Đề tài Công tác quản lý hộ tịch ở Xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay

Những năm qua, hoạt động quản lý về hộ tịch ở xã trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực song vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế, vướng mắc. Thấy được những hạn chế đó không chỉ có tác dụng nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang mà cả trên phạm vi các tỉnh, thành khác trên toàn quốc

Về công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật: tuy đã được quan tâm và thực hiện khá tích cực song hiệu quả đạt được còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nhận thức của một số người dân và một bộ phận cán bộ làm công tác tư pháp hộ tịch về tầm quan trọng của công tác quản lý và đăng ký hộ tịch chưa thật sâu sát. Điều này dẫn đến sự chênh lệch khá lớn về hiệu quả quản lý và đăng ký hộ tịch giữa các địa phương.

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 26038 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác quản lý hộ tịch ở Xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̉ Nam kỳ), Hoàng Việt bộ luật (áp dụng ở Trung kỳ), Dân luật Bắc kỳ (áp dụng ở miền Bắc) vẫn tiếp tục được thi hành trong suốt thời gian hơn 10 năm sau đó. Sự điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch của Nhà nước ta được đánh dấu bằng bản Điều lệ đăng ký hộ tịch đầu tiên được ban hành kèm theo Nghị định số 764/TTg ngày 8.5.1956 của Thủ tướng Chính phủ. Bản điều lệ này bao gồm 34 điều quy định các vấn đề cơ bản về việc đăng ký khai sinh; đăng ký kết hôn; đăng ký khai tử; việc ghi chú và thay đổi về hộ tịch; việc công nhận và đăng ký hộ tịch đối với ngoại kiều và Việt kiều về cư trú ở trong nước. Các quy định của bản Điều lệ đăng ký hộ tịch này được thay thế toàn bộ các thể lệ đăng ký hộ tịch của chế độ cũ vẫn được áp dụng trước đó. Việc quản lý nhà nước về hộ tịch trong thời gian này do Bộ Nội vụ và Ủy ban hành chính các cấp thực hiện. Bản điều lệ đăng ký hộ tịch năm 1956 thi hành được năm năm thì bị bãi bỏ và thay thế bằng bản Điều lệ đăng ký hộ tịch ngày 16.01.1961 ban hành kèm theo Nghị định số 04/CP của Hội đồng Chính phủ. Bản điều lệ đăng ký hộ tịch này có hiệu lực thi hành từ ngày 01.4.1961 và hiệu lực của nó được duy trì trong suốt gần 40 năm sau, cho đến khi bị thay thế bởi Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10.10.1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch. Từ năm 1987, nhiệm vụ quản lý nhà nước về hộ tịch được chuyển giao từ Bộ Nội vụ sang Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân các cấp trên cơ sở Nghị định số 219/HĐBT ngày 20.11.1987 của Hội Đồng Bộ Trưởng. Từ thời điểm này, Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức quản lý về hộ tịch thống nhất trên cả nước, còn ngành Nội vụ (nay là Công an) tiếp tục duy trì chức năng quản lý hộ khẩu. Ngày 30.11.1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 184/CP quy định thủ tục đăng ký kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Ngày 10.7.2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 184/CP là Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nhưng thực chất là chứa đựng phần lớn các quy phạm pháp luật làm căn cứ để giải quyết các việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài, bao gồm: - Việc đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi, đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau. - Công nhận việc kết hôn, ly hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Hai văn bản chủ đạo về công tác hộ tịch nêu trên, với phạm vi điều chỉnh và tác động xã hội rộng lớn đã tạo nên những chuyển biến quan trọng trong nền nếp và hiệu quả quản lý hộ tịch trên cả nước. Nhìn từ khía cạnh quản lý vĩ mô, có thể thấy rõ tính năng động trong công tác ban hành chính sách pháp luật về quản lý hộ tịch. Sau bảy năm thi hành Nghị định số 83/1998/NĐ-CP, ngày 27.12.2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch thay thế văn bản này, đồng thời Nghị định số 68/2002/NĐ-CP cũng được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21.7.2006. Nhìn lại quá trình 70 năm phát triển của công tác quản lý hộ tịch ở nước ta có thể thấy, trong suốt thời gian hơn 30 năm (từ khi ban hành Nghị định số 184/CP năm 1994) do nhiều nguyên nhân và hoàn cành lịch sử cụ thể nên việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hộ tịch gần như không có sự biến chuyển đáng kể, để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đời sống xã hội. Tuy nhiên, từ sau khi nhiệm vụ quản lý hộ tịch được chuyển giao từ ngành Công an sang ngành Tư pháp và hệ thống Uỷ ban nhân dân các cấp (năm 1987), và nhất là trong khoảng hơn một thập kỷ qua, pháp luật về hộ tịch đã có sự vận động rất tích cực, tạo điều kiện để công tác quản lý hộ tịch ngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỘ TỊCH Ở XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG HIỆN NAY 2.1. Khái quát về tỉnh Bắc Giang Tên gọi “Bắc Giang” xuất hiện đầu tiên trên bản đồ hành chính vào thời nhà Lý (thế kỷ XI - XIII). Lúc đó, Bắc Giang là một trong 24 lộ (tên đơn vị hành chính) của cả nước, gần trùng với địa giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay. Bắc Giang là một miền đất cổ, có truyền thống lịch sử gắn bó cùng với cả nước trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm. Nơi đây là một trong những địa bàn gốc - quê hương sinh tụ và phát triển đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Sau một giai đoạn dài tách nhập, thay đổi tên gọi, tỉnh Bắc Giang chính thức được tái lập và hoạt động theo đơn vị hành chính mới từ ngày 01.01.1997, với 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thị xã Bắc Giang (thành phố Bắc Giang ngày nay) và 9 huyện là: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên và Hiệp Hoà. Về vị trí địa lý: Bắc Giang nằm cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.882,2 km2 với đặc điểm địa hình đặc trưng cho Việt Nam với ¾ diện tích là đồi, núi( trung du chiếm 10,5%, miền núi chiếm 89,5%). Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xem kẽ. Vùng trung du bao gồm 2 huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và TP Bắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó 1 phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao. Về tình hình kinh tế - xã hội: Dân số của tỉnh có 1.563.468 (theo tổng điều tra dân số tháng 4/2009) người, với 27 dân tộc anh em, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 12,9%. Số người trong độ tuổi lao động là 980.000 người (chiếm 62% dân số). Số lao động tham gia hoạt động kinh tế khoảng 830.000 người. Đời sống dân cư: GDP bình quân đầu người vào khoảng 4,8 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 30,67%. Thu nhập nông dân ước đạt trên 26 triệu đồng/ha đất canh tác. Điện, thông tin liên lạc đã đến hầu hết 229 xã, phường, thị trấn. Hệ thông y tế, giáo dục không ngừng được cải thiện. 