của câu lạc bộ, của nhóm phòng, chống bạo lực gửi báo cáo hoạt động theo từng quý đến Ban chỉ đạo cấp quận.
- Ban chỉ đạo cấp quận theo dõi, tổng hợp các hoạt động chung của cấp mình và cấp phường được triển khai, gửi báo cáo hoạt động đến Sở VHTTDL theo định kỳ 6 tháng, năm.
- Trong trường hợp nảy sinh những vấn đề đột xuất (thay đổi Ban chủ nhiệm câu lạc bộ, trưởng nhóm hoặc thành viên nhóm phòng, chống bạo lực gia đình) phải có sự thông tin và báo cáo kịp thời giữa cơ sở với Ban điều hành cấp quận và Sở VHTT&DL.
- Tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện kiểm tra, giám sát tuân theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010, gồm hoạt động kiểm tra, đánh giá của các cơ quan thẩm quyền chung cấp trên đối với cơ quan thẩm quyền chung cấp dưới và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
- Thẩm quyền xử phạt, quy trình tiến hành kiểm tra, phát hiện, lập biên bản, ra quyết định xử lý của Ủy ban nhân dân các cấp và các lực lượng thanh tra, kiểm tra đều do Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình.
Chương 2: Công tác phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Thực trạng công tác phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6
2.1.1. Thực trạng công tác quản lý:
2.1.1.1. Ban hành, áp dụng văn bản pháp luật:
Đánh giá được tầm quan trọng của công tác gia đình nói chung và công tác phòng chống bạo lực gia đình nói riêng, ngành VHTT Quận 6 đã tham mưu UBND Quận xây dựng các chương trình, kế hoạch thông qua các văn bản như:
¬ Năm 2010:
- Tham mưu UBND Quận ban hành kế hoạch số 02/KH-UBND-VHTT ngày 3/3/2010 về hoạt động, công tác gia đình năm 2010; Kế hoạch số 75/KH-UBND-VHTT ngày 31/5/2010 về tổ chức các hoạt động nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2010); Kế hoạch số 149/KH-UBND-VHTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 về tổ chức Hội thi “Báo tường” chào mừng các ngày Lễ lớn trong quý IV/2010 và hưởng ứng ngày Quốc tế về xóa bỏ bạo lực chống lại phụ nữ (25/11); Tham mưu UBND Thành Phố ban hành kế hoạch liên tịch số 18/KHLT-VHTT-TP ngày 17/8/2010 về tập huấn tuyên truyền Luật phòng chống bạo lực gia đình và các văn bản có liên quan;
- Ban hành kế hoạch số 09/KH-VHTT ngày 14/4/2010 về kiểm tra, giám sát công tác thu thập chỉ số đánh giá phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn quận; Kế hoạch số 13/KH-VHTT ngày 19/7/2010 về tập huấn nghiệp vụ công tác gia đình năm 2010; Kế hoạch số 09/KH-VHTT ngày 14/4/2010 về kiểm tra, giám sát công tác thu thập chỉ số đánh giá phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận;
- Phối hợp Ban Tuyên giáo quận ủy Quận 6 xây dựng báo cáo kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2005-2010). Thực hiện báo cáo 10 năm thực hiện Quyết định 72/2001/QĐ-TTg và tiến hành tham mưu UBND Quận báo cáo 5 năm thực hiện Quyết định 106/2005/QĐ-QĐ-TTg và báo cáo kết quả công tác PCBLGĐ theo Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp với Hội LHPN Quận ban hành kế hoạch liên tịch số 87/KH-UBND-HLHPN ngày 23/6/2010 về tổ chức Tọa đàm nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2010); Kế hoạch liên tịch số 22/KH-VHTT-HLHPN-LĐLĐ ngày 01/11/2010 Tọa đàm về phát huy giải pháp can thiệp bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6.
¬ Quý 1 năm 2011:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân Quận ban hành Kế hoạch số 14/KH-UBND-VHTT ngày 25 tháng 02 năm 2011 về triển khai chỉ đạo công tác gia đình năm 2011.