2.2. Thực trạng quản lý hộ tịch ở Xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay Nghiên cứu công tác quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là công việc thực tế đi sâu vào cơ sở, là điều kiện quan trọng giúp cho việc quản lý dân cư nói chung, quản lý hộ tịch nói riêng đạt hiệu quả tích cực hơn trong giai đoạn hiện nay. Bắc Giang là một tỉnh miền núi đặc trưng cho Việt Nam với ¾ diện tích là đồi, núi. Tìm hiểu công tác quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chính là tìm hiểu công việc hàng ngày của cán bộ tư pháp - hộ tịch xã, thấy được những ưu cũng như khuyết điểm, và đề xuất một số phương hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hộ tịch ở xã không chỉ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang mà trên phạm vi cả nước. 2.2.1. Thực trạng về đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp Xã Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, yêu cầu của công tác xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền chủ nghĩa Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ tác động mạnh tới toàn bộ tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp, đặc biệt là tư pháp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là tư pháp cấp xã). Bởi cơ sở là nơi trực tiếp đưa các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống và kiểm nghiệm tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách, pháp luật đó. Đối với ngành Tư pháp kết quả thực tiễn hoạt động tư pháp cơ sở của đội ngũ công chức tư pháp hộ tịch không chỉ là thước đo mà còn là động lực phát triển của toàn ngành Tư pháp. Trong cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân cấp xã hiện nay, cán bộ tư pháp hộ tịch là công chức chuyên trách có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thực hiện quản lý và đăng ký hộ tịch. Theo quy định của pháp luật, cán bộ tư pháp ở cấp xã phải có đầy đủ các tiêu chuẩn của cán bộ tư pháp hộ tịch và có thêm các tiêu chuẩn sau: - Có bằng trung cấp luật trở lên; - Được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hộ tịch; - Chữ viết rõ ràng. Theo số liệu của Sở Tư pháp, tính đến ngày 29.02.2008, trên toàn tỉnh Bắc Giang có 98,7% số xã, phường, thị trấn đã bố trí được công chức tư pháp hộ tịch với 240 người làm việc tại 226 xã. Trong những năm qua đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch đã có bước phát triển quan trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Sau đây là biểu thống kê đội ngũ cán bộ tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay. Biểu 1. Đội ngũ cán bộ tư pháp hộ tịch xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Tên huyện, thành phố thuộc tỉnh Tổng số xã, phường, thị trấn Tổng số công chức tư pháp-hộ tịch Trình độ Chuyên môn Cấp III Cấp II Cấp I ĐHL, CĐL & TĐ THL & TĐ ĐH, CĐ, TC # Chưa qua đào tạo TP Bắc Giang 11 11 11 - - 06 02 01 02 Việt Yên 19 16 14 02 - 03 05 02 06 Yên Dũng 25 25 25 - - 06 07 12 - Tân Yên 24 26 26 - - 10 07 09 - Yên Thế 21 21 20 01 - - 08 01 12 Lạng Giang 24 26 26 - - 03 05 05 13 Lục Nam 27 33 33 - - 02 24 07 - Sơn Động 22 22 18 04 - - 10 04 08 Lục Ngạn 30 34 32 02 - 11 20 01 02 Hiệp Hòa 26 26 26 - - - 07 08 11 Tổng cộng 229 240 231 09 - 41 95 50 54 Về số lượng: Thành phố Bắc Giang và 4 huyện: Yên Thế, Yên Dũng, Sơn Động và Hiệp Hoà đủ 1 cán bộ tư pháp - hộ tịch /1 xã. 4 huyện sau có xã đạt trên 1 cán bộ tư pháp - hộ tịch: Tân Yên (26 cán bộ/24 xã), Lạng Giang (26 cán bộ/24 xã), Lục