- Phòng đã ban hành Công văn số 31/VHTT ngày 07/03/2011 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch hoạt động PCBLGĐ năm 2011 và Kế hoạch số 05/KH-VHTT ngày 17/3/2011 về Công tác Bình đẳng giới năm 2011.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân 14 phường còn nhận được sự chỉ đạo của Trung tâm văn hóa và Hội liên hiệp phụ nữ Quận: Kế hoach số 04/KH-TTVH ngày 01/03/2011 của Trung tâm Văn hóa về tổ chức hoạt động công tác gia đình năm 2011; Kế hoạch số 12/KH-PN ngày 02/03/2011 của Hội LHPN về truyền thông công tác gia đình năm 2011.
Như vậy, Ủy ban nhân dân Quận 6 đã ban hành khá nhiều văn bản về công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Nhìn chung, các văn bản trên đều phù hợp với chủ trương và kế hoạch mà nhà nước đã đề ra và đáp ứng yêu cầu tình hình thực tế. Tuy nhiên, một số văn bản còn chưa đạt hiệu quả khi áp dụng chúng vào cuộc sống do còn phải tuân theo những qui định do cấp trên đã đề ra mà những văn bản này lại không phù hợp với tình hình thực tại.
2.1.1.2. Công tác truyền thông, giáo dục, vận động:
Truyền thông, giáo dục là một trong những biện pháp quan trọng và hiệu quả trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Đánh giá được tầm quan trọng của công tác này, UBND Quận mà cụ thể là Phòng Văn hóa và Thông tin đã tiến hành:
¬ Năm 2010:
- Phục vụ công tác tuyên truyền phổ biến triển khai thực hiện Luật phòng chống bạo lực gia đình trong toàn quận, Phòng Văn hóa và Thông tin trang bị cho cơ sở các tài liệu về Luật phòng chống bạo lực gia đình , Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình, các văn bản pháp quy về lĩnh vực gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; giao tiếp ứng xử văn hóa trong đời sống gia đình.
- Phối hợp cùng Ban Tuyên giáo, Liên đoàn lao động, Hội LHPN, Phòng Tư pháp, Trung tâm Văn hóa tổ chức truyền thông với chủ đề “Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa gia đình Việt Nam” tại Nhà văn hóa động Quận cho trên 200 người tham dự; truyền thông về Luật phòng chống bạo lực gia đình , Luật Bình đẳng giới, giới thiệu những gương điển hình trong xây dựng gia đình văn hóa trên Tuần tin Quận 6.
- Phối hợp Phòng Tư pháp Quận 6, Hội Liên Hiệp Phụ nữ, Liên đoàn lao động Quận tổ chức 05 cuộc tuyên truyền về giao tiếp ứng xử văn hóa trong đời sống gia đình và cộng đồng; Nghị định 55/2009/NĐ-CP ngày 01/6/2009 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bình đẳng giới; Nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 về xử phạt hành chính lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, với 343 lượt người tham gia là cán bộ làm công tác gia đình, công chức viên chức UBND, các đoàn thể, công an, cảnh sát khu vực, cán bộ tư pháp phường, hòa giải viên cơ sở, Ban Điều hành khu phố, tổ trưởng tổ dân phố.
- Hưởng ứng ngày Quốc tế xóa bỏ tình trạng bạo lực đối với phụ nữ (25/11/2010) phối hợp Liên đoàn Lao động Quận 6, Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận tổ chức hội thi tìm hiểu “Kiến thức Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Pháp lệnh dân số”; tổ chức Hội thi Báo tường “Nói không với bạo lực”, Ban Tổ chức nhận được 48 báo tường tham gia, kết quả có 4 giải tập thể (Trường TH Chi Lăng đạt giải 1) và 5 giải cá nhân.
- Phối hợp Phòng LĐ-TBXH Quận 6 tổ chức tọa đàm về công tác giáo dục của gia đình đối với trẻ em.
- Tham mưu lồng ghép đưa tiêu chí phòng chống bạo lực gia đình vào tiêu chuẩn xét công nhận danh hiệu gia đình văn hóa.
- Phối hợp trường Cán bộ Thành phố tổ chức lớp tập huấn giao tiếp ứng xử trong đời sống gia đình và cộng đồng cho 250 cán bộ chủ chốt và cán bộ, công chức, viên chức thuộc Quận và Phường, các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình 14 Phường .
- Tổ chức 16 lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác gia đình và quy trình can thiệp bạo lực gia đình tại cộng đồng, Quyết định số 238/BVHTTDL của Bộ VH-TT-DL về việc ban hành tạm thời bộ chỉ số đánh giá phòng chống bạo lực gia đình, Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 01/6/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bình đẳng giới; Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình cho 854 lượt đối tượng là thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống bạo lực gia đình phường, Ban chủ nhiêm Câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc, Nhóm PCBLGĐ, các hòa giải viên của phường.
- Tổ chức hội thảo về “Phát huy giải pháp can thiệp phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn” trong tháng 11/2010 với 106 đại biểu tham dự cùng trao đổi về công tác quản lý Nhà nước, những giải pháp để can thiệp bạo lực gia đình ngay tại gia đình trong thời gian tới, các phương thức truyền thông có hiệu quả nhằm bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình và hướng dẫn cho 14 phường thực hiện rà soát các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, tuyên truyền vận động xây dựng các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng tại các nơi khác.
¬ Quý 1 năm 2011:
- Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 6 đã tiến hành phối hợp với Ban Tuyên giáo, Liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ, Phòng Tư pháp, Trung tâm Văn hóa tổ chức các buổi truyền thông, tập huấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Trong đó, có 205 buổi tuyên truyền qua số lượng là 1025 loa và 36 buổi phát tờ rơi; 22 buổi tuyên truyền thông qua họp tổ dân phố và các tồ chức đoàn thể với 1026 lượt người nghe; 9 buổi truyền thông thông qua kỷ niệm ngày 8/3 và 1971 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng,với 218 lượt người nghe; truyền thông thông qua sinh hoạt 31 câu lạc bộ, trong đó có 17 câu lạc bộ có lồng ghép nội dung phòng chống bạo lực gia đình.
Như vậy, chính quyền Quận 6 đã thực hiện khá tốt công tác truyền thông, giáo dục. Số lượng các buổi tuyên truyền, hội thảo là khá nhiều. Lượt người tham gia cũng tương đối đông. Năm 2010, Quận chỉ tổ chức một hội thi báo tường về Phòng, chống bạo lực gia đình nhưng cũng thu hút được nhiều đơn vị tham gia. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền của Quận cũng gặp khá nhiều khó khăn. Đó là chưa thu hút được nam giới tham gia và số lượng người tham gia tuyên truyền trực tiếp chưa nhiều.
2.1.1.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng:
Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình cũng được chính quyền Quận quan tâm sâu sắc. Như đề tài đã trình bày ở trên, hiện nay Quận đang gặp khó khăn về nhân lực làm công tác gia đình nói chung và phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng, cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, chính quyền Quận 6 rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác này:
« Năm 2010:
- UBND Quận đã cử người tham gia 02 lớp tập huấn của Thành phố về nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách công tác gia đình Quận, 14 phường và tập huấn về bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy cho các báo cáo viên, trợ giảng cấp Quận.
- Phối hợp trường Cán bộ Thành phố tổ chức lớp tập huấn giao tiếp ứng xử trong đời sống gia đình và cộng đồng cho 250 cán bộ chủ chốt và cán bộ, công chức, viên chức thuộc Quận và Phường, các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình 14 Phường.
- Tổ chức 16 lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác gia đình và quy trình can thiệp bạo lực gia đình tại cộng đồng, Quyết định số 238/BVHTTDL của Bộ VH-TT-DL, Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 01/6/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bình đẳng giới; Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình cho 854 lượt đối tượng là thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống bạo lực gia đình phường, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc, Nhóm PCBLGĐ, các hòa giải viên của phường.
« Quý 1 năm 2011:
- Tổ chức 01 buổi tập huấn ở cấp phường, xã về Luật Phòng chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn với 62 người tham gia; 01 buổi tập huấn ở cấp phường, xã về kỹ năng tư vấn, hòa giải với 78 người tham gia.
2.1.1.4. Tổ chức bộ máy làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình::
Tổ chức bộ máy là một phần không thể thiếu trong quản lý nhà nước. Ngoài hệ thống pháp luật thì bộ máy quản lý cũng đóng phần quan trọng. Bộ máy quản lý yếu kém sẽ dẫn đến hoạt động quản lý kém hiệu quả. Chính vì vậy, Quận 6 đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm phát huy hiệu quả của bộ máy làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn.