Ngạn (34 cán bộ/30 xã), Lục Nam (33 cán bộ/27 xã); Còn huyện Việt Yên không đủ số lượng công chức tư pháp – hộ tịch: 19 xã mới chỉ có 16 cán bộ công chức tư pháp - hộ tịch. Trong tổng số 240 cán bộ thì nam giới là 210, còn lại 30 cán bộ nữ; dân tộc Kinh chiếm 212/240 cán bộ đạt tỷ lệ 88,3%, dân tộc khác 28/240 cán bộ chiếm tỷ lệ 11,7%. Về chất lượng: Trình độ văn hóa: đã tốt nghiệp trung học cơ sở: 9/240 cán bộ; đã tốt nghiệp trung học phổ thông: 231/240 cán bộ; Trình độ chuyên môn: Đại học Luật, Cao đẳng và tương đương 41/240; Trung học Luật và tương đương 95/240; Đại học khác 06/240; Trung cấp khác 44/240, còn lại chưa qua đào tạo 48/240. Như vậy tỷ lệ cán bộ tư pháp cấp xã có trình độ văn hóa trung học phổ thông trở lên là 96,3%, và trình độ chuyên môn từ trung học Luật trở lên là 56,7%, cán bộ có trình độ chuyên môn từ trung cấp khác trở lên đến Đại học Luật là 77,5%, còn lại 22,5% cán bộ chưa được đào tạo chuyên môn. Về độ tuổi: Cán bộ có độ tuổi dưới 30 là: 43 cán bộ, chiếm tỷ lệ 17,9%; trong độ tuổi từ 30 - 40 là: 71 cán bộ chiếm tỷ lệ 29,6%; từ 40 - 50 là 98 cán bộ, tỷ lệ 40,8%; và trên 50 là 28 cán bộ với tỷ lệ 11,7%. Như vậy cán bộ trẻ, được đào tạo chuyên môn hiện nay ngày càng được nâng cao. Trong tổng số 240 cán bộ tư pháp hộ tịch xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 25 cán bộ hợp đồng không nằm trong biên chế của Nhà nước, con số này chiếm tỷ lệ 10,4%. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên một số cán bộ tư pháp hộ tịch phải kiêm nhiệm hoặc chuyển từ nhiều vị trí công tác sang. Việc sử dụng cả cán bộ chưa qua lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ chưa có bằng trung cấp nên đã ảnh hưởng tới công tác hộ tịch trên các địa bàn xã (54/240 người chưa qua đào tạo, chiếm tỷ lệ 22,5% tổng số cán bộ tư pháp hộ tịch). 2.2.2. Thực trạng công tác Quản lý hộ tịch ở xã (Qua khảo sát ở một số xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang) 2.2.2.1. Xã Đa Mai - Thành phố Bắc Giang (xã đồng bằng) Biểu 2. Thực trạng đăng ký hộ tịch ở xã Đa Mai – TP Bắc Giang từ năm 2006-2008 Nội dung đăng ký hộ tịch 2006 2007 2008 Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Đăng ký khai sinh 149 110 04 35 147 100 07 40 148 108 08 32 Đăng ký khai tử 32 32 43 43 49 49 Đăng ký kết hôn 57 66 65 Tđổi, cc hộ tịch cho CD <14 tuổi 02 03 05 Đăng ký giám hộ Đăng ký việc nuôi con nuôi Nhận cha, mẹ, con cho CD VN cư trú trong nước Bổ sung hộ tịch cho mọi t/h 2.2.2.2. Xã Tân Mỹ - Huyện Yên Dũng (xã đồng bằng) Biểu 3. Thực trạng đăng ký hộ tịch ở xã Tân Mỹ - Huyện Yên Dũng từ năm 2006-2008 Nội dung đăng ký hộ tịch 2006 2007 2008 Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Đăng ký khai sinh 207 172 12 23 258 207 19 32 240 188 12 40 Đăng ký khai tử 23 19 04 0 42 19 23 0 46 34 12 0 Đăng ký kết hôn 104 102 0 02 109 107 0 02 103 102 0 01 Tđổi, cc hộ tịch cho CD <14 tuổi 03 01 03 Đăng ký giám hộ Đăng ký việc nuôi con nuôi 01 Nhận cha, mẹ, con cho CD VN cư trú trong nước 01 Bổ sung hộ tịch cho mọi t/h 2.2.2.3. Xã Việt Tiến - Huyện Việt Yên (xã trung du) Biểu 4. Thực trạng đăng ký hộ tịch ở xã Việt Tiến –Huyện Việt Yên từ năm 2006-2008 Nội dung đăng ký hộ tịch 2006 2007 2008 Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Đăng ký khai sinh 237 162 07 68 210 188 05 17 257 214 04 39 Đăng ký khai tử 32 32 30 30 28 28 Đăng ký kết hôn Thất lạc 92 110 Tđổi, cc hộ tịch cho CD <14 tuổi 02 01 03 Đăng ký giám hộ Đăng ký việc nuôi