Cơ quan giúp việc cho UBND Quận 6 về công tác phòng chống bạo lực gia đình bao gồm:
- Phòng Văn hóa & Thông tin là cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm tham mưu UBND Quận trong việc quản lý công tác gia đình nói chung và công tác phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng. Hiện nay, Phòng VHTT Quận có một cán bộ phụ trách công tác gia đình.
- Ở Phường thì Ủy ban nhân dân Phường phối hợp với các ban ngành, đoàn thể thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình. Đồng thời thành lập các nhóm phòng chống bạo lực gia đình, các câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững.
Về nhân sự phụ trách công tác gia đình của 14 phường của Quận 6 như sau:
+ Các Phường 1,2,3,9,10,13,14 do cán bộ Văn hóa - Xã hội phụ trách.
+ Các Phường 4,5,6,7,8,11,12 thì không do cán bộ chuyên trách riêng mà phần lớn là các cán bộ đảm nhận công tác dân số và trẻ em kiêm nhiệm thêm công tác gia đình.
UBND Quận cũng đã triển khai mô hình Phòng, chống bạo lực gia đình cho 14 phường và đã thành lập 14 Ban chỉ đạo phòng chống bạo lực gia đình , 60 nhóm phòng chống bạo lực gia đình , 1.302 tổ hòa giải tham gia vào mạng lưới tại phường, có 07 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng được bố trí tại UBND phường, Công an phường, địa điểm của nhà dân, tuy nhiên chưa đạt yêu cầu tiếp cận hỗ trợ nạn nhân theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định.
« Quý 1 năm 2011:
- Quận hiện có 14 Ban chỉ đạo phòng chống bạo lực gia đình , 70 nhóm phòng chống bạo lực gia đình , 68 tổ tư vấn, 1.302 tổ hòa giải, 7 địa chỉ tin cậy. Các địa chỉ tin cậy này đã được cán bộ Phòng VHTT Quận rà soát, đảm bảo thành lập đúng theo qui định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Quyết định 238 của Bộ VHTT&DL.
Nhìn chung, bộ máy làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận 6 cũng đã hoàn thiện. Bộ máy được tổ chức từ Quận đến từng Phường. Tuy nhiên, nhân sự làm công tác này thường xuyên thay đổi ở một số phường nên việc đầu tư chuyên sâu trong lĩnh vực này còn hạn chế. Quận đã thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ VHTT&DL về mô hình phòng, chống bạo lực gia đình. Quận cũng đã thành lập 14 Ban chỉ đạo trên 14 phường. Nhóm phòng, chống bạo lực và số tổ tư vấn, hòa giải trên địa bàn Quận cũng tương đối nhiều. Các nhóm phòng, chống bạo lực gia đình tăng. Các địa chỉ tin cậy bước đầu đã được rà soát và thành lập đúng theo Luật. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa chỉ tin cậy có số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tại. Vấn đề kinh phí nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy làm công tác này là một khó khăn lớn cho chính quyền Quận.
2.1.1.5. Công tác giám sát, thu thập thông tin, kiểm tra và xử lý
- Phòng VH&TT đã tổ chức kiểm tra, giám sát thu thập chỉ số đánh giá công tác phòng chống bạo lực gia đình của 14 phường qua tập hợp toàn bộ sổ sách của 74 khu phố, 14 phường về quận để kiểm tra và đồng thời kiểm tra thực tế tại phường 4, 6, 7, 8, 9, 13, 14. Kết quả kiểm tra có 07 sổ của khu phố bị mất, thông tin ghi chép còn sai sót, báo cáo số liệu chưa đầy đủ.
- Quận cũng tiến hành kiểm tra việc tổ chức công tác tuyên truyền và tham dự các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ mô hình điểm về phòng chống bạo lực gia đình .
- Trong quý 4 năm 2008 và năm 2009, quận 6 chọn phường 7 thực hiện làm điểm mô hình phòng chống bạo lực gia đình, tập trung công tác truyền thông cấp Quận và phường qua các hình thức như đăng tin bài trên Tuần tin quận 6, tổ chức 56 buổi truyền thông Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới; trao đổi, giao lưu, nói chuyện chuyên đề trong các cuộc sinh hoạt Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc nhân kỷ niệm Ngày 8/3, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, với 20.390 lượt người tham gia.
- Năm 2010 và năm 2011: Phòng Văn hóa và Thông tin Quận 6 tiếp tục triển khai các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình tại phường 7, là phường làm điểm mô hình phòng chống bạo lực gia đình , nhân rộng triển khai áp dụng kiến thức mô hình này cho 13 phường và đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bạo lực gia đình , 60 nhóm phòng chống bạo lực gia đình , 1.302 tổ hòa giải tham gia vào mạng lưới tại phường. 07 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng được bố trí tại trụ sở UBND phường, công an phường, nhà dân, tuy nhiên các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng này chưa tiếp cận hỗ trợ nạn nhân vì khi xảy ra vụ việc đã được tổ hòa giải kịp thời can thiệp nên chưa có trường hợp phức tạp nào được hỗ trợ, tổ chức tập huấn và bảo vệ địa chỉ tin cậy ở cộng đồng khi cần thiết theo Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định.
- Quận tiến hành công tác thu thập thông tin dữ liệu về tình hình gia đình và bạo lực gia đình của 74 khu phố và 14 phường:
+ Năm 2008 có 23 vụ, trong đó được hòa giải 22 vụ, chuyển điều tra xét xử 01 vụ.
+ Năm 2009: 12 vụ, trong đó bạo lực thân thể 8 vụ, bạo lực tinh thần 3 vụ, bạo lực kinh tế 01 vụ.
+ Năm 2010: 14 vụ, 9 vụ bạo lực thân thể, 04 vụ bạo lực tinh thần, 01 vụ bạo lực kinh tế, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 01 vụ, giải quyết ly hôn 01 vụ, 01 vụ hòa giải không thành.
+ Quý 1 năm 2011: 4 vụ bạo lực về tinh thần, trong đó có 4 nạn nhân là nữ, 01 là người già (nữ) và 01 trẻ em (nam); tất cả đều được hòa giải, 2 gia đình ổn định sau khi được góp ý tại cộng đồng dân cư.
Nhận xét về công tác kiểm tra, giám sát, thu thập số liệu:
Theo đề tài, công tác kiểm tra, thu thập số liệu của chính quyền Quận về phòng, chống bạo lực gia đình có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Theo báo cáo thì các phường trên địa bàn Quận vẫn còn tình trạng mất sổ ghi chép, thông tin còn sai sót và số liệu chưa chính xác. Điều này gây khó khăn cho chính quyền Quận trong việc thống kê các số liệu và theo dõi tình hình một cách chính xác.
Thứ hai nữa là số vụ bạo lực gia đình trong những năm qua trên địa bàn có giảm nhưng hình thức. Các loại bạo lực lại đa dạng hơn. Có nhiều vụ xảy ra chứa đựng cả bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần bạo lực kinh tế, bạo lực tình dục…
Song, công tác kiểm tra, thu thập số liệu của Quận cũng có nhiều ưu điểm. Đó là việc phát hiện sớm và xử lý hiệu quả các trường hợp làm mất sổ ghi chép. Việc thành lập Phường điểm về mô hình phòng, chống bạo lực gia đình là rất phù hợp. Theo đề tài, đó sẽ là điểm tựa để các phường khác học hỏi trao đổi kinh nghiệm và công tác thu thập, kiểm tra, xử lý sẽ dễ dàng hơn.
2.1.2. Nhận xét chung về thực trạng:
a) Thuận lợi:
Qua tình hình trên, đề tài nhận thấy công tác phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn Quận có những thuận lợi sau đây:
- Thứ nhất, do được sự quan tâm của Các cấp ủy Đảng, chính quyền Quận và 14 phường trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đã được tổ chức thực hiện trong điều kiện thuận lợi.
- Thứ hai, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình từng bước được chuyển tải đến người dân, để người dân hiểu biết được và tự giác chấp hành sẽ góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, hạn chế bạo lực xảy ra trong gia đình. Để làm được điều này, trong những năm tiếp theo rất cần sự chung tay, phối hợp đồng bộ của các cấp, các ban ngàn