con nuôi 01 02 Nhận cha, mẹ, con cho CD VN cư trú trong nước Bổ sung hộ tịch cho mọi t/h 2.2.2.4. Xã Tự Lại - Huyện Việt Yên (xã trung du) Biểu 5. Thực trạng đăng ký hộ tịch ở xã Tự Lại –Huyện Việt Yên từ năm 2006-2008 Nội dung đăng ký hộ tịch 2006 2007 2008 Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Đăng ký khai sinh 475 (bỏ rơi 02) 148 03 322 426 138 02 286 267 129 08 130 Đăng ký khai tử 16 16 36 36 15 15 Đăng ký kết hôn 54 67 58 Tđổi, cc hộ tịch cho CD <14 tuổi Đký giám hộ Đăng ký việc nuôi con nuôi Nhận cha, mẹ, con cho CDVN cư trú trong nước Bổ sung hộ tịch cho mọi t/h 05 2.2.2.5. Xã Cao Thượng - Huyện Tân Yên (xã trung du) Biểu 6. Thực trạng đăng ký hộ tịch ở xã Cao Thượng –Huyện Tân Yên từ năm 2006-2008 Nội dung đăng ký hộ tịch 2006 2007 2008 Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Đăng ký khai sinh 94 92 02 0 223 112 03 108 138 113 01 24 Đăng ký khai tử 19 19 39 20 19 0 36 16 20 0 Đăng ký kết hôn 40 40 78 75 0 03 84 84 Tđổi, cc hộ tịch cho CD <14 tuổi 02 Đăng ký giám hộ Đăng ký việc nuôi con nuôi Nhận cha, mẹ, con cho CD VN cư trú trong nước 03 Bổ sung hộ tịch cho mọi t/h 01 2.2.2.6. Xã Cao Xá - Huyện Tân Yên (xã miền núi) Biểu 7. Thực trạng đăng ký hộ tịch ở xã Cao Xá – Huyện Tân Yên từ năm 2006-2008 Nội dung đăng ký hộ tịch 2006 2007 2008 Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Đăng ký khai sinh 209 183 05 21 226 137 07 82 441 299 12 130 Đăng ký khai tử 38 38 44 44 49 49 Đăng ký kết hôn 46 95 120 Tđổi, cc hộ tịch cho CD <14 tuổi 03 02 01 Đăng ký giám hộ Đăng ký việc nuôi con nuôi 01 Nhận cha, mẹ, con cho CD VN cư trú trong nước 03 Bổ sung hộ tịch cho mọi t/h 08 2.2.2.7. Xã Ngọc Thiện – Huyện Tân Yên (xã miền núi) Biểu 8. Thực trạng đăng ký hộ tịch ở xã Ngọc Thiện – Huyện Tân Yên từ năm 2006-2008 Nội dung đăng ký hộ tịch 2006 2007 2008 Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Đăng ký khai sinh 180 Ko thống kê 521 265 11 245 571 229 10 332 Đăng ký khai tử 52 Ko thống kê 63 43 20 0 49 49 Đăng ký kết hôn 69 Ko thống kê 129 126 0 03 176 173 0 03 Tđổi, cc hộ tịch cho CD <14 tuổi 04 04 Đăng ký giám hộ Đăng ký việc nuôi con nuôi 01 02 Nhận cha, mẹ, con cho CD VN cư trú trong nước 01 04 Bổ sung hộ tịch cho mọi t/h 04 05 2.2.2.8. Xã Xương Lâm – Huyện Lạng Giang (xã miền núi) Biểu 9. Thực trạng đăng ký hộ tịch ở xã Xương Lâm – Huyện Lạng Giang từ năm 2006-2008 Nội dung đăng ký hộ tịch 2006 2007 2008 Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Đăng ký khai sinh 161 138 03 20 167 147 0 20 149 134 04 11 Đăng ký khai tử 34 31 03 0 30 29 01 0 33 32 01 0 Đăng ký kết hôn 65 80 89 Tđổi, cc hộ tịch cho CD <14 tuổi 06 05 Đăng ký giám hộ Đăng ký việc nuôi con nuôi 01 Nhận cha, mẹ, con cho CD VN cư trú trong nước 02 01 Bổ sung hộ tịch cho mọi t/h 03 02 04 2.2.2.9. Xã Đại Lâm- Huyện Lạng Giang (xã miền núi) Biểu 10. Thực trạng đăng ký hộ tịch ở xã Đại Lâm – Huyện Lạng Giang từ năm 2006-2008 Nội dung đăng ký hộ tịch 2006 2007 2008 Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Đăng ký khai sinh 93 83 02 08 120 95 08 17 107 81 06 20 Đăng ký khai tử 27 25 02 0 32 32 23 23 Đăng ký kết hôn 35 34 75 Tđổi, cc hộ tịch cho CD <14 tuổi 02 03 Đăng ký giám hộ Đăng ký việc nuôi con nuôi Nhận cha, mẹ, con cho CD VN cư trú trong nước Bổ sung hộ tịch cho mọi t/h 2.2.2.10. Xã Chu Điện – Huyện Lục Nam (xã miền núi) Biểu 11. Thực trạng đăng ký hộ tịch ở xã Chu Điện – Huyện Lục Nam từ năm 2006-2008 Nội dung đăng ký hộ tịch 2006 2007 2008 Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Đăng ký khai sinh 179 164 15 0 269 157 02 110 331 126 03 202 Đăng ký khai tử 06 30 27 Đăng ký kết hôn 84 92 90 0 02 107 106 0 01 Tđổi, cc hộ tịch cho CD <14 tuổi 10 02 02 Đăng ký giám hộ Đăng ký việc nuôi con nuôi Nhận cha, mẹ, con cho CD VN cư trú trong nước Bổ sung hộ tịch cho mọi t/h 2.2.2.11. Phồn Xương- Huyện Yên Thế (xã miền núi) Biểu 12. Thực trạng đăng ký hộ tịch ở xã Phồn Xương – Huyện Yên Thế từ năm 2006-2008 Nội dung đăng ký hộ tịch 2006 2007 2008 Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Đăng ký khai sinh 97 81 02 14 80 57 08 15 96 65 09 22 Đăng ký khai tử 64 49 07 08 41 23 12 06 41 13 10 18 Đăng ký kết hôn 65 37 35 Tđổi, cc hộ tịch cho CD <14 tuổi 04 03 Đăng ký giám hộ Đăng ký việc nuôi con nuôi 02 Nhận cha, mẹ, con cho CD VN cư trú trong nước 01 Bổ sung hộ tịch cho mọi t/h 08 03 02 2.2.2.12. Xã Tam Hiệp- Huyện Yên Thế (xã miền núi) Biểu 13. Thực trạng đăng ký hộ tịch ở xã Tam Hiệp – Huyện Yên Thế từ năm 2006-2008 Nội dung đăng ký hộ tịch 2006 2007 2008 Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Đăng ký khai sinh 105 97 01 07 91 84 02 05 71 55 10 06 Đăng ký khai tử 69 42 20 07 55 42 13 0 41 16 21 04 Đăng ký kết hôn 55 43 50 Tđổi, cc hộ tịch cho CD <14 tuổi 04 02 01 Đăng ký giám hộ Đăng ký việc nuôi con nuôi 01 Nhận cha, mẹ, con cho CD VN cư trú trong nước 02 02 Bổ sung hộ tịch cho mọi t/h 05 02 04 2.2.3. Đánh giá kết quả quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay Hiệu quả quản lý hộ tịch được đánh giá trên nhiều tiêu chí khác nhau nhưng nếu xét từ mục đích của quản lý hộ tịch thì những tiêu chí cơ bản nhất, có giá trị đánh giá hiệu quả quản lý hộ tịch trên toàn hệ thống là các tiêu chí “kịp thời, đầy đủ, chính xác” mọi sự kiện hộ tịch. Đánh giá hiệu quả quản lý hộ tịch ở xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay cũng căn cứ vào các tiêu chí trên. 2.2.3.1. Ưu điểm Trong những năm qua, tuy còn gặp nhiều khó khăn song hoạt động quản lý và đăng ký hộ tịch ở xã trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang đã có những bước tiến nhất định, đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng trong hoạt động quản lý xã hội về hộ tịch ở tỉnh Bắc Giang với yêu cầu đổi mới như hiện nay. Về đội ngũ cán bộ tư pháp hộ tịch ở xã: Trình độ của cán bộ làm công tác tư pháp hộ tịch đã được nâng cao, tỷ lệ cán bộ tư pháp cấp xã có trình độ văn hóa trung học phổ thông trở lên là 96,3% (cả nước 53,8%), và trình độ chuyên môn từ trung học Luật trở lên là 56,7% (cả nước 44,9%). So sánh tỷ lệ trên với tỷ lệ chung của cả nước cho thấy trình độ văn hóa và chuyên môn cán bộ tư pháp hộ tịch cấp Xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của cả nước. 77,5% cán bộ tư pháp hộ tịch đã đạt chuẩn theo yêu cầu từ trung cấp trở lên và qua các lớp huấn luyện về nghiệp vụ quản lý về hộ tịch. Nếu như trước đây phổ biến quan niệm coi quản lý hộ tịch thuần túy là công việc chuyên môn của ngành Tư pháp thì đến nay, nhiệm vụ này đã được xác định trước hết là thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp và đã được chính quyền các cấp tổ chức thực hiện với tính chủ động cao hơn. Công tác đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các sở tư pháp và phòng tư pháp với các Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thường xuyên, sát sao có tác dụng thúc đẩy hiệu quả hoạt động của cấp xã trong quản lý hộ tịch. Theo số liệu báo cáo về Thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang (Kèm theo công văn số 507/BTP-TCCB ngày 27 tháng 2 năm 2008 của Bộ Tư pháp về thực trạng và nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ tư pháp địa phương. (Số liệu báo cáo tính đến ngày 29/2/2008) thì về cơ bản các cán bộ tư pháp –hộ tịch của tỉnh Bắc Giang đã đạt chuẩn theo yêu cầu từ trung cấp Luật trở lên và qua các lớp huấn luyện về nghiệp vụ quản lý về hộ tịch. Chính điều đó là một trong những nhân tố cơ bản góp phần tăng thêm hiệu quả hoạt động quản lý hộ tịch ở Bắc Giang hiện nay. Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân nhận thức của người dân về việc đi khai sinh, khai tử, về việc đi đăng ký kết hôn đã có những chuyển biến rõ rệt. Việc tổ chức, hướng dẫn thực hiện các văn bản, các quy định của Nhà nước trên lĩnh vực tư pháp hộ tịch đã được chú trọng, giúp cho người dân ở từng thôn, từng xã, đặc biệt là các xã miền núi, vùng xa hiểu rõ quy định của Nhà nước về đăng ký hộ tịch để họ tự giác chấp hành. Số liệu dưới đây phản ánh sự chuyển biến trong nhận thức của người dân ở một xã miền núi của tỉnh Bắc Giang trong việc chấp hành pháp luật. Ví dụ: xã Đại Lâm – một xã miền núi điển hình của tỉnh Bắc Giang: Biểu 14. Tình hình đăng ký hộ tịch của xã Đại Lâm – Lạng Giang trong 3 năm 2006-2008 Nội dung đăng ký hộ tịch 2006 2007 2008 Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Tổng Đúng hạn Quá hạn Đký lại Đăng ký khai sinh 93 83 02 08 120 95 08 17 107 81 06 20 Đăng ký khai tử 27 25 02 0 32 32 23 23 Đăng ký kết hôn 35 34 75 Bảng số liệu trên cho thấy: nếu như số trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn của xã Đại Lâm năm 2007 là 08 thì đến năm 2008 số khai sinh quá hạn chỉ là 06. Đồng thời những sự việc hộ tịch cụ thể như khai tử, kết hôn...cũng được người dân đăng ký kịp thời. Hay như xã Lan Giới thuộc Huyện Tân Yên, nhóm tác giả phỏng vấn cán bộ tư pháp hộ tịch xã Trần Thị Duyên và được chị cung cấp năm 2007 và năm 2008 cũng chỉ có 01 trường hợp đăng ký khai sinh quá hạn. Ở chính quyền cấp xã, công việc về hộ tịch là công việc thường xuyên, hàng ngày của chính quyền. Tại một số khu vực điều kiện giao thông khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa như huyện Tân Yên, huyện Lạng Giang, huyện Hiệp Hòa, Lục Nam hay huyện Yên Thế...cán bộ hộ tịch ở các xã đã chủ động thực hiện việc định kỳ xuống địa bàn dân cư: thôn, làng, bản để kịp thời đăng ký hộ tịch. So sánh kết quả thu thập được qua khảo sát thực tế trên địa bàn các xã chúng ta thấy kết quả đăng ký hộ tịch năm sau cao hơn năm trước: 51.936 việc hộ tịch năm 2008 so với 47.031 việc hộ tịch năm 2007. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác tư pháp hộ tịch đã được ban hành và có tính khả thi cao. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã ban hành các văn bản pháp quy để đẩy mạnh và tăng cường hoạt động quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh. Công tác chỉ đạo và tổ chức, kiểm tra giám sát việc thực hiện trên thực tế các văn bản quy phạm pháp luật được chú trọng, góp phần quan trọng vào công tác quản lý hộ tịch, nâng cao tỷ lệ đăng ký về công tác tư pháp hộ tịch. Có thể thấy, hằng năm Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang cùng sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân các huyện cùng phòng Tư pháp đã thường xuyên tổ chức các hội ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý hộ tịch ở tỉnh bắc giang.doc